1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

51 1,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 356,5 KB

Nội dung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là một đềtài rộng và phức tạp, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn cao, đồng thờiliên q

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Mẫu hồ Sơ dự tuyển nghiên cứu sinh

PHẦN ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Kính gửi:

1 Họ và tên:

2 Ngày, tháng, năm sinh:

3 Đơn vị công tác:

4 Nội dung đề cương đề tài nghiên cứu:

01 Tính cấp thiết của đề tài

03 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

04 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

05 Những kết quả đã nghiên cún ở trong và ngoài nước có liên quan

đến luận án và những định hướng nghiên cứu tiếp của luận án

06 Phương pháp nghiên cứu

07 Kết cấu của luận án (bao gồm cả đề cương chi tiết)

Trang 2

Luận án tiên sĩ- Chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Đề tài:

Tên đề tài: Quản lý vĩ mô đ/v các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong

xu thế hội nhập thị trường quốc tế ( ko khác quản lý nhà nước, cách tiếp cận)

- Mục đích nghiên cứu: + Xây dựng được một hệ thống quản lý tổng thể đểcác doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

+ Phân tích được thực trạng quản lý vĩ mô, quản lýdoanh nghiệp đơn vị các doanh nghiệp nhỏ và vừa những mặt được và mặtkhông được và nguyên nhân

+ Đưa ra phát minh và những giải pháp, điểm mới

về lý luận , phương pháp quản lý về công cụ, hình thức quản lý đơn vị các DNnhỏ và vừa ở Việt Nam trong xu thế hội nhập của TTQT

- Tính cấp thiết của đề tài:

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở VN đã, đang và sẽ trong tương ……… năm nữa nếu là sương sống của nền kinh tế VN

+ Trong xu thế hội nhập quốc tế chuyền từ 1 nền kinh tế tập trung quan liêubao cấp sang KTTT, nhiều vấn đề về lý luận, thực tiễn trong quản lý vĩ mô

và quản lý nhà nước chưa được giải quyết, hệ thống hóa do đó hội đồng quản lý hệ thống của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam …lênđường gặp rất nhiều khó khăn về thế lực, hệ thống vừa tổ chưc phương phápquản lý

Trang 4

Mẫu hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh

PHẦN BÀI LUẬN

Kính gửi:………

1 Họ và tên:

2 Ngày, tháng, năm sinh:

3 Đơn vị công tác:

4 Nội dung cơ bản của bài luận:

STT Các nội dung cần trinh bày 01 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 02 Mục tiêu và mong muốn đạt được khi làm nghiên cứu sinh 03 Lựa chọn cơ sở đào tạo (Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) 04 Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong muốn 05 - Kinh nghiệm về nghiên cứu, về thực tế, hoạt động xã hội và ngoại khóa khác; - Kiến thức, sự hiểu biết và những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề dự định nghiên cứu; - Phản ảnh sự khác biệt của cá nhân tài sinh trong quá trình học tập trước đây và những kinh nghiệm đã có; - Lý giải về những khiếm khuyết hay thiếu sót (nếu có) trong hồ sơ như: Kết quả học đại học, thạc sĩ chưa cao

06 Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp

- Người hướng dẫn khoa học thứ nhất:

- Người hướng dẫn khoa học thứ hai:

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là chiến lược lâu dài, nhất quán vàxuyên suốt của Chính phủ Việt Nam, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sáchphát triển kinh tế của quốc gia Nhà nước luôn tạo môi trường về pháp luật vàcác cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thànhphần kinh tế phát triển bình đắng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọinguồn lực cho đầu tư phát triển

Trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau các luật liên quan đến hoạtđộng của doanh nghiệp được Quốc hội thông qua đã tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh chóng về số lượng, từng bước nângcao chất lượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia tích cực vào khu vực sản xuất chếbiến, bán lẻ và dịch vụ; góp phần cân bằng ngoại tệ thông qua xuất khẩu, khôiphục và giữ gìn phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, bước đầu thamgia vào quá trình hình thành mối liên kết doanh nghiệp nhỏ và vừa với cácdoanh nghiệp lớn Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước hầu hết

sử dụng nguyên liệu sẵn có, có quy mô nhỏ nên dễ thích nghi với sự biến độngcủa thị trường hơn là các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và có

quy mô lớn.

Đến ngày 31/12/2014, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% trong600.000 doanh nghiệp đang hoạt động cả nước, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩucủa khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩutoàn quốc Đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 35% tổng vốnđầu tư toàn xã hội Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40%GDP, 30% tống thu ngân sách nhà nước Trung bình mỗi năm, doanh nghiệpnhỏ và vừa đã tạo thêm khoảng nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% laođộng xã hội và đóng góp trên 40% GDP cho nền kinh tế

Mặc dù đã đạt được những hiệu quả nhất định, song các doanh nghiệpnhỏ và vừa Việt Nam hiện nay còn gặp những khó khăn, khoảng 20% số doanh

Trang 6

nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động có thể trụ được trong cạnh tranh, 60% sốdoanh nghiệp đang phải cố gắng đế tồn tại, 20% số doanh nghiệp đã bị giải thểhoặc ngừng hoạt động Đặc biệt trong quá trình nền kinh tế Việt Nam mở cửa

và hội nhập càng tác động vào nền kinh tế, những cam kết quốc tế đòi hỏi quản

lý nhà nước cần có sự thay đổi để tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh bìnhđẳng, minh bạch, thông thoáng, phát triển nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệpnhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn và tận dụng được những cơ hội, vượt quanhững thử thách mới trong bối cảnh toàn cầu hóa

Để phát huy hiệu quả hơn QLNN đối với sự phát triển doanh nghiệp nhỏcần nhận diện rõ những tồn tại của QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam, tìm ra nhũng nguyên nhân chính của tồn tại đó Để đạt được kết quảnhư mong muốn đòi hỏi phải có sự đổi mới về QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Việt Nam, mà thực tế vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu Đe thayđối căn bản về QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cần phải có

sự đầu tư, nghiên cứu một cách đày đủ và khoa học Xuất phát từ những phân

tích trên, tác giả chọn vấn đề “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ quản lý công.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cửu

Mục đích nghiên cứu là nhằm đưa ra những phương hướng và giải pháp

cụ thế hướng tới tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệt) nhỏ và vừa

ở Việt Nam

Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa có bổ sung cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay qua việc làm rõ khái niệm, đặcđiểm, nội dung và vai trò của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa; kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của một

số nước trên thế giới và bài học rút ra

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa để chỉ ra những ưu điểm, mặt còn hạn chế và nguyên nhân của thựctrạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay

Trang 7

- Hình thành quan điểm, xác định phương hướng và đề xuất hệ thống giảipháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là một đềtài rộng và phức tạp, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn cao, đồng thờiliên quan đến nhiều các lĩnh vực hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước Dovậy, dưới góc độ khoa học quản lý công đối tượng và phạm vi nghiên cún cụ thểcủa luận án như sau:

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ hoạt động quản lý nhà

nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài xác định như sau:

- về nội dung nghiên cứu: quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở Việt Nam là một đề tài có nội dung rộng lớn và phức tạp Tuy nhiên, theoyêu cầu của mã số, chuyên ngành, nội dung của luận án, luận án chỉ tập trungnghiên cứu một cách toàn diện về doanh nghiệp nhỏ và vừa, đánh giá đầy đủ,khách quan, nhận định chính xác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa ở Việt Nam hiện nay

Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014,không bao gồm các chủ thể kinh doanh khác (hợp tác xã hay hộ kinh doanh cáthế, )

Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam gắn với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khôngnghiên cứu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Namtrong quá trình thành lập doanh nghiệp và giải thế, phá sản doanh nghiệp

- về không gian, nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi cả nước

- về thời gian Luận án nghiên cún quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở Việt Nam từ khi đổi mới kinh tế (năm 1986) đến cho nay, từ đó đề

Trang 8

ra các định hướng, giải pháp trong thời gian tới.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên phương pháp duy

vật biện chứng và duy vật lịch sử, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước

về quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiệntrong các Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ, trong Luật Doanh nghiệp và cácvăn bản quản lý dưới luật

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu đề tài luận án bằng các phươngpháp sau:

-Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập những tài liệu, báo cáocủa các cơ quan quản lý có liên quan, các số liệu khảo sát, các báo cáo, cácnghiên cứu đã công bố, các tạp chí và sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, thuthập số liệu thống kê và phân tích của các đề tài, dự án, các công trình nghiêncứu đã được công bố về vấn đề liên quan, để sử dụng phân tích, đánh giá vềQLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

-Phương pháp điều tra, phỏng vấn doanh nghiệp; Từ nhũng số liệu thôngqua điều tra thực tế tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực doanhnghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Tác giả dự kiến Thông qua phiếu điều tra tại

500 doanh nghiệp X với việc tập hợp, phân tích hệ thống các văn bản về QLNNđối với doanh nghiệp nhỏ và vừa rút ra được những tồn tại cần đổi mới QLNNđối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp tiếp cận đối tượng nghiêncứu đề tài luận án, luận án kết hợp với một số phương pháp phù hơp theo từngnội dung nghiên cứu:

Chương 1: Thu thập thông tin và phân tích, so sánh, đánh giá những vấn

đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, những vấn đề đã được giải quyết, những vấn

đề còn bỏ ngỏ để định hướng tiếp tục nghiên cứu

Chương 2: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

Trang 9

sử để nghiên cứu, kết họp với phương pháp phân tích, tổng hợp Các phân tích,nhận định quan niệm về cơ sở khoa học về QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa

Chương 3: Áp dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp hệ thốngnhằm kế thừa và tổng hợp kết quả nghiên cứu đã công bố Chương này cũng sửdụng phương pháp phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng pháp luật

Chương 4: Chủ yếu áp dụng phương pháp phân tích, dự báo, đưa ra nhũngkhuyến nghị, giải pháp xác đáng nhằm tăng cường QLNN đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa ở Việt Nam

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

Đề tài "Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ vừa ở Việt Nam"được chọn làm đề tài nghiên cứu của Luận án với các câu hỏi nghiên cứu chínhnhư sau:

Thứ nhất, Quan niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Mô hình doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam?

- Giả thuyết nghiên cứu: Có sự tranh luận v`ề tiêu chí về định tính vàđịnh lượng làm cơ sở cho quan niệm thế nào là DNNVV Mô hình doanh nghiệpnhỏ và vừa ở Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chí định tính chưa?

- Dự kiến kết quả nghiên cứu: Luận án sẽ làm rõ vai trò của tiêu chí vềđịnh tính và định lượng trong quan niệm về DNNVV Đưa ra luận cứ khoa họccủa mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam phù hợp trong điều kiện hiệnnay của Việt Nam

Thứ hai, QLNN đối với doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt

Nam gồm có những nội dung gì?

- Giả thuyết nghiên cún: Có sự lẫn lộn trong quản lý doanh nghiệp nhỏ

và vừa và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam?

-Dự kiến kết quả nghiên cún: Luận án sẽ phân định rõ nội dung riêng cócủa QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, khác với những nộidung quản lý vi mô trong DNNVV

Thứ ba, những tiêu chí nào để đánh giá kết quả QLNN đối với doanh

Trang 10

nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam và các nhân tố nào tác động làm ảnh hưởng đếnkết quả QLNN đổi với doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam?

-Giả thuyết nghiên cún: Có sự tiếp cận khác nhau về các tiêu chí và cácnhân tố nào động làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động QLNN đối với doanhnghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam?

-Dự kiến kết quả nghiên cứu: Luận án dựa trên những luận cứ khoa học vàphân tích kết quả QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam để đưa

ra những tiêu chí đánh giá kết quả QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiViệt Nam và các nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến kết quả QLNN đối vớidoanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Thứ tư, Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đang hoạt động như thế nào?

Việt Nam có những tiềm năng như thế nào đối với việc phát triển doanh nghiệpnhỏ và vừa?

-Giả thuyết nghiên cứu: Hoạt động không hiệu quả của DNNVV ở ViệtNam bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sâu xa khác nhau Việt Nam có nhiềutiềm năng để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Dự kiến kết quả nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích hoạt động doanhnghiệp nhỏ và vừa hiện nay Đưa ra những tiềm năng riêng có của Việt Namtrong phát triến doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ năm, công tác QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã

đạt được thành tựu gì, có những hạn chế gì và nguyên nhân của những hạn chếđó?

-Giả thuyết nghiên cứu: Có tình trạng bất ổn của công tác QLNN đối vớiDNNVV ở Việt Nam, để lại những hậu quả tiêu cực đối với kinh tế, xã hội

-Dự kiến kết quả nghiên cứu: Rà soát, đánh giá QLNN đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thời gian qua và phân tích rõ nguyên nhân củanhững hạn chế

Thứ sáu, các giải pháp đổi mới QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

Việt Nam? Đâu là những điều kiện để thực hiện thành công các giải pháp đó?

-Giả thuyết nghiên cứu: Tăng cường công tác QLNN đối với DNNVV ở

Trang 11

Việt Nam có thể giúp các DNNVV phát triển.

-Dự kiến kết quả nghiên cứu: Dựa trên phương hướng QLNN đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa, các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, đề các giảipháp đối với các cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Namtrong thời gian tới

6 Dự định về những đóng góp mới của đề tài

Trên bình diện quản lý hành chính công, những đóng góp về khoa học của

đề tài luận án góp phần làm sáng tỏ và bố sung thêm các vấn đề lý luận và thựctiễn trong quản lý nhà nước đối với DNNVV, thể hiện ở những điểm sau:

hệ thống công cụ để thực hiện các phương thức đó

- Xây dựng một cách hệ thống các nội dung quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm thể chế, hệ thống tổ chức bộ máy, nâng caochất lượng nguồn nhân lực, vấn đề hỗ trợ tài chính và thanh tra, kiểm tra, giámsát hoạt động

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tác động của QLNN đối với phát triểnDNNVV Đây là vấn đề lý luận mà chưa có tài liệu nào đề cập đến

6.2 Về mặt thực tiễn

Trên cơ sở phân tích thực trạng của các doanh nghiệp nhỏ, luận án sẽ chỉ

ra nhũng kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập nội tại và ngoại sinh vànguyên nhân chủ yếu làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

6.3 Kết quả nghiên cứu

Đề xuất phương hướng hệ thống các giải pháp cơ bản và điều kiện để

Trang 12

nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở Việt Nam trong thời gian tới Luận án sẽ thiết kế các cách thức, lộ trình cụ thế

đế thực hiện các giải pháp

7 Cấu trúc của Luận án

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về QLNN đối với doanhnghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giảluận án sẽ đánh giá các công trình khoa học trong nước, quốc tế về những vấn

đề liên quan đến nội dung luận án Luận án sẽ kiểm chứng, kế thừa những vấn

đề đã được làm rõ, tiếp tục giải quyết những vấn đề còn bỏ ngỏ

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về QLNN đối với doanhnghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương này nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ

và vừa Mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa (khái niệm, chức năng, nội dung, công cụ, phương pháp, vai trò, các nhân tốtác đông và tiêu chí đánh giá) Nghiên cứu tình hình phát triển doanh nghiệpdoanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực, kinh nghiệm QLNN đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa ở các nước Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản từ đó rút ra bàihọc kinh nghiệm cho QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chương 3: Thực trạng về QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ViệtNam Chương này nghiên cún về thực trạng và tiềm năng về phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Đánh giá thực trạng, đưa ra các nguyên nhândẫn đến sự yếu kém trong QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chương 4: Phương hướng và giải pháp đổi mới QLNN đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Chương cuối của luận án đưa ra quan điểm, mụctiêu, định hướng và các giải pháp QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam Cùng với các kiến nghị tới các cấp QLNN nhằm đổi mới QLNN đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN

Trang 13

LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, các nhà khoa học đã tiếp cậntheo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau Trong đó, đáng chú ý là cácnghiên cứu sau:

1.1 CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN THẾ GIỚI

Trong lĩnh vực phát triển DNNVV, các nghiên cún trên thế giới về quản

lý của nhà nước để thúc đấy, hỗ trợ sự phát triến của khu vực DNNVV là hếtsức phong phú trên nhiều khía cạnh khác nhau Tác giả luận án phân loại cáccông trình nghiên cứu đã có thành 3 nhóm vấn đề sau:

Một là , các nghiên cứu ỉỹ thuyết chứng minh sự tồn tại khách quan của khu vực DNNW trong mỗi nền kỉnh tế như Lý thuyết về tính phi kinh tế của quy môđược đề cập trong tác phẩm “Bản chất của công ty” (1937) của Ronald HarryCoase, Lý thuyết về tổ chức sản xuất công nghiệp được đề cập trong tác phẩm

“Yếu tố quyết định quy mô của một công ty” (1999) của các tác giả KrishnaB.Kumar, Raghuram G.Rajan, Luigi Zingales, Kinh tế học về chi phí giao dịchtrong tác phẩm “Kinh tế học về chi phí giao dịch” (1995) của Oliver E.Williamson

Hai là, các nghiên cứu, phân tích thực chứng về vai trò, tầm quan trọng và những đóng góp của DNNW trong phát triển kinh tế ở các quốc gia khác nhau,

qua đó khẳng định Nhà nước cần có các giải pháp can thiệp, hỗ trợ khu vựcdoanh nghiệp quan trọng này như các tác phấm “Các doanh nghiệp nhỏ có đáng

đế được tài trợ? (Is small beautiful and worthy of subsidy?)” của Tyler Biggs,

“DNNVV, tăng trưởng và đói nghèo: Kinh nghiệm các quốc gia” (2003) củaThorsten Beclc, “Công nghiệp quy mô nhỏ ở các nước đang phát triến: Các bàihọc thực tiễn và gợi ý chính sách” (1987) của C.Liedholm và D.Meach

Ba là, nhóm các nghiên cứu, phần tích của các tổ chức quốc tế như World Bank, OECD, APEC, về mô hình, phương pháp và các chưong trình hễ

Trang 14

trợ, mà chính phủ các nước thực hiện đế phát trien DNNVV.

1.2 CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC

Ở Việt Nam, đề tài liên quan đến DNNVV cũng được nhiều học giả, cácnhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách quan tâm, tiến hành nghiên cứudưới nhiếu góc độ như:

- Nghiên cứu thứ nhất tập trung vào phân tích vai trò, tầm quan trọng củakhu vực DNNVV đối với phát triến nền kinh tế và các cơ chế, chính sách pháttriển DNNVV, qua đó khẳng định tính tất yếu của việc phải phát triển DNNVVtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước Các nghiên cứu

như: "Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp" (1998) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, "Đổi mới cơ chế quản lý

DNNW trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" (1995) của tác giả Nguyễn

Hữu Hải đã nghiên cứu về thực trạng phát triển DN vừa và nhỏ ở Việt Namtrong những năm 90 và khẳng định tầm quan trọng của DN vừa và nhỏ trong sự

phát triển của nền kinh tế Các ấn phẩm của Bộ Ke hoạch và Đầu tư "Sách

trắng DNNW Việt Nam" các năm từ 2009 đến 2014 nghiên cứu về các DNNVV

Việt Nam và những chính sách hỗ trợ phát triến DNNVV trong các năm, chỉ rõnhũng khó khăn tồn tại và nhu cầu hỗ trợ của DNNVV Trên cơ sở đó, phácthảo triến vọng khu vực DNNVV

Cuốn "Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp" (Giáo trình bồi dưỡng,đào tạo của Khoa hành chính doanh nghiệp) (NXB Chính trị Quốc gia, năm1997) do GS.TS Vũ Huy Từ chủ biên đã hệ thống doanh nghiệp, vai trò, chứcnăng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhữngnội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và những đặcđiểm, nội dung chủ yếu quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế khác

- Nhóm nghiên cứu thứ hai đã công bố là các nghiên cứu về kinh nghiệmcủa các nước trong phát triển DNNVV, từ đó đưa ra phương hướng, giải phápcho vấn đề phát triển DNNVV ở Việt Nam

GS.TS Nguyễn Đình Hương trong nghiên cứu "Giải pháp phát triển

Trang 15

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, (NXB Chính trị Quốc gia, năm 2002) đãđưa ra nhũng vấn đề cơ bản về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nềnkinh tế thị trường, phân tích thực trạng, định hướng và những giải pháp pháttriển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, trong đó, tác giả đặc biệt chú ý đếncác chính sách liên quan đến việc gia nhập thị trường và tạo lập môi trường kinhdoanh phù hợp.

GS.TS Nguyễn Cúc đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triến DNNVV ởcác nước như Đức, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan,.thống kê, phân tích thựctrạng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó có đề xuất một sốđiều kiện để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong nội dungcuốn sách "Đối mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở ViệtNam", (NXB Chính trị Quốc gia, năm 2000)

Ấn phẩm “Phát triển DNNVV: kinh nghiệm nước ngoài và phát triểnDNNVV ở Việt Nam” do tác giả Vũ Quốc Tuấn và Hoàng Thu Hòa đồng chủbiên với nội dung chủ yếu là hệ thống hóa các kinh nghiệm phát triển DNNVV

ở các quốc gia điến hình như Mỹ, Hungary, Nhật Bản, Đài Loan, về các luận

án tiến sĩ kinh tế đã nghiên cứu về DNNVV Việt Nam, trong những năm vừaqua một số nghiên cứu sinh cũng đã chọn vấn đề DNNVV để làm đề tài nghiêncún Ví dụ như Luận án tiến sĩ “Phát triển chiến lược cạnh tranh cho cácDNNVV Việt Nam trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới” của NCSPhạm Thúy Hồng phân tích năng lực cạnh tranh của các DNNVV Việt Nam, từ

đó đề ra một số giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh cho các DNNVV củanước ta trong quá trình hội nhập quốc tế; Luận án tiến sĩ “Phát triến DNNVV ởViệt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” của NCS Phạm Văn Hồng nghiêncứu về thực trạng DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các tháchthức đối với khu vực DNNVV này và giải pháp phát triển DNNVV Việt Namtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

- Nhóm nghiên cứu thứ ba tập trung đi sâu phân tích thực trạng phát triển,chiến lược cạnh tranh của các DNNVV ở Việt Nam trong những năm sau đổimới kinh tế, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích, đánh giá tác động

Trang 16

của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, môi trường kinhdoanh, các chương trình hỗ trợ sự phát triển của DNNVV TS Phạm ThúyHồng trong cuốn "Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam hiện nay" (NXB Chính trị Quốc gia, năm 2004) đã phân tích thựctrạng chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, đề racác giải pháp, kiến nghị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các bàitham luận tại các hội thảo trong nước và quốc tế đề cập đến doanh nghiệp vừa

và nhỏ với nhiều nội dung khác nhau liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhìn chung, các công trình nghiên cún về doanh nghiệp nói chung, trong

đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đã xem xét nhiều khía

cạnh về cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và vấn đề tàichính Những vấn đề đó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối vói phát triếndoanh nghiệp vừa và nhỏ

Các nghiên cứu chỉ dừng lại ở những vấn đề chung, chưa có sự so sánhđối chiếu, chưa có đánh giá kết quả hoạt động trên thực tiễn, còn mang nhiềutính lý thuyết Nếu có, các số liệu đã quá cũ hoặc tình hình kinh tế vĩ mô khôngphù hợp với hoàn cảnh quốc tế cũng như trong nước hiện nay

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về doanh nghiệp nói chung, trong

đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đã xem xét nhiều khía cạnh về cơ chếchính sách, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và vấn đề tài chính Những vấn đề

đó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với phát triến doanh nghiệp vừa vànhỏ

Trong số các nghiên cứu về DNNVV có đề cập đến quản lý của Nhà nướcnổi bật nhất là Luận án tiến sĩ “Tác động của chính sách điều tiết kinh tế vĩ môcủa Chính phủ đến sự phát triển của DNNVV Việt nam” của NCS Trần Thị VânHoa, Luận án tiến sĩ “Phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của NCS Lê Quang Mạnh năm 2011 và sáchchuyên khảo “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay” của

Trang 17

Nguyễn Trường Sơn, Chính trị Quốc gia, năm 2014 Nội dung các tác phẩm nàytập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của các chính sách điều tiếtkinh tế vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triến của DNNVV, vai trò của nhànước trong phát triến DNNVV Ket quả các nghiên cứu đã khắng định Chínhphủ nưó'c ta đã có những chính sách đế khuyến khích phát triến DNNVV Tuynhiên theo đánh giá của các doanh nghiệp thì các chính sách này không pháthuy tác động đồng đều trên tất cả các ngành và loại hình doanh nghiệp Đồngthời, hệ thống chính sách phát triển DNNVV Việt Nam còn bộc lộ một số hạnchế như hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu những đạoluật quan trọng; luật và các văn bản dưới luật còn mang tính quản chế, khốngchế, cho phép hơn là tạo một hành lang rộng để khuyến khích các doanhnghiệp phát huy tài năng kinh doanh; quy trình soạn thảo còn chưa hợp lý Cácnghiên cứu tập trung chủ yếu vào phân tích tác động của các chính sách điều tiết

vĩ mô của Chính phủ như thuế, tín dụng, đất đai? công nghệ, có tác động nhưthế nào đến sự phát triển của DNNVV mà chưa đề cập đến các chính sách, biệnpháp, chương trình của Chính phủ được thiết kế trực tiếp cho riêng đối tượngDNNVV

Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàndiện, chuyên biệt về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ViệtNam hiện nay dưới góc độ quản lý hành chính công

Tổng hợp các nghiên cứu trước đó, ở nghiên cứu này, tác giả chủ yếu bàn đến các nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Xây dựng, ban hành luật pháp liên quan đến tổ chức doanh nghiệp vàhoạt động cụ thế của doanh nghiệp trong việc sử dụng mọi nguồn lực, phânphối thành quả lao động và định chế liên quan đến nghiệp vụ quản trị kinhdoanh

Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đế định hướng, tuyên truyền,thuyết phục các doanh nhân làm theo chỉ đạo của Nhà nước Tổ chức thực hiệnpháp luật, chiến lược, kế hoạch và quy hoạch Đó là việc áp dụng pháp luật để

Trang 18

thúc đẩy, hướng dẫn, cưỡng chế, hỗ trợ các DNNVV ra đời theo đúng quy địnhcủa pháp luật và hoạt động có hiệu quả trên thương trường.

Chỉ đạo xây dựng tố chức bộ máy các cơ quan QLNN đối với sự pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa phù họp quốc tiến trình hội nhập tế

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối vớiDNNVV

Quản lý thực hiện chính sách ưu đãi về vốn đối với doanh nghiệp theođịnh hướng và mục tiêu phát triến đất nước

Kiểm tra, thanh tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nhân,doanh nghiệp

Các nội dung quản lý nhà nước này đối vói sự phát triển các DNNVV

ở Việt Nam như thế nào, tốt hay không sẽ được phản ánh ở các chỉ tiêu cho

sự phát triển của DNNVV được thể hiện ở:

+ Chỉ tiêu định tính:

- Tạo hành lang pháp lý, tăng cường khả năng cạnh tranh của DNNVV

- Nâng cao kỹ năng quản lý của các chủ DNNVV

- Tạo môi trường cạnh tranh bình đắng với các loại hình doanh nghiệpkhác

Trang 19

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.1 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1.1, Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quan niệm về DNNVV do mỗi quốc gia đưa ra trên cơ sở điều kiện pháttriển cụ thể của quốc gia đó bao gồm trình độ phát triể của khu vực DNNVV vàđiều kiện về số liệu thống kê có thế có được đối với khu vực doanh nghiệp này.Những điều kiện đó quy định mức độ của các tiêu chí định tính và định lượng

để coi một doanh nghiệp là nhỏ và vừa

- Tiêu chí định tính: được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ bản củaDNNVV như trình độ chuyên môn thấp, số đầu mối quản lý ít Tiêu chí nàythường khó xác định

- Tiêu chí định lượng: số lượng lao động DN sử dụng, tài chính của DNnhư quy mô doanh thu, thu nhập hoặc tổng giá trị tài sản doanh nghiệp và sựđộc lập về sở hữu của một DNNVV Tiêu chí này đóng vai trò quan trọng trongxác định quy mô DN

Ở Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP thì DNNVVđược định nghĩa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định phápluật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn(tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kếtoán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tống nguồn vốn là tiêuchí ưu tiên) Điều này được thế hiện cụ thế tại Bảng 1.1 như sau:

Trang 20

1.1.1.3 Ưu, nhược điểm của DNNVV

- Ưu điểm: tính năng động cao, khả năng sáng tạo dồi dào, có lợi

thế so sánh trong cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực

- Hạn chế:

Hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản như vốn, đất

đai, thiếu nguồn lực để thực hiện ý tưởng kinh doanh lớn

Trình độ quản lý yếu, lực lượng lao động không có tay nghề: Kinh

nghiệm và kiến thức của chủ doanh nghiệp NNV khá hạn chế, chất lượng

lao động của DNNVV thường không cao

Công nghệ lạc hậu Thường xuyên thiếu thông tin về thị trường đầu

vào, đầu ra, đặc biệt là thị trường xuất khẩu

Gây không ít ảnh hưởng tiêu cực trong nền kinh tế do ít vốn như

bảo vệ môi trường, nhiều DN phá sản, giảm uy tín

Hạn chế trong việc xây dụng các kết nối kinh doanh, tiếp cận thị trườngtrong nước cũng như quốc tế Không có các lợi thế kinh tê theo quy mô nên DN

Bảng 1.1: Định nghĩa về DNNVV ở Việt nam

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn

vốn Số lao động

Tông nguồn vốn Số lao động

I Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

II Công nghiệp và

xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

III Thương mại và

dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 nguửi đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người

Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP

Trang 21

yếu thế trong mối quan hệ, luôn thiếu vốn, khó khăn khi vay vốn do không cótài sản thế chấp.

1.1.1.3 Các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

-Môi trường kinh doanh

2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

-Tạo được nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người laođộng và qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triếnbền vững

-Góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng năngđộng và hiệu quả

-Đóng góp vào năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế của cácquốc gia

- Góp phần xây dựng một thể chế kinh tế thị trườnữ hoàn

chỉnh

2.1.3 Những vấn đề riêng có của doanh nghiệp nhỏ và vừa

trong quá trinh sản xuất kình doanh cần được Nhà nước quản lý

Xuất phát từ đặc điểm của DNNV, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quátrình sản xuất kinh doanh cần được Nhà nước quản lý là do:

-Thiếu vốn SXKD

-Khó khăn về mặt bằng SXKD

-Khó khăn về nguyên liệu đầu vào, nguyên vật liệu, chi phí SXKD

-Khó khăn về thị trường đầu ra của DN

-Công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp

Trang 22

-Thiếu tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ

2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN Về QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.2.1 Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về kinh tế

2.1.1.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý nhà nước

2.1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế

QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhànước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lựckinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thế có, để đạt được các mục tiêu pháttriển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốctế

2.2.2 Khái niệm QLNN đối với DNNVV

QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là sự tác động có tố chức vàbằng pháp quyền của Nhà nước lên các hoạt động của các tố chức trong hệthống doanh nghiệp nhỏ và vừa nhẳm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lựckinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thế có, đế đạt được các mục tiêu pháttriển kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng thể nền kinh tế quốcgia, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế

2.2.3 Chức năng của QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Định hướng cho sự phát triển hệ thống doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ

2.2.4 Sự cần thiết đặc biệt của QLNN đối với doanh nghiệp

nhỏ và vừa

-QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và QLNN đối với doanh nghiệp

Trang 23

nhỏ và vừa nói riêng là một chức năng đặc thù của QLNN

-Vai trò quan trọng của NN đối với DNNVV trong bối cảnh hội nhập

-Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nhân trên thị trường

-Sự hạn chế của các doanh nhân DNNVV trong việc xử lý các vấn đềSXKD của họ

QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là quản lý và định hướng cáchoạt động doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua hệ thông các vănbản pháp luật nhằm thực hiện các nội dung quản lý của nhà nước bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng, ban hành luật pháp Đe can thiệp bằng pháp luật vào

các hoạt động của doanh nghiệp NVV, công tác lập pháp phải đề cập đến:

Cơ chế vận hành quản lý của bộ máy DN

-về hoạt động của doanh nghiệp NVV

Định chế hoạt động liên quan đến việc sử dụng mọi nguồn lực (tàinguyên, môi trường, lao động, tài chính, tiền tệ )

Định chế liên quan đến phân phối thành quả lao động (tiền công, thuế,phí )

Định chế liên quan đến nghiệp vụ quản trị kinh doanh (chế độ kế toán,thống kê, hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động )

Thứ hai, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để định hướng, tuyên

truyền, thuyết phục các doanh nhân làm theo chỉ đạo của Nhà nước Tổ chứcthực hiện pháp luật, chiến lược, kế hoạch và quy hoạch Đó là việc áp dụng phápluật để thúc đẩy, hướng dẫn, cưỡng chế, hỗ trợ các

DNNVV ra đời theo đúng quy định của pháp luật và hoạt động có hiệu quả trênthương trường

Trang 24

Thứ ba, chỉ đạo xây dựng tổ chức bộ máy các cơ quan QLNN đối với sự

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp quốc tiến trình hội nhập tế Xâydựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với DNNVV nhằm kiểm soát tốtnhất hoạt động của các DNNVV về xây dựng tổ chức bộ máy bao gồm xâydựng cơ cấu của bộ máy và xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộmáy đó

Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với

DNNVV Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạođức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phấm chất chính trị, đạo đức,nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xâydựng đội ngũ công nhân lành nghề

Thứ năm, quản lý thực hiện chính sách un đãi về vốn đối với doanh

nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội

Thứ sáu, kiểm tra, thanh tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh

nhân, doanh nghiệp, bao gồm:

-Kiểm tra tính hợp pháp của sự tồn tại của DN

-Kiểm tra khả năng tiếp tục tồn tại của DN

-Kiểm tra định kỳ theo chế độ nhằm nhắc nhở các DN chấp hành phápluật

-Thanh tra, kiếm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật

-Kiểm tra, thanh tra khi có đơn tố cáo, khiếu kiện

2.2.5 Công cụ và phương pháp của QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và

vừa

2.2.5.1 Công cụ

Công cụ của QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là tổng thể nhữngphương tiện hữu hình và vô hình mà Nhà nước sử dụng đế tác động lên mọi chủthể kinh doanh trong chuỗi hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục tiêuquản lý Công cụ QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

-Pháp luật, là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do

Trang 25

Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hộitheo các đặc trưng đã định.

-Kế hoạch, là phương án hành động, là quá trình xây dựng, quán triệt, chấphành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án QLNN đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa

-Chính sách, là một tập hợp các giải pháp nhất định nhằm thực hiện để đạtđược các mục tiêu xác định trong QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.2.5.2, Phương pháp

Phương pháp QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là tống thế nhữngcách thức tác động có chủ đích và có thế có đế thực hiện các mục tiêu quản lý.Phương pháp QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: Phương pháphành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục

2.2.6 Các nhân tố tác động đến QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Mức độ mở cửa của nền kinh tế trong hội nhập

+ Thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh

+ Sự phát triển của kết cấu hạ tầng, công nghệ thông tín và truyền thông+ Nguồn nhân lực cho QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Các loại hình doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng đadạng

2.2.7 Các tiêu chí đánh giá về QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ nhất, tiêu chỉ hiệu lực: Hiệu lực QLNN là một phạm trù xã hội chỉ

mức độ pháp luật được tuân thủ và mức độ hiện thực quyền lực chỉ huy và phụctùng trong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý trong nhữngđiều kiện lịch sử nhất định Do vậy, Hiệu lực QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa chỉ mức độ tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi chỉ đạo từ các cơ quanQLNN của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồngthời, biểu hiện mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước của các cơ quan QLNN

và uy tín của các cơ quan QLNN đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcdoanh nghiệp nhỏ và vừa Việc đánh giá mức độ hiệu lực qua 2 mức độ:

Ngày đăng: 05/04/2017, 11:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Doanh nhân tự học. (2001). Thu hút, Tìm kiếm và Lựa chọn Nguồn nhân lực.Quản trị nguồn nhân lực trong DNVVN .MPDF Nhà xuất bản trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nhân tự học. (2001). Thu hút, Tìm kiếm và Lựa chọn Nguồn nhân lực
Tác giả: Doanh nhân tự học
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
Năm: 2001
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1987
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đạỉ biên toàn quốc lần thứX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đạỉ biên toàn quốc lầnthứX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
23. ENTERPLAN and Price Waterhouse and Cooper (2004), Lộ trình Phát triển DNNW Việt Nam, Dự án TA No 4031-VIE, ADB, Cục Phát triển DNNVV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lộ trình Phát triểnDNNW Việt Nam
Tác giả: ENTERPLAN and Price Waterhouse and Cooper
Năm: 2004
33. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Hương
Nhà XB: NXBChính trị Quốc gia
Năm: 2002
34. Phạm Văn Minh (2004), Giảo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảo trình Kinh tế vĩ mô
Tác giả: Phạm Văn Minh
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốcdân
Năm: 2004
35. Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hòa (2009), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ:kinh nghiệm nước ngoài và phát trỉến doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hòa (2009), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ:"kinh nghiệm nước ngoài và phát trỉến doanh nghiệp nhỏ và
Tác giả: Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hòa
Năm: 2009
36. Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế công cộng, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế công cộng
Tác giả: Joseph E. Stiglitz
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 1995
37. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, Giáo trình quản lỷ nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản trường đại học Kinh tế quốc dân - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lỷ nhà nước về kinh tế
Nhà XB: Nhàxuất bản trường đại học Kinh tế quốc dân - 2008
38. Vũ Ngọc Lân (2013), Có hay không sân sau của cán bộ?, www.tapchicongsan.org.vn, ngày 23/9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có hay không sân sau của cán bộ
Tác giả: Vũ Ngọc Lân
Năm: 2013
39. C. Mác và Ph. Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph. Ănghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
46. Quốc hội (1990), Luật Doanh nghiệp tư nhân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệp tư nhân
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1990
49. Quốc hội (1995), Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệp nhà nước
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1995
52. Quốc hội (1998), Luật Khuyến khích đầu tư trong nưởc (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội (1998), Luật Khuyến khích đầu tư trong nưởc (sửa đổi, "bổ sung)
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1998
53. Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệp
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1999
55. Quốc hội (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Kinh doanh bảo hiểm
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2000
56. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung)
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2001
59. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệp nhà nước
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w