Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh trung bình.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” (Trang 67 - 70)

III. Năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ yếu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

2.Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh trung bình.

Trong nhóm những ngành có năng lực cạnh tranh ở mức trung bình là sự phổ biến của các ngành chủ yếu của vùng bao gồm: ngành công nghiệp cơ khí, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, ngành công nghiệp hóa chất, ngành công nghiệp điện tử tin học, ngành công nghiệp luyện kim – kim loại

2.1. Ngành công nghiệp cơ khí.

Trong ngành công nghiệp cơ khí nhìn chung các sản phẩm và nhóm sản phẩm cơ khí được lựa chọn sản xuất đều có chất lượng tốt. Đa số các doanh nghiệp quản lý chất lượng theo hệ thống ISO 9000. Nhiều loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như đồng hồ đo điện, dây và cáp điện của Cadivi ( đạt tiêu chuẩn IEC), một số loại tầu, máy động lực cỡ nhỏ,… đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các công trình do các nhà thầu chính trong vùng sản xuất, cung cấp phần lớn được lấy mẫu hoặc mua thiết kế của nước ngoài nên đều đạt yêu cầu của các chủ đầu tư.

Về mặt giá cả: Do một phần không nhỏ các thiết bị, cụm chi tiết được chế tạo trong vùng, đặc biệt là các thiết bị siêu trường siêu trọng, mặt khác lương của các chuyên gia và công nhân kỹ thuật phục vụ cho thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị thấp nên thiết bị toàn bộ do ngành cơ khí sản xuất, cung cấp là một trong số những ngành có giá chỉ bằng 60-80% của nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Giá các loại tàu đóng trong vùng cũng chỉ bằng 60-80% giá nhập ngoại. Đối với các loại động cơ điện, Máy biễn áp 1 pha giá sản xuất trong vùng đều thấp hơn từ 12-14% giá nhập. Tuy vậy, giá động cơ diezen cỡ nhỏ, dây và cáp điện lại cao hơn giá nhập khẩu...

Việc so sánh giá cả sản phẩm cơ khí sản xuất trong vùng với sản phẩm nước ngoài được nhập khẩu hoặc đang có mặt trên thị trường chưa phản ánh đầy đủ khả năng cạnh tranh thực tế của các sản phẩm đó, vì chất lượng của một số loại sản phẩm không đồng nhất, còn chênh lệch.

Trong ngành cơ khí của vùng các sản phẩm kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị siêu trường – siêu trọng có sức cạnh nội địa hóa cao nhất nhờ lợi thế cạnh tranh tại chỗ. Nhưng bên cạnh đó các sản phẩm thiết bị kỹ thuật điện, nhóm sản phẩm phục vụ nông nghiệp, tầu thủy cỡ nhỏ, đóng mới toa xe lửa lại có khả năng cạnh tranh chưa cao. Từ đó nhìn chung năng lực canh tranh của toàn ngành cơ khí của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ở mức khá.

2.2. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Trong vùng với thế mạnh về lao động, mà đặc biệt là các nguồn tài nguyên như mỏ đá, đất,… đã làm cho chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng của vùng phong phú và đa dạng hơn. Các sản phẩm vật liệu xây dựng chính của vùng có đóng góp cao trong ngành là xi măng, gạch ốp lát, đá xây dựng, kính xây dựng và sứ vệ sinh bên cạnh đó còn những sản phẩm có đóng góp nhỏ hơn như cát, sỏi, gạch xây,…

Trong giai đoạn vừa qua với sự phát triển của đất nước nói chung và của vùng, các địa phương trong vùng nói riêng mà nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tăng lên đang kể, từ những sản phẩm bình thường cho tới những sản phẩm cao cấp. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong vùng đã và đang thể hiện lợi thế khi chiếm phần lớn thị phần của thị trường trong vùng với giá cả thấp hơn nhiều hàng nhập khẩu còn chất lượng thì không thua kém gì. Có một số mặt hàng như gạch ốp lát, sứ vệ sinh đã có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, được chấp nhận ở một số thị trường nước ngoài. Nhưng tại các thị trường nước ngoài thì năng lực cạnh tranh của các sản phẩm này chưa cao, chưa xứng với tiềm năng vồn có của vùng do các sản phẩm nước ngoài có truyền thống và uy tín lâu đời hơn.

Trong giai đoạn tới, đối với ngành, các doanh nghiệp sản xuất cần phải có những chiến lược mới để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngành trên thị trường thế giới. Nhìn chung đối với thị trường trong nước thì ngành có năng lực cạnh tranh ở mức cao, nhưng trên thị trường thế giới thì năng lực cạnh tranh còn yếu.

2.3. Ngành công nghiệp hóa chất.

Ngành công nghiệp hóa chất của vùng đã có những bước chuyển mình khi áp dụng những công nghệ mới hơn trong quá trình sản xuất, cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn với giá thành ngày càng giảm ưu thế hơn các sản phẩm của thị trường bên ngoài.

Các sản phẩm phân bón hóa học đang từng bước chiếm lại thị phần trong nước, vì có lợi thế về nguyên vật liệu và chất lượng ngang bằng với phân cùng loại của Nhật Bản hoặc của Trung Quốc, nhưng chưa có khả năng xuất khẩu, vì hàm lượng ẩm hơi cao, thiếu phương tiện chuyên chở, giá bán sẽ cao.

Các sản phẩm săm-lốp xe đạp và xe máy đã xuất khẩu được sang thị trường Đông Âu và một số nước trong khu vực, nhưng chủ yếu là loại lốp xe đạp địa hình. Tuy nhiên, đây là mặt hàng có xu thế giảm nhu cầu cả trong nước và xuất khẩu. Lốp xe máy trong những năm gần đây tiêu thụ có tăng, giá bán thấp hơn nhiều so với giá lốp ngoại. Bắt đầu từ 2003 đến 2006 thuế xuất của mặt hàng này chỉ còn 5%. Để duy trì mặt hàng này các Cơ sở sản xuất đã thống nhất thực hiện một số biện pháp giảm chi phí sản xuất mỗi năm 5-6% trong giai đoạn 2001-2005, đến nay đã đủ sức cạnh tranh.

Ăc-quy các loại: Hiện tại ắc quy của các cơ sở sản xuất trong vùng đã được các hãng lắp ráp ôtô, xe máy tại Việt Nam sử dụng thay thế hàng nhập khẩu. Chất lượng tốt, chắc chăn giữ được thị phần trong nước và có thể mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nhìn chung năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hóa chất của vùng ở mức khá nhưng trong thơi gian sắt tới với sự quan tâm hơn, đầu tư nhiều hơn thì năng lực cạnh tranh của ngành sẽ còn tăng lên đáng kể ở thị trường trong nước và cả thị trường xuất khẩu.

2.4. Ngành công nghiệp luyện kim – kim loại.

Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp luyện kim – kim loại, có đóng góp lớn vào giá trị sản xuất của ngành đó là các sản phẩm về kim loại mà chủ yếu lại là các sản phẩm thép. Thép ống, thép cán, thép đúc được sản xuất nhiều tại Hà Nội, Hải Dương, và Hải Phòng.

Trình độ công nghệ và thiết bị của các cơ sở luyện kim và sản xuất kim loại của vùng hiện mới chỉ ở mức độ trung bình, các liên doanh với nước ngoài thì có trình độ khá hơn nhưng cũng chưa phải là cao, còn các cơ sở sản xuất tư nhân thì trình độ công nghệ có thể nói là đã lạc hậu so với thế giới.

Hiện nay, Chính phủ cũng như lãnh đạo các địa phương trong vùng luôn sẵn sàng các chính sách để khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trong nước, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây là một lợi thế đối với ngành công nghiệp luyện kim – kim loại của vùng. Tận dụng tốt điều này cùng với đổi mới tư duy hoạt động sản xuất kinh doanh chắc chắn sẽ phát triển ngành hơn hiện nay rất nhiều.

Xét về năng lực cạnh tranh của ngành trong thời gian qua đã mạnh mẽ hơn khi chiếm lịnh được nhiều hơn thị phần tiêu thụ trong nước nhưng điều đó chưa thật sự là cao so với mục tiêu phát triển của ngành và một phần là do nhu cầu sử dụng tăng lên đã tiêu dùng nhiều hơn. Đối với ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh cần phải đầu tư hơn nữa các sản phẩm mà hiện tại trong nước chưa có mà nhu cầu đang tăng cao để thay thế hàng nhập khẩu, và nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có để cạnh tranh với hàng nhập khẩu hiện có.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” (Trang 67 - 70)