1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CHẤT sử THI đặc TRƯNG TRONG “ODYSSEY” CỦA HOMER

95 1.7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THÁI CHẤT SỬ THI ĐẶC TRƯNG TRONG “ODYSSEY” CỦA HOMER Chuyên ngành: Văn học Phương Tây Mã số: 62.22.02.45 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ NGUYÊN CẨN Hà Nội, năm 2015 LỜI CẢM ƠN ! Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Nguyên Cẩn – Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, cảm ơn các thầy cô tổ bộ môn Văn học Phương Tây, cảm ơn các thầy cô khoa Ngữ văn đã tận tình giúp đỡ Xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên hoàn thành bản luận văn này MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài 1.1 Trong xu hướng toàn cầu hóa nay, việc nghiên cứu tìm hiểu văn minh nhân loại vấn đề then chốt góp phần tìm hiểu nguồn văn hóa dân tộc Trên quan điểm ấy, việc xem xét, nghiên cứu nôi văn minh nhân loại - Hi Lạp cổ đại - xem vấn đề quan trọng hàng đầu Ảnh hưởng văn hóa phương Tây tới Việt Nam không dừng lại góc độ khoa học mà lan rộng tới ngành khoa học nghệ thuật xã hội Việc tìm hiểu văn học nghệ thuật Hi Lạp cổ đại cho phép hiểu biết cách thấu đáo luận điểm học thuyết chi phối sống Tìm hiểu văn hóa về bản chất là tìm hiểu nét tinh hoa văn hóa dân tộc Nền văn minh Hi Lạp giới công nhận nôi văn minh nhân loại Nền văn minh sản sinh giá trị văn hóa mãi trường tồn, gắn với những tên tuổi vĩ đại, số đó có Homer - người mà Bêlinxki coi "cha đẻ thơ ca Hi Lạp" với hai sử thi Iliat Odyssey Sử thi Iliat Odyssey kiểu mẫu bắt chước thể loại anh hùng ca lẽ chứa đựng giá trị nghệ thuật mang tính mẫu mực cho thời đại 1.2 Quá trình học tập, tìm hiểu, tiếp xúc với hai sử thi chương trình THPT Đại học giúp cho người viết bước đầu có hiểu biết, kiến thức tảng thể loại sử thi Tuy nhiên việc nghiên cứu Văn học không dừng lại góc độ nhận thức hạn hẹp mà đòi hỏi phải khai thác, tìm hiểu sâu dựa sở mối quan hệ so sánh giá trị nghệ thuật các tác phẩm với những tác phẩm khác cùng thể loại, hữu danh hoặc vô danh, so sánh với tác phẩm không vùng văn hóa, hay cùng thời đại Giới nghiên cứu xem xét các giá trị nghệ thuật ấy nhiều phương diện phong cách tác giả, đặc trưng thể loại, giới nghệ thuật… Các viết có nhiều đề cập đến vấn đề chất sử thi Odyssey, song chưa có công trình dành riêng cho việc nghiên cứu trực diện toàn diện vấn đề Xuất phát từ quan điểm người viết mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc làm rõ chất sử thi Odyssey Homer với đề tài: Chất sử thi đặc trưng “Odyssey” Homer Việc lựa chọn đề tài này cho phép người viết hiểu sâu tính chất của loại hình sử thi nhằm nâng cao chất lượng dạy phần sử thi Ngữ văn phổ thông Đồng thời cho phép hiểu sâu sắc sử thi Tây Nguyên, một di sản văn hóa quan trọng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Lịch sử vấn đề Hai sử thi Iliad Odyssey đã có một lịch sử tồn tại hai thiên niên kỷ và là các tác phẩm được quan tâm nghiên cứu hàng đầu ở Phương Tây và các nước khác thế giới Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ có hạn chúng chỉ dừng lại ở khảo sát và tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu Việt Nam khoảng thời gian từ 1960 đến 2.1.Các dịch: - Nguyễn Văn Khỏa, Anh hùng ca Home, NXB VH Hà Nội, 2002 - Iliat Ôđixê - Phạm Thị Miến, Nhà xuất văn học năm 2009 - Anh hùng ca Odyssée của Hoàng Hữu Đản, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009 Cuốn sách có độ dài là 540 trang, dịch toàn văn - Iliad Odyssêy - Đỗ Khánh Hoan, Nhà xuất giới năm 2013 Độ dài 672 trang, dịch toàn văn 2.2 Các công trình nghiên cứu, viết, tài liệu: Ở Việt Nam, Văn học cổ đại Hi lạp đã được nghiên cứu và đưa vào giảng dạy ở các cấp học, từ phổ thông đến đại học từ rất sớm Trước hết là cuốn Văn học Phương Tây của nhóm tác giả Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân – Lương Duy Trung – Nguyễn Đức Nam – Nguyễn Thị Hoàng – Nguyễn Văn Chính – Phùng Văn Tửu Đây là cuốn giáo trình tổng kết nâng cao các nghiên cứu về Văn học Phương Tây của giới nghiên cứu Việt Nam Trong cuốn này các tác giả đã dành một chương để nói về Văn học cổ đại Hi Lạp và về sử thi Hôme Trong đó tác giả sâu khai thác khía cạnh " Odyssey " bản anh hùng ca về cuộc sống hòa bình với ba nội dung lớn là đề tài, nội dung tác phẩm; bối cảnh lịch sử và giá trị hiện thực của tác phẩm; hình tượng Uylixơ người anh hùng của thời kì xây dựng cuộc sống hòa bình Bên cạnh đó tác giả cũng đã đề cập đến phong cách sử thi thể hiện tác phẩm những vấn đề đó chủ yếu mang tính khái quát hóa cao Tác giả đã làm rõ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm các phương diện đề tài, nội dung của tác phẩm Đề tài của Odyssey là "sự trở về" quê hương của Uylitxơ sau 10 năm tham gia chiến tranh thành Tơroa Nội dung của tác phẩm được chia làm hai phần, từ khúc ca thứ nhất đến hết khúc ca thứ XII là dành cho việc mô tả cuộc phiêu lưu của Uylitxơ, những nơi mà người anh hùng đã đặt chân tới Ngoài Homer còn đề cập đến cuộc họp của các vị thần và việc Têlêmac tìm cha Từ khúc ca thứ XIII trở là mô tả việc Uylitxơ trở về Itac và việc chàng lập mưu tính kế trừng phạt bọn cầu hôn Bối cảnh lịch sử và giá trị hiện thực của tác phẩm cũng đã được trình bày với việc dựng lên bối cảnh hiện thực xã hội, qua đó thấy được giá trị hiện thực của tác phẩm Phần thứ ba tác giả sâu khai thác hình tượng Uylitxơ – biểu tượng của trí tuệ, nghị lực, tình cảm cao quí của người Hi Lạp và phong cách sử thi được thể hiện tác phẩm với các giá trị nghệ thuật như: Tính chất tự sự, bút pháp tả thực, bút pháp trữ tình, bút pháp miêu tả, cách xây dựng nhân vật - Cuốn giáo trình Văn học Phương Tây của các tác giả Lê Huy BắcLê Nguyên Cẩn-Nguyễn Linh Chi xuất bản tháng năm 2012 cũng đã dành một chương đề cập đến Văn học cổ đại Hi Lạp với các nội dung có liên quan đến sử thi Homer, sâu vào các góc độ nhân vật, không gian và thời gian của tác phẩm Khái niệm sử thi đã được làm rõ, kết cấu tác phẩm được tóm tắt, xã hội được phản ánh, không gian miêu tả rộng lớn nhiều so với Iliat, nhân vật Uylitxơ được khắc họa qua "trí tuệ sánh tựa thần linh", nghệ thuật hoành tráng tạo bề rộng cho bức tranh hiện thực với cách miêu tả tỉ mỉ, thủ pháp so sánh, sử dụng các định ngữ gắn liền với nhân vật - Trong các công trình nghiên cứu và các cuốn sách đã xuất bản của mình: Hợp tuyển văn học Châu Âu Nxb ĐHQG, Giáo trình Văn học phương Tây từ Cổ đại Hylạp đến kỉ XVII, Giáo trình, NXB Đại học Sư phạm, 2006, Giáo trình Văn học giới (Giáo trình dành cho Cao đẳng sư phạm),Giáo trình, NXB Đại học Sư phạm, 2007, Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 , Tiểu thuyết phương tây thế kỷ XVIII, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, Tiểu thuyết phương tây thế kỷ XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, đã nhiều lần PGS TS Lê Nguyên Cẩn đề cập đến những vấn đề liên quan tới sử thi Odyssey nhiều bình diện khác nhau, từ góc độ văn hóa đến tầm ảnh hưởng của nó đến văn học các quốc gia, châu lục sau này - Ngoài những công trình đã kể trên, còn có các công trình lí luận văn học, ít nhiều đề cập đến Văn học Hi Lạp nói chung và sử thi Hôme nói riêng Chẳng hạn bộ Giáo trình Lí luận văn học tập 1,2,3 Trần Đình Sử chủ biên; cuốn Lí luận văn học Phương Lựu chủ biên; Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử Trong cuốn giáo trình lí luận văn học, các tác giả viết: "Quả vậy, người Hi lạp cổ xưa cho rằng nghệ thuật bắt nguồn từ hoạt động của các nữ thần núi Ôlempơ, nàng thơ nhập vào người nào, có thể mang lại cảm hứng và tài sáng tạo cho người đó"[25;41] Khi nói về vấn đề không gian và thời gian văn học tác giả viết: "Chẳng hạn Hôme" chẳng miêu tả gì khác ngoài các hành động liên tục của nhân vật "và nào ông dừng lại miêu tả một sự vật, chẳng hạn cái bánh xe của Giunong, cái khiên của Asin hay cái cung của Pandar thì ông lần lượt chỉ các bộ phận của chúng đã được làm và sử dụng thế nào, và vậy hóa ông vẽ chiều sâu lịch sử của sự vật, một việc mà hội họa không làm được Mặt khác nếu chỗ nào nhà văn xa vào kể lể sự việc thì đoạn văn trở nên nặng nề"[25;188] Đề cập đến loại hình nhân vật văn học tác giả viết: "trong anh hùng ca Iliat, Asin đánh thành Troa, diệt Hécto, cả hai đều anh hùng, có thể nói cả hai đều chính diện"[ 25;285] Cũng cuốn sách này tác giả đã đề cập đến vấn đề sự hình thành và phát triển của thể loại văn học, các vấn đề về anh hùng ca: "Dạng cổ xưa nhất của anh hùng ca là anh hùng ca Iliat và Ôđixê của người Hi Lạp cổ"; "Các anh hùng của anh hùng ca đều là người đại diện cho sức mạnh hùng hậu của toàn thể nhân dân thời đó Đó là anh hùng nhân dân Còn Odyssey là kết tinh cho trí tuệ nhân dân đời sống chính trị và sinh hoạt hàng ngày Điều cốt yếu của nhân vật sử thi là nhân vật trung tâm phải thể hiện tổng hợp đầy đủ và hài hòa cho toàn bộ sức mạnh của nhân dân" Trong cuốn dẫn luận thi pháp học của mình Giáo sư Trần Đình Sử viết: "Sử thi là sản phẩm của thời đại hình thành các bộ tộc người, cội nguồn của nó là những bài ca ca ngợi các vị tộc trưởng tài trí, thiêng liêng hùng mạnh Con người sử thi còn chịu ảnh hưởng sót lại của thần thoại, còn liên hệ mật thiết với thần linh và không ít người có nhiều phép lạ, về bản họ là những anh hùng, tráng sĩ có sức lực và tài nghệ tuyệt vời Con người sử thi là người của cộng đồng, của bộ tộc, của gia tộc, đất nước Con người sử thi có lí trí rất cao, không hành động vì cảm giác hoặc tình cảm ham muốn nhất thời Uylitxơ mới lấy vợ, sinh con, không muốn tham gia chiến tranh, đã giả điên, bạn làm phép thử, chứng tỏ chàng không bị điên và buộc phải chiến đấu ở Tơroa Pênêlôp nhận chồng người hành khất, không hề bày tỏ cảm xúc Chỉ chồng nói được cái bí mật riêng của hai người thì nàng mới nhận là chồng"[28;65] Thời gian sử thi có một số đặc điểm đặc thù Sử thi gắn liền với thần thoại, đậm chất dân gian, có sự gia công của người nghệ sĩ Ông viết: " Iliat và Odyssée chưa có ý thức về thời gian trần thuật" Nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài được xác định qua tên đề tài, chính là tìm hiểu Chất sử thi đặc trưng “Odyssey” Homer cụ thể: - Tìm hiểu chất sử thi đặc trưng tác phẩm Odyssey, và biểu hiện của chất sử thi tác phẩm này - Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện Odyssey Phạm vi phương pháp nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu Người viết sẽ khảo sát toàn bộ các bản dịch, các công trình nghiên cứu, các bài viết về nghệ thuật nói chung và chất sử thi nói riêng Ngoài để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu người viết cũng sẽ so sánh đối chiếu với các tác phẩm khác Phạm vi của đề tài là vấn đề Chất sử thi đặc trưng “Odyssey” Homer Vì, tên đề tài của luận văn gắn liền với khái niệm sử thi mà khái niệm này đều được dịch từ thuật ngữ épopée (theo tiếng Pháp) nên để xác định và sử dụng cách gọi sử thi, theo đó sử thi được hiểu là bài thơ về lịch sử dân tộc, có nghĩa rộng khái niệm anh hùng ca (vốn cũng được dịch từ thuật ngữ đã nêu), đã được các nhà nghiên cứu dùng các công trình nghiên cứu của họ 4.2 Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu Chất sử thi đặc trưng “Odyssey” Homer luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và thao tác nghiên cứu cụ thể: Phương pháp tiếp cận hệ thống: tác phẩm văn học nói riêng giới nghệ thuật nhà văn nói chung tồn hệ thống, chỉnh thể Phương pháp giúp tiếp cận đối tượng chỉnh thể hệ thống biểu hiện của chất sử thi đặc trưng sáng tác Homer Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích để tìm hay, đẹp tác phẩm, qua biểu chất sử thi đặc trưng sáng tác Homer Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây phương pháp nhằm làm rõ đóng góp Homer So sánh chất sử thi sử thi Iliad với Chất sử thi đặc trưng “Odyssey” Homer; qua đó nhận thức sâu bản chất nghệ thuật của sử thi Cấu trúc luận văn Phần mở đầu Phần nội dung: Gồm chương Chương 1: Chất sử thi nhìn từ góc độ đề tài tổ chức cốt truyện Chương II: Chất sử thi nhìn từ góc độ nhân vật và tổ chức nhân vật Chương III: Chất sử thi qua cách kể và cách miêu tả Và cuối cùng là phần kết luận Thiên nhiên mang một vẻ đẹp rực rỡ sắc màu, các thần linh mỗi lần qua cũng thấy: "mắt say, hồn đắm đuối" Rời hang động của nàng tiên Calipxô, Uylitxơ cùng đồng đội của mình trôi dạt lênh đênh biển cả mênh mông dạt vào xứ sở Phêaxi bão táp sóng gió giận giữ thần biển Pôzêiđông mang đến tạo cho Uylitxơ muôn vàn khó khăn thử thách trước chàng trôi dạt vào vương quốc Phêaxi bước vào cung điện Ankinôôx Bên cạnh vẻ đẹp thần tiên của nàng công chúa Nôzica xinh đẹp, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên nơi đất lạ với những cánh đồng cỏ mênh mông , nơi mà những la, dê có thể tha hồ gặm những luống cỏ xanh non Bước chân vào thành Uylitxơ thấy những lũy tường cao sừng sững hiên ngang, hai bên sườn là những bến cảng đẹp tuyệt trần, những lối hẻm, những sân kép của các thuyền xinh xinh xếp lại Bên vệ đường là là đền tráng lệ thờ thần biển Pôzêiđông, bao bọc xung quanh là những bãi công trường rộng lớn, những lát đá tảng được lấy từ những đỉnh núi Ven đường còn có một rừng dương cao quý, khu rừng thiêng của Pallax Athena với một dòng suối nước trong, đồng cỏ non bao bọc bốn bề Nơi đó còn có những vườn nho hàng năm mang lại lợi nhuận rất lớn cho những người dân bản xứ Trong khuôn viên lâu đài tráng lệ đó còn có những bức thành đồng với những dãy hoa văn bằng men xanh biếc, những tấm cửa vàng, những cột bạc, những ngưỡng cửa bằng đồng thau, những bậu ngang bằng bạc, trụ đỡ bằng vàng, những móc dưới bằng vàng, bạc cùng với đó là những gian phòng lộng lẫy nguy nga được trang trí một cách tỉ mỉ, sang trọng Điểm chú ý ở chính là việc tác giả tập trung miêu tả không gian thiên nhiên khuôn viên này chỉ với bốn sào đất lại mang mình vẻ đẹp cao sang quý phái với một khoảnh vườn ăn quả táo, sung ôliu cành vươn cao, hoa quả chín quanh năm, nọ quả xanh kề quả chín, táo xen táo, sung xen sung, chùm xen chùm đủ các dạng Phía xa xa một 78 bồn nho trĩu quả cành, một nửa bồn dãi nắng ngã màu vàng đã bắt đầu được hái để ép nước, làm rượu Nửa bồn còn lại các chùm nho còn xanh sắc hoa mới tàn hoặc trái nho mới chỉ vàng trôn Phía tận xa là những hàng gốc nho bao quanh một dải đất bằng với những vườn rau xanh ngát bốn mùa Ở đó có hai dòng nước suối mát một dòng chảy tưới cho khu vườn, một dòng dưới bậc sân chảy phía nhà Hành trình của Uylitxơ cùng đồng đội đã phải trải qua biết bao khó khăn trở ngại, đối diện với những khó khăn trở ngại ấy họ lại được tận hưởng những vẻ đẹp nguyên sơ của tạo hóa Họ đã dặt chân lên hòn đảo của những người mắt tròn Xyclôp Đó là một vùng đất màu mỡ bên làn sóng dậy của biển cả mênh mông, ở đó có thể trồng trái quanh năm Thiên nhiên càng được tô đậm với hình ảnh những lạch kín để cho thuyền có thể neo đậu một cách an toàn Ngoài cửa cảng một dòng suối ngầm vắt tuôn chảy tràn trề giữa một vòng hoàn diệp liễu xanh tươi Tới gần cửa hang là một hàng nguyệt quế sum suê tỏa bóng, đằng trước hang là một khoảng sâu rào kín bốn bề bằng những tảng đá và những sồi rộng tán, những thông thân cao và thẳng Trôi dạt vào lâu đài của yêu phụ Xiêcxê, Uylitxơ cùng đồng đội phải đối diện với thử thách đầy găng go với tài biến hóa của mụ phù thủy Ngay vừa đặt chân lên hòn đảo Uylitxơ cùng đồng đội đã lên kế hoạch để xâm nhập vào hòn đảo Uylitxơ trèo lên một ngọn núi có chòi canh nhìn thấy đảo xa giữa biển mịt mùng, đó là một cánh đồng không cao bằng phẳng ẩn hiện đám rừng xanh với một làn khói nhẹ nhàng từ mặt đảo bay lên Từ biệt phù thủy Xiêcxê, thuyền của Uylitxơ thuận buồm xuôi gió chẳng mấy chốc đã đến gần vùng biển của các tiên nữ Xiren nửa người nửa ca chim có giọng hát mê hồn Sống ở một đồng cỏ đầy hoa tươi một đảo hoang mà quanh đảo ngổn ngang xương trắng của những thi hài bị thối rữa Đó là thi thể 79 của những người xấu số nghe phải tiếng hát mê hồn của các tiên nữ Khi đế gần hòn đảo thì bỗng nhiên gió tắt, mặt biển xanh phẳng lặng tờ Nhưng rồi với trí tuệ và tài của mình Uylitxơ cùng đồng đội đã vượt qua được vùng biển của các Xiren Vừa vượt qua khó khăn này thì chàng cùng đồng đội lại gặp phải trở ngại khác đó là vùng biển với những ngọn núi đá lởm chởm, nằm ngổn ngang mặt sóng giữ để tránh va phải đá ngầm thuyền của chàng phải tránh xa bờ lại phải qua một eo biển hẹp, nơi có hai quái vật phía bên này là Karip, phía là Xila Cứ mỗi lần Karip hút nước vào lòng biển réo lên ùng ục tạo thành một cuộn xoáy, đáy biển lộ với nền cát xanh thẳm, nó phun nước thì biển khơi chuyển động dữ dội, nước dâng lên cao ngút, nổi sóng, nổi bọt tưởng nước biển bị đun sôi lên sùng sục một cái chảo đặt bếp than hồng vậy Nước phun lên cao rồi lại rơi xuống khiến cho anh em thủy thủ vô cùng sợ hãi, mặt tái xanh không còn một giọt máu Phía bên Xila là một hang núi đá cao Tại nơi Uylitxơ đã phải chứng kiến các đồng đội của mình bị Xila ăn thịt, đó là một những đau đớn nhất khiến Uylitxơ không thể quên được Thiên nhiên và người được tác giả miêu tả mối quan hệ tương quan, thiên nhiên không thể tách rời với cuộc sống của người Với một không gian bao la rộng lớn, tác giả đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị, những tình huống li kì hấp dẫn đặc tả về vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên dưới một góc nhìn kì vĩ, phóng đại 3.3 Ngôn từ kể tả Bản trường ca Ôđixê là điển hình việc sử dụng ngôn từ và cách miêu tả tỉ mỉ, chi tiết qua đó một thế giới sinh động nhiều phương diện từ hoạt động của xã hội, hoạt động của người của thời đại Hôme đã được tái 80 hiện sự hấp dẫn của nó Kể và tả đan xen với nhau, kể để tả và tả để kể Chẳng hạn, kể về đoạn hai vợ chồng Uylitxơ thử thách để nhận nhau, ngoài việc kể lại câu chuyện đó, tác giả còn miêu tả chi tiết, tỉ mỉ về chiếc giường tự tay Uylitxơ làm: "Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho chột dạ Ai đã xê dịch gường chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là nười tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này Nếu thần linh muốn xê dịch thì dễ thôi, người trần dù sức niên cũng khó lòng lay chuyển được nó Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, chính tay làm lấy chứ chẳng phải Nguyên sân nhà có một ô-liu lá dài; nó mọc lên, khỏe, xanh tốt và to cái cột Tôi kẻ vạch gian phòng của vợ chồng mình quanh ô-liu ấy, rồi xây lên với đá tảng đặt khít Tôi lợp kĩ gian phòng, rồi lắp những cánh cửa bằng gỗ liền, đóng rất chắc Sau đó chặt hết cành lá của ô-liu lá dài, cố đẽo thân từ gốc cho thật vuông vắn rồi nảy mực, làm thành một cái chân giường và lấy khoan khoan lỗ khắp xung quanh Tôi bào tất cả các bộ phận chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nạm vào trang trí và cuối cùng căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp" 3.3.1 Sử dụng định ngữ, hình dung từ Trong kể lại câu chuyện về hành trình trở về quê hương của người anh hùng Uylitxơ và đồng đội tác giả hay dùng lối miêu tả kèm theo các định ngữ, các hình dung từ kèm theo nói đến các nhân vật hay đồ vật Đây cũng là một đặc điểm nghệ thuật mà sử thi thường hay sử dụng Do hình thức lưu truyền thời kì đó là truyền miệng nên các thi sĩ ca công cần phải tìm cho mình một phương thức thể hiện để cho công chúng có thể nắm được nội dung câu chuyện, theo dõi được các tình tiết, diễn biến của câu chuyện một cách hiệu quả nhất Nhiều các câu chuyện được các thi sĩ ca công kể một thời gian liên tục hàng ngày, xuyên đêm thậm chí là 81 vài ngày Do vậy các câu chuyện phải có sự ngắt quãng để người nghe, người đọc có thể dễ nhớ, dễ hiểu, gây ấn tượng và nắm được các giá trị của thi phẩm Trên sở đó, miêu tả về các nhân vật hay đồ vật nào đó các thi sĩ ca công hoặc tác giả đã kèm theo các định ngữ đã trở nên quen thuộc gắn với nhân vật, đồ vật ấy Khi nói về người anh hùng Uylitxơ thì hàng loạt các định ngữ quen thuộc đã được kèm theo tên của chàng Trong mỗi hoàn cảnh khác thì có một định ngữ tương ứng kèm Chẳng hạn Uylitxơ "mưu trí", "trí xảo", "dũng cảm", "chín chắn", "quả cảm", "kiên nhẫn", "khôn khéo", "từng trải', "bất khuất", "nhẫn nhục" qua đó làm nổi bật những nét phẩm chất của người anh hùng trải qua những thử thách, đứng trước những tình huống khó khăn phải xử lí Thế giới nhân vật được miêu tả sinh động và phong phú với mỗi nhân vật có những đặc điểm riêng, Uylitxơ là thế, các nhân vật nam giới khác cũng đã được khắc họa một cách rõ nét với Têlêmac đó là "thận trọng", "khôn ngoan", lanh trí", "điềm đạm", "trầm ngâm", "bình thản", "suy tư" Người anh hùng Menelaos lại được kết nối với các định ngữ "chiến binh tài ba", "tóc vàng", "tiếng tăm", "rực rỡ" Khi Uylitxơ trôi dạt đến xứ sở giàu có và hiếu khách dưới sự cai quản của Quân vương Ankinôôx cai trị xứ sở Phêaxi, hình tượng vị vua "khả kính", "quyền uy", "hào hiệp" được xây dựng sự ngưỡng mộ của người đọc, người nghe Đối với người anh hùng Uylitxơ sau bao năm vất vả với đầy rẫy những khó khăn thử thách mà chàng đã từng trải qua thì là nơi mà chàng có được cảm giác bình an, yên bình, nơi mà chàng đã kể lại những chặng đường đầy gian nan của mình Cùng với những vẻ đẹp của các nhân vật nam là sự khắc họa những nét tính cách của các nhân vật nữ với Pênêlôp "thận trọng", "kín đáo", "khôn ngoan", với nàng công chúa Nôzica "xinh đẹp", "cánh tay trắng ngần" Thế giới người là vậy, thế giới của các vị thần cũng nằm 82 mạch thủ pháp nghệ thuật đó Gắn với các nhân vật thần linh cũng là những định ngữ, những hình dung từ liền để làm nổi bật hình ảnh nhân vật Vị thần Dớt "tối cao", "quyền uy" Nữ thần Athena "mắt xanh lam lục" Hêra "mắt bò cái" Thêtix "vị nữ thần chân bạc" Hermex "vị thần đưa tin" Calipxô "Mái tóc quăn yêu kiều" Thế giới người, thế giới thần tiên hòa quyện vậy nó vừa mang yếu tố hiện thực, vừa mang yếu tố kì ảo tạo nên một sức hấp dẫn đối với người nghe, người đọc 3.3.2 Thủ pháp so sánh Bản trường ca Ôđixê của Hôme còn mang những giá trị nghệ thuật điển hình của thể loại sử thi cổ điển với biểu hiện là lối diễn đạt theo tư của người cổ đại dựa thói quen so sánh Trước đó các truyền thuyết dân gian và sau này các tác phẩm sử thi các nhà thơ đã cố gắng tìm " một sự vật, một hình ảnh tương ứng, gần gũi với hình thể, diện mạo bên ngoài hoặc có thể phản ánh được bản chất bên của đối tượng miêu tả, rồi so sánh để cho đối tượng miêu tả có sức truyền cảm mạnh hơn, cụ thể hơn"[19] Thế giới người và thế giới thần linh là hai thế giới khác biệt vào sử thi giữa hai thế giới ấy không có khoảng cách phân định rạch ròi mà nhiều lại được miêu tả cùng một không gian Trong thế giới ấy những người anh hùng là những nhân vật nổi bật, ở đó họ được so sánh với thần linh Sức mạnh của họ thường được so sánh để khắc họa nổi bật những nét phẩm chất của người anh hùng Với nhân vật người anh hùng Uylitxơ chàng được ví là người có sức mạnh và trí tuệ sánh tựa thần linh Cách so sánh vậy là nhằm mục đích ca ngợi sự nghiệp và những chiến công của những người anh hùng của toàn dân, thể hiện người anh hùng của thời đại với những chiến công phi thường Với những khó khăn trở ngại hải trình trở về quê hương yêu dấu của mình người anh hùng Uylitxơ đã thể hiện được những nét phẩm 83 chất phi thường của mình qua những so sánh tương đồng hoặc tương phản Có những lúc chàng hiện lên vẻ đẹp của một dũng tướng với sự mạnh mẽ, can đảm, mưu trí, đối diện với kẻ thù của mình đó là chàng cùng đồng đội của mình phải đối diện với những tên khổng lồ chuyên ăn thịt người, tên khổng lồ một mắt và đặc biệt là hai quái vật phía bên này là Karip, phía là Xila Khi Uylitxơ đã đặt chân lên mảnh dất quê hương mình ,chàng lại đương đầu với kẻ thù ở nhà mình Hình ảnh Uylitxơ một mình với cung tay trừng trị bọn cầu hôn, trừng phạt những kẻ phản bội khiến chàng trông giống một vị thần Uylitxơ – lão già ăn mày rác rưới cầm lấy dây cung, tay trái đưa lên ngang vai, tay phải cầm dây cung kéo mạnh Dây cung căng và rít lên tiếng rít của chim nhạn chàng buông tay, mũi tên bị dây cung nẩy bật kêu đánh tách một cái và xuyên qua mười hai lỗ của mười hai chiếc rìu bay vọt ngoài Trong tác phẩm có không ít những đoạn được miêu tả với thủ pháp so sánh tạo nên một thế giới hiện thực vẫn lung linh sắc màu kì ảo: Khi Uylitxơ rời hòn đảo của Calipxô một chiếc thuyền chàng một vị thần Con thuyền lướt chạy băng băng sóng chim hải âu đuổi đàn cá vực thẳm kinh hoàng Ngọn sóng cao núi chồm lên cuồn cuộn Bị va mạnh chiếc bè tung lên rồi lật xuống Hình ảnh so sánh cũng rất đa dạng sự tưởng tượng, liên tưởng của tác giả với những gió mạnh thổi sân rơm thì đống rơm bay tứ tung khắp bốn phương đồng, cũng vậy, chiếc bè vỡ, biển tung tóe mọi xà của nó Trước tình cảnh ấy, Uylitxơ bèn ngồi chắc lên một xà gỗ, quắp chặt hai chân ngồi cỗ ngựa đua Sau bao ngày chàng mới thoát khỏi sự dữ của biển cả mênh mông để rồi trôi dạt đến xứ sở của người Phêaxi giàu có và hiếu khách Ở đó chàng gặp nàng công chúa Nôzica dung nhan thắm đẹp một vị thần Ba người anh chưa vợ của nàng phát triển những cành tơ Trong đoạn cuối của thi phẩm 84 Uylitxơ chiến đấu với Ơpithex, một lần nữa vẻ đẹp của người anh hùng Uylitxơ lại được so sánh với một hình tượng mang sức mạnh : "Người anh hùng chịu đựng giờ thu hết sức bình sinh lao thẳng tới đôi cánh của đại bàng nhằm không trung bay vút" Thế giới người là vậy, thế giới của các vị thần cũng đã được khắc hòa với mối quan hệ tương đồng sự so sánh Cũng chim, Hermex băng mình biển sóng nhiều khôn xiết Licôthêa nơi đáy đại dương lao mình sóng bọt đầy vơi giống hệt hải âu mặt biển 3.3.3 So sánh có đuôi dài Cùng với lối so sánh đã nêu trên, bản trường ca còn sử dụng những so sánh có đuôi dài Trong sự so sánh ấy cái được so sánh và cái bị so sánh được tách làm hai vế là vế chính và vế phụ Điều đó được thể hiện nổi bật đoạn Uylitxơ sau đã tiêu diệt xong bọn cầu hôn đầu xỏ và trừng trị những lũ đầy tớ phản chủ, Uylitxơ tắm "Khi Uylitxơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp một vị thần Người trở về chỗ cũ, ngồi đối diện với Pênêlôp, chiếc ghế bành ban nãy rồi nói với nàng: Khốn khổ! Hẳn là các thần núi Ôlempơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hết đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc là không có gan ngồi xa chồng đến thế, chồng biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, mới trở về xứ sở Thôi, già ơi! già hãy kê cho một chiếc giường để ngủ một mình, bấy lâu nay, vì trái tim ngực nàng là sắt đá" Ngoài việc so sánh vẻ đẹp của Uylitxơ thần thánh tác giả còn nhằm mục đích thể hiện tấm lòng thủy chung son sắc, một thái độ thận trọng, sự điềm tĩnh của nàng Pênêlôp đối diện với một thử thách đầy căng go thế Cũng với lối so sánh mở rộng ấy tác giả đã miêu tả một cách cụ thể, tỉ mỉ cảnh những người thủy thủ thoát khỏi bàn tay của thần biển Pôzêiđông để 85 được nhìn thấy đất liền thì giờ nàng Pênêlôp cũng sống tâm trạng vui mừng khôn siết, hạnh phúc biết bao được gặp lại người chồng, đoàn tụ gia đình: "Dịu hiền thay mặt đất, nó hiện lên trước mắt những người biển bị Pôzêiđông đánh tan thuyền sóng cả gió to, họ bơi, rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được bến bờ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi; Pênêlôp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời" 3.3.4 Nghệ thuật lặp lại Trường ca Ôđixê được sáng tác và lưu truyền dưới dạng truyền khẩu, trải qua thời gian lâu dài với nhiều thế hệ trước được ghi lại thành văn Do vậy môi trường nuôi dưỡng và sinh thành nó là môi trường diễn xướng Theo phương thức vừa sáng tác vừa kể của các thi sĩ ca công, họ vốn đã từng quen thuộc với các thần thoại, truyền thuyết ứng khẩu thành thơ để ngân nga kể chuyện trước những người dân các buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng Nhiều việc sinh hoạt văn hóa cộng đồng ấy diễn vài giờ, cũng có những trải dài từ đêm này sang đêm khác Những ấy người thi sĩ ca công cần có một nguồn cảm hứng rất lớn Để lấy cảm hứng đồng thời tạo cảm giác, các thi sĩ ca công thường có những cách biểu hiện riêng cho mình bằng việc dựa vào câu, dòng tiết chế, âm vận theo hình thức thơ ca quy ước Ở đó các câu được lặp lại giống thơ ca truyền khẩu bao gồm từ tiền ngữ chế và cú pháp công thức Khi miêu tả về thiên nhiên, không ít lần nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật lặp lại để làm nổi bật các đối tượng miêu tả Có những lúc câu được lặp lại hoàn toàn hoặc lặp lại cấu trúc, hình ảnh bình minh buổi sớm mai là hình ảnh được lặp lại nhiều nhất tác phẩm với những biểu hiện cụ thể: " 86 Trong chiếc nôi sương, bình minh có những ngón tay hồng vừa xuất hiện", " Khi bình minh có những ngón tay ửng hồng giữa nôi sương vừa xuất hiện", "Khi bình minh có những ngón tay ửng hồng giữa nôi sương xuất hiện", "nhưng bình minh có ngón tay hồng nôi sương lấp ló", "Khi bình minh có những ngón tay hồng vừa khỏi chiếc nôi sương" cùng với hình ảnh của mặt trời hoàng hôn xuống: "Mặt trời lặn bóng đêm trùm mọi nẻo", "Mặt trời khuất bóng tối phủ lên đường", "mặt trời lặn đường xá tối om" Một những hình ảnh được nhắc lại nhiều nhất đó là hình ảnh biển cả mênh mông sóng nước: "biển thét lên", "biển sâu bọt trắng", "biển sâu bát ngát", "biển mênh mông", "biển xanh ầm ầm tiếng sóng gắn liền với mặt biển mênh mông sóng nước là hình ảnh của gió, sương, những bãi biển có lúc xanh thẳm có lúc lại giữ dội thét gào Thiên nhiên Ôđixê còn gắn liền với những hình ảnh được nhắc lại nhiều lần tác giả miêu tả về những vùng đất nơi mà Uylitxơ cùng đồng đội đã trôi dạt tới Ở đó có những vẻ dẹp hoang dã với những cánh đồng cỏ xanh mướt để chăn thả gia súc gia cầm, những vườn nho trĩu quả, những bạch dương, sung, táo, sồi, ô liu là biểu tượng cho sự trường tồn, mạnh mẽ và sung túc của người dân nơi đó Miêu tả về các nhân vật tác phẩm của mình, Hôme cũng thường sử dụng nghệ thuật lặp lại nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp, tính cách, đặc điểm của nhân vật Trước hết là những người trần tục với những nét phẩm chất, tính cách tiêu biểu Người anh hùng Uylitxơ được khắc họa với vẻ đẹp trí tuệ, tài gắn với những từ, cụm từ : mưu trí, dũng cảm, quả cảm, chín chắn, bất khuất, từng trải, khôn khéo, nhẫn nhục, ý nhị, tế nhị, dòng dõi chúa tể, dày gió dạn sương, đa mưu túc trí, trăm khéo ngàn khôn, trí tuệ sánh tựa thần linh tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà chàng Uylitxơ phải đối diện Hôme có cách sử dụng từ ngữ cho phù hợp Trong tác phẩm của mình, mỗi nhân vật 87 đều mang những nét đặc điểm riêng biệt rất dễ được nhận diện thông qua nghệ thuật lặp lại của ông Nhắc tới người trai của Uylitxơ là Têlêmac người đọc nhận chàng với những biểu hiện của dáng vẻ trầm ngâm, suy tư, bình thản Pênêlôp vợ chàng lại được tác giả miêu tả những dáng vẻ thận trọng, kín đáo, khôn ngoan Các nhân vật khác thi phẩm cũng không phải là ngoại lệ, mỗi nhân vật đều có những nét biểu hiện riêng biệt chẳng giống Nàng Nôzica xinh đẹp "trinh nữ có cánh tay trắng ngần" Quân vương Ankinôôx cai trị xứ sở Phêaxi giàu có và hiếu khách được xây dựng với vẻ đẹp của sự quyền uy, tấm lòng hào hiệp, vô cùng khả kính Thế giới các thần linh cũng đã được tác giả sử dụng cách miêu tả bằng việc lặp lại những nét đẹp, những phẩm chất, hình dáng mang tính biểu hiện sâu sắc với nữ thần khả kính Athena: "Nữ thần mắt xanh lam lục"; thần biển Pôzêiđông "thần linh rung chuyển trái đất"; nữ thần sắc đẹp Calipxô "mái tóc yêu kiều"; các Xiren với "giọng hát mê hồn" một thế giới thần linh đa sắc màu với những bản chất qua cách khắc họa nhân vật của tác giả đã tạo nên sự lung linh huyền ảo thấm đẫm chất sử thi với những yếu tố kì ảo, li kì Tiểu kết Hôme đã thể hiện nghệ thuật bậc thầy của mình qua việc thể hiện những đặc điểm nổi bật cách kể chuyện, cách miêu tả và sử dụng từ ngữ Những đặc điểm ấy chiếm một vị trí, vai trò quan trọng việc làm nổi bật chất sử thi của tác phẩm Thông qua các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu đó, Hôme đã đưa người đọc vào một thế giới mang đậm chất dân gian Thời kì mà người và thiên nhiên vẫn còn những điều bí ẩn với những cuộc khám phá, trải nghiệm của mình Con người là trung tâm của vũ trụ vậy dù hoàn cảnh nào thì người vẫn biết cách để chiến thắng thế giới tự nhiên Tuy vậy, thiên nhiên vẫn mãi chứa đựng những điều bí ẩn mà người cần có những hoạt động để khám phá và chiếm lĩnh nó KẾT LUẬN 88 Nền văn hóa Hi lạp cổ đại với những giá trị to lớn của nó đã và vẫn sẽ là những mảnh đất để người tiếp tục khám phá và trải nghiệm Sự ảnh hưởng của văn hóa Hi Lạp lan tỏa ở hầu khắp các châu lục Trong đó sử thi Hi Lạp có một vị thế quan trọng tầm ảnh hưởng to lớn đó Có thể nói bản anh hùng ca Ôđixê của Hôme đã bao quát được một thời kì phát triển rực rỡ của người dân Hi Lạp với việc xây dựng, miêu tả một cách khá chân thực thực tế đời sống thời đại ông Với tài của mình Hôme đã cho độc giả, thính giả thấy được một bậc thầy của thể loại sử thi với việc vận dụng một cách tài tình những đặc điểm của thể loại này và bằng sự sáng tạo của mình cách xây dựng nhân vật điển hình với những nét tính cách tiêu biểu của thời đại Trong chương một đã đề cập đến vấn đề chất sử thi đặc nhìn từ góc độ đề tài và tổ chức cốt truyện với việc làm rõ ba nội dung lớn Thứ nhất những kiến thức lí luận về đề tài và đề tài sử thi Thứ hai là vài nét về xã hội Hi Lạp qua sử thi Hôme với các nội dung về phong tục tín ngưỡng, tập quán Thứ ba là chất sử thi tổ chức cốt truyện với các nội dung lí luận về cốt truyện, cốt truyện sử thi, làm rõ tổ chức cốt truyện và sự kết nối giữa các khúc ca Trong chương hai đã đề cập đến chất sử thi nhìn từ góc độ nhân vật với việc trình bày những đơn vị kiến thức lí luận về nhân vật văn học, nhân vật sử thi Từ đó làm rõ hình tường nhân vật Uylitxơ – biểu tượng của lịch sử và kiểu nhân vật sử thi Trong chương ba đã đề cập đến chất sử thi qua cách kể và cách miêu tả với việc làm rõ các vấn đề về cách kể, cách miêu tả, ngôn từ kể và tả Người anh hùng Uylitxơ với những phẩm chất đáng quí của mình đã trở thành hình tường tiêu biểu cho sức mạnh thể chất, trí tuệ của người 89 Những khát vọng của chàng cũng là khát vọng chung của một xã hội, một thời đại Ở đó người muốn được khám phá và làm chủ thiên nhiên Đồng thời đó cũng là biểu hiện của một thời đại mới, một hình thái kinh tế xá hội mới mà Hôme muốn gửi tới những thế hệ tiếp nối Tầm ảnh hưởng của phong cách sử thi được thể hiện tác phẩm Iliat và Ôđixê rất rộng lớn và trải dài qua nhiều thời kì lịch sử Từ các nhà nghiên cứu và sáng tác sử thi, đến các nhà tiểu thuyết sau này đều có sự ảnh hưởng bởi phong cách sử thi Hôme Có lẽ sẽ không quá nếu nói rằng với Iliat và Ôđixê nghệ thuật sử thi đã đạt được những thành công tuyệt đỉnh của nó Với vai trò là người tiếp cận bản anh hùng ca Ôđixê của Hôme phương diện biểu hiện của chất sử thi, người viết với mong muốn làm rõ những biểu hiện cụ thể của chất sử thi Ôđixê để qua đó thấy được những giá trị lớn lao về mặt nội dung, tư tưởng của tác phẩm Đó cũng chính là lí tưởng thẩm mĩ của thời đại, với những ước mơ, khát vọng được khám phá, trải nghiệm những miền đất mới của người Thay cho lời cuối xin được trích dẫn câu nói của Dion Chrysostome: " Hôme là người đầu tiên, là người ở giữa, và là người cuối cùng cung cấp cho trẻ em, người lớn và cụ già tất cả những gì mà mỗi người có thể rút được" TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 Lê Huy Bắc – Lê Nguyên Cẩn – Nguyễn Linh Chi; Giáo trình Văn học phương Tây; NXB Giáo Dục Việt Nam (2000) Lê Huy Bắc (chủ biên) - Lê Nguyên Cẩn - Đỗ Hải Phong Văn học hậu đại – lí thuyết thực tiễn (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013) Lê Huy Bắc (Chủ biên), Từ điển văn học nước ngoài, Từ điển, NXB Giáo dục, 2009 Lê Huy Bắc (viết riêng), Văn học phương Tây nhà trường, Giáo trình, NXB Giáo dục, 2006 M Bakhtin - Lý luận thi pháp tiểu thuyết - Trường viết văn Nguyễn Du - H.1992 Lê Nguyên Cẩn (2000), Hợp tuyển văn học Châu Âu Nxb ĐHQG Lê Nguyên Cẩn, Tác gia tác phẩm văn học nước nhà trường: Hô-me, Tham khảo, NXB Đại học Sư phạm, 2006 Lê Nguyên Cẩn (Viết chung), Giáo trình Văn học phương Tây từ Cổ đại Hylạp đến kỉ XVII, Giáo trình, NXB Đại học Sư phạm, 2006 Lê Nguyên Cẩn (Viết chung), Ôn tập Ngữ văn 10, Tham khảo, NXB Giáo dục, 2006 10 Lê Nguyên Cẩn (Viết chung), Tư liệu Ngữ văn 10, Tham khảo, NXB Giáo dục, 2006 11 Lê Nguyên Cẩn (Viết chung), Thiết kế Ngữ văn 10 (tập 1), Tham khảo, NXB Giáo dục, 2006 12 Lê Nguyên Cẩn (Viết chung), Phân tích Ngữ văn 10, Tham khảo, NXB Giáo dục, 2006 13 Lê Nguyên Cẩn (Viết chung), Giáo trình Văn học giới (Giáo trình dành cho Cao đẳng sư phạm),Giáo trình, NXB Đại học Sư phạm, 2007 14 Lê Nguyên Cẩn, Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, NXB Đại học 91 Quốc gia Hà Nội, 2014 15 Lê Nguyên Cẩn, Tiểu thuyết phương tây thế kỷ XVIII, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 16 Lê Nguyên Cẩn, Tiểu thuyết phương tây thế kỷ XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 17 Hoàng Hữu Đản, Anh hùng ca Odyssée, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009 18 Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân – Lương Duy Trung – Nguyễn Đức Nam – Nguyễn Thị Hoàng – Nguyễn Văn Chính – Phùng Văn Tửu; Văn học phương Tây; NXB Giáo Dục (1998) 19 Lê Bá Hán, (1999), Từ điển thuật ngữ văn học Nxb ĐHQG 20 Iliad Odyssêy, Đỗ Khánh Hoan dịch - Nhà xuất giới năm 2013 21 http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-but-phap-mieu-ta-trong-truongca-iliat-cua-home 310699.html 22 http://vanvn.net/news/22/743-vi-the-con-nguoi-trong-su-thi-iliad.html 23 Nguyễn Văn Khỏa, Anh hùng ca Home, NXB VH hà Nội, 2002 24 Nguyễn Văn Khỏa, Thần thoại hy Lạp, NXB VH , 2011 25 Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Hà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình, Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2002 26 Homer, Iliat Ôđixê, Phan Thị Miến dịch, NXB Văn học, Hà nội, 1997 27 Hoàng Bích Nga - Để hiểu các tác phẩm văn học cổ Hy lạp nhà văn Hoàng Hữu Đản dịch,NXB Đại học Sư phạm,2014 28 Trần Đình Sử- Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, 2005 29 Trần Đình Sử (chủ biên) Giáo trình lí luận văn học tập II, Nxb Đại học sư phạm, 2005 30 Phùng Văn Tửu: Cảm thụ giảng dạy văn học nước – nhà xuất giáo dục năm 2008 92 ... việc làm rõ chất sử thi Odyssey Homer với đề tài: Chất sử thi đặc trưng “Odyssey” Homer Việc lựa chọn đề tài này cho phép người viết hiểu sâu tính chất của loại hình sử thi nhằm... pháp nhằm làm rõ đóng góp Homer So sánh chất sử thi sử thi Iliad với Chất sử thi đặc trưng “Odyssey” Homer; qua đó nhận thức sâu bản chất nghệ thuật của sử thi Cấu trúc luận văn Phần... nghiên cứu Mục đích của đề tài được xác định qua tên đề tài, chính là tìm hiểu Chất sử thi đặc trưng “Odyssey” Homer cụ thể: - Tìm hiểu chất sử thi đặc trưng tác phẩm Odyssey,

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w