Những yêu cầu mới trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” (Trang 38 - 41)

III. Sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

3. Những yêu cầu mới trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời gian tới.

Bộ thời gian tới.

3.1. Đổi mới tư duy kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Phát triển công nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội vùng nhưng cần phải có sự cân đối hợp lý giữa phát triển công nghiệp và nông nghiệp cũng như dịch vụ, gắn sự phát triển đó với kết cấu hạ tầng, môi trường đô thị để đảm bảo sự phát triển đồng bộ. Tư duy kinh tế cần phải đổi mới nhanh chóng, học hỏi từ các nền kinh tế phát triển trước và từ việc nhìn nhận thực trạng phát triển của vùng, điều này thể hiện ở việc đổi mới các cơ chế chính sách, nâng tầm nhìn của các chiến lược, quy hoạch phát triển cũng như phương pháp xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành.

Trong vùng cần có một tổ chức đứng đầu làm công tác dẫn dắt điều phối sự phát triển chung của toàn vùng. Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của Chính phủ đã và đang làm công tác theo dõi và phối hợp phát triển các địa phương trong cả ba vùng kinh tế trọng điểm, nhưng việc mới thành lập và đi vào hoạt động trong vài năm gần đây Ban chỉ đạo cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình.

3.2. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp – khu công nghệ cao của vùng là một trong những mục tiêu quan trọng. của vùng là một trong những mục tiêu quan trọng.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cần phải nhấn mạnh ưu tiên phát triển hệ thống khu công nghiệp và khu công nghệ cao. Các Bộ, ngành khẩn trương điều chỉnh quy hoạch ngành, nhanh chóng triển khai các quy hoạch chi tiết nhất là các quy hoạch các khu đô thị mới, đô thị về tinh và các công trình then chốt về kết cấu hạ tầng công nghiệp. Các địa phương cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong vùng để điều phối phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả trong đó có việc phối hợp quy hoạch hệ thống khu công nghiệp và khu công nghệ cao; các sản phẩm công nghiệp chủ yếu và điện lực,...

Mỗi khu công nghiệp ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh hàng xuất khẩu, thúc đẩy việc hình thành và phát triển các đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước...

3.3. Nâng cao quan điểm phát triển công nghiệp chủ yếu của vùng.

Xác định các phương hướng mới có tính đột phá trong phát triển công nghiệp gắn với nâng cao các quan điểm phát triển cho cả thời kỳ là:

- Xác định những ngành công nghiệp chủ yếu là ngành công nghiệp mũi nhọn để tập trung đầu tư hơn, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển cũng như vai trò là ngành liên kết, dẫn dắt các ngành khác phát triển.

- Phát triển các ngành kỹ thuật cao như công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa và các sản phẩm nghiên cứu khoa học, hướng tới là ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ đạo cho phát triển công nghiệp của vùng. Phát triển sản xuất các thiết bị tự động hóa, rô bốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lượng cao,...

- Xây dựng các khu sinh dưỡng công nghiệp là nơi nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các ngành công nghiệp, nâng cao khả năng chủ động tiếp nhận, sử dụng, vận hành các công nghệ cao.

- Lấy ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông như một hạt nhân quan trọng của phát triển công nghiệp vùng nói riêng và phát triển kinh tế xã hội vùng nói chung. Công nghệ thông tin sẽ là ngành kết nối hơn nữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về tất cả các lĩnh vực của phát triển công nghiêp, phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu phát triển công nghiệp chủ yếu của vùng trong giai đoạn hiện nay 2006-2010 và hướng tới 2015:

- Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2006- 2010 đạt 14,19%; giai đoạn 2011-2015 đạt 13,81%;

- Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP năm 2010 chiếm 47,65%; năm 2015 chiếm 52,87% (trong đó công nghiệp chiếm tương ứng là 41,14% và 45,52%);

- Tốc độ tăng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 14,86%, giai đoạn 2011-2015 là 13,75%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 19,85%, giai đoạn 2011-2015 là 18,09%.

Có thể thấy rằng yêu cầu cao nhất trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn mới đặt ra vấn đề nghiên cứu, xem xét đánh giá lại hiệu quả phát triển của danh mục các ngành công nghiệp chủ yếu đã xác định trong giai đoạn này, nhằm tìm kiếm một cơ cấu ngành chủ yếu phát triển mới cũng như các sản phẩm để thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ yếu phát triển mạnh hơn nữa với tư cách là những đầu tầu phát triển, động lực tăng trưởng cho cả vùng.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TÉ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TÉ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w