Vì vậy nghiên cứu về đình làng Nam bộ với những góc độ khoa họckhác nhau có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tái hiện bản sắc văn hóa củavùng cư dân Nam bộ, một vùng dân cư có vai trò
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Hiến Chương
HÀ NỘI, 2015
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
3.1 Đối tượng nghiên cứu 9
3.2 Phạm vi nghiên cứu 9
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 9
4.1 Nguồn tư liệu 9
4.2 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Đóng góp của đề tài 10
6 Bố cục của luận văn 10
CHƯƠNG 1: 11
NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA ĐÌNH MỸ THỚI 11
1.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa của phường Mỹ Thới và thành phố Long Xuyên 11
1.1.1 Long Xuyên trong thời kỳ đầu khai phá 11
1.1.2 Sự xác lập hành chính Long Xuyên qua các thời kỳ lịch sử 15
1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của phường Mỹ Thới 18
1.2 Quá trình lập đình 21
1.3 Những vấn đề lịch sử liên quan 24
Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2: 28
KIẾN TRÚC ĐÌNH MỸ THỚI 28
2.1 Không gian địa lí và mặt bằng tổng thể 28
2.2 Kiến trúc và nghệ thuật 32
Trang 5CHƯƠNG 3: 40
TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI ĐÌNH MỸ THỚI 40
3.1 Tục thờ cúng 40
3.3 Lễ Kỳ yên 55
Tiểu kết chương 3 64
CHƯƠNG 4: 66
ĐÌNH MỸ THỚI TRONG KHÔNG GIAN CHUNG CỦA ĐÌNH NAM BỘ VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG 66
4.1 Đình Mỹ Thới trong không gian chung của đình làng Nam bộ 66
4.2 Đình Mỹ Thới trong đời sống tinh thần của nhân dân địa phương 73
Tiểu kết chương 4 80
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 91
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngôi đình làng Việt Nam gắn liền với làng xã Việt Nam Mỗi làng cómột ngôi đình, là nơi được toàn thể cư dân trong làng tổ chức thờ cúng, thamgia tế tự và sinh hoạt
Đề tài đình làng Nam bộ mới được các nhà nghiên cứu chú ý đến trongthời gian gần đây Trong khi ngôi đình làng tại Bắc bộ đã được nhiều học giảnổi tiếng quan tâm, với hàng chục tác phẩm nghiên cứu có giá trị đã đượccông bố thì việc nghiên cứu về ngôi làng Việt Nam tại Nam bộ còn rất sơlược Nói chung xung quanh ngôi đình làng Nam bộ còn nhiều vấn đề khoahọc đặt ra cho giới nghiên cứu trong việc làm sáng tỏ những đặc trưng vănhóa Nam bộ và văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung
Làng xã Việt Nam là một mô hình xã hội độc đáo Với vai trò là đơn vị
xã hội cơ sở, làng xã Việt Nam còn có một sở hữu văn hóa cộng đồng do nhândân trong làng tự đầu tư xây dựng là ngôi đình làng Đình làng là trung tâmbất biến hơn cả và cũng là sinh động hơn cả của khối liên kết làng xã Có làngthì phải có đình làng, đình là một thiết chế văn hóa – tín ngưỡng – hành chánhtrong làng xã, là biểu tượng của tính cộng đồng Đó là nơi đặt bàn thờ củathần bảo hộ làng, là nơi người ta tổ chức cúng tế cầu mong mưa thuận, gióhòa, mùa màng bội thu và xóm làng thuận thảo yên vui
Từ cái nôi đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, ngôi đình làng đã theobước chân của người lưu dân Việt Nam đến đồng bằng Sông Cửu Long MiềnNam, đất rộng, phì nhiêu lại không chịu cái khí hậu khắc nghiệt của miềnBắc, miền Trung nên đồng thời cũng là vùng đất có cơ cấu dân cư đặc biệt.Bên cạnh người Việt chiếm đa số còn có một bộ phận không nhỏ người Hoa,Khơ me, Chăm,… là những dân tộc có truyền thống văn hóa riêng của mìnhrất đặc sắc Công cuộc khai phá, mưu sinh người lưu dân Việt Nam đã xây
Trang 7dựng nên một vùng đất Nam bộ với nhiều nét đặc thù văn hóa riêng biệt khácvới miền Bắc và miền Trung mà ngôi đình làng Nam bộ là một bộ hiện sinhđộng cho sự biến đổi đó.
Về mặt kiến trúc, từ việc bố trí mặt bằng xây dựng đến kết cấu côngtrình, vật liệu xây dựng, trang trí cho đến tín ngưỡng và lễ hội hàng năm, ngôiđình làng Nam bộ không còn giống với ngôi đình làng vùng đồng bằng Bắc
bộ Một nét độc đáo trong các ngôi đình Nam bộ, là tuy nằm trong không gianchung của đình làng Nam bộ nhưng mỗi ngôi đình lại mang những nét đắctrưng rất riêng Chính vì vậy, ngày này mặc dù đã có một số công trình nghiêncứu về ngôi đình làng Nam bộ, nhưng chưa có nhiều công trình nào đi sâuphân tích mối quan hệ biện chứng giữa các ngôi đình Nam bộ với nhau mộtcách cận kẽ nhằm chỉ ra cái chung của chúng cũng như những cái riêng củađình làng Nam bộ
Với vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống,ngôi đình làng Nam bộ còn là di tích lịch sử văn hóa bảo tồn bản sắc văn hóadân tộc Vì vậy nghiên cứu về đình làng Nam bộ với những góc độ khoa họckhác nhau có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tái hiện bản sắc văn hóa củavùng cư dân Nam bộ, một vùng dân cư có vai trò hết sức to lớn trong sựnghiệp phát triển của đất nước trong lịch sử cũng như hiện nay
Ngày nay việc giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các địa phương có nhiềuđiều kiện phát triển Sự nghiệp đô thị hóa và quốc tế hóa truyền thống có sựbiến đổi thích nghi với điều kiện lịch sử mới Từ đó đặt ra cho chúng ta nhữngvấn đề cấp bách như :
- Giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy vốn văn hóa dân tộc truyền thống
- Định hướng phát triển văn hóa trong sự nghiệp đổi mới hiện nay để đápứng nhu cầu tâm linh, nhu cầu sáng tạo và nhu cầu hưởng thụ văn hóa củanhân dân
Trang 8Đặc biệt, nước ta sau cả 100 năm bị xâm lược, 30 năm chiến tranh nhiềuhoạt động văn hóa truyền thống dân tộc không khỏi bị thu hẹp, mai mọt dần.Nhận diện và tái hiện các hoạt động văn hóa đa tộc người phù họp với nhucầu của thời đại là việc làm cấp thiết và cấp bách.
Ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu những giá trị văn hóatruyền thống, tôi chọn đình Mỹ Thới là vì các lý do sau:
- Phường Mỹ Thới của thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang là mộtphường nằm ven thành phố Long Xuyên và là một trong những xã phường ở
An Giang nói riêng ở Nam bộ nói chung có dân cư được hình thành sớm ởNam bộ lại ít bị ảnh hưởng của sự phát triển của đô thị nên cho đến nay còngiữ nguyên được nếp sống truyền thống lâu đời
- Đình làng Mỹ Thới (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) là mộtngôi đình có lịch sử lâu đời, qui mô và kiến trúc của đình còn được giữ khánguyên vẹn nên có khả năng còn lưu giữ những giá trị văn hóa gốc, ít bị biếndạng
- Thần Thành Hoàng của đình là Nguyễn Trọng Trì, một nhân thần dovua Bảo Đại sắc phong và được nhân dân tôn thờ Tuy nhiên, cho đến naychưa có có một công trình nghiên cứu nào về nhân vật lịch sử này
Nghiên cứu chiều sâu một ngôi đình cổ và một nhân vật lịch sử vớimong muốn góp phần cung cấp một hồ sơ tư liệu khoa học góp phần xâydựng nền móng văn hóa dân tộc Mặc dù còn hạn chế về tư liệu song tôi đãmạnh dạn chọn đề tài “Đình làng Mỹ Thới (thành phố Long Xuyên tỉnh AnGiang): truyền thống và hiện đại” để làm hướng nghiên cứu cho luận văn củamình
Trang 92 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Làng xã Việt Nam với ngôi đình làng và hội đình là đề tài nghiên cứu đãđược nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm Cái đình xuất hiện trongtâm hồn người Việt Nam từ rất lâu đời, thể hiện qua kho tàng ca dao tục ngữ.Nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, mới bắt đầu có các công trình nghiêncứu khoa học về ngôi đình làng Việt của các nhà nghiên cứu trong và ngoàinước
Năm 1912, Giran trong: “Magie et Religion Annamite” đã mô tả tóm gọn
bản chất và vai trò của ngôi đình trong đời sống người Việt Bắc Bộ
Năm 1938 ông Goerge Coedès Giám đốc trường Viễn Đông Bác cổ(E.F.E.O) cho mở cuộc điều tra rộng rãi về việc thờ cúng các vị thần ThànhHoàng trong làng xã Để làm việc đó, Ông đã nhờ nhà cầm quyền hành chánhdân sự gởi đi một biểu câu hỏi cho tất cả những làng nào có thờ một vị thầnbảo hộ trong ngôi đình Biểu câu hỏi này bao gồm: Truyền thuyết về ôngthần, những nơi dành cho việc thờ cúng, người làm lễ, quần áo và đồ thờ,những điều kiêng cấm phải theo trong việc thờ cúng
Kết quả việc điều tra này đã thiết lập được bộ tư liệu tổng hợp về sự thờcúng tại đình làng Bắc Bộ, có giá trị về mặt thống kê dân tộc học, cung cấpmột bản mô tả cặn kẽ về hoạt động tế lễ tại đình làng Bắc Bộ
Pirre Gourou trong “Les Paysans Du Delta Tonkinois” chú trọng đến
cảnh quan và kiến trúc ngôi đình
Nhà nghiên cứu nghệ thuật Benzacier trong: “Relevé des monuments
ancients du Nord Việt Nam” đã mô tả và vẽ lại hoành đồ một số ngôi đình,
chùa, đền cổ Ông nhận xét ngôi đình dưới góc độ cảnh quan nghệ thuật.Các nhà nghiên cứu nước ngoài, nhất là Paul Giran và Coedès đã mởmàn cho việc nghiên cứu về ngôi đình làng một cách có phương pháp khoa
Trang 10học và đã nêu bật lên được một số mặt khái quát tài tình và mở ra một lối nhìnkhoa học về ngôi đình làng Bắc Bộ.
Tuy nhiên, Giran và Bezacier chỉ chú trọng thuần về cảnh quan và kiếntrúc của đình làng mà không hề đá động đến lễ hội của đình làng Với Coedèsthì tổng hợp các hình thức của lễ nghi tại đình làng Bắc bộ mà không cungcấp gì về tín ngưỡng và lễ hội Với Paul Giran đó là một hồ sơ miêu tả mộtcách tóm gọn nhất về bản chất và vai trò của đình làng trong đời sống ngườiViệt, nhưng Giran chưa nghiên cứu đầy đủ về tín ngưỡng của người Việt Bắcbộ
Mặt khác, các nhà nghiên cứu nước ngoài đều tập trung vào đình làng tạiBắc bộ, chưa có công trình nào viết về đình làng tại Nam bộ
Các học giả Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu khoa học về đìnhlàng cũng khá sớm
Năm 1915, Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục”, là học giả Việt
Nam đầu tiên viết về đình làng và tục thờ cúng, lễ cúng đình Trong một sốcuốn sách viết về phong tục Việt Nam nói chung, nên ông chỉ nghiên cứu sơlược về việc bố trí nơi thờ cúng, một số ý nghĩa về việc thờ cúng tại đình
Năm 1930, Nguyễn Văn Khoan trong “Essai sur le Đinh et le culte génie
tutélaire des villeges au Tonkin” mới thật sự đi sâu nghiên cứu về tục thờ
cúng thần Thành Hoàng tại xã thôn Bắc Việt Ông là người đầu tiên ghi chép
một số nghi lễ bí truyền của việc thờ cúng thần Thành Hoàng Đó là Hèm tục
và ông cho rằng Hèm tục có ý nghĩa sâu xa trên phương diện phong tục và tôn
giáo
Đến những năm 40, Nguyễn Văn Huyên viết 3 công trình về đình làng
Bắc bộ trong đó đặc biệt là công trình: “Góp phần nghiên cứu về một vị thần
Thành Hoàng ở An Nam – Lý Phục Nam”, mở đầu cho khảo hướng nghiên
Trang 11cứu chiều sâu về đình làng, nghiên cứu tập trung một ngôi đình Các bài viết
về thần Thành Hoàng của ông cũng khá đầy đủ mang tính khái quát cao
Từ những năm 30, giới kiến trúc chú ý đến kiến trúc đình làng, đi đầu làkiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, ông phát hiện cái đẹp của các ngôi đình ở tỉnhSơn Tây Ông mô tả chi tiết về không gian kiến trúc, kiến trúc công trình, cácchạm khắc và hoa văn trang trí đình Đến năm 1960, kiến trúc sư Ngô HuyQuỳnh cũng nghiên cứu kiến trúc đình làng Bắc bộ dưới nhãn quan của nhàkiến trúc đô thị Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và nhóm học trò của ông đã đưađiêu khắc gỗ đình làng lên thành một dòng nghệ thuật như: Trần Văn Cẩn,Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ, Thái Bá Vân,… tham gia nghiên cứu vẽ đẹpkiến trúc của đình làng Bắc Bộ Năm 2013, Kiến trúc sư Phạm Anh Dũng đã
cho xuất bản tác phẩm “Kiến trúc đình chùa Nam bộ”, tác phẩm đã hệ thống
lại các đặc điểm văn hóa tiềm tàng trong kiến trúc thuộc vùng đất đặc thùNam bộ thông qua các tư liệu, hình ảnh điều tra hiện trạng và cơ cấu tổ chứcđình, chùa
Trong lĩnh vực dân tộc học, Lê Văn Hảo trong tác phẩm: Mở đầu việc
nghiên cứu ngôi đình về phương diện dân tộc học, cố gắng đưa ra những phát
hiện lý thú trong đời sống nhân dân Việt Nam với sinh hoạt lễ hội đình đám
Cũng trong thời gian những năm 60, Nguyễn Đăng Thục trong bài viết: Văn
hóa đình làng và Lương Kim Định trong tác phẩm Triết lý cái đình, khảo cứu
ngôi đình dưới gốc độ triết học, gợi mở đi sâu nghiên cứu tư tưởng Việt Namqua văn hóa đình làng
Như vậy, các công trình nghiên cứu chiều sâu đều tâp trung nghiên cứu
về những ngôi đình miền Bắc Năm 1968 mới có bài viết về đình Nam bộ đó
là bài viết “Một ngôi đình miền Nam” của Trần Thị Ngọc Diệp, rồi Toan Ánh trong tác phẩm “Hội hè đình đám”, Sơn Nam với các bài viết về lễ hội dân
Trang 12gian Nam bộ thì ngôi đình Nam bộ mới bắt đầu được nghiên cứu Nhưng cácbài viết ấy chỉ mô tả một số góc cạnh còn dạng chung.
Năm 1974, Nguyễn Long Thao theo cách của Nguyễn Văn Huyên, tậptrung nghiên cứu sâu về một ngôi đình Nam bộ là đình Phú Thuận Đây làcông trình nghiên cứu đầu tiên về đình Nam bộ có phương pháp nhưng là mộtcông trình đơn độc được biên khảo trong điều kiện chưa có công trình tư liệunền Và phải chờ đến sau giải phóng, các tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, Trương
Ngọc Tường, Hồ Tường xuất bản cuốn “Đình Nam bộ” mới giải quyết được yêu cầu này Đình Nam bộ là một công trình biên khảo công phu, tư liệu
phong phú đã thiết lập nên bức tranh toàn cảnh sinh động về đình làng tại
Nam bộ Sau đó Lê Sơn cho xuất bản tác phẩm “Đình Thông Tây Hội Gò
Vấp”, tác giả không những miêu tả một cách chi tiết về ngôi đình làng về mặt
kiến trúc, trang trí, lễ hội liên quan mà còn tiến hành so sánh các ngôi đìnhlàng Nam bộ và Bắc Bộ Năm 1997, Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc
Tường đã cho xuất bản tác phẩm “Đình Nam bộ xưa và nay”, tác giả đã nêu
bật về gốc tích, tổ chức, nghi lễ và tín ngưỡng của Đình Tuy nhiên, tác phẩm
ít đề cập đến hình thức cũng như nội hàm kiến trúc đình làng
Sau đó, miền Bắc cũng theo khảo hướng này, xoáy vào việc nghiên cứusâu về một ngôi đình theo cách của Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn LongThao, nhà nghiên cứu Trịnh Cao Tưởng với công trình “Đình Phù Lão HàBắc” dưới góc độ khảo cổ học Trịnh Cao Tường tiếp nối các nhà nghiên cứu
về kiến trúc đình làng lúc trước để làm bật ra đặc điểm kiến trúc Việt Nam tạiđồng bằng Bắc bộ vào thế kỷ XVII, thời đỉnh cao của kiến trúc Việt Nam.Tiếp đó, Nguyễn Thế Long đã cho ra đời tác phẩm “Đình và đền Hà Nội”.Đây là công trình điền dã và biên soạn khá chi tiết về 172 công trình đình đền
Hà Nội đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Tuy tác giả chỉ đề cập đếnđình đền Hà Nội, nhưng đã khắc họa được toàn cảnh đình đền truyền thống
Trang 13Việt Nam cùng với tính ngưỡng thờ Thần và thần Thành Hoàng người việt.Năm 2011, hội viên của Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam Nguyễn Hữu
Phách đã dày công sưu tầm, biên soạn cuốn sách “Thành Hoàng và đình làng
ở Bình Giang” đã tìm hiểu một cách sâu về Thành Hoàng và ngôi đình làng.
Năm 1998, Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự đã cho ra đời tác phẩm “Đình
Việt Nam” Tác phẩm Đình Việt Nam có thể được xem là một nghiên cứu tổng
kết khá đầy đủ về hệ thống đình Việt Nam, đặc biệt là các ngôi đình cổ đãđược xếp hạng, tác giả đã đi từ sự kiện cơ bản là nguồn gốc phát tích ngôiđình đến kiến trúc, điêu khắc, lễ hội,… của một số đình tiêu biểu trong cảnước với nhiều hình ảnh minh họa rất phong phú Đặc biệt, tác giả đã sơ bộphân tích và đánh giá sự khác biệt cơ bản của loại hình đình ở ba miền đấtnước Việt Nam dựa trên hình thức kiến trúc, phong cách sống của người dânđương thời tại vùng và không ngoại trừ cả yếu tố lịch sử hình thành nên xãhội lúc bấy giờ Nhìn chung, đây là một tác phẩm rất có giá trị về phươngpháp luận nghiên cứu khoa học, đồng thời là bộ sưu tập các hình ảnh tư liệukhá phong phú về các vấn đề kiến trúc, xã hội, văn hóa liên quan đến các ngôiđình Việt Nam từ trước đến nay Tuy nhiên, trong loại hình kiến trúc đìnhNam bộ, tác giả chỉ dừng lại ở sự mô tả về hình thức cấu trúc, thần phả, hìnhthức trang trí nội thất, lễ lạc và vài thay đổi về cấu trúc
Đình Mỹ Thới, tuy nằm trong phạm trù nghiên cứu về các ngôi đình làngNam bộ, nhưng ngoài bộ hồ sơ di tích cấp tỉnh còn miêu tả sơ lược đến bâygiờ chưa có công trình nghiên cứu chiều sâu nào về vấn đề này Dựa trênnghiên cứu của những người đi trước, cùng với xu hướng trở về nguồn, bảo
vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phổ biến trong toàn quốc, tôi sẽ đi sâuvào nghiên cứu về vấn đề này
Trang 143 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là về lịch sử, kiến trúc và những giá trị văn hóatruyền thống của đình Mỹ Thới (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề trong khoảng thời gian
từ khi thành lập đình đến năm 2014
Về không gian: Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là về lịch sử, kiến trúc
và những giá trị văn hóa truyền thống của đình Mỹ Thới Ngoài ra đề tài còn
so sánh vấn đề trong không gian chung của hệ thống đình làng ở Nam bộ
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Nguồn sử liệu vật chất: gồm các hiện vật, các công trình kiến trúc, nghệthuật, lăng tẩm, các di tích lịch sử, cách mạng ở địa phương
Tư liệu văn bản: Gồm các tài liệu lưu trữ của chính quyền, chi bộ, Đảng
bộ Đảng Cộng sản, Bảo tàng An Giang, các đoàn thể ở địa phương
Tư liệu thành văn: Gồm các công trình nghiên cứu đã được xuất bản nhưHội thảo, luận văn, luận án, sách, báo,tạp chí, địa chí,…
Tư liệu hồi ký, truyện kể dân gian, lễ hội,
Tài liệu điền dã: Gia phả, hương ước, địa bạ,văn bia,…
Tài liệu nhân chứng: Ảnh chụp cá nhân, nhân chứng, vật chứng,…
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin về nghiên cứu lịch sử, sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháplogic là chủ yếu Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp sưu tầm, phươngpháp hệ thống và phân loại để phân tích, so sánh chọn lọc tài liệu từ đó rút ranhững nhận xét, kết luận
Trang 155 Đóng góp của đề tài
Đề tài đã khái quát về sự hình thành vùng đất Long Xuyên, An Giang
và phường Mỹ Thới để qua đó thấy được những nét đặc trưng riêng của ngôiđình về mặt kiến trúc, trang trí, lễ hội liên quan cũng như những giá trị về lịch
sử trong hệ thống đình làng ở Nam bộ, góp phần cung cấp một hồ sơ tư liệukhoa học nhằm góp phần xây dựng nền móng văn hóa dân tộc
Đề tài còn đi sâu vào nghiên cứu Thần tích Nguyễn Trọng Trì, một nhânvật lịch sử đã có nhiều công lao trong buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lượt
ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, qua đó góp phần cung cấp một hồ sơ tư liệu chonền sử học nước nhà
Làm tài liệu giảng dạy, học tập lịch sử địa phương, giáo dục cho thế hệtrẻ biết được ý nghĩa của đình, tác dụng của đình đối với việc duy trì đạo lý,xây dựng thuần phong mỹ tục ở địa phương
Làm tài liệu lưu truyền cho đình Mỹ Thới và nhằm giúp cho nhân dântrong địa phương hiểu sâu thêm về Thành Hoàng và ngôi đình làng của mình,
để duy trì, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lịch sử của đình làng Mỹ Thới
Chương 2: Kiến trúc đình làng Mỹ Thới
Chương 3: Tín ngưỡng và lễ hội đình làng Mỹ Thới
Chương 4: Đình làng Mỹ Thới trong không gian chung của đình làngNam bộ và đời sống tinh thần của nhân dân địa phương
Cuối cùng là Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 16CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA ĐÌNH MỸ THỚI
1.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa của phường Mỹ Thới và thành phố Long Xuyên
Long Xuyên là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang đồng thời cũng
là một trong các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỷ thuật củavùng đồng bằng sông Cửu Long Năm 1999, Long Xuyên chính thức trởthành thành thành phố của tỉnh An Giang; năm 2009, thành phố Long Xuyênđược chính phủ công nhận là thành phố loại II trực thuộc tỉnh An Giang Năm
2013, thành phố Long Xuyên có diện tích tự nhiên 115,3439 km2, dân số280.635 người [35; 14], gồm 11 phường và 2 xã Thành phố Long Xuyêncách thủ đô Hà Nội 1950 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh(TP.HCM) 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới Campuchia 45 km đườngchim bay Tây Bắc giáp huyện Châu Thành, đường ranh giới dài 12,446 km.Đông Bắc tiếp giáp với huyện Chợ Mới Tây giáp huyện Thoại Sơn với chiềudài đường ranh giới là 10,054 km Nam giáp quận Thốt Nốt của thành phốCần Thơ
Nằm bên phía hữu ngạn sông Hậu, thành phố Long Xuyên khá phát triển
về thương mại, công nghiệp chế biến thủy sản, chế biến lương thực thựcphẩm Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Long Xuyên tăng8,6% Trong đó, khu vực thương mại – dịch vụ tăng 11,54% chiếm 78,46%
cơ cấu kinh tế của thành phố Thu nhập bình quân đầu người là 86,5 triệu [1;65]
1.1.1 Long Xuyên trong thời kỳ đầu khai phá
Vùng đất An Giang nói chung, Long Xuyên nói riêng, là vùng đất đượckhai phá muộn hơn so với các vùng đất khác của công cuộc khẩn hoang ở
Trang 17Nam kỳ Trước khi những lưu dân người Việt đến khai phá thì vùng đất nàyvẫn còn hoang vu Châu Đạt Quan – sứ thần của nhà Nguyên, sang thăm kinh
đô Angkor vào năm 1296, khi đi ngang qua vùng đất này đã ghi nhận lại:
“Vào nữa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng ruộng
bỏ hoang, không có một gốc cây nào Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy rẫy Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng tụ họp từng bầy trong vùng này” [80;
50].
Sang thế kỷ XVIII, khi lưu dân người Việt bước chân đến khai khẩn, lập
làng thì vùng đất Long Xuyên lúc bấy giờ vẫn còn là “rừng rậm hàng mấy
nghìn dặm” [345; 20] Đến năm 1757, chúa Nguyễn lập đạo Châu Đốc để
trông coi việc biên thùy, thì vùng đất này chỉ có vài đồn trại đóng rải rác vàmột ít xóm người Việt mà phần lớn là binh lính Để tự túc lương thực, họ đã
tiến hành khai phá đất đai chung quanh đồn trại, dần dần về sau “dân chúng
đã tự động vào sinh cơ lập nghiệp” [11; 25] Đến năm 1780, vùng đất Long
Xuyên mới có người Việt đến khai hoang, lập làng, đầu tiên là Châu Trấn Ba(tức là Cù lao Ông Hổ ngày nay)
Năm 1789, tại vàm Tam Khê (nay là rạch Long Xuyên) phủ ĐôngXuyên được dựng lên để tăng cường phòng thủ đạo Châu Đốc, vốn thườngxuyên bị quân quân Xiêm – Chân Lạp quấy phá, cướp bóc Khi tình hình anninh trật tự được ổn định, thì cư dân người Việt hoặc tự động hoặc theo chínhsách di dân đến vùng đất Long Xuyên khai hoang lập thôn ấp Theo nhận xét
của Nguyễn Văn Hầu: “các thôn ấp lẻ tẻ đó bao giờ cũng được lập nên chung
quanh các doanh trại, các đồn bảo an gần bờ rạch, ven sông” [11; 25] Ở
Long Xuyên, điểm tập trung cư dân đến khai hoang đông nhất là xung quanhthủ Đông Xuyên Sau khi Nguyễn Ánh Chiếm lại Gia Định, công cuộc khaihoang ngày càng đẩy mạnh Những chức điền tuấn quan được đặt ra, nhữngbinh lính và cư dân đều bị bắt buộc đi vỡ ruộng; ruộng đất được cấp phát, trâu
Trang 18bò và canh vụ được giúp đỡ Với những biện pháp trên; vùng đất Long Xuyênbắt đầu khởi sắc, từ những điểm định cư có từ trước, lưu dân khai phá đất đai
mở rộng diện tích vùng cư trú Diện tích không còn hẹp trong phạm vi ChâuTrấn Ba, xung quanh thủ Đông Xuyên, mà nó còn mở rộng lên Bình Đức, MỹHòa và xuống tận Mỹ Thạnh…
Bước sang đầu thế kỷ XIX, dưới triều Gia Long (1802 – 1820), khi tìnhhình biên giới tương đối ổn định, công cuộc khai phá bờ phía tây sông Hậuđược đẩy mạnh Bên cạnh đó, việc vua Gia Long giao cho Nguyễn Văn Thoạichỉ huy việc đào vét sông Đông Xuyên nối hữu ngạn sông Hậu ra biển Tây tạiRạch Giá để giao thông giữa Trấn Vĩnh Thanh và Hà Tiên được dễ dàng trongmùa khô, đã thúc đẩy quá trình khai hoang lập làng Trên vùng đất LongXuyên ngày nay, ngoài thôn Mỹ Thạnh đã hình thành thêm hai thôn mới
“Bình Đức, Mỹ Phước” [155; 22] Tuy đất rộng nhưng dân cư phần lớn sinh
sống tập trung bên vàm Đông Xuyên và các bãi đất bồi ven sông Hậu Bếnchợ Long Xuyên tuy nhỏ bé nhưng đã hình thành
Đến nữa đầu thế kỷ XIX, sự thâm nhập của lưu dân người Việt vào vùngđất Long Xuyên diễn ra liên tục và mạnh mẽ hơn Họ tiếp tục lấn dần và khai
phá các vùng đất hoang, “đất đai trồng trọt được mở rộng, dân cư ngày càng
đông đúc hơn” [11; 39] Nhiều thôn mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ
thôn cũ, địa giới các thôn Bình Đức và Mỹ Phước thu hẹp dần Theo địa bạ
An Giang (1836), thôn Bình Đức được xác định phía đông giáp sông lớn, phíatây giáp với rạch Tầm Vu, thôn Vĩnh Thuận và rừng; phía nam giáp với rạchĐông Xuyên, nhìn sang thôn Mỹ Phước; phía bắc giáp với rạch Trà Ôn, thônBình Hòa Trung (xứ Chắc Cà Đao, Mạt Cần Dưng), qua sông lớn giáp thôn
Mỹ Hội Đông, tức gồm các phường Bình Khánh, Bình Đức, các xã MỹKhánh và Mỹ Hòa Hưng ngày nay Thôn Mỹ Phước, phía đông giáp sông lớn;phía tây giáp thôn Mỹ Đức; phía bắc giáp rạch Đông Xuyên và nhìn sang thôn
Trang 19Bình Đức, tức gồm các phường Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Xuyên,
Đông Xuyên, Mỹ Hòa ngày nay Thôn Mỹ Thạnh “ở ba xứ Cái Sắn, Cái Lao,
Cái Ngôi Đông giáp rạch Cái Sắn và địa phận thôn Thới Thuận Tây giáp rạch Cái Ngôi và địa phận thôn Mỹ Đức Nam giáp rừng; Bắc giáp sông lớn”
[255; 18]
Tóm lại, vùng đất định cư đầu tiên của người Việt ở Long Xuyên làChâu Trấn Ba Về sau, cư dân tìm đến vàm sông Đông Xuyên để trú ngụ, khaiphá ruộng đất, lập làng Quá trình hình thành các cụm dân cư người Việt ởLong Xuyên phát triển theo tuyến từ Châu Trấn Ba qua vàm sông ĐôngXuyên lên Bình Đức, xuống Mỹ Thạnh, rồi vào Mỹ Hòa Quá trình này kéodài hơn nữa thế kỷ Những người Việt đầu tiên đến vùng Long Xuyên gồmnhiều thành phần khác nhau Đầu tiên, là những người nghèo khổ, không sốngnổi ở quê hương, từ miền Trung lần bước vào Nam tìm kế sanh nhai Tiếp
theo, “là những người lính biên phòng được triều đình sai phái, bắt buộc vào
Nam, vừa bảo vệ biên cương, giữ trị an vừa mở rộng lập vườn xung quanh cứ điểm quân sự” [28; 41] Khi mãn hạn ở lại làm ăn, lập gia đình, lâu ngày trở
thành dân bản xứ Cuối cùng là những người có tiền của, quyền thế chiêu mộdân nghèo ở miền Trung vào khai khẩn theo chính sách dinh điền của triềuNguyễn
Bên cạnh các cuộc di cư khẩn hoang của người Việt, vào những năm 80của thế kỷ XVIII, người Hoa cũng có mặt ở An Giang, do trước đây một bộphận người Hoa theo Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đến định cư tại cù laoCây Sao (huyện Chợ Mới ngày nay) Đầu thế kỷ XX, số lượng người Hoasinh sống ở Long Xuyên khá đông Năm 1905, ở Long Xuyên có 644 người
và đầu năm 1927 tăng lên 1.912 người [44; 66] Đa số người Hoa sinh sốngbằng nghề thủ công và buôn bán
Trang 201.1.2 Sự xác lập hành chính Long Xuyên qua các thời kỳ lịch sử
Theo Gia Định thành thông chí, Long Xuyên xưa kia là thuộc vùng đấtTầm Phong Long của Chân Lạp Vùng đất này hầu như còn hoang vu Khichúa Nguyễn đến thiết lập chính quyền ở Gia Định (1698), ngay bên bờ sôngsông Hậu đã có người Việt rải rác sinh sống
Năm Đinh Sửu (1757), để tạ ơn cứu giúp làm vua nước Chân Lạp, NặcÔng Tôn dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn Chúa Nguyễn Phúc
Khoát tiếp nhận, lệnh cho Trương Phước Du và Nguyễn Cư Trinh “lấy xứ Sa
Đéc đặt thành đạo Đông Khẩu, xứ Cù Lao Giêng ở Tiền Giang đặt làm đạo Tân Châu, xứ Châu Đốc ở Hậu Giang làm đạo Châu Đốc, rồi lấy binh dinh Long Hồ đến gìn giữ nơi địa đầu trọng yêu ấy” [114; 22] Như vậy, về mặt
quân sự, vùng đất Long Xuyên lúc này trực thuộc đạo Châu Đốc
Sau khi lên ngôi vua, vào năm 1805, Gia Long chia Nam bộ làm 5 trấn.Vùng đất Long Xuyên thuộc Vĩnh Trấn Năm 1808, Vĩnh Trấn đổi thànhVĩnh Thanh Trấn Vĩnh Thanh có một phủ Định Viễn và bốn huyện VĩnhBình, Tân An, Vĩnh An, Vĩnh Định Huyện Vĩnh Định quá rộng, phạm vi từbiên giới Việt Nam – Campuchia xuống đến giáp biển, qua phía Rạch Giá,với 37 thôn, chưa được chia ra tổng vì dân cư còn thưa thớt Địa bàn LongXuyên dưới thời vua Gia Long (1802 – 1820) nằm ở ba thôn Bình Đức, MỹPhước, Mỹ Thạnh thuộc huyện Vĩnh Định của trấn Vĩnh Thanh
Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh Gia Định được chia làm
6 tỉnh, còn gọi là Nam Kỳ lục tỉnh: Phiên An (Gia Định), Biên Hòa, ĐịnhTường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên Tỉnh An Giang lúc này có 2 phủ:phủ Tuy Biên gồm huyện Tây Xuyên và Phong Phú; phủ Tân Thành gồmhuyện Vĩnh An và Đông Xuyên Theo bản đồ hành chính, Long Xuyên ngàynay thuộc huyện Tây Xuyên gồm có các thôn: Mỹ Phước, Mỹ Thạnh (thuộc
Trang 21tổng Định Phước), Bình Đức (thuộc tổng Định Thành) Từ đây, vùng đấtLong Xuyên thuộc tỉnh An Giang.
Năm 1868, sau khi chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp tiến hành thiếtlập các đơn vị hành chính, tỉnh An Giang xưa chia làm ba hạt tham biện:Châu Đốc, Sa Đéc, Ba Xuyên Long Xuyên thuộc hạt Châu Đốc, rồi đến năm
1876 thuộc hạt Long Xuyên, lỵ sở đặt tại thôn Bình Đức
Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer áp dụng Nghị địnhngày 20 tháng 12 năm 1889, bãi bỏ các hạt thành tỉnh Tỉnh An Giang xưa
chia làm 5 tỉnh: “Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng với
tình trạng khá ổn định Cấp bậc hành chính mới sẽ là: tỉnh, quận (bỏ phủ và huyện), tổng và xã (thay cho các tên thôn xã phường ấp cũ)” [94; 18] Năm
1917, địa bàn Long Xuyên có bốn xã Mỹ Phước, Mỹ Thạnh (Tổng ĐịnhPhước), Bình Đức, Mỹ Hòa Hưng (tổng Định Thành) thuộc quận ChâuThành, tỉnh Long Xuyên Đến năm 1957, địa bàn Long Xuyên có 5 xã BìnhĐức, Mỹ Hòa Hưng, Phước Đức (tổng Định Thành), Mỹ Phước, Mỹ Thới(tổng Định Phước) thuộc quận Châu Thành, Tỉnh An Giang Năm 1959, xãPhước Đức nhập vào xã Bình Đức và Mỹ Phước Long Xuyên là tỉnh lỵ củatỉnh An Giang năm 1975
Về phía chính quyền cách mạng, sau tháng 8 – 1945, địa bàn LongXuyên thuộc quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên Ngày 12 – 9 – 1947, LongXuyên thuộc quận Châu Thành tỉnh Long Châu Hậu theo chỉ thị số 50 của Ủyban kháng chiến hành chánh Nam bộ và đến cuối năm 1950, thuộc tỉnh LongChâu Hà Từ năm 1956, Long Xuyên thuộc huyện Châu Thành, tỉnh AnGiang Năm 1957, tách ra khỏi huyện Châu Thành, thành lập thị xã LongXuyên Theo quyết định của Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, phù hợpvới yêu cầu cách mạng, sau khi điều chỉnh địa giới các tỉnh, tháng 5 năm
1974, thị xã Long Xuyên thuộc tỉnh Long Châu Hà
Trang 22Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tháng 2năm 1976, Long Xuyên là thị xã thuộc tỉnh An Giang, với bốn xã Bình Đức,
Mỹ Bình, Phước Mỹ và Mỹ Phước Ngày 27 – 1 – 1977, nhập xã Mỹ Thớicủa huyện Châu Thành vào thị xã Long Xuyên Ngày 1 – 3 – 1977, theo quyếtđịnh của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, thị xã Long Xuyên gồm bốnphường là Bình Đức, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Phước và hai xã Mỹ Hòa, MỹThới Ngày 23 – 8 – 1979, sáp nhập xã Mỹ Hòa, Mỹ Thới Ngày 23 – 8 –
1979, sáp nhập xã Mỹ Hòa Hưng của huyện Châu Thành vào thị xã LongXuyên Ngày 12 – 1 – 1984, thành lập thêm ba phường, xã: phường MỹXuyên (tách từ các khóm 4, 7 của phường Mỹ Long và một phần ấp TâyKhánh A của xã Mỹ Hòa), Xã Mỹ Khánh (tách từ ấp Bình Hòa của xã MỹHòa và một phần khóm Bình Khánh của phường Bình Đức), xã Mỹ Thạnh(tách các ấp Thới Thạnh, Thới An, Đông Thạnh và một nửa ấp Long Hưngcủa xã Mỹ Thới) Lúc này, thị xã Long Xuyên có 5 phường và 5 xã
Ngày 1 – 3 – 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/1999/NĐ – CPthành lập thành phố Long Xuyên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị
xã Long Xuyên Ngày 2 – 8 – 1999, thành lập thêm các phường Mỹ Thạnh(tức xã Mỹ Thạnh), phường Mỹ Thới (từ xã Mỹ Thới), phường Mỹ Quý (tách
ra từ phường Mỹ Phước), phường Bình Khánh (tách ra từ phường Bình Đức).Ngày 12 – 4 – 2005, thành lập thêm phường Đông Xuyên (tách ra từ phường
Mỹ Xuyên) và phường Mỹ Hòa trên cơ sở xã Mỹ Hòa Ngày 14 – 4 – 2009,Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 474/QĐ – TTg công nhận thành phốLong Xuyên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang
Hiện nay, thành phố Long Xuyên có 11 phường là: Bình Đức, Mỹ Bình,
Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Xuyên, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Quý, BìnhKhánh, Đông Xuyên, Mỹ Hòa và hai xã Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh
Trang 231.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của phường Mỹ Thới
Phường Mỹ Thới khi mới khai hoang lập làng có tên là thôn Mỹ Thạnhthuộc huyện Vĩnh Định, trấn Vĩnh Thanh Phường Mỹ Thới ngày nay gồm 12
ấp, là một trong 14 phường xã của thành phố Long Xuyên – tỉnh An Giang.Theo Nghị định số 64/1999/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 1999 của Chính
phủ, thì phường Mỹ Thới được thành lập “trên cơ sở toàn bộ 2.000,31 ha
diện tích tự nhiên và 19.875 nhân khẩu của xã Mỹ Thới” [1;46] Địa giới hành
chính phường Mỹ Thới: Đông giáp xã Hoà Bình và xã Hoà An (huyện ChợMới); tây giáp xã Phú Hoà (huyện Thoại Sơn); nam giáp phường Mỹ Thạnh;bắc giáp phường Mỹ Quý Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt 96,8triệu đồng/người [1; 64]
Phường Mỹ Thới là một phường có cơ cấu kinh tế đa dạng gồm Thươngmại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp Tuy nhiên, một nétđăc biệt trong cơ cấu kinh tế của phường là ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷtrọng lớn trong kết cấu kinh tế của phường Do chịu ảnh hưởng bởi truyềnthống lao động từ khi khai hoang lập làng cho đến bây giờ, cho nên, mặc dùđây là phường nằm trong nội ô thành phố nhưng đại đa số người dân sốngbằng nghề trồng trọt và chăn nuôi
Khi đặt chân vào vùng đất mới, điều đầu tiên mà lưu dân phải nghĩ vàlàm ngay là chọn nơi lập nghiệp, thích hợp cho nơi ở, dễ tìm cái ăn và đi lạitrao đổi hàng hóa vì nhu cầu cuộc sống Dân cư ở vùng Mỹ Thới xưa, baogồm người dân bản địa và lưu dân người Kinh từ các nơi khác đến định cư lậpnghiệp Ban đầu người di dân thường cất nhà và định cư trước tiên ở nhữnggiông đất cao ven sông Hậu, 2 bờ sông, kinh, rạch, đây là những nơi có điềukiện khai phá thuận lợi Trong giai đoạn đầu, vì số người mới đến phần đông
là những nông dân nghèo khổ, thiếu thốn đủ mọi thứ như vốn, nông cụ, trâu
Trang 24bò…, cho nên số ruộng đất mà mỗi người trưng khẩn được thường chỉ mộtdiện tích nhỏ bé
Để biến rừng hoang cỏ rậm thành đất canh tác, người dân tiến hành khẩnhoang mở đất Việc này đòi hỏi rất nhiều nhân lực và công sức Theo Gia
Định Thành Thông Chí thì ở “trấn Vĩnh Thanh toàn là ruộng bàu không dùng
trâu cày được, phải đợi lúc cuối hạ đầu thu, có nước mưa đầy dẫy, phát bỏ cây lùng (năn), cây lác, kéo cỏ be bờ, rồi trang đất cấy mạ” [193; 22].
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, công cuộc khai phá ở thôn Mỹ Thạnh pháttriển khá mạnh so với thới kỷ trước và đạt nhiều thành quả đáng kể Theo kết
quả đo đạt năm 1836, diện tích khai phá của thôn Mỹ Thạnh là “406 mẫu 6
sào 8 thước” [ 255; 18]
Sau khi ra sức khai hoang mở đất, việc canh tác tiến hành thế nào cho
kết quả cũng không dễ dàng, mặc dù nơi đây là đất tốt Theo Gia Định Thành
Thông Chí, lúc mới khai thác, ruộng ở vùng đất Vĩnh Thanh là loại sơn điền(tức ruộng cao, ruộng gò) và người nông dân thuở ấy đã biết áp dụng hìnhthức canh tác phù hợp với từng loại ruộng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao
Đối với ruộng gò, “khi đầu khai khẩn thì đốn chặt cây cỏ, để khô đốt làm
phân tro đợi khi mưa thì trồng lúa, không cần cày bừa, đem sức ra ít mà lại thì nhiều” [192; 22].
Tuy nhiên, cư dân luôn phải đối phó với lũ lụt, với thú dữ, với nhữngđiều kiện có hại cho cuộc sống Năm nào có lũ lụt lớn, sinh hoạt đời sống của
người dân gặp nhiều khó khăn, thậm chí đói ăn Cuộc sống khó khăn khắc
nghiệt đó, không những đòi hỏi người nông dân không ngừng phấn đấu vượtkhó mà còn thích ứng vá sống chung với những điều kiện khắc nghiệt đó Họluôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau xây dựng quê hương mới củamình Trải qua nhiều năm, lần lần những đức tính đó đã trở thành truyềnthống Và truyền thống lao động cần cù đó đã gắn kết cuộc sống của họ vào
Trang 25những mảnh đất mà cha ông đã để lại, họ phấn đấu lao động sản xuất để cảithiện cuộc sống để đưa phường Mỹ Thới ngày càng phát triển
Nhờ vị trí trải dài theo bờ sông Hậu đã tạo nên lượng phù sa dồi dàophục vụ cho trồng lúa, rau màu và trông cây công nghiệp ngắn ngày Bêncạnh đó, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật vào mảnh đất canh táccủa mình mà người dân đã làm cho bộ mặt nông nghiệp của phường Mỹ Thớithay đổi rõ rệt trong những năm qua và trở thành một trong những phườngđứng đầu thành phố Long Xuyên về sản lượng nông nghiệp Về trồng trọt
“Năm 2014, thu hoạch trọn vẹn 3 vụ lúa trong năm, năng suất lúa bình quân
8 tấn/ha Diện tích gieo trồng trong năm đạt 3.180 ha, trong đó diện tích lúa 3.102, 16 ha, hoa màu 77, 84 ha, sản lượng lúa đạt khoảng 25.297,28 tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 120 trđ/ha/năm (tăng 15 trđ/ha so năm 2013")” [1; 64] Bên cạnh ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi cũng khá phát
triển Phường Mỹ Thới có nghề chăn nuôi gia cầm phát triển từ rất sớm và trởthành vùng cung cấp chính số lượng gia súc gia cầm cho thành phố LongXuyên.Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của Ủy ban nhân
phường Mỹ Thới thì “Tổng đàn gia súc của toàn phường 1.379 con, gia cầm
21.930 con” [1; 64] Ngành nuôi trồng thủy sản chỉ mới phát triển trong thời
gian gần đây, tuy nhiên với sự phát triển của ngành chế biến thủy sản cũng đã
cho thấy tiềm năng phát triển của mình Năm 2014,“Diện tích ao hầm nuôi
thủy sản toàn phường là 107 ha, tổng sản lượng đạt 10.900 tấn” [1; 64], chủ
yếu là cá tra, cá trê, rô phi, cá lốc, cá điêu hồng, lươn,…
Bên cạnh nông nghiệp thì việc sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng pháttriển Phường Mỹ Thới tồn tại rất nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệpnhư nghề làm lò, nghề làm bún, nghề than tổ ông nhưng nổi tiếng nhất là nghềlàm lưỡi câu Sản phẩm của làng nghề rất phong phú với hơn 10 chủng loại cótên lưỡi câu rùa, hòa ung, ó, câu đúc, móng heo, vịnh chèo… với gần 30 kích
Trang 26cỡ lớn nhỏ khác nhau Các sản phẩm phải qua gần chục công đoạn làm rất tỉ
mỉ, phức tạp như quay dây, vuốt thẳng, chặt thành đoạn, cắt ngạnh, quay mũi,
gõ mũi, uốn lưỡi, dập đích, xóc bóng Cái hay của nghề làm lưỡi câu là các hộsản xuất đã tính toán tổ chức làm theo hình thức dây chuyền, mỗi lao độngphụ trách một công đoạn, nhờ vậy quen tay nên làm ra sản phẩm rất nhanh,đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng được người tiêu dùng tín nhiệm
1.2 Quá trình lập đình
Thoạt đầu, người đi khai hoang lẻ loi, công cụ lao động thuở ấy còn quáthô sơ nên phải chọn những giòng đất cao ráo dọc hai bên sông rạch để làmnơi định cư sinh sống, rồi mới lần lượt mở rộng dần địa bàn cư trú và diện
tích canh tác, theo cách lấn chiếm Nhờ sáng tạo ra kỷ thuật “đào mương, lên
liếp”, họ mở rộng địa bàn sinh sống và sản xuất xuống vùng đất trủng thấp.
Tiến trình của việc xác lập đơn vị cư trú đầu tiên là xóm, sau đó mới pháttriển thành ấp, rồi mới lập làng Khi lập làng, họ phải làm đơn, trong đơn phải
kê rõ số dân đinh, diện tích đất đai đã khai khẩn, ranh giới cụ thể Quan trênxác minh tường tận, rồi mới cáo bẩm về triều đình Khi có lệnh của triều đình,làng mới tách khỏi làng cũ
Khi làng mới được hình thành thì nó luôn luôn đòi hỏi những cơ sở côngích Trước hết là lập chợ, sau đó xây cầu, đắp lộ, Đồng thời thiết chế văn
hóa đình, chùa, miễu, võ là nhu cầu tinh thần cơ bản của một làng Theo Minh
điều hương ước, chỉ có xã và thôn mới được phép lập đình và võ, là một thứ
“công sở” của thôn, là điểm canh của “đội dân phòng” và nơi thờ Tiên sư.
Những người có công khai hoang lập làng, lúc sống được làm hương chức,khi chết được tôn làm “tiền hiền khai khẩn”, còn người có công khai thị, tukiều, bồi lộ được tôn làm “ Hậu hiền khai cơ” Đặc biệt người có công tái lậplàng hay tách làng lập làng mới được tôn làm “Hậu hiền khai khẩn”
Trang 27Trong thiết chế văn hóa của làng Việt, đình là cơ sở tín ngưỡng có tínhchất chính thống Việc ông thần Thành Hoàng của làng được vua phong sắc làviệc quan trọng vì sắc thần tự nó được coi là sự công nhận chính thức của nhànước về sự hợp pháp của làng Có làng thì phải có đình, chính vì vậy sau khilưu dân lập làng thì đã tiến hành xây dựng đình
Đình Mỹ Thới cũng được hình thành thành trong bối cảnh chung đó.Đình Mỹ Thới thuộc ấp Long Hưng I, phường Mỹ Thới, thành phố LongXuyên, tỉnh An Giang, nằm bên bờ hữu sông Hậu cách Thành phố LongXuyên 5 km Đình nằm trên một nền cao tại ngã ba vòm rạch Cống Bà Thứ vàrạch Cái Sao Đình Mỹ Thới được xây dựng vào thời lập làng Mỹ Thạnh nênlúc sơ khai còn được gọi là đình Mỹ Thạnh Đến năm Nhâm Thân (1932)nhằm năm Bảo Đại thứ 7, do tình hình nền hành chính và mật độ dân cư lúcbấy giờ, hai làng Mỹ Thạnh và Thới Tây Trung nhập lại thành một làng Đểhài hòa giữa hai làng và để ghi lại dấu tích của hai làng cũ, chính quyền lúc
đó mới lấy hai chữ đầu của hai làng Mỹ Thạnh và Thới Tây Trung ghép lạithành làng Mỹ Thới nên đình cũng được đổi tên là đình Mỹ Thới Sau khimiền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 12/1/1984, trên cơ
ở tách ra từ ấp Thới Thạnh, Thới An, Đông Thạnh và một nữa ấp Long Hưngcủa xã Mỹ Thới đã thành lập ra xã Mỹ Thạnh, nhưng người dân địa phươngvẫn gọi là đình Mỹ Thới cho đến ngày nay
Năm 1816 nhằm niên hiệu Gia Long thứ 15, tại trấn Vĩnh Thanh, huyệnVĩnh Định làng Mỹ Thạnh được thành lập Năm 1920, nhằm năm Minh Mạngnguyên niên, các hương lý trong làng cùng đứng ra cất lên một ngôi đình MỹThạnh, thờ vị Thần Thành Hoàng để phù trợ cho dân làng được bình yên vàmùa màng tươi tốt và cũng là nơi sinh hoạt văn hóa chung cho lưu dân tronglàng
Trang 28Lúc mới lập, đình Mỹ Thạnh được xây dựng bằng cây lá đơn sơ trênphần đất do ông Nguyễn Văn Hiền hiến tặng, tọa lạc tại ngã ba rạch Gòi Lớn
và vàm một con rạch nhỏ không có tên ăn thông với rạch Gòi Bé Tiền diệnđình quay về hướng kiền, trước sân đình có cất hai cái miễu hai bên, bên phảithờ Ngũ hành, bên trái thờ Sơn quân và cách đó khoảng 30m sát theo con lộ
bờ rạch có một cái am cắt theo kiểu dáng miễu cho nên nhân dân trong làngquen gọi “Ba miễu” và cũng kể từ đó con rạch nhỏ không tên này được mangdanh là rạch Ba Miễu lưu truyền cho đến ngày nay
Đến năm 1900, nhằm năm Thành Thái thứ 12, ông Ngô Văn Diệmđương chức Hương chủ trong làng, tự xuất tiền mua một mẫu đất tại rạch CáiSao để vợ là Võ Thị Xuân đứng tên và hiến cho đình, trong bộ điền thổ ghi là
đất “Thổ võ” Sau đó, ông chủ Diệm mới tiến hành cho di dời đình Mỹ Thạnh
về phần đất này và xây dựng lại ngôi đình rộng lớn, kiên cố với mái ngói đạiống, tường gạch xây, nền gạch tàu như kiểu dáng hiện nay
Trải qua thời gian dài đình bắt đầu xuống cấp, năm 1962 ông Khâu VănTiến cùng ban quản trị đình sửa chữa lại những phần hư mục, thay nhữngphần cột kèo bằng gỗ ở phần võ ca và võ qui bằng bê tông cốt thép và thay bộcửa sắt ở chánh điện
Do nằm sát vàm rạch Cái Sao nên mùa nước lũ nền võ ca đình bị ngập.Năm 1992 bà con địa phương cùng đóng góp nâng nền và lót gạch bông phần
võ ca, võ qui và thay một số ngói đại ống đã bị hư dột bằng ngói Phú Hữu.Năm 1994 – 1995 đình cho gắn thêm các mặt thông gió ở xung quanh để đìnhthêm thoáng mát Năm 1997 theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân phường MỹThới đình lập thêm bàn thờ liệt sĩ ghi danh 36 anh hùng liệt sĩ xã Mỹ Thới đã
hi sinh trong các thời kỳ chiến tranh
Tóm lại, Đình Mỹ Thới được xây dựng đến nay đã gần 200 năm và đãđược 2 lần sắc phong của Vua Thành Thái (sắc phong bị mất) và Bảo Đại
Trang 29năm 1942 [2; 6] Mặc dù Đình đã được sửa chữa nhiều lần nhưng đại thểĐình vẫn giữ được lối kiến trúc nghệ thuật nguyên gốc của nó Đình Mỹ Thớiđược Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuậttheo quyết định số 288/QĐ – UB ngày 18 tháng 02 năm 2000.
1.3 Những vấn đề lịch sử liên quan
Tiếp nối truyền thống yêu nước của cha ông, trong chiến tranh Đìnhkhông chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân địa phương màđình còn cùng nhân dân xã Mỹ Thới đóng góp nhiều công lao vào công cuộcchống giặc cứu nước
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đã tạo ra sự chuyển biến trongđời sống nhân dân, nhưng cững đặt ra nhiều vấn đề khó khăn như giải quyếtviệc ăn mặc, học hành, giữ gìn an ninh trật tự xóm làng Dù tình hình thậtkhẩn trương, nhưng nhân dân Mỹ Thới vẫn đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hộinước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngày 6/1/1946, đình Mỹ Thới được chọnlàm địa điểm vận động nhân bầu cử Quốc Hội do chính quyền nhân dân địaphương tổ chức gồm các đồng chí Nguyễn Văn Cư phụ trách chung, đồng chíMai Văn Lầu phụ trách nội chính và đồng chí Tô Văn Bửng đoàn phó Thanhniên Tiền Phong chịu trách nhiệm an ninh Trong ngày diễn ra bầu cử, mặc dùthực dân Pháp cho tàu chạy trên sông Hậu xả súng vào hai bên bờ sông để pháhoại bầu cử, khủng bố tinh thần của quần chúng nhân dân, nhưng cuộc bầu cửvẫn đạt kết quả tốt đẹp, nhân dân đã chọn được 3 đại biểu của Ủy ban Khángchiến là đồng chí Ung Văn Khiêm, đồng chí Tô Kim Mới và đồng chí NguyễnThị Hạnh Thắng lợi của cuộc bầu cử đã thể hiện tinh thần của nhân dân MỹThới là tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hết lòng ủng hộ kháng chiến Nócòn thể hiện ý chí độc lập, dân chủ, tự do và tinh thần đoàn kết, thống nhấtdân tộc, một lòng chống giặc
Trang 30Cũng trong thời gian này, đình Mỹ Thới với vị trí chiến lược của mìnhnên đã được chọn là căn cứ của bộ chỉ huy Thanh niên Tiền phong để chặnđánh quân Pháp tái chiếm lại Long Xuyên Ngày 23 – 9 – 1945, thực dânPháp dựa vào quân đội Anh đã nổ súng tấn công Sài Gòn, nền độc lập bị đedọa nghiêm trọng Sau khi tiến chiếm một số tỉnh ở Đồng bằng sông CửuLong, đầu tháng 1 – 1946, quân Pháp cho tàu chiến từ Cần Thơ lên LongXuyên bắn phá mở đường thăm dò với 2 tàu Công voa kéo theo hai ghe chàichở súng đạn, lương thực Theo sự chỉ đạo của tỉnh ủy, quận ủy Châu Thành –Long Xuyên khẩn trương lãnh đạo việc củng cố, phát triển lực lượng vũ trangbảo vệ nội ô và các vùng ven Phân đội vũ trang tỉnh do đồng chí Bùi VănDanh chỉ huy phục kích địch từ Mỹ Thới đến Mỹ Phước, bộ chỉ huy Thanhniên Tiền phong đóng tại đình Mỹ Thới Ngày 18/2/1946 nhận được tin tàuPháp đi từ Cần Thơ ngang qua Long Xuyên, lực lượng quân sự do đòng chíNguyễn Văn Nhung, Nguyễn Văn Tây lãnh đạo kết hợp với đồng chí Tô VănBửng phụ trách Thanh niên Tiền Phong tổ chứ đánh tàu Pháp tại vàm CáiSao Trung đội Cộng hòa vệ binh đóng tại đình Mỹ Thới với nhiều súng múc,sáng đạn chì và khẩu kanong phục quân từ vàm Cái Sao đến nhà máy ThanhNhã để bắn tàu địch Bị tập kích bất ngờ, địch bị tổn thương, bọn chúng phải
di chuyển qua bờ sông Hậu phía xã An Hòa để củng cố lực lượng, sửa chữaphương tiện rồi phản công lại ta bằng súng tiểu liên, trước hỏa lực mạnh nênlực lượng cách mạng phải rút lui Trận này tuy chưa đạt kết quả thắng lợinhưng trận đánh tàu Pháp lần này cũng gây tiếng van lớn đối với người dânđịa phương, đồng thời nó cũng là động lực thúc đẩy các phong trào đấu tranhtrong tỉnh
Ngoài ra, đình còn tổ chức hậu cần cung cấp lương thực nuôi quân vàcùng hưởng ứng “Tuần lễ vàng” do đồng chí Nguyễn Văn Cư, đồng chí MaiVăn Lầu – Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến và đồng chí Huỳnh Thiện Kế -
Trang 31Ủy viên Kinh Tế phụ trách kinh tài,… Quyên góp được nhiều vàng và đồng
để trao đổi vũ khí giúp cách mạng đánh Pháp “Ở Mỹ Thới, các bà Phan Thị
Hưởng, Nguyễn Thị Hường, mỗi người góp một dây chuyền vàng Bà Ngô Thị Oanh góp một đôi bông tai Ông Nguyễn Trường Tộ góp một chiếc vòng, ông Mai Văn Chương năm chỉ vàng, ông Mai Văn Bính một chiếc lắc hai chỉ vàng, ” [115; 4]
Như vậy, một đặc điểm đặc biệt trong vai trò của đình Mỹ Thới là đìnhkhông chỉ là nơi thờ tự, sinh hoạt văn hóa tính ngưỡng của người dân trongvùng mà còn là nơi tập hợp sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cuộckháng chiến chống thực dân Pháp Đình không chỉ là một di tích kiến trúcnghệ thuật mà còn là một di tích lịch sử cách mạng của phường Mỹ Thới
Tiểu kết chương 1
Long Xuyên là một thành phố của tỉnh An Giang, đồng thời cũng là mộttrong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – kỷ thuật củavùng Đồng bằng sông Cửu Long Nằm bên bờ sông Hậu, trải qua hơn 200năm kể từ ngày có tên đất (năm 1789, thủ Đông Xuyên được thành lập), địabàn Long Xuyên dù có nhiều biến đổi về địa giới hành chính, nhưng vẫn luôn
là trung tâm của một vùng đất kiên cường trong đấu tranh, năng động trongđổi mới và phát triển
Là một vùng đất được khai phá muộn của nước Đại Việt, nhưng vớitruyền thống lao động cần cù, chịu khó, ý thức cộng đồng bền chặt, nhữngngười dân Long Xuyên thuở đầu đã “khai sơn phá thạch”, lập nên những cánhđộng màu mỡ, những thôn làng trù phú bên dòng sông Hậu
Trong quá khai khẩn, lập làng của lưu dân người Việt trên vùng đấtLong Xuyên thì thôn Mỹ Thạnh (sau này là Mỹ Thới) được thành lập Vớiviệc thôn Mỹ Thạnh được thành lập, đòi hỏi những cơ sở công ích như chợ
Trang 32búa, đường sá, cầu cống,…Đồng thời thiết chế văn hóa đình chùa, miếu, võ lànhu cầu tinh thần của một làng Trên cơ sở đó, người dân đã gôm góp vật chất
để xây dựng đình Và đình Mỹ Thới được thành lập Ngôi đình nguyên thủyđược xây dựng bằng gỗ lá ở ngã ba rạch Ba Miễu, sau đó được xây lại bằngmáy ngối nền gạch tàu ở vàm gạch Cái Sao Trải qua nhiều lần trùng tu đình
có kiểu dáng kiến trúc như ngày nay Đình thờ thần Thành Hoàng của làngtức là vị thần bảo hộ của làng và thờ Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư,… những vị
có công trạng với làng
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình Mỹ Thới không chỉ là mộtthứ “công sở” của thôn, là điểm canh của “đội dân phòng” và nơi thờ tự, màcòn là một nơi để huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân đóng góp tiềncủa cho cách mạng, là nơi để tổ chức bầu cử quốc hội đầu tiên, là căn cứ của
bộ chỉ huy Thanh niên Tiền phong để ngăn bước tiến của quân Pháp trongviệc tái chiếm lại Long Xuyên
Đình Mỹ Thới hình thành đến nay gần hai thế kỷ, gắn liền với quá trìnhlập làng và đời sống văn hóa – xã hội địa phương Đình còn là nơi sinh hoạtvăn hóa tinh thần của bà con địa phương, là công trình kiến trúc nghệ thuậttiêu biểu từ thời phong kiến được bảo tồn đến ngày nay Chính vì vậy, Đình
Mỹ Thới được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xếp hạng là di tích kiến trúcnghệ thuật theo quyết định số 288/QĐ – UB ngày 18 tháng 02 năm 2000
Trang 33CHƯƠNG 2:
KIẾN TRÚC ĐÌNH MỸ THỚI
2.1 Không gian địa lí và mặt bằng tổng thể
Xuất phát từ cội nguồn của truyền thống văn hóa Việt Nam – văn hóanhận thức, vị trí đình thường được chọn dựa trên sự nhận thức của con người
về “âm dương, ngũ hành”, về “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”, quan trọng hơn là tư duy về một nền “văn hóa trọng tình” [81; 17] Do đó, ngôi đình
Nam bộ được xây dựng ở những vị trí thuận tiện nhất cho việc đi lại củangười dân trong xóm làng Ở Nam bộ đình, chùa, chợ thông thường được xâydựng gần nhau là một đặc điểm để thể hiện “văn hóa trọng tình” của cư dânNam bộ Đặc biệt, với những ngôi đình được xây dựng thời Pháp thuộc vớichức năng kết hợp giữa thần quyền và pháp quyền, thì những ngôi đình Nam
bộ kém bề thế và thường gắn với “bến đò” hay “bến đình” để dân chúng dễtiếp cận bằng phương tiện giao thông thủy khá phổ biến như ghe tam bản, đòdọc, đò ngang,…Trong tác phẩm Đình Nam bộ tính ngưỡng và nghi lễ có
đoạn viết như sau: “Cuộc sống cư dân Nam bộ gắn liền với sông nước nên
làng xã thường nằm dọc theo sông, rạch lớn Đình miếu là trung tâm văn hóa của địa phương nên thường được xây trên những gò đất cao ráo, nơi có phong cảnh đẹp Đăc biệt là phải ở ngã ba, ngã tư sông để dân làng tới lui thuận tiện Khi xây dựng đình chắc chắn người ta có chú ý đến yếu tố phong thổ, tuy nhiên, người ta cũng thực dụng nên du di quan niệm “thanh long, bạch hổ” để đưa vào những con rạch, con đường Để tôn tạo phong cảnh xung quanh, đình được trồng thêm nhiều loại cây: sao, dầu, da (đa)…là những loại cây thích hợp với vùng đất thấp hay bị ngậm lụt Bóng cây tỏa mát suốt năm, đó cũng là quan niệm “hiền vũ” của quan niệm phong thủy”
[25; 60] Trên cơ sở kế thừa những đặc điểm văn hóa trong việc xây dựng
Trang 34đình của cư dân Nam bộ, Đình Mỹ thới mặc dù đã hai lần di dời và trải quanhiều lần trùng tu nhưng đình vẫn còn mang đậm tính chất của một ngôi đìnhNam bộ lúc còn sơ khai.
Đình Mỹ Thới vốn trước đây là đình Mỹ Thạnh, được thành lập từ khithành lập thôn Mỹ Thạnh Là vùng đất gò triền gẫy bái có nhiều địa điểm choviệc xây dựng đình Đã có hai nơi được chọn để xây dựng đình
Do các quy chế khắc khe của của nhà Nguyễn trong việc lập đình, nênngôi đình Mỹ Thới nguyên thủy được xây dựng đơn sơ, chủ yếu chỉ để thờcúng Đình nguyên thủy được lợp lá trên bộ khung bằng gỗ và có hình dạngnhư một cái miễu Đình được xây dựng tại khu vực rạch Gòi Lớn, nằm ở ngã
ba rạch Gòi Lớn và rạch Ba Miễu ngày nay Địa điểm này ngày nay đã trởthành khu dân cư đông đúc không còn dấu vết của ngôi đình nguyên thủy.Ngôi đình hiện nay được xây dựng giữa trung tâm chợ Cái Sao, thuộckhóm Long Hưng 1, phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên, tỉnh AnGiang Đình nằm trên một nền đất cao bằng phẳng, tại ngã ba vàm rạch Cống
Bà Thứ và rạch Cái Sao
Đình được xây dựng theo thuật phong thủy Mặt tiền đình hướng Đônggiáp bờ sông hậu, hậu đình hướng Tây giáp với quốc lộ 91, bên hữu đình giápvới chợ Cái Sao, bên tả đình giáp với nhà dân Cách đình khoản 100m là bến
đò rạch Cái Sao Bến đò này nối liền giao thông giữa hai bờ sông Hậu, bến đòvừa là cảnh, vừa là nhu cầu của đời sống làng quê của người dân vùng sôngnước, vừa là điểm dừng của các phương tiện giao thông thủy và còn là nơitrung gian nối liền sinh hoạt đình với sinh hoạt dân gian; đây là sự chọn lựakhá tinh tường và tế nhị trong kiến tạo không gian ngoại thất đình Mặc dù,đường bộ rất phát triển, tuy nhiên ngày nay bến đò vẫn đóng vai trò rất quantrọng trong việc nối liền giao thông giữa hai bờ sông Hậu và người dân vừa
có thể đi đường bộ và có thể lựa chọn đường thủy để đi đến đình Chính nhờ
Trang 35vị trí thuận lợi này nên đình có vị trí rất quan trọng trong đời sống của ngườidân phường Mỹ Thới Có rất nhiều hộ dân sống và gắn bó lâu đời trên vùngđất của đình Ngày nay, khu đất này giờ đây không chỉ là nơi sinh hoạt tínhngưỡng của người dân địa phương mà dần trở thành trung tâm thương mạicủa phường Mỹ Thới
Khi mới xây dựng, ngoài chức năng chính là thờ Thần, đình còn có chứcnăng là cơ sở hành chính nên khuôn viên đình trong thời kỳ mới thành lập rấtrộng, khoảng 1 mẫu đất Tuy nhiên, càng về sau nhất là từ sau năm 1954, diệntích của đình ngày càng thu hẹp dần Một mặt, do đình trong thời kỳ này đãmất chức năng hành chính, trở về duy nhất chức năng ban đầu là nơi tínhngưỡng Thành Hoàng và người có công, do đó sinh hoạt đình làng ngày cànghạn chế Bên cạnh đó, do mật độ dân cư và điều kiện sinh sống thuận lợi nênngười dân bắt đầu có hiện tượng lấn dần đất đình để làm nơi sinh nhai, lâudần biến đất đình thành đất nhà, và khuôn viên đình cũng bị thu hẹp dần theonguyên nhân đó Hiện nay, tổng diện tích đình chỉ còn khoản hơn 800m2,trong đó gồm diện tích xây dựng đình và diện tích sân vườn
Khu vực xây dựng: Nằm giữa khu đình Mỹ Thới là khu xây dựng cáccông trình chính của đình Đình Mỹ Thới nằm trên mặt bằng hình chữ nhật,
có diện tích 594m2 gồm 3 công trình chính: võ ca, võ qui, chánh điện vớichiều dài 44m, ngang 13,5m và hai công trình phụ là một nhà trù và một nhàkhách Đình được xây dựng theo dạng hỗn hợp với sự kết hợp nhiều chứcnăng sử dụng trong một công trình Đây là một biến cách của dạng mặt bằngđăng đối theo trục, thể hiện sự linh hoạt của đình trong bố cục mặt bằng.Ngoài công trình chánh điện có hình chữ tam, theo dạng ngũ hành, trong tổngthể mặt bằng còn có thêm nhiều nếp nhà khác giữ chức năng bổ trợ cho hoạtđộng như nhà khách, nhà trù, võ ca, võ qui
Trang 36Khu sân vườn: Đây là khu vực không có xây dựng hoặc có xây dựng mộtvài hạn mục nhỏ không đáng kể Xuất phát từ văn hóa tổ chức cộng đồng quatính ngưỡng và phong tục, để điều tiết lượng người vào ra công trình, đồngthời tạo nên một không gian sinh hoạt cộng đồng đủ rộng, bên cạnh kiến trúccông trình, đình có khoảng sân khá rộng Khu vực sân đình bao quanh khuvực xây dựng công trình bao gồm: Sân trước; sân hông phải; sân hông trái.Sân đình luôn luôn mát mẻ nhờ hàng cây cổ thụ được trồng theo các vịtrí phối hợp với các công trình xây dựng một cách hài hòa Khu vực đìnhđược trồng rất nhiều cây sao vì thế mà con rạch bên cạnh đình cũng có tên làrạch Cây Sao hay rạch Cái Sao Đặc biệt là cây bồ đề rất lớn ở trước sân đình
có tuổi thọ rất cao Ngoài chức năng tạo cảnh quan và bóng mát, các cây cổthụ ở đình còn có ý nghĩa linh thiêng theo sự tin tưởng của cư dân Người tathường nói: “Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa” nghĩa là các nơi đó là chỗ ởcủa các vị thần Vì niềm tin này người ta cho rằng, các cây cổ thụ ở đình miếu
là chỗ tiên thánh ở, nên không ai được phép chặt cây Nếu muốn chặt cây phảiđược sự chấp thuận của thần Sự chấp thuận này căn cứ trên việc xin đượckeo hay không
Ngoài ra, cảnh quan của khu vực sân đình còn được bố trí thêm rất nhiềucây cảnh xung quanh để tạo thêm vẽ mỹ quan cho đình
Bao quanh khu vực sân đình là hệ thống hàng rào đã được bê tông hóa.Gồm có 2 cổng lớn ở chính điện và hông trái và một cổng nhỏ ở hông phải.Ngoài ra, cách đình khoản 500m, còn một cổng đặt trên con đường vào đìnhphía trên có đặt một tấm bản lớn đề chữ đình Mỹ Thới bằng chữ quốc ngữ.Nhìn chung, đình Mỹ Thới có mật độ xây dựng ban đầu khoảng 74%.Gồm 3 công trình chính là chánh điện, võ ca, võ qui, ngoài ra còn các côngtrình phụ như nhà trù, nhà khách, miếu Ngũ hành, miếu bạch hổ và đàn xã tắc
Trang 37Sân đình luôn thoáng mát nhờ tàn cây cổ thụ trước sân đình Tất cả tạo nênmột cảnh quang vừa thâm nghiêm vừa cỗ kính trang nghiêm của đình.
2.2 Kiến trúc và nghệ thuật
Đình Nam bộ khá giống nhau về không gian kiến trúc và nghệ thuậttrang trí Kiến trúc khắc họa rõ nét nhất trình độ thẩm mỹ, kỷ thuật tạo táccũng như nét đẹp văn hóa của người dân Nam bộ lúc đương thời Phong tháinghệ thuật được diễn tả khá rõ nét qua kiến trúc, trở thành nép đẹp truyềnthống đặc trưng của cư dân vùng Nam bộ Trang trí gắn kế với kiến trúc tạothành một tổng thể có ý nghĩa riêng đối với từng loại công trình, điều nàycàng đặc biệt rõ nét nơi các công trình tín ngưỡng và tôn giáo Đặc tín củanghệ thuật trang trí cổ điển không phải là nơi cho phép nghệ nhân thực hiệncông việc trình nghệ thuật để biểu thị một ý nghĩa Ý nghĩa đó phạm trù xãhội đã định sẵn Đình Mỹ Thới là một công trình kết hợp hoài hòa giữa kiếntrúc và nghệ thuật trang trí
Đình là một quần thể kiến trúc đẹp, dáng vẻ uy nghi sừng sững với 4 bộnóc được tô điểm bằng nhiều hoa văn, họa tiết và tượng đắp nổi Đỉnh nóc võ
ca có gắn các hình tượng cá hóa long, hai bên có thần Nhật Nguyệt tức Thái
âm và Thái dương, xen kẻ còn có các hình tượng Nam Tào, Bắc Đẩu và các vịThiền Tiên tượng trưng cho tứ thời vô quái sự, âm dương hòa hợp Ngôichính điện với kiến trúc cổ lầu, mái nhị cấp, đỉnh nóc có gắn bộ lưỡng longtranh châu, bát tiên dự hội, lân mẹ dạy lân con,… trông rất sống động Cácvòm mái của đình vươn lên cao với các tượng lân, cá hóa long,… được gắn ởcác đầu kỳ tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng và hành phúc của địaphương
Mặt tiền đình có dạng cổng tam quan, có đắp nổi phù điêu cuốn thư ởgiữa và hai bên là hình song phụng và các tượng lân ở 4 góc càng tô đậmthêm tính mỹ thuật của ngôi đình
Trang 38Võ ca đình Mỹ Thới với kết cấu hai bộ nóc, kiểu hai mái tạo khoảngkhông gian rộng thoáng cho nội thất Ở giữa võ ca có sân khấu để người dânxem hát bộ vào các dịp lễ Kỳ Yên.
Nối liền võ ca, chánh điện là võ qui còn gọi là nhà chầu với nóc haimái, tường gạch xây, nền gạch bông Đây là nơi ban lễ diễn xướng vào cácngày hội lễ Trước đây nơi này còn dùng làm nơi hội họp dân làng khi hữu sự
Chánh tẩm với nóc cổ lầu, mái nhị cấp, cấp mái trên lợp ngói đại ống,cấp mái dưới lợp ngói Phú Hữu, tường gạch xây và nền lót gạch bông theocác bàn thờ để lễ bái Đại điện với 4 hàng cột gồm 16 cây cột gỗ tròn căm xeđường kính 0,3m; các chân cột đều được xây tán xi măng cao 1m vừa có tácdụng nâng đỡ bộ mái đồng thời cũng giúp bảo vệ chân cột tránh mối mọt và
ẩm mốc vào mùa mưa lũ Ngoài ra ở các đầu dư kèo còn được chạm khắcnhiều hoa văn
Nội thất đình Mỹ Thới còn là sự kết tinh những giá trị nghệ thuật hết sứcđặc sắc và đa dạng Giữa chánh điện là bàn Hội đồng, nơi thờ chung các vịthần linh, được chạm nổi các hình tứ linh và hoa lá được sơn son thếp vànghết sức độc đáo và sinh động, hai bên có đôi hạc đứng lưng qui bằng gỗ Saubàn Hội đồng là một Bàn Nghi bằng xi măng là nơi để các lễ vật mỗi lần lễcúng
Sát vách hậu là bệ thờ thần, trước bàn thờ có vẽ hình “Long vân tươnghội” tượng trưng cho rồng mây hội ngộ, hưởng lộc vui vầy Phía trên có mộtkhánh thờ rất lớn, cao 1m, dài 1,2m được làm bằng danh mộc, mặt và chânbàn không chạm trổ, nhưng rèm trước và khung với các bao lam được chạmkhắc bằng lối chạm thủng rất tinh xảo, các chủ đề được trạm trổ là bát tiên, tứlinh và được sơn son thếp vàng rực rỡ làm tăng thêm vẽ uy nghi và cổ kính,…Bên trong bàn thờ được tôn trí thêm một khánh thờ nhỏ, được sơn son thếpvàng rực rỡ và chạm khác tinh vi với song long tranh châu, lân, “Long vân
Trang 39tương hội”, làm cho khánh thờ trông rất uy nghi Phía trên để hai mão thờđược trang trí hình tượng rồng mây tương hội mang đậm màu sắc phong kiến.Chính giữa bàn thờ có khắc chữ Thần rất to được thếp vàng, hai bên có khắcđôi liễn bằng chữ Hán Ngoài ra, còn có một thanh kiếm được đặt trên mộthòm gỗ đựng sắc phong của Vua cho đình, một tấm hình “sắc thần” của TriềuNguyễn phong tặng, một bức chân dung của thần Nguyễn Trọng Trì đượcphác họa lại Hai bên còn có đặt một bộ lỗ bộ nhỏ lưỡi và cán đều bằng gỗ,một cặp hạc đứng trên lưng qui, bằng gỗ cao 2m và hình vẽ bằng sơn nướcrồng vàng mây bạc, biểu hiện cho uy nghi của bàn thờ Thần.
Hai bên bàn thờ thần là các bàn thờ Tả ban, Hữu ban với khung hộp kínhcao 0,8m, dài 1m, cũng được trang trí các bao lam được chạm khắc rất tinhxảo với các đề tài phong kiến như song long tranh châu, cá hóa long,… trongkhung cũng có một cỗ gỗ đựng 1 mão thờ
Dọc theo hai bên hông đình là các bàn thờ Bạch Mã, Thái Giám, ThổCông, Tiên sư, Tiền hiền, Tiền hương chức, Hậu hương chức và bàn Liệt sĩđược sắp xếp theo một vị trí rất tôn ty trật tự Hầu hết các bàn thờ ở đây đềuđược làm bằng gỗ và được chạm trổ rất khéo léo
Ngoài sân, từ cổng trước bước vào giữa sân đình có bệ gạch khá rộng gọi
là đàn xã tắc, còn gọi là bàn thờ Thần Nông Xã là thần đất Tắc là thần lúanếp, tức là Thần Nông Lập nền Xã để tế hậu thổ, lập nền Tắc để thờ thầnNông, có đất mới lập nghiệp, có lúa mới no ấm Vì thế thần Xã Tắc tức làthần Đất và thần Lúa, được xem là quan trọng nhất Phía trước đàn Xã Tắc làbức bình phong có đấp nổi tượng kỳ lân lưng đeo bát quái đồ và kiếm, biểutượng cho “Thiên hạ thái bình”, ở giữa có đấp nổi hai chữ “Xã Tắc”, hai bên
có câu liểng đều bằng chữ Hán Hai bên bàn thờ thần Nông là hai miếu thờngũ hành và Sơn Quân
Trang 40Thêm vào đó tính mỹ thuật của đình còn được tô đậm thêm với cáchoành phi, liễn đối, tranh vẽ và bao lam được chạm khắc nhiều hoa văn độcđáo, màu sắc sặc sỡ Từ ngoài vào đình có 3 bức tranh sơn nước tả cảnh rồngmây, ngư ông, sông nước cùng với 5 hoàng phi, 16 đôi liễn, 1 bộ bao lamchứa đựng nhiều điển tích, nội dung rất phong phú và đa dạng.
Phần lớn liễn đối ở đình Mỹ Thới đều được khắc hoặc vẽ trên các bànthờ, vách đình bằng sơn nước hay được cẩn xà cừ trên nền gỗ đen
Trên các vách tường giáp mái đình còn được gắn nhiều hoàng phi vớikiểu dáng rất đa dạng Có những hoàng phi mặt phẳng nền đỏ chữ vàng hoặcchữ đen, có những tấm được ghép bằng nhiều ô vuông lại với nhau Đặc biệttại mặt chính đại điện còn một bức hoàng phi đánh dấu thời kỳ đầu thành lập
đình với biển đề “Mỹ Thạnh Đình” trên một mặt phẳng nền đen cẩn xà cừ
khá đẹp
Nét đặc biệt và điểm nổi bật nhất trong nội thất đình Mỹ Thới là bộ baolam ở hàng cột tứ trụ trước đại điện được chạm trổ bộ tứ thời với nhiều ôvuông nối kết thành tấm phong diễn đạt nhiều hoa thú được sơn son thếp vàngrất sắc xảo Cánh gà là một thể khối chạm nổi các hình chim thú, hoa lá vừa
có tác dụng nâng đỡ bộ bao lam vừa tạo thêm nét thẩm mỹ cho thân cột Sựtác tạo này thể hiện một trình độ nghệ thuật điêu khắc rất cao của người dânvùng Mỹ Thới
Nối liền chánh điện là nhà trù, nóc hai mái, lợp tôn, tường gạch, nền ximăng Ngoài ra, bên phải đình còn có nhà khách, nóc hai mái, lợp tipro ximăng, tường gạch xây, nền xi măng Trước đây Ủy ban Nhân dân xã Mỹ Thớidùng làm trường học, đến năm 1997 mới trả lại cho đình làm nhà khách
Qua việc khảo sát kiến trúc và nghệ thuật trang trí tại đình Mỹ Thới tathấy khá đa dạng, nổi bật là đồ án trang trí tự dạng (dùng chữ Hán viết lên vải