1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Văn hóa truyền thống làng tiến sĩ kim đôi trong quá trình đô thị hóa

162 484 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 4,96 MB

Nội dung

Với lý do mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào côngcuộc bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp để xâydựng quê hương phát triển hơn trong thời kỳ ĐT

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đề tài“Văn hóa truyền thống làng tiến sĩ Kim Đôi trong quá trình đô thị hóa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt

Trang 2

Xin cảm ơn bạn bè, người thân đã luôn luôn giúp đỡ động viên em trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

6 Nguồn tư liệu của luận văn 9

7 Những đóng góp của đề tài 9

8 Bố cục đề tài 10

Chương 1.TỔNG QUAN VỀ LÀNG KIM ĐÔI – VĂN HÓA 11

TRUYỀN THỐNG LÀNG TIẾN SĨ KIM ĐÔI 11

1.1 Kim đôi - vùng đất cổ ven con sông cầu 11

1.1.1 Điều kiện tự nhiên và địa lý hành chính 11

1.1.2 Đặc điểm về dân cư 14

1.1.3 Đặc điểm về kinh tế 15

1.2 Kim đôi - làng quê có truyền thống khoa bảng và đấu tranh

giữ nước 17

1.2.1 Làng quê có truyền thống hiếu học - khoa bảng 17

1.2.2 Kim Đôi – làng quê có truyền thống đấu tranh giữ nước 28

1.3 Diện mạo văn hóa truyền thống làng Tiến Sĩ 30

1.3.1 Văn hóa vật thể 30

1.3.2 Văn hóa phi vật thể 36

Tiểu kết chương 1: 43

Chương 2:BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG TIẾN SĨ KIM ĐÔI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA 45 2.1 Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến sự phát triển của đô thị

Trang 4

hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội làng tiến Sĩ Kim Đôi 45

2.1.1 Khái niệm về đô thị hóa 45

2.1.2 Sự thay đổi về kinh tế 47

2.1.3 Sự thay đổi về dân cư 52

2.2 Những biến đổi về văn hóa truyền thống làng tiến sĩ Kim Đôi dưới tác động của đô thị hóa 54

2.2.1 Những biến đổi trong văn hóa vật thể 54

2.2.2 Những biến đổi trong văn hóa phi vật thể 58

2.3 Truyền thống học tập và khoa bảng 73

2.3.1 Làng Kim Đôi – niềm tự hào vể đất học rạng danh 73

2.3.2 Làng Kim Đôi, thực hiện đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài để viết tiếp những “bảng vàng” 74

2.4 Những nét mới trong đời sống văn hóa làng tiến sĩ

Kim Đôi hiện nay 77

2.4.1 Không gian và cảnh quan làng Kim Đôi 78

2.4.2 Lối sống và các quan hệ xã hội trong làng 82

Tiểu kết chương 2 85

Chương 3:BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG TIẾN SĨ KIM ĐÔI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY 87

3.1 Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ở nước ta hiện nay 87

3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo tồn các

di sản văn hóa 87

3.1.2 Một số nguyên tắc trong chỉ đạo và thực hiện việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống 89

Trang 5

3.1.3 Các tiêu chí trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền

thống 92

3.2 Một số nhận xét về quá trình biến đổi văn hóa truyền thống

làng tiến sĩ Kim Đôi 95

3.2.2 Những biến đổi tích cực 96

3.2.3 Những biến đổi tiêu cực 101

3.3 Một số giải pháp,khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làng tiến sĩ Kim Đôi hiện nay 103

3.3.2 Một số kiến nghị 109

Tiểu kết chương 3 111

KẾT LUẬN 113

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua bao thế kỷ nay, làng là một đơn vị tụ cư truyền thống lâu đời ởnông thôn và giữ một vai trò đặc biệt trong xã hội truyền thống Việt Nam Làmột tổ chức xã hội cơ sở có kết cấu chặt chẽ và thiết chế riêng biệt, làng đãtạo nên sức mạnh cố kết cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa truyềnthống, đồng thời là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dântộc Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Mỹ thuật Nguyễn Quân thì: “ Bản sắc vănhóa Việt Nam được biểu hiện đậm nét nhất ở văn hóa làng” Chính vì thế màlàng được xem là một đơn vị cư trú và là hình thức tổ chức xã hội quan trọngcủa nông thôn các quốc gia Châu Á Mỗi làng đều có các hình thức xây dựngnên môi trường văn hóa riêng của mình, mang đậm nét dân gian và chứa đựngtính nhân văn sâu sắc Văn hóa mỗi làng luôn là bộ phận không thể thiếu đểlàm nên sự phong phú nền văn hóa của người Việt nói riêng và của đất nướcViệt Nam nói chung

Trong các chiến lược phát triển đất nước, đặc biệt trong xu thế hội nhập

và đổi mới ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi văn hóa là nền tảng tinhthần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội Trong đó, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà cốt lõi

là văn hóa làng, luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược Xây dựng nền

văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa hiện nay

đã tác động mạnh mẽ tới kết cấu cũng như văn hóa làng, đặc biệt là các làngven đô, nơi mà quá trình đô thị hóa diễn ra ở tốc độ cao Vì vậy, làng và vănhóa làng đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh, đồng thời cũng với nhữngthách thức không hề nhỏ Thiết nghĩ, nên cần có nhiều hơn nữa các công trình

Trang 7

nghiên cứu về làng và văn hóa làng trong điều kiện và thời đại ngày nay Vìvậy, để tiếp tục nghiên cứu về văn hóa làng, tôi đã chọn làng tiến sĩ Kim Đôicủa tỉnh Bắc Ninh làm đề tài nghiên cứu của mình.

Làng Kim Đôi thuộc xã Kim Chân, xưa thuộc huyện Quế Võ, tỉnh BắcNinh, nay thuộc địa phận thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, được ca ngợi làmột làng quê địa linh nhân kiệt, nổi danh với các dòng họ bao đời đều tồn tạingười đỗ đạt tiến sĩ như họ Phạm và họ Nguyễn

Ngày nay, Kim Đôi gồm 4 xóm: Xóm Cửa, Xóm Giữa, Xóm Ngoài vàxóm Đông Làng vốn là miền đất cổ được khai thác sớm, dân cư hôi tụ đôngđúc, có nền kinh tế nông nghiệp dồi dào, có truyền thống yêu nước và văn hóalâu đời nằm sát bên dòng sông Cầu (sông Như Nguyệt) - nơi ghi dấu chiếncông thắng lợi của Ngô Quyền còn vang mãi đến tận ngày nay Đây còn là nơilưu lại tên tuổi các bậc nhân thân của hai dòng họ: họ Nguyễn và họ Phạm,những người đã được vua Lê Thánh Tông khen ngợi bằng câu nói với các thịthần: “ Kim Đôi gia thế, chu tử mãn triều” (Gia thế làng Kim Đôi áo đỏ, áo tíađầy triều), đồng thời được ghi tên vào sổ sách để con cháu ngày nay luônngưỡng mộ và tự hào

Từ trước 1986, văn hóa làng Kim Đôi về cơ bản vẫn duy trì được cácphong tục tập quán, các lễ hội độc đáo, các di tích được bảo tồn khá tốt LàngKim Đôi đã được ghi nhận là làng văn hóa từ lâu

Trong thời đại ngày nay, với xu thế đô thị hóa, hiện đại hóa ngày càngsâu rộng thì việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng ngày càng được sựquan tâm đông đảo của nhân dân Kim Đôi trước sự chuyển biến của đất nướcnói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đã và đang đặt ra nhiều vấn đềphức tạp cần được giải quyết Như bao làng văn hóa khác, làng Kim Đôi đứng

Trang 8

trước khó khăn nhất định trong việc bảo tồn để gìn giữ những giá trị văn hóatruyền thống cho các thế hệ mai sau.

Với lý do mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào côngcuộc bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp để xâydựng quê hương phát triển hơn trong thời kỳ ĐTH, nên tôi quyết định chọn đề

tài: “Văn hóa làng tiến sĩ Kim Đôi trong thời kỳ đô thị hóa” làm đề tài luận

văn tốt nghiệp Cao học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm gần đây, biến đổi văn hóa làng là chủ đề được nhiềucác học giả ở nhiều các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu, đặc biệt làcác ngành Văn hóa Một trong những đề tài nghiên cứu tiêu biếu về sự biến

đổi của làng xã Việt Nam là công trình Làng Việt: Đối diện tương lai, hồi

sinh quá khứ của John Klienent Houben [40] Tác giả đã đi ngược thời gian,

tìm hiểu lịch sử làng từ khi thành lập, sự biến động của làng xã qua các thời

kỳ , để làm rõ những yếu tố bất biến và yếu tố khả biến trong đời sống làng

xã, đưa lại cách nhìn mới về nông thôn Việt Nam ngày nay Thêm công trình

đáng chú ý khác là cuốn Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay của Nguyễn

Văn Sáu [52] Trong cuốn này, tác giả góp phần làm sáng tỏ những quanđiểm, chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về nôngnghiệp, nông thôn, đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm khắcphục những hạn chế trong quá trình xây dựng cộng đồng làng xã

Làng xã biến đổi do nhiều nguyên nhân, trong những nguyên nhân đóthì đô thị hóa có ảnh hưởng rất nhiều Nó tác động tới mọi mặt của đời sống

làng xã Những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến chủ đề này là Văn hóa làng

xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh của tác giả

Trang 9

Trần Văn Bính [7], Văn hóa truyền thống làng xã ngoại thành Hà Nội dưới

tác động của nền kinh tế thị trường của tác giả Trần Đức Ngôn [43] Hai tác

phẩm này nghiên cứu những thành tố văn hóa truyền thống tác động do quátrình ĐTH tại hai đô thị lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố HồChí Minh

Bên cạnh đó, trong chương thứ 3 của công trình Biến đổi văn hóa ở

các làng quê hiện nay, tác giả Nguyễn Phương Châm [12] nghiên cứu tại 3

làng: Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng đã phác họa về những biến đổitrong không gian, cảnh quan làng, di tích, tín ngưỡng, lễ hội và phong tụctập quán, sự tiếp cận thông tin và các loại hình giải trí của người dân trongbối cảnh ĐTH

Trong tác phẩm Những biến đổi về văn hóa truyền thống ở các làng ven

đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới của tác giả Ngô Văn Giáng [24] cũng tập

trung trình bày những giá trị văn hóa truyền thống của các làng ven đô Lànhững biến đổi về kinh tế - xã hội tác động vào làm biến đổi văn hóa ở cáclàng ven đô; hiện trạng biến đổi văn hóa truyền thống trong thời kỳ đổi mới ởcác làng ven đô tại Hà Nội

Quá trình đô thị hóa còn diễn ra ở các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc Trong

cuốn Tác động của đô thị hóa – công nghiệp hóa tới phát triển kinh tế và biến

đổi văn hóa – xã hội của Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường chủ biên

[55] Sách đã làm rõ diện mạo mới và nhiều vấn đề xã hội cần lưu tâm giảiquyết trong quá trình ĐTH – CNH tại Vĩnh Phúc

Đi sâu vào tìm hiểu biến đổi văn hóa từng làng được nhiều các tác giảquan tâm và thực hiện đã được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học

và nghiên cứu sinh, như của các tác giả Văn hóa truyền thống làng Tiên Điền

Trang 10

dưới tác động của đô thị hóa của tác giả Nguyễn Thu Hiền [31], Văn hóa truyền thống làng Hoàng Mai trong quá trình đô thị hóa của Nguyễn Hoàng

My [43] Đáng chú ý là luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Hồng Yến,

Những biến đổi về xã hội và văn hóa ở những làng quê chuyển từ xã thành phường tại Hà Nội [61].

Làng Kim Đôi nằm bên bờ Nam sông Cầu thuộc huyện Quế Võ – tỉnhBắc Ninh, cách Thành phố Bắc Ninh vài cây số Làng Kim Đôi dường nhưcũng bình dị, thân thương như bao làng quê Việt Nam khác Thế nhưng mảnhđất ấy lại trở nên vô cùng đặc biệt bởi truyền thống hiếu học khiến cho sửxanh phải ghi dấu ngàn đời, tiếng tăm còn truyền rạng muôn nơi Để rồi, cứnhắc tới Kim Đôi, người ta nhớ ngay danh xưng “Làng Tiến sĩ”

Hàng năm, đặc biệt trong các dịp lễ hội, nhiều đoàn văn hóa trong vàngoài nước đã về đây tham quan khảo cứu truyền thống lịch sử địa phương vànhững dòng họ khoa bảng nổi tiếng Kim Đôi được bạn bè gần xa biết đến vớitruyền thống hiếu học khoa bảng từ hơn 600 năm, nơi đây đã sản sinh ra 25Tiến sĩ qua các Triều đại phong kiến, trong đó có 18 vị Tiến sĩ họ Nguyễn

và 7 vị Tiến sĩ họ Phạm Còn nhiều nữa những ông Hương, ông Cống tronglàng cũng được sử sách lưu danh Chính họ đã góp phần làm rạng danh nonsông, chắp cánh cho sự phồn thịnh của bao triều đại phong kiến của nướcnhà.Bao thế kỷ đã trôi qua, nhưng hiếm làng nào đạt kỷ lục cao về số Tiến

sĩ như Kim Đôi Đương thời vua Lê Thánh Tông từng nói với thị thần rằng:

“Gia thế Kim Đôi chu tử triều mãn” (dòng họ Kim Đôi áo đỏ, áo tím đầytriều) Câu khen ấy nay còn ngự trên một bức hoành phi lớn trong nhà thờ

họ Nguyễn Còn dân gian vùng Kinh Bắc lưu truyền nhau trong câu ca vớimột niềm tự hào, thành kính:

Trang 11

“Kim Đôi nhiều cuộc hiển vinh, Hai mươi lăm vị khoa danh rỡ ràng”.

Với những “tiếng tăm” như thế nên làng tiến sĩ Kim Đôi đã được nhắcđến trong nhiều trang sách Trong các cuốn như: “Lịch triều hiến chương loạichí”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Phong thổ Kinh Bắc thời Lê”, “Đăng khoalục” và tập sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” đều liệt kê các tiến sĩ làngKim Đôi Có rất nhiều các tác giả đã tìm về làng Kim Đôi để tìm hiểu, nghiêncứu về làng, nhưng ở góc độ những tấm bia đá, danh sách những tên tuổi các

vị đỗ trạng… Tuy nhiên, việc nghiên cứu về làng, đặc biệt là những đặc điểmcủa văn hóa làng Kim Đôi vẫn chưa được quan tâm nhiều và chính xác

Như vậy có thể nói việc nghiên cứu về làng Kim Đôi, xã Kim Chân,thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh mới chỉ được đề cập đến qua một vài tưliệu đơn lẻ trên phương diện chỉ tìm hiểu về truyền thống khoa bảng, mà chưa

có tài liệu nào đề cập đến văn hóa truyền thống của làng Chính vì thế, đây là

lý do tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ, chuyênngành Việt Nam học của mình

3 Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát một cách tổng thể diện mạo văn hóa truyền thống làng KimĐôi

- Khảo sát thực trạng biến đổi của văn hóa truyền thống làng sau khi sátnhập vào thành phố Bắc Ninh và chịu sự tác động của quá trình đô thịhóa

- Tìm hiểu những giá trị văn hóa tiêu biểu của làng Kim Đôi; mối quan

hệ, ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa làng và các hoạt động kinh tế

- Trên cơ sở thực tế đó, tác giả đưa ra một số giải pháp và khuyến nghịnhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng trongđiều kiện hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, khảo sát đến khi hoàn thành đề tài,tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về văn hóa nói chung và sự kếthợp giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng văn hóa nói riêng Từ đó, điđến sự thống nhất về nhận thức khi đưa ra quan điểm của mình trong công tácbảo tồn, phát huy thông qua một số khuyến nghị để giải quyết vấn đề

4.2 Các phương pháp cụ thể

Ngoài cơ sở lý luận chung làm nền tảng, luận văn được thực hiện trên cơ

sở các lý thuyết về văn hóa, lý thuyết về làng xã nói riêng, văn hóa người Việtnói chung, về ĐTH Ngoài ra, tác giả đã vận dụng thêm một số phương pháp

cụ thể sau:

Trang 13

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Ưu điểm khi sử dụng phương pháp này là

cho ta cái nhìn khái quát và hệ thống khi đặt văn hóa trong mối quan hệ tổngthể với các yếu tố khác như lịch sử hình thành làng, môi trường cảnh quan địa

lý, điều kiện kinh tế - xã hội của làng nhằm phân tích, so sánh tìm ra nhữngnguyên nhân chính cấu thành và chi phối văn hóa truyền thống của làng

Phương pháp nghiên cứu li ên ngành: Là sự kết hợp một số phương pháp

chuyên nghiên cứu của các ngành khoa học khác có liên quan như so sánh,nghiên cứu lịch sử, điền dã dân tộc học…; từ đó phác họa một cách tổng thểdiện mạo văn hóa của làng và giải thích rõ nguyên nhân, xu hướng của quátrình biến đổi, làm cơ sở cho việc khảo sát phương pháp tiếp cận hệ thống mộtcách hiệu quả hơn

Phương pháp điều tra xã hội học: Là cách sử dụng các phiếu điều tra bằng

bảng hỏi và trực tiếp phỏng vấn để thu thập tài liệu, phân tích và xử lý thôngtin một cách tổng hợp Từ đó, tác giả biết được quan điểm của đại đa số ngườidân về sự hiểu biết, quan tâm cũng như việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy vớivốn văn hóa truyền thống của cha ông

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính mà luận văn đề cập chính là văn hóa truyền thống củalàng tiến sĩ Kim Đôi Tác giả đã chú trọng vào quá trình biến đổi của nó ởhai phương diện chính: Biến đổi về văn hóa vật thể, trong đó gồm có: môitrường, cảnh quan của làng, hệ thống di tích, các công trình kiến trúc thờ

tự, nhà ở…

Trang 14

Biến đổi về văn hóa phi vật thể, gồm có: các sinh hoạt tín ngưỡngtôn giáo, các lễ tiết trong năm, phong tục, tập quán, lễ hội….

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Luận văn tập trung khảo sát về sự biến đổi về văn hóatruyền thống của làng tiến sĩ Kim Đôi từ 1986 đến nay (2014), tức là sau 28năm đất nước đổi mới

Về không gian: Luận văn nghiên cứu làng Kim Đôi, với địa giới hànhchính gồm các xóm: Xóm Ngoài, Xóm Đông, Xóm Giữa và Xóm Cửa

6 Nguồn tư liệu của luận văn

Nguồn tư liệu chính để thực hiện luận văn là tư liệu Hán Nôm, các

văn bia, tư liệu điền dã, gồm tư liệu từ các gia phả của các dòng họ, tư liệuphỏng vấn cán bộ và nhân dân địa phương, các báo cáo của cấp ủy, chínhquyền và các ban ngành đoàn thể về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hộicủa địa phương

Luận văn kế thừa và phát huy các kết quả nghiên cứu về làng và biến đổi

về văn hóa làng dưới tác động của ĐTH đã công bố

7 Những đóng góp của đề tài

Luận văn đã cố gắng khảo sát chỉ ra được xu hướng biến đổi của văn hóatruyền thống dưới tác động của đô thị hóa Trên cơ sở đó, làm rõ mối quan hệgiữa văn hóa và sự phát triển dưới tác động của đô thị hóa Đề tài thành công

sẽ góp một phần nhỏ vào việc xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và pháthuy tốt những giá trị truyền thống của làng tiến sĩ Kim Đôi Qua đó, giúp chonhân dân địa phương hiểu và tự hào thêm về những gì mình đã may mắn đượcthừa hưởng và nâng cao tình yêu quê hương, làng xóm, góp phần vào việc

Trang 15

giáo dục truyền thống hiếu học, củng cố mối đoàn kết trong cộng đồng làng

xã, giữ gìn thuần phong mỹ tục của quê hương

Luận văn làm rõ được những giá trị văn hóa truyền thống, vai trò của vănhóa làng, lễ hội trong đời sống cộng đồng dân cư trong thời kỳ đô thị hóa ởnông thôn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể phục vụ cho việc giảngdạy chuyên ngành văn hóa hoặc các lĩnh vực liên quan đến văn hóa

Việc chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống để bảo tồn và phát huy giátrị trong điều kiện hiện nay không chỉ có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực văn hóa –

xã hội mà còn là nguồn để thu hút khách du lịch đến thăm quan - tìm hiểungày càng đông hơn Từ đó cũng góp phần mang lại hiệu quả kinh tế khôngnhỏ cho địa phương nếu khu du lịch – văn hóa làng tiến sĩ Kim Đôi chínhthức đi vào hoạt động

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÀNG KIM ĐÔI – VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG TIẾN SĨ KIM ĐÔI 1.1 Kim đôi - vùng đất cổ ven con sông cầu

1.1.1 Điều kiện tự nhiên và địa lý hành chính

Xã Kim Chân ngày nay gồm 5 thôn: Kim Đôi, Quỳnh Đôi, Ngọc Đôi,Phú Xuân và Đạo Chân Xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Quế Võ – từ trungtâm huyện lỵ Phố Mới theo đường 291 về phía Bắc lên đê sông Cầu đến trungtâm xã là 12km Xã có diện tích tự nhiên 412,5 ha Phía Bắc tiếp giáp vớisông Cầu với chiều dài 2km đê Phía Tây giáp với thành phố Bắc Ninh PhíaĐông giáp với xã Đại Xuân Phía Nam giáp với xã Phương Liễu và một phầncủa phường Vũ Ninh Xã có ngòi Tào Khê chạy dọc từ Nam lên Bắc, là kênhtiêu của cả vùng phía Tây Bắc, huyện Quế Võ qua trạm bơm Kim Đôi; ngòiTào Khê chạy qua chia xã làm hai ngả: Phía Đông là các thôn Kim Đôi, PhúXuân và Quỳnh Đôi; Phía Tây là thôn Đạo Chân và Ngọc Đôi Năm 2000,Nhà nước mở đường Quốc lộ 1B chạy qua một phần phía Tây của xã

Làng Kim Đôi theo các cụ kể lại và dựa trên cuốn sách “ Địa lý hành

chính Kinh Bắc” thì đây là một vùng đất cổ, từ lâu cư dân người Việt đã đến

định cư từ rất sớm Trong cuốn “Lịch sử tỉnh Hà Bắc tập 1” ghi rõ: Địa danh

và những mô tip thần thoại khác cho biết địa bàn sứ Bắc cổ (Hà Bắc ngàynay) của nước Văn Lang có những bộ lạc khác nhau, vùng Phù Đổng (TiênDu) là vùng đất thuộc bộ lạc Tây Vu (bộ lạc Rùa), vùng Châu Sơn hay VũNinh Sơn (Quế Võ ngày nay) là lãnh thổ của bộ lạc Long Biên (bộ lạc Rồng)

[60, tr 16] Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ” [59, tr.19] ghi rõ:

Kể từ thời Hùng Vương, Quế Võ đã có con người cư trú với mật độ khá đông

Trang 17

đảo Dấu vết vật chất còn để lại như trống Đồng Quế Tân đã khẳng định đượcđiều đó Trải qua thời kỳ Bắc thuộc, nhất là dưới các Vương triều Lý – Trần –

Lê, nhiều luồng cư dân đã dồn về đây để sinh sống

Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Kim Chân" có nhắc đến như sau: Họ

Phạm từ Kinh Môn qua Yên Phong rồi chuyển đến Châu Cầu, để cuối cùngđịnh cư ở Kim Đôi Ở thôn Đạo Chân có các dòng họ như Tạ, Đỗ, Trương…

có gốc gác Thanh – Nghệ - Tĩnh, họ Vũ ở Ngọc Đôi có tổ tiên xưa ở tận ĐôngTriều [58, tr.8]

Trải qua quá trình biến đổi của lịch sử mảnh đất làng Kim Đôi giốngnhư của xã Kim Chân có nhiều các tên gọi khác nhau do sự thay đổi địa lýhành chính

Ở thời kỳ nhà nước Văn Lang, Kim Chân thuộc bộ Vũ Ninh

Thời kỳ Bắc Thuộc, Kim Chân thuộc bộ Vũ Ninh, quận Giao Chỉ

Thời kỳ nhà Lý (1010 – 1225) thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang

Thời Trần thuộc huyện Vũ Ninh Đến năm 1553 (thời nhà Lê) đổitên thành huyện Võ Giàng, làng Kim Đôi cùng xã Kim Chân thuộchuyện Võ Giàng

Từ thời nhà Nguyễn, xã Kim Chân là tổng Đạo Chân (hay tổng Đạo Du)huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh gồm có 4 xã: Đạo Chân, KimĐôi, Quỳnh Đôi và Ngọc Đôi Lúc này xã Kim Đôi còn được gọi là Dủi, cóhai thôn Phú Xuân và Vạn Đình [58, tr.110]

Kể từ Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dânchủ cộng hòa ra đời, tháng 5/1946 Quốc hội đã có nghị quyết sát nhập một số

xã cũ thành những xã mới có quy mô, địa bàn hành chính cũng như dân cư

Trang 18

phù hợp với yêu cầu mới Ba xã Kim Đôi, Quỳnh Đôi, Ngọc Đôi sát nhập vàovới xã Đạo Chân thành xã Phương Chân thuộc huyện Võ Giàng.

Năm 1948, để đáp ứng yêu cầu Cách mạng, Hôi đồng Chính Phủ có chủtrương mới Đồng thời tỉnh ủy Bắc Ninh cũng có chỉ thị thành lập những đơn

vị hành chính phù hợp, những xã nhỏ sát nhập vào những xã lớn để phù hợpvới yêu cầu và nhiệm vụ: ba xã Kim – Quỳnh – Ngọc và xã Phương Chân sátnhập vào thành xã Kim Chân (lúc này bao gồm cả thôn Phương Vĩ)

Theo cuốn “ Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ” có nói rõ việc sát lập như

sau: Đến ngày 9/7/1949, Ủy ban hành chính Liên khu I ra quyết định số 422PC/2 công nhận việc hợp xã của huyện Võ Giàng đã lập vào năm 1948 nhưsau: 2 xã Kim – Quỳnh – Ngọc hợp với xã Phương Chân lấy tên là xã KimChân [59, tr.13]

Trong thời gian thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược, tình hình ở khu vực thị xã Bắc Ninh rất phức tạp Để đối phó với tìnhhình và chỉ đạo các phong trào, ngày 14/4/1948 Chủ Tịch Hồ Chí Minh kýsác lệnh 162 – SL giải tán thị xã Bắc Ninh (thi hành tạm thời trong khángchiến) và phân chia địa giới như sau:

- Địa hạt thị xã Bắc Ninh và các xã thuộc huyện Võ Giàng ở bên tảđường xe lửa Hà Nội – Lạng Sơn sát nhập vào huyện Yên Phong, vềphương diện hành chính và kháng chiến (khu phố Kinh Bắc gồm cácphố Yên Mẫn, Vệ An, Niềm Xá, Thị Trung, Y Na, Cổ Mễ, Tân Ấp vàcác xã thuộc tổng Châm Khê)

- Địa hạt thị xã Bắc Ninh ở bên hữu đường xe lửa Hà Nội – Lạng Sơnsát nhập vào huyện Võ Giàng về phương diện hành chính và kháng

Trang 19

chiến (khu phố Vũ Ninh gồm các phố: Đọ Xá, Ninh Xá, Tiền An,Thanh Sơn, Thị Cầu, Đáp Cầu).

Ngày 12/11/1949, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh quyết địnhthành lập Ban cán sự, lập lại đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh gồm haikhu phố chính nội thành (Kinh Bắc và Vũ Ninh) và sáu xã ngoại thành (HòaLong, Vạn An, Phong Khê, Võ Cường, Đại Phúc, Kim Chân) [58, tr.13,14].Như vậy suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 – 1954) KimChân là một trong tám xã thuộc thị xã Bắc Ninh

Năm 1951, xã Kim Chân có bí danh là xã Tràng Bạch, và các thôn đều

có tên bí danh như sau: Thôn Kim Đôi là thôn 1, Quỳnh Đôi là thôn 2, NgọcĐôi là thôn 3, Đạo Chân là thôn 4, Phương Vĩ là thôn 5 Ngày 19/10/1956,Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 1088 – TTg trả về huyện cũ các xãtrước đây đã nhập vào thị xã Bắc Ninh: “2 xã trả về huyện Võ Giàng: VõCường (trừ Bồ Sơn, Hòa Đình, Khả Lễ), Đại Phúc (trừ Phúc Đức), Kim Chân(trừ Phương Vĩ) [58, tr.13,14] Từ đó, Kim Chân là đơn vị xã thuộc huyện VõGiàng, đến tháng 8/1961, Hội đồng Chính phủ ra quyết định sát nhập 2 huyệnQuế Dương và Võ Giàng làm một huyện Quế Võ Ngày 09.4.2007 theo Nghịđịnh số 60/2007/NĐ - CP của Chính phủ, thành phố Bắc Ninh mở rộng khônggian, sáp nhập 09 xã về địa bàn thành phố, trong đó có xã Kim Chân Từ đó,

xã Kim Chân thuộc khu vực thành phố Bắc Ninh cho đến ngày nay

1.1.2 Đặc điểm về dân cư

Nằm sát bên dòng sông Cầu thơ mộng, Kim Đôi là một vùng đất sớmđược khai thác, có cư dân đông đúc tụ cư từ lâu đời Về dân số trên địa bàn xãkhông có tài liệu nào ghi chép từ trước 1936 Tuy nhiên, theo gia phả của họNguyễn và họ Phạm để lại thì Kim Đôi từ lâu đời đã có dân cư trong làng đến

Trang 20

sinh sống và lập nghiệp Trước đây làng là một vùng bãi lau sậy, khoảng hơn

600 năm (22 đời) dòng họ Nguyễn đã lập nghiệp ở đây Họ Phạm lập nghiệp

ở đây hơn 300 năm (11 đời)

Từ năm 2004, trong làng đã có 340 hộ gia đình với hơn 1500 nhân khẩusinh sống, với nhiều dòng họ như: họ Nguyễn trên 200 hộ, họ Phạm trên 50

hộ, họ Vũ trên 30 hộ Ngoài ra còn có các dòng họ khác như họ Đỗ, họ Lê, họHoàng, họ Đăng, họ Vi…

Tính đến nay, trong làng có 470 hộ, với hơn 1600 nhân khẩu Nét nổi bậtcủa thôn Kim Đôi chính là tên gọi “làng tiến sĩ” với 25 người làm quan (trong

đó họ Nguyễn có 18 tiến sĩ và họ Phạm có 7 tiến sĩ) Thôn Kim Đôi nổi tiếng

cả nước về truyền thống hiếu học khoa cử và thành đạt Đây là một nét vănhóa đặc biệt và đáng tự hào của làng Kim Đôi

1.1.3 Đặc điểm về kinh tế

Kim Đôi từ xưa đã là một vùng đất chiêm trũng với một nền kinh tế thuầnnông Làng từ xa xưa sản xuất nông nghiệp đã là nghề chính Hàng năm chủyếu là cấy 1 vụ lúa chiêm với các giống như Sài Đường, Hiên Ngoi, Chiêmgié… nhưng năng suất không cao, thường là 50 kg/sào, nơi nào tốt thì lên đến

70 kg/sào Chính vì vậy mà đời sống của nhân dân trong xã Kim Chân nóichung đều vất vả, có thôn còn thiếu ăn Đa số nhân dân trong xã đều đựa vàonghề đánh bắt cá, tôm, có người làm thuê cho chủ lò vôi, có người đi hàngsáo… Đặc biệt làng Kim Đôi có một số diện tích đất ở mặt sông khá rộng,nên nhiều hộ gia đình đã vận dụng nó để trồng dâu nuôi tằm

Nghề đánh bắt cá được thịnh hành trong làng từ lâu đời Theo sách “Địa

lý hành chính Kinh Bắc” thì trước kia, tên thông thường của làng vẫn đượcgọi bằng tên Dủi Thậm chí ngày nay, tên Dủi vẫn được người dân ở địa

Trang 21

phương khác gọi người trong thôn như vậy để phân biệt dễ dàng hơn với cácvùng khác Theo các cụ cao tuổi kể lại thì ngày xưa, làng còn có tên gọi làlàng Vạn Chài (Làng Chài) do trong làng có nhiều người ven sông đi làmnghề chài lưới, làm nghề đi diu, đi dủi tôm, dủi cá… Có nhiều nơi gọi làng làlàng Dủi Quan Dủi Quan là tên gọi do làng có nhiều người đi dủi cá, tôm và

có nhiều người đỗ đạt làm quan nên gọi là Dủi Quan

Trong làng, nghề chăn nuôi cũng không được mở rộng, chỉ có vài giađình có điều kiện thì mới nuôi trâu để cày, nuôi lợn lấy phân và làm nguồn tàichính dự phòng, nuôi gia cầm để lấy cái sinh hoạt giỗ tết, chứ nghề chăn nuôikhông được coi là nghề sản xuất

Về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: ngoài sản xuất nông nghiệp làchính, Kim Đôi xưa còn có nghề sản xuất kim khâu Trong sách “ Bắc Ninhtỉnh chí” có ghi: Xã Đạo Chân có nghề chế luyện kim loại bằng sắt…”.Tương truyền, nghề này có từ thời Lý, do một viên quan hưu trí đưa về Nơitiêu thụ chính là chợ Đình Kim Tuy nhiên, đây chỉ là nghề phát triển trongthời gian ngắn và nhất định, ngày nay đã mai một đi không còn tồn tại nữa Với địa thế thuận lợi về đường thủy (giáp sông), có nghề làm kim khâunên có thời kỳ Kim Đôi nói riêng và Kim Chân nói chung phát triển mạnh vềhoạt động buôn bán, giao lưu hàng hóa phát triển “Chợ Đình Kim họp ở đầulàng Ngọc Đôi, chỗ có tên gọi là bãi chợ Thông Chợ chuyên kinh doanh kimkhâu, sản phẩm độc quyền của địa phương Người bán hàng chủ yếu là ngườiđia phương, nhưng khách hàng thì ở phạm vi rất rộng, có khi tận trong Thanh– Nghệ Chợ Ngọc Đôi do quá chật hẹp, dần dần được chuyển đến chỗ mớimang tên là Đình Kim Nơi đây vừa tiện cho giao thông thủy – bộ, vừa tiệncho giao lưu buôn bán Bên cạnh chợ, phố xá mọc lên sầm uất Từ đầu thế kỷ

XX, nghề làm kim khâu mất đi, chợ Đình Kim vì thế cũng không còn Nhờ

Trang 22

kinh tế phát triển, nhiều hộ gia đình giàu có lên, vì vậy còn có tên gọi là “làngDầu” Ngày nay, người Đạo Chân vẫn có câu ca dao như sau:

và chủ thầu

1.2 Kim đôi - làng quê có truyền thống khoa bảng và đấu tranh giữ nước

1.2.1 Làng quê có truyền thống hiếu học - khoa bảng

Kinh Bắc là mảnh đất có truyền thống khoa cử tiêu biểu, điển hình cho

cả nước Đây là một niềm tự hào, vẻ vang nhất cho quê hương Kinh Bắc ngànnăm văn hiến Trong niềm tự hào đó, Kim Đôi là nơi tiêu biểu nhất cho truyềnthống ấy

Truyền thống hiếu học – khoa bảng của làng Kim Đôi được thể hiệnqua việc gắn liền truyền thống hiếu học với truyền thống trọng nông., trọng sĩ,trọng danh tài Theo truyền thuyết kể trong nhân dân: nơi đây có văn chỉ hànghuyện – trước ở phía ngoài đê, trông ra sông Nguyệt Đức (Như Nguyệt) cóban thờ và bia đá về các danh nhân khoa bảng Hàng năm có quan phủ, quan

Trang 23

huyện về tế Nhưng theo hương ước trong làng thì những người về tế haylàm chủ tế phải là những người có chức danh, học vị Nếu không thì dùcho có làm quan chức gì thì cũng không dám về đây tế Vì vậy mà có nămông cử Đại Tráng đọc hương ước xong, các quan “gọi là quan mua tước

bán” đều đứng lên tự ra về hết Nơi đây vẫn có câu ca dao: “Trúng trường

quan chi đích tử

Triều quý quan chi đích tôn”

Có nghĩa là người tiên chỉ (quan viên Trung Đình, Chánh Hương hội, chủ

tế đình) phải là người có dòng dõi con quan, là con của quan đã từng đỗ cửnhân hoặc đỗ tiến sĩ Hoặc là cháu của quan to, quan là cử nhân hoặc là tiến

sĩ Trong trường họp ông quan đương chức không có con thì truyền lại “ngôivị” tiên chỉ của mình cho cháu của ông ta đảm chức

Truyền thống hiếu học ở Kim Đôi còn được thể hiện qua hình thức tồntại ruộng khuyến học Đó là những ruộng đất dành cho những người đỗđạt từ tiến sĩ trở lên sử dụng Đây là việc thể hiện sự quan tâm động viên,khuyến khích của nhân dân làng xã có truyền thống hiếu học Truyềnthống hiếu học ở đây còn được biểu hiện về tình cảm tôn sư trọng đạotrong nhân dân Với nhận thức – quan niệm đầy tình cảm nghĩa nhân là

“nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Nơi đây trước có tục lệ “tết Thầy”, theo lệ này, hàng năm vào nhữngdịp mùng 5 tháng 5, Rằm tháng 8, mùng 10 tháng 10, học trò trong làng haymang tết thầy (các ông đồ) gạo nếp và chim ngói Ngày trước giữa thầy và trò

ân tình rất trọng, trò không bao giờ quên ngày tết của các Thầy Dù giàu haynghèo, họ cũng cố gắng sắm ít quà lễ mọn mang biếu thầy vào những ngày

đó Một người không có điều kiện để lo thì họ rủ bạn bè cùng đi Thầy ngày

Trang 24

trước đối với trò cũng rất tốt, có thể mở trường dạy nhưng không hề lấy tiền.

Vì vậy, các trò nhân dịp này cũng tạo điều kiện để thêm giúp cho thầy trongcuộc sống để thầy có thể tiếp tục dạy bảo mình

Khi đang học, khi thôi học, hoặc khi đã thành đạt rồi, dù chứctrọng quyền cao thế nào họ đi chăng nữa họ cũng không bao giờ bỏ lệ đó.Khi trò ra đường gặp thầy vẫn chào hỏi lễ phép như xưa Đó là tình cảm

“uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, và đặc biệt họ nghĩ:cha mẹ có công sinh dưỡng, nhưng tác thành cho mình nên người lại chính

là do công đức của thầy

Nói đến Kim Chân – nói về khoa cử và thành danh trong các triều đạiphong kiến Việt Nam, từ bao đời nay nhiều người đã biết, nhiều cuốn sách đãviết và kể cả nhà vua cũng đã từng khen ngợi về làng Kim Đôi với 25 tiến sĩthành danh trong lịch sử đất nước Việt Nam Kim Đôi là làng có truyền thống

hiếu học – khoa cử thành danh nổi tiếng cả nước Trong cuốn “Lịch sử Đảng

bộ huyện Quế Võ” có viết như sau: “ Thông qua con đường cử nghiệp, Quế

Võ đã cung cấp một đội ngũ nhân tài vào loại đông nhất và quan trọng nhấtcho đất nước Truyền thống tốt đẹp này bắt đầu từ thời Lê Trong cái biển họcmênh mông suốt mấy trăm năm đó, làng Kim Đôi nổi bật hơn cả bởi sự đồ sộ

về số lượng Đại khoa” [59, tr.51] Xã Kim Chân đã có 21 người đỗ Đại khoa

trong tổng số 61 người của huyện Quế Võ Phan Huy Chú trong cuốn “ Lịch

triều hiến chương loại chí” có viết: “về những họ nối đời hiển đạt như làng

Kim Đôi, Vân Điềm, Vọng Nguyệt đều hơn cả một xứ… làng Kim Đôi huyện

Võ Giàng có họ Nguyễn từ đời Nhân Thiếp trở xuống 3 đời thi đỗ 13 người.Đầu đời Lê, 5 anh em đồng thời cùng đỗ cả, con cháu nối nhau làm quan totrong triều” [58, tr.51]

Trang 25

Trong sách “ Đại Nam nhất thống chí ” có ghi lại rất rõ ràng rằng: 5 anh

em cùng làm quan một triều Đời bấy giờ ví các anh em nhà này như Ngũ Quế

ở Tiên Sơn Vua Lê Thánh Tông từng bảo với thị thần rằng: “ Kim Đôi giathế, chu tử mãn triều” (Gia thế làng Kim Đôi áo đỏ, áo tía đầy triều) như thế

là có ý khen ngợi nhiều lắm

Trong cuốn “Bắc Ninh dư địa chí” của cụ Đỗ Trọng Vĩ đã ghi: Huyện Võ

Giàng về văn họa thì Kim Đôi là nhất…” Trong gia phả của họ Nguyễn và họPhạm cũng ghi rất rõ truyền thống hiếu học, khó cử thành danh của hai dòng

họ này Thời vua Lê Thánh Tông, cụ Nguyễn Lung sinh được 5 người contrai, gia thế lúc ấy đã khá giả rồi, khi gặp triều đình mở mang học nghiệp, kénchọn người tài, cụ đã quyết định cho các con ăn học tử tế Trong văn bia mộ

do Trạng Lương Thế Vinh viết, và trong gia phả họ Nguyễn đã nêu lên tấmlòng hiếu học, chăm lo đến sự nghiệp học hành của các con cụ thật cảm phục:

“ Con đi học xa, áo chưa rách đã bảo người may sẵn cho, sợ con bị cảm lạnh

mà tổn hại đến việc học Thức ăn chưa hết đã dặn người nhà mang đến vì sợcon đói mà tổn hại đến việc học Các con cảm động trước tấm lòng giáo huấncủa cha mẹ mà dốc lòng tu trí về nghiệp học mà thành danh Các con cụNguyễn Lung chăm chỉ học tập đã lập nên một kỳ tích mà suốt thời phong

kiến không lặp lại: cả 5 con trai cụ đều đỗ đại khoa, người đời còn gọi là “ngũ

tử đăng khoa” sánh được với nhà họ Đậu ở Yên Sơn – Trung Quốc.

Năm anh em nhà họ Nguyễn đều đỗ đại khoa, được người người mến

mộ, được lưu tên vào trong văn bia sử sách của làng Năm người anh em ấylà: Nguyễn Nhân Bỉ, Nguyễn Nhân Bồng, Nguyễn Nhân Thiếp, Nguyễn Nhân

Dư, Nguyễn Nhân Đạc đều đỗ tiến sĩ Trong làng Kim Đôi có tất cả 25 vị đỗtiến sĩ, trong đó có 7 người của dòng họ Phạm và 18 người của dòng họNguyễn Họ Nguyễn bao gồm các nhân vật như:

Trang 26

1- Nguyễn Nhân Bỉ (1448 – 1517), năm 19 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đống, đỗ

tiến sĩ khoa Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) đời Lê ThánhTông Ông từng được cử đi sứ sang nhà Minh, làm quan đến chức ThượngThư Bộ Binh, ông là một trong những thành viên của hội Tao Đàn Ông đã có

tài họa bài “Lục vân động” của vua rất nổi tiếng, như sau:

“Vách cáo lởm chởm dựa tầng không

Rộng sáng bầu trời bát ngát trong

Mây có nửa gian che cửa Phật

Bụi không một hạt phủ tòa hồng

Xanh xanh sắc núi mờ hoa khói

Cuộn cuộn songs xô khí lạnh lung

Xuân tỉnh cư ông về trúc viện

Hoa rơi chim hót nắng chiều rong”

(Nguyễn Tuấn Lương dịch) […64]

2- Nguyễn Nhân Bồng (còn có tên là Nguyễn Xung Xác)là em của

Nguyễn Nhân Bỉ, anh của Nguyễn Nhân Thiếp Ông sinh năm 1452 Năm 19tuổi ông đỗ Đệ Tam giáp đồng tieens sĩ kho Tý Sửu, niên hiệu Quang Thuậnthứ 10 (1469) đời vua Lê Thánh Tông Ông làm quan đến chức Tả Thị Lang

Bộ Lễ, kiêm trưởng Hàn Lâm Viện, kiêm dạy học ở cục Tú Lâm Ông giỏi cảthơ Nôm, là một trong những thành viên của hội Tao Đàn, đứng tên thứ 5 ông

có bài thơ họa vua bài: “Bái yết sơn lãng cảm thành” rất nổi tiếng:

Trang 27

“Nắng hồng rực rỡ dọi quê vua

Tựa biển hoa xuân liễu rủ tơ

Mưa nhỏ dăng dăng viền hốc núi

Mây thơ lặng lặng tỏa bên bờ

Dặc dài dải lụa dòng quanh quất

Bái ngát tinh kỳ gió phất phơ

Hộ giá Tây Kinh may được dự

Gần trong gang tấc cạnh tàn vua”

(Lâm Giang dịch) 3- Nguyễn Nhân Thiếp: Em ruột của Nguyễn Nhân Bỉ, Nguyễn Nhân Bồng.

Năm 15 tuổi ông đỗ Đệ Tam đồng tiến sĩ (1466) cùng khoa với anh ruộtNguyễn Nhân Bỉ Ông làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Lại và đi sứsang nhà Minh

4- Nguyễn Nhân Dư: Là em thứ tư của ba anh Bỉ, Bồng và Thiếp Năm 17

tuổi ông đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức 3 (1472) Ônglàm quan đến chức Hiến hát sứ

5- Nguyễn Nhân Đạc: (còn có tên khác là Nguyễn Nhân Dịch), năm 17 tuổi

ông đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức 6 (1475) đời Lê ThánhTông Ông làm quan đến chức Hàn Lâm Viện kiểm khảo

6- Nguyễn Tất Thông đỗ tiến sĩ năm 1481, làm chi huyện Lập Thạch, làm

quan đến chức Thừa Chính Sứ

Trang 28

7- Nguyễn Củng Thuận đỗ tiến sĩ năm 1496, làm quan đến chức Tả Thị

Lang Bộ lại, kiêm Đô Ngự Sử Đài

8- Nguyễn Dũng Nghĩa đỗ Hoàng Giáp năm 1493, làm quan đến chức Giám

sát Ngự Sử Ông là con trai của tiến sĩ Nguyễn Nhân Bỉ

9- Nguyễn Hành Khoản (còn có tên là Nguyễn Hành Dĩnh), ông là con

trưởng của tiến sĩ Nguyễn Nhân Thiếp Ông đỗ tiến sĩ năm 20 tuổi

10- Nguyễn Nhân Huân là con của Nguyễn Nhân Thiếp, em ruột của

Nguyễn Hoành Khoản, anh ruột của Nguyễn Nhân Kính Năm 21 tuổi ông

đỗ Bảng Nhãn Ông làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Lễ, khi ông mấtđược tặng Thiếu bảo

11- Nguyễn Đạo Diễn (1468 – 1536) là con của tiến sĩ Nguyễn Nhân

Bồng Năm 29 tuổi đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1496) Ông làm quan đếnchức Hiến Sát Sử

12- Nguyễn Nhân Kính là con của Nguyễn Nhân Thiếp, em ruột của

Nguyễn Nhân Huân Năm 18 tuổi đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn, hai lần được

đi sứ và làm quan đến chức Thượng Thư

13- Nguyễn Nhân Lượng là con của Nguyễn Nhân Kính, năm 28 tuổi

ông đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1556) đời Mạc Phúc Nguyên Làm quanđến chức Thượng Thư Bộ Lại

14- Nguyễn Năng Nhượng là cháu nội của tiến sĩ Nguyễn Củng Thuận.

Năm 27 tuổi đỗ Hoàng giáp, khoa Nhâm Tuất (1562) Ông đã đi sứ sangnhà Minh, làm quan đến chức Thượng Thư, Tước Hầu, được làm PhúcThần ở quê

Trang 29

15- Nguyễn Bá Tuấn là con của tiến sĩ Nguyễn Nhân Dư Năm 21 tuổi đỗ

Hoàng Giáp khoa Kỷ Mùi (1499) Ông làm quan đến chức Thượng Thư vàđược tặng hàm Thái Bảo

16- Nguyễn Bá Tuân (trong gia phả ghi là Bá Tấn) là con thứ hai của ông

Nguyễn Nhân Trù Năm 20 tuổi đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499) Ông làmquan đến chức Hiến Sát Sứ ở Thái Nguyên

17- Nguyễn Lý Quang là con của ông Nguyễn Nhân Dịch, đỗ Hoàng Giáp

khoa Mậu Thìn (1508), bị giết trong trận loạn Trần Tuân

18- Nguyễn Quốc Quang (1666 – 1734), năm 35 tuổi ông đỗ tiến sĩ khoa

Canh Thìn Sau khi đỗ ông đổi tên là Quốc Anh Ông làm quan đến chứcTham Chính

Ngoài ra, trong làng Kim Đôi còn có 7 vị đỗ tiến sĩ, đều là người củadòng họ Phạm:

1 Phạm Thiệu, thủa nhỏ sinh sống ở xã Châu Khê (nay là Châu Cầu, xã

Châu Phong, huyện Quế Võ) Khi đi thi, ông lấy lai lịch ở Châu Cầu –Châu Phong – Quế Võ Khi đỗ, ông về lập nghiệp ở Kim Đôi – Kim Chân

Có thời gian ông trú tại Dũng Liệt – Yên Phong – Bắc Ninh Năm 44 tuổiông đỗ Hoàng Giáp, khoa Qúy Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch 6 (1553) đời MạcPhúc Nguyên, từng đi sứ phương Bắc Ông làm quan đến chức ThượngThư Bộ Lễ, tước Châu Khê Hầu, khi mất ông được tặng Thiếu Bảo

2 Phạm Đình Chầu (1647 – 1719), trước khi thi tiến sĩ ông đã là tri huyện.

Năm 39 tuổi ông đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ, tên đứng thứ 11 khoa ẤtSửu, niên hiệu Chính Hòa 6 (1683) đời vua Lê Huy Tông Ông làm quanđến chức Giám Sát Ngự sử

Trang 30

3 Phạm Nguyễn Đạt có tên là Phạm Tiến Năm 29 tuổi ông đỗ Hội Nguyên

đồng tiến sĩ khoa Đinh Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua LêHiển Tông Ông làm quan Thừa Chính sứ Sơn Tây, Hải Dương, đồng cácloại học sĩ Ông từng đi sứ sang nhà Thanh, khi về được tặng Thừa Chính

Sứ tước Bá Kim Vân Năm Chiêu Thống Đinh Mùi, ông được tiến lên TảThị Lang Bộ Binh

4 Phạm Đình Dư là em của Phạm Nguyễn Đạt, năm 34 tuổi đỗ Đệ Tam

giáp đồng tiến sĩ xuất thân (tên đứng thứ 9) khoa Ất Mùi, niên hiệu CảnhHưng 36 (1775) đời vua Lê Hiển Tông Ông làm quan đến chức Tả ThịLang Bộ Lại, tước Quỳnh Thái Hầu Khi Nguyễn Hữu Cảnh làm loạn, ôngthủ tiết không ra làm quan Khi vua về kinh, ông được phong chức ĐốcBình Chương Sự, Hành, Thượng Thư Bộ Lại, Tri Quốc Tử Giám, tướcQuỳnh Hà Hầu

5 Phạm Quỹ (1805 – 1860), năm 25 tuổi đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu,, niên hiệu

Minh Mạng 10 (1829) Ông được bổ chức Hàn Lâm Biên Tu; làm quan triphủ Diên Khánh, án sát Lạng Sơn, án sát Bình Định, sau về kinh giữchứcPhủ Thừa Thị Lang Bộ hình, sau thăng chức Hưu Tham Chi Bộ Lễ,thăng bổ chức Tổng Đốc Phú Bình

6 Phạm Bá Thiều (1793 – 1858), năm 40 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ,

khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Minh Mệnh 13 (1832), làm quan đến chứcThái Bộc Tự Khanh, về hưu mở trường dạy học, có rất nhiều học sinhthành đạt nhờ sự dạy dỗ của ông

7 Phạm Phiên: là anh của tiến sĩ Phạm Đình Dư, là em của tiến sĩ Phạm

Nguyễn Đạt, đỗ Tạo sĩ khoa Giáp Mùi đời Lê Hiến Tôn (1763).Ông làm

quan trấn thủ ở Thái Nguyên.

Trang 31

Trong xã Kim Chân còn có một vị tiến sĩ nữa ở làng Ngọc Đôi, là tiến sĩChu Huấn Ông đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu, niên hiệu HồngĐức 24 (1493) đời Lê Thánh Tông Ông là thành viên của hội Tao Đàn và làmquan đến chức Thừa Chính Sứ.

Với quãng thời gian hơn 300 năm với 26 tiến sĩ và nhiều người đỗ đạtthành danh khác, tạo dựng nên một truyền thống hiếu học – khoa cử vẻ vangcủa làng Kim Đôi nói riêng và của xã Kim Chân nói chung Trong dân gian

đã gọi “làng tiến sĩ Kim Đôi”, vùng Kinh Bắc còn lưu truyền câu ca với niềm

Trong sách “Bắc Ninh tỉnh khảo dị” có ghi như sau: “Cây cổ thụ ở xãKim Đôi có tên là cây gạo, to chừng mấy người ôm Gốc thân cây xù xì,cành cong queo xòe rộng bốn phía, xanh tốt um tùm Tương truyền, khinào cây mọc cái mầm to nghĩa là làng có điềm khoa giáp Người trong

Trang 32

làng cho thế là “nghiệm” Thực tế, những tiến sĩ hiển vinh trong làng đã

để lại nhiều tác phẩm văn thơ quý giá cho đời sau, như ông Chu Huấn có

6 bài thơ trong : “Toàn Việt thi lục”, Phạm Thiệu là tác giả của “Thi văntập yếu”, Nguyễn Năng Nhượng có 21 bài thơ, Phạm Khải là tác giả của

“Khải đồng thuyết ước”

Nhà thờ họ Nguyễn ở làng Kim Đôi (được xây dựng từ thời Lê TrungHưng) là chứng tích về cử nghiệp rực rỡ nơi đây Các dòng chữ “khoa bảngmôn”, hay Hoành phi trong nhà thờ có ghi “Thi thư gia khuyến học từ đường,Chu tử mãn triều, Kế thế công danh, Dịch diệp hy long, Ẩm hà tử nguyên…”

đã nói lên điều đó Các câu đối ghi nhận về sự thành đạt và lòng hiếu học củaanh em con cháu của họ Nguyễn thôn Kim Đôi còn được lưu truyền cho đếntận ngày nay như:

- Thanh tiền trúng tuyển nhân giai thiểu

Hoàng bảng thư danh ngã tộc da

- Kế tế công danh tôn địa khoát

Mãn triều chu tử thánh vương ngôn

- Chư phụ tỵ niên đồng triết quế

Quần nhi kim nhật hội khan hoa

Trang 33

Đầy triều áo tía Thánh vương khen

- Năm xưa cha chú cùng vun quế

Nay đến con đàn hội xem hoa

1.2.2 Kim Đôi – làng quê có truyền thống đấu tranh giữ nước

Không chỉ rạng danh khoa cử và sự nghiệp, đất và người Kim Đôi cònsáng ngời truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm cùng dân tộc Với đặcđiểm là mảnh đất nằm trên địa danh sông Như Nguyệt (dòng sông Cầu) – nơi

mà suốt chiều dài lịch sử luôn là nơi chiến trận chôn vùi giặc ngoại xâm Đất

và người Kim Đôi với cái nơi mà lịch sử giao phó, nơi chiến trường chiếntuyến đầu chặn giặc suốt mấy ngàn năm cùng dân tộc dựng và giữ nước Khi

Lý Bôn phất cờ khởi nghĩa vào năm 542, người Kim Đôi và dân khắp vùngcùng anh em nhà Trương Hống, Trương Hát hưởng ứng Sự nghiệp cao cả củanhân dân còn được ghi lại trong “Trương tôn thần sử tích, lưu lại ở đên VânMẫu (nay thuộc xã Vân Dương) nơi mà bốn làng ở Kim Chân trong số 316làng, xã còn thờ Thánh Tam Giang là Thành Hoàng Từ tháng 3 năm 1076,chiến tuyến sông Cầu được xây dựng, trong đó đoạn từ ngã ba xã Kim Chânđến Phả Lại là đoạn quan trọng nhất Căn cứ vào bộ binh Thị Cầu và căn cứvào bộ binh Vạn Xuân (Vạn Đình – Đại Liễn) chính là một phần của đất KimChân Câu ca dao sau còn lưu lại chứng tích ấy:

“Kẻ Dầu có quán Đình Thành

Kẻ Dủi ta có Vạn Đình – Ba Voi”

Câu ca dao còn ghi lại đậm nét chiến tuyến này, “Xóm Chứa” tên xómcòn ghi lại dấu ấn địa danh khu hậu cần chứa lương thảo phục vụ chiến tuyếnchống giặc Cùng với nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Kim Chân nói

Trang 34

riêng, người Kim Đôi đã có đóng góp nhiều cho chiến thắng giặc Tốngngay trên quê hương mình Trong các cuộc kháng chiến chống quânNguyên Mông, chiến tuyến sông Cầu (Như Nguyệt) để lại trang sử chói lọichiến công của nhân dân Kim Đôi, dọc con sông Cầu mà mảnh đất KimĐôi là một vùng trong đó.

Trong công cuộc chống giặc Minh với chiến công ở Thị Cầu (giápdanh với Kim Chân), một lần nữa nhân dân địa phương lại nêu thêmtruyền thống thượng võ và tinh thần yêu nước, cùng cả nước lập nên nhiềuchiến tích vĩ đại

Với hàng chục tiến sĩ đã giữ nhiều trọng trách cao cả trong suốt thời giandài ở các triều đại phong kiến, những đóng góp của người Kim Đôi vàotruyền thống yêu nước của dân tộc được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Đó là những đóng góp to lớn, đáng kể vào truyền thống yêu nước hào hùngcủa dân tộc Việt Nam Con người và vùng đất Kim Đôi mãi mãi không mờphai trong trang sử vàng của dân tộc và trường tồn cùng sông núi

Trong thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân Kim Đôi

đã cùng nhân dân cả vùng chặn giặc chiếm đóng Bắc Ninh (1884) Lúc này,tuy còn quân Mãn Thanh đóng quân ở Bắc Ninh, nhân dân các làng ĐạoChân, Xuân Hòa, Kim Đôi, Quỳnh Đôi đào giao thông hào có lũy đất chechắn để chống lại giặc ngoại xâm.Tại Kim Đôi, khi vua Hàm Nghi chạy trúchân tại nhà cụ Ẩm Sung đã được gia đình và nhân dân che chở nên vuakhông bị giắc bắt

Khi Nguyễn Cao về vùng Bắc Ninh – Hưng Yên – Hải Dương chống giặc(1884), ông đã có mặt ở chiến trường Quế Dương và Võ Giàng Nhân dânKim Đôi và nhân dân cả vùng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Cao đã chiến đấu

Trang 35

chống giặc, lập nên bao chiến công vang dội Những chiến công ấy, mãi đượcghi vào tam khảo dân tộc và là niềm tự hào, kiêu hãnh của nhân dân Quế Võ.Truyền thống yêu nước anh hùng ấy sẽ mãi được phát huy để giải phóng dântộc, quê hương, đất nước, xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho muôn đời con cháumai sau.

1.3 Diện mạo văn hóa truyền thống làng Tiến Sĩ

1.3.1 Văn hóa vật thể

Làng Kim Đôi từ xưa đã là một vùng quê nông nghiệp, nhưng đất đaicằn cỗi, hay bị úng lụt, nên nhân dân làm ăn vất vả Đời sống nhân dân tronglàng so với các nơi trong tỉnh còn có nhiều khó khăn Nhưng mang bản chấttruyền thống của người Việt Nam, nơi đây có tinh thần cần cù, chịu khó, siêngnăng nên đã khắc phục được khó khăn, vượt qua gian nan vất vả để giành lấynhiều thành quả lao động trên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như văn hóa

Kim Đôi từ xưa đến nay đã sản sinh ra biết bao nhiêu các công trình vănhóa tiêu biểu, cùng nhiều nhân tài Đó là chùa Ngũ Hộ, là đình làng Kim Đôi,Nghè làng và văn chỉ hàng huyện cũng được xây dựng ở đây Kề bên làng xãKim Chân là đền thờ Mẹ Đổng thiên Vương, là văn miếu hàng tỉnh (xưathuộc Thị cầu, sau này mới chuyển về Đại Phúc như hiện nay) Không phảingẫu nhiên mà văn miếu hàng tỉnh, hàng huyện đều được đặt ở địa điểm này.Tương tự như việc đặt tên, không phải ngẫu nhiên mà làng xã nơi đây tự đặtcho mình cái tên là làng Dủi Quan (hay Hồ Quan) Nơi đây, ngoài các côngtrình văn hóa là đền thờ các danh nhân khoa bảng của các dòng họ, còn cónhững đền thờ của làng để thờ các danh nhân văn hóa tiêu biểu chung nhưThành Hoàng làng, nơi thờ hai danh nhân họ Nguyễn cùng đức Thánh TamGiang Tương truyền, đây là hai vị thần khước địch và uy địch, tức là hai anh

em nhà Trương Hống và Trương Hát Hai vị danh nhân nhà Nguyễn là: Đức

Trang 36

thần Lai Giang Bá – ông là quan hộ Bộ Thượng Thư, Hữu Thị Lang, TăngThái Bảo, Lai Giang Bá, trung với nhà Lê chống lại nhà Mạc Ông thứ hai làNguyễn Năng Nhượng, đỗ Hoàng Giáp, làm quan Bộ Hộ Thượng Thư, kiêmđông các đại học sĩ, nhập thị kinh diên, đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tướcĐạo phái hầu tru Quốc.

Các công trình văn hóa trên của Kim Đôi đến nay không phải đều đượcbảo tồn nguyên vẹn, hiện nay có cái còn, cái mất Tuy nhiên, chúng mãi đượcghi nhận vào sử sách Đồng thời đó cũng là những công trình văn hóa vật chấtlớn lao, minh chứng cho truyền thống vẻ vang của quê hương

1.3.1.1 Di tích văn chỉ họ Phạm

a Lịch sử hình thành và vị trí địa lý của di tích

Văn chỉ họ Phạm thuộc làng Kim Đôi, xã Kim Chân, nằm kề bên dòngsông Cầu thơ mộng, cách đầu cầu phía Nam cầu Đáp Cầu chừng 2km Nơiđây ngoài hai di tích của hai gia tộc có truyền thống khoa bảng tiêu biểu nhất

ở Kinh Bắc, còn có phế tích, địa điểm văn chỉ hàng huyện và chùa Ngũ Hộ Văn chỉ họ Phạm làng Kim Đôi là một công trình kiến trúc được khởidựng từ thời Lê, đến nay đã có nhiều lần được trùng tu và tạo sửa Đây là nơithờ phụng tổ tiên, lưu niệm về các danh nhân khoa bảng của gia tộc Văn chỉ

họ Phạm là một di tích thuộc loại hình không có nhiều ở Kinh Bắc nếu xét ởphạm vi hàng huyện và so sánh trong toàn tỉnh

b Giá trị văn hóa, lịch sử của di tích

Văn chỉ họ Phạm làng Kim Đôi là di tích lịch sử mang tính chất lưuniệm về các danh nhân khoa bảng Đây là một di tích quý hiếm, nơi lưu giữnhững nguồn tài liệu lịch sử và tôn thờ của một gia tộc đối với các danh nhânkhoa bảng nổi tiếng hiếu học và đỗ đạt cao thời phong kiến Cùng với nhà thờ

Trang 37

18 vị tiến sĩ nhà Nguyễn ở đây, văn chỉ họ Phạm tạo nên một quần thể di tíchlưu niệm danh nhân khoa bảng, góp phần làm vẻ vang cho cả làng, cả xứ Đây là một công trình kiến trúc không đồ sộ như các đền từ, lăng tẩmkhác, bởi nó là một loại hình văn chỉ lộ thiên như nhiều các văn chỉ khác xưanay Công trình được xây cất đơn giản, với diện tích sử dụng chưa đầy100m2, có tường gạch bao quanh Đối diện cổng vào là một ban thờ chính –thờ cụ tổ, người mở đường khoa danh cho gia tộc Hai bên tả hữu là bia đákhắc ghi chữ Hán với nội dung nói về truyền thống gia tộc và các vị khoabảng Ban thờ hai bên các bia đá hợp thành tổng thể các hạng mục công trìnhlàm cho khu di tích thêm phần phong phú, trang nghiêm.

Đây không chỉ là nơi tôn thờ, ngưỡng vọng của bà con gia tộc đối với

tổ tiên, các bậc khoa cử trong họ, mà còn là nơi lưu giữ những tư liệu hiệnvật có giá trị nội dung lịch sử vô cùng sâu sắc về truyền thống họ hàng, quêhương, xứ sở Đây cũng là nơi giáo dục lòng tự hào, gắn bó với quê hương,

từ đó kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông cho các thế hệhôm nay và mai sau

1.3.1.2 Di tích nhà thờ họ Nguyễn

a Lịch sử hình thành và vị trí địa lý

So với văn chỉ họ Phạm thì di tích nhà thờ họ Nguyễn có lịch sử hìnhthành lâu đời hơn Theo văn phả được lưu truyền tại nhà các bậc trưởng bốitrong họ thì nhà thờ họ Nguyễn được xây dựng từ thời cụ thủy tổ NguyễnLung Cụ sinh năm 1392 (Nhâm Thân) Theo gia phả, năm 1419 cụ Lungkết hôn với cụ bà Hoàng Thị Hay (sinh năm Giáp Thân - 1404, người DượcSơn, Chí Linh, Hải Dương, quê gốc ở Hoàng Hóa, Thanh Hóa) Hai cụ saukhi kết hôn đã trở về làng Kim Đôi, làm nhà tranh đan tre, nứa để sinh

Trang 38

sống Tương truyền, ngôi nhà tranh ấy chính là cội rễ của nhà thờ họNguyễn ngày nay Như vậy, có thể thấy rằng nhà thờ họ Nguyễn được xâydựng từ năm Kỷ Hợi (1419).

Giống với di tích văn chỉ họ Phạm, di tích nhà thờ họ Nguyễn nằmtrong lòng của làng Kim Đôi Hai di tích cách nhau không xa, rất thuận tiệncho việc tìm hiểu nghiên cứu cho những người muốn khám phá thêm về ditích của hai dòng họ đã từng có nhiều người đỗ đạt cao được lịch sử nướcnhà ghi nhận

b Giá trị văn hóa, lịch sử của di tích.

Không nằm ngoài những giá trị văn hóa và lịch sử giống như di tích vănchỉ họ Phạm, di tích nhà thờ họ Nguyễn mang trong mình những nguồn tàiliệu lịch sử quý giá và tôn thờ của một dòng họ lớn đối với các danh nhânkhoa bảng nổi tiếng hiếu học và đỗ đạt cao thời phong kiến Nhà thờ họNguyễn có lịch sử hình thành từ lâu và mang nhiều ý nghĩa đối với gia tộc.Ngày nay, những giá trị ấy vẫn được lưu giữ đầy đủ và chính xác trong “thithư gia văn phả” của dòng họ Nguyễn – dòng họ nổi tiếng cả nước về khoabảng với 18 người đỗ tiến sĩ

Theo gia phả của họ có ghi chép lại số lần trùng tu và chỉnh sửa quan trọngcủa nhà thờ Cụ thể: năm Bính Tuất (1466), được lệnh của vua và quan tổngđốc tỉnh Vũ Ninh về tu bổ, xây dựng lại nhà thờ Lúc này từ nhà tranh làmbằng tre nứa được chỉnh sửa thành ngôi nhà 5 gian bằng gỗ mít và gỗ lim đểđón hai vị quan của dòng họ là tiến sĩ Nguyễn Nhân Bỉ và Nguyễn NhânThiếp về vinh quy bái tổ tại nhà thờ Sau đó là các tiến sĩ Nguyễn Nhân Bồng,Nguyễn Nhân Dư, Nguyễn Nhân Đạc đều về vinh quy bái tổ tại nhà thờ này

Trang 39

Cuối cùng là 11 cháu của cụ tổ Nguyễn Lung cùng 3 chắt chút đều đỗ tiến sĩ

và vinh quy bái tổ tại đây

Đến năm chiến thắng Đống Đa (1789), đời vua Quang Trung đánh tanquân giặc, vua Lê Chiêu Thống chạy ẩn về làng Kim Đôi, ở tạm vào nhà thờ

họ Phạm, vì nhà thờ họ Nguyễn lúc này được chọn làm nơi tạm thời lập triềuđình của vua Lê Chiêu Thống Lúc này, xóm Ngoài là An đô hạng, xóm Giữa

là Trung đô hạng, nên nhà thờ họ Nguyễn thành sân triều đình nhà Lê Hiệnnay, trong sân của nhà thờ có bia đá 4 mặt ghi lại: “ Binh hỏa chi dư/ Đường

cô ngung khuyết/ Cố chỉ do tồn” ( nghĩa là vì binh hỏa mà nhà thờ bị tanhoang, vẫn còn giữ lại được nền móng) Từ đấy, hằng năm tất cả người trong

họ Nguyễn đều ra tế lễ tiên tổ tại mộ tổ ở bãi Vọng Nguyên (chính là nền đất

cũ của nhà thờ họ Nguyễn ngày nay)

Đến năm niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất, họ Nguyễn lại lo tu bổ, xây dựnglại nhà Thờ trên nền móng cũ Nhà thờ lúc này được dựng lên bằng ba gian gỗlim, gỗ mít gác tường Người trong họ quan niệm đây chính là nơi dùng để tế

lễ, thờ cúng tổ tiên và lấy đó làm một truyền thống lâu đời trong họ Ngàynay, trong nhà thờ vẫn lưu giữ lại bia đá có 4 mặt bằng nhau để kỷ niệm nămtrùng tu nhà thờ họ

Lần trùng tu cuối cùng là năm 1989, khi được Nhà nước công nhận là

di tích lịch sử văn hóa “Danh nhân khoa bảng” thì toàn họ lại tổ chức xâydựng lại nhà thờ một lần nữa Lần trùng tu này chính là diện mạo của nhàthờ ngày nay

1.3.1.3 Đình, chùa làng Kim Đôi

Làng Kim Đôi, trước kia có chùa và đình riêng Đình làng trước là ở ngoài

bờ sông Cầu (Nguyệt Đức Giang) còn gọi là xóm Vạn Chài Ngày nay địa

Trang 40

điểm này là bãi cát đá, nhà con cháu của cụ Phạm Huy Đình trông ra hướngBắc, nhìn sang mõm Bút, cửa Ngòi Kim Khê Đình có tên gọi là Đình Thôn.

Chùa làng Kim Đôi, ngày trước có tên là Ngũ Hộ Địa điểm của chùachính là khu đất nay được dừng để xây dựng trường cấp II của xã Do ngàytrước chùa được xây dựng bởi 5 xóm: Ngoài, Giữa, Đông, Ngọc, Dầu nên tênNgũ Hộ sau này được lấy để đặt tên cho chùa của làng Ngọc Đôi (Ngũ Hộtự) Khi có quyết định chuyển chùa về địa điểm mới hiện nay, và lấy phần đất

đó làm trường học thì tấm bia đá trong chùa (đây là tấm bia do cụ bà Nguyễn

Từ Y, người họ Nguyễn làng Kim Đôi – người đã sinh ra 3 tiến sĩ và 4 đạithần họ Phạm làm nên) Tấm bia đó ngày nay đã được Bộ văn hóa và Viện sửhọc Quốc gia về phiên dịch và được lưu tại Viện Sử học Trong chùa có quảchuông khá đẹp, trong chiến tranh phát xít Nhật đã mang về nước lưu giữ.Sau này được Hội Phật giáo Nhật Bản mua lại và đã mang sang cúng PhậtViệt Nam Hiện nay, quả chuông được trưng cất tại Bảo tang văn hóa tỉnh BắcGiang (do ngày trước Bắc Giang và Bắc Ninh là một tỉnh Hà Bắc)

Hiện nay, đình và chùa làng Kim Đôi tuy là hai địa điểm khác nhaunhưng tổ chức ngày hội giống nhau Đình là nơi thờ tự hai vị tiến sĩ họNguyễn là Nguyễn Nhân Bỉ và Nguyễn Năng Nhượng – người đã có công lớntrong cuộc chiến chống giặc phò giúp vua Lê Chùa là nơi thờ Phật, đức thầnLai giang Bá và đức thánh Tam Giang Cả đình và chùa đều thờ tượng và ảnhcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh Hội đình và hội chùa được tổ chức cùng ngày vớinhau vào tháng 2 Âm lịch hàng năm vào ngày 26, 27, 28 Ngày 28 đồng thờicũng là ngày giỗ Tổ họ Nguyễn nên có lễ rước kiệu thần linh trong ngày hội

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w