MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

74 314 0
MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHAN TICH TAI CHINH

MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH MỤC LỤC 1 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu . 50 1.1 Khái niệm . 50 1.2 Mục tiêu: . 50 1.3 Phương pháp nghiên cứu: . 51 1.3.1 Đi tìm mối liên hệ giữa dự phóng và các phân tích khác: 51 1.3.2 Kỹ thuật dự phóng: 51 1.3.3 Khởi đầu: điểm xuất phát 52 1.3.3.1 Hành vi của tăng trưởng doanh số: . 53 1.3.3.2 Hành vi của thu nhập 54 1.3.3.3 Hành vi của thu nhập cổ phần. . 55 1.3.3.4 Hành vi của các nhân tố trong ROE. 57 2 Nội dung nghiên cứu . 58 2.1 Dự phóng doanh thu . 58 2.2 Dự phóng chi phí và thu nhập 62 2.3 Dự phóng bảng cân đối kế toán. . 63 2.4 Dự phóng lưu chuyển tiền tệ 67 2.5 Phân tích độ nhạy cảm 69 3 KẾT LUẬN 74 Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 1 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LỜI CẢM ƠN Trước tiên, thay mặt nhóm 03 em xin gửi lời cảm ơn tới cô hướng dẫn đề tài nghiên cứu của nhóm, Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên, đă tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ nhóm hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này, Sự hiểu biết sâu sắc về Kinh Tế, cũng như kinh nghiệm của cô chính là tiền đề giúp nhóm đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn trường đại học ngoại ngữ đã giúp chúng tôi dịch một số từ khó và chỉnh câu cho phù hợp,cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn các bạn trong nhóm đã cùng nhau phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau để cùng đi đến kết quả cuối cùng là hoàn thành bài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 2 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH PHẦN 1: PHÂN TÍCH TÀI SẢN 1. Khái niệm, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 1.1 Khái niệm Tài sản là những nguồn lực thuộc sở hữu của một công ty và có khả năng mang lại lới ích kinh tế trong tương lai, đồng thời có giá trị có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Tài sản có thể biểu hiện dưới nhiều dạng bao gồm: tiền mặt, chứng khoán thị trường, khoản thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn vào các công ty khác, và tài sản vô hình. 1.2 Mục tiêu Mục tiêu thứ nhất của việc phân tích tài sản là xác định kinh phí bỏ ra cần được ghi nhận là một tài sản trong báo cáo tài chính của công ty hay nên được báo cáo như khoản chi phí hiện tại. Mục tiêu thứ hai của việc phân tích tài sản là đánh giá các giá trị tài sản được báo cáo trong báo cáo tài chính, đòi hỏi phải có một đánh giá khấu hao, dự phòng và xóa sổ. Để thực hiện hai mục tiêu trên đòi hỏi các nhà phân tích tìm hiểu những người nào có quyền sở hữu nguồn lực đó, liệu nó có tạo ra lợi ích trong tương lai, và liệu những lợi ích đó có đo lường được một cách chắc chắn và hợp lý hay không. 1.3 Phương pháp Bài nghiên cứu đề cập đến hai phương pháp nghiên cứu là: Nguyên tắc giá gốc và Nguyên tắc thận trọng 1.3.1 Nguyên tắc giá gốc Nguyên tắc giá gốc được phân tích dựa trên bảng cân đối kế toán, vì bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin trên giá trị của các nguồn lực nhà quản lý mua lại hoặc phát triển. Hầu hết các quốc gia tài sản được báo cáo trong bảng cân đối kế toán có giá trị là nguyên giá. Nguyên giá chứ không phải là giá trị hợp lý, giá trị thay thế, hoặc giá trị sử dụng, được sử dụng để ghi lại các tài sản bởi vì chúng thường có thể được kiểm tra dễ dàng hơn. Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 3 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Quan điểm phân tích dựa vào giá gốc của các nhà đầu tư rất quan trọng bởi vì các nhà quảng lý có động cơ để đưa ra một cách nhìn triển vọng của việc quản lý các nguồn tài nguyên của công ty. Bằng cách yêu cầu các giao dịch được ghi nhận với nguyên giá, kế toán có thể hạn chế khả năng của nhà quản lý trong việc phóng đại giá trị tài sản mà họ đã mua hoặc nâng cấp. Tuy nhiên, nguyên tắc giá gốc cũng hạn chế các thông tin hiện hữu cho các nhà đầu tư biết về tiềm năng của tài sản công ty, vì giá trao đổi thường khác từ giá trị hợp lý: thể hiện số tiền mà các bên (a) có hiểu biết về tài sản được trao đổi, (b) có mong muốn trao đổi, (c) sẽ trao đổi như là trong các giao dịch bình thường giữa các bên bình thường hoặc giá trị sử dụng. 1.3.2 Nguyên tắc thận trọng Phương pháp nguyên tắc thận trọng đưa ra một ngoại lệ cho việc sử dụng các giá trị theo nguyên giá. Phương pháp này đòi hỏi các nhà quản lý phải điều chỉnh giá trị tài sản về giá trị hợp lý, tức là giá đã bị suy giảm so với ban đầu. Chi phí thấp hơn hoặc quy tắc thị trường dùng để định giá hàng tồn kho, việc lập dự toán thiệt hại dự kiến từ những khoản nợ khó đòi, và việc điều chỉnh giảm giá trị của những tài sản hoạt động không dự kiến sẽ phục hồi chi phí là tất cả các trường hợp ứng dụng nguyên tắc này. Do đó, nguyên tắc thận trọng đảm bảo hơn cho các nhà đầu tư rằng ước tính của các nhà quản lý về giá trị các nguồn lực công ty không phải là phóng đại. Kết quả là, giá trị tài sản báo cáo trên bảng cân đối kế toán có thể được coi là thấp hơn giá trị của lợi ích trong tương lai mang lại từ chiến lược quản lý kinh doanh hiện tại. 2. Nội dung nghiên cứu Các tiêu chí chủ yếu để ghi nhận một tài sản Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 4 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 2.1 Những khó khăn khi xác định tài sản 2.1.1 Quyền sở hữu nguồn lực không chắc chắn Đối với hầu hết các nguồn lực được sử dụng trong một công ty thì quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng: công ty sử dụng nguồn lực thì sẽ sở hữu tài sản đó. Tuy nhiên, trong một vài giao dịch( nghiệp vụ kinh tế), có thể khó thấy được ai là chủ sở hữu nguồn lực. Chúng tôi thảo luận hai trường hợp là ví dụ cho khó khăn trong việc xác định quyền sở hữu. • Trường hợp thứ nhất: đối với nguồn lực đi thuê. Ai sẽ là người sở hữu thực sự của tài sản – người cho thuê hay người thuê tài sản? • Trường hợp thứ hai: đối với việc huấn luyện nhân viên. Ai thực sự có lợi ích từ việc này – công ty tổ chức huấn luyện hay chính nhân viên. Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 5 Ghi nhận một tài sản Những khó khăn giao dịch 1.Quyền sở hữu tài nguyên là không chắc chắn 2.Những lợi ích tương lai từ việc chi tiêu là không chắc chắn hoặc khó đo lường 3.Giá trị nguồn lực đã thay đổi Tiêu chuẩn đầu tiên Tài nguyên là thuộc sở hữu của công ty. Tiêu chuẩn thứ hai Tài nguyên được dự kiến sẽ ​ cung cấp những lợi ích kinh tế trong tương lai đủ để phục hồi chi phí của họ. Tiêu chuẩn thứ ba Lợi ích kinh tế trong tương lai phải được đo lường với mức độ chắc chắn hợp lý. MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ví dụ 1: Nguồn lực đi thuê Vào ngày 31/12/1998, hãng hàng không American Airlines đã báo cáo rằng 42% trên tổng số máy bay của công ty này (273 chiếc) là tài sản thuê với thời hạn khoảng 10 đến 25 năm. American Airline cho biết công ty có nghĩa vụ với các hợp đồng thuê tài sản này là hơn 1 tỷ USD cho mỗi năm trong năm năm đầu và 13.4 tỷ USD cho khoảng thời gian tiếp theo. Trong báo cáo hàng năm, công ty lưu ý rằng “các hợp đồng thuê máy bay thông thường có thể được gia hạn theo tỷ lệ dựa trên giá thị trường vào cuối thời hạn thuê 1-5 năm. Hầu hết các hợp đồng thuể máy bay có các lựa chọn cho mua lại vào hoặc gần thời điểm kết thúc thời hạn thuê theo giá trị thị trường, nhưng thường không vượt quá một tỷ lệ phần trăm trên chi phí máy bay do bên cho thuê ấn định hoặc một số tiền cố định được xác định trước.” Chủ sở hữu thực sự của các máy bay này là ai? Liệu American Airlines có thực sự mua chúng bằng cách sử dụng nguồn tài chính được cung cấp bởi bên cho thuê, hay đây thực tế chỉ là những cam kết vay mượn? Đánh giá liệu một thỏa thuận cho thuê là tương đương với hợp đồng mua hàng hay thuê mượn là chủ đích. Nó phụ thuộc vào việc bên đi thuê liệu đã thực sự chấp nhận rủi ro của việc sở hữu tài sản, chẳng hạn như lỗi thời và hao mòn tự nhiên. Với nỗ lực chuẩn hóa các báo cáo về giao dịch thuê tài sản, chuẩn mực kế toán đã đưa ra tiêu chí rõ ràng để phân biệt giữa hai dạng trên. Theo SFAS 13, một giao dịch cho thuê tương đương để mua tài sản nếu thỏa các điều kiện sau đây: (1) quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên đi thuê khi kết thúc thời hạn thuê, (2) bên đi thuê có lựa chọn để mua tài sản với một mức giá thỏa thuận vào cuối thời hạn thuê, (3) thời hạn thuê là từ 75% trở lên thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản, và (4) giá trị hiện tại của khoảngthanh toán cho thuê là từ 90% trở lên giá trị hợp lý của tài sản. Như đã nói ở trên, American Airlines đã có các lựa chọn mua lại máy bay với giá thị trường ước tính. Ngoài ra, công ty đã báo cáo rằng thời gian sử dụng ước tính cho máy bay mà nó sở hữu là 25 năm. Những hợp đồng thuê tài sản đáp ứng các tiêu chí của một giao dịch mua bán thực sự được ghi nhận là hợp đồng thuê vốn ở giá trị hiện tại của khoảngthanh toán cho thuê. Số tiền này được xem tương tự một khoản nợ phải trả, để phản ánh việc tài trợ mua tài sản. Trong giai đoạn tiếp theo, thiết bị đi thuê khấu hao dần trong suốt thời hạn của hợp đồng thuê tài sản, và khoản thanh toán tiền thuê được coi là các khoản thanh toán nợ và tiền lãi. Trong năm Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 6 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1998, American Airlines đã vốn hóa cho các hợp đồng thuê 187 máy bay và ghi nhận một khoản nợ phải trả cho việc thuê các máy bay này với số tiền 1.671 triệu USD. Những hợp đồng thuê không đủ điều kiện xem như là một giao dịch mua bán có hiệu lực cho các mục đích kế toán được gọi là thuê hoạt động. Bên đi thuê sau đó báo cáo chi phí cho thuê trong suốt thời hạn hợp đồng. American Airlines cho biết công ty chỉ có 86 thỏa thuận thuê tài sản là thuê hoạt động vào năm 1998. Tất nhiên, vì các tiêu chí để báo cáo hoạt động thuê tài sản là khách quan, chúng tạo ra cơ hội cho ban quản lý phá vỡ các đặc trưng của sự khác biệt giữa hợp đồng thuê tài chính và thuê hoạt động. Ví dụ, quản lý của hãng hàng không American Airline có thể viết các điều khoản trong hợp đồng thuê tài sản theo một giao dịch đáp ứng các định nghĩa của cả tài sản thuê hoạt động hay tài sản thuê tài chính. Ngoài ra, thực hiện các tiêu chuẩn báo cáo về việc thuê tài sản yêu cầu nhà quản lý dự báo khoảng thời gian sử dụng hữu ích và giá trị hợp lý của các máy bay mà họ đi thuê. Bằng cách so sánh các khoản nợ phải trả từ thuê tài chính (1.671 triệu USD) với tổng các khoản thanh toán cho nghĩa vụ của tất cả hợp đồng đi thuê của công ty từ 1999 đến 2003, các nhà phân tích có thể thấy rằng mặc dù công ty có nhiều hợp đồng thuê tài chính hơn là hợp đồng thuê hoạt động, hãng hàng không Mỹ dùng các hợp đồng thuê hoạt động cho các thiết bị đắt tiền nhất của công ty. Đây có phải là chiến lược điều hành có chủ đích của công ty, hay là công ty tìm cách để giữ cho các khoản nợ phải trả cho việc tài trợ cho các máy bay đắt hơn của họ ra khỏi bảng cân đối kế toán? Ví dụ 2: Nguồn nhân lực Các công ty chi tiêu một lượng đáng kể cho phát triển chuyên môn và đào tạo cho nhân viên của họ. Công tác đào tạo nhân viên chính thức của các công ty ở Hoa Kỳ ước tính chi phí từ 30 đến 148 tỷ USD mỗi năm. Nếu một trong các nhân tố không chính thức, những chi phí cho công việc đào tạo tại chỗ sẽ gia tăng 2-3 lần một nhân tố. Các chương trình đào tạo bao gồm từ mục đích củng cố cho sự tăng trưởng của công ty – đào tạo những kỹ năng cụ thể mà có thể không được chuyển giao cho các công việc khác, cho đến đào tạo nâng cấp những kỹ năng nói chung của nhân viên và vẫn có thể sử dụng các kỹ năng này cho các công việc khác. Các công ty có thể sẵn sàng tổ chức đào tạo chỉ khi nhân viên cam kết sẽ Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 7 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ở lại công ty một khoảng thời gian sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Đây là loại cam kết là điển hình cho các công ty phải trả chi phí cho nhân viên tham dự chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA). Các công ty dành nhiều nguồn lực cho đào tạo chính quy thường làm như vậy với dự đoán rằng họ sẽ có lợi ích lâu dài cho công ty thông qua tăng năng suất và / hoặc sản phẩm hoặc chất lượng dịch vụ. Các chi phí này nên được ghi lại như thế nào? Chúng có nên được xem như là một tài sản và hoàn lại dần trong khoảng thời gian dự kiến mà nhân viên làm việc tại công ty? Hoặc có chăng chúng nên được ghi nhận là chi phí ngay lập tức? Kế toán lập luận rằng các kỹ năng tạo ra thông qua đào tạo không thuộc sở hữu của công ty nhưng được sở hữu bởi nhân viên công ty. Vì vậy, các nhân viên có thể rời bỏ một công ty và có một vị trí khác mà không có sự chấp thuận của người sử dụng lao động hiện thời. Nó cũng là khó khăn để đánh giá ảnh hưởng của công tác đào tạo lên hiệu suất trong tương lai. Kết quả là, các chuẩn mực kế toán ở Mỹ và những nơi khác yêu cầu chi phí đào tạo được ghi nhận phí tổn ngay lập tức. Với cách xử lý kế toán về chi phí đào tạo, phân tích tài chính có thể tăng thêm giá trị bằng cách phân biệt giữa các công ty thành công và thất bại trong việc tạo ra giá trị thông qua đào tạo nhân viên. Điều này có thể là yếu tố quan trọng cho các công ty nơi mà con người vốn là một nguồn lực quan trọng. Đó là trường hợp các công ty chuyên nghiệp. Đào tạo cũng có thể tạo ra một tài sản có giá trị cho các công ty dựa vào đội ngũ nhân viên bán hàng với kiến thức chuyên môn về các chi tiết kỹ thuật của các sản phẩm mà công ty đang bán. Công tác đào tạo trong các dạng công ty này có thể rất quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng và mang lại danh tiếng cho công ty trong thị trường sản phẩm của họ. 2.1.2 Lợi ích kinh tế không chắc chắn hay khó để đo lường Thách thức thứ hai: trong việc quyết định xem liệu một khoản chi phí bỏ ra có đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản hay không phát sinh khi lợi ích kinh tế tương lai ước tính mang lại từ khoản chi phí này khó đo lường hoặc rất không chắc chắn. Gần như luôn khó dự báo chính xác lợi ích nào trong tương lai liên quan đến kinh phí bỏ ra vì thế giới thì không chắc chắn. Một công ty không biết được liệu đối thủ cạnh tranh có tung ra sản phẩm mới hay dịch vụ mới khiến sản phẩm Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 8 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH của họ bị lỗi thời hay không. Họ cũng không biết liệu sản phẩm sản xuất tại nhà máy mới có phải là loại khách hàng muốn mua. Họ không biết liệu thay đổi giá dầu làm có làm thiết bị khoan dầu giảm đi giá trị. Khi nào thì kế toán viên nhận thấy những điều không thể đoán trước được và những vấn đề về đo lường giá trị đủ để ghi nhận những khoản kinh phí có lợi ích trong nhiều gia đoạn là phí tổn? Khi nào thì những khoản chi phí như vậy có thể được vốn hóa? Giá trị kinh tế của hầu hết các nguồn lực đều dựa trên ước tính của lợi ích kinh tế tương lai không chắc chắn. Chẳng hạn như, giá trị của khoản phải thu là khoản ròng sau khi trừ đi các khoản không thu hồi được, tài sản sở hữu và tài sản thuê có giá trị còn lại trong tương lai, và kinh phí tiếp thị và R&D tạo ra giá trị cho thương hiệu. Bên dưới chúng tôi thảo luận báo cáo cho ba loại kinh phí trên để biết kế toán viên xem xét sự không chắc chắn trong ghi nhận tài sản như thế nào: tín nhiệm, nhãn hiệu, và tài sản thuế hoãn lại. Ví dụ 1: Lợi thế thương mại Vào ngày 9/2/1996, Công ty Walt Disney mua lại công ty Capital Cities / ABC với 10.1 tỉ USD tiền mặt và 155 triệu cổ phần của Disney trị giá 8.8 tỷ USD dựa trên giá cổ phiếu tại ngày giao dịch được công bố. Cap Cities sở hữu và điều hành mạng Truyền hình ABC, 8 đài truyền hình, mạng rađiô ABC và 21 đài phát thanh, và 80 phần trăm công ty ESPN, và nó cung cấp chương trình cho truyền hình cáp. Công ty này cũng phát hành nhật báo và tuần báo, hướng dẫn mua sắm, rất nhiều tạp chí chuyên sâu và tạp chí kinh doanh xuất bản định kỳ, và sách kế toán. Phần lớn tài sản này là tài sản vô hình. Vào năm 1994, ngay trước khi bị mua lại, Cap Cities ước tính khoảng 85% tổng thu nhập phát sóng (5.3 tỷ USD) và 70 % tổng thu nhập xuất bản (1.1 tỷ USD) đến từ hoạt động cung cấp quảng cáo, chứ không phải là bất cứ sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ nào khác. Disney ước tính trị giá thực tế của tài sản hữu hình của ABC là 4.0 tỷ USD (1.5 tỷ USD dưới dạng tiền mặt) và các khoản nợ của nó là 4.3 tỷ USD. Việc mua lại được ghi nhận trên sổ sách kế toán của Disney như thế nào? Sự khác biệt giữa 18.9 tỷ USD giá mua và 0.3 tỷ USD các khoản nợ thuần có nên được ghi nhận như tài sản vô hình trên sổ sách kế toán của Disney? Nếu vậy, lợi ích Disney mong nhận được từ hoạt động mua lại này là gì? Còn bằng không thì, sự khác biệt 19.2 tỷ USD có nên ghi nhận bút toán xóa sổ? Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 9 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Trước khi Disney đưa ra lời đề nghị, thị giá vốn sở hữu của ABC là gần 9 tỷ USD. Điều này hàm ý Disney trả hơn 100 phần trăm trội thêm cho tài sản vô hình của ABC. Đây là nơi vấn đề kế toán trở thành thủ thuật. Nếu giá mua lại đầy đủ được ghi nhận để xem như một tài sản, kiểm toán viên và quản lý của Disney phải tin chắc là kinh phí này là có thể thu hồi. Nhưng điều gì làm những tài sản vô hình của ABC đáng giá với Disney nhiều gấp đôi so với người sở hữu trước của công ty ABC? Hay Disney chỉ đơn giản trả lố cho Cap Cities /ABC, hàm ý rằng nó khó có thể khôi phục 19 tỷ USD bằng lợi thế thương mại? Kế toán viên trong hầu hết quốc gia bây giờ yêu cầu công ty như Disney ghi nhận giá trị tài sản hữu hình mua được và các khoản nợ theo giá trị thực tế của chúng và để cho thấy 19 tỷ USD đầy đủ của lợi thế thương mại từ hoạt động mua lại như một tài sản. Lý lẽ cho cách thức này là đã có giao dịch theo giá thị trường giữa người mua và người bán. Có suy đoán cho rằng việc thâu tóm của ban quản lý của Disney không làm giảm giá trị của cổ đông của chính công ty này, và họ có thông tin tốt nhất trên giá trị được tạo ra từ kế hoạch của họ cho công ty mới. Suy đoán này là cơ sở cho sự định giá lợi thế thương mại, trừ phi có những bằng chứng ngược lại. Sau khi mua lại, Disney được yêu cầu theo kế toán Hoa Kỳ phải phân bổ giá trị lợi thế thương mại trong khoảng thời gian tối đa là bốn mươi năm (xem Chương 7). Hai thách thức phát sinh từ hình thức này của kế toán. Trước tiên, vì thật khó có thể đánh giá liệu việc sáp nhập có đạt được lợi ích mong đợi, nên thật khó có thể ước tính liệu lợi thế thương mại có trở thành bất lợi. Vấn đề này phức tạp là do động cơ của ban quản lý. Nếu sáp nhập không diễn ra đúng như kế hoạch, ban quản lý khó có thể muốn thú nhận là đã phạm lỗi. Hai là, sự hình thành thời kỳ để khấu hao dần lợi thế thương mại mang lại khó khăn cho những công ty mà có thương vụ sáp nhập thành công trong việc phân biệt chính mình với các công ty thực hiện những thương vụ trung lập. Nếu cả hai đều sử dụng thời kỳ phân bổ trong 40-50 năm, thì công ty đã gia tăng giá trị cổ đông cũng sẽ báo cáo về hoạt động mua bán sáp nhập giống hệt với những công ty mà không tạo thêm được giá trị. Ví dụ 2: Thương hiệu Công ty Coca-Cola báo cáo giá trị sổ sách của vốn là 8.4 tỷ USD và giá trị thị trường là 165 tỷ USD. Phần lớn sự khác biệt này là có thể quy cho trị giá thương hiệu của Coca-Cola. Coca-Cola tạo ra thương hiệu sau nhiều năm đầu tư cho quảng cáo, chiêu thị, truyền thông quảng bá. Các Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 10 . này. Xin chân thành cảm ơn! Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 2 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH PHẦN 1: PHÂN TÍCH TÀI SẢN 1. Khái niệm, mục tiêu. các tài sản bởi vì chúng thường có thể được kiểm tra dễ dàng hơn. Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 3 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Quan điểm phân

Ngày đăng: 27/06/2013, 22:39

Hình ảnh liên quan

Một giải thích cho mẫu hình tăng trưởng doanh số trong bảng 10-1 là sự trưởng thành của ngành và các công ty, tỉ lệ tăng trưởng trượt xuống vì nhu cầu bão hòa và gia tăng đối thủ - MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

t.

giải thích cho mẫu hình tăng trưởng doanh số trong bảng 10-1 là sự trưởng thành của ngành và các công ty, tỉ lệ tăng trưởng trượt xuống vì nhu cầu bão hòa và gia tăng đối thủ Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 10-1 trình bày dự phóng doanh thu cho Nordstrom cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31-1-2000 (năm 1999), do chuyên viên phân tích của Morgan Stanley thực hiện vào tháng  12-1998 - MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Bảng 10.

1 trình bày dự phóng doanh thu cho Nordstrom cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31-1-2000 (năm 1999), do chuyên viên phân tích của Morgan Stanley thực hiện vào tháng 12-1998 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 10-2: Dự phóng bảng cân đối kế toán cho Nordstrom năm 1999 - MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Bảng 10.

2: Dự phóng bảng cân đối kế toán cho Nordstrom năm 1999 Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập dự phóng cho Nordstrom biểu thị gia tăng trong ROE của công ty từ 15.6% trong năm 1998 đến 16.6% vào năm 1999 - MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Bảng c.

ân đối kế toán và báo cáo thu nhập dự phóng cho Nordstrom biểu thị gia tăng trong ROE của công ty từ 15.6% trong năm 1998 đến 16.6% vào năm 1999 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 10-4: EPS hàng quý của Nordstrom, 1988-1998 - MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Bảng 10.

4: EPS hàng quý của Nordstrom, 1988-1998 Xem tại trang 72 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan