dường như đã làm toát lên toàn bộ cái vẻ đẹp mỹ quang của Bà trải nghiệm qua yếutố giáo dục con người về mặt “đạo đức”,biểu hiện ở cái “Tâm” và “Đức” trong tâm thức của con người ,mong m
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN
TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM
Ở THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC ( TỈNH AN GIANG):
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành :Lịch sử Việt Nam
Mã số :60220313
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Nguyễn Duy Bính
HÀ NỘI - 2015
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài : 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề : 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu : 5
6 Đóng góp của đề tài : 7
7 Bố cục của đề tài : 8
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG 9
1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Châu Đốc: 9
1.2.Lịch sử quá trình chuyển đổi về mặt địa lý hành chính của Thành phố Châu Đốc : [xem phụ lục hình 1] 11
1.3.Tình hình kinh tế xã hội và dân cư 14
1.3.1.Tình hình chung về dân số của vùng đất Châu Đốc 14
1.3.2.Những đặc điểm chính về quá trình di dân và phân bố dân cư của các dân tộc đối với vùng đất Châu Đốc : 18
1.3.3.Những hoạt động kinh tế chung của vùng đất Châu Đốc : 23
Nông nghiệp : 23
1.4.Vài nét về truyền thống văn hóa của Thành phố Châu Đốc : 28
Tiểu kết chương 1: 30
CHƯƠNG II CƠ SỞ VÀ HÌNH THỨC THỜ TỰ BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG 32
2.1.Cơ sở thờ tự của miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc (An Giang ): .32
2.1.1.Khái quát về đình ,Miếu : 32
2.1.2.Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc ( An Giang) :[xem phụ lục hình 2] 33
2.2.Nghi thức trong việc thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam : 41
2.2.1.Khái quát chung về lễ hội: 42
Trang 32.2.2.Nghi thức trong việc thờ Bà Chúa Xứ núi Sam : 44
2.3.Ý nghĩa của tục thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam đối với đời sống tâm linh của người dân An Giang : 50
Tiểu kết chương 2: 56
CHƯƠNG III MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TỤC THỜ BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG 58
3.1.Đặc trưng vai trò, bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu 58
3.2.Những nét đặc trưng của văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ .61
3.3.Nhận xét về tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ nét đặc sắc trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ : 63
3.3.1.Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ trong mối quan hệ với giá trị văn hóa tâm linh 63
3.3.2.Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ trong mối quan hệ với giá trị văn hóa nghệ thuật : 68
3.3.3.Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ trong mối quan hệ với văn hóa lịch sử : 74
3.3.4 Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ trong mối quan hệ với giao lưu văn hóa trong cộng đồng các dân tộc ở An Giang 86
3.3.5.Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ trong mối quan hệ với văn hóa thẫm mỹ : 93
3.3.6 Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ nét đặc sắc trong niềm tin đối với người dân ở ĐBSCL: 98
3.4.Nhận xét thực trạng trong việc tôn thờ tín ngưỡng Mẫu và việc giữ gin bản sắc văn hóa lễ hội nhằm phát huy khối đoàn kết giữa các dân tộc ở tỉnh An Giang: 101
Tiểu kết chương 3: 111
PHẦN KẾT LUẬN 113
PHỤ LỤC 120
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài :
Đã từ bao đời nay không chỉ ở Nam Bộ quê hương mà tôi đã sinh ra và lớn lên
mà còn ở khắp cả miền Bắc lẫn miền Trung thường diễn ra rất nhiều những ngày lễhội trong năm và đi kèm với nó thường gắn liền với những sự tích ,truyền thuyết cóliên quan đến các vị thánh thần và trong đó nổi bật nhất là các vị Nữ thần hay người
ta còn gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang bản chất nguyên thủy và
có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm Sự tồn tại của nó đã dẫn đến sự hình thành mộtbản sắc văn hóa tâm linh ở nước ta rất trù phú và huyền ảo và được phản ánh quanhững lễ hội cổ truyền càng làm cho tin ngưỡng thờ Mẫu của con người Việt Namnói chung và nhất là người dân An Giang nói riêng càng thêm sâu sắc hơn
An Giang là vùng đất rất trù phú với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiênrất thuận lợi do phù sa của sông nước bồi đắp mà nên Nền kinh tế tỉnh An Giangcũng như trong cả nước nói chung đều xuất phát từ một nền nông nghiệp trồng lúanước , để có được những mùa thu hoạch nhiều nhất trong năm , đảm bảo cho sự tồntại của con người và phát triển của xã hội thì người nông dân bao giờ cũng mongmuốn có được mưa thuận gió hòa ,khí hậu ôn hòa ,sông nước dồi dào để tạo điềukiện thuận lợi cho việc gieo trồng cây lúa Thế nhưng những ước vọng ấy tưởng dễdàng và giản dị nhưng không phải lúc nào cũng được như ý nguyện ,và vì thế conngười chúng ta càng đặt hết niềm tin và sự mong đợi của mình vào những hiện thựchay phạm trù được cho là làm nên sự sinh sôi Đó là đất mẹ mang phù sa gieo mầm
sự sống vạn vật ,đó sinh ra và đưa con người vào với cuộc sống này Do đó đã dẫnđến sự có mặt của tín ngưỡng thờ Mẫu ở vùng đất này
An Giang có tục thờ Bà Chúa Xứ vì Bà được xem là một vị Nữ thần rất linhthiêng luôn luôn ban phép màu xuống dân gian để cứu dân độ thế , Bà luôn giữ vaitrò rất quan trọng trong lòng người dân nơi đây Người ta coi trọng Bà không chỉ vì
Bà là một Nữ Thần linh thiêng mà còn tôn trọng vì hình tượng Bà mang lại rất
nhiều ý nghĩa giáo dục cho con người thể hiện qua 5 yếu tố ;1-đạo đức;2-nghệ thuật ;3-lịch sử ;4-giao lưu ;5-thẫm mỹ Với sự kết tinh của yếu tố thẫm mỹ
Trang 5dường như đã làm toát lên toàn bộ cái vẻ đẹp mỹ quang của Bà trải nghiệm qua yếu
tố giáo dục con người về mặt “đạo đức”,biểu hiện ở cái “Tâm” và “Đức” trong
tâm thức của con người ,mong muốn con người phải sống biết cách đối nhân xử thế
ở đời thể hiện ở chỗ phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ trong gia đình và đối vớiđất nước thì phải biết yêu quý đất nước, cũng như cuộc sống này –cuộc sống đãmang chúng ta đến được với nhau để cùng nhau vượt qua những khó khăn trở ngạilàm nên cái gọi là những giá trị bất hũ “chân ,thiện ,mỹ”.Coi trọng và đề cao giá trịcủa người phụ nữ ,để tiếp sức cho mọi người cùng nhau đoàn kết đấu tranh chungtrong lịch sử ,cùng giao lưu đoàn kết với các dân tộc để cùng nhau xây dựng nênmái nhà chung của toàn thể các dân tộc anh em đang cùng sinh sống và tồn tại trênmãnh đất này , làm cho vẻ đẹp của hình tượng Bà Chúa Xứ không bị phai mờ vàngày càng hấp dẫn hơn nữa trong lòng các du khách trong và ngoài nước mỗi khi
có dịp trở lại nơi đây ,để cùng nhau nhìn ngắm lại chân dung của Bà thông qua “Lễhội tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang” Việc nhìn lại một cách toàn diện ,biện chứng ,đánh giá một cách nghiêm túc về
“tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ ”, vì trong tín ngưỡng thờ Bà có chứa đựng rất nhiềunhững giá trị về mặt văn hóa tinh thần.Vì những giá trị đó mang những ý nghĩa rất
khoa học và thực tiễn Cái “ý nghĩa khoa học” mà tôi muốn nhấn mạnh nhất không
chỉ là giá trị về mặt văn hóa tinh thần mà còn là giá trị về mặt đạo đức của conngười ,trong cách đối nhân xử thế ở đời thông qua hình ảnh về “Bà Chúa Xứ” thêmvào sự kết hợp với giá trị lịch sử đã làm nên một lễ hội cổ truyền rất nhân văn vàsâu sắc ở tỉnh An Giang Vì lễ hội mang ý nghĩa khoa học sâu sắc nên đã dẫn đến
sự hình thành cái yếu tố mang ý nghĩa thực tiễn-cái thực tiễn mà tôi muốn đề cao
nhất thông qua những giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu đó là ;việc bồidưỡng ,giáo dục thế hệ trẻ về quê hương đất nước ,về con người An Giang từ đóhình thành lòng yêu quê hương,tinh thần cần cù lao động ,tinh thần năng động ,sángtạo ,hiếu học ,trọng nhân nghĩa ,hiếu thảo với cha mẹ ,gắn bó với cộng đồng anh em, từ việc hình thành những tình cảm tốt đẹp giữa con người với nhau đã mang lạinhữnggiá trị cao quý về mặt giao lưu ứng xử với các dân tộc trong nước ,chính vìchúng ta tôn trọng lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực và nhất là lĩnh vực văn hóa ,làm
Trang 6cho tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trên mặt trận văn hóa có phần sâu sắchơn,dẫn đến việc các dân tộc sẽ cùng chung sức để bảo vệ nền độc lập ,tạo tiềmnăng cho ngành du lịch ở Thành phố Châu Đốc của tỉnh An Giang ngày càng vữngmạnh và phát triển hơn trong tương lai
Với tất cả những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi
Sam ở thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang” ,làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
“Tín ngưỡng thờ Bà Chuá Xứ Núi Sam ở tỉnh An Giang”,trong tác phẩm này tác giảchủ yếu trình bày một cách chung chung về các nghi thức của lễ hội Bà Chúa XứNúi Sam hằng năm đã và đang diễn ra như thế nào ở tỉnh An Giang
Cuốn “Lịch lễ hội Việt Nam” -2010 ,của Nhà xuất bản Thời Đại ,tác giả đề cậpđến thời gian diễn ra tất cả các lễ hội trong năm ,nổi bật nhất là lễ hội Vía Bà Chúa
Xứ Núi Sam hằng năm ,nhưng ở đây tác giả cũng chỉ nêu một cách khái quát vềthời gian mà lễ hội đã và đang diễn ra như thế nào
Cuốn “Lịch sử xây dựng và phát triển Miếu Bà Núi Sam”-2013 ,của Nhà xuấtbản văn hóa nghệ thuật Châu Đốc ,tác phẩm này khá đặc biệt ở chỗ là tác giả đã hệthống tất cả các vấn đề về tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ ,thông qua việc Bà Chúa Xứ
có nguồn gốc từ đâu với những nghi lễ như thế nào mà đã kết tinh lên những tinhhoa văn hóa tinh thần cho cộng đồng của người dân An Giang nói chung và nhândân cả nước nói chung ,đồng thời tác giả cũng đề cập đến việc quản lý lễ hội trongnăm nhằm góp phần nâng cao giá trị to lớn trong việc thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở
TP Châu Đốc tỉnh An Giang
Trang 7Cuốn “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ -bản sắc và giá trị -2014,của Nhà xuấtbản Đại học quốc gia TPHCM , do tác giả Ngô Đức Thịnh –Võ Văn Sen (đồng chủbiên) ,là một trong những tác phẩm hay nhất trong đó bao gồm rất nhiều bài viết củacác tác giả về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ nói chung và việc thờ Bà Chúa XứNúi Sam nói riêng Qua đó chúng ta có thể thấy rằng việc tôn thờ tín ngưỡng BàChúa Xứ Núi Sam đã được các tác giả thể hiện rất rõ nét về các giá trị mà tôi đã vàđang sẽ thực hiện ở bài luận văn này ,đó là 1-giá trị văn hóa tâm linh ;2-giá trị vănhóa đạo đức ;3-giá trị văn hóa thẫm mỹ ;4-giá trị văn hóa nghệ thuật ;5-giá trị vănhóa ứng xử trong cộng đồng với các dân tộc anh em v.v tất cả những yếu tố này
đã góp phần hợp chung lại làm cho tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam thêm phầnhoàn thiện và sâu sắc hơn cho tác phẩm này
Nhìn chung trên đây chỉ là một số tác phẩm cơ bản của các nhà nghiên cứu
trong nước trong những năm gần đây về “Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở tỉnh An Giang”.Tuy tôi vẫn chưa có cơ hội để tham khảo hết tất cả những bài viết
này ,do có rất nhiều cách viết của nhiểu tác giả khác nhau Thế nhưng với những bàiviết này thì tôi nghĩ rằng để có thể làm thành một bài viết hoàn chỉnh với ý nghĩathâm sâu như thế thì các tác giả phần nào cũng đã kế thừa những thành tựu của cáccông trình nghiên cứu khoa học từ các bài viết trước đó ,để viết nên những bài viết
về “tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ” thông qua lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở Núi Sam”hằng năm dưới nhiều góc độ và sự hiểu biết khác nhau ,để không những thể hiện sựtôn trọng giá trị tinh thần và bản sắc văn hóa của người dân An Giang mà còn thểhiện lên tình đoàn kết gắn bó keo sơn của các dân tộc anh em đang cùng sinh sốngtrên mãnh đất đầy thiêng liêng và hấp dẫn với việc sùng bái những tín ngưỡng Mẫuthật đặc sắc và phong phú như thế Vì thế mà tôi muốn nghiên cứu về vấn đề này đểlàm sáng tỏ những nét độc đáo , tinh túy về bản sắc văn hóa lễ hội ở tỉnh An Giang
thông qua đề tài “Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành phố Châu Đốc tỉnh
An Giang”.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích :
Trang 8Tìm hiểu những nét độc đáo và tinh tế những giá trị tâm linh trong việc tôn thờtín ngưỡng Bà Chúa Xứ , góp phần gìn giữ những nét đẹp về bản sắc văn hóa lễhội truyền thống và phát huy hơn tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh
em ,thông qua lễ hội về“Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành phố ChâuĐốc tỉnh An Giang”
Nhiệm vụ:
Thông qua nghiên cứu “Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ ở thành phố Châu Đốctỉnh An Giang” luận văn góp phần tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹcủa tín ngưỡng này trong cộng đồng dân cư ở Châu Đốc, An Giang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian :Phạm vi thời gian luận văn được giới hạn từ khi nước ta tiến hành
cải cách đổi mới đất nước (1986) cho đến nay
Về nội dung: Luận văn được giới hạn phần nội dung là tục thờ Bà Chúa Xứ Núi
Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang theo đó tác giả sẽ nghiên cứu các khiacạnh sau đây: Cơ sở thờ tự, các hình thức và nội dung thờ tự Bà Chúa Xứ Núi Sam
để làm nổi bật hình tượng Bà , vị trí của Bà trong lòng người dân An Giang nóiriêng và toàn thể nhân dân Nam Bộ nói chung
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu :
Nguồn tư liệu:
Nguồn tư liệu để hoàn thành luận văn gồm: nguồn tư liệu thành văn như :sách,báo về , các thông tin trên các trang mạng ,các loại sách tham khảo, các di tích, cơ
sở thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam; Nguồn tư liệu điền dã của chính tác giả
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu :
Cơ sở lý luận:
Trang 9Dựa trên cơ sở lý luận của CN Mác-Lênin ,tư tưởng Hồ Chí Minh ,các quanđiểm đường lối chính sách của Đảng về vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóadân tộc ,cùng với những vấn đề về vấn đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh emtrong nước và nhất là mối quan hệ giữa các dân tộc ở tỉnh An Giang Sau cùng lànhững chính sách khắc phục những tệ nạn xã hội có liên quan đến tín ngưỡng ,tôngiáo,để làm cơ sở lý luận bổ xung cho bài luận văn của tôi thêm hoàn chỉnh và sâusắc hơn.
Phương pháp nghiên cứu :
Trong phương pháp nghiên cứu thì tôi sử dùng loại phương pháp chung đó
là ;phương pháp luận và phương pháp cụ thể Và trong mỗi phương pháp bao gồmnhững chi tiết cụ thể như sau :
Phương pháp luận bao gồm :phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgic :
Phương pháp lịch sử : sử dụng phương pháp này tác giả tục thờ Bà Chúa Xứ
trong một không gian là thành phố Châu Đốc, và thời gian để thấy được chiều dàilịch sử về tín ngưỡng Mẫu phát triển như thế nào (chủ yếu sử dụng trong bối cảnhlấy mốc thời gian từ 1986 cho đến nền kinh tế đất nước phát triển mạnh vào năm
2010 tại khu vực thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang thuộc khu vực Tây Nam Bộ )
Phương pháp lôgic: từ việc nghiên cứu về phương pháp lịch sử như trên thì tôi
sẽ hệ thống lại những thông tin bằng cách sử dụng phương pháp lôgic ,để làm rõnhững nét đẹp về bản sắc văn hóa của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ ở thành phốChâu Đốc ,sau đó để làm nổi bật vấn đề hơn nữa thì tác giả kết hợp với phươngpháp biện chứng
Phương pháp biện chứng :sử dụng qua việc so sánh mối liên hệ giữa việc tôn
thờ tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ với những tín ngưỡng Mẫu ở các nơi khác nhưBắc Bộ chẳng hạn để thấy được những điểm giống và khác nhau như thế nào củacác tín ngưỡng Mẫu ,nhằm phân tích và biện luận nó một cách chặt chẽ hơn nhằmnâng cao vai trò , đặc điểm ,giá trị ,bản sắc văn hóa dân gian về tín ngưỡng Mẫutrong đời sống tâm linh của người dân trong cả nước nói chung
Phương pháp cụ thể bao gồm : phương pháp điền dã,xã hội học và dân tộc học.
Trang 10Phương pháp điền dã: đi khảo sát thực tế ở thành phố Châu Đốc ,vừa thấu hiểu
hơn những nét độc đáo về tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam” ở tỉnh AnGiang ,vừa có cơ hội để giao lưu và tìm hiểu về cuộc sống gắn bó của các dân tộcanh em (Chăm ,Khơmer,Hoa) trên vùng đất An Giang từ khi mới định cư và chođến nay thì mối quan hệ đó có còn thân thiện như trong quá khứ hay không
Ngoài các phương pháp trên thì tôi còn có thể sử dụng các phương pháp dân tộchọc ,xã hội học những phương pháp có liên quan đến đề tài luận văn mà tôi đangthực hiện
6 Đóng góp của đề tài :
Đề tài về “tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành phố Châu Đốc tỉnh AnGiang”mà tôi đang thực hiện mang lại những đóng góp như sau
Thứ nhất: việc giữ gìn bản sắc văn hóa tâm linh và giá trị đạo đức trong việc tôn
thờ tín ngưỡng “Bà Chúa Xứ” ở tỉnh An Giang Biểu hiện cái vẻ đẹp bên ngoài củatín ngưỡng Mẫu dưới góc nhìn chung khi tác động đến việc tôn thờ Bà Chúa Xứ ở
An Giang dưới góc nhìn riêng là toàn bộ cái vẻ đẹp thánh thiện,hiền lành ,phúc hậucủa một người phụ nữ Việt Nam Bên cạnh vẻ đẹp bên ngoài thì còn có vẻ đẹp ởbên trong của tín ngưỡng thờ “ Bà Chúa Xứ”nhằm thu phục nhân tâm , “nhân tâm”
ở đây tức là chỉ cái “đạo đức” ,lẽ phải ở đời ,hướng cho con người theo một hướng
đi tốt ,lối sống tốt đẹp để con người sống phải biết hòa đồng ,thân thiện và giúp đỡlẫn nhau ,làm cho tình đoàn kết giữa các dân tộc thêm bền bỉ hơn ,chứ không phải là
để cho con người chỉ biết thiêng về cái thế giới huyền ảo ,mê tín dị đoan mà đốkỵ,ganh ghét ,tranh đấu lẫn nhau ,làm phá vỡ khối đoàn kết của các dân tộc chungtrong cả nước
Thứ hai: việc giữ gìn và phát huy khối đoàn kết giữa các dân tộc trong nước và
đấu tranh phòng chống việc lợi dụng các vấn đề về dân tộc và tôn giáo nhằm chốngphá cách mạng , Bởi vì An Giang ngoài việc có nhiều đồng bào dân tộc đang sinhsống ,định cư thì cũng là một tỉnh phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề từ những cuộcchiến tranh phi nghĩa của các nước phương Tây.Cho nên theo tôi nghĩ vấn đề quantrọng hiện nay mà Đảng ta phải thực hiện đó là ngoài việc phát huy cái truyềnthống văn hóa dân tộc thì đều cấp thiết là phải giữ vững cái khối đoàn kết của toàn
Trang 11dân tộc Và chỉ có việc liên minh giữa các dân tộc chung trong cả nước thì mới bảo
vệ được nền độc lập của dân tộc ,không chỉ ở quá khứ mà còn ở cả hiện tại và nhất
là trong tương lai sắp tới –một tương lai mà chúng ta sẽ không thể biết trướcnhững diễn biến hòa bình trên thế giới sẽ và đang diễn ra như thế nào ?Đó chính là
những đóng góp mà tôi sẽ thực hiện thông qua bài luận văn “Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang”.
7 Bố cục của đề tài :
Ngoài phần mở đầu ,phần kết luận ,danh mục tài liệu tham khảo ,phần Phụ lục, bốcục của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Khái quát về thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang
Chương 2 : Tục thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành Phố Châu Đốc tỉnh An Giang
Chương 3 : Một vài nhận xét về tục thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành Phố Châu Đốc tỉnh An Giang
Trang 12CHƯƠNG I KHÁI QUÁT THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG
1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Châu Đốc:
Châu Đốc là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam, nằm ở đồngbằng sông Cửu Long, sát biên giới Việt Nam với Châu Đốc là thành phố đầu tiên
ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là tỉnh lỵ của một tỉnh vào thời điểm hiệnnay Tuy nhiên, Châu Đốc lại từng là tỉnh lỵ của tỉnh Châu Đốc cũ vào thời Phápthuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa.Đặc biệt, Châu Đốc lại là lỵ sở của toàn bộ tỉnh An Giang vào thời nhà Nguyễn độclập Địa bàn tỉnh An Giang khi đó bao gồm tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ,tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, một phần tỉnh Đồng Tháp và một phần tỉnh Bạc
Liêu ngày nay.
Thành phố Châu Đốc nằm trên bờ sông Hậu, cách thành phố Hồ ChíMinh khoảng 245 km vềphía tây, nếu chạy xe buýt mất khoảng 6 tiếng.Châu Đốcvới diện tích tự nhiên 99,95 km² ,dân số 104.134 người ,gồm 2 phường và 3 xã ,có 2
xã giáp biên giới Campuchia là Vĩnh Tế ,Vĩnh Ngươn Châu Đốc cách tỉnh lỵ LongXuyên 54 km theo đường quốc lộ 91 Phía đông bắc thành phố giáp huyện An Phú8,207 km Phía đông giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu 3,60 km Phía namgiáp huyện Châu Phú 14,570 km Phía tây nam giáp huyện Tịnh Biên 10,071 km vàbiên giới phía tây bắc giáp với Campuchia Châu Đốc có vị trí địa lý khá đặc biệtnằm ở ngã ba sông, nơi sông Hậu và sông Châu Đốc gặp nhau; giữa 4 cửa khẩukinh tế sầm uất là: cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - huyện Tịnh Biên, cửa khẩu quốcgia Khánh Bình - huyện An Phú và cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương - thị xã TânChâu Từ vị trí này, thị xã Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương quan trọngcủa tỉnh An giang và vùng Đồng bằng sông Cửu long, là nơi tập trung hàng hoábuôn bán với Vương quốc Campuchia qua cả hai đường thuỷ, bộ Thị xã Châu Đốcthuộc vùng đồng bằng của tỉnh An giang do phù sa sông Hậu bồi đắp Địa hình thấpdần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Ở trung tâm có Núi Sam đột khởi lên giữađồng bằng tạo nên cảnh quan độc đáo Phía đông có sông Châu Đốc và sông Hậu
Trang 13chảy theo chiều Bắc - Nam Phía tây có kênh Vĩnh Tế chạy song song với biên giớiCampuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên Địa hình chia cắt bởi các kinh rạch ngangdọc Với địa hình đa dạng, Châu Đốc có điều kiện phát triển về thương mại, dịch
độ thích nghi để canh tác, phù hợp với nhiều loại cây lương thực, cây ăn trái, một sốcây công nghiệp nhiệt đới và một phần diện tích có khả năng dành cho chăn nuôi.Trữ lượng nguồn nước của Thị xã khá dồi dào, có thể khai thác và phục vụ sản xuấtcông nghiệp, sinh hoạt Hiện nay, Châu Đốc vẫn tiếp tục công trình cải tạo, nângcấp và xây mới các nhà máy nước ở các khu dân cư tập trung và các cụm côngnghiệp Rừng ở Châu Đốc đa phần là rừng đồi núi với diện tích 210ha, tập trung chủyếu ở Núi Sam Trong đó, rừng trồng khoảng 99ha, còn lại là rừng tự nhiên thuộcrừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng với 154 loài cây quý hiếm, thuộc 54 họ.Vớiđiều kiện tự nhiên phong phú và dồi dào như thế đã làm cho tiến trình của tỉnhChâu Đốc phát triển rất nhanh từ việc phải trải qua những biến cố và thay đổi củatỉnh về mặt địa lý hành chính qua các thời kỳ lịch sử,biến vùng đất này từ một “thịxã” trở thành một “thành phố Châu Đốc” đứng vị trí thứ hai sau “Thành phố Long
Xuyên” của tỉnh An Giang nói chung trong cả nước [55 ,tr 1].
Trang 141.2.Lịch sử quá trình chuyển đổi về mặt địa lý hành chính của Thành phố
Châu Đốc : [xem phụ lục hình 1]
Ở giai đoạn chúa Nguyễn cai trị thì lãnh thổ Châu Đốc nguyên là đất thuộc
nước Chân Lạp, gọi là Tầm Phong Long (Kompong Long) Năm 1757 ,vua ChânLạp là Nặc Ông Tôn hiến dâng vùng đất Tầm Phong Long (bao gồm AnGiang ,Đồng Tháp ,Cần Thơ , Sóc Trăng ngày nay ) cho Chúa Nguyễn Phúc Khoát(1738 -1765) Nguyễn Cư Trinh thừa lệnh Chuá Nguyễn đặt làm 3 đạo :Đông Khẩu(tức Sa Đéc ) ,Tân Châu và Châu Đốc ,chính thức thiết lập nền hành chính toànNam Bộ Ngay từ đầu Chúa Nguyễn đặt Đạo biên phòng tại Châu Đốc Đây chưaphải là tổ chức hành chính quy cũ mà chỉ đóng vai trò đồn trú phòng án ngữ sôngHậu Đến năm 1788 ,Nguyễn Ánh chiếm tại Gia Định sắp xếp hành chính Nam
Bộ ,Châu Đốc thuộc trấn Vĩnh Dinh Năm 1802 ,đổi thành trấn Vĩnh Thanh (gồm
An Giang ,Vĩnh Long ).Tài liệu sử quán nhà Nguyễn ghi lại “Vì đất ấy nhiều chỗ bỏhoang ,đầu năm Gia Long gọi dân đến ở gọi là Châu Đốc Tân Cương ,đặt Quản đạo
lệ vào tỉnh Vĩnh Long”.Nhà Nguyễn chọn Châu Đốc làm trung tâm huyện VĩnhĐịnh Năm 1805niên hiệu Gia Long thứ 3, đã đặt lại địa giới hành chính Châu Đốcthuộc trấn Hà Tiên, Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương Năm 1808,Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc GiaĐịnh thành Năm 1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc Đến 1825, ChâuĐốc tách riêng thành Châu Đốc trấn
Năm 1832 niên hiệu Minh Mạng 13, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, phủGia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, VĩnhLong, Hà Tiên và An Giang Trấn Châu Đốc đổi thành tỉnh An Giang Thành ChâuĐốc, vùng đất mà nay là thành phố Châu Đốc, là tổng Châu Phú thuộc huyện TâyXuyên và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh An Giang nhà Nguyễn (thành Châu Đốc khi đónằm ở khoảng giữa của huyện Tây Xuyên, huyện này gồm cả phần đất nay thuộcđông nam tỉnh Takeo Campuchia) Đồng thời Minh Mạng cho đặt chức tổng đốc An
Hà, lỵ sở tại thành Châu Đốc, cai quản 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên (gồm phầnlớn đồng bằng sông Cửu Long ngày nay) Để xứng đáng là tỉnh lỵ của mộttrong sáutỉnh Nam Kỳ (tỉnh An Giang thời đó bao gồm các phần đất mà nay là các tỉnh thành
Trang 15An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, một phần của các tỉnh Đồng Tháp, BạcLiêu của Việt Nam, và một phần của tỉnh TakeoCampuchia), năm (1831)niên hiệuMinh Mạng 12, vua Minh Mạng cho triệt phá thành (đồn) Châu Đốc cũ (1815), xâydựng thành Châu Đốc mới theo hình bát quái, ở phía đông đồn Châu Đốc cũ TheoNghiên cứu địa bạ Nam Kỳ Lục tỉnh 1836 của Nguyễn Đình Đầu, tổng Châu Phúkhoảng những năm 1836-1839 có các thôn làng sau: Vĩnh Tế Sơn, Vĩnh Ngươi,Vĩnh Phước, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Nhơn Hội, Nhơn Hòa, Long Thạnh, BìnhThạnh, An Thạnh, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thành, An Nông, Hưng An, Khánh An, PhúCường, Vĩnh Bảo, Vĩnh Thọ, Vĩnh Thông, Vĩnh Lạc, Vĩnh Điều, Vĩnh Trung, VĩnhTrường, Thới Hưng, Thân Nhơn Lý. [ 55, tr 4].
Ở vào giai đoạn thực dân Pháp thống trị thìsau khi quân Pháp thôn tính trọn
Nam Kỳ ,chúng chia Nam Kỳ thành 24 sở tham biện Sở tham biện Châu Đốc trôngcoi huyện Đông Xuyên và Hà Dương Theo nghị Định ngày 20 ,tháng 12 năm 1899,Thống Đốc Nam Kỳ bãi bỏ sở Tham biện đổi thành tỉnh ,Châu Đốc là một trong 22tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm
1948 ,Uỷ ban hành chính Nam Bộ phân định ranh giới tỉnh của Long Xuyên ,ChâuĐốc thành 2 tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hậu Cuối năm 1950 ,Long ChâuHậu nhập thêm Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà Cuối năm 1954 ,xứ ủy Nam Bộlập lại hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc
Vào giai đoạn đế quốc Mỹ cai trị thì vào ngày 22 tháng 10 năm 1956 ,chínhquyền Ngô Đình Diệm hợp nhất Long Xuyên ,Châu Đốc thành tỉnh An Giang Năm
1964 ,chính quyền Sài Gòn tách An Giang thành hai tỉnh :Châu Đốc và AnGiang Về phía Cách Mạng ,giữa năm 1957 cũng lập thành tỉnh An Giang ,ChâuĐốc là quận Châu Phú Năm 1964 -1971,Châu Đốc được nâng lên cấp thị xã của AnGiang ,dođịa bàn tỉnh Châu Đốc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn dotỉnh An Giang của chính quyền Cách mạng quản lý Chính vì vậy, trong giai đoạnnày chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Châu Phú và thị xã Châu Đốc cùngthuộc tỉnh An Giang Năm 1971, thị xã Châu Đốc vẫn thuộc tỉnh An Giang sau khitách đất tỉnh An Giang để thành lập tỉnh Châu Hà Cho đến tháng 5 năm 1974, thị
Trang 16xã Châu Đốc và huyện Châu Phú cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghịthường trực Trung ương Cục cho đến ngày giải phóng.
Đến giai đoạn đất nước ta sau ngày giải phóng sau ngày 30 tháng
4 năm 1975 , chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫnđặt thị xã Châu Đốc trực thuộc tỉnh Long Châu H à Đến ngày 20 /12/1975 ,theoquyết định 19 của Bộ Chính Trị ,thành lập tỉnh An Giang ,Châu Đốc là thị xã thứhai của tỉnh An Giang sau tỉnh lỵ Long Xuyên .Biểu hiện nhưsau :Tháng 2 năm 1976 , thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang , gồm 2 xã banđầu: Châu Phú A và Châu Phú B.Ngày 27 tháng 01 năm 1977 , thị xã Châu Đốcnhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC.UBcủa Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Quyết định 181-CP ngày 25 tháng 04 năm
1979 của Hội đồng Chính phủ:1 Chuyển xã Châu Phú A thành phường Châu
Phú A.2 Sáp nhập 1/2 ấp Châu Thới 1 và 1/2 ấp Châu Thới 2 của phường Châu
Phú A vào phường Châu Phú B (theo đường rãnh lòng kinh Vĩnh tế, qua lòng
kinh cầu số 4 đến giữa lộ núi Sam – Châu Đốc).3.Tách ấp Mỹ Chánh 1, 1/2 ấp
Mỹ Hòa (theo kinh đào thẳng ra sông Hậu Giang) của xã Mỹ Đức , huyện ChâuPhú , ấp Châu Long 1, ấp Châu Long 6 của phường Châu Phú B lập thành một xãlấy tên là xã Vĩnh Mỹ Quyết định 300-CP ngày 23 tháng 08 năm 1979 của Hộiđồng Bộ trưởng, sáp nhập xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú vào Châu Đốc
Ở giai đoạn hiện nay theo Nghị định 29/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 03 năm
2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính:1.Thành lập phường NúiSam trên cơ sở 1.397 ha diện tích tự nhiên và 21.241 nhân khẩu của xã Vĩnh Tế 2.Sau khi thành lập phường Núi Sam, xã Vĩnh Tế còn lại 3.121 ha diện tích tự nhiên
và 5.172 nhân khẩu.Nghị định 53/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2003 của
Chính phủ:1.Thành lập phường Vĩnh Mỹ trên cơ sở 779,6 ha diện tích tự nhiên và
14.870 nhân khẩu của xã Vĩnh Mỹ.2.Đổi tên xã Vĩnh Mỹ thành xã Vĩnh Châu.Nghịquyết 86/NQ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về việc thành lập thành
phố Châu Đốc.1.Thành lập phường Vĩnh Ngươn trên cơ sở toàn bộ 947,30 ha diện tích tự nhiên và 7.489 nhân khẩu của xã Vĩnh Nguơn.2.Thành lập thành phố Châu
Đốc trên cơ sở toàn bộ 10.529,05 ha diện tích tự nhiên, 157.298 nhân khẩu và 7 đơn
Trang 17vị hành chính cấp xã của thị xã Châu Đốc, gồm 05 phường; Châu Phú A, Châu Phú
B, Núi Sam, Vĩnh Mỹ, Vĩnh Nguơn và 02 xã: Vĩnh Châu, Vĩnh Tế Sự thay đổi vềmặt địa lý hành chính đã làm cho “thị xã Châu Đốc” ngày càng ổn định về mặt hànhchính,phát triển về kinh tế đồng thời với vị trí giao thông quan trọng trong việc bảo
vệ an ninh quốc phòng ,giao lưu giữa hai tỉnh Takeo ,Kandal và thủ đô Phnom Pênhcủa Campuchia ,làm cho vùng đất này trở nên trù phú và thu hút nhiều cư dân từ các
nơi khác đến đây để an cư lập nghiệp , khai phá và phát triển vùng đất Châu Đốc [11,tr27 -31].
1.3.Tình hình kinh tế xã hội và dân cư
1.3.1.Tình hình chung về dân số của vùng đất Châu Đốc
Nếu Thành phố Long Xuyên với tỉ lệ dân số phát triển cao và thuộc loại thànhphố đầu tiên của tỉnh An Giang thì Thành phố Châu Đốc cũng thuộc loại thànhphố thứ hai với tỉ lệ dân số cũng không kém gì so với Thành phố Long Xuyênđược thể hiện qua các giai đoạn Pháp thuộc , chống Mỹ và sau giải phóng cho đếnngày nay
*Thời Pháp thuộc: [11, tr233]
Theo Nghị định ngày 20-12-1899 ,Pháp bãi bỏ danh xưng địa hạt đổi thànhtỉnh Thống kê dân số lúc đó còn sơ sài ,nhưng cũng đã nắm được tình hình dân sốvào năm 1910 của 14 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là 1.959.898 người Trong đóthì dân số của tỉnh Châu Đốc đứng hàng thứ 7 so với các tỉnh Đồng bằng sông CửuLong Và trong thời gian tài liệu ít nói đến dân số tỉnh Châu Đốc ,hoặc có nói ,chỉ
đề cập đến vài năm rời rạc lẻ tẻ Có lẽ do tỉnh Châu Đốc thuộc miền biên giới ,dânxiêu tán nhiều và lưu dân đến và đi liên tục ,chiến tranh liên miên ,địa giới lại cũnghay thay đổi ,nên công tác thống kê dân số các năm quá khó khăn Mặc dù có khókhăn về công tác thống kê,dân số của tỉnh Châu Đốc cũng được thể hiện khá đầy đủcũng giống như Thành phố Long Xuyên :
Trang 18NĂM TỔNG DÂN SỐ CHÂU ĐỐC
Hình 1.Bảng thống kê dân số Châu Đốc thời Pháp thuộc
Có thể nói vào giai đoạn này thì dân số của tỉnh Châu Đốc cũng có những thay đổirất lớn ,lúc tăng ,lúc giảm ,nhất là vào năm 1952 ,do lực lượng giải phóng vào hoạtđộng mạnh ,nên thực dân Pháp không nắm được số liệu dân ,mà chỉ phỏngước ,mặc khác do có sự can thiệp của đế quốc Mỹ ,nên chính sách về sự giatăng ,phỏng ước về dân số ngày càng có sự khác biệt hơn so với thời Pháp thuộc
Hình 2 :Bảng thống kê dân số Châu Đốc thời đế quốc Mỹ
Theo bảng thống kê như trên của tỉnh Châu Đốc có thể thấy rằng trong khoảng thờigian 6 năm (1967 -1973) ,dân số có tốc độ tăng trưởng cao khoảng 3% ,dân số vẫntiếp tục phát triển mặc dù chiến tranh đã làm hao hụt bớt ,nhưng không làm giảm đi
sự phân bố và tập trung dân cư trong tỉnh chủ yếu ở vùng cù lao giữa sông Tiền vàsông Hậu ,và dọc theo tuyến đường Long Xuyên –Châu Đốc Với dân số tăng nhanh,và chính sách phân bố dân cư hợp lý đã thu hút rất nhiều các dân tộc thiều số trong
Trang 19và ngoài nước đến để sinh sống ,giao lưu ,cùng lập nghiệp trong vùng đất này ,đãlàm cho vùng Châu Đốc từ một nơi hoang vu trở thành một nơi phát triển và ổnđịnh nhất là sau ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975)
*Sau ngày giải phóng miền Nam : [11, tr239]
Năm 1975 ,giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ,tỉnh An Giang và Châu Đốc được nhập lại lần nữa thành tỉnh An Giang ,dân số phỏng ước 1.360.000 người Đối với tỉnh Châu Đốc nói riêng thì ngoài cư dân người Việt đến để sinh sống lập nghiệp mà ngay từ trong chiến tranh cũng đã có những dân tộc thiểu số khác đến để cùng chung tay xây dựng nên vùng đất mới này ,được thống kê lại như sau :
THỜI PHÁP THUỘC
Người Việt có 108.034 người Người Chăm có 4.459 người Người Khmer có 28.847 người Người Hoa có 1.816 người
THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ
Châu Đốc có 46.792 người Khmerchiếm 9,8 % và có 7.194 người Chămsinh sống
Hình 3.Bảng thống kê dân tộc thiểu số Châu Đốc
Với sự gia tăng của dân tộc thiểu số cho chúng ta thấy rằng trong thời gian chiếntranh ,nhất là giai đoạn từ (1966 đến 1969) ,cuộc chiến tranh ngày càng ác liệthơn ,làm cho biến động cơ học dân số tăng nhiều do người dân tản cư lánh nạnchiến tranh Trong đó thì tỉnh Châu Đốc cả trước và sau chiến tranh đều được xem
là vùng có nhiều căn cứ và mật khu kháng chiến nên số lượng dân chúng tảncưnhiều hơn tỉnh Long Xuyên với 3,5 % dân tản cư ,(trong đó Long Xuyên chỉ với3,2% dân tản cư ).Tuy gặp khó khăn nhiều trong việc làm ăn ,chiến tranh liên miênnhưng dân số của tỉnh Châu Đốc nói chung vẫn tiếp tục tăng cao (nhất là vào năm
1973 ) với tổng số dân là(691.400 người ),do chưa có sự phân bố cho dân cư mộtcách rõ ràng ,mãi đến khi giải phóng miền Nam thì cư dân ở Châu Đốc mới có sự
Trang 20phân bố một cách rõ ràng ,nhất là đối với các dân tộc thiểu số của tỉnh ,biểu hiện
như sau : [11, tr240,241]
Hình 4.Bảng tổng kết chung dân tộc thiểu số Châu Đốc
Những biểu hiện mới đã giúp cho thị xã Châu Đốc ngày càng ổn định về mặt dân số kể từ khi chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam
ra sức lãnh đạo thực hiện những nghị quyết quan trọng trong việc phát triển
“ thị xã Châu Đốc”,đặc biệt là Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 19 tháng 7 năm
2013 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Châu Đốc đã dẫn đến việc Châu Đốc xưa kia chỉ là tỉnh lỵ ,sau ngày giải phóng là thị xã về sau trở thành là Thành phố Châu Đốc của tỉnh An Giang với tổng diện tích là 10.529,05 ha diện tích tự nhiên ,157.298 nhân khẩu và 7 đơn vị hành chính cấp xã ,gồm 5 phường ;Châu Phú A ,Châu Phú B ,Núi Sam ,Vĩnh Mỹ ,Vĩnh
Ngươn và 2 xã ;Vĩnh Châu ,Vĩnh Tế , với số liệu thống kê như sau : [55, tr 5].
Phường/Xã Năm thành lập Diện tích (km 2 ) Dân số (người) Mật độ (người/km 2 )
Hình 5.Bảng thống kê toàn bộ dân số Châu Đốc trong giai đoạn hiện nay
Dân số Châu Đốc có thể ổn định và phát triển hoàn toàn là do có sự di tản của nhiều
cư dân ,dân tộc từ các nơi khác đến nơi này để an cư lập nghiệp ,mới tạo nên sựphân bố dân cư một cách hợp lý ,tạo nên một cộng đồng đoàn kết gắn bó giữa ngườiViệt và các dân tộc anh em trong công cuộc bảo vệ và xây dựng vùng đất mới Qúatrình di dân và phân bố dân cư của những cư dân khác đến sẽ diễn ra như thế nào
trên vùng đất An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng.
Trang 211.3.2.Những đặc điểm chính về quá trình di dân và phân bố dân cư của các dân tộc đối với vùng đất Châu Đốc :
Cư dân Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng có nguồn gốc rất đadạng ,phong phú Đại diện cho lớp dân cư lâu đời là người Mạ ,người Xtiêng ,ngườiChơ Ro.Cùng với quá trình phát triển ,bức tranh tộc người ở đồng bằng sông CửuLong như Tày ,Thái ,Nùng ,Dao ,Ngái,Mường ,Mnông, Tuy nhiên chỉ có bốn tộc
cơ bản :Việt ,Khmer ,Hoa ,Chăm hợp thành cộng đồng cư dân địa phương trong cơcấu dân số của tỉnh Châu Đốc nói riêng và toàn tỉnh An Giang nói chung
Nói đến vùng đất Châu Đốc là nhắc đến vùng đất An Giang ,bởi Châu Đốc cóđặc điểm là một tỉnh lỵ , vùng đất màu mỡ phù nhiêu rất thuận lợi cho sự phát triểnkinh tế của vùng ,nơi hội tụ rất nhiều những tinh hoa ,bản sắc văn hóa của conngười , với những mối quan hệ gắn bó keo sơn giữa các dân tộc anh em từ các nơikhác đến làm nên một vùng Châu Đốc đầy huyền ảo về sau trở thành một trongnhững tỉnh thành phát triển bậc nhất của chung tỉnh An Giang Và với sự có mặt của
4 dân tộc (Việt ,Chăm ,Khmer ,Hoa) đã tạo nên những đặc điểm nổi bật gì trongtiến trình định cư và phát triển của vùng đất Châu Đốc
Người Việt : [10 ,tr 181-183]
Người Việt đến vùng đất An Giang từ lúc nào thì cho đến nay ,chưa thấy có sửsách ghi lại một cách rõ ràng Tuy nhiên ,theo truyền thuyết dân gian và một số vếttích còn lại đến nay thì đã có một số nhóm người Việt gốc Trung vào đây từ rất lâunhưng do điều kiện sinh sống khắc nghiệt nên dân cư thưa thớt Cuộc sống của lưudân lúc bấy giờ luôn bị đe dọa :
Chèo ghe sợ sấu cắn chânXuống bưng sợ đĩa ,lên rừng sợ maMặc dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn ,nguy hiểm nhưng người Việt vẫn kiên trìtìm đất sống Họ sống rải rác dọc sông Tiền và sông Hậu Trong vùng đất An Giang
gồm 2 khu vực mới và cũ riêng biệt :1-Phía Tân Châu Ông Chưởng ,Chợ Mới dễ canh tác ,dân đông ,làng cũ ,vì đã lập từ lâu ;2-Phía hữu ngạn sông Hậu là vùng
rừng núi hoang vu ,đất khó canh tác,dân thưa thớt ,làng mới lập Hồi đầu thế kỷXVII ,phía sông Hậu từ Châu Đốc đến Năng Gù ,dân cư thưa thớt ,Chỉ có mấy khu
Trang 22vực cao ráo như khu chợ Châu Đốc ,Mỹ Đức ,Cái Dầu …dân đến ở khá đông Lưudân người Việt có công lớn trong việc khai phá lập ấp ,ổn định chỗ cư ngụ ,pháttriển kinh tế nông nghiệp Ở vùng Châu Đốc ,ông Lê Công Thoàn (1785-1837) gốcThanh Hóa đã vào khai hoang lập ra ấp Châu Long (thành phố Châu Đốc ngàynay )vào thế kỷ XVIII Ngay từ đầu ,đạo Châu Đốc là biên địa và ác địa nhưng ông
Lê Công Thoàn ,bằng ý chí và quyết tâm của mình cộng với chính sách mở rộngđồn điền ,lập ấp Ông đã đứng ra chiêu mộ 50 lực điền và trực tiếp khai phá nơi đâythành vùng đất trù phú ,quy tụ cư dân nông nghiệp Một gia tộc thứ 2 cũng đã cócông khai phá vùng Châu Đốc hoang sơ buổi ban đầu là dòng Nguyễn Khắc ,thuộcdòng con cháu của Nguyễn Văn Thoại Hiện nay ,gia đình cháu đời thứ 7 của ôngvẫn còn cư ngụ tại TP.Châu Đốc Việc khai hoang lập đồn điền của người Việt đốivới vùng Châu Đốc này ngoài việc mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế nông nghiệp và các ngành nghề khác,thì còn tạo cơ hội cho cư dân Việt giao lưuhọc hỏi kinh nghiệm nghề nông nhiều hơn từ sự có mặt của người Khmer trên vùngđất Châu Đốc
Người Khmer : [10,tr 201-207]
Theo một số tài liệu ,thư tịch cổ thì người Khmer đã định cư ở An Giang lâuđời ,cộng cư với người Việt ,người Hoa ,cùng nhau tạo lập cơ nghiệp và phát triểncác mối quan hệ kinh tế ,xã hội ,văn hóa tộc người Đây là dân bản địa kỳ cựu ,hầuhết đều sinh đẻ ở Việt Nam nên gọi là người Việt gốc Khmer Họ thường cư trú ởcác vùng núi cao ,chủ yếu xung quanh các dãy núi và tập hợp theo phum ,sóc –tổchức xã hội cổ truyền của cộng đồng Do đây là vùng đất vừa mới thục đắc củaChân Lạp nên vẫn còn lượng lớn người Khmer sinh sống ,họ tập trung nhiều nhất ởhai huyện miền núi :Tri Tôn và Tịnh Biên ,số còn lại sống rải rác ở các huyện ChâuPhú ,Châu Thành ,Thoại Sơn Phong tục và tiếng nói của họ cũng không khác ngườiKhmer của chính quốc Người Khmer được xem là nhóm cư dân đến trước ngườiViệt Họ đã di cư nhiều đợt đến vùng đất An Giang xưa Và khi đã định cư trênvùng đất này thì ngay từ buổi đầu khẩn đất An Giang , cũng giống như cư dân Việtthì cư dân Khmer cũng đã chinh phục những nơi đất cao vùng đồi núi ,sau đó mớikhai phá đất đai vùng đồng bằng trũng hấp để trồng lúa và hoa màu Với kinh
Trang 23nghiệm trồng lúa nước lâu trên những vùng đồi cao kết hợp với cách làm lúa nướctrên ruộng sâu của lưu dân người Việt mới định cư ,người Khmer đã có những bướctiến mới trong nông nghiệp làm năng suất lúa tăng vọt Họ đã lai tạo và tiếp nhậnnhiều loại lúa thích hợp theo thời vụ lúa mùa ,lúa nổi ,lúa sớm Đến năm 1910 mới
có 25.000 ha đất canh tác ruộng và rẫy trên địa bàn tỉnh Châu Đốc cũ và ngườiKhmer ở đây thường chỉ canh tác một ít đất khẩn hoang giữa rừng Để canh tácruộng và rẫy ,người Khmer cày ,bừa ,cấy lúa ,trồng hoa màu trên ruộng gò ,sạ lúatrên ruộng bưng và tỉa lúa ,hoa màu trên rẫy Ngoài việc ra sức phát triển kinh tếnông nghiệp thì người Khmer vẫn còn bảo lưu nhiều nghề thủ công cổ truyền trongsinh hoạt kinh tế của dòng họ như ;nghề làm đường thốt nốt ,đan nệm ,baobang ,đan lát đồ dùng bằng tre v.v nhưng cơ bản nhất vẫn là nghề làm ruộng ,doxuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp
Năm 1924 ,cộng đồng Khmer ở Tri Tôn và Tịnh Biên có 36.000 người ,chiếm21,8 % số dân tỉnh Châu Đốc Năm 1946 ,cũng tại tỉnh Châu Đốc có 40.000 ngườiKhmer đối với 168.000 người Việt Đến năm 1969 ,cư dân Khmer của hai tỉnhChâu Đốc và An Giang cũ hợp lại lên tới 62.593 người ,chỉ thấp hơn tỉnh Vĩnh Bình(tức Trà Vinh) và Ba Xuyên cùng Bạc Liêu (tức Sóc Trăng và Bạc Liêu) hợp lạitrong toàn vùng Nam Bộ Cho đến năm 1989,theo số liệu tổng điều tra dân số ViệtNam (ngày 1/4/1989) ,người Khmer ở An Giang có 71.723 người ,chiếm 4,05% dân
số của tỉnh và là bộ phận cư dân đông vào hàng thứ 4 sau số dân Khmer của các tỉnhCửu Long ,Hậu Giang và Kiên Giang Với những thuận lợi trong sự phát triểnchung về kinh tế nông nghiệp và việc tạo dựng lên mối quan hệ gắn bó keo sơngiữa người Việt và người Khmer cũng thu hút đến sự có mặt của người Chămtrên vùng đất Châu Đốc
Người Chăm : [10, tr 204-206]
Người Chăm đến An Giang từ nơi đâu đến ?Hiện nay có ý kiến cho rằng ,họ từmiền Trung vào cư ngụ trên đất Chân Lạp ,về sau họ cư ngụ trên đất ChâuGiang Tuy họ đã rời bỏ miền Trung nhưng hiện nay ở miền Trung Việt Nam ngườiChăm vẫn còn định cư Điều này là thực tế lịch sử không thể chối cãi được.Việc họđến Chân Lạp có thể do đời sống khốn khổ mà họ rời bỏ làng mạc di cư vào vùng
Trang 24đất mới Việc ra đi của họ có thể giống với cuộc ra đi của lưu dân người Việt vàoNam ?Nhưng trên thực tế một số người Chăm sau khi cư ngụ trên đất Chân Lạp đã
bị Nặc Nguyên ức hiếp nên từ năm 1756 , khi quân của Nguyễn Cư Trinh đến cứu
người Côn Man ,ổn định tình hình nội bộ Chân Lạp số người Chăm đã tình nguyệngia nhập quân của Chúa Nguyễn ,Nguyễn Cư Trinh chiêu mộ họ về với Đàng Trong,một phần đến Châu Giang định cư ,một bộ phận đến đóng ở Tây Ninh Tiếp
đến ,năm 1819 ,Thoại Ngọc Hầu trong quá trình huy động nhân lực để đào kinh
Vĩnh Tế từ Châu Đốc đến Hà Tiên đã chiêu mộ những người Chăm từ Chân Lạp
đến đào kinh Trong những quảng nghỉ (1820) và sau khi con kinh được đào xong
(1824) ,họ được thưởng công và cấp đất sinh sống tại vùng Châu Giang nên được
gọi là Chăm Châu Giang Và cũng trong năm 1820 ,quan thống đốc người Chăm ở
Cao Miên là Saet A Bubaca bị tố cáo là phiến loạn ,bị vua Chân Lạp xử tử ở Oudong Con ông và một số người khác nhờ sự che chở của người Chăm gốc Mã Lai ởđây ,họ đã trốn về trú ngụ tại Châu Đốc được chính quyền Nguyễn cho về định cưtại Châu Giang và Khánh Hòa Họ trình bày với Tổng đốc An Giang ?(lúc này doThoại Ngọc Hầu làm Trấn thủ Vĩnh Thanh,chứ không phải An Giang) ,bây giờ xincho họ cư trú tại Châu Giang .Sau này những người Chăm đã bí mật sangCampuchia và giải thoát cha mẹ của họ đã bị giam tại Kompong Lương (tỉnhKandal) .Dưới triều vua Minh Mạng đặt chức Bảo hộ Chân Lạp (Thoại NgọcHầu).Trong quá trình đó thì người Mã Lai và người Chăm thường có mặt trongquân đội triều Nguyễn Đến khi triều Nguyễn không còn ảnh hưởng trên đất ChânLạp ,họ cùng theo về Châu Đốc Từ năm 1854 đến năm 1857 ,khi Nguyễn TriPhương thiết lập đồn điền An Giang góp phần bố trí cho người Chăm cư ngụ mộtcách ổn định hơn Khi thực dân Pháp chiếm trọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ tổ chứchành chánh Đầu thế kỷ XX họ tổ chức lại các làng ở Châu Đốc thì họ lập riêng balàng người Mã Lai :Châu Giang có 1073 hộ khẩu ,Katambong (nay thuộc xã KhánhHòa ,huyện Châu Phú) có 931 hộ khẩu và Phum Soài (nay thuộc xã Châu Phong )
1280 hộ khẩu Số người Chăm lúc này là 3284 hộ khẩu Cũng giống như ngườiKhmer thì quá trình định cư của người Chăm cũng là quá trình khai phá đất đai pháttriển kinh tế nông nghiệp (nguồn sống chính của người Chăm là thủ công nghiệp và
Trang 25thương nghiệp ,làm ruộng với người Chăm chỉ nhằm mục đích tự túc lươngthực ).Người Chăm dùng trâu ,bò để kéo cày ,bừa và trục Sau khi cày ,trục cho đấttơi họ gieo hạt chứ không cấy ,hạt lúa khi gặp mưa sẽ tự nảy mầm Việc trồng lúađối với người Chăm được không vất vả mấy mà lại thu được năng suất cao do định
cư ở vùng đất màu mỡ ,sông sâu nước chảy Có thể thấy rằng hoạt động kinh tế củangười Chăm ở tỉnh Châu Đốc ngoài việc khai phá phát triển kinh tế nông nghiệp thìcòn là sự kết hợp giữa các hoạt động buôn bán ,dệt thủ công ,đánh cá và sản xuấtnông nghiệp
Năm 1971 ,ở tỉnh Châu Đốc (thuộc tỉnh An Giang ngày nay ) có 8.588 ngườiChăm .Đến ngày 05/02/1976 ,tại An Giang có 8.656 người Chăm .Tháng 10/1979 ,số người Chăm ở đây lên đến 11.995 người Theo số liệu tổng điều tra dân sốngày 01/4/1989 thì toàn tỉnh An Giang có 11.585 người Việc có mặt của cộng đồngngười Chăm trên vùng đất này thì ngoài việc khai hoang mở đất phát triển ,giữ vaitrò quan trọng trong sự nghiệp quốc phòng biên giới thì còn tạo dựng thêm mộtmối quan hệ láng giềng thân thuộc mới giữa người Chăm với người Việt ,ngườiKhmer thêm phần khắng khít hơn và đó cũng một cơ hội để thu hút thêm sự có mặtcủa người Hoa trên vùng đất Châu Đốc
Người Hoa : [10,tr216-218]
Cùng với các luồng di dân lớn vào Việt Nam ,người Hoa định cư tại tỉnh AnGiang khá sớm Đến định cư đầu tiên tại đây là những người từ miền Nam TrungQuốc ,thuộc 7 phủ của các tỉnh :Phúc Kiến (phủ Chương Châu ,PhướcChâu ) ,Quảng Đông (Triều Châu ,Quảng Châu ,Huệ Châu ),đảo Hải Nam (phủHuỳnh Châu) ,An Huy (phủ Huy Châu ).Đầu thế kỷ XVIII đã có một bộ phận ngườiHoa theo Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đến định cư tại huyện Chợ Mới (xã MỹLuông và thị trấn Chợ Mới ).Song song đó ,xã Minh Hương đã được hình thànhsớm ở làng Long Sơn (xưa là quận Tân Châu ,nay là thị trấn Chợ Vàm –huyện PhúTân và ở xã Mỹ Đức (thị trấn Cái dầu ,huyện Châu Phú )thể hiện sự hội nhập vàocộng đồng người Việt từ rất sớm ,qua hình thức sống xen kẽ Người Hoa sống tậptrung vào hai điểm lớn là thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc Trongquá trình cư trú xen kẽ với người Việt ,người Hoa cũng thường sống tập trung theo
Trang 26từng nhóm ngôn ngữ ,hình thành nhiều khu vực có đông người Triều Châu như ởthành phố Châu Đốc ,người Hẹ ở huyện Tịnh Biên ,người Phúc Kiến ở thành phốLong Xuyên Nếu người Việt ,người Chăm ,người Khmer đến định cư ờ vùng đấtnày thì họ đều tự mình khai phá ruộng đất ,còn đối với người Hoa thì ngược lại ,họ
bỏ tiền khai phá ruộng đất đã bị Việt hóa do sống cách biệt với cộng đồng của họ vàchung chạ với người Việt trong cùng làng xóm ở nông thôn Thế mạnh của ngườiHoa trong hoạt động kinh tế vẫn là buôn bán ,tại Thành phố Châu Đốc ,cũng nhưcác thị trấn,những người Hoa thường kinh doanh ,buôn bán ,dịch cụ ,côngnghiệp ,tiểu thủ công nghiệp và ở các nơi thị tứ thường sống thành cộng đồng nhỏgiữa cộng đồng Việt nên vẫn giữ được ít nhiều những giá trị riêng của họ Trongthời kỳ này ,cộng đồng người Hoa đã góp phần tạo nên sự hưng khởi của các vùngthị tứ trên vùng đất An Giang ,làm tăng thêm nguồn lực cho công cuộc quốc phòngbiên giới trên vùng đất này Tính đến tháng 7 năm 2013 ,tỉnh An Giang với diện tích353.887 km² có 11 đơn vị hành chính trực thuộc ,gồm 2 thành phố ,1 thị xã :TânChâu và 8 huyện :An Phú ,Phú Tân ,Tịnh Biên ,Tri Tôn ,Châu Phú ,ChâuThành ,Thoại Sơn ,Chợ Mới ,trong đó bao gồm 156 đơn vị hành chánh cấp
xã Việc có mặt của cộng đồng người Hoa làm cho tình đoàn kết giữa họ với ngườiViệt ,Chăm ,Khmer càng thêm bền chặt,phát huy sức mạnh tổng hợp để cùng nhauchung tay xây dựng ,phát triển kinh tế chung cho toàn tỉnh Châu Đốc
1.3.3.Những hoạt động kinh tế chung của vùng đất Châu Đốc :
Nông nghiệp :
Trồng trọt : [ 20 ,tr87-90]
Cư dân Châu Đốc xưa chia đất nông nghiệp thành 2 vùng :vùng đồng bằng vàvùng núi Từ sau năm 1857 toàn tỉnh Châu Đốc có khoảng 24.030 mẫu đất khaihoang.Mỗi một mẫu sẽ có giá trị trung bình :100 quan tiền cho đất canh tác hạng
1 ;80 quan tiền cho đất canh tác hạng 2; 25 quan tiền cho đất canh tác hạng 3 Gíatrị cho thuê 1 mẫu : 12 quan tiền cho đất canh tác hạng 1 ;10 quan tiền cho đất canhtác hạng 2; 8 quan tiền cho đất canh tác hạng 3
Nhiều công trình lao động để làm khô ráo đồng ruộng đã được khởi công ,nhữngcánh đồng lau sậy đã trở thành đất canh tác Ngoài các kinh Vĩnh Tế và Vĩnh An ,2
Trang 27con kinh mới cũng đã được đào bằng tay ,một phần để cho thoát nước cánh đồngđược dễ dàng Đó là kinh Phú Hội Đại giữa sông Hậu và sông Tiền và kênh BảyNúi Mỗi năm ,đồng bằng được bồi đắp từ 1 đến 2 cm phù sa do nước đỗ vào Bênnhững bờ kinh ,có người ở đông đúc và trồng trọt trải dài trên các cánh đồng Trênvùng đất cao ,người dân địa phương canh tác 2 vụ :một trước và một nữa sau lũlụt Các vụ canh tác khác nhau trên vùng đất này nên thị xã Châu Đốc là nơi rấtthích hợp cho việc trồng nhiều loại lúa,nếp qua góc độ thời gian khácnhau Ngoài những giống cây trồng về lúa ,nếp thì ở Châu Đốc cũng như ở một sốtỉnh biên giới phía Nam như ;Đồng Tháp ,Tây Ninh ,Kiên Giang , cũng rất phổ biếntrong việc trồng cây “thốt nốt”,và giống cây này không chỉ có mặt ở Việt Nam màcòn ở nhiều nước khác như :Ấn Độ ,Lào và Campuchia Du khách sẽ dễ phát hiện
ra giống cây nàykhi trên đường tham quan qua các phum ,sóc người dân tộc Loạicây này trồng đâu cũng tốt ,không kén đất bón phân ,nhưng phải từ 20 đến 30 nămmới trổ quả.Thốt nốt thuộc họ dừa ,cây suôn đuột ,hàn những khoanh Lá xòe rộngnhư chiếc tán Cuống là dài ôm sát thân cây trổ màu xanh đậm bóng láng như
mỡ Người ta phân biệt hai loại đực và cái Cây đực trỗ cụm hoa mà không kếtquả Cây cái cụm hoa phân nhiều nhánh hơn từ 20 đến 30 bông kết quả Thốt nốtdùng để chế biến đường (mà người ta hay gọi là đường thốt nốt ) rất tốt cho sứckhỏe Tùy kỹ thuật khéo tay mà đường đổi màu khác nhau :Vàng ,sậm ,lợt ,trángđục ,ngà ngà hoặc xám xám màu cà phê sữa Qủa thốt nốt kết từng quày bày bánkhắp chợ Châu Đốc Qủa non ngâm nước đá đường ,ăn mát như xu xoa Khi quảchín giả thì người dân Châu Đốc thường lấy đường làm bánh bò ,bánh ú ,hoặc nấuchè Ngày nay có thể nói,đường thốt nốt ,trái thốt nốt ,nước thốt nốt , được xem làmón đặc sản rất phổ biến ở Châu Đốc
Chăn nuôi :[20 , tr93-97]
Nhiều người dân địa phương ,hành nghề chăn nuôi gia súc ,gia cầm nhưtrâu ,bò ,heo ,gà ,vịt Trong đó loại bò tìm thấy nhất là bò chạy nước kiệu ở các tổngKhmer Gắn với công việc nhẹ ,bò có hình dạng đẹp các con bò này nhẫn nại ,có thểchạy trên đường xuyên rừng 10 km/giờ Người Khmer chăm sóc chu đáo bò của
Trang 28mình ,học trang trí sừng và phần nước với đồ thêu vào những ngày lễ Đối với việcnuôi heo ,thì lượng heo được nuôi lên tới 15.000 con ,điều này làm cho việc buônbán phát triển trong toàn vùng đất Châu Đốc Với gia cầm :tất cả các loại gia cầm
có ở Nam Việt đều có ở Châu Đốc ,mức xuất khẩu một số lượng lớn gà Gà trốngthiến trong nước thì nổi tiếng ở xã Long Khánh ,người ta nuôi chủ yếu gànòi Những giống gà này được đặt trên trường đấu gà Mỗi một năm ,trận chọi gàdiễn ra từ tháng 12 đến đầu tháng 6 nhưng không chọi gà từ tháng 7 đến tháng 12 vì
là thời kỳ thay lông Ngoài việc nuôi gia cầm thì việc nuôi ong ,nuôi tằm cũng rấtphổ biến , một số người Việt ,Khmer miệt mài với nghề lấy mật Mật ong và sápong Châu Đốc chất lượng cao Nghề nuôi tằm tiến hành ở tổng An Phước ,Qui Đức
và các tổng Khmer Việc nuôi tằm theo đuổi suốt năm để có tằm giống liên tục và
cả những thời kỳ thuận tiện nhất là từ tháng 1 đến tháng 5 Tằm giống nở một cách
tự nhiên 10 ngày sau đẻ trứng ,do nhiệt độ cao không cần phải ấp trứng nhântạo Để có tằm giống ,người nuôi tập trung kén tằm tốt nhất ,các bướm giao phốitiếp theo mà không kinh qua một sự kiểm tra nhỏ nhất ,cũng không cần sự tuyển lựanhỏ nhoi nào Có 3 loại tằm :sê ,rất nhỏ ;bầu diệu và bầu bí.Sự chết của sâu tằm thìtrung bình 40 % Với 1 gam mầm giống thường thường người ta có 900 gam kéntằm Các nhà nuôi tằm thu hoạch khoảng 80 kg kén tằm một vụ Khi cây dâu tằmtrổ lá tốt Trong 6 tháng người ta có thể hái lá ,1 cây dâu tằm cho 5 vụ thu hoạch 1năm Có 3 loại :dâu bầu ,dâu nuôi và dâu tào cho lá lớn nhất
Đối với các động vật săn bắn ,miền núi có nhiều thú săn Người ta tìm thấy hầuhết dã thú của miền Nam Việt Nam :cọp ,beo ,mèo rừng ,hươu ,heo rừng v.v…Thỏrừng ,con công ,con đa đa ,gà rừng rất dồi dào Người Khmer là thợ săn xuấtsắc ,thường xuyên dân trong làng tập họp để săn bắn Họ đặt ở đường bao của cánhrừng có người dồn con mồi ,những cái bẫy và dây thừng lớn dài 8 đến 18mét Những dây thừng này ẩn núp trong cỏ cao và được đặt thẳng đứng bởi các sàolớn ,thú bị săn được lùa vào mắc lưới bởi người rình thú Trước khi thú bị săn tựgiải thoát ,2 hoặc 3 thợ săn cắt đặt gần đó và trang bị giáo hoặc mã tấu lao vào convật và chinh phục chúng dễ dàng
Trang 29Đối với nghề đánh cá gồm phần lớn dân số Châu Đốc với những 8.470người Các sông cái và nhiều rạch chảy qua rất dồi dào cá Dụng cụ đánh bắt cángười địa phương sử dụng là :lưới ,cần câu ,phên bằng tre Cá được bán hoặc còntươi ,phơi khô ,muối Nhiều loại dùng để sản xuất nước mắm ,mắm và dầu ,đặc biệt
là làm nên các món đặc sản Châu Đốc như :khô bò ,khô cá tra phồng ,đặc biệt làmắm Châu Đốc ,vùng biên thùy Châu Đốc ngày xưa đất rộng người thưa ,cá tômđầy sông rạch Đến mùa cá ,mùa đìa ,đánh bắt được nhiều bán không ai mua ,muốn
dự trữ chỉ còn cách làm khô ,làm mắm Lúc đầu ,khô và mắm chỉ để dùng trong giađình ,sau được chế biến với kỹ thuật cao ,đưa ra thị trường mua bán,giao lưu với xứkhác Người Châu Đốc làm mắm nhiều đời ,có kinh nghiệm ,ăn rất ngon miệng ,dầndần nổi tiếng và được du khách ưa chuộng Hiện nay tại thành phố Châu Đốc có 52
cơ sở sản xuất mắm các loại :Thái (xát nhỏ trộn đu đủ ) ,cá trèn ,cá lóc ,cá chốt ,cásạc ,cá linh …Từ những loại cá trên thì từ Châu Đốc người ta xuất khẩu mỗi nămkhoảng :21.000 kiện cá tươi ;7.200 kiện cá khô ;3.500 kiện cá muối Sau đó thì cákhô và cá muối được gởi đi Trung Quốc và Singapore ,tạo điều kiện thuận lợi choviệc chăn nuôi và sản xuất các món đặc sản về mắm ,cá của Châu Đốc ra thị trườngtrong nước và ngoài nước Với một nền nông nghiệp vững chắc và phát triển nhưthế đã tạo nền móng cho việcphát triển của các ngành nghề khác như ;tiểu thủ côngnghiệp và thương nghiệp cũng được xem là một trong những ngành có thế mạnh ởThành phố Châu Đốc
Tiểu thủ công nghiệp :[20 ,tr98-100]
Nói đến tiểu thủ công nghiệp thì phải kể đến nghề làm “lụa” và sản xuất “gạch”v.v…Đối với nghề “lụa” được xem là dụng cụ để kéo sợi và dệt lụa là khungcửi Vải cũng có dạng xù xì ,không đều ,để kéo sợi người ta dùng nước sôi và cái xaquay.Để dệt vải người ta sử dụng một máy bằng tay “khung cửi” Lụa nổi tiếng làlụa Tân Châu Loại tơ sống nguyên nhưng khi kéo kén giá 7 hoặc 9 quan tiền Đốivới việc sản xuất “gạch” ,có 3 lò gạch ;2 lò ở xã Châu Phú ;1 lò ở xã VĩnhNgươn Ở Nam Qui người ta sản xuất đồ gốm rất được ưa chuộng bởi người địaphương như là :nồi ,lò v.v…Trong một nghiên cứu về đất sét ở đây ,ông Derbes chobiết những thông tin về đất sét có nhiều cát của Châu Đốc Sau khi nghiên cứu và
Trang 30phân tích ,ông Derbes đã phân loại như sau :Châu Đốc (lò gạch ),đất vàng nhạtđẹp ,không sulpua sắt ,nhờn và bóng không bể vụn dưới nhát dao Châu Đốc (đồngbằng) ,đất khô giống như đất ở nghề làm đồ gốm Rạch Gía ,còn về hạt và độ bền vôcùng có nhiều cát Châu Đốc (xã Nam Qui ,núi Nam Vi ),đất làm đồ gốm màu vàngsáng ,lấp lánh mi ca hạt cứng ,đất gồ ghề ,dính chắc và nặng Châu Đốc (Phnom-culang biên giới Kampot): đất xuất xứ từ lò gạch xưa của Phnom-culang (núi Cu-lang) vàng nhạt lốm đốm đỏ ,gồ ghề hạt cứng ,gần giống đất làm đồ gốm ”GạchChâu Đốc làm vất vả hơn gạch Đồng Nai nhiều Ngoài ra phải chà đạp mạnh vì đấtcứng hơn đất Đồng Nai”.Tuy đất có cứng hơn với tỉnh khác nhưng phả biết rằngnhững sản phẩm đồ gốm sản xuất trong vùng này rất được bàn bạc Các chủ lò gạchTrung Quốc nổi tiếng ,quan sát tại chỗ quả quyết rằng gạch Châu Đốc tương đươngvới gạch HồngKông ,trái lại những người khác cho rằng gạch không tốt và biểu lộquan niệm một cách tưởng tượng nói rằng gạch tan dưới cơn mưa Cho dù có nhiềuquan điểm đúng giá khác nhau về mặt hàng “gạch” của Châu Đốc nhưng thế mạnhcủa nó vẫn tiếp tục được phát triển ,xuất khẩu hàng hóa sang các tỉnh thành kháctrong nước ,đều đó cũng đã tạo cơ hội cho ngành thương mại ở Châu Đốc phát huy
xu hướng của mình trong việc giao lưu kinh doanh giữa các nước khác trong vàngoài nước
Thương mại : [20 , tr101-102]
Châu Đốc là thị trường giao lưu và tiêu thụ hàng hóa giữa miền Tây Nam Bộvới Campuchia (giữa Châu Đốc –Tà Keo –CanDal) Xét về mặt địa lý ,nó sẽ trởthành một trong những trung tâm buôn bán sầm uất nhất của vùng đất Tây NamViệt Nam về sau Từ sau năm 1857 các khu vực chợ Châu Phú ,Tân Châu ,TịnhBiên và Tri Tôn mỗi ngày được mở rộng Ở Châu Đốc buôn bán khá lớn giasúc ,ngũ cốc ,vải lụa ,kén tằm (Tân Châu và Tri Tôn ) ,thuốc lá sợi ,thuốcnhuộm ,cá ,dầu (Châu Phú và Tân Châu ) đặc biệt là những gian hàng đồ si (hay còngọi là đồ si đa) ,bao gồm các mặt hàng về quần áo ,giày dép có cũ ,mới được nhập
từ nước ngoài vào để tiêu thụ ở chợ Châu Long Người dân địa phương còn dùng từnghe “ghê rợn” hơn :Đồ nghĩa địa Tuy vậy ,lượng đồ cũ chỉ chiếm khoảng 50 %mặt hàng bày bán tại chợ “si đa” Châu Long ,còn lại là đồ mới hoàn toàn Nơi đây
Trang 31được du khách chú ý bởi bày bán không thiếu bất cứ mặt hàng thời trang nổi tiếngnào Qua ngã tư Châu Đốc vào mùa nước lớn có các chuyến tàu từ Campuchia ,TháiLan và Lào đến Người Mã Lai chủ yếu thực hiện các cuộc buôn bán này.
Nhìn chung ,xã hội khẩn hoang vùng đất Châu Đốc xưa (1757-1857) ,nghềtrồng trọt và chăn nuôi vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế Tính chất tự cấp
tự túc ,hay còn gọi là tính chất tự nhiên giữ địa vị thống trị trong nền kinh tế vàbước đầu đã xuất hiện mầm móng của kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa ,thông qua sựtrao đổi giá trị của hàng hóa được làm ra Tuy nhiên ở địa phương vẫn còn phải tìmcách tự thỏa mãn các yêu cầu của đời sống vật chất Thủ công nghiệp vẫn chưa tách
ra thành một nghề riêng ;thương nghiệp với đúng nghĩa của nó vẫn chưa có Mặcdầu vậy ,người ta vẫn phải tiến hành sự trao đổi giữ người này với người kia ,giữanơi này với nơi khác nhằm có được những vật phẩm mà mình không thể làm rađược Do chế độ tư hữu về tài sản được coi trọng ,kinh tế hàng hóa –tiền tệ pháttriển ngày càng mạnh mẽ nên tính chất tự cấp tự túc của nền kinh tế nơi đây mauchóng bị xóa bỏ Giao lưu kinh tế giữa nơi này với những nơi khác diễn ra trên mộtquy mô rộng rãi Ngoài việc giao lưu về kinh tế thì Thành phố Châu Đốc vẫn cònduy trì một số ngành nghề truyền thống,trong đó nuôi cá bè không chỉ là một trongnhững nét đặc trưng của nền kinh tế Châu Đốc nói riêng mà còn là một trong nhữnglàng nghề truyền thống văn hóa thậm đậm tình sông nước của quê hương An Giangnói chung
1.4.Vài nét về truyền thống văn hóa của Thành phố Châu Đốc : [ 17, tr 9-10]
Nói đến nét đẹp truyền thống văn hóa của Châu Đốc thì tôi nghĩ phải kể đến
“làng nổi” Châu Đốc “Làng nổi” Châu Đốc là vùng đất giàu truyền thống vănhóa ,một trong những trung tâm tín ngưỡng của Nam Bộ Châu Đốc là vùng đấtthuộc Chân Lạp (một quốc gia cổ của tộc người Môn –Khơmer ) ,một Thành phốmới đang phát triển thuộc tỉnh An Giang ,nếu quay dưới góc độ từ trung tâm thànhphố Châu Đốc, ngược dòng sông Hậu, du khách sẽ thấy Làng nổi cá bè Châu Đốc –một trong những điểm du lịch Châu Đốc khá đặc biệt, mà rất nhiều người hay nhắctới Dọc dòng dông, có những căn nhà nổi, cùng những bè cá nép gần nhau tạothành “làng”, kéo dài khoảng vài cây số Nếu về hướng huyện Châu Phú thì làng nổi
Trang 32có vẻ xôm tụ hơn, kéo dài hơn Đông đúc nhất những nhà nổi quy tụ lại là ở khúcsông thuộc huyện Tân Châu, làng trải dài đến gần 10km Châu Đốc nổi tiếng vớiviệc phát triển nghề nuôi cá basa, nghề nuôi cá nay vẫn được xem là triển vọng này
đã có vài chục năm tuổi, đến hiện tại vẫn không ngừng gia tăng số lượng bè cá, đấycũng là lý do dễ hiểu, tại sao Làng nổi cá bè Châu Đốc luôn xôm tụ và ngày thêmđông đúc Mỗi hộ gia đình trong làng bè đôi khi không chỉ có một bè cá, mà có đếnvài bè cá, thậm chí là cả chục bè hay hơn Nếu như xưa nơi những bè cá này, làngnổi này chỉ là nơi trú ngụ bình dị lặng lẽ của những hộ dân theo đuổi nghề nuôi cábasa, thì nay nơi này đã khác hơn, còn là điểm tham quan lý thú mà rất đông đảo dukhách từ bốn phương muốn đến khám phá, có cơ hội tìm hiểu về nghề và cuộc sốngcủa bà con ở đây Điều thú vị của Làng nổi cá bè Châu Đốc nằm ở chỗ, du kháchkhông chỉ được tiếp cận nghề nuôi cá basa, biết thêm nhiều điều lý thú về loài cánày, cũng như quá trình nuôi chăm cá, mà còn được trải nghiệm chút ít nhữngkhoảnh khắc đời thường đáng trân trọng của những cư dân gắn bó với nghề, bằng
nỗ lực không ngừng nghỉ, để làm giàu cho gia đình và cho chính vùng sông nướcCửu Long này Cũng như người ta thường nói, về Cần Thơ không ghé thăm chợ nổimột lần, thì như mất đi một nửa ý nghĩa của hành trình khám phá Tương tự, vớinhững chuyến du lịch đến Châu Đốc cũng thế, nếu không ghé lại Làng nổi cá bèChâu Đốc, thì coi như hành trình tham quan đã mất cả hơn nửa sự thi vị cần có ởnơi này-vì nơi đây là nơi có nét văn hóa đặc sắc mang đậm phong cách của vùngsông nước An Giang
Ngoài “làng nổi” thì khi nói đến Châu Đốc ,không ai không biết đến cụm ditích văn hóa –lịch sử núi Sam ,còn sót lại một số di chỉ khảo cổ học Cách trung tâmThị xã 5 km ,có ngọn núi Sam cao 237 mét ,chu vi rộng 5.200 m ,thuộc xã Vĩnh Tế
và phường núi Sam như một pháo đài án ngữ bảo vệ Châu Đốc và miền biên cương
tổ quốc Núi Sam có 3 ngọn chính :Đỉnh Tháp ,Đầu Bờ ,Đá Dựng Núi Sam thấp ,ítcây cối và không có thú dữ Ở đây có nhiều cây ăn trái ,núi Sam là danh lam thắngcảnh nổi tiếng đã xếp hạng được cả nước biết đến ,hằng năm thu hút hơn hai triệulượt người đến tham quan ,viếng cảnh Châu Đốc có nhiều di tích lịch sử ,văn hóa
và thắng cảnh Các thắng cảnh như :xóm Chăm Châu Giang ,kinh Vĩnh Tế ,làng
Trang 33Bè Núi Sam với đồi Bạch Vân ,vườn Tao Ngộ ,nhà nghỉ mát bác sĩ Nu ,PháoĐài Các công trình di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng gồm có :Chùa Tây
An ,lăng Thoại Ngọc Hầu ,miếu Bà Chúa Xứ Ngoài những di tích ,thắng cảnh ,đặcsản thì Châu Đốc còn là nơi thờ phụng rất nhiều tín ngưỡng văn hóa tâm linh ,trong
đó nổi bật nhất là việc tôn thờ tín ngưỡng Mẫu thông qua hình ảnh “Bà Chúa XứNúi Sam”ở Thành Phố Châu Đốc tỉnh An Giang
Tiểu kết chương 1:
Châu Đốc hiện nay đã trở thành thành phố lớn thứ hai của tỉnh An Giang do có
sự thay đổi lớn về nhiều mặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong tiến trìnhkhai phá vùng đất này như sau
Thành tựu khai phá quan trọng nhất của vùng đất Châu Đốc là sự thay đổi vềmặt địa lý hành chính ,làm cho vùng đất này trở nên trù phú và thu hút nhiều cư dân
từ các nơi khác đến đây để an cư lập nghiệp ,phát triển công cuộc mở mang ChâuĐốc về các mặt kinh tế ,chính trị và giữ yên bờ cõi Công cuộc khai khẩn vùng đấtChâu Đốc trong 100 năm đầu từ 1757 đến 1857 là kết quả của một quá trình laođộng cần cù và dũng cảm của các thế hệ cha ông ,củ sự đoàn kết các dân tộcViệt ,Khmer ,Chăm ,Hoa Địa lý tự nhiên ,môi trường vùng đất Châu Đốc có nétkhác ,cùng chen lẫn giữa núi non và đồng bằng ,một thiên nhiên đầy hào hùng vàhoang dã Đối với thiên nhiên ấy ,những thế hệ cư dân đầu tiên ấy đã phải vượt quamuôn vàn khó khăn trong lao động sản xuất Về kinh tế ,từ việc lấy “nông nghiệp”làm gốc trong thời gian đầu ,đặc biệt Châu Đốc có một số ngành nghề truyềnthống ,trong đó nuôi cá bè là một trong những nét đặc trưng của nền kinh tế ChâuĐốc Sau này nhờ có vị trí chiến lược quan trọng về biên giới ,đã tạo điều kiệnthuận lợi cho giao lưu kinh tế giữa các vùng miền ,làm cho “tiểu công nghiệp” và
“thương nghiệp” có bước phát triển mới trong đời sống xã hội Về mặt xã hội ,cưdân Châu Đốc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đấu tranh chống lại những thế lựcngoại xâm để xây dựng và bảo vệ mãnh đất này Từ khi giành được chủ quyềnvùng đất này ,liên tục trong nhiều năm qua ,Đảng bộ không những cải thiện đờisống của người dân nơi đây mà còn giữ vững khu vực biên giới giữa các vùngmiền ,tăng cường công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội được đẩy
Trang 34lùi Những năm qua ,đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh ,địa phương đã bứt phávươn lên và đạt nhiều thành tựu quan trọng Châu Đốc đã trở thành đô thị loại IIInăm 2007 ,được công nhận thành phố trực thuộc tỉnh An Giang ngày (2-9-2013) ;đến nay Châu Đốc đã đạt chuẩn đô thị loại II và được chính phủ côngnhận Qua đó thành phố Châu Đốc trong giai đoạn hiện nay đã có 5/7 phường ,xãkhông còn hộ nghèo,phấn đấu đến cuối năm (2015) ,Châu Đốc sẽ không còn hộnghèo và tiếp tục hoàn thiện mục tiêu xóa hộ nghèo bền vững ,nâng cao chất lượngcuộc sống của nhân dân
Thành tựu văn hóa cũng không kém phần quan trọng khi nhắc tới Thành phốChâu Đốc,không ai không biết đến cụm di tích văn hóa lịch sử núi Sam thuộc xãVĩnh Tế và phường núi Sam như một pháo đài án ngữ bảo vệ Châu Đốc và miềnbiên cương Tổ quốc Ngoài di tích núi Sam còn có rất nhiều di tích khác chẳng hạnnhư lăng Thoại Ngọc Hầu ,miếu Bà Chúa Xứ ,đồi Bạch Vân v.v…Những ditích ,thắng cảnh ,đặc sản của Châu Đốc mà đặc biệt là “lễ hội Viá Bà Chúa Xứ núiSam” đã thu hút rất nhiều du khách đến đây để tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơiđây bằng những tình cảm rất tốt đẹp trong lòng của mỗi du khách Qủa thật đây làmột di tích lịch sử rất có ý nghĩa lớn trong lòng người dân An Giang và cũng là mộttrong những thế mạnh để phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh nhà
Trang 35CHƯƠNG II
CƠ SỞ VÀ HÌNH THỨC THỜ TỰ BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở THÀNH
PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG 2.1.Cơ sở thờ tự của miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc (An Giang ):
2.1.1.Khái quát về đình ,Miếu :
Nói đến Đình ,từ lâu ,đã trở thành một trong những thành tố của thiết chế vănhóa làng xã truyền thống Lịch sử luôn phát triển ,theo đó,truyền thống văn hóacũng phải biến đổi để đáp ứng yêu cầu văn hóa của từng thời đại Đình và những tậptục hữu cơ của nó cũng không thoát khỏi quy luật này Theo từ điển thuật ngữ lịch
sử phổ thông thì “Đình” là nơi thờ người được phong là thành hoàng của làng ,có công với dân làng ,còn “Miếu” theo Việt Nam Tân Tự Điển của Thanh Nghị, bản in
năm 1956, miễu có nghĩa là cái miếu nhỏ Theo Sơn Nam trong quyển Thuần Phong
Mỹ Tục Việt Nam, chữ "miễu" là đọc trại từ chữ "miếu" mà rạ Theo Phan Kế Bínhtrong sách Việt Nam Phong Tục bàn về việc "Đình Miếu", tác giả viết :" Miếu làchỗ "quỉ thần bằng y", đình là nơi thờ vọng và để làm nơi công sở cho dân hội họp.Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, hoặc là nơi gần
hồ to sông lớn thì mới hay" Và theo quyển Hán Việt Tự Điển của Nguyễn VănKhôn giải thích danh từ "miếu" là đền thờ, còn gọi "cái miễu" Trong dân gian cũngthường gọi đình miếu và chùa miễu như ngầm phân biệt vài nét khác nhau giữa
miếu và miễu ở miền quê , “miếu” là những đền thờ các bậc linh thần, hiển thánh
thật trang nghiêm và được trùng tu, chăm sóc rất chu đáọ Mỗi năm, đến ngày cúngvía được tổ chức đúng hạn kỳ và thập phương bá tánh đến hành hương, chiêm
ngưỡng rất đông đảo, tấp nập.[54, ,tr1].Thực tế đã chứng minh rằng cuộc sống của
người dân trên cả ba miền Bắc-Trung –Nam bao giờ cũng gắn liền với sự có mặt
của “Đình ,Miếu” ,chỉ do điều kiện tự nhiên và lối sống sinh hoạt của mỗi người
dân có phần khác nhau mà thôi.Tuy tôi chỉ sống ở vùng đất An Giang ,một phầnnhỏ của khu vực Nam Bộ ,nhưng qua nghiên cứu sơ bộ thì tôi nhận thấy rằng cuộcsống cư dân Nam Bộ gắn liền với sông nước nên làng xã thường nằm dọc theo sông,rạch lớn Theo đó “Đình miếu là trung tâm văn hóa của địa phương nên thườngxây trên những gò đất cao ráo ,nơi có phong cảnh đẹp Đặc biệt là phải ở ngả
Trang 36ba ,ngả tư sông để dân làng tới lui thuận tiện Khi xây đình chắc chắn người ta cóchú ý đến yếu tố phong thổ ,tuy nhiên ,người ta cũng thực dụng nên du di quanniệm “thanh long ,bạch hổ” để dựa vào những con rạch ,con đường Để tôn tạophong cảnh xung quanh ,đình được trồng thêm những loại cây thích hợp với vùngđất thấp hay bị ngập lụt Bóng cây tỏa mát suốt năm ,đó cũng là quan niệm “huyềnvũ” của quan niệm phong thủy .Ở Nam Bộ ,đình ,chùa và chợ thường ở gầnnhau Thông thường đình miễu được xây trước chùa nên trong dân gian có câu
“trước miễu sau chùa” [46 ,tr 23] Vì “đình ,miếu” luôn có mối quan hệ gắn bó
thân thiết với nhau ,mối quan hệ mang tính chất “cộng đồng ,cộng cư ,cộng mệnh”rất được tôn vinh ở nhiều nơi ,chẳng hạn như nói về vùng đất An Giang ,thì chắcchúng ta cũng nhận thấy rằng đây là một vùng đất mới ,môi trường tự nhiên cònhoang sơ ,khá phong phú về tài nguyên ,thiên nhiên ,cho nên để làm cho vùng đấtnày thêm màu mỡ ,trù phú và mang lại cuộc sống sung túc và đầy đủ cho con ngườinhiều hơn thì việc lập “đình ,miếu” sẽ đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếucủa người dân nơi đây,vì nó vừa thể hiện sự tôn sùng các đấng thần linh ,cầu mong
họ mang lại “mưa thuận gió hòa” cho mùa màng thu hoạch được tươi tốt vừa thểhiện tính“đoàn kết”chung của mọi người cùng nhau vượt qua những khó khăn thửthách ,xây dựng nên một cuộc sống tốt đẹp hơn nữa trong tương lai Chính vì sự
linh thiêng ấy cùng tồn tại trên cả hai đối tượng “đình ,miếu” nên ở vùng đất An
Giang này, ngoài việc thu hút nhiều khách thập phương đến hành hương vào các dịp
lễ hội hằng năm của các “chùa chiềng ,đình làng”thì “Miếu Bà Chúa Xứ núiSam”cũng được đánh giá là một trong những ngôi miếu rất linh thiêng đã thu hút rấtnhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự lễ hội vào tháng 4 âm lịchhàng năm
2.1.2.Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc ( An Giang) :[xem phụ lục hình 2]
Nếu bạn đóng vai trò là một du khách đến tham quan vùng đất An Giang ,thìtôi nghĩ chắc có lẽ bạn sẽ không bỏ qua cơ hội đến viếng thăm “Miếu Bà Chúa Xứnúi Sam” thuộc Thành phố Châu Đốc –một Thành phố lớn thứ hai của tỉnh AnGiang Theo những tài liệu mà tôi nghiên cứu sơ bộ về “Miếu Bà Chúa Xứ Núi
Trang 37Sam” thì tôi được biết ngôi Miếu này có nguồn gốc từ trên đỉnh Núi Sam Vậy NúiSam là gì ?
Núi Sam toạ lạc ở phường Núi Sam - Châu Đốc-An Giang, nằm cách trung tâmthị xã khoảng 5km, có tên chữ là Vĩnh Tế sơn, do vua Minh Mạng đặt để ghi côngcho Thoại Ngọc Hầu trong việc hoàn thành kênh Vĩnh Tế Đây là một ngọn núi độclập, cao 228m, chu vi 5.200m, nổi lên giữa đồng bằng như một con sam khổng lồbám trên mặt ruộng, nên có tên gọi như vậy– núi Sam Một cách giải thích khác chorằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển, có nhiều sam sinh sống nênđược gọi là Học Lãnh Sơn, tức núi con sam.Có lẽ tên gọi này là biến âm của từ HậuLĩnh Sơn - 鱟嶺山,vì thực ra, từ này mớicó nghĩa là núi con sam Phía Tây Bắc củanúi là kênh Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Campuchia Phía Tây Nam giáp xã ThớiSơn và Nhơn Hưng thuộc huyện Tịnh Biên Phía Đông Bắc và Đông Nam giápphường Châu Phú A, Châu Phú B của thị xã Châu Đốc Núi Sam có một vị trí chiếnlược quan trọng về quân sự, là pháo đài bảo vệ thị xã Châu Đốc,ở đỉnh có thể quansát,kiểm soát cả một vùng biên giới rộng lớn từ thị xã Châu Đốc đến tận tuyến TịnhBiên, từ cánh đồng Bảy Núi qua huyện Châu Phú.Ngoài ra núi còn là con đê thiênnhiên ngăn dòng nước lũ Núi có nhiều ngã lên xuống, nhiều đường mòn, ít cây cổthụ Có trên 150 ngôi chùa, am, cốc, miếu nằm rãi rác ở chân núi, sườn núi và cả
đỉnh núi Trên đỉnh có một pháo đài do người Pháp xây dựng “Núi Sam” không chỉ
là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu trongtâm trí người dân Nam bộ ,chẳng hạn như ;chùa Tây An ,Lăng Thoại NgọcHầu ,chùa Hang,vườn Tao Ngộ v.v…,đặc biệt là sự có mặt của “Miếu Bà Chúa Xứ
Núi Sam” [ 47 ,tr18],[xem phụ lục hình 3]
Về nguồn gốc của Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ,theo truyền tụng trong dân gian
thì tượng Bà đã có từ lâu đời (cách đây khoảng 200 năm ) Nơi Bà ngự trị đầu tiên
là đỉnh Núi Sam [ xem phụ lục hình 4]
Miếu Bà Chúa Xứ có từ bao giờ ?Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại mộtcách chính xác nhưng nếu có dịp khi du khách vào chánh diện ,thắp vài nénhương ,chiêm ngưỡng nét thanh tú nhưng không kém phần uy nghi trên gương mặt
“Bà” sau làn hương khói mờ tỏa ,chắc không khỏi nghĩ ngợi về những điều huyền
Trang 38bí mà dân gian truyền tụng về sự hiện diện của Bà tại chân núi hiền lành này Nếubạn dừng chân và hỏi bất cứ người dân nào sống ở núi Sam ,Châu Đốc về lai lịchcủa Bà ,thì bạn sẽ được nghe kể lại những truyền thuyết vô cùng kỳ bí nhưng khôngkém phần hiện thực Những giai đoạn ấy như sau :
1-Nơi Bà ngự đầu tiên là đỉnh núi Sam (nơi đây hiện còn một phiến đá cùng
loại với pho tượng Bà dày 0,3 m ;rộng 1,6 m ,vừa khít với tư thế ngồi của Bà ) Khiquân Xiêm sang quấy nhiễu ,thấy pho tượng ,lòng tham muốn và tôn sùng xuichúng cướp lấy pho tượng Nhưng mang xuống giữa triền thì bị đánh rơi (dấu vếtphục chế vẫn còn) Chúng tiếp tục mang đi nhưng không nhấc nổi nữa ,đành bỏ lạigiữa rừng Khi ông Nguyễn Văn Thoại về trấn nhậm vùng này ,ông quy tập dânkhai hoang ,lập làng …Người ta đã phát hiện pho tượng bằng đá ,dân làng báo vớiông ,ông cho tập hợp tráng đinh lực lượng lên triền thỉnh Bà ,nhưng tất cả đều bótay Liền khi ấy có một nữ đồng trinh lên đồng ,xưng là “Chúa Xứ Thánh Mẫu” vàmách rằng phải cần có 9 nữ đồng trinh để thỉnh Bà Dân làng làm theo lời và quảnhiên 9 cô gái đã nhấc được tượng Bà ,nhưng khi đến chân núi thì tượng không
“chịu” đi nữa ,các cô gái không xê dịch thêm được Các bô lão đoán rằng Bà đãchọn nơi đây để an ngự Nơi ấy chính là Miếu Bà ngày nay
2-Người thì kể rằng :Có một nữ đồng trinh lên đồng ,tự xưng là “Chúa Xứ Thánh
Mẫu” bảo hiện cốt tượng đang ở trên đỉnh núi Sam (cũng nên nói thêm lúc ấy núiSam còn là vùng rừng núi âm u ,sầm uất ,nhiều dã thú nên không ai dám lênđỉnh ),và dạy rằng cần có 9 nữ đồng trinh để thỉnh Bà Mọi người kéo nhau lên đỉnhthì đúng như lời ,họ gặp cốt tượng bằng đá ngồi trên một phiến đá cùng loại Dânlàng rất vui mừng ,ngày hôm sau liền tổ chức hương đăng trà quả ,nhạc lễ tưngbừng để rước Bà Nhưng khi các cô gái mang Bà đến chân núi thì cốt tượng trở nênnặng nề không lay chuyển nổi Thế là ngôi miếu được dựng lên bằng tre lá Quanhiều lần trùng tu mới được khang trang như ngày nay
3-Người khác thì kể : đầu thế kỷ 19 ông Nguyễn Văn Thoại lãnh lệnh vua đi
bình giặc ở biên giới phía Tây Phu nhân ở nhà rất đỗi lo âu ,ngày đêm bà khấnnguyện trời Phật để ông được bình yên trở về.Nếu được vậy bà sẽ lập miếu để tạ ơntrời Phật ,vì vùng này vốn là nơi rừng thiêng nước độc lắm dã thú …ai đã đi vào là
Trang 39khó mong trở về Nguyện ước của bà đã đạt được ,ông bình an trở về Khi nghe bàbày tỏ ý nguyện ,ông rất cảm động và nhớ lại những nguy hiểm mà ông đã điqua ,có lúc tưởng như không thoát khỏi tay thần chết nhưng như có bàn tay vô hìnhnào che chở cho ông ,ông bèn cho lập miếu để tạ ơn trên trước Về sau ,ông sợ tội tựchuyên với triều đình ,nên thỉnh cốt Bà về thờ ,sau đó báo lên vua về những điềuhiển linh mà chính ông đã chứng kiến
Ngôi miếu cũng như pho tượng lạ lẫm có một không hai xuất hiện ở nước tavào thời kỳ mà ánh sáng khoa học chưa soi rọi tới nhiều ,nên mọi hiện tượng đềuđược lý giải theo trí tưởng tượng Bà như một phép mầu huyền diệu mà trời đất đãban cho người dân xứ sở Thế là người ta kéo nhau đi cúng bái và trang điểm cho
Bà ngày càng uy nghi ,lộng lẫy Dần dần Miếu Bà ngày càng thu hút nhiều kháchthập phương ,nhất là vào những ngày lễ Vía Sự thu hút này đã đem lại nguồn lợilớn cho dân cư trong vùng.Hưởng được ân huệ Bà ban ,người dân ở đây lại càng rasức chăm lo nơi an ngự của Bà cũng như trang điểm có mão ,đồ trang sức…Và khi
Bà trở nên nổi tiếng ,được dâng cúng nhiều vật trang sức đắt tiền thì lại sinh thêmmột mối lo cho các vị có nhiệm vụ bảo vệ miếu Để cảnh cáo và đe dọa phường đạotặc ,người ta ,người ta kể rằng Bà rất linh thiêng ,đã bẻ cổ chết tại chỗ những têntoan trộm của Bà Tưởng câu chuyện ấy có thể ngăn cản được bước chân phường
“đạo chích” Ai ngờ một ngày kia ,xâu chuỗi vàng trên cổ Bà không cánh màbay ,kẻ đạo tặc đã lấy mất không hề bị phát giác ,kể cả “Bà” rất linh thiêng Để giảithích cho việc này ,người ta kể tiếp ,ngay khi ấy Bà đạp đồng lên cho biết Bà thấytên ấy tới gần ,nhưng lạ thay hắn không giống người ,không thấy đầu cổ hắn đâu
cả ,chỉ thấy hai que gì như hai cái chân người đưa thẳng lên trời Vậy là tên trộm đã
“trồng chuối ngược”khi đến gần Bà vì sợ bị bẻ cổ ,và khi Bà còn bận tìm đầu củahắn để bẻ ,hắn đã nhanh tay gỡ mất xâu chuỗi vàng trên cổ Bà Nhưng sau đó vàigiờ ,tên trộm đã bị bắt ngay trong khu vực miếu Từ đó đến nay cũng xảy ra vài vụmất cắp ,nhưng rút cuộc thủ phạm cũng không thoát được Ông Mai Văn Chơi (hiện
là Phó ban quản trị) kể lại hai sự kiện sau :
Sự kiện thứ nhất xảy ra vào thời kỳ trước giải phóng ,kẻ trộm đã vào ăn cắp 7
bộ lư đồng trong miếu mang ra chợ Châu Đốc bán ,y bảo rằng mình đã mang từ
Trang 40Campuchia về Nhưng sau đó ban quản trị phát giác và tri hô thì những thương buôn
đã mang trả lại cùng với hương đăng trà quả để tạ lỗi với Bà
Sự kiện thứ hai ,xảy ra vào đêm 20-4-1979 như sau :Có một cô gái mang chiếcvòng cẩm thạch đến dâng cúng nhưng quá đông người cô không vào chánh điệnđược Liền lúc đó có một người xưng là người của miếu ngỏ ý muốn giúp cô đemphẩm vật nào Cô đồng ý và đưa chiếc vòng cẩm thạch đặt trên một cái đĩa chongười đàn ông đó Cho tới 12 giờ khuya ,khi người thưa thớt ,cô mới vào hỏi lạixem vật phẩm đã được dâng Bà chưa thì mới hay tên lừa đảo đã lấy đi chiếc vòngcủa cô Liền khi ấy ,Ban quản trị cho mời chính quyền địa phương (trong ấy có cảông Bảy Vân là Phó ban Công an xã Vĩnh Tế ),để lập biên bản về việc lừa đảotrên Sau ba tiếng đồng hồ ,ông Bảy Vân đã bắt được tên lừa đảo với hiện vật y giấukín trong người ở khu vực Lăng Ông Cô gái đến nhận đúng chiếc vòng của mìnhkhông thể lầm lẫn được vì đây chính là vật gia bảo của gia đình ,mà bà nội cô có lờinguyện vái là sẽ dâng cúng Bà nếu những điều cầu xin được thực hiện Cô gái đótên là Nguyễn Thị Lan ,dược sĩ Từ những sự kiện trên cho ta thấy lòng ngưỡng
mộ ,tôn sùng của nhân dân đối với “Bà” rất lớn ,đã trở thành bức tường thành kiên
cố bảo vệ và ngăn chặn mọi ý đồ quấy phá ,trộm cắp của kẻ gian Và cũng là bàihọc để cho những tên tham lam trộm cắp tự giác sửa đồi Vì có niềm tin lớn vào
“Bà Chúa Xứ” nên người dân ở nơi đây rất coi trọng và lập miếu thờ Bà ,để đáp ứng
yêu cầu đòi ở lại không chịu đi của Bà dưới chân Núi Sam Châu Đốc [43 ,tr 3-6]
Về kiến trúc ,điêu khắc và mỹ thuật của Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam :[xem
phụ lục hình 5].
Lúc đầu ,Miểu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá ,nằm trên vùng đấttrũng ,lung quay về vách núi ,chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát Sau nhiều lầntrùng tu ,Miễu Bà khang trang hơn Năm 1870 ,Miểu Bà được xây bằng đá miểng
và lợp ngói ,thu hút khách thập phương đến chiêm bái ,tín ngưỡng .Đến năm
1972 ,Miểu được xây dựng mới ,đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính phươngĐông Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh ,tường ốp gạch men bóng láng nhập từnước ngoài ,các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ hoa văn công phu ,mỹthuật Chánh điện cao rộng ,thoáng khí ,vừa uy nghiêm vừa ấm cúng Công trình là