1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TINH BỘT

20 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 433,43 KB

Nội dung

8 nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì được chọn ra để phân tích chọn lọc những động lực cho sự phát triển và ứng dụng của công nghệ sản xuất tinh bột khoai mì sạch.. Trong nghiên cứu này,

Trang 1

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU – TINH BỘT 2

I.1 Giới thiệu tinh bột 2

I.2 Bài báo nghiên cứu công nghệ sản xuất tinh bột sạch hơn ở Thái Lan 2

I.2.1 Tóm tắt 2

I.2.2 Giới thiệu 2

I.2.3 Phương pháp luận cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn có hiệu quả 3

I.2.4 Tổng quan về ngành công nghiệp tinh bột khoai mì của Thái Lan 4

I.2.5 Phát triển và bổ sung công nghệ sản xuất sạch 8

I.2.6 Kết luận 11

II QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TINH BỘT 11

II 1 Quy trình tiến hành thí nghiệm: 11

II.2 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất tinh bột khoai mì 13

II.2.1 Ngâm: 13

II.2.2 Rửa 13

II.2.3 Cắt khúc 13

II.2.4 Xây nhuyễn 13

II.2.5 Rây lần 1 14

II.2.6 Rây lần 2 và 3 14

II.2.7 Lắng 15

II.2.8 Sấy 15

III KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 16

III.1 Mô tả sản phẩm: 16

III.2 Giải thích kết quả: 16

III.3 Tính hiệu suất thu nhận tinh bột: 16

III.4 Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bột 17

III.5 Trả lời câu hỏi 19

Trang 2

2

I.1 Giới thiệu tinh bột

Tinh bột tiếng Hy Lạp là amidon (công thức hóa học: (C6H10O5)n) là một polysacarit carbohydrates chứa hỗn hợp amylose vàamylopectin, tỷ lệ phần trăm amilose và amilopectin thay đổi tùy thuộc vào từng loại tinh bột, tỷ lệ này thường từ 20:80 đến 30:70 Tinh bột có nguồn gốc từ các loại cây khác nhau có tính chất vật lí và thành phần hóa học khác nhau Chúng đều là các polymer carbohydrat phức tạp của glucose (công thức phân tử là C6H12O6) Tinh bột được thực vật tạo ra trong tự nhiên trong các quả, củ như: ngũ cốc Tinh bột, cùng với proteinvà chất béo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài động vật khác Ngoài sử dụng làm thực phẩm ra, tinh bột còn được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, rượu, băng bó xương Tinh bột được tách ra từ hạt như ngô

và lúa mì, từ rễ và củ như sắn, khoai tây, dong là những loại tinh bột chính dùng trong công nghiệp

Đã có rất nhiều quy trình công nghệ sản xuất tinh bột được phát triển bởi tính ứng dụng rộng rải của nó Dưới đây là một trong những công nghệ khá mới ở Thái Lan

I.2 Bài báo nghiên cứu công nghệ sản xuất tinh bột sạch hơn ở Thái Lan

I.2.1 Tóm tắt

Công nghệ chế biến tinh bột khoai mì là một trong những ngành công nghiệp thực phẩm lớn nhất

ở Thái Lan Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến nguồn nước khi nó thải ra một lượng lớn chất thải rắn và nước thải vs hàm lượng chất hữu cơ rất cao Phần nghiên cứu này khảo sát khả năng ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để cải thiện vấn đề môi trường cho ngành công nghệ sản xuất tinh bột khoai mì ở Thái Lan 8 nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì được chọn ra để phân tích chọn lọc những động lực cho sự phát triển và ứng dụng của công nghệ sản xuất tinh bột khoai mì sạch Nhiều hướng giải quyết đã được đề xuất

ra bao gồm giảm lượng nước hoặc là năng lượng sử dụng Những cách này có thể sẽ tái sử dụng nước, thay đổi qui trình công nghệ, hay dùng khí biogas để đốt thay cho nhiên liệu Những đề xuất này có ảnh hưởng đến thực sự đến nhiều công ty như là giảm sự mất mát tinh bột, giá nước, giá nhiên liệu sẽ giảm xuống

I.2.2 Giới thiệu

Khác với ngành công nghiệp mía đường và gạo, ngành công nghiệp sản xuất tinh bột khoai mì đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp ở Thái Lan Được biến đến như là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu tinh bột khoai mì lớn nhất thế giới, Thái Lan đã sản xuất được hơn 7 triệu tấn tinh bột trong năm 2004 Thu nhập hằng năm mà việc xuất khẩu tinh bột khoai mì đem lại xấp xỉ 38 805 triệu baht (khoảng 1060 triệu dollar) Tinh bột khoai mì được sản xuất từ

củ khoai mì và dùng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, giấy, kem đánh răng Chỉ 20% sản lượng khoai mì thu hoạch ở Thái Lan được dùng để sàn xuất tinh bột, trong khi phần còn lại sẽ được dùng để sản xuất thuốc và khoai tây chiên Hiện nay, Thái Lan có 92 nhà máy sản xuất khoai mì với tổng sản lượng quốc gia về lượng tinh bột khoai mì và tinh bột biến tính khoảng 16 910 và 4350 tấn/ ngày trong 9 tháng, từ tháng 9 đến tháng 5

Trang 3

Quy trình sản xuất củ khoai mì gồm 7 bước bao gồm rửa, cắt nhỏ, nghiền, tách xơ, loại nước và protein, tách nước, sấy và bao gói Những điều kiện sản xuất được mong đợi hiện nay là những vấn đề về môi trường như sử dụng quá nhiều nước và năng lượng, phát sinh ra nhiều hợp chất hữu cơ có trong nước thải, rác thải Quá trình trích ly tinh bột cần một lượng nước rất lớn do đó

sẽ thải ra lượng nước thải cũng rất lớn Theo nghiên cứu của Tanticharoen và Bhumiratanatries, nước thải từ các nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì trung bình khoảng 20 m3 cho mỗi tấn tinh bột Tương tự như vậy, Hien et al cũng cho thấy nước thải từ các nhà máy tinh bột ở Việt Nam chứa 11 000 – 13 500 mg COD/lít; 4200 – 7600 mg SS/ lít; và pH khoảng 4.5 – 5 Lượng nước thải và rác thải (vỏ và xơ) xấp xỉ khoảng 12 m3 và 3kg cho 1 tấn tinh bột

Ví dụ điển hình đó là nhà máy tinh bột khoai mì phải đương đầu với những vấn đề môi trường ở cuối mỗi qui trình công nghệ Tuy nhiên, công nghệ này không cho phép giảm ô nhiễm tại nguồn, nơi mà có thể tiết kiệm được một lượng đáng kể nguyên vật liệu và năng lượng Sản xuất sạch hơn, một sự thay đổi toàn diện trong quá trình sản xuất, được xem như là một phương pháp bảo

vệ để làm giảm tối đa lượng chất thải và các mùi khó chịu ra môi trường Đồng thời, nó cũng kiểm soát được hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm Do đó, DIW của Thái Lan đã bắt đầu một chương trình vào năm 2005 để phát triển phương pháp ngăn chặn ô nhiễm cho những nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì Chương trình của họ sẽ đưa ra những chỉ đạo bổ sung hoặc một hướng dẫn thực hành cho các nước có ngành công nghiệp tinh bột khoai mì Trong nghiên cứu này, một phần chương trình của DIW có khả năng là sự lựa chọn cho công nghệ sản xuất sạch hơn sẽ được phát triển về hiệu suất sản phẩm và cải thiện những chỉ tiêu của môi trường cho ngành tinh bột khoai mì Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc giảm thiểu lượng nước, năng lượng và mất mát nguyên liệu Kết quả từ các nhà máy sản xuất tinh bột sẽ được thống nhất qui thành tiền tiết kiệm được cho cả quá trình

I.2.3 Phương pháp luận cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn có hiệu quả

 Chọn một trường hợp để nghiên cứu

Do qui mô của các nhà máy không đồng nhất có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và các thông

số hồ sơ về môi trường, nên 8 nhà máy tinh bột khoai mì được lượng chọn có đủ các qui mô Các nhà máy được chia thành 3 nhóm dựa theo qui mô hoặc lượng đầu tư được trình bày trong bảng

1 Một cách phân tích chi tiết trong nghiên cứu được quan tâm đến à những thông tin của quá trình sản xuất và hiện trạng môi trường của các nhà máy tinh bột khoai mì này

Bảng 1: mô tả những nhà máy được khảo sát

Trang 4

4

 Qui trình áp dụng cho sản xuất sạch hơn

Trong nghiên cứu này, hệ thống phương pháp luận để có được những đặc tính môi trường tốt dành cho ngành công nghiệp tinh bột khoai mì gồm 4 bước:

Bước 1: phân tích những quá trình sản xuất hiện hành và thông tin của những nhà máy thu thập được cùng với những nguồn nguyên liệu đang được sử dụng, việc phát sinh rác thải và chi phí sản xuất; chọn ra những yếu tố ảnh hưởng chính quyết định đến hiệu quả sản xuất bao gồm lượng nước, điện, nhiên liệu tiêu thụ, và mất mát tinh bột

Bước 2: tính toán và đo đạc chi tiết 4 yếu tố kể trên, phân tích cân bằng khối lượng nguyên liệu

và nước

Bước 3: Tổng kết các kết quả đođược, chọn ra những phương pháp tối ưu cho việc giảm thiểu và ngăn chặn tối đa việc phát sinh chất thải

Bước 4: thiết kế và bổ sung những lựa chọn có tiềm năng cho công nghệ sản xuất sạch hơn đối với nhà máy sản xuất tinh bột; tính toán những kết quả của những công nghệ đó theo tiêu chí giảm thiểu nguồn năng lượng và tiết kiệm được ngân sách

I.2.4 Tổng quan về ngành công nghiệp tinh bột khoai mì của Thái Lan

 Qui trình sản xuất

Ở Thái Lan, qui trình sản xuất tinh bột khoai mì giữa các nhà máy khá giống nhau, nhưng có một

số côngnghệ và thiết bị sử dũng sẽ khác nhau trong mỗi giai đoạn sản xuất Hình 1 là qui trình sản xuất tinh bột khoai mì không tái sử dụng lại nước Mặc dù hầu hết các nghiên cứu ở các nhà máy có sử dụng lại nước nhưng đối với qui trình công nghệ này được dự đoán sẽ chỉ ra được việc tiết kiệm nước và phát sinh chất thải ít Tổng lượng nước dùng, nước thải phát sinh, cát, vỏ và xơ được tính trung bình trên 8 nhà máy Mỗi phần nước được sử dụng và nước thải phát sinh ở mỗi giai đoạn sản xuất đã được tổng kết ở nghiên cứu trước Khối lượng vật liệu ướt và khối lượng nước dựa trên 1 tấn tinh bột được sản xuất ra Độ ẩm của dòng vật liệu được đo sau mỗi mẻ

Củ khoai mì đầu tiên sẽ được làm sạch cát bằng thiết bị thùng quay, sau đó được đưa qua 1 máng nước để rửa và tách vỏ Sauk hi rửa xong, củ khoai mì sẽ được đưa qua thiết bị băm nhỏ, sau khi băm, kích thước của miếng khoai xấp xỉ 20 x 25 mm rồi đem đi mài Nước sẽ được thêm vào liên tục để cho quá trình mài dễ hơn Kết quả ta được 1 dung dịch hồ bao gồm tinh bột, nước, xơ và một số tạp chất Dung dịch này được bơm qua thiết bị ly tâm để tách tinh bột từ xơ Hệ thống ly tâm gồm 3 hay 4 thiết bị Có 2 dạng thiết bị: Ly tâm thô bên trong chứa 1 thùng có lỗ và ly tâm mịn bên trong có vải lọc Lượng nước và hàm lượng lưu huỳnh có trong nước cần được tính toán phù hợp cho quá trình ly tâm để pha loãng và tẩy trắng tinh bột Dịch tinh bột sau đó được tách thành sữa tinh bột và xơ Các xơ thịt thô và mịn được đưa qua thiết bị tách xơ để thu hồi lượng tinh bột còn sót lại và xơ thịt khoai mì sau khi trích ly được đưa đi ép bằng máy ép trục vít để tách nước Nước này sẽ được đem đi thực hiện cho quá trình nghiền Sữa tinh bột từ thiết bị ly tâm mịn được bơm vào thiết bị tách 2 giai đoạn để loại bỏ tạp chất như là protein Sau khi đưa

Trang 5

qua thiết bị tách nước, sữa tinh bột có hàm lượng tinh bột từ 18 – 20O Baumé Kế đến, sữa tinh bột sẽ được bơm vào thiết bị ly tâm dạng đứng (DHC) để loại nước trước khi sấy DHC gồm một vải lọc bên trong có thể xoay với vận tóc 1000 vòng/phút để có thể tách nước từ sữa tinh bột Sau

ly tâm, ta thu được bánh tinh bột có độ ẩm khoảng 35 – 40% Bánh tinh bột được đem đi sấy Thiết bị sấy dùng dầu để đốt nóng không khí Trong quá trình sấy, tinh bột sẽ được thổi từ dưới lên trên của thiết bị và sau đó rơi xuống hệ thống 2 cyclone để làm nguội tinh bột Tinh bột sau sấy có độ ẩm dưới 12% được đưa qua phân cỡ rồi bao gói

 Phân tích lượng tiêu thụ nước và phát sinh nước thải

Trong suốt quá trình sản xuất tinh bột, củ khoai mì, nước và năng lượng là những nguồn cung cấp quan trọng, trong khi đó, việc phát sinh nước thải, chất thải rắn lại ảnh hưởng rất nhiều đến hiện trạng của môi trường Như hình 1, thể tích nước cần để rửa củ khoai mì và tách xơ lên đến 70% tổng lượng nước cần dùng Loại thiết bị cũng ảnh hưởng đến lượng nước tiêu thụ rất nhiều Trong nghiên cứu này, tổng lượng nước cần dùng để sản xuất 1 tấn tinh bột khoai mì xấp xỉ 18 m3, đồng thời thải ra 19m3 nước thải với BOD vào khoảng 135 kg Điều đó có nghĩa là việc đo đạc của các nhà máy để tái sử dụng nước chưa đạt Bảng 2 cho thấy lượng nước tiêu thụ của các nhà máy đã được chọn Do các nhà máy thường dùng nước bề mặt ( không tốn tiền ) và chi phí cho việc xử lý nước thấp, khoảng 2.5 baht/m3, một số công ty sản xuất tinh bột không quan tâm lắm đến việc tiết kiệm nước Hơn nữa, ngành công nghiệp tinh bột khoai mì tạo ra một lượng lớn chất thải rắn như

bã xơ, vỏ và cát Về mặt cơ bản, 1 tấn củ tươi chứa 0.24 tấn tinh bột, 0.33 tấn xơ, 0.09 tấn vỏ và cát ( dựa trên vật liệu ướt) Nói cách khác, 0.34 tấn củ tươi sẽ bị mất mát trong suốt quá trình, điều này làm giảm năng suất của nhà máy xuống đáng kể

Trang 6

6

Hình 1: qui trình sản xuất tinh bột, cân bằng vật liệu ẩm và nước

 Phân tích tiêu thụ năng lượng

Năng lượng tiêu thụ trong suốt quá trình sản xuất tinh bột có thể chia làm 2 phần, một phần là điện dùng cho động cơ thiết bị, 2 là nhiên liệu để đốt cho thiết bị sấy Bảng 2 cho thấy các nhà máy sử dụng năng lượng từ nhiên liệu gấp đôi từ điện Cần chú ý là 2 trong số 8 nhà máy dùng

vò trấu và hơi thay cho nhiên liệu dầu khi thí nghiệm này bắt đầu Các phương pháp đo đạc lượng điện của các thiết bị cho thấy máy băm, máy nghiền, tách tinh bột và DHC tiêu 44% tổng lượng điện cho cả quá trình Không có gì ngạc nhiên khi lượng năng lượng tiêu thụ nhỏ hơn giá trị của

0.38 tấn cát và vỏ 5.3 m3

18 m nước

4 m3

7.3 m 3 ,0.7 kg lưu

huỳnh

1.3m3

5.4m3

4.21 tấn khoai mì

3.93 tấn chà

Băm/ nghiền

Tách xơ và thịt củ

Tách tinh bột

Ly tâm tách nước

Sấy / bao gói

7.23 tấn 5.23 tấn

4.63 tấn

1.33 tấn bánh tinh bột

1 tấn tinh bột (12% ẩm)

3.9 m3

Tách nước

ép

Bã xơ

6.6 m3

3.3 m3

19.1 m3 nước thải

3 kg tinh bột 0.28 tấn hơi nước

0.05 tấn tinh bột

Trang 7

lượng nước Lý do chính là các nhà máy quan tâm nhiều đến hiệu quả sử dụng năng lượng, vì điều này ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm của họ

Bảng 2: lượng nguyên liệu và chất thải trung bình của 8 nhà máy

Nhập liệu

Xuất liệu

 Chi phí sản xuất

Nghiên cứu này cho thấy giá thành sản phẩm dao động rất mạnh, điều này phụ thuộc vào các nhà máy và năng suất hoạt động của họ Hình 2 cho thấy giá thành sản phẩm trung bình của 8 nhà máy Cần lưu ý rằng khấu hao thiết bị không bao gồm trong giá thành này Giá thành sản phẩm chủ yếu dựa trên việc mua những củ khoai mì chưa qua chế biến, nó chiếm khoảng 83% giá thành Phần còn lại là giá điện (9%), nhiên liệu (5%), nước (1%), và nhân công (2%)

Hình 3 minh họa giá thành sản phẩm của 8 nhà máy dựa theo 4 yếu tố chính quyết định đến hiệu suất của sản xuất Giá nước cũng tùy thuộc vào mỗi nhà máy, còn những chi phí khác thì không

Trang 8

8

khác nhau nhiều Thú vị ở chỗ, tất cả các nhà máy đều làm mất lượng tinh bột trong các bã xơ và nước thải nhiều hơn 130 baht/ tấn Điều đó có nghĩa là các nhà máy với năng suất 100 tấn/ngày

đã làm thất thoát 390 000 baht/ tháng

I.2.5 Phát triển và bổ sung công nghệ sản xuất sạch

Từ những quá trình phân tích qui trình sản xuất tinh bột ở trên, nhiều công nghệ sản xuất sạch hơn đã được đưa ra và có khả năng thực hiện cao để giảm thiểu chi phí sản xuất và cải thiện hiệu quả sản xuất cho mà máy Có 2 nhóm phương pháp để sản xuất sạch hơn này dựa theo chi phí đầu tư Đầu tiên, các công ty có thể dùng lại những qui trình hiện hành vì không có điều kiện đầu

tư thêm Nhóm thứ 2 sẽ thay đổi hoàn toàn về mặt công nghệ, do vậy cần phải phân tích tính kinh

tế thật chi tiết và rõ ràng rồi mới đưa ra quyết định Ở bảng 3 là tất cả những hướng công nghệ sản xuất sạch có thể áp dụng cho các nhà máy để tiết kiệm chi phí

Bảng 3: lợi ích từ việc dùng hệ thống lọc đứng

Về môi trường

Về mặt kinh tế

 Tiết kiệm nước:

Trang 9

Cải thiện kỹ năng quản lý:

Phương pháp quản lý tốt thường sẽ không tốn hoặc tốn ít chi phí 8 nhà máy đã thực hiện theo các bước sau:

- Quản lý lượng nước tiêu thụ bằng cách lắp đặt một thiết bị đo lưu lượng và ghi lại lượng nước sử dụng cho mỗi tấn sản phẩm

- Dùng bơm áp lực cao dùng để rửa sàn, thiết bị lọc túi vải cũng như những thiết bị khác

- Kiểm tra định kì và sửa chữa những đường ống bị rò rỉ

- Thu lại bột bị rơi ra ngoài sàn trước khi rửa vào mỗi buổi sáng Điều này sẽ giúp giảm đi lượng rác thải đi trực tiếp xuống cống rãnh

- Thu lại tinh bột còn sót trong thiết bị sau khi tắt máy Loại này sau khi sấy có thể được xếp vô tinh bột loại 2

Tái sử dụng lại nước trong quá trình sản xuất

Do cần một lượng nước lớn để sản xuất nên hầu hết các nhà máy đều phải tái sử dụng nước tại một số giai đoạn Tuy nhiên, cách làm của các nhà máy này không được hiệu quả Nghiên cứu đề xuất nhà máy nên thực hiện những cách sau:

- Tái sử dụng nước từ hồ để vệ sinh nhà máy: hầu hết các nhà máy tinh bột đều có hệ thống

xử lý sinh học Hệ thống này gồm các bồn yếm khí và yếm khí tùy nghi Do tính chất của nước thải đã qua xử lý ở bồn cuối giai đoạn xử lý phải đạt tiêu chuẩn nên nước thải đó có thể tái sử dụng cho việc vệ sinh sàn nhà máy

- Tái sử dụng nước trong quá trình sản xuất: Trong hình 1, một nhà máy không sử dụng lại nước sẽ thải ra nước thải ở hầu hết tất cả các giai đoạn Để giảm thiểu lượng nước thải, các nhà máy nên quan tâm hơnđến việc tái sử dụng nước trong qui trình công nghệ của mình Hình 4 là qui trình áp dụng phương án tái sử dụng lại nước Ở qui trình hiện tại, nước tái chế từ giai đoạn tách tinh bột lần 2 và ly tâm tách nước từ tinh bột được tái sử dụng cho giai đoạn tách bã mịn và tách nước lần 1 Để đạt hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng nước, nươc tái chế từ giai đoạn tách nước lần 2 sẽ được dùng để tách bã thô Do nước dùng từ giai đoạn tac1 nước 1 chứa các tạp chất bản chất là protein nên không phù hợp để tái sử dụng cho những giai đoạn khác trừ giai đoạn rửa củ Trong bã xơ, nước tái chế từ quá trình ép trục vít có thể tái sử dụng cho quá trình tách nước từ xơ, đồng thời nước dùng cho quá trình này có thể dùng lại cho giai đoạn băm và nghiền do nước lúc này

có chứa tinh bột Nếu áp dụng như vậy thì nước thải sẽ chỉ bắt nguồn từ quá trình rửa củ ban đầu, trong khi những giai đoạn khác đều có thể tái sử dụng lại Điều này sẽ giúp giảm lượng nước sạch trong giai đoạn rửa và giai đoạn tách xơ Qui trình mới chỉ cần nước sạch cho giai đoạn tách tinh bột lần 1 và 2 Những nhà máy có năng suất 180 tấn/ ngày và lượng nước trung bình dùng cho 1 tấn tinh bột là 33m3 có thể giảm lượng nước xuống xấp

xỉ 5m3, tương đương với việc tiết kiệm được 12.5 baht cho 1 tấn tinh bột Như vậy, hằng năm, nhà máy đó sẽ tiết kiệm gần 540 000 baht

Trang 10

10

Hình 4: Qui trình sản xuất có tái sử dụng nước hiện tại ( nét liền ) và qui trình đề nghị tái sử dụng nước tại một số giai đoạn khác (nét đứt)

 Công nghệ mới giảm thiểu mất mát tinh bột

Trong qui trình, thường tinh bột sẽ bị mất mát chính ở trên màng của thiếtbị ly tâm dùng để tách

xơ và thịt củ tinh bột Các nhà máy thường sẽ dùng 2 hoặc 3 giai đoạn tách xơ được xếp theo kích

cỡ (thô, vừa và mịn) Một thiết bị lọc có lưới hình nón sẽ tách dịch tinh bột qua vải lọc nhờ vào lực ly tâm Trong số những công ty khảo sát, có 1 nơi dùng hệ thống trích ly 2 giai đoạn gồm tách thô và tách mịn Mỗi giai đoạn sẽ gồm có 8 thiết bị tách có tấm lưới hình nón Thông tin thu được cho thấy rằng nhàmáy đã thất thoát tinh bột trong xơ một lượng là 30.1kg/ tấn tinh bột Những hệ thống thông thường cần thêm khoảng 2m3 nước sạch để pha loãng 1 tấn tinh bột Để giảm sự mất mát tinh bột và lượng nước dùng, nhà máy đã thay 4 tấm lưới lọc mịn với bằng hệ thống 2 tấm lưới đặt thẳng đứng Hệ thống này ngoài tấm lưới ra còn có 1 máy ơm áp lực cao Bơm sẽ bơm dịch tinh bột từ mặt đất qua lưới lọc mịn Hỗn hợp sau khi lọc sẽ được lưu lại trong một bồn chứa rồi được bơm qua thiết bị ly tâm để tách tinh bột

Hệ thống lọc đứng có hiệu quả cao trong việc tiết kiệm lượng nước bởi nó không cần phải thêm nước vào để trộn với lượng khoai mì phía trước Công ty có thể giảm 150 000 m3 nước 1 năm nếu dùng hệ thống này thay cho hệ thống lọc có màng lọc hình nón Hơn nữa, hệ thống đứng này cần ít năng lượng hơn do nó không tốn năng lượng để dịch chuyển Lượng mất mát tinh bột giảm xuống 2.5kg trong 1 tấn nguyên liệu thô Tổng chi phí đầu tư là khoảng 400 000 baht nhưng công

ty lại có thể thu lại 975 000 baht từ lượng tinh bột thu hồi và lượng nước cũng như năng lượng tiết kiệm được (bảng 3) Công ty đã tăng được lợi nhuận chỉ trong 5 tháng sau khi thay đổi hệ thống màng lọc

 Tiết kiệm năng lượng

Chi phí điện chia thành 2 phần lớn trong nhà máy Nhà máy có thể tăng hiệu quá sử dụng điện và giảm chi phí điện bằng một số phương pháp Do sản xuất tinh bột cần nhiều thiết bị có động cơ, việc lắp đặt bảng điều khiển động cơ (MLC) có thể giúp tăng hiệu quả động cơ trong khi vận

Tách nước của tinh bột

Tách nước của xơ

Ép

Lọc mịn

Ngày đăng: 11/04/2017, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w