Vì vậy, việc nghiên cứu động cơ NCKH của CB-GV trong nhà trường như một hướng tiếp cận mới nhằm tìm hiểu đời sống tâm lý, tư tưởng, hướng giá trị của đội ngũ các nhà khoa học trong Nhà t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Trang 2Hà Nội – 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN ĐỨC NHÃ
ĐỘNG CƠ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐHQGHN
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.72
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN KIM ĐỈNH
Hà Nội – 2009
Trang 3MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 5
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
2.2 Vấn đề động cơ trong tâm lý học Mác – Xít 10
2.3 Nghiên cứu về động cơ NCKH ở phương Tây 12
2.4 Nghiên cứu về động cơ học tập, NCKH của các nhà tâm lý học Mác-Xit 12
2.5 Các nghiên cứu về động cơ học tập, NCKH của Việt Nam 13
3 Mục tiêu nghiên cứu 14
4 Phạm vi nghiên cứu 14
5 Đối tượng nghiên cứu 14
6 Câu hỏi nghiên cứu 14
7 Giả thuyết nghiên cứu 14
7.1 Luận cứ lý thuyết 15
7.2 Luận cứ thực tiễn 15
8 Phương pháp chứng minh giả thuyết 15
9 Kết cấu của luận văn 15
Chương 1 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN 17
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 17
1.1.1 Quản lý KH-CN 17
1.1.2 Nghiên cứu khoa học 18
1.2 ĐỘNG CƠ 19
1.2.1 Định nghĩa động cơ 19
1.2.2 Bản chất xã hội của hiện tượng động cơ 20
1.2.3 Đặc điểm của động cơ 21
1.2.4 Cấu trúc của động cơ 23
1.2.5 Chức năng của động cơ 25
1.2.6 Phân loại động cơ 25
1.3 ĐỘNG CƠ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 26
1.3.1 Định nghĩa động cơ NCKH 26
1.3.2 Sự hình thành động cơ NCKH 27
1.3.3 Phân loại động cơ NCKH 27
1.4 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 28
1.4.1 Nhu cầu và động cơ 28
1.4.2 Đặc điểm của nhu cầu: 29
1.4.3 Nhu cầu NCKH 29
1.4.4 Hứng thú và quan hệ giữa húng thú và động cơ 30
1.4.5 Hứng thú NCKH 30 Chương 2 Error! Bookmark not defined THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH VÀ ĐỘNG CƠ NCKH CỦAError! Bookmark
not defined
CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Error! Bookmark not defined 2.1 DẪN NHẬP Error! Bookmark not defined
Trang 42.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH TRƯỜNG ĐH KHTN Error! Bookmark not defined
2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Error! Bookmark not defined 2.3.1 Về cơ sở vật chất và tinh thần làm việc Error! Bookmark not defined 2.3.2 .Khái quát thực trạng động cơ NCKH của CB-GV nhà trường Error!
Bookmark not defined
2.3.3 Khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của động cơ NCKH của cán bộ giảng viên trong nhà trường Error! Bookmark not defined 2.3.4 Khía cạnh lực của động cơ NCKH của CB-GV trong nhà trường Error!
Bookmark not defined
2.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN Error! Bookmark not defined 2.4.1 Về cơ chế tiền lương cho CB-GV đại học Error! Bookmark not defined 2.4.2 Điều kiện và môi trường làm việc Error! Bookmark not defined 2.4.3 Tính đố kị cản trở động cơ NCKH Error! Bookmark not defined Chương 3 Error! Bookmark not defined GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG CƠ NCKH CỦA CÁN BỘ VÀ GIẢNG VIÊN NHÀ TRƯỜNG Error! Bookmark not defined 3.1 ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI VÀ THU NHẬP CHO NHÀ KHOA HỌC Error! Bookmark not defined
3.2 ĐÁP ỨNG VÀ THỎA MÃN CÁC NHU CẦU NHẰM TẠO ĐỘNG CƠ NCKH
CHO CÁN BỘ NCKH Error! Bookmark not defined 3.3 LÀM PHONG PHÚ CÔNG VIỆC, MỞ RỘNG CÔNG VIỆC Error! Bookmark not defined
3.4 SỰ THAM GIA CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC Error! Bookmark not defined 3.5 SỰ GHI NHẬN THÀNH TÍCH Error! Bookmark not defined 3.6 BIỂU DƯƠNG, KHEN THƯỞNG, TÔN VINH CÁC NHÀ KHOA HỌC Error! Bookmark not defined
3.7 TRÁCH NHIỆM Error! Bookmark not defined 3.8 THĂNG CHỨC, THĂNG TIẾN Error! Bookmark not defined 3.9 HỖ TRỢ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined
1 Đối với CB-GV nhà trường Error! Bookmark not defined
2 Đối với nhà trường : Error! Bookmark not defined
Trang 5MỞ ĐẦU
Quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam,
đã có những thay đổi cơ bản đời sống kinh tế - xã hội Một trong những ưu điểm của quá trình đổi mới đất nước là giải phóng tiềm năng con người, tạo điều kiện cho con người có thể mang hết khả năng học tập, NCKH, làm việc, từng bước thoã mãn nhu cầu bản thân và cống hiến cho xã hội
Cũng chính những sự thay đổi này đã kéo theo sự biến đổi đời sống tâm
lý, tư tưởng của người Việt Nam nói chung và đội ngũ các nhà làm khoa học nói riêng, đặc biệt làm thay đổi định hướng giá trị, sự nhiệt tâm của một bộ phận trong cộng đồng các nhà khoa học, các cán bộ và giảng viên các trường đại học
Luận văn được xây dựng trong bối cảnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước dựa vào KH-CN cũng như tiến trình cải cách hành chính đang được thúc đẩy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý KH-CN cũng như nâng cao chất lượng hoạt động NCKH trong nhà trường Vì vậy, việc nghiên cứu động cơ NCKH của CB-GV trong nhà trường như một hướng tiếp cận mới nhằm tìm hiểu đời sống tâm lý, tư tưởng, hướng giá trị của đội ngũ các nhà khoa học trong Nhà trường và cũng thông qua đó có những đề nghị, đề xuất nhằm làm tích cực các hoạt động NCKH cũng như nâng cao hiệu quả công tác NCKH của Nhà trường duới góc độ quản lý
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Hoạt động NCKH trong trường đại học là một nhiệm vụ quan trọng của hoạt động R-D và là một trong những mục tiêu cơ bản bên cạnh hoạt động đào tạo và phục vụ xã hội
Hiện nay các công trình NCKH của trường đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của kinh tế tri thức trên thế giới, chưa tạo được sự gắn kết giữa nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội;
Trang 6chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được; năng lực tạo ra
và chuyển giao công nghệ mới còn rất nhiều hạn chế
Về phía nhà nghiên cứu (bao gồm các CB-GV trong nhà trường), nhiều người chưa thật sự dành hết nhiệt tâm cho NCKH và qua đó chất lượng các đề tài, các công trình NCKH chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
Về phía nhà quản lý cần tiếp cận được 2 vấn đề ở đây đó là:
- Tại sao các CB-GV cần phải có động cơ NCKH?
- Họ được tạo động cơ và động viên như thế nào ?
Với khuôn khổ luận văn này tác giả cố gắng phân tích và làm rõ hơn yếu tố động cơ NCKH của CB-GV nhà trường như một hướng tiếp cận mới làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý KH-CN của Nhà trường trong tình hình mới hiện nay
Vấn đề phân tích động cơ NCKH được coi là vấn đề trung tâm của toàn
bộ nghiên cứu này dưới góc độ của nhà quản lý
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu thực trạng nội dung và hiệu lực của động cơ NCKH của cán bộ và giảng viên nhà trường dưới góc độ quản lý, tác giả chọn đề tài “Động cơ NCKH của CB-GV các trường đại học” - nghiên cứu trường hợp tại trường ĐH KHTN – ĐHQG HN
Tác giả hi vọng rằng những phát hiện bước đầu của công trình này sẽ góp thêm những cơ sở lý luận và thực tiễn, làm phong phú thêm hướng tiếp cận về mặt phân tích, giải pháp, phương tiện để thực hiện tốt mục tiêu và lộ
trình đề ra, thực hiện sứ mệnh của trường ĐH KHTN – ĐHQG HN
Trang 72 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu về động cơ trong tâm lý học phương Tây
* Vấn đề động cơ trong tâm lý học hành vi
Động cơ là vấn đề vô cùng phức tạp trong đời sống tâm lý con người Động cơ có vai trò quan trọng trong việc duy trì, thúc đẩy mọi mặt hoạt động của cá nhân Vì vậy việc nghiên cứu động cơ đã được các nhà tâm lý học, xã hội học, các nhà khoa học quản lý tiến hành nghiên cứu từ lâu
Cho đến nay vẫn có rất nhiều ý kiến, định nghĩa khác nhau về động cơ mặc dù các tác giả cũng đưa ra những nhận xét chung về vai trò, chức năng của động cơ Tuy nhiên, việc nghiên cứu động cơ dưới góc độ của nhà quản lý
ở Việt Nam vẫn chưa thật sự phổ biến
Ở Liên Xô (cũ) vấn đề động cơ đã được nhiều tác giả bàn đến, ví dụ như : X.L.Rubinstein; A.N.Leonchiev, A.R.Luria, A.V.Petrovaxki…Những tác giả này đã đi sâu vào nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm, tiến hành tìm hiểu chức năng và đưa ra những khái niệm của động cơ Các tác giả đã có nhiều nghiên cứu đi sâu tìm hiểu khái niệm, vai trò, và phân loại động cơ hoạt động của con người nói chung và nghiên cứu động cơ riêng lẻ như động cơ học tập, động cơ thành đạt, động cơ chọn nghề nghiệp…v v…nói riêng
Tâm lý học hành vi ra đời năm 1913 do Waston khởi xướng, với ý muốn xây dựng nên một nền tâm lý học khách quan Dựa trên tiền đề triết học thực chứng và triết học thực dụng, tâm lý học hành vi chỉ quan tâm nghiên cứu những sự kiện có thể trực tiếp quan sát được
Theo thuyết hành vi, thì hành vi của con người chỉ là các cử chỉ của cơ thể dùng để thích nghi với môi trường, môi trường ở đây được hiểu là tổng các kích thích vật lý, hoàn toàn không cần thiết giữa kích thích và phản ứng
Trang 8có gì, không công nhận có tâm lý, có ý thức trong việc con người thích nghi với môi trường
Với việc loại bỏ ý thức ra khỏi việc nghiên cứu hành vi, coi hành vi là
tổ hợp các phản ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài, con người được coi như một cái máy chứa đầy các phản ứng có kích thích, Waston đã máy móc hoá, sinh vật hoá hành vi, động cơ của con người
Các nhà tâm lý học hành vi mới đã cố gắng cải tạo thuyết hành vi bằng cách bổ xung thêm một biến cố trung gian Các yếu tố trung gian này can thiệp vào quá trình tạo phản ứng Đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hành vi mới là E.Tolman (1886-1959) Ông coi hành vi là tổng thể các yếu tố trung gian, là ý định, nhận thức nhằm đạt tới các khách thể có lợi cho cơ thể, tránh các khách thể có hại Năm 1932 ông đưa thêm yếu tố ham thích thúc đẩy các hành vi thoả mãn nhu cầu Năm 1951, ông giải thích tất cả động cơ bằng bốn loại nhu cầu : nhu cầu sinh lý, xã hội, nhu cầu riêng và nhu cầu riêng mở rộng rồi quy
về nhu cầu bản năng [26]
* Vấn đề động cơ trong phân tâm học
Người sáng lập ra thuyết phân tâm là Freud Học thuyết phân tâm của ông xây dựng trên khái niệm “vô thức” Freud quan niệm tất cả các hiện tượng tinh thần của con người về bản chất là các hiện tượng vô thức, ông khẳng định: Cái sâu xa nhất làm cho động lực cả thế giới tinh thần, thế giới tâm lý của con người nằm trong thế giới vô thức [10,tr.374]
Theo phân tâm học, những bản năng vô thức chính là cội nguồn thúc đẩy hành vi con người, trong đó bản năng tình dục là nguồn năng lượng quan trọng nhất làm thành xung lực mạnh nhất chi phối, thúc đẩy định hướng hành động
Trang 9Như vậy theo quan điểm của Freud, động cơ như là những xung năng tính dục, vô thức thúc đẩy chi phối hoạt động của con người Quan điểm này
đã sinh vật hoá động cơ hoạt động
A.Adler coi động cơ là bản năng thống trị Sức mạnh bản năng không chỉ có ở tình dục mà chủ yếu ở nhu cầu, ý thức giành địa vị siêu đẳng và quyền lực thống trị Khi chưa chiếm được địa vị siêu đẳng, con người tự tìm hiểu những thua kém của mình dẫn tới xuất hiện của mặc cảm tự ti Do vậy họ tích cực hoạt động để bù trừ những yếu kém của mình, nhất là những khuyết tật của cơ thể Cơ chế bù trừ là phương tiện thoả mãn động cơ giành địa vị siêu đẳng Adler đã quá nhấn mạnh đến tính chất bù trừ trong đời sống con người mà không thấy vai trò hoạt động của họ trong xã hội, yếu tố bản năng vẫn là yếu tố chủ đạo trong việc hình thành động cơ con người
* Vấn đề động cơ trong tâm lý học cấu trúc
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều quan tâm tới vấn đề tự giác, tư duy, riêng K.Lewin lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề động cơ, nhân cách con người Ông đưa ra khái niệm “trường tâm lý” Theo ông, con người luôn tồn tại trong một hoàn cảnh, một trường tâm lý nào đó Giữa chủ thể và môi trường có sự tác động qua lại thường xuyên Trong môi trường, mỗi sự vật đều có một tiêu trị nhất định, tiêu trị này tồn tại nhờ khả năng nhân cách của mỗi người, nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định của con người Ông cho rằng môi trường xung quanh có khả năng gây ra hành động ở con người, hướng vào sự vật có tiêu trị dương và tránh xa sự vật có tiêu trị âm Hành vi được thực hiện theo 2 kiểu: kiểu thứ nhất là hành vi phụ thuộc vào nhu cầu của chủ thể đối với môi trường còn gọi là hành vi ý chí; kiểu thứ 2 là phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường gọi
là hành vi tức cảnh Cả hai dạng này đều dựa trên nhu cầu xã hội và có ý đồ, tạo ra trạng thái căng thẳng làm thay đổi hoạt động Ngoài ra ông còn dùng khái niệm “không gian sống” để giải thích hành vi của nhân cách – không gian
Trang 10sống đó là nhân cách và hoàn cảnh sống trong mối tác động qua lại lẫn nhau tạo nên hành vi trong một thời điểm nào đó, với nghĩa đó thì động cơ thúc đẩy hành vi con người được coi như là lực của trường tâm lý
Quan điểm của K.Lewin về động cơ đã coi nhẹ vai trò của ý thức, của tính chủ thể của hành vi, nên động cơ của con người là động cơ thụ động, phụ thuộc vào trường lực của môi trường xung quanh
2.2 Vấn đề động cơ trong tâm lý học Mác – Xít
* Nghiên cứu về động cơ của các nhà tâm lý học Liên Xô
Tâm lý Mac – Xit lấy khái niệm hoạt động làm trung tâm và then chốt Bất kỳ một hoạt động nào của con người đều được gắn với các động cơ cụ thể
Vì vậy, khi đưa ra những quan điểm, những nguyên tắc phương pháp chỉ đạo nghiên cứu tâm lý, Vưgôtxki (1886-1934) đã đề cập tới vấn đề động cơ Ông chỉ ra rằng muốn nghiên cứu các mối quan hệ thực của con người với toàn bộ thực tại xung quanh, nghĩa là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người trong đó có quan hệ của con người với chính bản thân mình Những nguyên tắc này đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu động cơ sau này Tiếp theo Vưgôtxki, nhiều nhà tâm lý học Liên Xô đã nghiên cứu động cơ như V.G Aseev, Rubinstein, D.N.Uzande, P.M.Iacovson, A.N.Leonchiev…Đối với các nhà tâm lý học Mac-Xit, động cơ nghiên cứu không tách rời với ý thức; động cơ được nghiên cứu với tư cách là một hiện tượng tâm lý trong các mối quan hệ hiện thực, mang bản chất xã hội - lịch sử D.N.Uzanade giải quyết vấn đề động cơ và động cơ hoá hành vi trên có
cơ sở thuyết tâm thế Theo ông có sự xung khắc giữa 2 động cơ đối ngược nhau, đấu tranh với nhau trong một hành vi, về điều này các nhà tâm lý học đã phủ nhận vì không có một hoạt động tương ứng với chỉ một động cơ
Rubinstein (1889-1979) coi động cơ xuất phát từ nhu cầu, nhiệm vụ của cuộc sống, có tính thứ bậc (1940) Ông chỉ ra sự thống nhất giữa ý thức, động
Trang 11cơ có ý thức và hoạt động Ông đã vạch ra một số cơ sở lý luận và con đường nghiên cứu động cơ (1969)
Nổi bật nhất trong các nghiên cứu về động cơ cần phải nhắc đến A.N.Leonchiev (1930-1978) Ông nghiên cứu động cơ trên cơ sở phương pháp luận tiếp cận khoa học Trong lý luận của mình ông nghiên cứu mối quan hệ giữa động cơ và cảm xúc, động cơ và nhu cầu, động cơ và nhân cách và phân tích kỹ thứ bậc của động cơ Động cơ chính là đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu đã được chủ thể tri giác, biểu tượng tư duy đó là sự phản ánh chủ quan về đối tượng thoả mãn nhu cầu Nhưng không phải nhu cầu nào cũng trở thành động cơ hoạt động Chỉ khi nhu cầu “gặp” được đối tượng có khả năng thoả mãn thì khi đó nhu cầu mới trở thành động cơ hoạt động [29,tr.220]
Các nhà tâm lý học Mac-Xit đã nghiên cứu động cơ từ cuộc sống thực của con người, đã khắc phục được sự máy móc, sự sinh vật hoá hoạt động của con người Động cơ của con người là một hiện tượng tâm lý thuộc lĩnh vực ý thức, mang đậm bản chất xã hội - lịch sử Những lý luận động cơ của Leonchiev có ý nghĩa hết sức quan trọng làm nền tảng cho các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về động cơ sau này
* Các nghiên cứu về động cơ ở Việt Nam
Ở Việt Nam chưa có nhiều những nghiên cứu về động cơ dưới góc độ về quản lý xong các nhà tâm lý học Việt Nam đã tiến hành những nghiên cứu về động cơ cho phương pháp tiếp cận hoạt động – nhân cách của tâm lý học hoạt động Các tác giả Việt Nam nghiên cứu về động cơ với 3 mảng nội dung chủ yếu bao gồm: động cơ đạo đức nhân cách, động cơ học tập và động cơ chọn ngành nghề Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu như sau: [26, tr.16]
Nguyễn Ngọc Bích, “Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của thanh thiếu niên”, 1979; Phạm Thị Hưng Thịnh với nghiên cứu “Hình thành động cơ xã hội ở học sinh cấp hai”, 1980; Phạm Thị Nguyệt Lãng với “Cơ sở tâm lý học của sự hình thành động cơ vì xã hội ở học sinh”, 1983 và “Tìm hiểu động cơ
Trang 12chọn nghề của học sinh phổ thông”, 1993; Lê Hương với nghiên cứu “Động
cơ thành đạt nghề nghiệp” v v
2.3 Nghiên cứu về động cơ NCKH ở phương Tây
Các nghiên cứu về động cơ học tập, động cơ NCKH được các nhà tâm lý học Phương tây đặc biệt quan tâm, phần lớn các nhà hành vi giải quyết vấn đề động cơ nghiên cứu trên nguyên tắc điều kiện hoá và luật hiệu quả Họ cho rằng động cơ NCKH là cái kích thích bên ngoài (vật thể), các yếu tố bên trong (nhu cầu tự nhiên của cơ thể), cho nên đã sinh vật hoá động cơ NCKH, bỏ qua yếu tố tích cực, chủ thể của hoạt động NCKH Ngoài ra có thể kể đến một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của R.A Woodworth, T.Brunner, A.Bandura
R.A Woodworth phủ nhận việc coi động cơ xuất phát từ nhu cầu cơ thể Ông cho rằng, con người có hứng thú đặc biệt, xuất phát không phải từ nhu cầu mang tính bản năng mà từ tính chất của hoạt động, nhất là lĩnh vực NCKH là một hoạt động sáng tạo Con người trải nghiệm các cảm xúc thoả mãn không chỉ
từ số tiền họ thu được mà còn từ quá trình thực hiện công việc và kết quả thu được từ việc thực hiện công việc ấy Chính sự thành công trong việc NCKH của cán bộ khoa học đã tạo nên khát vọng nhận thức, khát vọng sáng tạo
2.4 Nghiên cứu về động cơ học tập, NCKH của các nhà tâm lý học Mác-Xit
Năm 1946 Leonchiev đã công bố công trình nghiên cứu “ sự phát triển động cơ học tập của học sinh” và sau đó có nhiều bài viết khác về cơ sở lý luận định hướng cho các nhà tâm lý Xô Viết tiếp tục nghiên cứu động cơ học tập, NCKH Ông cho rằng động cơ học tập, NCKH là sự định hướng của đối tượng vào việc chiếm lĩnh tri thức, sự ghi nhận của xã hội và đồng nghiệp Hoạt động NCKH do một hệ thống kích thích có thứ bậc, trong đó có những động cơ chủ đạo, động cơ chủ yếu
A.K.Marcova cùng với các cộng sự nghiên cứu về “Động cơ học tập và giáo dục động cơ học tập của học sinh” Bà chọn nhiệm vụ lĩnh hội cú pháp làm phương tiện nghiên cứu Bà chỉ ra rằng: động cơ nhận thức biểu hiện ở hứng thú nhận thức, con đường hình thành động cơ học tập và NCKH là
Trang 13phương pháp hành động nhằm đạt được những phương tiện trí thức mới có tính chất khái quát lý luận Bà chia động cơ học tập và NCKH thành 2 nhóm lớn là nhóm động cơ nhận thức và nhóm động cơ xã hội
Nhìn chung lại các nhà tâm lý học Xô Viết quan tâm nhiều tới vấn đề động cơ học tập, NCKH trên nhiều phương diện lý luận, thực tiễn và cả thực nghiệm tác động đến động cơ học tập và NCKH Đa số họ đều đồng quan điểm rằng động cơ học tập và NCKH được thúc đẩy bằng một hệ thống phức tạp, đa dạng Nhưng động cơ này tạo thành một cấu trúc xác định, có thứ bậc, trong đó một động cơ là chủ đạo những động cơ còn lại mang chức năng kích thích phụ mà thôi
2.5 Các nghiên cứu về động cơ học tập, NCKH của Việt Nam
Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về động cơ nhưng chưa có công trình nào nói rõ và cụ thể về vấn đề động cơ NCKH của CB-GV các trường đại học Một số công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học Việt Nam về động cơ học tập như: [26, tr.19]
Lê Thị Lan : Nghiên cứu động cơ học tập của học sinh nhỏ đã chỉ ra động cơ cụ thể khác nhau ở nhiều dấu hiệu : nội dung, mức độ ý thức, tính chất và vị trí trong cấu trúc, dẫn tới mức thúc đẩy hoạt động khác nhau
Trịnh Quốc Thái (1996) với “Nghiên cứu động cơ học tập của học sinh lớp 1dưới ảnh hưởng của phương pháp nhà trường” đã khẳng định rằng cấu trúc động cơ phong trào đa dạng, loại động cơ nhận thức, động cơ xã hội và động cơ phức hợp được hình thành từ những yếu tố tác động có tính nhận thức
xã hội được kết tinh ẩn tàng ở giáo viên ảnh hưởng khác nhau đến học sinh
Nguyễn Kế Hào (1980) nghiên cứu “Đặc điểm và cấu trúc của động cơ học tập trong sự phụ thuộc vào cái kiểu khái quát hoá tài liệu học tập” tác giả xác định quy luật của sự phụ thuộc đặc điểm cấu trúc động cơ học tập vào hai kiểu khái quát hoá tài liệu học tập, kinh nghiệm và lý luận Động cơ nhận thức là
Trang 14động cơ tích cực bền vững nhờ kiểu tư duy lý luận, lĩnh hội tri thức và phương pháp chung của nhận thức khoa học theo nguyên tắc khái quát hoá lý luận
Trần Thị Thình (2004) với “Động cơ học tập của sinh viên sư phạm, thực trạng và phương pháp giáo dục” khẳng định động cơ học tập quy định tính tích cực học tập, tạo nên thái độ tự giác, độc lập sáng tạo và nâng cao kết quả học tập đó là con đường dẫn tới sự phát triển tài năng và nhân cách sinh viên
Hoạt động NCKH về bản chất cũng là một hoạt động học, hoạt động tự đào tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, tìm tòi, sáng tạo cống hiến cho xã hội và qua đó được xã hội ghi nhận cũng như tôn vinh các kết quả NCKH đạt được
3 Mục tiêu nghiên cứu
Thực trạng động cơ NCKH của CB-GV trong đó bao gồm khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của động cơ NCKH của CB-GV nhà trường hiện nay
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của động cơ NCKH góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của cán bộ và giảng viên nhà trường
4 Phạm vi nghiên cứu
Làm rõ thực trạng động cơ NCKH của CB-GV trường ĐH KHTN – ĐHQG HN Phân tích làm rõ một số nguyên nhân ảnh hưởng tới độ hiệu lực của động cơ, sự nhiệt tâm NCKH của CB-GV nhà trường trong đó tập trung nhấn mạnh nhóm động cơ có ưu thế nhất trong hệ thống động cơ NCKH
5 Đối tượng nghiên cứu
Động cơ NCKH của CB-GV trường ĐH KHTN – ĐHQG HN
6 Câu hỏi nghiên cứu
Qua thực tế công tác tại phòng KH-CN trường đại học KHTN cũng như qua trao đổi với các CB-GV nhà trường, tác giả nhận thấy hiện nay nhiều CB-
GV không muốn tham gia NCKH; họ không dành hết nhiệt tâm, nhiệt huyết cho NCKH vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: Động cơ NCKH của CB-GV trong trường đại học hiện nay như thế nào?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Trang 15Động cơ NCKH của CB-GV trong trường đại học hiện nay đều thể hiện
rõ về mặt nội dung nhưng lực thúc đẩy động cơ NCKH của CB-GV nhà trường còn yếu
8 Phương pháp chứng minh giả thuyết
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập tài liệu, sách báo, biên dịch
từ các tài liệu nước ngoài, các website nhằm phân tích khái quát những nội dung lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, bảng hỏi : 100 phiếu hỏi, Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin về thực trạng động cơ NCKH của CB-GV nhà trường
Phương pháp phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu sâu hơn nữa những vấn đề mà bảng hỏi còn chưa làm rõ
Phương pháp xử lý thống kê toán học
Phương pháp và kết quả điều tra xã hội học
9 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu gồm ( lời nói đầu, giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu, tổng quan lịch sử nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện), kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 Cơ sở lý luận
Chương 2 Thực trạng hoạt động NCKH và động cơ NCKH của cán bộ giảng viên trường ĐH KHTN – ĐHQG HN
Trang 16Chương 3 Giải pháp thúc đẩy động cơ NCKH của CB-GV nhà trường Kết luận và Khuyến nghị