III. Sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Sự thay đổi trong các yếu tố phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
trong Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của vùng thời kỳ 1996- 2010 cũng như Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng tới năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, mà trong đó có mục tiêu quan trọng, nhiệm vụ hàng đầu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
2. Sự thay đổi trong các yếu tố phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Bắc Bộ.
Trong thời gian gần đây và tương lai trong các năm tới, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ có những thay đổi lớn trong quá trình phát triển của vùng. Những yếu tố thay đổi chủ yếu là:
2.1. Nguồn nhân lực.
Với Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Quốc gia cũng như Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là một trong những vùng được ưu tiên phát triển số lượng cơ sở giáo dục đào tạo lớn nhất cả nước. Là vùng tập trung các trường đại học đầu ngành, các trường đào tạo dạy nghề chất lượng cao đã tạo ra một lực lượng lao động có số lượng cũng như chất lượng cao nhất cả nước.
Phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ, chất lượng cao đã trở thành một lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh đáng kể của vùng; trong tương lai ưu thế này vần tiếp tục được củng cố và phát triển đã không những thúc đẩy nhanh, mạnh và bền vững phát triển kinh tế của vùng mà còn cung cấp nhân lực cho các vùng khác, tạo điều kiện thúc đẩy các vùng khác phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực chính là thực hiện phát triển yếu tố con người trong phát triển bền vững. Phát triển theo xu hướng tốt thì cần được quan tâm thúc đẩy và tạo điều kiện hơn nữa, vì yếu tố con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển.
2.2. Tài nguyên thiên nhiên.
Một nhân tố của quan điểm phát triển kinh tế bền vững đó chính là việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên niên sao cho hợp lý và hiệu quả, tránh gây hậu quả xấu đối với môi trường cũng như về sau đối với môi trường sinh thái.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ xác định ngành công nghiệp khai thác là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của vùng, vì lợi thế về các nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng với số lượng không phải là nhỏ. Trong suốt thời gian qua bài toán sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý luôn là một điều không dễ đối với lãnh đạo địa phương trong vùng và và từ phía Chính phủ.
Hiện nay việc tổ chức quản lý quy hoạch, theo dõi, khai thác các nguồn tài nguyên đã được nâng cao về mặt hiệu quả nhưng tác hại của việc yếu kém trong công tác quản lý các nguồn tài nguyên này của giai đoạn trước đã và đang thể hiện. Như việc ô nhiễm nguồn nước một số con sông cung cấp nguồn nước cho vùng, diện tích rừng bị thu hẹp kéo theo đa dạng sinh học bị mất, các nguồn khoáng sản khai thác tràn lan gây tổn thất không nhỏ đối với nền kinh tế....Chính vì vậy trong giai đoạn tới một sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện đối với vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ được Chính phủ triển khai mạnh mẽ nhằm tận dụng tốt hơn một lợi thế của vùng.
2.3. Điều kiện kết cấu hạ tầng.
Đi kèm theo quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thì việc phát triển kết cấu hạ tầng đi trước một bước như là một tiền đề cho sự phát triển. Trong quá trình phát triển của mình hiện nay vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có một mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tốt hơn so với các vùng khác. Các đường giao thông quan trọng được xây dựng mới cũng như nâng cấp đã và đang phát huy vai trò như những mạch máu giao thông thúc đẩy thông thương giữa các địa phuong trong vùng và giữa vùng với các vùng khác.
Hệ thống thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng là một yếu tổ phụ trợ rất lớn cho sự phát triển công nghiệp của vùng nói riêng và của toàn vùng nói chung.
Tuy nhiên điều kiện kết cấu hạ tầng tuy phát triển nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết yêu cầu là tiền đề cho sự phát triển khi mà trong nội tại các đô thị của vùng còn nhiều bất cập về hạ tầng, vô hình chung điều này làm cản trở sự phát triển của vùng là sự phát triển thiếu đi tính chất bền vững. Trong giai đoạn tới một sự thay đổi mạnh hơn, theo chiều sâu hơn với tầm nhìn xa hơn về phát triển sẽ là rất cần thiết cho sự phát triển. Đó chính là nâng cao hiệu quả các quy hoạch sát với thực tế, giám sát chặt chẽ việc thực hiện sẽ làm thay đổi cơ bản sự phát triển của vùng.
2.4. Việc thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư.
Với việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nghĩa là mở cửa cho một lượng rất lớn nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vai trò của mình đã đón nhận những luồng vốn đầu tư nhiều hơn. Bài toán về vốn cho phát triển của giai đoạn trước đã có một hướng giải quyết rộng mở, đây chính là một yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển công nghiệp của vùng cũng như phát triển kinh tế - xã hội.
Các địa phương trong vùng cũng như Chính phủ đã có nhiều cơ chế chính sách thống thoáng hơn, ưu đãi nhiều hơn nhằm thu hút các nguồn vốn (chủ yếu là vốn FDI).
Yếu tố này là tốt nhưng bên cạnh đó các ngành cần phải tận dụng các nguồn vốn sao cho hợp lý nhất để từ đó thúc đẩy phát triển ngành nhanh, mạnh và bền vững.
Đối với sự thay đổi của một số yếu tố nêu trên sẽ góp phần hoàn thiện hơn sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mà tác động trực tiếp chính là các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng. Nhưng bên cạnh đó những thay đổi này có thể làm xuất hiện những ngành mới, hoặc một số ngành xác định là chủ yếu nay sẽ không còn phù hợp; hoặc cũng có thể làm thay đổi xu hướng phát triển của các ngành chủ yếu trong thời gian tới. Nắm bắt được sự thay đổi, hiểu rõ nó sẽ cho sự phát triển có bước đi đúng đắn hơn.