Hướng dẫn trả lời: Nghiên cứu trong kinh doanh là : quá trình thiết kế designing thu thập gathering phân tích analyzing và báo cáo reporting một cách có hệ thống, có mục đích
Trang 1CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1:
Nghiên cứu trong kinh doanh là gì ? Hãy cho biết phạm vi và vai trò của nghiên cứu kinh doanh
Hướng dẫn trả lời:
Nghiên cứu trong kinh doanh là :
quá trình thiết kế (designing)
thu thập (gathering)
phân tích (analyzing
và báo cáo (reporting)
một cách có hệ thống, có mục đích
nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của
nhà quản trị
Sinh viên có ghi tiếng anh (designing , gathering, analyzing, reporting)
Phạm vi của nghiên cứu trong kinh doanh
Quá Trình Sản Xuất
Tiếp Thị
Tài chính
Nhân sự
Quản Trị
Và những lĩnh vực khác tuy không liên quan đến kinh doanh
nhưng ảnh hưởng đến kinh doanh như: ngân hàng, đào tạo
Vai trò của nghiên cứu trong kinh doanh
Nghiên cứu trong kinh doanh là hoạt động cần thiết giúp các nhà
quản trị nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quyết định kinh doanh
Nghiên cứu trong kinh doanh là một trong những công cụ quan
trọng để thu thập và cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về các hoạt động của doanh nghiệp
Câu 2:
Anh/Chị hãy cho biết một vài tiêu chí của một nghiên cứu tốt
Hướng dẫn trả lời:
Có phạm vi giới hạn
Phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào sâu, trong khi một
vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu tập
Trang 2trung, xử lí các vấn đề chỉ ở trên bề mặt;
Có tính mới và độc đáo
Kết quả nghiên cứu phải mang lại một sự tiến bộ nhất định trong
tri thức khoa học chuyên ngành, không trùng lắp với những kết quả, công trình đã công bố trước đó;
Xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn
Kết quả thu được giúp rút ra những kết luận rõ ràng, góp phần
giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu đã đặt ra (thể
hiện qua tên đề tài);
Thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu:
Chặt chẽ trong phương pháp tiến hành, rõ ràng trong phong cách
trình bày và dễ đọc
Câu 3:
Anh/Chị hãy phân tích các bước thực hiện đề tài nghiên cứu Theo Anh/Chị trong các bước, bước nào là bước quan trọng nhất
Hướng dẫn trả lời:
Sinh viên phân tích được
Bước 1
Bước 2
Trang 3Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Trình bày bước 01 là bước quan trọng nhất và giải thích
Câu 4:
Anh/Chị hãy cho biết những sai lầm phổ biến khi xác định thông tin cần thu thập Hướng dẫn trả lời:
Quá chung chung
Không cần thiết
Thiếu tập trung
Không xác định được thứ tự ưu tiên cần thu thập
Câu 5:
Dữ liệu thứ cấp là gì ? Hãy cho 01 ví dụ Anh/Chị hãy cho biết một số nguồn thu thập
dữ liệu thứ cấp
Hướng dẫn trả lời:
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn, thường là
những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý
VD :
Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp
Nội bộ
Cơ quan thống kê nhà nước
Cơ quan chính phủ
Báo, tạp chí
Các tổ chức, hiệp hội, viện nghiên cứu
Các công ty và tổ chức nghiên cứu và cung cấp thông tin theo
yêu cầu
Trang 4Câu 6:
Dữ liệu sơ cấp là gì ? Hãy cho 01 ví dụ Anh/Chị hãy cho biết một số nguồn thu thập
dữ liệu sơ cấp
Hướng dẫn trả lời:
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên
cứu
VD :
Thực nghiệm
Khảo sát qua điện thoại
Thư hỏi
Quan sát trực tiếp
Phỏng vấn cá nhân
Khảo sát qua email
Câu 7:
Anh/Chị hãy phân biệt dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Cho ví dụ minh họa
Hướng dẫn trả lời:
Dữ liệu thứ cấp là :
Dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn
Thường là những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý
Chi phí thu thập rẻ, ít tốn kém, thời gian
Cho ví dụ :
Dữ liệu sơ cấp là
Dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên cứu
Thường là những dữ liệu chưa qua tổng hợp, xử lý
Tốn kém thời gian và chi phí
Cho ví dụ :
Câu 8:
Theo Anh/Chị, khi nào nên sử dụng nghiên cứu thứ cấp và khi nào nên sử dụng nghiên cứu sơ cấp Cho ví dụ
Trang 5Hướng dẫn trả lời:
Việc quyết định sử dụng nghiên cứu thứ cấp hay sơ cấp phụ thuộc vào
tính chất của thông tin cần thu thập
Cho ví dụ :
Nếu thông tin cần thu thập có thể tìm kiếm được từ các nguồn thông tin
thứ cấp và độ tin cậy của thông tin thứ cấp đáp ứng được yêu cầu thì
doanh nghiệp nên sử dụng nghiên cứu thứ cấp
Cho ví dụ :
Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu sơ cấp khi những thông tin cần
thu thập không có sẵn hoặc cần có thông tin với độ tin cậy cao
Cho ví dụ :
Tìm kiếm thông tin thứ cấp không phải là một việc dễ dàng nếu không
biết đúng nơi cần tìm Thực tế là nhiều doanh nghiệp không biết có thể
tìm kiếm thông tin ở đâu
Cho ví dụ :
Câu 9:
Nghiên cứu định tính thường không đáng tin cậy bằng nghiên cứu định lượng Trong mọi trường hợp, nếu thời gian và ngân sách cho phép, bạn nên tiến hành nghiên cứu định lượng Anh/Chị có đồng ý với quan điểm trên không ? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Quan điểm này không đúng
Mặc dù thông tin thu thập được thông qua nghiên cứu định tính không
đáng tin cậy bằng nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính vẫn là một hình thức nghiên cứu rất hữu ích
Với những vấn đề không đòi hỏi độ chính xác cao nhưng lại yêu cầu
hiểu sâu, nghiên cứu định lượng là không phù hợp
Câu 10:
Nghiên cứu định tính là gì ? Anh/Chị hãy cho biết vai trò của nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính thích hợp với những nghiên cứu nào?
Hướng dẫn trả lời:
Trang 6Nghiên cứu định tính là
Vai trò
Chủ động trong quá trình thu thập dữ liệu tại hiện trường
Dùng để khám phá các vấn đề cũng như các cơ hội Ví dụ : chưa
biết về hành vi tiêu dùng
Rất hữu dụng cho việc thiết kế các dự án nghiên cứu sâu hơn
trong đó Ví dụ: khám phá các thuộc tính quan trọng của sản phẩm, thái độ người tiêu dùng đối với sản phẩm, để thiết kế bảng câu hỏi
Cung cấp các thông tin giúp “hiểu” thị trường, chẳng hạn như tại
sao một sản phẩm lôi cuốn người tiêu dùng hơn sản phẩm khác, tại sao quảng cáo A lại hiệu quả hơn quảng cáo B, điều gì khiến các bà nội trợ thích đi siêu thị hơn đi chợ, vì sao các bà mẹ thường cho con uống sữa trước khi đi ngủ…
Chú trọng vào người tiêu dùng và tìm hiểu lý do của những hành
vi và thái độ của họ
Đòi hỏi nghiên cứu sâu à thực hiện trên một mẫu tương đối nhỏ
Nghiên cứu định tính thích hợp với những nghiên cứu khám phá
Câu 11:
Nghiên cứu định lượng là gì ? Anh/Chị hãy cho biết vai trò của nghiên cứu định lượng Hướng dẫn trả lời:
Nghiên cứu định lượng là
Vai trò
Vai trò 1 :
Vai trò 2 :
Vai trò 3 :
Vai trò 4 :
Vai trò 5 :
Vai trò 6 :
Nghiên cứu định lượng thích hợp với những mẫu nghiên cứu lớn
Trang 7Câu 12:
Hãy phân biệt nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính Cho ví dụ
Hướng dẫn trả lời:
Lĩnh
vực áp
dụng
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Nghiên
cứu
hàn
lâm
Nghiên cứu định tính thường đi đôi với việc khám phá ra các lý thuyết khoa học
Nghiên cứu định lượng gắn liền với việc kiểm chứng
Dựa trên nguyên tắc quy nạp
Dựa trên nguyên tắc suy diễn
Nghiên
cứu
ứng
dụng
Nghiên cứu định tính thường dùng để khám phá các vấn đề, cơ hội
marketing
Nghiên cứu định lượng thường dùng để mô tả, kết luận về thị trường
Ví dụ : khám phá thái độ, hành vi tiêu dùng của khách hàng về nước hoa,
mỹ phẩm, tivi…
Ví dụ : nghiên cứu thị phần, nghiên cứu mức độ nhận biết thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu
Câu 13:
Gửi bảng câu hỏi qua đường bưu điện được áp dụng trong trường hợp nào Cho ví dụ
và phân tích
Trang 8Hướng dẫn trả lời:
Gửi câu hỏi qua đường bưu điện chỉ được áp dụng khi
Bảng câu hỏi ngắn và đơn giản
Sinh viên phân tích được
Bao gồm các câu hỏi nhạy cảm
Sinh viên phân tích được
Không đòi hỏi độ chính xác cao
Sinh viên phân tích được
Ngân sách ít, thời gian không phải là yếu tố quan trọng
Sinh viên phân tích được
Câu 14:
Trong nghiên cứu định lượng, Anh/Chị thường căn cứ vào những tiêu chí nào để quyết định lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu
Hướng dẫn trả lời:
Căn cứ vào những tiêu chí sau đây để quyết định lựa chọn phương pháp
thu thập dữ liệu
Ngân sách dành cho nghiên cứu
Thời gian
Số lượng thông tin cần thu thập
Yêu cầu về chất lượng của thông tin thu thập
Tính chất của thông tin
Đặc điểm của mẫu chọn
Câu 15:
Anh/Chị hãy giải thích vì sao bảng câu hỏi được sử dụng trong hầu hết nghiên cứu định lượng
Hướng dẫn trả lời:
Mẫu lớn
Cần nhiều phỏng vấn viên
Cách tốt nhất để đảm bảo tất cả mọi người đều được hỏi những
Trang 9câu hỏi giống nhau, theo một trình tự nhất định là sử dụng một bảng câu hỏi thống nhất
Xử lý dữ liệu phức tạp
Nếu không ghi chép dữ liệu thu thập được theo một chuẩn mực nào đó thì quá trình xử lý dữ liệu sẽ rất khó khăn
Cần biểu mẫu chuẩn để ghi lại các câu trả lời ý
Câu 16:
Anh/Chị hãy phân tích cấu trúc của một bảng câu hỏi
Hướng dẫn trả lời:
Cấu trúc của một bảng câu hỏi
1 Phần giới thiệu
Giới thiệu về người phỏng vấn
Giải thích lý do thực hiện phỏng vấn/gửi câu hỏi
Giải thích ý nghĩa của sự hợp tác
Cam kết bảo mật thông tin
Có được sự chấp thuận của người được hỏi
2 Phần nội dung chính
Sắp xếp các câu hỏi theo một trình tự hợp lý và logic theo các nguyên tắc cơ bản
1 Hỏi các câu hỏi chung trước và câu hỏi cụ thể sau
2 Đơn giản trước rồi đến phức tạp
3 Câu hỏi dễ xen lẫn với câu hỏi khó
4 Những câu hỏi nhạy cảm, có nhiều nguy cơ bị từ chối để sau cùng
3 Phần kết luận
Bao gồm những câu hỏi ít quan trọng và nhạy cảm ( nơi ở , tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp, giới tính, tình trạng hôn nhân)
Đừng quên cám ơn người trả lời
Câu 17:
Anh/Chị hãy cho biết ưu và khuyết điểm của dữ liệu thứ cấp
Trang 10Hướng dẫn trả lời:
Ưu điểm
Thu thập nhanh
Ít tốn kém chi phí
Nghiên cứu qua thời gian: cung cấp cho người nghiên cứu khả
năng nghiên cứu qua thời gian mà dữ liệu sơ cấp hiện tại không thể thực hiện được
Khuyết điểm
Đôi khi ít chi tiết
Không đáp ứng đúng nhu cầu nghiên cứu
Lấy mẫu thiên vị: Mẫu dùng để thu thập trong những cuộc
nghiên cứu trước có thể ít phù hợp với nghiên cứu hiện tại
Câu 18:
Anh/Chị hãy cho biết ưu và khuyết điểm của dữ liệu sơ cấp
Hướng dẫn trả lời:
Ưu điểm
Đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu
Số liệu cập nhật theo thời gian
Dữ liệu có độ tin cậy cao
Khuyết điểm
Rất tốn kém chi phí để thu thập
Tốc độ thu thập chậm
Tốn kém thời gian để xử lý và phân tích dữ liệu
Câu 19:
Anh/Chị hãy cho biết ưu và khuyết điểm của thảo luận nhóm trong nghiên cứu định tính
Hướng dẫn trả lời:
Ưu điểm
Khả năng nắm bắt nhanh chóng và ít tốn kém các vấn đề cốt lõi của chủ đề nghiên cứu
Trang 11 Là một phần của nghiên cứu thăm dò, thảo luận nhóm tập trung
giúp người nghiên cứu tập trung chính xác vào vấn đề cần được nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu có liên quan
xây dựng các câu hỏi, cùng với các loại phản ứng, cho các đo lường của các biến
Tập trung thảo luận nhóm là một thiết kế rất phù hợp để có được
thông tin từ mẫu những người học vấn thấp
Tập trung vào các nhóm thảo luận là một phương tiện tốt để
khám phá những thái độ và ý kiến có thể không được tiết lộ thông qua các cuộc phỏng vấn
Tập trung thảo luận nhóm rất linh hoạt đối với các chủ đề, số
lượng người tham gia, tiến độ thời gian, địa điểm, và hậu cần của cuộc thảo luận
Sinh viên trình bày ý khác
Khuyết điểm
Đối tượng chọn lọc, mang tính tiêu biểu, chứ không mang tính
đại diện, kết quả của các cuộc thảo luận nhóm tập trung không dùng để khái quát cho tổng thể nghiên cứu
Những người tham gia thường đồng ý với những ý kiến của các
thành viên cùng cấp vì nhiều lý do khác nhau Nếu không có người hướng dẫn thảo luận nhạy cảm và hiệu quả, thì việc khai thác thông tin bị hạn chế Các nhà nghiên cứu phải thận trọng khi diễn giải kết quả
Những người tham gia hướng dẫn và điều tiết buổi thảo luận có
thể ảnh hưởng đến cuộc thảo luận và có thể thiên vị các thông tin
Câu 20:
Anh/Chị hãy cho biết ưu và khuyết điểm của phỏng vấn chuyên sâu (thảo luận tay đôi) Hướng dẫn trả lời:
Ưu điểm
Thông tin nhiều, sâu và tập trung: người được phỏng vấn có
nhiều thời gian để nói
Trang 12 Thông tin thu thập được chính xác hơn: được tạo điều kiện để nói
tự do, không bị tác động bởi “hiệu ứng đám đông”, suy nghĩ sâu khi trả lời
Người được phỏng vấn sẵn sàng chia sẻ những thông tin mang
tính chất tế nhị hơn so với khi thảo luận nhóm mục tiêu
Khuyết điểm
Tốn nhiều thời gian
Đòi hỏi nhiều nỗi lực hơn những hình thức nghiên cứu định tính
khác
Số lượng người được phỏng vấn ít hơn
Câu 21:
Anh/Chị hãy cho biết ưu và khuyết điểm của quan sát trong nghiên cứu định tính Hướng dẫn trả lời:
Ưu điểm
Là hình thức đơn giản, ít tốn kém
Thông tin thu thập được hoàn toàn khách quan do người được
quan sát không biết mình đang bị quan sát
Cho phép thu thập những thông tin mà có thể người được quan
sát cũng không biết nếu họ được hỏi
Khuyết điểm
So với hai hình thức nghiên cứu định tính thì quan sát không giúp
hiểu sâu
Không trả lời được câu hỏi tại sao
Đòi hỏi phải tập huấn rất kỹ cho người quan sát
Câu 22:
Anh/Chị hãy cho biết ưu và khuyết điểm của phỏng vấn trực tiếp trong nghiên cứu định lượng
Hướng dẫn trả lời:
Ưu điểm
Cho phép người hỏi và người trả lời tương tác với nhau
Trang 13 Phỏng vấn viên có thể giải thích để đảm bảo đối tượng hiểu đúng
câu hỏi
Đối tượng sẵn sàng trả lời và trả lời nghiêm túc hơn khi được tiếp
cận trực tiếp
Kiểm soát được người trả lời có đúng đối tượng hay không
Chất lượng dữ liệu thu thập tốt hơn
Tỷ lệ người trả lời trên tổng số người được hỏi cao
Khuyết điểm
Tốn kém thời gian
Tốn kém chi phí , đặc biệt khi mẫu nghiên cứu không tập trung
Với một số vấn đề mang tính chất tế nhị thì khi hỏi trực tiếp đối
tượng sẽ ngại trả lời hoặc trả lời không đúng
Câu 23:
Anh/Chị hãy cho biết ưu và khuyết điểm của phỏng vấn qua điện thoại trong nghiên cứu định lượng
Hướng dẫn trả lời:
Ưu điểm
Tiếp cận đối tượng nhanh nhất và ít tốn kém nhất, dù đối tượng
nghiên cứu không tập trung thì người phỏng vấn cũng không tốn thời gian để đi gặp đối tượng
Phỏng vấn viên cũng có cơ hội giải thích cho đối tượng
Có thể hỏi những vấn đề tế nhị một cách dễ dàng hơn vì đối
tượng và người phỏng vấn không biết nhau Khuyết điểm
Khó tiếp cận đối tượng hơn vì người ta thường không muốn nói
điện thoại lâu, nhiều người không thích nói chuyện với người lạ
qua điện thoại
Không biết chính xác người trả lời có đúng đối tượng không
Không dễ có được số điện thoại
Trang 14Câu 24:
Anh/Chị hãy cho biết ưu và khuyết điểm của gửi bảng câu hỏi qua đường bưu điện trong nghiên cứu định lượng
Hướng dẫn trả lời:
Ưu điểm
Ít tốn kém, dù đối tượng nghiên cứu không tập trung
Đối tượng sẵn sàng trả lời những vấn đề nhạy cảm
Khuyết điểm
Không biết được đối tượng trả lời là ai
Tỷ lệ người trả lời trong số đối tượng được tiếp cận thấp (thường
chỉ 10%)
Người trả lời có thể hiểu không đúng câu hỏi
Thời gian chờ đợi câu trả lời dài
Câu 25:
Anh/Chị hãy cho biết ưu và khuyết điểm của phỏng vấn qua Internet, Email trong nghiên cứu định lượng
Hướng dẫn trả lời:
Ưu điểm
Ít tốn kém , dù đối tượng nghiên cứu không tập trung
Đối tượng sẵn sàng trả lời những vấn đề nhạy cảm
Khuyết điểm
Không biết được đối tượng trả lời là ai
Tỷ lệ người trả lời trong số đối tượng được tiếp cận thấp (thường
chỉ 10%)
Người trả lời có thể hiểu không đúng câu hỏi
Thời gian chờ đợi câu trả lời dài