Giả thuyết khoa học: Nếu quy trình xây dựng và sử dụng blog đề xuất là phù hợp với nộidung kiến thức và đối tượng học sinh thì sẽ góp phần nâng cao được chấtlượng dạy học phần Sinh học v
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUY N TH PH ỄN THỊ PHƯỢNG Ị PHƯỢNG ƯỢNG NG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Hiền
HÀ NỘI, 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠNTác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Nguyễn Văn Hiền, người Thầy đã quan tâm, động viên và hướng dẫn tác giả tận tình trong
suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáotrong khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầygiáo, cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinhhọc, Phòng Sau đại học trường ĐHSP Hà Nội
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới tập thể giáo viên bộ môn Sinh học và các
em học sinh tại các trường phổ thông đã nhiệt tình giúp đở tôi khi thựcnghiệm đề tài này
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những ngườithân trong gia đình, đồng nghiệSp và các học viên cùng lớp đã động viên,giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Phượng
Trang 4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 2
4 Giả thuyết khoa học: 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
6 Phương pháp nghiên cứu: 3
7 Dự kiến những đóng góp mới 5
8 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 6
I Tổng quan về dạy học dựa trên mạng 6
1 Trên thế giới 6
2 Ở Việt Nam 7
II Cơ sở lí luận của đề tài 8
1.1 Ứng dụng CNTT trong dạy học 8
1.1.1 Khái niệm về CNTT 8
1.1.2 vai trò của CNTT 8
1.3 Tổng quan về blog 9
1.3.1 Khái niệm blog 9
1.3.2 Các tính năng của blogspot 10
1.3.3 Vai trò của Blog đối với quá trình dạy học 12
1.4 Tự học và rèn luyện kĩ năng tự học 13
1.4.1 Quan niệm về học 13
1.4.2 Học cốt lõi là tự học 16
Trang 51.4.4 Kỹ năng tự học và rèn luyện kỹ năng tự học 17
1.4.5 Đánh giá kỹ năng tự học 18
III Cơ sở thực tiễn 18
1.1 Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 THPT 18
1.1.1 Tâm, sinh lí học sinh trong việc lĩnh hội tri thức trên blog
dạy học sinh học 18
1.1.2 Trình độ nhận thức của học sinh THPT trong việc lĩnh hội tri thức qua blog dạy học 19
1.2 Đặc điểm chương trình sách giáo khoa Sinh học 10 THPT,
phần Sinh học vi sinh vật 20
1.2.1 Nội dung chương trình Sinh học 10 20
1.2.2 Đặc điểm nội dung phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT 21
1.2.2.1 Về cấu trúc nội dung 21
1.2.2.2 Về mục tiêu HS cần đạt được 23
1.3 Sự phù hợp của nội dung kiến thức phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT 24
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BLOG ĐỂ TỔ CHỨC 26
DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT, SINH HỌC 10 THPT 26
2.1 Xây dựng blog để tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật,
Sinh học 10 THPT 26
2.1.1 Nguyên tắc xây dựng blog để tổ chức dạy học phần Sinh học
vi sinh vật, Sinh học 10, THPT 26
2.1.1 Đảm bảo đáp ứng mục tiêu dạy học 27
2.1.2 Đảm bảo tính khoa học 27
2.1.3 Đảm bảo tính sư phạm 28
2.1.4 Đảm bảo tính trực quan 28
Trang 62.1.5 Đảm bảo kĩ thuật và thẩm mĩ 28
2.1.6 Đảm bảo phát huy tính tích cực của người học 29
2.1.7 Đảm bảo tương tác trong quá trình dạy và học 29
2.2 Quy trình xây dựng Blog tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT 29
2.2.1 Đề xuất quy trình xây dựng blog tổ chức dạy học phần Sinh học
vi sinh vật , Sinh học 10 THPT 29
2.2.2 Ví dụ quy trình xây dựng blog tổ chức dạy học phần Sinh học
vi sinh vật, Sinh học 10 THPT 34
2.2 Kết quả xây dựng blog 39
2.3 Quy trình sử dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh học vi
sinh vật , Sinh học 10 THPT 50
2.3.1 Nguyên tắc sử dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh học
vi sinh vật , Sinh học 10 THPT 50
2.3.1.1 Đảm bảo phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: 51
2.3.1.2 Đảm bảo phù hợp với khả năng người sử dụng 51
2.3.1.3 Đảm bảo phát huy tối đa vai trò của Blog 52
2.3.2 Quy trình sử dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh học vi
sinh vật , Sinh học 10 THPT 52
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 78
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 78
3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 78
3.3 Phương pháp thực nghiệm 78
3.3.1 Chọn trường thực nghiệm 78
3.3.2 Chọn GV và lớp tham gia thực nghiệm 79
3.3.3 Bố trí thực nghiệm 79
Trang 73.4.4.1 Phương pháp quan sát 79
3.4.4.2 Xử lý kết quả sau thực nghiệm 80
3.4.4.3 Phương pháp chuyên gia 80
3.4.4.4 Phương pháp điều tra và phỏng vấn HS và GV thực nghiệm 80
3.5 Kết quả thực nghiệm 80
3.5.1 Kết quả phân tích định lượng 80
3.2 Kết quả phân tich định tính 84
3.2.1 Phân tích kết quả về mặt định tính các bài kiểm tra của HS 84
3.2.2 Hứng thú và tính tích cực của HS khi tự học qua blog
“Khám Phá Vi Sinh Vật” 85
3.2.3 Đánh giá HS về sự cần thiết và hiệu quả của blog, những ưu thế nổi bật của blog trong quá trình hỗ trợ HS học và tự học 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 1
Trang 8có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực nghề nghiệp, có năng lực học suốt đời, có thể lực tốt, có bản lĩnh trung thực, dám làm, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,…” Để giải quyết vấn đề này, giải
pháp hiện nay là học tập dựa vào mạng đang được chú ý
1.2 Sinh học vi sinh vật ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnhvực của đời sống sản xuất, y tế, sức khỏe Nội dung kiến thức phần này mangtính khoa học cao… Đồng thời yêu cầu của việc dạy học sinh học là phải gắnkiến thức với thực tiễn, trực quan hóa các quá trình sinh học, khơi gợi hứngthú học tập cho học sinh, giúp học sinh tự tìm lấy được kiến thức cho mình
Để làm được điều đó, bên cạnh việc cải cách nội dung chương trình sách giáokhoa, đổi mới phương pháp dạy học, còn phải đa dạng hóa các hình thức dạyhọc, để làm sao dạy học trên lớp gắn với thực tiễn nhiều hơn Chúng tôi thấyrằng dạy dựa trên mạng là một hướng giải quyết cho vấn đề này Hiện nay,các giải pháp học trên mạng Internet dưới các hình thức như Website, blog,forum … đang phát triển và đã thu được những kết quả khả quan
Trang 9Ví dụ các trang web giáo dục như: hocmai.vn.com, thuviensinhhoc.vn.com,dayhocsinhhoc.blogspot.com, sinhhoc.blogspot.com, … Tuy nhiên, các môhình này mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ người học tự do trọn việc ôn luyện,củng cố kiến thức chứ chưa có hệ thống trực tuyến nào mang tính dạy họcthực sự áp dụng trong nhà trường phổ thông.
1.3 Blog là một dạng của website có tính tương tác cao, trực tuyến, cókhả năng cung cấp nhiều tài nguyên, miễn phí , dễ sử dụng và có thể tùy biếnthay đổi theo ý đồ sư phạm Với nhiều ưu điểm nổi bật, blog được xem như là
một giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu “học mọi nơi, học mọi lúc, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời” [12] của mọi người và trở thành một xu
hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay Blog có khả năng tạo ranhững thay đổi lớn trong hoạt động dạy và học
Xuất phát từ những thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng caochất lượng dạy và học Bộ môn Sinh học, nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho
học sinh, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức
dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT theo hướng phát triển
kĩ năng tự học
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh học
vi sinh vật, Sinh học 10 THPT
2
Trang 103.2 Khách thể nghiêm cứu:
Quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT
Ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học
4 Giả thuyết khoa học:
Nếu quy trình xây dựng và sử dụng blog đề xuất là phù hợp với nộidung kiến thức và đối tượng học sinh thì sẽ góp phần nâng cao được chấtlượng dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT, rèn luyện được
kĩ năng tự học của học sinh, cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy họccủa bộ môn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Làm sáng tỏ cơ sở lí luận về ứng dụng CNTT vào dạy học và việc
xây dựng và sử dụng blog trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nóiriêng
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: về các vấn đề có liên quan đến đề tài.5.3 Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy họcphần sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT
5.4 Kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng blog trong dạy học phần Sinhhọc vi sinh vật, Sinh học 10 THPT bằng thực nghiệm sư phạm
6 Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Tác giả tập chung nghiên cứu các phương pháp dạy học mang tính tích
Trang 11học Nghiên cứu các công trình, các đề tài khác có liên quan nhằm rút ranhững mặt mạnh, tích cực và cả những hạn chế để tối ưu hóa công trình củabản thân Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nhằm đảmbảo tính khoa học, sư phạm và hiện đại của sản phẩm dùng trong dạy học ởtrường phổ thông.
6.2 Phương pháp phân tích - hệ thống
Dùng trong việc phân tích cấu trúc, nội dung của phần sinh học vi sinh
vật – sinh học 10 THPT để xác định kiến thức cơ bản của các bài học Phân
tích các yếu tố tác động đến quá trình nhận thức chủ động, sáng tạo của họcsinh và phương pháp dạy học tích cực của giáo viên để có hướng xây dựngblog một cách phù hợp và hiệu quả nhất
6.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Thiết kế các mẫu phiếu điều tra GV và HS nhằm tìm hiểu thực trạng cóliên quan trực tiếp đến đề tài và phân tích nguyên nhân
Tìm hiểu thực tế ở các trường phổ thông về điều kiện cơ sở vật chất kĩ
thuật, trình độ và khả năng ứng dụng CNTT trong dạy và học của giáo viên
và học sinh Trên cơ sở đó xem xét các điều kiện cần và đủ, những thuận lợi
và khó khăn của việc khai thác, ứng dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh
học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT.
6.4 Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triểnkhai đề tài
6.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
4
Trang 12Tiến hành dạy song song lớp đối chứng và thực nghiệm ở trường phổthông trung học theo phương án đã thiết lập.
6.6 Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học sưphạm ứng dụng để sử lí định lượng các số liệu, kết quả của việc điều tra vàquá trình TNSP để làm minh chứng cho những nhận xét, đánh giá và tính hiệuquả của đề tài
- Xây dựng được blog dạy học phần Vi sinh vật bằng công cụ blogspot
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị Luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chương 2: Xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh
học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 13CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I Tổng quan về dạy học dựa trên mạng
1 Trên thế giới
Một trong những sản phẩm đặc trưng của thời đại khoa học và công
nghệ được ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục là hệ thống máy vi tính được nốimạng và các chương trình được cài đặt trên máy tính nhằm phục vụ tốt nhấtcác hoạt động dạy và học của GV và HS
Để có cái nhìn tổng quan về blog, về sự vận dụng của blog trong giáodục và dạy học, đặc biệt có cơ sở vận dụng blog vảo tổ chức dạy học phầnSinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho
HS, có thể điểm qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu về sử dụng côngnghệ web trong Giáo dục như
Tác giả George M Piskurich viết cuốn sách : “Để thu nhận được nhiềunhất từ học trực tuyến” Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra các thông tin, ýtưởng, và công nghệ giúp cho người học học tốt hơn khi học qua mạng Tácphẩm gồm 12 chương được viết bởi những người có kinh nghiệm về giảngdạy trực tuyến (Online) Họ cung cấp nhiều chỉ dẫn cũng như các kĩ thuật đểgiúp người học học trực tuyến tốt hơn
Tác giả Marc J Roénberg cho ra đời tác phẩm “E – Learning – cácchiến lược truyền tải tri thức trong kỉ nguyên số hóa”
Một tác phẩm về E- Learning “E – Learning và khoa học dạy học” củahai tác giả Ruth Colvin Clark và Richard Mayer Đây là cuốn sách kết hợpgiữa úng dụng thực tế và các nghiên cứu cơ bản Tác phẩm cung cấp các
6
Trang 14hướng dẫn chon lựa, thiết kế và phát triển khóa học E-Learning Tác phẩmcũng giúp vạch ra định hướng cho một loạt các chủ đề như làm thế nào để sửdụng có hiệu quả nhất các tài liệu bẳng văn bản, âm thanh và hình ảnh Mỗichương sách đều có ví dụ cụ thể, sinh động lấy từ các khóa học trên Internet
Tóm lại, một số tác phẩm nghiên cứu về dạy học nhờ ứng dụng củamạng máy tính, chủ yếu là nghiên cứu về E-Learning của các tác giả nướcngoài cho chúng ta hiểu được lợi ích mà công nghệ mang lại cho giáo dụctrong xã hội hiện đại Từ các tác phẩm đó, chúng ta bước đầu có nhữngđịnh hướng về dạy học dựa vào mạng như dạy học trên nền tảng là website,Forum ( Diễn đàn), blog, E-Learning, …Tuy nhiên để dạy học dựa vào E-Learning làm thế nào để phát huy được nhiều nhất lợi thế của E-Learningvào GD – ĐT khi mà trình độ tin học của GV bộ môn còn là một khoảngcách khá xa so với chuyên gia tin học mà các tác phẩm trên đề cập tới, cầnphải làm gì để học tập dựa vào mạng mang lại lợi ích thiết thực nhất chomỗi môn học? thì các tác giả chưa đề cập tới Đây chính là hướng nghiêncứu rất có ý nghĩa, giúp chúng ta có thể đi từ nền tảng chung về công nghệweb để vận dụng vào từng môn học
Trang 15Đã có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả đi vào thiết kếtrang web học tập Có thể kể đến như: Các tác giả Mai Văn Trinh – Phan ThịKim Dung, Nguyễn Thị Nhị ở trường ĐH Vinh đã thiết kế website hỗ trợ việcdạy học phần “Cơ sở tĩnh điện” và “tĩnh điện” của chương trình Vật lí lớp 11THPT.
Đặc điểm của các công trình xây dựng website là các trang web thiết kếchỉ sử dụng cho mạng nội bộ trong phạm vi rất hẹp và chỉ hỗ trợ cho giờ dạytrên lớp của GV nên việc sử dụng vẫn bị bó buộc bởi không gian và thời gian.Đây cũng là hạn chế của hướng nghiên cứu của các tác giả trên
II Cơ sở lí luận của đề tài
Trang 16nghiệm hoặc trình diễn các hình ảnh trên tranh vẽ hoặc mô hình, việc làm nàytốn nhiều thời gian và công sức của GV mà đôi khi có những nội dung kiếnthức quá trình việc minh họa bằng các công cụ dạy học truyền thống khônglàm được, hơn nữa khó gây kích thích hứng thú cho người học và khó triểnkhai các ý tưởng sư phạm tích cực Khi CNTT ra đời, cùng với mạng Internetphát triển phủ sóng từ thành thị đến nông thôn, tài nguyên các hình ảnh,video, phần mềm dạy học đa dạng, có tính tương tác cao, GV dễ dàng khaithác nguồn tư liệu số và sử lí chúng bằng các phần mềm dạy học theo ý tưởng
sư phạm, giúp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực truyền thông
đa phương tiện
CNTT giúp GV truyền tải nội dung kiến thức đến được với người họcnhanh chóng dễ dàng hơn
CNTT còn là nguồn tài nguyên nhiều giá trị hỗ trợ GV thiết kế bàigiảng
CNTT giúp GV thực hiện các PPDH tích cực được dễ dàng và thuận lợinhất
* Đối với HS
- HS tích cực học tập hơn, đưa kiến thức tới gần với người học hơn
- HS có thể học ở mọi lúc, mọi nơi mà không lo trở ngại về địa lí và thời gian
1.3 Tổng quan về blog
1.3.1 Khái niệm blog
Có nhiều cách hiểu khác nhau về blog, sau đây là một số khái niệm vềblog
Trang 17Blog, gọi tắt là weblog, là một dạng của website, bùng nổ từ cuối thậpniên 1990 Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưathông tin lên mạng với mọi chủ đề ( nguồn Wikipedia)
Blog là một site, nơi các blogger có thể viết lại những gì diễn ra, chia sẻbài học, kinh nghiệm, … Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, miễn phí( nguồn blogger.com)
Theo thông tư hướng dẫn tháng 7/2008- TT-BTTTT của Bộ thông tin
và truyền thong ban hành ngày 18/12/2008, blog được hiểu là “Trang thôngtin điện tử cá nhân, được dùng để thể hiện những thông tin mang tính chất cánhân phục vụ nhu cầu lưu trữ hoặc trao đổi, chia sẻ với một nhóm người hoặcvới cộng đồng sử dụng dịch vụ Internet”
Từ các cách định nghĩa khác nhau về blog trên, chúng tôi cho định
nghĩa blog như sau: “ blog là một dạng của website, được cung cấp miễn phí,trực tuyến, dễ sử dụng và có tính tương tác cao”
1.3.2 Các tính năng của blogspot
Với rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước nhưng chúngtôi chọn blogspot là nhà cung cấp dịch vụ blog Đó là do blogspot có nhữngtính năng ưu việt sau:
- Cung cấp miễn phí
- Hỗ trợ tiếng việt
- Giao diện đẹp, thân thiện, có khoảng 60 kiểu giao diện khác nhauđược thiết kế sẵn cho người sử dụng bình chọn, có những giao diện cho phépngười dùng tùy ý đưa ra các hình ảnh cho riêng mình vào thanh chắn đầumục(header image) Mỗi giao diện còn cho phép người dùng tùy chọn và sắp
10
Trang 18xếp một số tiện ích như lấy nguồn thông tin(feed) từ các trang wed khác, chohiển thị các bài viết được nhiều người đọc nhất, các bài viết mới nhất, danhsách các bình luận(comment) của người đọc và người viết blog, danh sách cácđịa chỉ trang wed khác,… chỉ bằng thao tác đơn giản là nhắp(click) chuột.
- Phân hạng mục cho các bài viết (categories), người viết blog có thểphân các bài viết thành các mục khác nhau (categories) Số lượng các mục làkhông giới hạn, đồng thời một mục có thể “con” các mục khác (giống như cấutrúc cây) Điều này khiến cho việc phân loại và tìm kiếm bài viết dễ dàng hơn.Đây là tiện ích được những người viết blog đánh giá cao
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản tốt Blogspot tự động lưu liên tục khi soạnthảo để lưu giữ bài viết trong trường hợp máy tính bị hỏng hoặc bị mất điệnhoặc có bất cứ vấn đề gì xảy ra Có tính năng xem trước (preview) các bàiviết trước khi tải chúng lên mạng (upload)
- Cho phép đưa hình ảnh của riêng mình hoặc các hình ảnh của các dịch
vụ khác như youtube, google vào các bài viết
- Cho phép quản lí các bình luận (comment), blogspot cho phép ngườiviết blog được quyền tùy chọn hiển thị hay không hiển thị những bình luận(comment) của người khác vào blog của mình, cho phép xóa hoặc chỉnh sửalại các bình luận của chính mình
- Các bình luận rác (comment spam) là những bình luận của nhữngngười đọc với mục đích quảng cáo hay nói cách khác là những commentquảng cáo làm nhiễu và rối các bài viết Việc kiểm duyệt các bình luận rác(comment spam) hoàn toàn do người viết blog tùy biến
- Có quyền được tùy chọn cho blog được riêng tư, không được tìm thấy
Trang 19viết blog cho phép mới vào đọc được hoặc được tìm thấy bởi các cung cụ tìmkiếm để cả thế giới đều có thể đọc và biết các các bài viết trên blog hoặc để cảthế giới biết blog của bạn nhưng có những bài viết bạn muốn để riêng tư thìblogspot cho phép chọn chế độ để mật khẩu (password) để đọc.
- Tự động thống kê dưới dạng biểu đồ hàng số người vào blog trongtừng phút, từng ngày,… số người vào đọc mỗi bài viết để tìm xem những bàiviết nào được nhiều người đọc nhất, thống kê bằng chữ số lượng bài đã viết
và tải lên blog, số lượng bình luận (comment)
- Có khả năng hỗ trợ một số tiện ích (widget) từ các dịch vụ miễn phíkhác
Cho phép tạo ra các trang cố định như trang giới thiệu, trang trao đổi thảo luận, trang hướng dẫn, …để tạo điều kiện thuận tiện quản lí blog tùy ýthích
Cho phép nhiều người cùng viết bài và quản lí blog Người tạo ra blog(admin) có thể mời nhiều người khác tham gia viết và tải bài viết lên bloghoặc chỉ đóng góp bài để người tạo ra blog (admin) kiểm tra và cho phép tảibài viết lên blog
- Ngoài ra, người dùng có thể nâng cấp blog của mình như thay đổigiao diện theo ý thích, cho phép đưa các quảng cáo vào blog của mình
1.3.3 Vai trò của blog đối với quá trình dạy học
* Đối với HS
- HS chủ động tích cực trong việc thảo luận, trao đổi thong tin với bạn học và
GV thông qua tính năng viết comment và các tính năng của diễn đàn thiết kếtrong blog
12
Trang 20- HS được tiếp cận nguồn tài nguyên học tập phong phú tùy theo phong cách
cá nhân
- HS được rèn luyện và phát triển các kỹ năng sử dụng các phương tiện họctập thành thạo như: Đọc tài liệu GV cung cấp trên blog, tìm kiếm tài liệu trênblog,…
- Giúp GV thực hiện các PPDH tích cực được dễ dàng hơn
- Đặc biệt tính năng tương tác cao của blog là một lợi thế hỗ trợ quá trình dạy
Theo Nguyễn Cảnh Toàn : “học là một quá trình bí ẩn, quá trình đódiễn ra trong đầu óc người học nên không thể quan sát trực tiếp được Chỉ có
Trang 21lượng Ông cho rằng học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong
đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con ngườimình bằng cách thu nhận xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanhmình.” [19]
Trong giáo trình của mình, Nguyễn Cảnh Toàn cũng viết 6 định nghĩa
về học [4, tr.61]
Định nghĩa 1: Học là chiếm lĩnh thông tin càng nhiều càng tốt, cànghọc càng nắm được nhiều thông tin, học là thu nhận, tích lũy, gia tăng sốlượng kiến thức
Định nghĩa 2: Học là ghi nhớ, lặp lại và thuộc lòng, học là quá trìnhtích lũy thông tin mà ta có thể tái hiện như là những mẩu kiến thức tách biệtnhau
Định nghĩa 3: Học là quá trình chiếm lĩnh, ứng dụng hay sử dụng kiếnthức, học là nắm bắt sự kiện, khái niệm hay quá trình có thể lưu trữ và sửdụng khi cần, học là tích lũy thông tin vào bộ nhớ để sử dụng mỗi khi có tìnhhuống đòi hỏi
Định nghĩa 4: Học là quá trình trừu tượng hóa, định hướng, định giá trị,học là liên kết cái đang học với cái đã biết và thực tiễn cuộc sống, học là hiểubản chất sự vật, nối liền các sự vật với nhau, lý giải và kiểm nghiệm giá trịcủa sự vật trong thực tế
Định nghĩa 5: Học là sự tạo ra sự biến đổi về nhận thức để hiểu biết thếgiới bằng cách lý giải và thông hiểu thực tiễn, học là xác định mô hình thôngtin và liên kết mô hình đó với thông tin từ các tình huống và hoàn cảnh khácnhau Hệ quả của việc xác định các mối quan hệ mới chưa được thừa nhậntrước đây là người học thay đổi nhận thức của chính mình
14
Trang 22Định nghĩa 6: Học là biến đổi con người, học là thông hiểu thế giớibằng nhiều con đường khác nhau mà kết quả là biến đổi bản thân ngườihọc, học là quá trình tự tạo ra sự biến đổi tổng hợp về tri thức, kĩ năng, thái
độ và giá trị của một con người Đó là học có chiều sâu, học có bản chất cốtlõi là tự học
Sáu định nghĩa trên được phân loại và sắp xếp từ đơn giản đến phứctạp Định nghĩa (1), (2), (3) thể hiện cách tiếp cận của người học một cách thụđộng, với ba định nghĩa này, vai trò nhận thức của người học chỉ dừng ở mức
độ tiếp thu thuần túy một cách máy móc những gì được thấy mà chưa có sựgia công, phân tích vốn kiến thức thu nhận được thành kiến thức cho bản thân
để thông hiểu thế giới, biến đổi bản thân Hay nói cách khác, ở ba định nghĩađầu, học theo chúng tôi hiểu đây là một quá trình thu nhận kiến thức một cáchthụ động, là ghi nhớ kiến thức thành những “hộp” kiến thức tách biệt nhau
Định nghĩa (4), (5), (6) thể hiện cách tiếp cận vào chiều sâu, bản chất
đó là trình độ cao của nhận thức: Phân tích, tổng hợp, phê phán, đánh giá, …theo cách tiếp cận này, học là tự lực, tích cực, chủ động
Như vậy, dựa vào mức độ tích cực, tự lực của người học có thể chiathành học chủ động và học thụ động Học thụ động là sự ghi chép, bắt chước(làm theo) một cách nguyên mẫu những gì diễn ra trong môi trường học (mức
độ thấp của học), học chủ động là sự tích cực, tự lực, sáng tạo của người họctrong quá trình chiếm lĩnh tri thức ( mưc độ cao của học), ở mức này đượcxem là tự học
Từ những phân tích trên, cùng với quan điểm và xu hướng giáo dụchiện nay Chúng tôi đưa ra định nghĩa về học phù hợp với quan điểm hiện nay
Trang 23như sau: Học là quá trình chiếm lĩnh tri thức, tác động vào thế giới, hình thành năng lực và thái độ, giá trị cho bản thân
1.4.2 Học cốt lõi là tự học.
Theo Nguyễn Cảnh Toàn [19]: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ,
sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác củangười học, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnhmột tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chínhmình” Theo ông, dạy dù sao cũng chỉ là ngoại lực tác động đến trò Ngoạilực đó phải được cộng hưởng của nội lực – sự cố gắng của trò Sự cố gắngnày mới là tự học
GS TSKH Thái Duy Tuyên quan niệm: “Tự học là hoạt động độc lậpchiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo … và kinh nghiệm lịch sử xã hội loàingười nói chung và của chính bản than người học” [22, 303]
Một số tác giả khác quan niệm về tự học là một hình thức tổ chức dạyhọc quan trọng và tiêu biểu trong nhà trường PT và đại học như tác giả PhạmViết Vượng [23], Lưu Xuân Mới [24], tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng “tựhọc là hình thức tổ chức cho HS học tập trong hoặc ngoài giờ lên lớp theophương pháp tự nghiên cứu bằng lỗ lực của các nhân, không có giáo viên trựctiếp hướng dẫn
Như vậy, từ định nghĩa trên về tự học, cùng với xu hướng giáo dục hiệnnay mà Đảng, nhà nước ta vạch ra: Dạy học lấy người học làm trong tâm.Chúng tôi nhận thấy rằng, tự học là chìa khóa thành công của con người Mỗi
cá thể, không ai hết phải tự mình tạo ra sự biến đổi tổng hợp về kỹ năng, thái
độ, giá trị của bản thân, đây chính là yếu tố nội lực
16
Trang 24Thứ ba, trong tự học khả năng lựa chọn cao, rộng rãi cả về nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức học tập Sự lựa chọn này luôn hướng tới sựphù hợp giữa chủ thể nhận thức với các điều kiện bên ngoài Đây là hoạt độngđặc trưng mà chỉ trong tự học mới có
Thứ tư, phương pháp tự học mang tính cá nhân cao Phương pháp tựhọc dựa trên tiềm năng của người học và ý thức trách nhiệm của người học
Và phương pháp tự học sẽ quyết định hiệu quả tự học mà sau đây chúng tôigọi là kỹ năng tự học
1.4.4 Kỹ năng tự học và rèn luyện kỹ năng tự học.
Qua tham khảo một số công trình nghiên cứu, chúng tôi tạm chia kỹ
Trang 25thể quan sát được và nhóm kỹ năng tự học thuộc các hoạt động không quansát được
Nhóm kỹ năng thuộc các hoạt động quan sát được: Được hiểu theonghĩa: Giáo viên và những người xung quanh khi quan sát hoạt động tự họccủa HS có thể hiểu được học sinh đang làm gì, thậm chí có thể biết được chấtlượng của vấn đề đó Bao gồm, kỹ năng nghe giảng, kỹ năng ghi chép, kỹnăng tìm kiếm thông tin, kỹ năng giao tiếp với GV và học sinh khác quá trìnhhọc tập, kỹ năng vận dụng
Nhóm kỹ năng thuộc các hoạt động không quan sát được Kỹ năng nàybao gồm các kỹ năng tư duy diễn ra trong não của người học bao gồm: Kỹnăng hệ thống hóa, kỹ năng tự xác định nhu càu mục đich học tập, kỹ nănglưu trữ chế biến các thông tin, kỹ năng tự rút kinh nghiệm về cách học…
1.4.5 Đánh giá kỹ năng tự học
GV Có thể thực hiện việc đánh giá kỹ năng tự học của HS qua bài thiđược tổ chức ngay sau bài tập tự học Bài thi có thể là bài kiểm tra trắcnghiệm, câu hỏi tự luận, câu hỏi đố, bài thi tự do HS tự đánh giá và cho điểm,
III Cơ sở thực tiễn
1.1 Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 – THPT.
1.1.1 Tâm, sinh lí học sinh trong việc lĩnh hội tri thức trên blog dạy học sinh học
DH là một quá trình tổ chức, điều khiển và tác động của GV làm chongười học trở lên tự giác, tích cực chủ động, tự điều khiển hoạt động củamình nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập Quá trình học tập chịu sự chi phối
18
Trang 26của nhiều quy luật tâm, sinh lí lứa tuổi như: quy luật sinh lí, quy luật tâm lí,quy luật nhận thức,… chính vì vậy mà khi xây dựng blog dạy học việc quantâm đến tâm, sinh lí học sinh là một yêu cầu vô cùng quan trọng mà ta phảichú ý Đây là cơ sở để xem xét mức độ khó dễ của kiến thức, màu sắc, hìnhảnh, âm thanh, hình thức thể hiện,… tất cả đều xuất phát từ học sinh, các em
là chủ thể sáng tạo, là người thi công công trình mà GV là người thiết kế
Khác với lứa tuổi THCS, tâm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi THPT đãphát triển ở mức độ khá tốt Khả năng thu nhận thông tin qua tri giác bằnghình ảnh đã ở mức độ khá cao Khả năng thẩm mỹ cũng phát triển hơn ởlứa tuổi THCS Vì vậy, các em không còn thích những hình ảnh rực rỡ,thay vào đó là những hình ảnh cầu kì, chính xác và khoa học Về màu sắc,những gam màu êm dịu hài hòa dễ gây hứng thú nhiều hơn và làm tăng khảnăng thu nhận thông tin Về bố cục của blog cũng cần khoa học và mangtính chuyên nghiệp hơn
1.1.2 Trình độ nhận thức của học sinh THPT trong việc lĩnh hội tri thức qua blog dạy học
Trình độ nhận thức của HS THPT có những đặc điểm khác so với cáccấp, các lớp học khác Ở lứa tuổi này HS chủ động hơn trong quá trình nhậnthức, tri giác có mục đích cũng phát triển hơn Việc quan sát ngày càng có hệthống, có mục đích và toàn diện hơn Việc ghi nhớ máy móc ngày càngnhường chỗ cho việc ghi nhớ có ý nghĩa, dựa trên sự phân loại hệ thống hóa.Việc áp dụng các phương tiện DH hiện đại sẽ tạo điều kiện cho HS huy độngnhiều giác quan để nhận thức, tăng khả năng ghi nhớ, biết ghi nhớ logic theo
sự sắp xếp có hệ thống nội dung học tập
Trang 27Khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng được bộc lộ khá rõ HS cókhả năng tiếp nhận nguồn tri thức một cách sáng tạo, có thể phân tích làmsáng tỏ các vấn đề một cách nhanh chóng Do đó các em có thể thực hiện cácthao tác tư duy phức tạp như: Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thànhphần, hiểu được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội, mối quan hệgiữa các cấp độ của thế giới sống…
Ở bậc học này, các em đã có những kiến thức sinh học nhất định, một
số kĩ năng đã được hình thành như: kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp kiếnthức,…Do đáo, GV cần nâng cao yêu cầu của câu hỏi, bài tập để HS tự chiếmlĩnh kiến thức và tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của mình
Việc giúp các em phát triển năng lực nhận thức là một nhiệm vụ quantrọng của GV Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào dể nâng cao chất lượng họctập của HS Điều này đòi hỏi phải đổi mới PPDH nói chung và thiết kế bàigiảng nói riêng để thực hiện tốt nhiệm vụ đó
Chính vì lẽ đó, cac phương pháp, phương tiện dạy học cần phải đượcđổi mới mang tính tò mò, tính khám phá khả năng tư duy của HS Các emkhông chỉ bó hẹp việc học tập trên lớp mà tự mình biết tìm kiếm thông tin bổsung cho bài học từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, mạngInternet…
Tuy nhiên, khả năng tư duy của các em lứa tuổi này còn chưa hoànthiện, có khi còn vội vàng, thiếu chuẩn xác Do vậy, cần có sự hướng dẫn của
GV để giúp các em nhanh chóng hoàn thiện khả năng nhận thức của mình
1.2 Đặc điểm chương trình sách giáo khoa Sinh học 10 THPT, phần Sinh học vi sinh vật
1.2.1 Nội dung chương trình Sinh học 10
20
Trang 28Nội dung Sinh học 10 gồm ba phần:
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống: Đây là phần nội dung kiến thức
mang tính khái quát cao, bao quát chung cả chương trình Sinh học phổ thôngnhằm giới thiệu đối tượng nghiên cứu của môn học
Phần II: Sinh học tế bào: Giới thiệu cho HS về đặc điểm cấu trúc, chức năng
của các đặc trưng sống cơ bản ở cấp tế bào làm cơ sở cho việc nghiên cứu cáchoạt động sống ở cấp độ cao hơn
Phần III: Sinh học vi sinh vât: Đây có thể coi là nội dung lý thú nhất và cũng
khó nhất của Sinh học 10 Giới thiệu về các đặc điểm tổ chức và các hoạtđộng sống cơ bản của vi sinh vật
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề cập nghiên cứu phần III trong Sinh học 10THPT ban cơ bản mà hiện này phần lớn các trường PT sử dụng để giảng dạy
1.2.2 Đặc điểm nội dung phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 THPT 1.2.2.1 Về cấu trúc nội dung
Phần III: Sinh học vi sinh vật gồm 3 chương
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật ( gồm 3 bài từ bài
22 đến bài 24)
Giới thiệu các kiểu dinh dưỡng và trao đổi chất ở vi sinh vật và vai trò của visinh vật trong chuyển hóa vật chất Từ đó giúp HS hiểu biết những hiểu biết
về ứng dụng của VSV trong đời sống của con người
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản củaVSV ( gồm 4 bài từ bài 25 đến bài 28 )
Trang 29Đề cập tới sinh sản của VSV, sinh trưởng của VSV theo cấp số mũ, có sổcông nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ sinh học, các yếu tố ảnhhưởng tới sinh trưởng và phát triển của VSV.
PHần III: Virut và bệnh truyền nhiễm ( Gồm 5 bài từ bài 29 đến bài 33 )
Đề cập tới khái niệm về virut, cấu trúc của virut, các giai đoạn nhân lên củavirut trong tế bào chủ Ngoài ra HS còn biết thêm các kiến thức về virutHIV, các con đường lây truyền HIV và cách phòng ngừa HS còn biết thêm
về các virut kí sinh ở côn trùng, thực vật, động vật và người, biết được conđường xâm nhiễm, tác hại của chúng, ứng dụng đáng kể của chúng trongthực tiễn Cuối cùng là giới thiệu cho HS vốn hiểu biết về bệnh truyền nhiễm
và miễn dịch
22
Trang 30sinh vật dựa vào nguồn
năng lượng và nguồn
- Phân biệt được các kiểu sinh sản của VSV
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của VSV và ứng dụng của chúng
- Biết cách nhộm đơn,
sử dụng kính hiển vi và biết quan sát một số vi sinh vật kính hiển vi
- Trình bày được khái niệm và cấu tạo của virut
- Trình bày được chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ
- Nêu được tác hại của virut, cách phòng tránh
- Tìm hiểu được các ứngdụng của virut trong thực tiễn
- Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon, các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh
- Tìm hiểu được một số bệnh do virut thường
Trang 31chua, muối chua rau
quả, …)
gặp ở người, động vật, thực vật, côn trùng và cách phòng tránh
1.3 Sự phù hợp của nội dung kiến thức phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 THPT
Nhìn chung toàn bộ kiến thức của phần III đều là nội dung kiến thứckhoa học, mang tính ứng dụng thực tiễn cao nên việc xây dựng blog để tổchức dạy học phần này đều thuận lợi hướng tới việc rèn luyện kỹ năng tự họccủa HS Blog là một phương tiện chiếm ưu thế trong vấn đề HS tiếp cận cáckiến thức khoa học, mở rộng lĩnh vực ứng dụng kiến thức phục vụ thực tiễnbởi nguồn thông tin được lưu trữ gần như vô hạn với nhiều chủ đề khác nhau,
có thể đăng tải hay cập nhật nhanh chóng và đơn giản, hình thức trình bàysinh động Có thể nói, chương trình sinh học vi sinh vật quyết định nội dungđược thể hiện trên blog, cụ thể hình 1.1
quan trong thực tiễn
- Rèn luyện cho HD năng lực tư
duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Hình thành ở HS ý thức, trách
nhiệm với bản thân và cộng đồng
trong việc bảo vệ sức khỏe phòng
bện do VSV và ý thức, tránh
nhiệm bảo vệ môi trường sinh thại
Cấu trúc chương trình
- Phần I: Chuyển hóa vật chất vàăng lượng ở vi sinh vật
- Phần II: Sinh trưởng và sinhsản của VSV
- Phần III: Virut và bệnh truyềnnhiễm
Thể hiện blog
- Mục đích xây dựng blog: Tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinhhọc 10 THPT, góp phần rèn luện kĩ năng tự học cho HS và nâng cao chấtlượng dạy học bộ môn
- Cấu trúc: Gồm một thanh menu ngang, với nhiều site con thể hiện từngchủ đề nhỏ riêng biệt: BÀI HỌC, KIỂM TRA, TƯ LIỆU, TRAO ĐỔI –THẢO LUẬN…
- Nội dung: Nhiều chủ đề, nhiều tài nguyên và tranh ảnh, phim video sinhđộng
Tác động đến quá trình lĩnh hội kiến thức khoa học và kĩ năng tự học của HS
- Ngồn thông tin lưu trữ vô hạn
- Cập nhật nhanh chóng
- Tương tác nhanh
- Nội dung phong phú với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ việc tìm kiếm và
Trang 32CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BLOG ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT- SINH HỌC 10, THPT 2.1 Xây dựng Blog để tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 THPT
2.1.1 Nguyên tắc xây dựng Blog để tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10, THPT.
Nguyên tắc là những định hướng cơ bản khi tiến hành một công việc.Trongviệc thiết kế các hoạt động hay sản phẩm giáo dục, nguyên tắc xây dựng còn
có tính chất như “kim chỉ nam” định hướng mọi hoạt động Việc xác địnhnguyên tắc không thể tùy tiện mà nó cần căn cứ trên các cơ sở tâm lí học, giáodục học
cần được đặt trong mối quan hệ với mục tiêu, nội dung, phương pháp, hìnhthức dạy học và kiểm tra đánh giá Từ đó, chúng tôi đã xác định 7 nguyên tắc
cơ bản sau khi tiến hành xây dựng Blog (sơ đồ 2.1)
Sơ đồ 2.1 Các nguyên tắc xây dựng Blog
Trang 332.1.1 Đảm bảo đáp ứng mục tiêu dạy học
Nguyên tắc này giúp quá trình xây dựng Blog tạo ra được một công
cụ hữu ích hỗ trợ quá trình dạy – học phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học
10 THPT, nhằm đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ đốivới người học Nói một cách khác, mục tiêu dạy học vừa là đích đến vừa
là khung định hướng chi phối việc thiết kế các hoạt động học tập và cáchthể hiện trên Blog Mọi hoạt động học tập và cách thể hiện cần đảm bảosau khi kết thúc quá trình tự học, người học sẽ có khả năng đạt được cácmục tiêu học tập đặt ra
2.1.2 Đảm bảo tính khoa học
Tính khoa học thể hiện qua tính chính xác của nội dung Các nội dungtrong Blog phải đáp ứng được sự phong phú, phù hợp với chương trình dạyhọc; các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ khoa học,… phải chính xác, đồngnhất với SGK và các sách hiện hành đang được sử dụng trong bộ môn ởtrường PT Thông tin thu thập và chọn lọc phải rõ nguồn gốc và đáng tin cậy
Trong quá trình cập nhật thông tin cho Blog, chúng tôi tham khảo từnhững địa chỉ website, Blog …tin cậy như website của các trường Đại học:Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Đại Học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Hà Nội,…Các nguồn thông tin, tư liệu từ các trang website khác chúng tôi chú ý nhiềuđến các địa chỉ website có tên miền như: edu; org; vn… vì chúng có độ tincậy tốt hơn Các tài liệu, công trình được nghiên cứu, được xuất bản màchúng tôi cập nhật cho Blog cũng tham khảo từ các nhà xuất bản uy tín như:NXB Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, …
26
Trang 34Trên những phân tích tâm lý HS, chúng tôi nhận thấy rằng các em hầunhư tin tưởng vào các thông tin trên mạng, do vậy đảm bảo tính khoa học củacác nguồn thông tin kiến thức đưa lên Blog là một nguyên tắc hết sức quantrọng Các tư liệu tham khảo, mở rộng vốn hiểu biết cho người học mà chúngtôi chọn đăng lên Blog luôn được giữ nguyên bản và kèm theo địa chỉ nguồnthông tin Các thuật ngữ, khái niệm được đề cập trên Blog gắn liền với nộidung của SGK hiện hành.
2.1.4 Đảm bảo tính trực quan
Chúng tôi hiểu Blog là một ứng dụng đa phương tiện, cũng có thể hiểu
là một phương tiện dạy học số, hoặc hiểu là phương tiện dạy học mang thôngtin Từ góc độ nhìn nhận Blog như vậy, nên tính trực quan là cần thiết Tínhtrực quan chúng tôi hiểu là: Hình thức sinh động của Blog, nội dung có nhiềuphim, ảnh minh họa; không chỉ có vai trò thu hút, tạo hứng thú cho người học
mà còn có chức năng chứa đựng, truyền tải thông tin đến với người học Đâyphải là kênh giao tiếp sinh động giữa GV và HS
2.1.5 Đảm bảo kĩ thuật và thẩm mĩ
Tính kĩ thuật biểu hiện ở giao diện thân thiện, cấu trúc của Blog rõràng, có hệ thống liên kết và chỉ dẫn rành mạch Khả năng cập nhật thông tin,tương tác nhanh chóng, chính xác Các môđun, phần mềm thứ ba được lựa
Trang 35chọn có tốc độ xử lý nhanh, không có mã độc, có tính năng phù hợp với việcchứa đựng và truyền tải thông tin dạy học, có khả năng thích ứng cao với các
2.1.6 Đảm bảo phát huy tính tích cực của người học
Nguyên tắc này xuất phát từ nội dung, hình thức thể hiện Blog phải gópphần đổi mới PPDH theo hướng tích cực Theo đó, nội dung và kĩ thuật thiết
kế bài học, bài tập trên Blog phải phù hợp với vốn kiến thức, kinh nghiệm sẵn
có và khả năng tư duy của HS Các hoạt động học tập được trình bày trênBlog cần theo tiếp cận dạy học kiến tạo, tăng khả năng tư duy, định hướngvận dụng thực tế cho HS, giúp người học phát huy tính tích cực nhận thức
2.1.7 Đảm bảo tương tác trong quá trình dạy và học
Tương tác trong quá trình dạy học thể hiện tính chất hai mặt của quátrình dạy học Hoạt động dạy ( người dạy) và hoạt động học ( người học )diễn ra đồng thời và song song Mối quan hệ biện chứng này mang sự tươngtác qua lại: người dạy – thiết kế, người học – người thi công Hoạt động tươngtác hướng vào người học, đề cao vai trò chủ động, tích cực của người họcdưới vai trò tổ chức, điều phối của người dạy
2.2 Quy trình xây dựng Blog tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 THPT
2.2.1 Đề xuất quy trình xây dựng Blog tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 THPT.
Xây dựng Blog với mục đích phát huy tính tích cực học tập, rèn luyệncho HS kỹ năng tự học, cũng như nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Do
28
Trang 36đó, việc xây dựng đòi hỏi người thiết kế không chỉ có kiến thức cơ bản về tinhọc mà còn phải có năng lực sư phạm và kiến thức chuyên môn vững vàng.Giữa nội dung và ý tưởng thiết kế cần có mối quan hệ mật thiết, góp phần tạonên hiệu quả sử dụng của sản phẩm Khi GV có trình độ sư phạm và kiến thứcchuyên môn, việc xây dựng Blog sẽ trở nên dễ dàng hơn Bởi khi thiết kếBlog chỉ đòi hỏi người sử dụng có kiến thức tin học trung bình, hầu nhưkhông đòi hỏi nhiều kỹ năng lập trình GV muốn Blog hoạt động có tínhtương tác cao hơn thì có thể cần biết cách nhúng một phần nhỏ các đoạn codethuộc ngôn ngữ lập trình HTML, CSS, và việc này cũng không khó.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng Bloggồm 6 bước được sơ đồ hóa trong sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.2 Quy trình xây dựng blog dạy học
Trang 37Bước 1: Xác định mục tiêu
Chúng tôi khái quát hóa việc xác định mục tiêu xây dựng Blog bằng sơ
đồ sau:
Sơ đồ 2.3 Xác định mục tiêu
Bước 2: Thu thập dữ liệu, xử lí dữ liệu.
Để có được sản phẩm Blog chất lượng, chúng tôi tổ chức nghiêm túcviệc khai thác các dữ liệu từ các nguồn tài nguyên khác nhau: SGK, sáchtham khảo, giáo trình, các địa chỉ website Tất cả các nguồn tài nguyên màchúng tôi tham khảo đều được chúng tôi lựa chọn từ các địa chỉ tin cậy như
đã trình bày ở mục 2.1 Sau khi thu thập được thông tin, chúng tôi xử lí để tìm
ra những thông tin quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất với vấn đề, đề tài cần giảiquyết Nói gọn lại, trong bước này, chúng tôi tiến hành các bước con sau:
- Việc xây dựng blog này
liên quan đến việc sử dụng
chúng như thế nào?
Xác định mục tiêu của blog
- Mục tiêu bài học là yêu cầu cần đạt được ở người học sau khi học, mục tiêu phải cho phép người dạy đo lường được việc chiếm lĩnh kiến thức của người học đến đâu
- Hỗ trợ cho GV thể thực hiện dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT
- Giúp rèn luyện kĩ năng tự học cho HS
- Tạo môi trường tương tác giữa GV và
HS, chia sẻ thông tin, tài liệu học tập, trao đổi – thảo luận, tìm kiếm tài liệu cho người học
Trang 38- Tìm kiếm tư liệu trên Internet và các nguồn giáo trình, sách thamkhảo tin cậy.
- Tập hợp và xử lí sư phạm nguồn tư liệu thu được cho phù hợp với nộidung, mục tiêu SGK
Hai bước trên là khó, vì muốn có được tư liệu chính xác, đáp ứngnguyên tắc xây dựng Blog, người GV cần có trình độ chuyên môn, kỹ năngkhai thác thông tin trên Internet, kỹ năng thành thạo các phần mền dạy họcliên quan, đầu tư thời gian và tâm huyết, không ngại khó khăn và cuối cùngphải tạo được các tư liệu dạy học đảm bảo về mặt nội dung và kỹ thuật
Bước 3: Sắp xếp, đóng gói dữ liệu trên Blog
Sắp xếp nội dung trên Blog cần theo một bố cục rõ ràng Tổ chức nộidung trên Blog làm sao dễ dàng và gần gũi với người đọc, hay còn gọi làbước thi công kĩ thuật hoặc thiết kế thông tin Mọi nội dung được đưa lên cácsite của Blog cần được sắp xếp, tổ chức theo tầm quan trọng của kiến thức Vídụ: Người thiết kế quyết định xem trang chủ cần thể hiện những gì? Chia sẻcái gì?
Người thiết kế cần phải rõ những tiêu chuẩn cơ bản như màu sắc, cỡchữ, phông chữ… Giao diện ra làm sao? Banner thiết kế thế nào? Ví dụ: trongBlog của chúng tôi, chúng tôi thiết kế banner đơn giản, với dòng chữ “Khám
Phá Vi sinh Vật” với thông điệp: “Thế giới vi sinh vật nhiều lý thú đang chờ bạn khám phá”
Xắp sếp các nội dung theo một bố cục rõ ràng, có hệ thống Ví dụ nhưkhi đóng gói nội dung vào trang BÀI HỌC, cần xác định mục tiêu trang bài
Trang 39học lập ra để làm gì? Nó sẽ gồm có những gì? Cần thể hiện những gì và chia
sẻ cái gì?
Bước 4: Thử nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia
Thử nghiệm là thể hiện Blog trên trình duyệt Thử nghiệm Blog trêncác trình duyệt, hệ điều hành, máy tính khác nhau để xem nó có làm việc theotrình tự không? Ý nghĩa của bước này là kiểm tra xem Blog đã sẵn sàng hoạtđộng trong mọi điều kiện mạng Internet khác nhau chua?
Sau đó tiến hành xin ý kiến chuyên gia về nội dung, hình thức và hiệuquả sử dụng
Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện Blog
Từ những ý kiến góp ý của chuyên gia về nội dung, hình thức và cảnhững vấn đề kỹ thuật có thể gặp phải, chúng tôi tiến hành chỉnh sửa, hoànthiện các tính năng và nội dung của Blog
Bước 6: Sử dụng chính thức Blog
Sau khi đã hoàn tất việc thiết kế và Blog đã sẵn sàng hoạt động, chúngtôi tiến hành thực nghiệm sư phạm và phân tích phản hồi từ người học và giáoviên Ở bước này, chúng tôi qua tâm đến giá trị sử dụng của Blog có mang lạikhả năng rèn luyện kĩ năng tự học và nâng cao chất lượng dạy học bộ mônhay không
Tuy nhiên sự thay đổi thói quen học tập và đánh giá việc rèn luyện kĩnăng tự học cho HS không phải là việc làm một sớm một chiều Do đó, giữabước 5 và bước 6 trong sơ đồ 2.4 chúng tôi để mũi tên hai chiều với mục đích
32
Trang 40việc thực nghiệm và chỉnh sửa Blog, xin ý kiến chuyên gia là việc làm thườngxuyên Hơn nữa, trong tương lai sẽ càng có những phương pháp dạy học tíchcực hơn, những kĩ thuật thiết kế Blog ưu thế hơn, phong cách người học kháchơn … Do đó bước 5 và bước 6 cần tiến hành qua lại và thường xuyên.
2.2.2 Ví dụ quy trình xây dựng Blog tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 THPT
Ví dụ: Quy trình xây dựng “Mục II.4, bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
- Trình bày được các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV
- Rèn kỹ năng thu thập và xử lí thông tin, vận dụng kiến thức
- Có thái độ quan tâm và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội, đối
xử đúng mực với người nhiễm HIV
Bước 2: Thu thập dữ liệu, xử lí dữ liệu
Khái quát bằng sơ đồ việc thu thập và xử lí dữ liệu