1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

LUẬN VĂN KINH TẾ ĐỘC QUYỀN: Nguồn Lao Động Chất Lượng Cao Cho Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Tỉnh Hải Dương Hiện Nay

118 248 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 17,45 MB

Nội dung

Bài luận án kinh tế ĐỘC QUYỀN gồm 118 trang,bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về NLĐ CLC trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh, luận văn tập trung làm rõ thực trạng NLĐ CLC, từ đó đưa ra những dự báo và đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản góp phần phát triển NLĐ CLC để thực hiện CNH, HĐH ở tỉnh Hải Dương.

Trang 1

MỤC LỤC

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn lao động chất lượng cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Q0 - SSsssnserrrrrrrrrrrer 10

1.1 Cơ sở lý luận về nguồn lao động chất lượng cao 10 1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động chất lượng cao 27 1.3 Kinh nghiệm về phát triển nguồn lao động chất lượng cao để

thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một số địa phương 32

Chương 2: Thực trạng nguồn lao động chất lượng cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hải Dương hiện nay .- -‹ 45

2.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với sự hình thành, phát triển

nguồn lao động chất lượng cao ở tỉnh hải đương - 45

2.2 Tình hình nguồn lao động chất lượng cao ở tỉnh Hải Dương 50

2.3 Những hạn chế đang tồn tại và nguyên nhân 76 Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lao

động chất lượng cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương 89 3.1 Phương hướng co ban để phát triển nguồn lao động chất |Ì VU 5T 10 HáA)IIaỈồùỪùỒÍỒỌỒẮỌOđỒỔỒaiiaẳaiẳaẳđäẳäẳăäaũố4Ảố 89

3.2 Một số giải pháp phát triển nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hải Dương đến

Kết luận 2222222221221 2171212112112171212111112121221121 22 cce 111

Trang 2

DANH MỤC BÁNG BIÊU

Bảng 2.1 Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh (giai đoạn

“0050 51

Bang 2.2 Dao tao nguồn lao động hàng năm ở tỉnh Hải Dương 63

Bảng 2.3: Dao tao lao động hang năm 2011 — 2014 tỉnh Hai Duong 63

Bảng 3.1: Dự báo dân số và nguồn lao động tỉnh Hải Dương 91

Bảng 3.2 Dự báo số lượng lao động qua đào tạo phân theo trình độ 91

Trang 3

DANH MUC CAC TU VIET TAT

CNH, HDH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NNL: Nguồn nhân lực

NLĐ: Nguồn lao động

NNL CLC: Nguồn nhân lực chất lượng cao

NLD CLC Nguồn lao động chất lượng cao

THPT: Trung học phổ thông

THCS: Trung học cơ sở

Trang 4

1

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thé tất yếu của thế giới, sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặc biệt là khoa

học và công nghệ đã thúc đây lực lượng sản xuất của nhân loại phát triển ở trình độ ngày càng cao hơn Điều đó mang lại những thời cơ lớn cho mỗi

quốc gia, khu vực trong quá trình phát triển Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia đó là chọn khâu đột pha nao lam cơ sở tạo động lực để vừa đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững về kinh tế, vừa giữ vững định

hướng về chính trị, văn hóa, xã hội

Theo đó, vấn đề NNL nói chung trong đó có nguồn lao động được

nhiều quốc gia lấy làm mục tiêu then chốt bởi lẽ đây là nhân tố cơ bản, trực

tiếp quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã hội cũng như mục tiêu

CNH, HĐH ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới Cùng với sự phát triển

không ngừng của tri thức, công nghệ cao trong bối cảnh thế giới đương đại, NLĐ ngày càng được đòi hỏi ở trình độ cao hơn dé nhanh chóng trực tiếp tham gia góp phần đây nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH của quốc gia, đó chính là nguồn lao động chất lượng cao trực tiếp tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế

Ở Việt Nam, thực hiện CNH, HĐH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ Đặc biệt, từ Đại hội VIII, sau khi đã có

những kết quả quan trọng làm tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của

chặng đường 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã chủ trương chuyên sang giai đoạn "Đây mạnh CNH, HĐH đất nước" nhằm nâng quá

trình CNH, HĐH lên một trình độ mới phát triển cả về lượng và chất Do

đó, giai đoạn này lại đặt ra những yêu cầu cấp thiết hơn về chất lượng, trình

độ đối với NLĐ trực tiếp tham gia vào quá trình CNH, HĐH đất nước Đòi

Trang 5

2

hội của đất nước Nghị quyết Dai hdi VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ đó là phát triển NLĐ trở thành điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của quá trình CNH, HĐH ở nước ta

Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, toàn Đảng, toàn dân ta đã đoàn kết phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, nâng cao vi thế của đất nước trong khu vực và thế giới trên cơ sở những thành tựu đạt

được từ quá trình đây mạnh CNH, HĐH Trong đó, không thể không kể

đến những nỗ lực của từng địa phương Hải Dương là một tỉnh nằm trong

vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thời gian qua, Đảng bộ, nhân dân toàn

tỉnh đã nỗ lực, phát huy tính tiên phong trên mọi lĩnh vực, có những đóng góp cụ thể, thiết thực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hiện thực hóa

những đường lỗi, chủ trương phát triển đất nước của Đảng theo định hướng

xã hội chủ nghĩa Mặc dù vậy, ở Hải Dương hiện nay, quá trình đây mạnh

CNH, HĐH còn gặp phải những khó khăn như quá trình chuyên địch cơ cấu kinh tế còn chậm, kết cấu hạ tầng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu phát

triển, bên cạnh đó, chất lượng giáo dục đào tạo chưa tương xứng với yêu

cầu phát triển, hội nhập Để khắc phục những khó khăn, tại Đại hội Đảng

bộ Tỉnh Hải Dương lần thứ XV nhiệm kỳ 2011-2015, tỉnh Hải Dương đã xác định NLĐ đặc biệt là NLĐ CLC là một trong những giải pháp then chốt để tiếp tục đây mạnh CNH, HĐH của tỉnh, sớm đưa Hải Dương trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại Vì vậy, việc nghiên cứu "Nguồn lao

động chất lượng cao cho CNH, HĐH tỉnh Hải Dương hiện nay" là đề

tài có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với điều kiện, tiềm lực thực tế của tỉnh

Hải Dương trong quá trình tiếp tục đây mạnh CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 6

3

chuyên biến to lớn trên mọi lĩnh vực Đây mạnh CNH, HĐH trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay, nhu cầu về NLĐ CLC càng trở nên cấp thiết Liên quan đến van dé NLD CLC để thực hiện qua trinh CNH, HDH cho

đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khoa học thể hiện rõ

những vấn đề lý luận và thực tiễn sâu sắc, là tiền đề quan trọng để Việt

Nam thực hiện thắng lợi thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và mỗi địa phương thực hiện thành công CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội, nâng

cao đời sống nhân dân Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mà tác giả đã tìm kiếm, tham khảo và đề cập đến sau đây chủ yếu tiếp cận vấn đề này ở

phạm vi rộng hơn là NNL CLC trong đó bao gồm những nội dung nghiên cứu về NLĐ CLC đang trực tiếp làm việc đóng góp vào sự nghiệp CNH, HDH đất nước

Trong công trình khoa học “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tác giả Mai

Quốc Chánh, 1999, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và làm

rõ cơ sở lý luận, mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực và quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặc biệt đối với nhiệm vụ của quá

trình này trong bối cảnh hiện tại Tác giả luận văn nhận thấy, tác giả Mai Quốc Chánh đã chỉ ra những tiêu chí để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực nói chung và đặc biệt là chất lượng của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thể mang tính định hướng để nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công trình khoa học “Nguôồn nhân lực trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Trọng Chuẩn, 1996, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội lại đi sâu vào phân tích đặc điểm của nguồn nhân lực nói

chung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong đó có

Trang 7

4

thống những giải pháp cụ thể để nguồn nhân lực nói chung đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cũng nghiên cứu về nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công trình khoa học “Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tiễn hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của

tác giả Vũ Huy Chương, 2002, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội lại đi vào

một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu để tạo ra nguồn nhân lực đủ

điều kiện đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho phù

hợp yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đó là vấn đề đào tạo nguồn nhân

lực trực tiếp tham gia vào quá trình này Trong đó, tác giả đã khẳng định vai trò của đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiến tới

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu ngày càng cao của

sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, đồng thời chỉ rõ những giải pháp

nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực để tiến hành công

nghiệp hóa trong đó đổi mới giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vu then chét dé tạo ra nguồn lao động có chất lượng cao trực tiếp tham gia phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong bài viết "Phát triển NNL CLC trong sự nghiệp CNH, HĐH đất

nước và hội nhập kinh tế quốc tế" trên Tạp chí Lý luận Chính trị Số 8/2002,

tác giả Nguyễn Hữu Dũng đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn việc phát triển NNL CLC trong đó có NLĐ CLC để từ đó đưa ra những giải

pháp hướng tới phát triển NNL CLC đáp ứng đồng thời quá trình CNH,

HDH và hội nhập kinh tế quốc tế

Cũng liên quan đến vấn đề NNL và NLĐ trong quá trình CNH,

HĐH, bài viết "Phát triển nguồn lực con người cho CNH, HĐH trên cơ sở

tiếp tục đổi mới giáo dục đào tạo" trên Tạp chí Khoa học xã hội số 1/2003, GS.TS Đặng Hữu đã phân tích sâu sắc vấn đề phát triển NNL nói chung cho CNH, HĐH Theo đó, bài viết đã khẳng định vai trò của việc phát triển

Trang 8

5

ra giải pháp cơ sở của vấn đề là tiếp tục đổi mới giáo dục đào tạo Cho đến nay, đây vẫn là một giải pháp mang tính trọng tâm, then chốt trong việc

phát triển nguồn lực con người nói chung NLĐ trực tiếp tham gia vào quá

trình CNH, HĐH nói riêng

Đề cập đến quá trình đây mạnh CNH, HĐH, tác giả Hồ Trọng Viện

đã đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng NNL trong công

trình nghiên cứu "Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu đây mạnh

CNH, HĐH đất nước" đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị số 1/2003

Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ những nội dung, yêu cầu cấp thiết về NNL

dé đáp ứng đòi hỏi của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam

Là người có rất nhiều công trình nghiên cứu về vẫn đề NNL đặc biệt

la NLD CLC cho CNH, HDH Trong bai viết "Đào tạo nhân lực cho sự

nghiệp CNH, HĐH dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay", đăng trên Tạp chí

Cộng sản số 4 tháng 2/2005, GS.TS Đặng Hữu cũng đưa ra quan điểm về

những yêu cầu đối với NNL trong đó có bộ phận NLĐ đang trực tiếp tham gia phục vụ quá trình CNH, HĐH dựa trên tri thức Như vậy, ở đây, ngoài nghiên cứu, tìm hiểu về NNL cho sự nghiệp CNH, HĐH, bài viết còn khẳng định những vấn đề đặt ra đối với NNL đặc biệt là NLĐ đang trực tiếp làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực khi quá trình CNH, HĐH gắn với sự ra đời của nền kinh tế tri thức

Cũng trong bối cánh này, đề cập đến đòi hỏi cao hơn đối với NNL

trong đó quan trọng nhất là NLĐ CLC, tác giả Nguyễn Đình Luận đã đi

vào nghiên cứu về NNL CLC trong bài viết "Phát triển NNL CLC cho sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước", đăng trên Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn kỳ 2 tháng 7/2005 Trong công trình nay, tác giả đã làm rõ

những vấn đề liên quan đến NNL CLC và vai tro cia NLD CLC đối với sự

Trang 9

6

Công trình nghiên cứu "Nguồn lực con người trong quá trình

CNH, HDH o Việt Nam", Nxb Lý luận Chính trị Hà Nội, 2005 cũng có nội dung đề cập đến những vấn đề chung về nguồn lực con người trong

đó có NLĐ trực tiếp tham gia vào quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam,

thực trạng và giải pháp

Nghiên cứu những vấn đề chung về NNL CLC, công trình khoa học

"Xung quanh vấn đề xây dựng NNL CLC" của tác giả Nguyễn Huy Trung

trên Tạp chí Lao động và xã hội đã tập trung làm rõ những nội dung về xây

dựng NNL CLC, những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng NNL

CLC, từ đó đưa ra những giải pháp mang tính định hướng để xây dựng,

phát triển NNL CLC

NNL CLC quan trọng nhất là NLĐÐ CLC đang trực tiếp tham gia vào

quá trình CNH, HĐH, đó là yêu cầu tất yếu của bối cảnh thế giới hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự ra đời nền kinh tế tri thức, đó cũng là điều kiện quan trọng để mỗi quốc gia hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững Theo đó, bằng việc chỉ ra những vấn đẻ lý luận và thực tiễn về NNL CLC trong công trình nghiên cứu "NNL CLC - Lý luận và thực tiễn", đăng trên Tạp chí Lao động xã hội, số 308, tháng 4/2007, tác giả Vũ Thị Phương Mai đã đóng góp những vấn đề mới về lý luận và làm rõ những thành tựu, hạn chế trong viéc dao tao, str dung NNL CLC ở Việt Nam

Đi sâu vào tính thực tiễn để đề xuất những giải pháp mang tinh kha

thi, tác giả Nguyễn Anh Tuấn có bài nghiên cứu "Thực trạng và giải pháp

phát triển NNL CLC" đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 4/2008 Trong bài viết, tác giả đã làm rõ thực trạng phát triển NNL CLC, những

thành tựu, hạn chế và đưa ra những giải pháp để phát triển NNL CLC trong

do cd NLD CLC ở Việt Nam giai đoạn tập trung thực hiện nhiém vu CNH,

HDH đất nước

Trang 10

7

là cần phải nỗ lực, tập trung mọi nguồn lực để đây mạnh phát triển NNL CLC đặc biệt là NLD chat lượng cao trực tiếp phục vụ nhiệm vụ CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam Những vấn đề đó được làm rõ trong công trình nghiên cứu "Đây mạnh phát triển NNL CLC phục vụ CNH,

HĐH trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", tại Hội thảo khoa học

"Phát triển kinh tế - xã hội trong Cương lĩnh đổi mới"

Qua tìm hiểu, phân tích, so sánh và tổng hợp, tác giả nhận thấy mặc dù được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và những thời điểm khác nhau nhưng các công trình nghiên cứu đi trước đều là những tài liệu có giá trị cả

về lý luận và thực tiễn, đóng góp to lớn về mặt khoa học Các công trình đã đi vào nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc, toàn điện và làm sáng tỏ

những vấn đề chung về NNL CLC trong đó có đề cập dén NLD CLC, phat

triển NLD CLC với vai trò là một bộ phận của toàn bộ NNL cần thiết cho

CNH, HĐH Đặc biệt, có nhiều công trình tập trung làm rõ tính cấp thiết

của phát triển NNL dac biét la NLD CLC trong qua trinh CNH, HDH đất

nước hay nói cách khác là khẳng định vai trò không thể thiếu của NLĐ

CLC đối với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH ở Việt Nam

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đồng thời, tác giả cũng nhận

thấy, các công trình nghiên cứu ở trên đều đã làm rõ định hướng, quan

diém cla Dang ta vé NLD CLC cho CNH, HĐH trong từng giai đoạn của

đất nước Như vậy, qua các công trình nghiên cứu, những vấn đề lý luận và thuc tién vé NLD CLC trong quá trình CNH, HĐH đã được làm sáng rõ, từ đó các tác giả đưa ra những giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với tình hình, bối cảnh thực tế Đó là cơ sở quan trong dé tác giả tham khảo, tiếp

cận, nghiên cứu và triển khai viết luận văn Tuy nhiên, các công trình

nghiên cứu đó đều có hướng tiếp cận và phạm vi nghiên cứu trên tầm vĩ

mô, chủ yếu đưa ra những nghiên cứu tông thể, những đóng góp về mặt lý

luận chung và thực trạng phát triển NNL CLC nói chung trong quá trình

Trang 11

8

NNL do la NLD dic biét NLD CLC dang truc tiép tham gia vào quá trình CNH, HĐH Hơn nữa, tác giả nhận thấy các công trình khoa học đi trước

chủ yếu nghiên cứu về NLĐ trên phạm vi quốc gia mà chưa có sự phân tích

vấn đề này ở phạm vi tỉnh Hải Dương Chính vì vậy, qua nghiên cứu, tìm

hiểu và khảo sát thực tiễn, luận văn này sẽ tập trung vào những vấn đề về

NLĐ CLC để thực hiện CNH, HĐH ở Hải Dương hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể về đào tạo, sử dụng và phát triển NLD CLC dé thue

hiện CNH, HĐH ở địa phương đáp ứng yêu cầu hiện nay 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về NLĐ CLC trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh, luận văn tập trung làm rõ thực trạng NLĐ CLC, từ đó đưa ra những dự báo và đề xuất những phương

hướng, giải pháp cơ bản góp phần phat trién NLD CLC dé thuc hién CNH, HDH

6 tinh Hai Duong

3.2 Nhiém vu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:

Một là, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về NLĐ CLC, quá

trình đây mạnh CNH, HĐH và vai trò của NLĐ CLC đề thực hiện CNH, HĐH ở

Việt Nam

Hai là, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trang vé NLD CLC trong

quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương

Ba là, chỉ ra những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, từ đó đề xuất

những giải pháp khả thi để phát triển NLD CLC cho CNH, HDH 6 Hai Duong

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn lao động đang trực tiếp

Trang 12

9

độ cao đẳng, đại học trở lên, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện của tỉnh Hải Dương

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

- Về không gian: Địa bàn tỉnh Hải Dương

- Về thời gian: Giai đoạn từ năm 201 I - 2015, các giải pháp đến năm 2020

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học của môn kinh tế chính trị để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề NLD CLC

phục vụ quá trình CNH, HĐH

Luận văn còn sử dụng các phương pháp khác: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp, so sánh đối

chiếu để xử lý các tư liệu liên quan trong quá trình viết luận văn

6 Những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ những hạn chế, bất cập về NLĐ CLC đối

với việc thực hiện CNH, HĐH ở tỉnh Hải Dương Từ đó, đề xuất những

giải pháp nâng cao chất lượng, trình độ của NLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu

của quá trình này trong điều kiện hiện nay

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung luận văn được kết cấu thảnh 3 chương lớn

Trang 13

10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VE NGUON LAO DONG

CHẤT LƯỢNG CAO CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.1 CO SO LY LUAN VE NGUÒN LAO DONG CHAT

LUQNG CAO

1.1.1 Khái niệm nguồn lao động chất lượng cao

1.1.1.1 Nguôn lao động

Trong quan điểm duy vật về lịch sử, khi bàn về nội dung sản xuất vật

chất, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội và phương thức sản xuất của xã hội loài người, Các Mác đã đề cập đến vấn đề người lao động

với những kỹ năng lao động ở phạm trủ lực lượng sản xuất Theo ông, lực

lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư

liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động, trong đó lực lượng sản xuất

hàng đầu của toàn thê nhân loại là công nhân, là người lao động Con người lao động trong lực lượng sản xuất xã hội có sức mạnh và kỹ năng lao động,

trí tuệ và lao động cơ bắp Có thể khẳng định, NLÐ là một bộ phận quan

trọng, quyết định của lực lượng sản xuất xã hội mà ngay từ quan điểm duy vật về lịch sử Các Mác đã nhắn mạnh đó là người lao động Đến học thuyết kinh tế về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, trên lập trường nghiên cứu kinh tế chính trị học, Các Mác cũng đề cập đến yếu tố con người đối

với quá trình sản xuất của xã hội ở khái niệm về sức lao động Trải qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử nền sản xuất vật chất của xã hội gắn

liền với nó là lịch sử các tư tưởng kinh tế chính trị học nói riêng và các

khoa học khác nói chung, vấn đề về yếu tố người lao động ngày càng được

làm sáng tỏ, đầy đủ hơn với những đặc điểm và cách gọi khác nhau phù

hợp với trình độ phát triển và yêu cầu của nền kinh tế Cho đến nay, rất

Trang 14

11

niém dua ra chua thống nhất, bên cạnh đó vẫn còn có sự lẫn lộn và trùng lặp giữa khái niệm NLĐ với các khái niệm liên quan Trên cơ sở đặt khái niệm này trong mối quan hệ với các khái niệm liên quan như nguồn nhân

lực, lực lượng lao động, luận văn sẽ phân tích một cách toàn diện, trọng

tâm và đầy đủ nội dung, phạm vi, đối tượng của khái niệm NLĐ Việc xem

xét và phân biệt ba khái niệm này sẽ tạo cơ sở nghiên cứu phù hợp với mục

tiêu và nhiệm vụ của luận văn nói riêng và quá trình học tập, thực hành

nghề nghiệp trong thực tiễn nói chung

Trước hết, về khái niệm nguồn nhân lực, có rất nhiều quan điểm khác nhau Theo Liên Hợp Quốc “NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng,

kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” Ngân hàng thế giới định nghĩa: NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thê lực, trí lực, kỹ năng

nghề nghiệp của mỗi cá nhân Như vậy, ở đây nguồn lực con người được

coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên

Theo Tổ chức quốc tế về lao động (ILo) thì NNL của một quốc gia là

tổng thể các tiềm năng lao động con người của một quốc gia được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước NNL được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp

nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, NNL bao gồm toàn bộ dân

cư có thể phát triển bình thường Theo nghĩa hẹp, NNL là khả năng lao

động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vảo lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào

Trang 15

12

Từ việc nghiên cứu, tổng hợp, so sánh những quan điểm trên, tác giả cho rằng NNL dùng để chỉ tổng hợp những con người cụ thể có khả năng tham gia vào quá trình lao động với các yếu tố về thể lực, trí lực,

tâm lực; tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc

gia trong thé théng nhất hữu cơ năng lực xã hội (thê lực, trí lực, nhân

cách) và tính năng động xã hội của con người, nhóm người, tô chức, địa phương, vùng, quốc gia Nói cách khác, NNL bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia vào nền sản xuất xã hội theo Luật Lao động quy định

Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuôi qui định, thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người chưa có việc làm

nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm Như vậy, có một bộ phận dân SỐ

được tính vào NNL nhưng không nằm trong lực lượng lao động Đó là

những người không có việc làm nhưng không tìm kiếm việc làm, những

người đang đi học và những người thuộc tình trạng khác, ví dụ người nghỉ hưu trước tuổi

NLĐ nói chung là phạm trù phản ánh lực lượng quan trọng nhất của nền sản xuất xã hội Theo từ điển Thống kê: NLĐ là toàn thể những thành viên trong xã hội có khả năng tham gia lao động bao gồm cả những người theo quy định của nhà nước đã hết tuổi lao động nhưng thực tế đang tham gia lao động

Nghiên cứu về các nguồn lực để phát triển kinh tế, bộ môn kinh tế phát triển đề cập đến NLĐ với cách gọi “Nguồn lực lao động” đó là bộ phận dân số trong độ tuôi lao động có khả năng lao động và những người

ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các

ngành kinh tế quốc dân Theo cách hiểu này, nguồn lực lao động luôn được

xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng và chất lượng Số lượng

Trang 16

13

động và số lượng NLĐ được đo bằng số lượng người lao động theo những

quy định nhất định Nguồn lực lao động xét về mặt số lượng bao gồm: dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định) Phần cơ bản của NLĐ là dân số trong độ tudi lao động và được xác định bởi luật pháp của mỗi quốc gia Đa số các nước trên thế giới độ tuổi bắt đầu lao

động từ 14 đến 15 tuổi, tuổi về hưu trung bình là 65 tuổi đối với nam và 60

tuôi đối với nữ Ở Việt Nam, độ tuôi lao động được xác định đối với nam là

từ 15 đến 60 tuổi, đối với nữ là từ 15 đến 55 tuổi

Cũng theo hướng tiếp cận nói trên, nguồn lực lao động xét về mặt chất lượng: được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức

khỏe (thể lực) của người lao động Như vậy, NLĐ bao gồm: Những người đang hoạt động kinh tế trong những ngành nghề khác nhau, cả những người không làm việc nhưng có khả năng lao động

Trên đây là các quan điêm về NLĐ nói chung Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả cũng tìm hiểu và đưa ra một khái niệm cụ thé hon đó là NLĐ của mỗi địa phương Theo Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, NLĐ của xã hội hay mỗi địa phương, ngành là tổng thể những người lao động ở địa phương được xem xét trong khoảng thời gian nhất định

Từ việc phân tích, so sánh ba khái niệm, tác giả nhận thấy có một số

được tính là NNL nhưng lại không phải là NLĐ, đó là: Những người không

có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người

không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học và nguồn lao động luôn rộng hơn lực lượng lao

Trang 17

14

1.1.1.2 Nguén lao động chất lượng cao

Trong những năm gần đây, trước yêu cầu ngày càng cấp thiết về chất

lượng NLD cé kha ning thích ứng, làm việc trong điều kiện khoa học công

nghệ tiến bộ không ngừng, năng suất lao động nâng cao thì khái niệm NLD

CLC đã được đề cập đến rất nhiều Mặc dù vậy, đến nay, NLĐ CLC vẫn

còn là một khái niệm chưa đạt được sự thống nhất, còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này

Các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đã tiếp cận khái niệm

NLĐ CLC trên cơ sở định tinh và định lượng GS Chu Hảo cho rằng, NLĐ

CLC trước hết phải thừa nhận trên thực tế, không phải ở dạng tiềm năng (không đồng nghĩa với học vị cao) NLĐÐ CLC là những người có năng lực

thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc, sáng tạo và có

đóng góp thực sự hữu ích cho công việc xã hội

Xét vé mat dinh tinh thi NLD CLC là một bộ phận của NLĐ, có kha nang đáp ứng được những yêu cầu phức tạp của công việc, từ đó tạo ra năng suất lao động và hiệu quả cao trong công việc, có đóng góp đáng

kể cho sự tăng trưởng và phát triển của cộng đồng cũng như của toàn xã

hội Trên cách tiếp cận mang tính định lượng lại có nhiều cách hiểu khác nhau Một là NLĐ CLC là những người lao động đã qua đảo tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật Tuy nhiên, nếu theo cách hiểu này sẽ dẫn đến sự phân hóa lớn về trình độ của NLĐ này bởi vì trên thực tế

khái niệm lao động đã qua đào tạo rất phức tạp, từ học nghề ngắn hạn đến bậc cao đẳng, đại học đều được xem là lao động đã qua đào tạo

Cách hiểu thứ hai mang tính chất định lượng hẹp hơn là coi NLĐ CLC là

NLĐ có trình độ cao dang, đại học; NLĐ lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách; NLĐ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học Trong nghiên cứu và thực tiễn, còn có

một cách hiểu hẹp hơn đó là chỉ xem những người có trình độ thạc sĩ,

Trang 18

15

O Viét Nam, NLD CLC được Đảng đánh giá và xác định rõ tại Dai hội XI khi đề cập đến NNL chất lượng cao, đó là bộ phận chất lượng cao của NNL xã hội, bao gồm những người không chỉ có tài năng, chuyên môn giỏi theo lĩnh vực hoạt động và chuyên môn của mình mà còn có đầy

đủ đạo đức của người cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ

quốc và nhân dân, thật sự vừa “hồng” vừa “chuyên” Đó là những người

tài, đi đầu trên tất các các mặt, các lĩnh vực hoạt động, nòng cốt trong

NNL quốc gia

Qua thực tiễn tìm hiểu, so sánh và phân tích, tác giả nhận thấy các

cách hiểu trên mặc dù đã chỉ ra phạm vi, đặc điểm và những yêu cầu đối với NLĐ CLC, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định Nếu hiểu về

NLĐ CLC theo cách định tính sẽ dẫn đến khó khăn trong việc thống kê

Nếu hiểu theo cách định lượng sẽ dẫn đến một bất cập đó là không phải bất

kỳ người lao động đã qua đào tạo nào cũng có khả năng đáp ứng được yêu

cầu của công việc tương ứng với trình độ được đào tạo nhưng vẫn được

xem la NLD CLC

Như vậy, dù theo hướng tiếp cận nào thì hầu như các khái niệm đưa ra đều hướng đến mục tiêu xác định NLĐ CLC ở cả hai mặt số lượng và chất lượng Trong đó, các nhà nghiên cứu đều đặc biệt dành nhiều công sức bàn về chất lượng NLĐ để đi đến xây dựng NLĐ CLC Phân tích và so sánh các khái niệm, tác giả nhận thấy, giữa chất luong NLD va NLD CLC

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái

riêng Nói đến chất lượng NLĐ nói chung là muốn nói đến tổng thể NLĐ

của một quốc gia, địa phương, đơn vị trong đó NLĐ CLC là bộ phận cầu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tình tuý nhất, có chất lượng nhất Bởi

vậy, khi bàn về NLĐÐ CLC không thê không đặt nó trong tong thé van dé

chất lượng NLĐ nói chung của một đất nước, địa phương Theo đó, NLĐ

Trang 19

16

kinh tế - xã hội Họ có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác;

có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc Như vậy,

NLĐ CLC phải là những con người phat triển cả về trí lực và thể lực, cả

về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị-xã hội, về đạo đức, tình

cam trong sang NLD CLC có thể không cần đông về số lượng, nhưng

phải có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất

xã hội, tận dụng được thành tựu của nền kinh tế tri thức và tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại

Nhu vay, NLD CLC là NLĐ đặc biệt, họ là kết quả của một quá trình giáo dục - đào tạo, tham gia lao động thực tiễn đúc kết kinh nghiệm và kỹ

năng thực hành

Kế thừa những yếu tố hợp lý trong các quan điểm đã phân tích ở trên, trên cơ sở phạm vi, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn,

tác giả đưa ra quan điểm về NLĐ CLC trên cơ sở cách tiếp cận xuất phát

trực tiếp tu khai niém NLD nhu sau: NLD CLC 1a mot bộ phận tinh túy nhất của NLĐ, có trình độ học vấn từ cao đăng, đại học trở lên đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội, có năng lực vận dụng sáng tạo những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại nhằm tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong quá trình làm việc, có phẩm chất công dân tốt, có đạo đức nghề nghiệp và có đóng góp thiết

thực, hiệu quả vào sự phát triển bền vững của cộng đồng nói riêng và toàn xã hội nói chung

Cần phải khẳng định rằng, NLĐ CLC là một khái niệm mang tính

lịch sử Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi quốc gia, yêu cầu và đặc điểm của NLĐ CLC là khác nhau Mặc dù vậy, bộ phận này luôn giữ

vai trò nòng cốt, “đầu tàu”, trực tiếp dẫn dắt, là lực lượng tiên phong trong

Trang 20

17

Theo hướng tiếp cận như trên, NLĐ và NLĐ CLC có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau Trong đó, NLĐ CLC là một bộ phận cấu thành đặc biệt

quan trọng của NLĐ của một quốc gia, địa phương Vì vậy, khi bản về

NLĐ CLC là xem xét nó trong tổng thể NLĐ nói chung của quốc gia địa phương đó Và trong phạm vị, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn này, tác giả nghiên cứu về NLĐ CLC đó là những người lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, đang trực tiếp làm việc, đóng góp tài

năng, trí tuệ, công sức vao qua trinh CNH, HDH

NLĐ CLC cho CNH, HĐH là yếu tố rất quan trọng có vai trò đảm

bảo khả năng thành công của quá trình này một cách bền vững trên nền tảng tri thức và khoa học công nghệ hiện đại Quá trình CNH, HĐH trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của đất quốc gia thì việc hoàn thiện năng lực, trình độ của NLĐ ngày càng đòi hỏi cao hơn Với vai trò như

vậy, kế thừa những yếu tố hợp lý trên cơ sở những quan điểm về NLĐ

CLC, tác giả luận văn cho rằng NLD CLC cho CNH, HDH là một bộ phận của NLĐ CLC của quốc gia hiện có thực tế đã, đang và sẵn sàng tham gia

vao qua trinh CNH, HDH

1.1.2 Dac diém nguén lao động chất lượng cao

Ngay từ trong nội hàm của khái nệm NLĐ CLC phân tích ở trên đã bao quát các đặc trưng của NLĐ CLC Tiêu chí về lượng ta thấy lao động chất lượng cao nói chung phải là những người đã tốt nghiệp từ cao đẳng,

đại học trở lên, nhưng phải từ loại khá, giỏi Tiêu chí chất lượng thê hiện ở năng lực linh hoạt, sáng tạo, ý chí vượt khó, đạo đức nghề nghiệp thể hiện

tỉnh thần trách nhiệm cao, kỷ năng nghề nghiệp tạo nên sản phẩm có chất

lượng khá, và tốt, phù hợp qua hoạt động thực tế

Tuy nhiên, qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn cho thấy 6

Trang 21

18

Thứ nhất, lao động chất lượng cao là những người có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tinh thần dân chủ, hợp tác, và ý thức vì tập thể, cộng đồng cao

Thứ hai, lao động chất lượng cao là những người có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học trở lên và độ thành thạo

nghiệp vụ khi tham gia hoạt động thực tiễn cao

Thứ ba, lao động chất lượng cao là người có kỹ năng xã hội phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế tri thức, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thay

đổi, thích ứng nhanh, tiếp cận tri thức nhanh và khả năng hội nhập, chuyên

giao cong nghệ

Thứ tư, lao động chất lượng cao là người có ý chí vượt khó, bén bi

Thứ năm, lao động chất lượng cao là người có tỉnh thần và phương

pháp đột phá, sáng kiến, sáng tạo trong công việc

Thứ sáu, lao động chất lượng cao là người có khả năng tự học, tự rút bài học kinh nghiệm bản thân, biết học hỏi đồng nghiệp, làm mới mình thể hiện tiềm lực làm việc lâu dài và có năng lực thực tế tạo nên kết

quả cao và vượt trội, có năng lực cạnh tranh, có đóng góp thực sự hữu ích cho công việc của xã hội

1.1.3 Tiêu chí đánh giá nguồn lao động chất lượng cao

Tiêu chi danh gid NLD CLC sé 1a thước đo quan trọng góp phần đảo tạo ra đội ngũ lao động có kiến thức, kỹ năng, trách nghiệm nghề nghiệp và năng lực cạnh tranh lớn đáp ứng nhu cầu NLĐ CLC trong bối cảnh hiện nay Đánh giá NLĐ CLC trên cơ sở ba tiêu chí cơ bản đó là tiêu chí về thé

lực, tiêu chí về trí lực, năng lực và tiêu chí về phẩm chất

Trước hết, sức khỏe của NLĐÐ là trạng thái thoải mái về thể chất cũng

như tỉnh thần của con người Để phản ánh điều đó có nhiều chỉ tiêu biểu

Trang 22

19

đánh giá trạng thái sức khỏe còn thể hiện thông qua các chỉ tiêu: tý lệ sinh, chết, biến động tự nhiên, tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới tính

Thứ hai, tiêu chí về trí lực, trình độ chuyên môn, kỹ thuật Tiêu chí này

được thể hiện trước nhất ở trình độ văn hóa Trình độ văn hóa là sự hiểu

biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về

lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội Ở một mức độ cho

phép nhất định nào đó thì trình độ văn hoá của dân cư thể hiện mặt bằng

dân trí của một quốc gia Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ: Số lượng và tỷ lệ biết chữ và Số lượng và

tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao dang, dai hoc, trén dai hoc

Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất

lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội Từ

đó, tạo cơ sở để đánh giá NLĐ CLC ở trình độ chuyên môn kỹ thuật Đó là

sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó Đó cũng là trình độ được đảo tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy, ở bậc cao đăng, đại học hay trên đại học Ngoài ra có thể kế đến các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như: Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đảo tạo; Cơ cấu lao động được đảo tạo (cấp đào tạo, công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn, Trình độ đào tạo - cơ cấu bậc thợ.)

Ngoài ra còn có thể xem xét chất lượng nguồn nhân lực thông qua chỉ tiêu

biểu hiện năng lực phẩm chất của người lao động như người lao động có

khả năng tự học, sáng tạo trong công việc để tạo ra năng suất lao động cao, có tác phong công nghiệp, có ý thức tự giác, say mê chuyên môn, có khả

năng thích ứng với những biến đổi của khoa học, công nghệ, mức độ căng

thẳng của công việc NLĐ CLC cũng đồng thời phải là những người lao động có đạo đức tốt đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp và có khả năng thực

Trang 23

20

Do vậy, trên cơ sở các tiêu chí trên có thể đưa ra định hướng, chiến lược và các giải pháp đề phát triển NLD CLC Theo đó, muốn phát triển NLĐÐ CLC phục vụ CNH, HĐH phải phát triển đồng thời cả 3 yếu tố thể lực, trí lực và

xây dựng đạo đức, nhân cách

1.1.4 Vai trò của nguồn lao động chất lượng cao đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HDH ở Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ

nhằm đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp hiện đại Hơn nữa,

nội dung cơ bản của CNH, HĐH không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và

tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dich cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tang cho sự tăng

trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Đồng thời, CNH, HĐH ở nước ta diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng

khoa học và công nghệ cùng với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và đang

tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các nước Đây chính là thời cơ, thuận lợi cho Việt Nam tranh thủ được vốn, kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài dé đây mạnh CNH, HĐH Điều này chỉ có thê thực hiện được nếu như chúng ta xây dựng, huy động và sử dụng được một NLĐ CLC làm nòng cốt

Do đó, để làm rõ vai trò của NLĐ CLC đối với quá trình CNH, HĐH

ở Việt Nam nói chung và CNH, HĐH ở từng địa phương nói riêng, ở đây

đề cập và phân tích từ mối quan hệ giữa NLĐ CLC với quá trình CNH, HĐH Trong đó, NLĐ CLC luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với quá

trình này

Thực tiễn cho thấy, dé thuc hign CNH, HDH cũng như phát trién

kinh tế - xã hội cần đến rất nhiều nguồn lực trong đó NLĐ CLC là nguồn

lực chính năng động nhất, mang tính quyết định Hơn nữa, NLĐÐ CLC cũng

Trang 24

21

thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ có mối quan chặt chẽ với nhau Trong đó NLĐ được xem là nội lực chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia So với các nguồn lực khác,

NLĐ CLC với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nỗi bật bởi lẽ

đó là nguồn lực không những không bị cạn kiệt mà còn không ngừng được phát triển qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù dồi dào đến đâu cũng chỉ có giới hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi được kết hợp với NLĐÐ CLC một cách có hiệu quả Vì vậy, con người có trình độ chuyên môn, trí tuệ đang tham gia vào các

lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân với tư cách là NLĐ CLC, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất và là nguồn lực chính quyết

định quá trình CNH, HĐH, phát trién kinh tế - xã hội

Bên cạnh vai trò là nguồn lực chính của quá trình này, NLĐ CLC

còn là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp

CNH, HĐH Như đã phân tích ở trên, về bản chất, CNH, HĐH là quá trình

chuyên đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu dé phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng chủ nghĩa xã hội Do đó, không thể thiếu trí

thức, trí tuệ, trình độ và tính năng động của nguồn lực con người — những

người trực tiếp tham gia vào quá trình này

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đây mạnh CNH, HĐH gắn với

kinh tế tri thức trong khi điều kiện kinh tế - xã hội, các nguồn lực còn hạn

chế, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng NLĐ, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát

Trang 25

22

lượng NNL trong đó nguồn lao động trực tiếp tham gia vào nền kinh tế

quốc dân làm yếu tổ cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước Hiện nay, các quốc gia trong khu vực và thế giới đang tận dụng tối

đa mọi cơ hội của quá trình hội nhập quốc tế để đây nhanh sự phát triển của mình Bên cạnh đó, những tiến bộ khoa học công nghệ, những phát minh,

sáng chế mới phục vụ cho quá trình CNH, HĐH ở các quốc gia phát triển

đi trước đã tạo nên sự nhảy vọt về trình độ của lực lượng sản xuất Đây

chính là điều kiện thuận lợi cho các quốc gia như Việt Nam tận dụng lợi

thế, vẫn đề đặt ra là để khai thác tối ưu các nguồn lực đó, mỗi nước cần tạo

dựng được đội ngũ người lao động có trình độ, tiên phong và thường xuyên cập nhật, tiếp thu, chuyển giao công nghệ hiện đại Vì thế, trong bối cảnh

hiện nay NLĐ CLC chính là một trong những điều kiện tiên quyết để hội

nhập kinh tế quốc tế

Cùng với những thời cơ của quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu

vực và quốc tế đối với CNH, HĐH ở Việt Nam là rất nhiều thách thức lớn

Những thách thức này chỉ có thể được giải quyết và hạn chế nếu như nước ta có NLĐ động trực tiếp có trình độ, chất lượng cao, có trí tuệ, sự linh hoạt

để đảm bảo thích ứng và xử lý nhanh nhạy những tình huống nảy sinh Do

đó, NLĐ CLC là lực lượng đặc biệt không thẻ thiếu và yếu trong bối cảnh hiện nay

Luận văn tiếp tục làm rõ hơn nội dung về vai trò của NLĐ CLC đối

với quá trinh CNH, HDH ở Việt Nam trên cơ sở những đặc trưng và lộ

trình phù hợp quá trình đây mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam Trên cơ sở đó

khẳng định rằng chất lượng NLĐ cần không ngừng được nâng cao cho phủ

hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa và tiễn bộ không ngừng về khoa học

công nghệ của nhân loại Hơn nữa, việc thực hiện CNH, HĐH ở mỗi địa

Trang 26

23

quyết định đối với quá trình thực hiện CNH, HĐH, đó chính là động lực cho thắng lợi của quá trình này Đại hội XI của Đảng đã xác định, sự

nghiệp đổi mới, chấn hưng đất nước không thể thành công, nếu không có

được NLĐ nhất là nguồn NLĐ CLC đủ mạnh, xứng tầm Như vậy, NLĐ

CLC chính là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội, có ý nghĩa quyết định đến lộ trình quá trình CNH, HĐH của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng đặc biệt là đối với quá trình đây mạnh CNH, HĐH có nhiều nét đặc thù như ở Việt Nam

Cho đến nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có NLĐ dồi dào,

ngày càng được nâng cao về chất lượng đặc biệt là những lao động được

đào tạo ở các trình độ đủ để đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH,

HDH trong bối cảnh hội nhập và thành tựu của nền kinh tế tri thức như hiện nay Đây cũng chính là một trong những nguồn lực đặc biệt quan trọng để Việt Nam thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 — 2020 mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã thông qua

Khi bước vào giai đoạn đây mạnh CNH, HĐH là sự phát triển đã đặt

ra những yêu cầu mới về chất đối với những người thực hiện quá trình này

Nếu như trước đây, người lao động chỉ đơn thuần được coi là phương tiện, là một trong số những nguồn lực cho phát triển bên cạnh các nguồn lực vật

chất khác như tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ thì ngày nay, NLĐ

đang được xác định là mục tiêu then chốt của mỗi quốc gia Thêm nữa,

nước ta thực hiện quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH trong bối cảnh thời đại

ngày nay khi nền kinh tế các quốc gia trên thế giới đã và đang có sự chuyên

hướng phát triển sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thé

tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì NLĐ đặc biệt là NLĐCLC ngày càng thể hiện vai trò tiên phong Họ sẽ là lực lượng đi đầu

trong tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao

Trang 27

24

Thực tế thực hiện CNH, HĐH đã chứng minh rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là người lao động có trình độ chuyên môn đang trực tiếp tham gia

vào quá trình sản xuất xã hội cũng như các lĩnh vực khác Bởi lẽ, nếu

không có những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức,

tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo thì mỗi quốc gia nói chung, từng

địa phương, ngành nói riêng sẽ bỏ qua rất nhiều những thời cơ về tiến bộ

khoa học công nghệ mà xu thế toàn cầu hóa và kinh tế tri thức mang lại

Gắn với thời điểm lịch sử thế giới hiện nay có nhiều biến động và cạnh

tranh quyết liệt, thành công sẽ thuộc về những quốc gia có NLĐ CLC, có đủ trình độ, trí tuệ để thích ứng với sự biến đổi không ngừng của khoa học,

có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị- xã hội

ồn định

Dé day manh CNH, HDH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,

Việt Nam cần một lực lượng đông đảo những người lao động có trình độ cao, có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ hiện đại, có tính cạnh tranh và tạo ra năng suất lao động cao Theo đó, có thể khẳng định rằng, NLĐ CLC có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực mạnh mẽ nhất đảm bảo sự thành công của quá trình CNH, HĐH

Một vai trò nữa cần được nhấn mạnh ở đây do la, NLD CLC 1a yéu tố then chốt trong chiến lược và chính sách phát triển của mọi quốc gia

Trong công cuộc đôi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng ta luôn chú

trọng chiến lược phát triển con người nói chung, nguồn lao động trực tiếp

tham gia vào quá trình ẨNH, HĐH nói riêng Vai trò của NNL CLC, trong

đó có NLĐ CLC đã được Đảng cụ thể hóa tại Đại hội XI của Đảng đó là

phát triển NNL nói riêng, trong đó phát triên NNL CLC là một trong ba đột

Trang 28

25

xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và Chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020

Điều này càng hoàn toàn đúng và trở thành quan trọng hơn trong thời

đại ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã thực sự trở thành lực lượng sản

xuất trực tiếp, kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế trong phát triển kinh

tế - xã hội của mọi quốc gia - dân tộc; khi lợi thế cạnh tranh trong nền kinh

tế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã không còn dựa trên con số cộng của

các yếu tố cấu thành đầu vào như: đất đai, khai thác tài nguyên, lao động

rẻ, nhiều vốn tài chính, mà là dựa trên công nghệ, tri thức, tư duy đổi mới

và năng lực sáng tạo của chính con người Và điều quan trọng hơn, ngày nay, NNL được mọi quốc gia quan tâm tới không phải là NNL nói chung,

mà là NNL CLC NNL CLC là nhân tài của các quốc gia, nhân tố quyết

định năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của mọi nên

kinh tế; quyết định vận mệnh của các dân tộc và tương lai phát triển của

nhân loại Trong Nghị quyết Đại hội VIII Đảng ta cũng khẳng định: Phat triển NLĐ trở thành điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự thành công của

CNH, HDH ở Việt Nam

Nhận thức rõ vai trò của NLD CLC déi voi yêu cầu đây mạnh CNH, HPH và hội nhập quốc tế, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lan thir VIII (1996), Đảng ta đã đề ra quan điểm: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững", và "nâng

cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH” Đồng

thời, nhắn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa quyết định của NLĐ CLC trong

điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và lợi thế cạnh tranh quốc tế đã thuộc

về công nghệ, tri thức, lao động có kỹ năng , tại Đại hội X, Đảng ta đã đề ra chủ trương "Đổi mới toàn diện giáo dục và dao tao, phat triển

NNLCLC chấn hưng nền giáo dục Việt Nam" Và, để thực hiện thắng lợi

Trang 29

26

NLĐ CLC, tức là chuyển hướng chiến lược phát triển NLĐ từ theo chiều rộng sang chiều sâu, Đảng ta chủ trương phải đặc biệt coi trọng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Theo tỉnh thần của Đại hội X, Hội nghị

Trung ương 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết 27 (2009) về Xây dựng đội

ngũ trí thức trong thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH đất nước, xác định rõ vai

trò căn bản, động lực của việc phát triển NLĐ CLC chính là xây dựng đội

ngõ trí thức Đảng ta nhân mạnh: "Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động

sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, xây đựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bán sắc dân tộc Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của đân tộc, sức mạnh của đất

nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ

thống chính trị Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển

bền vững"

Tại Đại hội XI của Đảng, xuất phát từ yêu cầu thực hiện mục tiêu tổng quát đó là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng ta đã xác định ba khâu đột phá chiến lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ; và phát triển nhanh NNL, nhất là NNL CLC, trong đó phát triển và nâng cao chất lượng NNL CLC được xác định là yếu tố quyết định đây mạnh phát triển và ứng dụng khoa

học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và

là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu

quả và bền vững Khâu đột phá này chính là bước ngoặt quan trọng nhằm tập trung nâng cao sức mạnh nội sinh: trị thức - trí tuệ của dân tộc Việt

Nam để thích ứng và đột phá phát triển trong một thế giới năng động, của

thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão; và chỉ có như vậy, nền kinh tế nước ta mới có được sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả, có chất

Trang 30

27

trung bình đang hiện hữu và sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nếu không làm tốt vấn để tạo NNL CLC mà bộ phận quan trọng là NLĐ CLC trực tiếp phục vụ quá trình CNH, HĐH

cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản

trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Trên thực tế, có

nhiều quốc gia đang phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình,

nhưng rất ít nước tiếp tục đi lên được để trở thành một nước công nghiệp,

vì những nước này, không có chính sách hiệu quả dé phát triển NNL

Như vậy, có thể khẳng định rằng NLĐ CLC là nhân tố giữ vai trò

then chốt, quyết định đến năng lực chung của NLĐ đan trực tiếp làm việc; chi phối khả năng thành công và mức độ hiệu quả của các hoạt động khác;

là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, đảm bảo phát triển bền vững

Theo đó, NLD CLC có vai trò quyết định đối với quá trình CNH, HĐH ở

Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng Họ là những người đang trực tiếp tham gia vào quá trình CNH, HĐH ở địa phương trên tất cả các

lĩnh vực, ngành, góp phần to lớn vào thắng lợi của quá trình này

1.2 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN NGUON LAO

DONG CHAT LUQNG CAO

NLD CLC để trực tiếp tham gia vào quá trình CNH, HĐH chịu tác động từ nhiều yếu tố với mức độ và phạm vi khác nhau Ngoài tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến NNL nói chung như trình độ phát triển kinh tế -

xã hội, dân số - lao động trên cơ sở phạm vi, đối tượng nghiên cứu đã đặt ra, luận văn chỉ đề cập đến ba nhóm yếu tổ quan trọng nhất và tác động trực

tiếp tới NLĐÐ CLC để thực hiện quá trình CNH, HĐH đó là giáo dục đảo

tạo, sử dụng và việc thu hút, đãi ngộ đối với NLĐ CLC Ba nhóm nhân tố

này có tác động đồng thời tới sự phát triển bền vững của NLĐ CLC, có mỗi

liên hệ chặt chẽ với nhau khi tác động đến bộ phận lao động này Nghĩa là

Trang 31

28

sử dụng và càng không thể tách rời việc thu hút, đãi ngộ NLĐ CLC một cách hợp lý Do vậy, mặc dù ở đây, luận văn làm rõ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố tới NLĐ CLC nhưng vẫn đặt trong mối quan hệ không thể tách rời

1.2.1 Đào tạo nguồn lao động chất lượng cao

Hiện nay, giáo dục đảo tạo đối với hình thành NLĐ CLC là quá trình

có vị trí đặc biệt quan trọng và không thể thay thế Quá trình này bao gồm

giáo dục ở tất cả các bậc học Giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng NNLnói chung, NLD để trực tiếp tham gia vào CNH, HĐH có sự gắn bó

chặt chẽ với nhau, không thể tách rời Có thể nói, giáo dục, đảo tạo là một trong những giải pháp cơ bản nhất để tạo chất lượng NLĐ, đồng thời, chất

lượng NLĐ cũng chính mục tiêu hang dau, là sản phâm hoàn thiện nhất của

giáo dục, đào tạo Điều đó có nghĩa là, nếu như NLĐ CLC là yếu tố quyết

định sự phát triển của mỗi quốc gia thì giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng NLĐ, là nền tảng của chiến lược phát

triển con người Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định rõ phương hướng chung của sự nghiệp giáo dục đó là đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển NNL chất lượng cao trong đó có nguồn lao động chất lượng cao Từ đó, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và cho đến nay, khi kinh tế tri thức, khoa học công nghệ phát triển không ngừng, trở thành yếu tố thúc đây mạnh mẽ quá trình

CNH, HDH thi NLD truong thành từ giáo duc dao tạo cảng trở nên quan

trọng Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020 mà

Chính phủ xác định gồm: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là NNLchất lượng cao; Tập trung đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục

quốc dân; Gắn kết chặt chẽ phát triển NNLvới phát triển và ứng dụng khoa

Trang 32

29

gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của giai đoạn đây mạnh CNH, HDH nói riêng

Về đường lối, chủ trương, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã

dành sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục, đảo tạo Tại Quyết định

số 579/QĐ-TTg, ngày 19-4-2011, của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt

chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ

rằng giải pháp cho phát triển NNLđến năm 2020 là tăng đầu tư phát triển

dé hiện đại hóa có trọng tâm, trọng điểm cho hệ thống đào tạo nhân lực,

xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung chỉ

đề thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án đảo tạo nhân lực theo mục tiêu trên Đây mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực cũng là một trong những giải pháp nhằm phát triển nhân

lực trong giai đoạn sắp tới

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nước cũng như nhiệm

vụ của quá trình ƠNH, HĐH ở Việt Nam, giáo dục và đào tạo đều có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển NNLnói chung và NLĐ CLC nói riêng cả về số lượng, trình độ được đào tạo và cơ cấu ngành nghề Nói đến giáo dục đào tạo là nói đến một quá trình lâu dài từ giáo dục mam non, giao duc tiéu hoc, trung học, đại học và cao hơn Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn và làm rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến NLĐ CLC, luận văn nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng

Trang 33

30

tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Điều này có nghĩa là giáo dục đại học có trách nhiệm cung cấp NNLchất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, nhu

cầu cuộc sống và đặc biệt cung ứng NLĐÐ có trình độ, đảm bảo năng lực để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập sâu rộng ở Việt Nam

Với vai trò như vậy, việc quy hoạch hệ thống giáo dục đại học sẽ tác động tới việc đào tạo, cơ cấu ngành nghề và năng lực thực tiễn của NLĐ

CLC Theo đó, đổi mới triệt để giáo dục đại học theo hướng hiện đại là

điều kiện trọng tâm để phát triển NLĐ CLC phục vụ cho CNH, HĐH ở

Việt Nam hiện nay

Như vậy, nếu như giáo dục đào tạo nói chung là nhân tố đầu tiên có

sự ảnh hưởng căn bản đến NLĐ CLC của mỗi quốc gia thì giáo dục bậc đại

học lại là nhân tố tác động một cách trực tiếp nhất, mạnh mẽ nhất tới năng

lực, trình độ của NLĐ Thông qua giáo dục đại học, quá trinh CNH, HDH

và phát triển kinh tế xã hội của địa phương thường xuyên, liên tục được bé sung, thay thế những lao động có chất lượng trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế, hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển

1.2.2 Sử dụng nguồn lao động chất lượng cao

Sử dụng NLĐ thực chất là khái niệm chỉ quá trình tiếp nhận, phát

triển và đánh giá kết quả tham gia vào công việc của người lao động

Thông qua quá trình này, người lao động phát triển tối đa được năng lực

cống hiến của bản thân Đồng thời, việc sử dụng hiệu quả, hợp lý NLĐ là

nhân tố quan trọng đề thúc đây phát triển tri thức, kỹ năng và sức sáng tạo của từng cá nhân

Sử dụng hợp lý, hiệu quả NLĐ CLC là yếu tố tác động trực tiếp đến

sự tham gia, đóng góp của đội ngũ này vào quá trình phát triển kinh tế xã

hội NLĐ CLC chỉ có thể phát huy được thế mạnh của họ và cống hiến toàn

Trang 34

31

lao động chất lượng cao một cách hợp lý dựa trên cơ sở năng lực, trình độ đào tạo, tâm huyết và khả năng phân tích, năm bắt công việc sẽ tác động đến hiệu quả công tác của người lao động và ảnh hưởng đến hiệu quả của

quá trình phát triển nói chung Hơn thế nữa, còn kích thích NLĐ CLC ra

sức phấn đấu, đóng góp cho mục tiêu phát triển Nếu việc sử dụng NLĐ

CLC không phù hợp, bố trí người có trình độ chuyên môn đào tạo không phù hợp với đòi hỏi của công việc sẽ kìm hãm khả năng sáng tạo, sức cống

hiến, làm cho họ chán nản và tất yếu gây ra tình trạng chảy máu chất xám, lãng phí NLĐ CLC của quốc gia, địa phương trong khi lực lượng này đang rất thiếu

1.2.3 Cơ chế thu hút, đãi ngộ đối với nguồn lao động chất lượng cao

Chính sách là một tập hợp biện pháp được thê chế hóa, mà một chủ

thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc

một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực

hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội Với nghĩa đó, chính sách đối với phát triển con người đặc biệt

là đối với NLÐ CLC càng trở thành nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến

hình thành, phát triển và lôi cuốn lao động có trình độ cao tham gia vào

phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước phát triển bền vững Ở trên,

luận văn đã làm rõ tác động của giáo dục đào tạo và sử dụng đối với hình

thanh, phat trién NLD CLC cho CNH, HDH, đến phần này, luận văn tiếp

tục làm rõ một nhân tố được col là có ảnh hưởng toàn diện, phổ biến nhất

tới NLĐ CLC đó là việc thu hút, đãi ngộ đối với họ

Trước hết về vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, các điều kiện khác môi trường pháp lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội Trên góc

độ lý luận của kinh tế chính trị, Các Mác đã đề cập và lý giải rất rõ ràng về

tiền công, tiền lương Đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến đời sống của

Trang 35

32

tác động ngay lập tức đến việc tham gia vào hoạt động kinh tế của người

lao động Chính vì vậy, chính sách về tiền lương là một động lực to lớn tác

động đến ý thức, trách nhiệm và tinh thần làm việc của đội ngũ lao động nói chung và NLĐ CLC nói riêng Nếu tiền lương và thu nhập hợp lý với năng lực và mức độ đóng góp của họ cho các hoạt động mà họ tham gia thì người lao động sẽ gắn bó sâu hơn với cơng việc

Ngồi tiền lương, những khoản đãi ngộ cũng có tác động lớn đến sự gắn bó của lao động

Chính sách đối với con người nói chung và NLĐ CLC nói riêng bao

gồm các nội dung như giáo dục, đào tạo NNLchất lượng cao phải gắn bó hữu cơ với chính sách sử dụng và đãi ngộ Thực tế cho thấy, muốn thu hút nhân lực chất lượng cao, muốn tập hợp và duy trì được đội ngũ cán bộ giỏi,

có trình độ và năng lực, một mặt cần phải bố trí phân công công việc phù hợp, biết tôn trọng nguyện vọng và sở trường của từng người, đồng thời can tao dựng môi trường làm việc tự do, dân chủ, khuyến khích lòng say mê, sáng tạo trong công việc, mặt khác có chính sách động viên, đãi ngộ,

khuyến khích về loi ich vat chat va tinh thần đối với những người có trình

độ, có đóng góp với đơn vị với cộng đồng và xã hội Có như vậy, mới bảo đảm cho công tác đảo tạo NNLchất lượng cao đạt hiệu quả thực sự trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽ hiện nay

1.3 KINH NGHIEM VE PHAT TRIEN NGUON LAO DONG CHAT LUQNG CAO DE THUC HIEN CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA CUA MOT SO DIA PHUONG

Không chỉ đối với phạm vi quốc gia, NLĐ CLC trong bối cảnh hiện nay đã và đang là giải pháp chiến lược được coi trọng hàng đầu của các địa

phương để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững đặc biệt là đạt

Trang 36

33

phat trién NLD CLC rat phong phú và sinh động được hỉnh thành trên cơ

sở điều kiện, lợi thế của mỗi địa phương Ở Việt Nam, quá trình đây mạnh

CNH, HĐH ở các địa phương đã đạt được nhiều thành tựu mà phần nhiều là do có giải pháp đúng hướng về tạo dựng NLĐ CLC trực tiếp phục vụ trong các hoạt động kinh tế then chốt của địa phương Mặc dù có những quan điểm và giải phap phat trién NLD CLC khác nhau nhưng tác giả nhận thấy, hầu hết các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc hay các tỉnh thuộc các vùng kinh tế khác đều có chiến lược chung rất hiệu quả đó là vừa

chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo, lấy xây dựng "xã hội học tập" và thực

hiện "chế độ học tập suốt đời" làm phương châm; vừa rất chú trọng đến việc trọng dụng, đãi ngộ và thu hút nhân tài dé phát triển NLD CLC cua dia phương Do đó, với những đặc điểm, chiến lược phát triển cụ thể của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khi tỉnh đã và đang thực hiện đây mạnh CNH, HĐH hướng tới mục tiêu đưa Hải Dương trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, tác giả lựa chọn phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm của ba tỉnh đó là Bắc Ninh,

Vĩnh Phúc và Thái Bình

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn lao động chất lượng cao của

tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có điện tích nhỏ nhất Việt Nam, thuộc đồng bằng

sông Hồng và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Trong công cuộc CNH, HĐH đất nước hiện nay, Bắc Ninh đang ra sức phan đấu trở

thành vùng đô thị văn minh, giàu bản sắc (văn hóa Kinh Bắc), hiện đại, sinh thái và bền vững, dựa trên nền tảng kinh tế tri thức; có cơ sở hạ tang

Trang 37

34

giải pháp, trong đó phát triển NNLđược coi là một trọng tâm của chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh này Do đó, trong phạm vi nghiên

cứu của khóa luận, tác giả tìm hiểu các quan điểm phát triển, định hướng

mục tiêu, giải pháp và các vẫn đề đúc kết từ quy hoạch phát triển nhân lực

của tỉnh Bắc Ninh cũng thực tế các chương trình phát triển nhân lực của tỉnh này để rút ra những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Hải Dương

Với quan điểm phát triển đúng đắn trước nhất đó là con người có trình độ và khả năng lao động cao là nguồn lực quý nhất, là trung tâm của

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Ninh đã vận dụng linh hoạt,

sáng tạo chủ trương phát triển nhân lực nói chung của quốc gia vào điều kiện cụ thé của tỉnh Trong quá trình thực hiện, tỉnh Bắc Ninh khẳng định rằng phát triển nhân lực một cách toàn diện đó là sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sức khỏe, giáo dục - đào tạo, dạy nghề đến tạo việc làm, quản lý và sử dụng nhân lực; đồng thời phải thực hiện song song hai nhiệm vụ cơ bản là xây dựng đội ngũ lao động có

CLC, đi đôi với sử dụng lao động, tạo việc làm; cần phải đặt việc phát triển nhân lực trong mối quan hệ gắn kết hữu cơ với phát triển thị trường lao

động và đi đôi với tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế

Trong chiến lược phát triển nguồn lao động, Bắc Ninh chú trọng đến

NNLda qua dao tao đặc biệt là lao động được đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học và cao hơn, đồng thời có chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài

Đây được coi là “chìa khóa vàng” để giúp Bắc Ninh sớm hoàn thành mục

tiêu phát triển

Từ năm 2008 đến nay Bắc Ninh đã ban hành nhiều văn bản có tính

pháp quy về chính sách đào tạo, thu hút nhân lực, nhân tài cho tỉnh, thể

hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh này đối với việc phát triển NLĐ CLC

để phục vụ CNH, HĐH Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 8-6-2012

Trang 38

35

hút và sử dụng nhân tài; Nghị quyết số 83/2013/NQ-HĐND ngày 23-4- 2013 về việc sửa đồi, bổ sung Nghị quyết số 43/2012/QĐ-HĐND ngày 25- 4-2012 của HĐND tỉnh về quy định chế độ, chính sách đào tạo, thu hút và

sử dụng nhân tài Thông qua tìm hiểu các văn bản mang tính pháp lý về

NLD CLC cta tỉnh, tác giả thấy rằng, điểm nồi bật trong chế độ, chính sách

đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

đó là đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại hóa và chuyên môn hóa các cơ

sở đào tạo trên địa bàn tỉnh để nâng cao chất lượng công tác đào tạo Đồng thời chú trọng mở rộng hình thức đảo tạo tại chỗ, gắn kết việc đảo tạo với việc sử dụng lao động Theo đó, tỉnh đã xây dựng mối quan hệ, gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công

các đào tạo nghề, đồng thời phát triển NNLcó tay nghề cao và sử dụng có

hiệu quả NNLđã được đào tạo Như vậy, tỉnh Bắc Ninh đã đặc biệt chú

trọng mối liên hệ giữa đào tạo và sử dụng NLĐ Đây cũng chính là vẫn đề

quan trọng mà rất nhiều địa phương chưa giải quyết được, làm ảnh hưởng đến việc huy động NLĐ CLC vào quá trình CNH, HĐH

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các trường (các hệ giáo dục đào tạo và dạy nghề) trên địa bàn tỉnh để đảo tạo nhân lực cho nhu cầu phát triển cũng là một trọng tâm trong quy hoạch và chiến lược phát triển nhân lực của tỉnh Bắc Ninh Bên cạnh đó, tỉnh này cũng chú trọng việc nâng cao số lượng nhân lực được đào tạo theo các cấp trình độ, chú ý NNLCLC cung

ứng cho các ngành kinh tế mũi nhọn (điện tử, chế tạo cơ khí ), tập trung vào làm gia tăng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu

hợp lý

Tính đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo của Bắc Ninh là 60%; giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 26.000-27.000 lao động, trong

đó 50% là lao động nữ Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, lao

Trang 39

36

động nông nghiệp còn 20,2%; lao động công nghiệp xây dựng 47,6%; lao

động dịch vụ 32,2% Trong tổng số nhân lực qua dao tạo, s6 dao tao qua hé thống dạy nghề năm 2015 khoang 382,1 nghin ngudi (60% téng sé lao

động làm việc) năm 2020 khoảng 504,4 nghìn người (75%) Số nhân lực đào tạo qua hệ thống giáo dục đào tạo khoảng 254,8 nghìn người (40%) năm 2015 và đến năm 2020 khoảng 168,1 nghìn người

Khẳng định giáo dục đào tạo là động lực chủ yếu để xây dựng NLĐ

CLC là một trong những chiến lược và giải pháp không chỉ của tiêng tỉnh Bắc Ninh Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh này đã có những chủ

trương và cách thức thực hiện rất hiệu quả, phù hợp tình hình mới Với việc quan tâm đến giáo dục đào tạo, cho đến nay ngành giáo dục đào tạo ở Bắc

Ninh đã và đang hướng tới xây dựng mạng lưới giáo dục dao tạo với quy

mô rộng khắp, ôn định; chất lượng giáo dục toàn diện, đại trả tiễn bộ rõ rệt,

từng bước nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn gắn liền với việc triển

khai xây dựng Đề án đổi mới căn bản, toàn điện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đề đưa NLĐ CLC tham gia vào phục vụ quá trình CNH, HĐH, phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh, Bắc Ninh đã chú trọng thúc đây, xây dựng mỗi quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động qua thị trường lao động bằng cách, nâng cao chất lượng lao động của Sàn giao dịch việc làm và hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm trong tỉnh Đây là một

bước đi rất cần thiết bởi lẽ nếu không có khâu trung gian này NLD CLC đã

được đào tạo, xây dựng có thê sẽ không được sử dụng và khai thác năng lực một cách có hiệu quả Do đó, đây cũng là một bài học kinh nghiệm

quan trọng trong việc làm thé nao dé khéng lang phi NLD CLC trong khi

nguồn lực này lại rất ít ôi trong tông thê NNLcủa mỗi địa phương

Ngoài ra, để cuốn hút tối đa NLĐ CLC vào quá trình CNH, HĐH,

tỉnh này cũng chủ trương phải thực hiện động bộ các giải pháp trong đó có

Trang 40

37

tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển NNLtrên địa

bàn tỉnh Đi đôi với cơ chế, chính sách là việc mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực giữa các bên như sự phối hợp và hợp

tác với các cơ quan, tô chức Trung ương; với các tỉnh, thành phố Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn lao động chất lượng cao của

tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thủ đô, cùng

thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có vị trí phát triển kinh tế thuận lợi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Vĩnh

Phúc có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội Một trong những ưu

thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đổi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây

dựng và phát triển công nghiệp Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi

dào, chiếm khoảng trên 60% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tỉnh thần sáng tạo đề tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động Nhờ những tiềm năng về các nguồn lực cho thực hiện CNH, HĐH mà Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có kinh tế phát triển, đi đầu trong thực hiện CNH, HĐH ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với mức tăng trưởng kinh tế bền vững, đời sống vật chất tỉnh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao Có được những thành tựu như vậy là do tỉnh này đã kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp chiến lược trong đó then chốt là

phát triển NNLnoi chung va NCD CLC nói riêng Về quan điểm phát triển,

tỉnh này khẳng định nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển

kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, là nhân tố quyết định sự thành công trong

việc đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào

năm 2020; Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn chiến lược, gắn kết chặt

Ngày đăng: 09/04/2017, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w