II. Mạng lưới phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
trọng điểm Bắc Bộ.
Để nâng cao hiệu lực quản lý, cũng như theo xu hướng phát triển chung, các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng đang được tổ chức lại theo hình thức phát triển các khu công nghiệp. Hình thức phát triển theo khu công nghiệp này mang tính chất tập trung rất cao, tập trung sản xuất, tập trung quản lý, tận dụng được các lợi thế về quy mô, về tương tác giữa các ngành, các cơ sở sản xuất công nghiệp… từ đó mà có những quy hoạch điều chỉnh phát triển tổng thể hợp lý hơn giữa kinh tế và xã hội.
Đến hết năm 2005, vùng có 22 khu công nghiệp (trong tổng số 96 khu công nghiệp của cả 3 vùng kinh tế trọng điểm và 130 khu công nghiệp trên địa bàn cả nước), với tổng diện tích mặt bằng lên tới 3802 ha, trong đó có 10 khu công nghiệp đã đươc xây dựng hoàn tất và đi vào hoạt động, 12 khu công nghiệp đang trong qua trình hoàn thiện. Các khu công nghiệp đã thu hút được 539 dự án đầu tư với tổng mức vốn đăng ký gần 2,236 tỷ USD và 17460 tỷ đồng (216 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 278 dự án vốn đầu tư trong nước), chiếm trên 12% về số dự án và gần 15% về tổng vốn đầu tư đăng ký so với cả nước, chiếm 13% tổng số vốn đầu tư đăng ký của các dự án vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp trong cả nước; đồng thời đã giải quyết được việc làm cho khoảng 100000 lao động tại địa phương và các khu vực lân cận (đứng đầu là tỉnh Vĩnh Phúc với 60000 lao động). Tuy nhiên, trong 22 khu công nghiệp trên cho tới năm 2005 chỉ có 2 khu về cơ bản lấp kín là khu công nghiệp Sài Đồng B (giai đoạn 1) và khu công nghiệp Bắc Thăng Long, 5 khu cho thuê đạt 30% - 40%. So với các vùng kinh tế khác, tỷ lệ thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp của vùng còn ở mức thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do giá thuê đất khá cao (cao nhất so với các khu công nghiệp ở các vùng khác), và khả năng thực hiện dự án của các doanh nghiệp còn hạn chế.
Hiện nay, giai đoạn từ sau năm 2005 sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở các địa phương trong vùng nở rộ về số lượng và được nâng cao rõ rệt về chất lượng các khu công nghiệp. Có thể theo dõi qua bảng sau:
Bảng 8: Các khu công nghiệp phân bố theo địa phương của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Địa phương Số khu công nghiệp Các khu công nghiệp
Tổng số 61
Hà Nội 5
- KCN Sài Đồng B - KCN Thăng Long - KCN Nội Bài
- KCN Nam Thăng Long - KCN Hà Nội – Đài Tư
Bắc Ninh 18
- KCN Tiên Sơn
- KCN Quế Võ
- KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn
- KCN Yên Phong - KCN Quế Võ II - KCN Yên Phong II - KCN Nam Sơn-Hạp Lĩnh - KCN Thuận Thành I - KCN VSIP Bắc Ninh - KCN Đại Kim - KCN thuận Thành II - KCN Thuận Thành III - KCN Lâm Bình - KCN Gia Bình - KCN Tiên Du - KCN Quế Võ III - KCN Từ Sơn - KCN Hanaka
Hải Dương 8 - KCN Nam Sách
- KCN Đại An - KCN Phúc Điền - KCN Tân Trường - KCN Việt Hoà
- KCN tàu thuỷ Lai Vu - KCN Phú Thái
- KCN Cộng Hoà Hải Phòng 3 - KCN Đồ Sơn - KCN Đình Vũ - KCN Nomura - Hải Phòng Quảng Ninh 9 - KCN Cái Lân - KCN Việt Hưng - KCN Hải Yên - KCN Kim Sen - KCN Chạp Khê - KCN Phương Nam - KCN Ðông Mai - KCN Tiên Yên - KCN Ninh Dương Vĩnh Phúc 7
- Khu công nghiệp Quang Minh I - Khu công nghiệp Quang Minh II - Khu công nghiệp Kim Hoa - Khu công nghiệp Bình Xuyên I - Khu công nghiệp Khai Quang - Khu công nghiệp Bá Thiện I - Khu công nghiệp Chấn Hưng
Hà Tây 5
- KCN Bắc Phú Cát - KCN Nam Phú Cát - KCN Châu Can
- KCN Miếu Môn – Xuân Mai - Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Hưng Yên 6
- Khu công nghiệp Phố Nối A - Khu công nghiệp Phố Nối B - Khu công nghiệp Minh Đức
- Khu công nghiệp thị xã Hưng Yên - Khu công nghiệp Như Quỳnh A - khu công nghiệp Như Quỳnh B
Nhưng phần nhiều các khu công nghiệp trong vùng có quy mô vừa phải, tập trung nhiều vào việc thu hút đầu tư các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao, tiên tiến. Bên cạnh đó là việc di chuyển các cơ sở công nghiệp cũ vào trong tổ chức khu công nghiệp. Điều này giúp phát triển có hiệu quả hơn khi các tác động môi trường được tập trung xử lý, và tách biệt hẳn với khu dân cư không như trước kia các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm lẫn với khu
dân cư, hoặc ban đầu có thể là không nhưng do quá trình phát triển mở rộng khu dân cư mà lấn sang. Khi di dời các khu công nghiệp ra tập trung tại các khu công nghiệp sẽ tạo ra một diện tích sử dụng, cùng với sự tính toán vị trí các khu công nghiệp sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả các quy hoạch phát triển tổng thể. Nhưng hiện nay nhiều địa phương trong vùng phát triển một số khu công nghiệp chưa đề cao tính quy hoạch, và tầm nhìn dài hạn nên sau một thời gian sẽ lại vướng phải những khó khăn đã xuất hiện ở giai đoạn trước. Bên canh cá biệt là hiệu lực quản lý ở một vài khu công nghiệp đang bị giảm sút, cũng như việc thu hút đầu tư còn yếu so với các khu khác, các địa phương khác và các địa phương khác. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã đạt mức tương đối cao, trong tương lai sẽ còn tiếp tục phát triển, lấp đấy các khu công nghiệp hiện có và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới. Với vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của vùng, việc thu hút đầu tư vào vùng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Ở tầm vĩ mô các chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư của Chính phủ và môi trường chính trị, xã hội ổn định là một lợi thế rất lớn cho vùng, ở tầm vi mô chính là sự hoạt động ngày càng hiệu quả của các doanh nghiệp, các lợi thế đặc thù của vùng đã tạo điều kiện tốt hơn cho vùng trong thu hút đầu tư phát triển, đặc biệt là vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp.