1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỎI đáp về CUỘC đời, THÂN THẾ sự NGHIỆP CHỦ TỊCH CHÍ MINH

117 2,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 613,5 KB

Nội dung

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày, tháng, năm, nào? Quê nội, quê ngoại ở đâu? Thời thơ ấu có tên gọi là gì ?Trả lời:Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày1951890, tại làng Hoàng Trù (có tên là làng Chùa), quê mẹ. Quê cha là làng Kim Liên (làng sen). Hai làng trên thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời thơ ấu Người có tên là Nguyễn Sinh Cung (18901901).

Trang 1

Tập 1 HỎI VÀ ĐÁP THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày, tháng, năm, nào? Quê nội, quê ngoại ở đâu? Thời thơ ấu có tên gọi là gì ?

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày19/5/1890, tại làng Hoàng Trù (có tên làlàng Chùa), quê mẹ Quê cha là làng Kim Liên (làng sen) Hai làng trên thuộc xãChung Cự, tổng Lâm Thịnh nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Thời thơ ấu Người có tên là Nguyễn Sinh Cung (1890-1901)

Câu 2: Thân phụ và Thân mẫu của Hồ Chí Minh là ai ? Ông, Bà: sinh, mất năm nào? Ở đâu?

Trả lời:

Thân phụ Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc Ông sinh năm 1862, mấtnăm 1929, tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, hưởng thọ 67 tuổi Thân mẫu Hồ ChíMinh là Hoàng Thị Loan Bà sinh năm 1868 trong một gia đình Nho học, nhưngnhững người trong gia đình đều trực tiếp lao động Bà mất năm 1901 tại Huếhưởng thọ 38 tuổi

Câu 3: Thân phụ và thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh được mấy người con, tên là gì ? năm sinh, năm mất của những người đó ?

Trang 2

- Người con trai thứ ba là nguyễn Sinh Xin, sinh cuối năm 1900, mất năm1901.

Câu 4: Hãy kể một số địa danh nơi quê hương xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có gắn bó để lại nhiều dấu ấn trong tuổi thơ của Hồ Chí Minh?

Câu 5: Những nét chính về truyền thống hiếu học của làng Sen và Hoàng Trù quê Bác là gì?

Trả lời

Truyền thống hiếu học của hai làng quê Bác đã được sử sách ghi lại

- Từ 1635 đến 1890 có 96 kỳ thi Hương, trong đó làng Sen có 53 vị khoabảng, Hoàng Trù có 29

- Gia đình nội, ngoại của Bác từ cụ Hoàng Xuân Đường, Hoàng Thị Kép(ông bà ngoại) đến ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan (bố mẹ Bác) vàanh chị Bác là Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm đều là những người hiếuhọc, có học vấn cao, giầu lòng nhân ái, giầu đức hy sinh, thông minh, khảngkhái, yêu nước, thương dân, biết vượt lên khó khăn để chiến thắng Truyềnthống đó đã góp phần hình thành nhân cách con người Hồ Chí Minh

Câu 6: Tại sao Nguyễn Tất Thành không đồng ý đi học bên Nhật cùng một số thanh niên khác theo gợi ý của tổ chức Duy Tân Hội.

Trang 3

Câu hỏi 7: Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) đến Huế lần thứ nhất trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Khoảng tháng 6 năm 1895, sau khi vào kinh đô Huế dự kỳ thi Hội, nhưngkhông đậu, Ông Nguyễn Sinh Sắc xin vào học Trường Quốc Tử Giám Vì điềukiện kinh tế gia đình khó khăn, học bổng ít, ông Nguyễn Sinh Sắc phải trở vềquê bàn với vợ cùng vào Huế để tạo điều kiện giúp đỡ ông học tập Được bàngoại động viên, giúp đỡ, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng với vợ và hai con trai làNguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vào kinh đô Huế

Trên đường đi, Nguyễn Sinh Cung được cha mẹ kể cho nghe nhiềuchuyện hấp dẫn và được nhìn thấy bao nhiêu cảnh vật mới lạ của núi rừng, sôngsuối và những cồn cát trắng trải dài ven biển Vào đến Huế, gia đình ôngNguyễn Sinh Sắc mượn được một ngôi nhà của trại lính bỏ trống từ lâu trongThành nội Tuy gian nhà chật chội, nhưng đủ chỗ cho bà Loan dệt vải và ba chacon học hành

ở Huế, cái lạ nhất đối với bé Cung là thấy những ông Tây cao lớn và các

bà đầm môi đỏ chót đi lại nghênh ngang trên phố, ai cũng phải kính cẩn cúichào Một thế giới mới lạ mở ra trước mắt cậu Cung Những ngày đầu cậu rất

Trang 4

nhớ bà, nhớ dì, nhớ chị Để khuây khoả, hai anh em thường ra đường xemnhững cảnh lạ mắt, hoặc tò mò ngắm nhìn các chú lính bồng súng ở cổng thành,đầu đội nón nhỏ bằng chiếc lá sen, chân cuốn xà cạp

Kỳ thi Hội năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc được thông báo kết quảkhông đỗ, từ đây Nguyễn Sinh Sắc không còn là Nho sinh ở Trường Quốc TửGiám nữa Nhờ một người bạn giúp đỡ, ông cùng hai con đến ở nhà ông Nguyễn

Sĩ Độ tại làng Dương Nội, huyện Phú Vang, cách Huế 6 kilômét về phía Đông

để dạy học và rèn cặp hai con Ở đây, Khiêm và Cung được chà kèm dạy chữHán Hai cậu tiến bộ nhanh cả về trí lực và đức hạnh Thỉnh thoảng, ông Sắc lạicho các con về Thành Nội Huế thăm mẹ vài buổi

Khoảng cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi làm thư ký ởtrường thi Hương Thanh Hoá Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung đượccha đưa về Huế với mẹ Đây cũng là lúc bà Loan sinh thêm người con thứ tư làNguyễn Sinh Xin và lâm bệnh nặng Thấy mẹ mê man bất tỉnh, em đang đói sữagào khóc, Nguyễn Sinh Cung lo lắng, tất bật chạy đi, chạy về, kêu cứu bà con,

cô bác chạy chữa cho mẹ, nhưng mẹ cậu đã không qua khỏi được căn bệnh hiểmnghèo lúc bấy giờ Được bà con giúp đỡ lo liệu đưa thi hài mẹ cậu qua cốngThanh Long, ra khỏi thành Nội, đưa xuống thuyền, qua sông Hương lên táng ởchân núi Ba Tầng

Trong những lúc khó khăn này, Nguyễn Sinh Cung luôn được mọi ngườigiúp đỡ Sau khi mẹ mất, cậu bé Cung bế em đi xin sữa Có những đêm, bé xinthiếu sữa, gào khóc thất thanh khiến anh cũng khóc theo Khó mà diễn tả hết nỗiđau buồn của Sinh Cung sau ngày mẹ mất

Được tin bà Loan mất, ông Nguyễn Sinh Sắc lập tức trở về Huế Nhậnthấy không thể tiếp tục sự nghiệp thi cử của mình được nữa, nhất là sống cảnh

“gà trống nuôi con” giữa đất kinh thành, sau khi cảm ơn khắp lượt bà con, côbác, cha con lại dắt díu nhau trở về quê xứ Nghệ sinh sồng Đó là vào năm 1901.Chuyến đi Huế lần đầu và 6 năm trời ở Huế đã để lại trong tâm khảm NguyễnSinh Cung những hồi ức, kỷ niệm không thể nào quên

Trang 5

Câu hỏi 8: Nguyễn Tất Thành đến Huế lần thứ hai trong Hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành lại tạm biết quê hương lần thứ hai vào cuối tháng5/1906 Lúc đó Thành theo cha vào Huế với lý do không thể lần nữa mãi được,ông Nguyễn Sinh Sắc phải có mặt ở Bộ Lại của triều đình Huế Cùng với cha vàAnh, Nguyễn Tất Thành vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, ngâm thơ, vịnh Kiều, kể

về các anh hùng có công chống giặc, giữ nước

Lần này đến Huế, Thành mới thấy được vẻ đẹp của nó, bắt đầu hiểu đượccảnh sống của nhiều tầng lớp xã hội ở chốn kinh thành Đến kinh thành Huế, lúcđầu ba cha con tạm ở với người bạn cùng quê là Phạm Khắc Doãn Sau đó, họrời đến ở nhà số 11, cuối dãy thuộc viên gồm 12 gian, làm bằng gỗ, lợp ngói âmdương Khi đã ổn định chỗ ăn, ở ông Phó bảng lo xin cho các con vào họctrường tiểu học Pháp Việt Đông Ba, vào tháng 9/1906 Ở đây hai anh em đượchọc chữ Pháp Học hành tiến bộ, Tất Thành càng chăm chỉ Ngoài giờ học trênlớp, anh còn chịu khó tới nhà thầy giáo học thêm tiếng Pháp

Tất Thành rất thích vẻ đẹp riêng của Huế, do cảnh trí thiên nhiên tao ra

Đó là dòng Sông Hương Giang trong xanh êm đềm trôi giữa lòng kinh đô: đó lànúi Ngự Bình “lơ thơ chòm cỏ mới”, đó còn là các cung điện, đền đài, miếumạo, thành quách nguy nga mang sắc thái Phú Xuân của nền văn hoá Việt Nam.Huế còn có những ẩn khuất bên trong mà Tất Thành chưa thể hiểu ngay được…

Vào Huế lần này, Tất Thành đã chứng kiến bao cảnh thăng trầm, thế sự,cảnh vua Thành Thái bị truất ngôi (do chống Pháp) và bị đi đày biệt xứ Thờigian đó đã diễn ra phong trào Đông Kinh nghĩa thực và cuộc vận động Duy Tân– những cuộc vận động cải cách văn hoá - xã hội, mang tính chất tư sản cảilương ở nước ta đầu thế kỷ XX Từ những phong trào đó nảy sinh bao nhiêucuộc tranh luận sôi nổi trong giới trí thức, học sinh Tất Thành hăng say bàn tán,tìm hiểu, có khi quên ăn quên ngủ về những diễn biến mới lạ đang diễn ra

Trang 6

Nguyễn Tất Thành ở lại Huế cho đến tháng 5/1908, vậy là gần 10 năm,cho đến khi thôi không học ở Trường Quốc học Một bước ngoặt đã diễn ratrong đời Nguyễn Tất Thành: Anh bắt đầu nung nấu hoài bão lớn: tìm conđường giải phóng dân tộc Việt Nam Nguyễn Tất Thành đang dồn cả tâm lựcvào việc thực hiện hoài bão đó Huế đẹp và thơ đã cho Thành những tri thức,hiểu biết, chắp cánh cho Anh bay tới những miền đất xa hơn đặng tìm thấy conđường đi cho dân tộc Lần thứ hai đến Huế, những điều Nguyễn Tất Thành thunhận được thật lớn lao.

Câu 9 Người thầy giáo đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là ai? Kể tên một số trường mà Nguyễn Tất Thành đã vào học?

Trả lời:

Người thầy giáo đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là ông phó bảng NguyễnSinh Sắc Việc ông Sắc tự dạy học cho con mình trong nhiều năm là một hiệntượng hiếm thấy khi đó Ông không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người

- Năm 1902, Nguyễn Tất Thành được cha gửi sang học thầy Vương ThúcQuý (Nam Đàn – Nghệ An) Thầy là một nhà nho yêu nước, thường gửi gắmtâm tư yêu nước, căm thù giặc vào những bài giảng cho học trò Học thầyVương Thúc Quý, Thành cảm thấy thoải mái, dễ hiểu, vì thầy thức thời, không

nệ cổ, không bắt học trò nhồi sọ theo lối “tầm chương trích cú” Thời gian sau,

do thầy Vương Thúc Quý bận hoạt động cứu nước, Thành lại được cha gửi sanghọc thầy Trần Thân ở làng Ngọc Đình, xã Chung Cự Thầy Trần Thân là mộtnhà Nho thông minh, thanh lịch, đạm bạc, nhưng lại quá câu nệ vào sách Thánhhiền Học thầy, Thành cảm thấy gò bó và ít lâu sau lại về học cha mình

- Năm 1905, Tất Thành cùng với anh là Tất Đạt xuống học tại trường tiểuhọc Pháp – Việt ở Vinh Chính ở lớp học này, Tất Thành đã bắt đầu làm quenvới nền văn minh Pháp, được nghe mấy chữ “tự do, bình đẳng, bác ái” Trườngdạy bằng chữ Pháp, nhưng vẫn có giờ chữ Hán Anh em Thành có lợi thế vềmôn này Khi học từ vựng Pháp, Tất Thành thường ghi chữ Hán bên cạnh đểcho dễ nhớ nghĩa của từ

Trang 7

- Tháng 9-1906, theo cha vào Huế, Thành vào học tại trường Pháp – ViệtĐông Ba Đây là trường tiểu học Pháp – Việt của tỉnh Thừa Thiên, nằm trên nềnchợ Đông Ba, ở ngoài quách Chính Đông Trường chủ yếu dạy chữ Pháp và chữquốc ngữ Mỗi tuần học mấy giờ chữ Hán Tại trường này, Thành học rất tấn tới.Ngoài giờ lên lớp, anh còn chịu khó tới nhà thầy giáo học thêm tiếng Pháp Kỳthi tốt nghiệp tiểu học niên khoá 1906 – 1907, Thành là một trong những thísinh có số điểm cao.

- Năm học 1907 – 1908, Nguyễn Tất Thành trúng tuyển vào Trường quốchọc Huế Đó là trường Quốc học đầu tiên và lớn nhất ở Trung Kỳ, được sự biệtđãi của Nhà nước “bảo hộ” Pháp Học xong, ai đậu bằng thành chung, sẽ đượcNhà nước trọng dụng Mục đích của trường này là nhằm đào tạo những thanhniên bản xứ có trình độ học vấn nhất định, có hạnh kiểm tốt, trung thành vớinước Pháp để làm việc trong các cơ quan hành chính của chính quyền bảo hộ

Do đó, chương trình và nội dung giảng dạy của trường này được soạn đặc biệt

so với các trường khác Yêu cầu số một về kiến thức là phải nắm vững ngữ pháptiếng Pháp để làm công việc hành chính Các kiến thức phổ thông khác phải đạtyêu cầu nhất định để trở thành công chức mẫn cán, phục vụ đắc lực cho “côngcuộc khai hoá” của “nền quốc Pháp” trên xứ sở này

- Tại trường Quốc học Huế, ngoài các giáo viên hay miệt thị học sinh, TấtThành có dịp làm quen với các thầy giáo Pháp chân chính Qua họ, Anh hiểuhơn về nước Pháp, về nền văn hoá Pháp với những tên tuổi nổi tiếng Vônte,Rútxô, Môngtetxkiơ… Được tiếp cận với văn hoá nhân loại, tri thức của Thànhngày càng dồi dào, phong phú Tháng 5-1908 vì Thanh tham gia cuộc biểu tìnhchống thuế nên không được học ở Trường Quốc học nữa Con đường học tập tuydang dở, nhưng Anh không thất vọng; trong Anh đã hình thành một hoài bãolớn: tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ Đó là kếtquả lớn nhất mà anh Nguyễn Tất Thành có được sau 13 năm theo đuổi đèn sách(bắt đầu từ năm 1895)

Trang 8

Câu hỏi 10: Thời thơ ấu của Bác Hồ có những nét tiêu biểu gì đáng chú ý?

Trả lời:

- Thời thơ ấu Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung (têncủa Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến khoảng năm 1901) Nguyễn Sinh Cung đãsống thời thơ ấu trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha

mẹ, trong căn nhà nhỏ 3 gian với cây mít đầu hồi, hàng cau toả mát và chiếc bểtrước sân

- Lên 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung rời xa quê nhà theo cha vào Huế Năm

1898 Nguyễn Sinh Cung và gia đình sống trong một căn nhà lá nhỏ, ở làngDương Nỗ cách thành phố Huế 6km về phía Đông (nay thuộc xã Phú Dương,huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên Huế) Chính tại làng Dương Nỗ, NguyễnSinh Cung bắt đầu học chữ Hán Năm 1901, thân mẫu của Nguyễn Sinh Cung là

bà Hoàng Thị Loan lâm bệnh và qua đời

- Nguyễn Sinh Cung mới 10 tuổi đã phải chịu tang mẹ, đây là nỗi đauthương quá lớn Năm năm sống ở chốn kinh thành, Nguyễn Sinh Cung thấyđược nhiều điều mới lạ so với quê hương mình Truyền thống văn hoá của dântộc kết tinh ở kinh đô đã góp phần nâng cao trí tuệ và tình cảm của cậu Cung.Đặc biệt Nguyễn Sinh Cung nhận thấy rõ bộ mặt độc ác của những ông Tây datrắng và vẻ khúm núm, nhút nhát của những ông quan Nam triều Cậu Cung sớmhiểu nỗi đau khổ và tủi nhục của người dân lao động Những hình ảnh đó đã insâu vào ký ức tuổi thơ Nguyễn Sinh Cung

Cũng năm 1901, ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của cậu Cung đỗ phóbảng, đã đem lại niềm vui lớn, niềm tự hào trong gia đình và dòng họ NguyễnSinh ở làng Kim Liên Dân làng Kim Liên đón ông về và cắt đất công, trích quỹlàng làm một ngôi nhà năm gian tặng ông Theo tục lệ thời ấy, ông Nguyễn SinhSắc đưa ba người con về sống ở Kim Liên, quê nội và làm lễ “vào làng” cho haicon trai: Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung

Trang 9

Câu hỏi 11: Hồ Chí Minh được nuôi dưỡng và giáo dục như thế nào khi còn nhỏ?

Trả lời:

Có thể nói Nguyễn Sinh cung sinh ra và lớn lên được sự giáo dục, dạy dỗtrực tiếp của ba thế hệ: ông bà, cha mẹ, anh chị Đó là những người có học vấn,trực tiếp lao động, có nếp sống văn hoá đẹp đẽ Các thế hệ gia đình Nguyễn SinhCung lấy việc dạy học, làm ruộng, dệt vải làm nguồn thu nhập chính, sống bằnglao động như bất kỳ một người dân bình thường khác

Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) được sống trong một gia đình

có lối sống văn hoá đặc sắc: yêu nước nhân ái, sống có nghĩa, có tình, luôn luônphấn đấu trở thành những người có ích cho dân, cho nước

Trong gia đình, Nguyễn Sinh Cung luôn được giáo dục lòng nhân ái Quatấm gương của mình, bà Hoàng Thị Loan đã dạy con biết cách ứng xử, sống vìmọi người trong tình làng, nghĩa nước, biểu hiện của đạo lý thương người nhưthể thương thân Đặc biệt, việc ông Sắc không tổ chức ăn mừng khi thi đỗ, từchối nghi lễ đón tiếp vinh quy, lại lấy một phần quỹ làng khao thưởng cho mìnhkhi đậu phó bảng để cấp cho các gia đình nghèo khổ là biểu hiện của tấm lòngthương dân cao cả, một giá trị văn hoá tốt đẹp trong đời sống nhân dân

Nguyễn Sinh Cung đã sớm tiếp nhận những đức tính, truyền thống tốt đẹp

đó trong quá trình hình thành tư tưởng nhân ái của mình

Thêm vào đó, Nguyễn Sinh Cung còn được nuôi dưỡng tâm hồn mìnhbằng nguồn văn hoá dân gian đậm đà, sâu lắng Bà ngoại, mẹ, dì của NguyễnSinh Cung đều thuộc và rất thích những bài ca, câu vè, điệu hát ru nặng tình nonnước Những sinh hoạt văn hoá như lẩy Kiều, kể chuyện cổ tích, hát phường vải

đã hằn in vào tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ Nguyễn Sinh Cung những tư tưởng,tình cảm tốt đẹp đối với những người lao động, một quê hương biết mấy yêuthương Những tình cảm đó đã được vun trồng ngay từ thuở thiếu thời, theo nămtháng, thấm vào mỗi suy nghĩ và hành động cách mạng của Nguyễn Sinh Cung,ngày càng được bồi dưỡng và nâng cao, làm cơ sở bền vững cho tư tưởng quý

Trang 10

trọng và nâng niu vốn văn hoá, văn nghệ dân tộc – nguồn mạch quý giá khôngbao giờ cạn kiệt.

Như vậy, từ môi trường gia đình, bằng tấm gương của những người ruộtthịt, Nguyễn Sinh Cung không những được nuôi dưỡng bằng những tri thức vềcuộc sống, cảm nhận thiên nhiên để thêm yêu làng, yêu nước, yêu truyền thốnglịch sử dân tộc, mà còn được dạy bảo rất chu đáo cách đối nhân xử thế, nhâncách làm người Nhân cách nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đó

Câu hỏi 12: Những nét chính về quê hương xứ Nghệ đã tác động đến việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là một vùng đất có truyềnthống yêu nước kiên cường, truyền thống văn hoá đặc sắc Tuổi thơ Hồ ChíMinh gắn bó thiết tha với quê hương, với sông Lam – con sông lớn nhất của tỉnhNghệ Tĩnh Dải đất xứ sở là nơi hội tụ của trung tâm văn hoá miền Bắc Trung

Bộ, nơi có truyền thống đất tranh anh hùng của dân tộc Đây là nơi tập trungnhiều di tích lịch sử quan trọng

Quê hương đã ghi nhận, khắc sâu biết bao chiến công lẫy lừng của nhữngngười dân yêu nước, nêu gương khí tiết, đoàn kết cắt máu ăn thề, thà chết khôngđầu hàng quân cướp nước như (Vương Thúc Mậu tử tiết khi bị quân Pháp baovây) Những truyền thống yêu nước, thương dân cùng với những thăng trầm củacao trào yêu nước trong vùng đã làm cho Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn TấtThành – Hồ Chí Minh day dứt trăn trở, sớm suy nghĩa về con đường cứu nước,cứu dân Truyền thống lịch sử xứ Nghệ là điều kiện để hun đúc lòng yêu nước,chống ngoại xâm của Hồ Chí Minh

Bên cạnh ảnh hưởng của truyền thống yêu nước, thương dân, Hồ ChíMinh còn chịu ảnh hưởng của “dòng sông văn hoá” quê hương Dòng sông Lam– một biểu tượng “bầu sữa mẹ” đã nuôi dưỡng, tạo dựng những đỉnh cao củanền văn hoá đồ đá, đồ đồng Truyền thống cần cù, hiếu học là đặc trưng tiêubiểu của người dân xứ Nghệ

Trang 11

Nhà sử học người Nga Épghênhi Cabêlép đã nhận xét về cùng quê nàynhư sau: Tỉnh Nghệ An đã đào tạo cho đất nước một lớp người hoạt động nổitiếng, đặc biệt là huyện Nam Đàn, một huyện ở phía Bắc thành phố Vinh Tạiđây, bất cứ một làng nào cùng là quê hương của một vị anh hùng dân tộc, hoặcmột tướng lĩnh ngày xưa, hoặc một nhà thơ vĩ đại, hoặc, một chiến sỹ cáchmạng lỗi lạc

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi rõ: “Nghệ An đất xấu dân nghèo, tập

tục cần kiệm, nhà nông chăm chỉ làm ruộng, học trò ưu chuộng học hành, không

mê đạo Phật chỉ thờ Thánh Khổng, rất kính cần việc thờ thần” Nghệ Tĩnh làmột vùng “giáp lưu” văn hoá, chịu ảnh hưởng và tiếp biến giữa văn hoá Ấn Độ

và văn hoá Trung Hoa để tự mình trở thành “văn vật” Việt Nam

Dòng sông văn hoá xứ Nghệ trải qua các thời đại đều gắn với tên tuổi cácbậc anh hùng hào kiệt, các nhà thơ danh bất hư truyền và được nhắc lại nhiềulần qua những trang sách: Vùng Nghi Xuân có Nguyễn Du (1786-1820) với tácphẩm Truyện Kiều nổi tiếng mà không mấy người Việt Nam không biết đến.Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một vị tướng văn võ song toàn, một nhà hoạtđộng kinh tế giỏi, Người đã trực tiếp tổ chức, chỉ đạo khai hoang lấn biển lập rahai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay; vùng QuỳnhLưu có nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương; vùng Đức Thọ có Phan Đình Phùng; vùngCan Lộc có Nguyễn Huy Tự; vùng Nam Đàn có Phan Bội Châu, v.v…

Truyền thống anh hùng của quê hương và tinh hoa văn hoá xứ sở đã cóảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, tâm hồn Hồ Chí Minh Nhữngảnh hưởng đó đã đi theo suốt cuộc đời của Người, trở thành nguồn lực nuôidưỡng trí tuệ, tâm hồn và bản lĩnh phi thường của vị lãnh tụ cách mạng của dântộc

Câu hỏi 13: Quê nội và quê ngoại của Hồ Chí Minh có những đặc điểm gì đáng chú ý ?

Trả lời:

Trang 12

Xã Chung Cự gồm hai làng Kim Liên và Hoàng Trù (quê nội và quêngoại của Hồ Chí Minh) Đây là một vùng đất nghèo của huyện Nam Đàn.Người dân thường xuyên phải chèo chống với thiên nhiên khắc nghiệt Quanhnăm ruộng đất khô cằn, mới nắng đã hạn, mới mưa đã lụt, mất mùa thườngxuyên, đời sống nhân dân đói khổ Cuộc sống lam lũ vất cả đã in đậm trong tiềmthức của người dân Nam Đàn nói riêng, người dân xứ Nghệ nói chung Nhữngkhó khăn vất vả ấy đọng lại trong câu ca dao:

Làng Sen đóng khố thay quần

Ít cơm, nhiều cháo tảo tần quanh năm.

Mặc dù điều kiện địa lý tự nhiên hết sức khắc nghiệt, nhưng người dânquê hương xứ Nghệ lại rất giàu truyền thống chống giặc, giữ nước Nơi đây hội

tụ của nhiều di tích lịch sử gắn với tên tuổi, chiến công của các bậc anh hùngdân tộc, nêu cao chí khí chống ngoại xâm

Hai làng Kim Liên và Hoàng Trù là một miền quê giàu cảnh sắc, với mộtnền văn hoá dân gian đa dạng và phong phú Những làn điệu dân ca: hát ví, hátdặm, hát đò đưa, hát phường vải… đã đi vào lòng người, đậm đà bản sắc quêhương Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử, truyền thống văn hoá đặc sắccủa vùng quê Kim Liên, Hoàng Trù vẫn không ngừng toả sáng

Đức tính hiếu học, miệt mài kinh sử đã được sử sách tổng kết: từ năm

1965 đến năm 1890 có 96 kỳ thi hương, trong đó làng Kim Liên có 53 vị khoabảng và riêng làng Hoàng Trù có 29 vị Nhìn vào gia đình bên nội, bên ngoạicủa Hồ Chí Minh ta thấy thế hệ cụ Hoàng Đường, Nguyễn Thị Kép, đến NguyễnSinh Sắc, Hoàng Thị Loan, đến Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm,Nguyễn Sinh Cung đến là những người có học vấn cao, có nếp sống văn hoáđẹp, giàu lòng nhân ái, giàu đức hy sinh, thông minh khảng khái và rất yêunước

Ông Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ Hồ Chí Minh là một nhà trí thức yêunước, xuất thân từ một gia đình nghèo nhưng có nghị lực kiên cường trong cuộcsống, có chí tiến thủ trong học tập, khiêm tốn, giản dị và giàu lòng bác ái Lúc

Trang 13

thiếu thời, không có điều kiện đi học ở trường, cậu Sắc miệt mài tự học, đứngngoài hiên lớp học nghe thầy giảng bài Sau này, ông đậu Phó bảng, không đitheo con đường làm quan mà dấn thân vào cuộc đấu tranh yêu nước, sẵn sàng hysinh tất cả cho mục đích cứu nước, cứu dân.

Bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đìnhNho học có truyền thống và thông tuệ Cả hai bên gia đình nội ngoại của bàHoàng Thị Loan đều trực tiếp lao động, giàu lòng thương người, quý trọng tìnhlàng nghĩa xóm Gia đình đã có cách nhìn mới trong cuộc sống, không bị lễ giáophong kiến đương thời ràng buộc Đức tính giản dị, khiêm tốn, sự hy sinh nhẫnnại, thuỷ chung son sắt, yêu nước, thương người của bà đã có ý nghĩa giáo dụclớn cho các con trong gia đình

Hồ Chí Minh được thân phụ, thân mẫu sớm giáo dưỡng những bài họcđạo đức, nhân cách đầu tiên Quê hương – bên nội, bên ngoại sớm hun đúc, nuôidưỡng tình cảm và tư tưởng yêu nước, thương nòi của Người Cái nôi văn hoágia đình và quê hương đã trở thành nguồn sữa nuôi dưỡng và trở thành điểm tựatinh thần của Hồ Chí Minh trên bước đường cách mạng sau này

Câu hỏi 14: Một vài nét lược về Thân phụ Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Nguyễn Sinh Sắc hiệu là Trí Hiếu, Trí Đễ Khi vào thi Hội cải tên làNguyễn Sinh Huy, về sau còn lấy biệt danh là Nguyễn Xuân Sắc, Nguyễn PhanDiệu Sinh năm Quý Hợi, niên hiệu Dực Tông thứ 6 triều Tự Đức (1863) Theo

hồ sơ mật thám Toà Khâm sứ Trung Kỳ, nói ông sinh năm 1862tại phường PhúĐầm, làng Kim Liên, xã Chung Cự tổng Lâm Thịnh (nay là xã Kim Liên, huyệnNam Đàn, tỉnh Nghệ An) Chỉ sau một năm ngày mẹ mất, Nguyễn Sinh Sắc lạiphải chịu thêm một cái tang của người cha Lên 4 tuổi mồ côi cả bố lẫn mẹ Ôngphải đi ở với người anh (cùng cha khác mẹ) là Nguyễn Sinh Trợ

Lớn lên, Sinh Sắc phải lao động vất vả và không được học hành như bạn

bè cùng lứa tuổi Bởi thế, cậu rất khát khao học tập Những khi dắt trâu ra đồng,ngang qua lớp học của thầy đồ Vương Thúc Mậu, Sinh Sắc thường buộc trâu

Trang 14

vào gốc tre, mải mê đứng nghe thầy giảng bài Khi nào có thời gian rỗi, cậu bélại hý hoáy tập viết vào nền đất hay lá cây Tính siêng năng làm lụng và niềmsay mê học hành của cậu bé Sắc được bà con trong thôn, ngoài xã khen ngợi.Động lòng thương hoàn cảnh và cả mến tinh thần chăm chỉ, chịu khó của SinhSắc, gia đình thầy Hoàng Đường nhận cậu về nuôi và cho ăn học Sau đó cậuSắc còn được đến học thầy Nguyễn Thức Tự – một nhà Nho uyên bác và giàulòng yêu nước Nguyễn Sinh Sắc ngày càng được mọi người yêu mến vì vừa họcgiỏi, lại rất mực lễ độ Do đó thầy Hoàng Đường đã gả con gái là Hoàng ThịLoan cho Nguyễn Sinh Sắc Đám cưới được tổ chức vào năm 1883 Gia đìnhthầy Hoàng Đường đã dựng ngôi nhà tranh trong vườn để đôi vợ chồng mớicưới có chỗ ở riêng.

Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng Nguyễn Sinh Sắc vẫn quyết chídùi mài kinh sử để đi thi; ông được người vợ hiền dụi, đảm đang, động viên giúp

đỡ Năm 1891, Nguyễn Sinh Sắc dự thi Hương lần đầu tiên tại Trường Nghệ An,chỉ lọt Nhị trường, không đủ điểm vào thi Tam Trường Không nản, ông quyếttâm ôn tập, rèn luyện văn chương và khoa thi hương 1894 ông đậu cử nhân, lại

tu luyện để năm sau thi Hội Năm 1895, ông Sắc vào kinh đô Huế dự thi Hội lầnđầu Khoa đó ông bị trượt, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám Năm 1989,

vợ ông qua đời, để lại cảnh gà trống nuôi con Được dân làng động viên giúp đỡ,ông gửi các con nương nhờ bà ngoại để vào kinh đô Huế dự thi Sau hơn 20 nămkhổ học, tu luyện văn chương, kỳ thi Hội này ông đậu Phó bảng Một năm sau,

1902, ông được cử làm Hành tậu Bộ Lễ (Huế) nhưng ông không nhận Mãi tớicuối tháng 5-1906, ông buộc phải nhận chức Thừa biện ở Bộ Lễ; sau bị đổi ralàm Tri huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định)

Trong thời gian làm Tri huyện Bình Khê, nhiều lần ông chống đối viêncông sử Pháp ở Bình Định nên ông bị chúng cách chức, buộc phải định cư vĩnhviễn ở Nam Kỳ Năm 1927, ông phó bảng ngụ tại Sài Gòn, sinh sống bằng nghềđông y, luôn bị thực dân Pháp theo dõi Sau đó chúng cưỡng bức ông phải lưutrú tại Cao Lãnh (Đồng Tháp) Tại đây, ông tiếp tục sinh sống bằng nghề đông y

Trang 15

và thường liên lạc với các chí sĩ yêu nước bị thân dân Pháp “an trí” tại địaphương lân cận như Dương Bá Trạc ở Long Xuyên, Võ Hoàn ở Sa Đéc, NguyễnQuyền ở Bến Tre, Trương Gia Mô ở Rạch Giá… Năm 1929, ông qua đời tại CaoLãnh (Đồng Tháp) Ông Năm Giáo, nhận lập bàn thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc ởtrong nhà mình và lo hương khói vào các ngày tuần tiết, giỗ kỵ cũng như chămsóc phần mộ cho cụ đúng theo thể thức của con cái đối với cha mẹ

Thực dân Pháp cũng như đế quốc Mỹ trong thời gian chiếm đống đã rắptâm phá hoại phần mộ của thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng đều được bàcon nhân dân bảo vệ

Sau năm ngày đất nước thống nhất, phần mộ ông Nguyễn Sinh Sắc đượcnhân dân tỉnh Đồng Tháp tu bổ gọi là Lăng cụ Phó bảng hoàn thành vào ngày18/12/1977

Từ mồ côi thất học vươn lên thành một tri thức khoa bảng Làm quan màkhông làm hại dân Làm dân thì biết sống có ích cho người khác Khi mình mất

đi thì không làm phiền cho những ai ở lại Trọn một đời yêu nước thương dân,Nguyễn Sinh Sắc là một nhân cách rất đáng quý

Câu hỏi 15: Thân phụ Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng đến Người như thế nào?

Trả lời

Trong gia đình, ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã có ảnh hưởng rất sâusắc đến Hồ Chí Minh Đối với Hồ Chí Minh, người cha đã ảnh hưởng trực tiếpbằng học vấn uyên thâm, một nhân cách yêu nước, thương nòi sâu sắc, một ý chí

và nghị lực phi thường để đạt được mục đích đặt ra Nguyễn Sinh Sắc là ngườihọc rộng, tài cao, nhưng lại rất khiêm tốn, không ưa thói hình thức, khuyếchtrương Ông sống đạm bạc, gắn bó, gần gũi với nhân dân lao động nghèo, đượcnhân dân yêu thương đùm bọc và ông cũng sống trọn tình nghĩa với họ

Hồ Chí Minh không bao giờ quên bài học khiên tốn, giản dị của cha mình,

và Người sớm tiếp nhận, noi gương sáng ấy Có thể nói ông Nguyễn Sinh Sắc đã

Trang 16

góp phần quan trọng xây dựng tư tưởng, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh – mộtnhân cách lớn của thời đại chúng ta.

Câu hỏi 16: Vài nét sơ lược về thân mẫu Hồ Chí Minh?

lễ giáo phong kiến đương thời

Bà Hoàng Thị Loan lớn lên đã tiếp thu sự giáo dục tiến bộ của gia đình,lại được sống ở Nam Đàn, một huyện nổi tiếng về thuần phong mỹ tục với nềnvăn hoá truyền thống lâu đời Đặc biệt, đây là xứ sở của quê hương hát phườngvải, một sinh hoạt văn hoá dân giàn thú vị Bà Hoàng Thị Loan tích cực thamgia, thuộc nhiều làn điệu, câu ví và sự thông hiểu đạt tới mức sâu sắc Bà códung nhan xinh đẹp, duyên dáng, tính tình thuỳ mị, nết na, luôn luôn vui vẻ, hoànhã, chăm chỉ làm việc đồng áng, miệt mài canh cửi

Cuối năm 1883, bà Hoàng Thị loan kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc,một người mồ côi cả cha lẫn mẹ Bà đã chấp nhận một cuộc sống vất vả, khókhăn về vật chất để chồng được dùi mài kinh sử, hun đúc tài năng Bà đã sinh hạđược 4 người con, có một cuộc sống tình cảm vô cùng đẹp đẽ đối với chồng con.Nhờ có bà động viên, khuyến khích, ông Nguyễn Sinh Sắc yên tâm dùi mài kinh

sử và không phụ công bà, ông đã đỗ đạt, nên người

Do hoàn cảnh gia đình quá chật vật, khó khăn và nhất là với tấm lòng caođẹp của người mẹ không muốn để cho con mình quá thiếu thốn, với quyết tâmcủa người vợ không để chồng mình phải ngừng học tập vì thiếu miếng cơm,manh áo, bà đã lao động cật lực Bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng,thương con, bà Hoàng Thị Loan đã hy sinh tất cả vì chồng con và chính bà đãqua đời ở tuổi ba mươi ba (ngày 10-2-1901) để lại niềm thương tiếc vô hạn chogia đình, người thân, bà con lối xóm Thi hài bà được mai táng tại núi Ba Tầng

Trang 17

bên dòng sông Hương xứ Huế Năm 1922, hài cốt của bà được cô Thanh con gáicủa bà đưa về an táng tại vườn nhà mình ở làng Kim Liên Năm 1942, hài cốtcủa bà được an táng tại ngọn núi Động Tranh, trong dẫy Đại Huệ Năm 1984,khu bộ mà Hoàng Thị Loan được xây dựng khang trang, đẹp đẽ, xứng vời người

mẹ kính yêu đã có công sinh thành và nuôi dạy Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu hỏi 17: Thân mẫu Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng đến Người như thế nào ?

Trả lời:

Thân mẫu Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng tích cực đến con cái bằng tính tình

giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước Là một người cóbiết ít nhiều chữ thánh hiền, bà đã để rất nhiều tâm sức truyền thụ cho connhững hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên và xã hội Tất cả những câu hỏi thơngây, ngộ nghĩnh của con đều được bà tìm cách trả lời rõ ràng, cặn kẽ, dễ hiểu

Là một bà mẹ cần cù, chăm chỉ, bà đã dạy con biết yêu lao động, biết làm nhữngviệc phù hợp với sức lực và lứa tuổi một cách say mê và sáng tạo, chịu khó Nếpsống giản dị, thanh cao, yêu lao động đó được phản ánh rất rõ trong cuộc đời HồChí Minh sau này

Bà Hoàng Thị Loan đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh bằng một nền vănhoá dân gian mang đậm bản sắc địa phương, truyền thống dân tộc, phản ánhtrung thực những khát vọng, ý nguyện và phẩm chất của tầng lớp lao động bìnhdân Bà đã nêu một tấm gương sáng về nhân cách đạo đức cho các con học tập

ở đâu bà cũng thể hiện một lối sống trong sáng, có nghĩa có tình, được mọingười yêu mến và kính trọng Bằng tấm lòng và sự mẫn cảm của người mẹ, bà

đã vun trồng, uốn nắn, dạy dỗ cho con những bài học đầu tiên về cách sống, vềđạo lý ở đời, làm người Vì vậy, ngay từ thuở ấu thơ, những đứa con ngoan của

bà đã biết nói những điều hay, làm những việc tốt, biết kính trọng người trên,biết sống chan hoà với bạn bè, giàu lòng vị tha, nhân ái, biết nhường nhịn mọingười Tất cả những đức tính, phẩm chất tốt đẹp đó đã cùng Hồ Chí Minh đisuốt cuộc đời, được Người làm phong phú, sâu đậm và nhân lên gấp bội

Trang 18

Câu hỏi 18: Vài nét vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp bà Nguyễn Thị Thanh – Người chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Bà Nguyễn Thị Thanh (1884 – 1954), biệt hiệu là Bạch Liên, sinh tại làngHoàng Trù quê mẹ) Từ thủa nhỏ, cô đã là một người thông minh, cương trực,khảng khái và rất đảm đang Tuy không được học ở trường, nhưng nhờ ông bà,cha mẹ dạy cho, nên cô thuộc nhiều sách vở, chữ nghĩa, nhất là sách thuốc

Đời cô chỉ được chung sống ấm cúng, trọn vẹn với gia đình trên dưới 11năm Lúc mười một tuổi, cha mẹ đưa hai em vào cư trú ở Kinh đô Huế, cô ở lạiquê nhà cùng bà ngoại trông nom nhà cửa và làm ruộng vườn Khi cô mười bảytuổi, mẹ và em trai út qua đời, cha thi đỗ phó bảng, cô làm việc nội trợ trong giađình, chăm sóc cha và giúp đỡ các em ăn học Năm 1906 khi cha ra làm quan vàđưa hai em vào học ở Huế, cô ở nhà một mình chăm chỉ cày cấy làm ăn với bàcon xóm làng

Năm 1907, phong trào Ái quốc ở nước ta lên cao Được ông Hoàng XuânHành, cậu họ bên ngoại của ông Vương Thúc Quý giáo dục, cô tham gia DuyTân hội Cô đã dùng ngôi nhà của gia đình ở làng Kim Liên để làm nơi ẩn náucho hai thủ lĩnh nghĩa quân trong phái bạo động của hội và bí mật vận động tiếp

tế lương thực cho nghĩa quân

Quý mến cô là con một nhà nho yêu thích bàn luận về vần thơ, lại có nhansắc, nhiều nho sĩ tìm đến dạm hỏi, nhưng cô một mực từ chối Thấy cô đã đếntuổi mà không lo tính gì về việc chồng con, các nho sĩ đã nhắc nhở cô bằngnhưng câu ca dí dỏm:

Trách người không liệu không lo

Người ta bà cử, chị nho đã nhiều

Cô vẫn bỏ qua nhưng lời nhắc nhở, trách móc của bạn và lao vào hoạtđộng cứu nước Hoạt động bại lộ, cô bị Đoàn Đình Nhân tổng đốc Nghệ Anthường xuyên gọi đến tra hỏi và giao cho tổng lý theo dõi Một nho sĩ, con củamột sĩ phu yêu nước ở Hưng Nguyên thường đến bàn chuyện kết nghĩa trăm

Trang 19

năm với cô, bị bọn chúng tình nghi bắt giam trong lúc thân sinh nho sĩ ông ốmnặng Cô đã đến dinh Tổng đốc Nghệ An phản đối việc này và nhận ngồi tù thay

để cho bạn về phục dưỡng cha Hành động khí khái của cô làm cho Tổng đốcphải kiêng nể và tha cho cả hai người

Năm 1910, phong trào cứu quốc bị khủng bố gắt gao Ông Ngư Hải ĐăngThái Thân, người trụ cột của Duy Tân Hội, ở trong nước bị giặc bao vây và bắnchết Các ông Đội Quyên, và ấm Võ bị truy lùng, cô bị mật thám Nghệ An bắtgiam ở nhà lao Vinh Cuối năm 1911 vì không có chứng cứ để làm án, nên bọnchúng buộc phải trả lại tự do cho cô

Ra tù cô lại liên lạc với Đội Quyên và ấm Võ bí mật hoạt động Cáchmạng Tân Hội Trung Quốc bùng nổ Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang Phụchội Các ông Đội Quyên và ấm Võ chuyển sang hoạt động theo tổ chức này CôThanh được giao nhiệm vụ liên lạc và quyên góp tiền mua súng cho nghĩa quân.Thực hiện chủ trương của Hội, cô đã làm đơn xin Tổng đốc Nghệ An mở quánbán cơm tại thành phố Vinh Tại đây cô đã liên lạc, vận động binh lính trong trạilính cố xanh bán lén cho một số súng

Ngày 19/2/1918, vụ mua súng bị lộ, cô lại bị thực dân Pháp bắt giam.Hôm hai tên lính dẫn cô vào giam ở nhà lao Vinh, các sĩ phu đang bị giam ở đây

đã cảm tác mấy câu thơ ca ngợi cô:

Hai tên thanh liệu

Giải một nữ hồng nhan

Trong tù chẳng ai lạ

Ngoài tù khét tiếng ran

Thực dân Pháp đã dùng mọi hình thức tra tấn để truy bức cô công khai về

tổ chức Cô một mực kiên trinh Cuối cùng bọn chúng đã dùng tới những hìnhthức cực kỳ dã man bắt cô ngồi vào ổ kiến lửa, ngồi lên mâm thau nung đỏ đểđến nỗi da thịt cô chín bầm phải trải lá chuối non để nằm Tuy vậy, cô vẫn chịuđựng không hề tiết lộ một điều gì về tổ chức ngoài những chi tiết về việc muasúng mà chúng đã biết

Trang 20

Ngày 4/6/1918, Toà án Nam Triều Nghệ An tuyên án cô: “Đánh 100trượng, 9 năm tù khổ sai và đầy cách ly Nghệ An 3000 dặm” Đến 2/12 năm đó,bọn chúng giải cô vào giam ở nhà lao Quảng Ngãi.

Cuối năm 1922 thực dân Pháp đưa cô về quản thúc ở Huế Tại đây Sô Nhi, tránh mật thám Trung Kỳ đã tìm mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nung lạctinh thần yêu nước của cô Trước những thủ đoạn thâm độc của chúng, cô đã bịmột số người hiểu lầm Song cô vẫn kiên trì, âm thầm chịu đựng, không hề làmtrái với lương tâm, cô đã dùng nghề làm thuốc để che mắt địch, ngấm ngầm hoạtđộng cứu nước

-Tháng 3/1924 nghe tin em của Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Pháp,

cô viết thư thăm hỏi Bức thư của cô lọt và Sở mật thám Trung Kỳ và chúng xếpvào hồ sơ không cho chuyển tới em theo yêu cầu của cô Tháng 8/1925, lấy cớ

đi bán thuốc và đi chăm sóc cho một người bạn bị ốm nặng, cô xin phép Sở mậtthám Trung Kỳ vào huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, quê hương ông Phan ChuTrinh để liên lạc với các sĩ phu

Tháng 1/1926, cô gửi thư cho toàn quyền Đông Dương và khâm xứ Trung

kỳ, trình bày về chính kiến của mình và đòi trả lại tự do cho Thành Thái và DuyTân là hai ông vua yêu nước bị thực dân Pháp bắt đi đày biệt xứ

Lúc này, ông Hoàng Xuân Hành, người cậu họ của cô ở nhà tù Côn Đảo

về, đến cư trú với ông Phan Bội Châu ở Huế Hôm đến thăm hai ông, cô cảmđộng mượn hai câu thơ trong “Trung quốc hồn” để nói đến nỗi lòng của mìnhsau hàng chục năm mới được gặp lại nhau:

Tây phong nhất dạ thôi nhân lão

Điêu tận châu nhan, bạc tận đầu

Nghĩa là:

Một trận gió tây người già mất

Tàn cả thân hình, trắng cả đầu

Trang 21

Trong các buổi trò chuyện với các ông, cô thẳng thắn trao đổi những suynghĩ của mình về những tư tưởng và việc làm không đúng vào cuối đời của ôngPhan Bội Châu.

Tháng 9/1927, nhận được tin ông phó bảng Sắc lâm bệnh, cô xin phép sởmật thám Trung Kỳ vào Sài Gòn chăm sóc cha Bọn chúng buộc phải cấp căncước cho cô đi, nhưng lại điện cho các tỉnh theo dõi kiểm soát chặt chẽ cô trênđường đi và những nơi cô lưu trú Vào Sài Gòn được ít lâu, bọn chúng buộc côphải trở lại Huế

Năm 1928, ông Nguyễn Sinh Sắc được tổ chức cách mạng đưa về Sa Đéc(nay là tỉnh Đồng Tháp) Tới đây được một thời gian, ông lâm bệnh nặng Nhậnđược tin, cô lại xin căn cước sở mật thám Pháp vào chăm sóc cha Cô vào đếnnơi thì ông Nguyễn Sinh Sắc từ trần Lo tang cha xong, cô trở lại làng Kim Liênbáo tin cho họ hàng chưa được mấy ngày lại bị Sở mật thám Huế gọi vào quảnchế

Năm 1930, cao trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh do Đảng ta phát động đanglên cao Được biết thực dân Pháp và Nam triều định thiêu hủy làng Kim Liên,nơi trung tâm xuất phát của phong trào cách mạng ở Nam Đàn Cô đã về quê canthiệp, không cho chúng tàn sát quê hương mình, Bọn chúng đã bắt cô phải trở lạiHuế

Ngày 8/9/1940, sở mật thám Trung Kỳ giao cô về cho tổng đốc tỉnh Nghệ

An quản lý Tổng đốc Nghệ An lại giao cho tri huyện Nam Đàn và hào lý xãKim Liên kiểm soát cô Theo lệnh của bọn chúng, cô phải đến cư trú ở thị trấn

Sa Nam, huyện lỵ của huyện Nam Đàn và sống với nghề bán thuốc cao đơnhoàn tán cho tới ngày cách mạng tháng Tám thành công 1945

Nghe tin cô đã về quê, bà Phan Thị Quyên (em gái sĩ phu Phan TrọngMưu và vợ sĩ phu Đặng Văn Bá ở Hà Tĩnh) tìm đến thăm Cảm phục nghĩa khícủa cô, bà đã làm bài thơ:

Ba Trưng, nàng Triệu tiếng gần xa

Không ngờ đời nay lại có bà,

Trang 22

Trước biết giữ trinh, sau giữ hiếu

Trên lo vì nước, dưới vì nhà

Bao phen biệt ly thương lòng út

Muôn dặm thần hôn nối gót cha

Lưu lạc tỉnh này qua tỉnh nọ,

Thoa quần nổi tiếng nước Nam ta

Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, biết em đang làm Chủ tịch nước,

cô mừng rỡ tìm đường ra Hà Nội thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh Sau đó, cô trở vềquê tham gia hoạt động trong hội mẹ chiến sĩ xã Kim Liên

Ngôi nhà cũ không còn nữa Cô và ông Nguyễn Sinh Khiêm phải ở nhờnhà bà con thân thuộc Liên khu uỷ liên khu bốn đã làm lại một căn nhà khác,dựng lên mảnh vườn cũ để hai chị em ở Sau một thời gian lâm bệnh nặng, cô đãqua đời ngày 25/4/1954 (tức 29 tháng 3 năm Giáp Ngọ) thọ 70 tuổi

Hôm ra viếng cô, ông Nguyễn Đức Hoành, một sĩ phu ở Hà Tĩnh đã hoạlại bài thơ của bà Phan Thị Quyên:

Cưỡi ngựa lên tiên bỗng vút xa,

Tái sinh trần thế nữa không bà?

Linh hồn còn biết, còn yêu nước

Cách mạng không quên tự học nhà,

Giọt ngọc đôi hàng hồi vắng mẹ,

Giọt vàng ngàn dặm buổi theo cha

Ngàn năm trung hiếu còn bia miệng

Kỷ niệm không quên gái nước ta

Câu hỏi 19: Vài nét vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp ông Nguyễn Sinh Khiêm – Người anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Ông Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950), tức Nguyễn Tất Đạt, sinh năm

1888 tại làng Hoàng Trù, quê mẹ Lên bảy tuổi, ông cùng cha mẹ vào cư trú ởkinh đô Huế và theo học chữ Hán với cha ở làng Dương Nỗ, huyện Phú Vang

Trang 23

Năm 1901, mẹ mất, ông theo cha trở về quê với bà ngoại, giữa năm đó,cha thi đỗ phó bảng, ông cùng gia đình chuyển về quê nội, làng Kim Liên vàtheo học với thầy Vương Thúc Quý, bạn của cha.

Năm 1903, ông theo cha lên học ở xã Võ Liệt huyện Thanh Chương, đầunăm 1904, ông về làng Kim Liên để chăm sóc bà ngoại bị ốm nặng Sau ngày bàngoại qua đời, ông được cha gửi đến học với thầy Trần Thân ở làng Ngọc Đình

Năm 1906, cha vào Huế nhận chức thừa biện bộ Lễ Ông cùng em đượccha đưa đi theo và xin cho học trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba Giữa năm

1907, ông học tốt nghiệp tiểu học và thi đỗ vào trường Quốc học Huế

Ông là người thông minh, khí khái và giàu lòng thương người Chịu ảnhhưởng của cha và các sĩ phu yêu nước, trong những năm học ở trường Quốc họcHuế, ông cùng em tham gia các hoạt động chống Pháp Ông tham dự biểu tìnhchống sưu cao thuế nặng với nhân dân Thừa Thiên – Huế và ngang nhiên nóitrước thầy giáo những lời bài Pháp

Mùa hè năm 1910, ông rời trường Quốc học Huế, trở về quê nhà sống vớichị Là một học trò mới rời khỏi nhà trường, ông phải tạm tìm việc làm ăn đểduy trì cuộc sống

Lúc này, Ô-ghê (Auge) đang làm Phó công sứ tỉnh Nghệ An Để phục vụcho chính sách cai trị thực dân, hắn cho tổng lý các làng xã tổ chức sưu tầm cadao, tục ngữ và truyện cổ tích Việt Nam cung cấp để cho nghiên cứu viết sách.Biết ông là một học sinh trường Quốc học, giỏi cả về ba thứ chữ: chữ Hán, chữquốc ngữ và chữ Pháp, hắn gọi ông xuống toà công sứ giúp việc Làm được mộtthời gian, không chịu nổi thái độ miệt thị của hắn, ông chống lại hắn Hắn kiếm

cớ gây sự với ông, ông đã đánh lại hắn để tự vệ rồi bỏ việc

Năm 1913, mặc dù Việt Nam quang phục hội đã tan rã, nhưng phái bạođộng của Đội Quyên và ấm Võ ở Nghệ Tĩnh vẫn duy trì hoạt động và qua lạiliên lạc với cô Nguyễn Thị Thanh Thấy ông có tính gàn bướng và hay uốngrượu, bọn quan lại Nghệ An gọi ông đến hăm dọa và dùng tiền hòng mua chuộcông chỉ điểm cho chúng bắt hai ông Đội Quyên và ấm Võ Ông không những

Trang 24

không mắc mưu bọn chúng mà còn dùng số tiền bạc đó cung cấp cho hai ônghoạt động và báo tin cho các ông chốn thoát khi bọn giặc bố trí vây bắt.

Việc làm của ông bị lộ, ngày 1/4/1914, ông bị bọn chúng bắt giam Đếnnày 25/9 năm đó, theo lệnh toà Công sứ Pháp, toà án Nam Triều Nghệ An buộcông vào tội “phản bội”, không làm theo yêu cầu của chúng và phạt ông ba năm

tù lao dịch, ông kịch liệt chống án

Vào tù, ông vận động một số người cùng bị giam ở nhà lao Vinh tìm cáchvượt ngục Chủ trương của ông bị phát giác Ngày 31/7/1915 ông bị toà án Namtriều tăng án từ 3 năm lên 9 năm tù khổ sai và đày vào giam ở nhà lao NhaTrang, tỉnh Khánh Hoà

Những ngày bị giam ở đây, bọn mật thám tìm mọi cách làm lung lạc tinhthần của ông Mặc dù chưa hết hạn tù, nhưng chúng đưa ông ra làm thư ký phuđường Việc làm của bọn chúng đã gây cho cô Thanh hiểu lầm và mắng ôngnặng lời Mãi về sau, cô Thanh mới hiểu được lòng trung thành của ông đối với

sự nghiệp cứu nước Bằng mọi cách vẫn không làm lay chuyển được tinh thầnchống đối của ông, ngày 17/3/1920, bọn giặc đưa ông về giam lỏng ở Huế

Để có điều kiện đi lại dễ dàng, ông chuyển sang làm nghề địa lý và làmthuốc Ông xin đến cư trú ở làng Phú Lộc huyện Quảng Điện, tỉnh Thừa Thiên.Ông đã sống với đồng bào ở đây gần 20 năm mới được thực dân Pháp và phongkiến Nam Triều cho về cư trú ở quê hương

Năm 1940 làng Kim Liên đưa ông ra làm hương hào, với vai trò đó, ông

mở trường dạy học, vận động cải cách hương thôn và truyền bá tư tưởng mới.Tháng 8/1940 ông lại bị thực dân Pháp bắt và kết án hai tháng tù ngồi về tội tổchức diễn tuồng cấm và hội họp “trái phép” Ông bị bọn chúng giam ở nhà laoVinh, mãi tới ngày 9/10/1941 mới có quyết định xoá án của toà Khâm sứ trungkỳ

Ra tù, ông trở về sống với bà con xóm làng như những năm trước đây.Cũng như cụ phó bảng, ông Khiêm có lòng thương người từ hồi còn tuổi thiếuniên Hễ gặp người khó khăn, hoạn nạn, ông sẵn sàng giúp đỡ Vì vậy, suốt đời

Trang 25

ông không bao giờ có tiền của để dành Ai thương tình cho ông quần áo mới thìông lại đem quần áo cũ của mình cho những người đi ăn xin Cho đến cuối đời,ông vẫn giữ được nếp sống bình dị, thanh bạch, gần gũi với bà con nông dân.

Năm 1946, ông ra Hà Nội thăm em ruột của mình là Chủ tịch Hồ ChíMinh Theo lời kể của Nguyễn Sinh Định, người cháu gần nhất của Bác Hồ thìcuộc gặp gỡ diễn ra rất bình dị và vô cùng cảm động Khi đến cổng Bắc Bộ phủ,nơi làm việc của Hồ Chí Minh, Cậu Khiêm viết lên một mảnh giấy rộng gấp đôicái bao diêm: “Đạt đến thăm Thành”, nhờ một người gác cổng gửi tới vị Chủtịch nước Chờ khoảng ít phút thì cậu Khiêm được mời lên tầng hai nơi làm việccủa Bác, cùng các cộng sự của Người

Thấy Bác Hồ từ trong phòng bước ra, nhận rõ là em của mình, Cậu Khiêmkhông nén nổi vui mừng chạy đến ôm chầm lấy:

Chú Cung, chú Cung, chú có khoẻ không, anh em mình xa nhau đã lâulắm, lâu quá…

Bác Hồ cũng rất xúc động, ôm chặt lấy cậu cả Khiêm…

Năm 1946 là thời điểm với biết bao công việc đòi hỏi vị Chủ tịch nướcphải có những quyết định sáng suốt để cứu nguy cho nền độc lập dân tộc Biếtvậy, nên cậu cả Khiêm cũng không dám ở lâu và chia tay em ra về

Về quê, ông và cô Thanh tham gia hoạt động trong xã và làm ăn nuôinhau Ông từ trần tại xã Kim Liên vào ngày 25/6/1950, thọ 62 tuổi

Nhận được tin ông đã qua đời, ngày 9/11/1950 Bác Hồ đã gửi về cho họNguyễn Sinh một bức điện số 1229:

Nghe tin ảnh cả mất, lòng tôi rất buồn rầu Vì việc nước nặng, nhiều,đường sá xa cách lúc anh đau yếu, tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế, tôikhông thể lo liệu

Than ôi! Tôi xin chịu tội bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyênlượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước!

Câu hỏi 20: Hồ Chí Minh có mấy lần về thăm quê? Vào thời gian nào? Người căn dặn gì?

Trang 26

Trả lời:

Hồ Chí Minh về thăm quê hai lần

Lần thứ nhất: Trong nửa đầu tháng 6 năm 1957, Hồ Chí Minh đi thăm các

tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình Ngày 14-6-1957, Người vềđến quê hương Nghệ An Đây là lần đầu tiên sau mấy chục năm xa cách, Hồ ChíMinh về thăm quê Người về thăm ngôi nhà mà nhân dân Kim Liên, Huyện NamĐàn, tỉnh Nghệ An đã dựng cho gia đình Người Hồ Chí Minh đã bồi hồi xúcđộng nhớ tới những kỷ niệm thời niên thiếu, gặp một số người quen hồi còn nhỏ,nói chuyện với đồng bào Kim Liên

Sau đó, Hồ Chí Minh đến Vinh, tiếp các đại biểu đoàn thể, cán bộ và nhândân Nghệ An và Khu IV cũ

Chiều 14-6-1957, Hồ Chí Minh nói chuyện với hơn 3.000 đại biểu cán bộ

và nhân dân Nghệ An chào đón Người Trong không khí đầm ấm, Hồ Chí Minhđọc mấy câu thơ:

Chúng ta đoàn kết một nhà,

Ấy là nghĩa trọng, ấy là tình sâu.

Với tình cảm quê hương sâu nặng của người con về thăm quê sau baonăm xa vắng, Hồ Chí Minh đọc tiếp:

Quê hương nghĩa trọng tình cao,

Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.

Hồ Chí Minh không những khen ngợi những thành tựu mà cán bộ, nhândân tỉnh Nghệ An đã đạt được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược cũng như trong những năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, mà cònchỉ rõ những khiếm khuyết mà cán bộ và nhân dân Nghệ An cần khắc phục nhưchưa chú ý đến tiết kiệm, chưa làm tốt nghĩa vụ thuế và trả nợ cho Nhà nước

Hồ Chí Minh nói rõ thêm nhiệm vụ của cán bộ và nhân dân Nghệ An làcần phải chú ý hơn nữa đến việc cải thiện đời sống cho cán bộ và nhân dân trên

cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; làm tốt công tác sửa sai trong cảicách ruộng đất; hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế và trả nợ cho Nhà nước; tích cực

Trang 27

chống thiên tai, tăng cường đoàn kết; phát triển nếp sống thuần phong mỹ tục,thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước Kết thúc buổi họp mặt, Hồ Chí Minh vàcác đại biểu có mặt cùng hát bài Kết đoàn trong không khí thân tình, hào hứngphấn khởi.

Ngày 15-6-1957, Hồ Chí Minh tới thăm và nói chuyện với các đại biểuđơn vị quân đội Quân khu IV đóng trụ sở tại Vinh Người biểu dương nhữngthành tích của bộ đội Quân khu IV Đồng thời nêu lên những khiếm khuyết để

bộ đội cố gắng sửa chữa như tinh thần cảnh giác chưa đầy đủ, một số cán bộchiến sĩ còn công thần, suy bì, ghen tỵ; quan niệm không đúng về phân công laođộng; có lúc chưa thể hiện nghiêm kỷ luật quân đội Hồ Chí Minh còn nhấnmạnh thêm về nhiệm vụ của quân đội là phải nâng cao cảnh giác cách mạng,thực hiện tốt cuộc chỉnh huấn chính trị, đẩy mạnh phong trào học tập để nângcao trình độ về mọi mặt, chống tham ô, lãng phí, nâng cao kỷ luật lao động vàthực hành tiết kiệm, tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kếtNam Bắc

Lần thứ hai: Ngày 8, 9 và 10-12-1961, Ngày 8-12, Hồ Chí Minh làm việc

với Tỉnh uỷ Nghệ An, nêu lên những việc làm được và chỉ ra những việc chưalàm được của tỉnh Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của đảng bộ vàchi bộ cơ sở cũng như vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ, về tầm quan trọng của côngtác xây dựng Đảng; lưu ý Tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo các hợp tác xã sản xuấtnông nghiệp để Nghệ An sớm tự túc được lương thực

Ngày 9-12, Hồ Chí Minh gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, đồng bàoNghệ An Hồ Chí Minh về thăm Nam Liên, đến thăm nhà máy cơ khí Vinh,thăm trường Sư phạm miền núi tỉnh Nghệ An

Nói chuyện với cán bộ và đồng bào trong tỉnh, Hồ Chí Minh mong cán bộ

và đồng bào có quyết tâm phấn đấu xây dựng Nghệ An thành một trong nhữngtỉnh khá nhất miền Bắc Về thăm xã nhà, Người vui mừng trước sự tiến bộ của

xã và nêu lên những việc cần làm để trở thành một xã gương mẫu Đối với cán

bộ và công nhân Nhà máy cơ khí Vinh, Người nhắc nhở phải nêu cao tinh thần

Trang 28

làm chủ xí nghiệp, làm chủ nước nhà Phải sản xuất “nhiều, nhanh, tốt, rẻ” Đốivới học sinh của Trường Sư Phạm miền núi tỉnh, Người dặc dò các em phải cốgắng học tập tốt và chỉ rõ: Học tập tốt là chính trị và văn hoá đề phải gắn liềnvới lao động sản xuất, không học dông dài Mục đích học là để làm kinh tế,chính trị, văn hoá đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau.

Tại cuộc gặp mặt thân mật với cán bộ, đảng viên lâu năm, Người cácđịnh: “Các đồng chí già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng,đào tạo thêm đồng chí trẻ Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ.Như thế đòi hỏi ở đồng chí là phải có thái độ độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ Đócũng là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa… Nếu thế hệ già khôn hơnthế hệ trẻ thì không tốt Thế hệ già thua thế hệ trẻ thì mới tốt… Người ta thườngnói “con hơn cha là nhà có phúc”

Ngày 10-12-1961 Hồ Chí Minh đi thăm hợp tác xã cấp cao Vĩnh Thành

và nông trường Đông Hiếu Người nhắc nhở mọi người phải tăng cường côngtác quả lý hợp tác xã, chú ý dân chủ, công khai, tôn trọng quyền làm chủ của xãviên Ban quản trị phải phục vụ cho người chủ của mình là xã viên chứ khôngphải ngồi chỉ tay năm ngón, buộc người khác phải làm cái này, cái nọ Đối vớicông nhân Nông trường Đông Hiếu, Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở công nhân cầnnêu cao tinh thần làm chủ nông trường, phải “làm chủ sao cho ra làm chủ, khôngphải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm Làm chủnghĩa là phải làm sao cho nông trường phát đạt, sản xuất được nhiều”

Câu 21: Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên gọi Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên trong hoàn cảnh nào ?

Trang 29

là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung với tên gọi mới là Nguyễn TấtThành và Nguyễn Tất Đạt Thành, Đạt là mong muốn của người cha đặt hy vọngvào hai con.

Câu 22: Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tên gọi Văn Ba từ bao gìờ?

Trả lời

Ngày 3/6/1911 Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi, bắt đầu một cuộchành trình cứu nước Với hoài bão, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, NguyễnTất Thành xin làm việc ở tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, một tàu lớn vừa trở hàngvừa trở khách của hãng 5 sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đến Mác xây(Pháp)

Trong sổ lương của tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin mà Nguyễn Tất Thành xinlàm việc có tên là Văn Ba Những người bạn cùng làm việc với Văn Ba ở tàu đôđốc Latusơ Tơrêvin đều thân mật gọi anh là Ba, anh Ba Những việc làm củaAnh đã để lại trong họ ấn tượng, tình cảm cao đẹp

Anh Ba sống giản dị gần gũi với mọi người Hơn 10 năm sau Nguyễn ÁiQuốc nói về mục đích chuyến đi của mình năm ấy, khi trả lời nhà báo Nga ÔxipManđenxtam: “Vào trạc tuổi 13 lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do -Bình đẳng - Bác ái Đối với chúng tôi người da trắng cũng là người Pháp.Người Pháp đã nói thế và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minhPháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy

Một lần khác, Người trả lời nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông: “Nhân dânViệt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai làngười sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ ngườiNhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nướcngoài xem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bàotôi

Hàng ngày công việc phụ bếp của Người cũng rất bất vả từ 4 giờ sángđến 9 giờ tối, nhưng Người vẫn

Trang 30

- Khi mọi người đã đi nghỉ hoặc đánh bài thì Người vẫn chăm chú đọcsách và viết đến nửa đêm.

- Là Người có học vấn và hiểu biết rộng Nguyễn Tất Thành còn dạy chữcho những người chưa biết chữ, giúp họ viết thư về gia đình

- Tấm gương cần cù, chịu khó, hiếu học, thương người của Nguyễn TấtThành đã làm cho mọi người trên tàu yêu mến, kính trọng

Câu 23: Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tên gọi Lin trong thòi gian nào?

Tháng 8-1935 Người dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vàtrong bản lý lịch tham dự Đại hội Người khai: Họ, tên, bí danh trong Đại hội:Lin

Lin còn được ký trong một số bài báo đăng trên báo Notre voix (Tiếng nóicủa chúng ta), tuần báo công khai bắng tiếng Pháp của Đảng xuất bản tại Hà Nộitrong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936-1939

Câu 24: Hoàn cảnh ra đời tên gọi Bác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Trả lời

Tên gọi Bác xuất hiện từ dịp Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, tháng

5-1941 ở Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng Dịp đó đại biểu về dự Hội nghị được biết

có đại biểu quốc tế là đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng có mặt Lúc đầu, khi gặpđồng chí Nguyễn Ái Quốc mọi người không biết xưng hô thế nào Hồi ký củađồng chí Hoàng Quốc Việt kể rằng: mới đầu chúng tôi đều gọi Bác là đồng chí,rồi gọi là Cụ, sau thấy anh Trường Chinh và anh Thụ dùng tiếng Bác, anh em

Trang 31

thấy gọi như thế hợp với lòng mình, nên từ đấy chúng tôi bắt đầu thưa với Bácbằng cái tên thân yêu mà bây giờ tất cả chúng ta đều gọi Tiếng Bác được dùngrộng rãi hơn từ sau năm 1945 Sau này tên Bác còn được ký dưới một số thư gửicác đồng chí Trung ương và Bộ Chính trị

Câu 25: Tên gọi Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào?

Để đánh lạc hướng bọn mật thám, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ ChíMinh Ngày 13-8-1942 Nguyễn Ái Quốc lên đường đi Trung Quốc với tư cách

là đại biểu của phong trào Việt Minh và đại diện của Phân hội Việt Nam thuộcHiệp hội quốc tế phản xâm lược

Sau hơn mười ngày đêm đi bộ trên đất Quảng Tây, ngày 27-8-1942,Người đến xã Túc Vinh thuộc huyện Đức Bảo, thì bị tuần canh ở đây giữ lại.Khi kiểm tra giấy tờ, chúng phát hiện ngoài giấy của Phân hội Việt Nam thuộcHiệp hội quốc tế phản xâm lược ra, Hồ Chí Minh còn mang theo thẻ hội viênHội ký giả thanh niên Trung Quốc, các giấy tờ của Hồ Chí Minh là phóng viênbáo chí và giấy thông hành do văn phòng Bộ Tư lệnh Đệ tứ chiến khu cấp từnăm 1940 đều đã quá hạn sử dụng Chúng nghi ngờ Người là gián điệp, bèn bắtgiữ và giải lên Tĩnh Tây rồi giải đi, giải lại trong suốt 13 huyện, thị của tỉnhQuảng Tây

Trang 32

Nhờ sự vận động tích của Đảng ta, của bà con Việt kiều và sự can thiệpcủa nhiều nhân vật trong chính giới Trung Quốc, ngày 10-9-1943 Người đượctrả tự do.

Như vậy, trong sự kiện bị bắt khi lính tuần canh kiểm tra giấy tờ ở phốTúc Vinh, đã hé mở một chi tiết: phải chăng trong số những giấy tờ bị quá hạn

từ cuối năm 1940, chặng đường Nguyễn Ái Quốc đi từ Côn Minh Quế Lâm Tĩnh Tây để tìm đường về nước, Người đã lấy tên Hồ Chí Minh? Và tới năm

-1942, từ sự kiện Túc Vinh, tên gọi Hồ Chí Minh được ra công khai

Nhớ lại sự kiện chuẩn bị cho Bác đi Trung Quốc, hồi ký của đồng chí VũAnh kể lại: tháng 8-1942, Bác có việc phải đi ra nước ngoài Tôi được Bác giaonhiệm vụ chuẩn bị giúp Bác Gọi là chuẩn bị, nhưng công việc cũng chẳng có gì.Trong túi Bác chỉ có một bộ quần áo tây và một bộ quần áo chàm người Nùng.Tôi lấy đá mềm khắc hai con dấu: một con dầu của Việt Nam Độc lập đồngminh hội và một của Quốc tế phản xâm lược Việt Nam hội Bác tự viết hai giấygiới thiệu của hai đoàn thể trên, cử cụ Hồ Chí Minh đi gặp Chính phủ TrungQuốc Mục đích chính của Bác là qua gặp Trung ương Đảng Cộng sản TrungQuốc Cái tên cụ Hồ Chí Minh ra công khai từ đó Từ đây tên của Người ngàycàng làm rạng rỡ Đảng ta, nhân dân ta, đất nước ta Lúc bầy giờ Bác mới có mộtdanh thiếp đề tên Hồ Chí Minh

Sau khi ra tù lần đầu tiên trên báo Đồng minh số 18 tháng 12-1943, pháthành ở Liễu Châu Trung Quốc, người đọc thấy xuất hiện tên Hồ Chí Minh kýdưới bài viết: Li Băng

Tháng 10-1944 Người ký tên Hồ Chí Minh dưới bức thư Thư gửi đồngbào toàn quốc, kêu gọi các đảng phái các đoàn thể tích cực chuẩn bị để triệu tậpkhai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Đây là lần đầu tiên, tên Hồ Chí Minh lantruyền trong cảc nước

Sau cách mạng tháng 8-1945 khi đất nước giành được độc lập, Hồ ChíMinh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước côngnông đầu tiên ở Đông Nam châu Á Từ đó, cho đến tận hôm nay và cho mãi tới

Trang 33

muôn đời, tên Người sẽ còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bèthế giới.

Câu 26: Hoàn cảnh ra đời tên gọi Nguyễn Ái Quốc mà Bác Hồ sử dụng?

Trả lời:

Ngày 18/6/1919 lần đầu tên Hồ Chí Minh sử dụng tên gọi Nguyễn ÁiQuốc khi tay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp gửi đến Hộinghị Véc xây bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam đòi chính phủ Phápphải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc ViệtNam

Từ đây bắt đầu một thời kỳ hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc.Những năm Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp, chính quyền thực dân coiNguyễn Ái Quốc là một nhân vật nguy hiểm Chúng huy động cả một lực lượngmật thám dày đặc thường xuyên theo dõi, thu thập tài liệu về Người Đã có hàngvạn trang tài liệu liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc Song khôngmột trở lực nào có thể ngăn cản được ý chí và nghị lực quyết tâm cứu nước củaNgười

Với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã sử dụng để viết hàng trăm bài báophục vụ cho sự nghiệp tuyên truyền cách mạng Trong khoảng thời gian từ 1919đến 1926 bút danh Nguyễn Ái Quốc được sử dụng nhiều nhất Người viết cáctác phẩm quan trọng đối với cách mạng Việt Nam như “Bản án chế độ thực dânPháp” (1925); “Đường cách mệnh” (1927) Cuốn đầu là bản cáo trạng đối vớichủ nghĩa đế quốc nói chung để thức tỉnh đồng bào Việt Nam và các dân tộc bị

áp bức; cuốn sau là định hướng cho hành động cách mạng, cổ vũ mọi ngườinhận rõ kẻ thù vùng lên giải phóng mình thoát khỏi khổ đau

Sau lần không may bị bắt tại Hương Cảng năm 1931, từ đây mật thámPháp tưởng Nguyễn Ái Quốc đã bị chết trong nhà tù, vì những tin đồn này dochính luật sư Lôdơbi đưa ra để bảo vệ Người an toàn khi trốn tránh sự rình rậpcủa kẻ thù Năm 1933 Nguyễn Ái Quốc chắp nối liên lạc được với các tổ chức

Trang 34

cách mạng và Người đi Liên Xô tiếp tục hoạt động cách mạng Một thời gian dàiNguyễn Ái Quốc mất hút trong sổ điều tra của mật thám Pháp Tên gọi Nguyễn

Ái Quốc lại được xuất hiện trong lời kêu gọi “Kính cáo đồng bào” ngày6/6/1944 Đến tận lúc này mật thám Đông Dương mới bàng hoàng được biết GiàThu, Thu Sơn xuất hiện ở biên giới Việt – Trung không phải ai khác đó chính làNguyễn Ái Quốc

Câu 27: Thời gian đầu mới về nước, Bác Hồ mang bí danh là gì? Sống

ở đâu? Trong thời gian này Người đã dịch cuốn sách gì? Sáng tác những bài thơ nào?

Trả lời

Thời gian đầu mới về nước, Bác Hồ mang bí danh là Già Thu, sống tạihang Cốc Bó, làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.Trong thời gian này Người đã dịch cuốn sách: “Lịch sử Đảng Cộng sản (B)Nga” (tóm tắt) ra tiếng Việt để làm tài liệu huấn luyện cho cán bộ đảng viên.Cũng trong thời gian này, Người đã sáng tác nhiều bài thơ hay như: Pác Bóhùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó…

Pác Bó hùng vĩ

Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là

Đây suối Lênin kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà.

Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng,

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu 28: Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi, bút danh, bí danh? Hãy nêu một

số tên mà Bác đả sử dụng?

Trang 35

Trả lời

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài Quá trình hoạt động đó Người đã đi quabốn châu lục, vượt qua ba đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chụcnghề khác nhau Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Người phải thayđổi họ tên rất nhiều lần Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm giới thiệu, hiệnnay Bác Hồ có 174 tên gọi, bút danh và bí danh Ngoài ra còn 15 tên gọi, bídanh, bút danh cần nghiên cứu thêm Tên gọi đầu tiên là Nguyễn Sinh Cung (lúcmới sinh năm 1980) Tháng 5/1968 đi thăm Côn Minh, Trung Quốc, Chủ tịch

Hồ Chí Minh dùng bí danh Đinh nhất Người còn ký tên Đinh nhất trong thư gửicác đồng chí Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu, ngày 25/5/1968 Người thông báosức khoẻ của Người sau thời gian đi Trung Quốc về, thư viết bằng chữ Hán Một

số tên của Bác như; Văn Ba, Vương, Lý Thuỵ, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ,

Hồ Quang, Già Thu, Nguyễn Ái Quốc, XYZ, Nguyễn T.L., Trần Lực, Wang…

Câu hỏi 29: Tình hình thế giới lúc Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh)

ra đời có những đặc điểm gì đáng chú ý ?

Trả lời:

- Cuối thế kỷ XIX, những phát minh mới trong lĩnh vực khoa học – kỹthuật đã tạo nên bước ngoặt cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa – nền sản xuấtđại công nghiệp cơ khí

- Sự phát triển tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản báo hiệu cho sựchuyển biến sang một giai đoạn mới – giai đoạn độc quyền đế quốc chủ nghĩa.Các tổ chức độc quyền sản xuất, nắm tiềm lực kinh tế và dần dần chi phối nềnchính trị ở mỗi nước Sự xâm nhập của tư bản độc quyền công nghiệp với tư bảnđộc quyền ngân hàng đã gắn kết thành tư bản tài chính

- Để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường thu nhiều lợi nhuận, các nước

tư bản đẩy mạnh tốc độ gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa Phần lớn cácnước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc

Trang 36

của chúng Nhân dân các nước thuộc địa bị chúng chà đạp lên những giá trị vănhoá, tinh thần, tước đoạt quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội.

- Chiến tranh thực dân và chiến tranh đế quốc diễn ra ác liệt Các nước tưbản dùng sức mạnh quân sự, chiếm đoạt thuộc địa của nhau, gây chiến tranhnhằm phân chia lãnh thổ trên thế giới

- Cuối thế kỷ XIX, tình hình quốc tế nổi bật hai mâu thuẫn cơ bản: mâuthuẫn giữa vô sản và tư sản; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa

- Giữa lúc phong trào kháng chiến cứu nước trong nhân dân đang dângcao, thì bè lũ vua quan cầm quyền đã thoả hiệp với kẻ thù dân tộc ký Hiệp ướcPatenotre (6-6-1884), chịu sự bảo hộ của đế quốc Pháp cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ

Sự kiện này đã đánh dấu sự đầu hàng của toàn bộ giai cấp phong kiến Việt Namtrước chủ nghĩa tư bản Pháp

- Xã hội Việt Nam lúc này nổi bật hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữatoàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nhân dân ViệtNam mà chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ, phong kiến

- Hưởng ứng lời kêu gọi qua Chiếu Cần Vương ngày 13-7-1885 do (TônThất Thuyết lấy danh nghĩa là Vua), các sĩ phu và nhân dân yêu nước nổi dậyđánh Pháp mạnh mẽ với quy mô rộng lớn (Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi,Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Hưng Yên, Thái Bình…) Đến cuối năm 1895

Trang 37

về cơ bản phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương đã thấtbại.

- Phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIXcùng với các cuộc đấu tranh của nông dân mà đỉnh cao là khởi nghĩa Yên Thế bịthất bại Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng tháng 2/1930 bị thất bại,một số hạt nhân nòng cốt của khởi nghĩa bị đế quốc Pháp bắt giam hoặc giết nhưNguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Tuấn Tài Cách mạng Việt Namlâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối Yêu cầu khách quan của cáchmạng Việt Nam lúc này là phải có một đường lối đúng để giải phóng dân tộcthoát khỏi ách ngoại xâm Nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho dân tộc, cho mỗi ngườiyêu nước Việt Nam khi đó là phải tìm ra đường lối cứu nước, cứu dân thoát khỏiách thống trị của đế quốc Pháp và tay sai

Câu hỏi 31: Những phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã

có tác động như thế nào đến nhận thức và tình cảm của Hồ Chí Minh?

- Những điều kiện bên trong và bên ngoài đó đã kết hợp với nhau tạo nênmột hướng mới trong phong trào yêu nước Khẩu hiệu “trung quân, ái quốc”không còn tác dụng động viên tập hợp nhân dân ta chiến đấu nữa, mà phải tìmmột con đường cứu nước mới

- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không chỉ có nông dân như trước

mà còn có tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân Vai trò lãnh đạo thuộc vềmột số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng mới và xuất hiện những hìnhthức đấu tranh mới như: lập hội, biểu tình, tập hợp quần chúng để diễn thuyết,tuyên truyền…

Trang 38

- Điển hình trên vũ đài chính trị Việt Nam thời kỳ này là sự tồn tại và pháttriển hai xu hướng: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan ChuTrinh Xu hướng bạo động có những hoạt động tiêu biểu như: phong trào “Đôngdu” từ 1905 – 1908, Duy Tân Hội (1904) với chủ trương quân chủ lập hiến;thành lập Việt Nam Quang phục hội với chủ trương cộng hoà dân quốc (năm1912) Xu hướng cải cách mở trường học theo lối mới (Đông Kinh nghĩa thục ở

Hà nội)

- Hai xu hướng bạo động và cải cách đều bắt nguồn từ tinh thần yêu nước,nên không đối lập nhau mà đã hỗ trợ, phối hợp với nhau để dấy lên một cao tràocách mạng trong những năm đầu thế kỷ mang tính chất tư sản Cuối cùng cả hai

xu hướng đều thất bại trước sự đàn áp của đế quốc Pháp, chấm dứt hai kỳ vọng:

kỳ vọng thứ nhất là dựa vào Nhật Bản “anh cả da vàng” để giành độc lập; kỳvọng thứ hai là mở cuộc vận động văn hoá công khai hợp pháp mở mang dân trí,chấn dân khí nhằm nâng cao trình độ tư tưởng của đồng bào, giành thêm nhiềuquyền lợi cho dân Việt Nam đối với “Nhà nước bảo hộ”

- Đến đây, phong trào cách mạng Việt Nam vẫn ở trong tình trạng khủnghoảng đường lối Các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX tuy thiết tha yêu nước,phần nào đã có chuyển biến trong tư tưởng nhưng vẫn bị hạn chế bởi điều kiệngiai cấp và điều kiện thời đại, (Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật; Phan ChuTrinh muốn dựa vào Pháp), chưa có một đường lối cách mạng đúng đắn Lúcnày, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) là một thanh niên mới lớn nhưng đã sớm

có nhận thức xã hội sâu sắc và rất đau sót trước nỗi thống khổ của đồng bào.Nguyễn Tất Thành đã có ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào Ngườikhâm phục các cụ phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh, PhanBội Châu nhưng không tán thành cách làm của một người nào Năm 1911,Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn, rồi sang Pháp sau đó bôn ba ở nhiều nước khácnhau trên thế giới để tìm đường cứu nước, cứu dân

Câu hỏi 32: Một số hoạt động chủ yếu của Nguyễn Tất Thành từ 1904 đến 6/1911?

Trang 39

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên ở đất Lam Hồng – Nghệ An, nơiđược ví như đất “Yên triệu của Việt Nam”; nơi mà mỗi bước đường đều in dấuanh hùng

Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyệnĐức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, (nay thuộc xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh HàTĩnh) Thời gian này, ông Nguyễn Sinh Sắc dạy học ở nhà ông Nguyễn Bá Uý.Ngoài thời giờ học tập, Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh thămcác nhân sĩ yêu nước (đến làng Đông Thái – quê hương của Phan Đình Phùng;làng Trung Lễ – quê hương của Lê Ninh…) hoặc thăm các di tích lịch sử nhưthành Lục Niên, miếu thờ La Sơn phu tử…

Khoảng tháng 9 năm 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt đượcông Nguyễn Sinh Sắc xin cho theo học lớp dự bị trường Tiểu học Pháp – bản xứ

ở thành phố Vinh, cách Kim Liên khoảng 15 km Trong thời gian này, hai anh

em trọ ở một gia đình nghèo mạn Cầu Rậm (Vinh) và thường thường chiều thứbảy đi bộ về thăm nhà, sáng thứ hai lại xuống để học Chính tại trường tiểu họcnày, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được nghe khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng –Bác ái của Pháp

Đau xót trước nỗi thống khổ của đồng bào lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thànhsớm “có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào” Được tiếp xúc nhiều vớicác bậc chí sĩ yêu nước, Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng HoaThám, Phan Bội Châu Nhưng khi các cụ trong Duy Tân hội gợi ý với Tất Thànhnên cùng bạn bè thanh niên đi học bên Nhật, thì Anh từ chối, không tán thànhhoàn toàn cách làm của một người nào Bởi vì, theo Anh: Cụ Phan Chu Trinhchỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, như vậy là sai lầm, chẳng khác nào

“xin giặc rủ lòng thương” Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đánh đuổi Pháp Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế đơ vị trực tiếp đấu tranh chống Pháp Nhưng theo lời người ta kể thì “Cụ còn nặng cốt cách phong kiến” Bản thân

Trang 40

Nguyễn Tất Thành là một người đọc Tân thư, đã bước đầu hiểu được thế nào là

“tự do, bình đẳng” nên việc Anh không hài lòng với cốt cách trên thì cũng làđiều dễ hiểu

Lúc bấy giờ, ở Việt Nam diễn ra một cuộc đấu tranh tư tưởng và chính trịgiữa ba con đường cứu nước Một thanh niên giàu lòng ưu ái đồng bào nhưNguyễn Tất Thành đã sớm có tinh thần độc lập suy nghĩ, không theo lối mòn màquyết đình đi tìm một con đường mới Với cách suy nghĩ đó, Nguyễn Tất Thành

đã trực tiếp tham gia nhiều hoạt động yêu nước

Cuối tháng 5 năm 1906, Nguyễn Tất Thành cùng Nguyễn Tất Đạt theocha vào Huế trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc vào kinh đô nhậm chức Tại Huế,tháng 9-1906, Nguyễn Tất Thành vào học lớp sơ đẳng (élémentaire) trường tiểuhọc Đông Ba Huế Sau khi đỗ tiểu học, Nguyễn Tất Thành thi đậu vào họctrường Quốc học Huế và được nhận vào lớp trung đẳng (moyen)

Năm 1907, sau bao nhiêu năm sống dưới ách thống trị tàn nhẫn của thựcdân Pháp, lần đầu tiên nông dân các tỉnh Trung Bộ nổi dậy chống thuế Họ đitay không, không có khí giới Họ chỉ yêu cầu giảm thuế Để tỏ tình đoàn kếtnhất trí, họ đầu cắt tóc ngắn và gọi nhau là “đồng bào” Bọn Pháp dùng khủng

bố đại quy mô để trả lời họ Chúng giết và bắt hơn một nghìn người cầm đầu vànhững người bị nghi là có liên quan đến việc đó Nhà tù chật ních người Hầuhết các phần tử trí thức yêu nước đều bị bắt bỏ tù Những nhà học giả nổi tiếngđược nhân dân kính mến, cũng bị chém đầu Bọn Pháp gọi phong trào này là “ánđồng bào cắt tóc”

Tháng 5-1908, Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống thuếcủa nông dân ỉnh Thừa Thiên Vì tham gia nhiều hoạt động yêu nước, tham giacuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành đã bị thực dân Pháp để ý theodõi Ông Nguyễn Sinh Sắc cũng bị chúng khiển trách với lý do đã để cho contrai có những hoạt động Bài Pháp Sau đó, Nguyễn Tất Thành đi dần vào phíaNam Bộ để nuôi chí lớn, tìm cách đi ra nước ngoài

Ngày đăng: 11/04/2017, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w