Những mặt được.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” (Trang 72 - 75)

IV. Kết luận về thực trạng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu củavùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

1.Những mặt được.

Những thành công của chiến lược tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong thời gian qua có thể thấy phần nhiều ở các trình bày ở trên. Có thể điểm quá một số thành công như:

- Giá trị sản xuất của ngành cao đã đóng góp lớn vào GDP của cả vùng, giải quyết việc làm, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng mức sống cũng như thu nhập của người dân.

- Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng như trực tiếp tham gia vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa toàn diện nền kinh tế.

- Phát triển các ngành chủ yếu trên cơ sở tận dụng tốt hơn các lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh. Phát triển dần đi theo một khuôn khổ thống nhất thống qua các chiến lược phát triển ngành, quy hoạch ngành.

- Đã tân dụng tốt hơn các nguồn vốn đầu tư, tiếp cận và tiến tới áp dụng nhanh hơn những công nghiệp tiên tiến của thế giới và sản xuất trong nước. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế.

- Việc phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu đã kéo theo sự phát triển của các ngành nông nghiệp, dịch vụ, chú trọng nhiều hơn tới việc giải quyết các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, vấn đề đô thi, môi trường. Thực hiện tốt là vai trò chủ đạo, vai trò đầu tầu làm thay đổi diện mạo của cả nền kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Với việc xuất khẩu ngày càng nhiều các sản phẩm của các ngành công nghiệp mũi nhọn đã giúp cân bằng hơn cán cân xuất – nhập khẩu, thu về một lượng lớn ngoại tệ. Và dần khẳng định sự lớn mạnh của toàn nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tê.

Qua sự phát triển của các ngành cũng như những phân tích ở trên có thể thấy những ngành có sự phát triển cao và ổn định là ngành dệt may – da giầy, ngành chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm, ngành công nghiệp hóa chất, ngành luyện kim – kim loại. Những ngành này phát triển đều thể hiện rõ năm tiêu chí như đã xác định ở trên nhưng nổi bật hơn hết là sự thể hiện của tiêu chí thứ nhất – là những ngành có dấu hiệu lợi thế cạnh tranh; tiêu chí thứ hai – là những ngành phát triển nhanh và hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới; và tiêu chí thứ ba – là những ngành mà sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu phát triển, sản xuất của thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó là những ngành công nghiệp chủ yếu có xu hướng phát triển mạnh mẽ, nổi bật trong thời gian qua là ngành công nghiệp vật liệu xây dựng,

công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp cơ khí. Các ngành này trong quá trình phát triển đều biểu hiện rõ cả năm tiêu chí như đã lựa chọn nhưng thể hiện vượt trội hơn hẳn là các tiêu chí tiêu chí thứ nhất - là những ngành có dấu hiệu lợi thế cạnh tranh; tiêu chí thứ hai – là những ngành phát triển nhanh và hiệu quả; tiêu chí thứ ba - là những ngành mà sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu phát triển, sản xuất của thị trường trong nước và quốc tế; tiêu chí thứ tư – là những ngành có khả năng áp dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ bảo vệ môi trường.

Các ngành này phát triển đã tân dụng những điều kiện lợi thế sẵn có cũng như nắm bắt xu hướng phát triển chung để tạo ra những động lực mạnh mẽ thúc đẩy cả nền kinh tế tiến lên. Sự phát triển đã chỉ ra những ưu thế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã và đang được nhìn nhận một cách đúng đắn hơn và việc khai thác, sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. Các ngành này đều đã thể hiện năng lực cạnh tranh ở mức khá trở lên, nên trong giai đoạn sắp tới cần có sự đầu tư phát triển thích đáng để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh cho từng ngành. Qua quá trình phát triển các ngành đều thể hiện một sức “lan tỏa” lớn khi quá trình phát triển của bản thân ngành đã lôi kéo được các ngành khác cùng pháp triển từ đó làm động lực cho cả nền kinh tế phát triển hơn.

Về phía các địa phương đều rất chú trọng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và thu hút đầu tư để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đặc biêt là công nghiệp tập trung góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quan tâm thực hiện đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có địa điểm mặt bằng để phát triển sản xuất, khắc phục được tình trạng sản xuất tron khu dân cư, xử lý được vấn đề tiếng ồn, bụi, nước thải gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho đời sống, sinh hoạt dân cư. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, khuyền khích phát triển công nghiệp nói chung và khuyền khích phát triển công nghiệp chủ yếu

nói riêng. Đã và đang tạo được môi trường đầu tư thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của từng địa phương và toàn vùng. Huy động các nguồn vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia đầu tư hạ tầng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Góp phần thúc đẩy việc xã hội hóa các nguồn vốn nhằm tận dụng tốt hơn các nguồn lực trong xã hội. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng được sự chỉ đạo sâu xát của lãnh đạo các tỉnh, thành phố và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành. Các địa phương đều xây dựng các quy định, thủ tục cấp chứng nhận đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thời gian, khắc phục sự chồng chéo các cấp, các ngành trong thu hút đầu tư.

Về phía Bộ Công Thương, nhiều văn bản quy phạm phát luật liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch, công tác khuyến công,… đã được chú trọng thực hiện đã góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương trong xu hướng hội nhập khu vực và Quốc tế một cách hiệu quả. Bên cạnh đó việc triển khai thực hiện hoạt động khuyến công đã góp phần phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, huy động tối đa tiềm năng còn tiềm ẩn trong dân và đặc biệt góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, từng bước giảm khoảng cách với khu vực thành thị.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” (Trang 72 - 75)