Đa số TTGDTX Thanh Sơn là người dân tộc ít người, có những khókhăn riêng trong học tập; có những biểu hiện, mức độ tích cực trong học tậpnhưng có thể còn hạn chế hơn h
Trang 1DANH MỤC SƠ HÌNH BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1 Cấu trúc tâm lí của tính tích cực học tập 26
Bảng 3.1 Nhận thức của học viên về những khó khăn trong
quá trình học tập 57
Biểu đồ 3.1 Nhu cầu học tập của học viên 62
Biểu đồ 3.2 Hứng thú học tập của học viên 64
Bảng 3.3 Động cơ học tập của học viên 65
Bảng 3.4 Đánh giá của GV và CBQL về động cơ học tập của học viên 68
Biểu đồ 3.3 Nhận thức của học viên về tầm quan trọng của việc học tập 69
Bảng 3.5 Nhận thức của học viên về ý nghĩa học tập đối với học viên TTGDTX 70
Bảng 3.6 Đánh giá của GV và CBQL về nhận thức của học viên về ý nghĩa của việc học tập 74
Bảng 3.7 Biểu hiện thái độ của học viên trong quá trình học tập 75
Bảng 3.8 Đánh giá của GV và CBQL về những biểu hiện thái độ học tập của học viên 78
Bảng 3.9 Biểu hiện hành động học tập của học viên 80
Bảng 3.11 Biểu hiện về cách thức học tập của học viên 85
Bảng 3.12 Kết quả giải quyết tình huống giả định của học viên 89
Bảng 3.13 Nhận thức của học viên về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập 92
Bảng 3.14 Nhận định của GV và CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên 94
Bảng 3.15 Kết quả thực nghiệm đo được trên phiếu điều tra 107
Bảng 3.16 Kết quả thực nghiệm đo được bằng giải quyết tình huống
giả định 107
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TÂM LÍ HỌC 6
VỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP 6
1.1 Tổng quan vài nét lịch sử nghiên cứu về tính tích cực học tập 6
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước 8
1.2 Một số vấn đề lí luận về tính tích cực học tập 10
1.2.1 Lí luận về tính tích cực 10
1.2.1.1.Khái niệm tính tích cực 10
1.2.1.2 Nguồn gốc của tính tích cực 12
1.2.1.3 Quá trình nảy sinh, diễn biến, phát triển của tính tích cực 13
1.2.2 Tính tích cực học tập 14
1.2.2.1.Khái niệm học tập 14
1.2.2.2 Tính tích cực học tập 15
1.2.2.3.Mối quan hệ giữa tính tích cực học tập, tính độc lập nhận thức và tính sáng tạo trong học tập 17
1.2.2.4.Vai trò cuả tính tích cực học tập đối với chất lượng học tập nói riêng và đối với sự phát triển nhân cách nói chung 18
1.3 Tính tích cực học tập của học viên TTGDTX 26
1.3.1 Khái niệm học viên TTGDTX 26
1.3.2 Những đặc điểm tâm lí của học viên TTGDTX nói chung và học viên người dân tộc ít người 27
Trang 41.3.2.1 Đặc điểm tâm lí của học viên TTGDTX nói chung 27
1.3.2.2 Đặc điểm tâm lí của học viên người dân tộc ít người 29
1.3.3 Những khó khăn trong học tập của học viên TTGDTX, học viên dân tộc ít người 33
1.3.3.1 Những khó khăn chung của học viên TTGDTX 33
1.3.3.2 Những khó khăn trong học tập của học viên người dân tộc ít người34 1.3.4 Tính tích cực học tập của học viên TTGDTX 35
1.3.4.1 Khái niệm tính tích cực học tập của học viên TTGDTX 35
1.3.4.2 Biểu hiện và mức độ tính tính cực học tập của học viên TTGDTX 35
Tiểu kết chương 1 43
CHƯƠNG 2.TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 44
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 44
2.2 Tổ chức nghiên cứu 45
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu lí luận 45
2.2.1.1 Mục đích nghiên cứu lí luận 45
2.2.1.2 Nội dung nghiên cứu lí luận 45
2.2.1.3 Phương pháp nghiên cứulí luận 45
2.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 45
2.2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 45
2.2.2.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng 45
2.2.2.3 Các phương pháp nghiên cứu thực trạng 46
2.2.3 Tổ chức thực nghiệm tác động 46
2.2.3.1 Khách thể thực nghiệm 46
2.2.3.2 Mục đích thực nghiệm 47
2.2.3.3 Giả thuyết thực nghiệm 47
2.2.3.4 Nội dung Thực nghiệm 47
2.2.3.5 Cách thức tiến hành thực nghiệm 47
2.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 48
2.3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 48
2.3.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết 48
Trang 52.3.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết 49
2.3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực trạng 49
2.3.2.1 Phương pháp chuyên gia 49
2.3.2.2 Phương pháp điều tra bằng Anket 49
2.3.2.3 Phương pháp quan sát 52
2.3.2.4 Phương pháp phỏng vấn 52
2.3.2.5 Phương pháp giải quyết một số tình huống giả định có tính mô phỏng thực tiễn 53
2.3.2.6 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động học tập 54
2.3.2.7 Phương pháp mô tả chân dung tính tích cực học tập 54
2.3.3 Xử lí kết quả nghiên cứu 54
2.3.3.1 Tiêu chí đo kết quả 54
2.3.3.2 Công cụ sử dụng 54
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 57
3.1 Thực trạng khó khăn của học viên trong học tập ở TTGDTX 57
3.2.2 Biểu hiện tính tích cực học tập của học viên 69
3.2.2.1 Nhận thức của học viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập .69 3.2.2.3 Hành động học tập tích cực của học viên 80
3.2.2.4 Đánh giá chung về nhận thức, thái độ và hành động học tập tích cực của học viên 89
3.2.2 Kết quả giải quyết tình huống giả định 89
Bảng 3.12 Kết quả giải quyết tình huống giả định của học viên 89
3.2.4 Mô tả chân dung 3 trường hợp học viên đại diện 96
3.2.4.1 Trường hợp thứ nhất: 96
3.2.4.3 Trường hợp thứ ba 100
3.2.5 Đánh giá chung về thực trạng tính tích cực học tập của học viên 102 3.2.5.1 Ưu điểm 102
3.2.5.2 Các hạn chế 103
3.2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 104
3.3 Đề xuất các biện pháp tâm lí sư phạm 104
3.3.1 Cơ sở định hướng và các nguyên tắc đề xuất biện pháp sư phạm .104
Trang 63.3.1.1 Cơ sở định hướng biện pháp 104 3.3.1.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 105
3.3.2 Các biện pháp sư phạm 105
3.3.2.1 Biện pháp 1: Phát triển nhận thức cho học viên về vai trò, ý nghĩa của tính tích cực học tập 105 3.3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động tập thể, nhóm học tập 106 3.3.2.3 Biện pháp 3: Động viên, khuyến khích học viên phát huy tính tích cực học tập 106 3.3.2.4 Biện pháp 4: Giúp đỡ những học viên có nhiều khó khăn trong học tập 106
3.4 Kết quả thực nghiệm tác động nâng cao tính tích cực học tập cho học viên 106
Tiểu kết chương 3 108
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ vàquá trình toàn cầu hóa, khối lượng tri thức và nhu cầu học tập của xã hộingày càng tăng lên Muốn tiếp thu và lĩnh hội nguồn thông tin, tri thức mộtcách có hiệu quả thì phải đổi mới phương pháp học tập theo hướng pháthuy tính tích cực của người học Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Muốn học tập có kết quả phải có thái độ đúng và phương pháp đúng” tức làtrong học tập phải tự nguyện, tự giác, tích cực đào sâu suy nghĩ, học bằngmọi cách: “ học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau, học ở nhân dân” ;Người còn nói: “ siêng học thì mau biết, siêng nghĩ ngợi thì có sáng kiến…Kế hoạch một phần thì biện pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba
phần… Học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy mình phải học
thêm” ( HCM: toàn tập, NXB CTQG 2011)
Học tập là quá trình nhận thức đặc biệt, trong đó người học đóng vai tròlà chủ thể của hoạt động học, tính tích cực học tập đóng vai trò là yếu tố quyếtđịnh kết quả học tập Người học chỉ có thể hiểu sâu sắc tài liệu học tập vàbiến nó thành giá trị riêng nếu họ kiên trì, nỗ lực hoạt động trí tuệ trong họctập để tự khám phá, phát hiện ra tri thức Lòng khao khát hiểu biết, tính tíchcực cao trong hoạt động nhận thức, khả năng tự rèn luyện bản thân là nhữngđức tính cần được phát triển ở người học Mặt khác, tính tích cực học tậpkhông chỉ tồn tại như một trạng thái, một điều kiện của hoạt động học tập,… ,tính tích cực học tập còn là một phẩm chất nhân cách, một thuộc tính tâm lígiúp cho quá trình học tập đạt kết quả cao, giúp con người có khả năng họctập không ngừng
Trung tâm giáo dục thường xuyên ( TTGDTX) là nơi diễn ra hoạt độnghọc tập mang tính đa dạng, phức tạp ở nhiều lứa tuổi và trình độ khác nhau:
Trang 8bổ túc văn hóa cho những người chưa học hết trình độ phổ thông, hoặc không
có khả năng để học tập
hạn chế nên hầu hết các học viên tại TTGDTX chưa xây dựng được động cơhọc tập chính quy; đào tạo nghề ở nhiều lĩnh vực cho học sinh trung họcchuyên nghiệp; đào tạo liên kết với các trường Đại học trong khu vực,…nhằmphục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Đa số học viên TTGDTX ở các huyện miền núi, vùng sâu là người dântộc ít người, có nhiều khó khăn về mặt kinh tế - văn hóa Mặt khác, do chấtlượng đầu vào thấp, hiểu biết còn chính đáng, hạn chế về tính tích cực họctập, gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập Đây cũng là một trongnhững nguyên nhân khiến cho chất lượng giáo dục ở các TTGDTX vùngmiền núi còn thấp
Muốn nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nói chung, và chấtlượng giáo dục tại các TTGDTX ở nước ta nói riêng, điều quan trọng là phảixây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn, khơi gợi tính tích cực, tự giáctrong học tập của học viên tại TTGDTX
Trong nhiều năm qua, vấn đề tính tích cực học tập của học sinh, sinhviên đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và có những đóng góp quan
trọng cả về lí luận và thực tiễn Song phần lớn các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào khía cạnh giáo dục học của vấn đề, ít chú tới cấu trúc tâm lí và
các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập, hoặc chủ yếu nghiên cứu vềtính tích cực học tập của sinh viên ở các trường Đại học chính quy, mà chưaquan tâm đến tính tích cực học tập của học viên được học tập qua những loạihình đào tạo khác, trong đó có TTGDTX
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Tính tích cực học tập của học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Thanh Sơn – Phú Thọ”.
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về tính tích cực học tập của học viên; đềxuất một số biện pháp tâm lí sư phạm nhằm phát huy tính tích cực học tập củahọc viên TTGDTX thuộc vùng miền núi
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các thành tố tâm lí tạo nên tính tích cực học tập, các biểu hiện và mứcđộ tính tích cực học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập củahọc viên tại vùng miền núi
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Học viên học tập tại TTGDTX Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- Giáo viên giảng dạy tại TTGDTX Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- Cán bộ quản lí TTGDTX Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
4 Giả thuyết khoa học
Tính tích cực học tập có cấu trúc gồm: các yếu tố bên trong với tư cáchlà động lực của tính tích cực học tập( nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập,định hướng giá trị, ý chí quyết tâm) và các biểu hiện tâm lí cụ thể về mặt nhậnthức, thái độ, hành vi nói lên tính tích cực học tập
Đa số TTGDTX Thanh Sơn là người dân tộc ít người, có những khókhăn riêng trong học tập; có những biểu hiện, mức độ tích cực trong học tậpnhưng có thể còn hạn chế hơn học viên người dân tộc Kinh
Có nhiều yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến tính tích cực họctập của học viên.Nếu có các biện pháp tâm lí sư phạm phù hợp thì có thể góp
phần rèn luyện, nâng cao tính tích cực học tập của học viên TTGDTX.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận TLH về tính tích cực học tập
Trang 10- Khảo sát, đánh giá thực trạng về tính tích cực học tập của học viên; lí giảinguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất một số biện pháp sư phạm, tổ chức thực nghiệm tác động nhằm gópphần nâng cao tính tích cực trong học tập của học viên
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các thành tố tâm lí trong tính tích cực họctập, các biểu hiện và mức độ của tính tích cực học tập, cũng như các yếu tố
ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học viên tại TTGDTX.
6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 160 học viên BTVH, trong đó có 80 họcviên người dân tộc ít người và 80 học viên người dân tộc Kinh tại TTGDTXThanh Sơn – Phú Thọ (năm học 2014 – 2015) Cụ thể gồm:
- 05 lớp bổ túc văn hóa
- 17giáo viên giảng dạy các lớp BTVH tại TTGDTX
- 03 cán bộ quản lí TTGDTX
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Các nguyên tắc phương pháp luận
7.1.1 Tiếp cận hoạt động
7.1.2.Tiếp cận hệ thống – cấu trúc
7.1.3 Tiếp cận phát triển
7.2 Các nhóm phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1 Các phương pháp nghiên cứu thực trạng
Trang 11- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra bằng Anket
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập
- Phương pháp giải quyết các bài tập tình huống
- Phương pháp phân tích chân dung tâm lí điển hình
7.2.2.2 Phương pháp thực nghiệm
7.2.3 Nhóm phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục, thì luận văn còn có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về tính tích cực học tập của học sinh, sinhviên
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao tínhtích cực học tập
Trang 12CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TÂM LÍ HỌC
VỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP 1.1 Tổng quan vài nét lịch sử nghiên cứu về tính tích cực học tập
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Có rất nhiều nhà tâm lý học, nhà giáo dục học nước ngoài đã đưa ranhững quan điểm, tư tưởng của mình về tính tích cực học tập:
Ngay từ trước công nguyên, nhà triết học, nhà văn hóa, nhà giáo dụcTrung Hoa cổ đại– Khổng Tử (551 – 479) đã quan tâm đến dạy học, làm saophải phát huy được tính tích cực suy nghĩ cho trò Ông nói: “ Vật có bốn góc,bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa”
Ở Châu Âu, thế kỉ XVII (1592 – 1670), J.A.Cômenxki trong tác phẩm
“Lý luận dạy học vĩ đại” đã đề cập đến tính tự giác, tích cực với tư cách làmột trong những nguyên tắc dạy học quan trọng và cơ bản nhất
K.D.Usinxki nhà giáo dục Nga đã đề cập tới tính tích cực độc lập trongquá trình dạy học như là “Cơ sở vững chắc cho mọi sự học tập có hiệu quả”
Các nhà tâm lí học và giáo dục học Liên Xô đã đưa ra những quan điểmvề tính tích cực học tập, chẳng hạn:
X.L.Rubinxtein khẳng định rằng “Bất kì hoạt động nào của con ngườicũng xuất phát từ chỗ nó là một cá nhân, như một chủ thể của hoạt động đó”.Chỉ có trong hoạt động và bằng hoạt động thì tính tích cực cũng như tâm lí, ýthức của con người mới nảy sinh, hình thành, bộc lộ và phát triển[23]
A.N.Lêonchiev cho rằng: “Sự khác biệt cơ bản giữa các quá trình thíchnghi theo đúng nghĩa của nó và các quá trình tiếp thu, lĩnh hội là ở chỗ trongquá trình thích nghi lĩnh hội sinh vật là quá trình thay đổi các thuộc tính củaloài, năng lực của cơ thể và hành vi loài Quá trình tiếp thu hay lĩnh hội thìkhác, đó là quá trình cá thể tái tạo lại được những năng lực và chức năng
Trang 13người đã hình thành trong quá trình lịch sử”[23] Như vậy chỉ bằng cáchngười thầy tổ chức cho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học tập, khiđó học sinh mới chuyển tri thức của nhân loại thành tri thức của bản thân.
Dựa trên những tư tưởng của các tác giả trên, hàng loạt các công trìnhnghiên cứu khác về tính tích cực học tập đã ra đời, tiêu biểu có một số côngtrình sau:
I.Ph.Kharlamôv trong tác phẩm: “Phát huy tính tích cực học tập củahọc sinh như thế nào” đã nêu lên một loạt những vấn đề, những phương pháp,những thủ thuật như phép tương tự, phân tích tổng hợp, quy nạp, tìm ranguyên nhân gây ra những hiện tượng, nhấn mạnh mâu thuẫn chứa đựngtrong tài liệu, nhằm kích thích và phát huy tính tích cực nhận thức của họcsinh[20]
Một số nhà tâm lý học, giáo dục học phương Tây như: I.Caroll,H.Hipso, M.Forvec đã nghiên cứu về cách thức học tập, về thái độ học tập vàcác biểu hiện của nó, đều cho rằng để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thìhọc sinh, sinh viên cần tính tích cực học tập
Carl Rogers trong cuốn “ On becoming a person” ( Tiến trình thànhnhân) cho rằng, “ Sự học hỏi thực sự đòi hỏi phải khám phá và chiếm lĩnh trithức đưa đến thay đổi hành vi và hướng tới tương lai”.[28]
F.E Neiney trong công trình “ Các lí thuyết học tập và mô hình dạyhọc”, cho rằng “ việc học chỉ có kết quả thực sự nếu người học có động cơ vàtính tích cực tối thiểu” [25]
Như vậy, vấn đề tính tích cực nói chung và tính tích cực học tập nói riêng
đã được nhiều tác giả nước ngoài đi sâu nghiên cứu, có sự kế thừa, phát triển vàđược hoàn thiện dần Đa số các tác giả cho rằng, tính tích cực học tập ở học sinhlà sự huy động các chức năng tâm lí ở mức độ cao nhằm lĩnh hội tri thức, kĩnăng, kĩ xảo, biến tri thức của nhân loại thành tri thức mới của bản thân
Trang 141.1.2 Nghiên cứu ở trong nước
Trên nền tảng những kiến thức và những công trình nghiên cứu của cáctác giả nước ngoài thì trong nước đã có rất nhiều những tác giả đã có nhữngcông trình nghiên cứu
•Nghiên cứu về tính tích cực, tính tích cực học tập về phương diện Tâm lí học
có các tác giả như: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy,
Nguyễn Kế Hào,…coi tính tích cực của nhân cách bao gồm các yếu tố tâm lýnhư nhu cầu,hứng thú, động cơ, niềm tin, lý tưởng…Các thành tố tâm lý nàytác động qua lại lẫn nhau, được thể hiện ở những hoạt động muôn màu, muôn
vẻ và đa dạng nhằm biến đổi và cải tạo thế giới, cải tạo xung quanh và cải tiếnchính bản thân mình [15], [16],[17],[33],[34]
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: “ Hoạt động bao giờ cũng do chủthể tiến hành Đó chính là con người đang hoạt động Tính chủ thể bao hàmtrước hết là tính tích cực Con người là chủ thể hoạt động, con người càng tíchcực hoạt động tính chủ thể càng phát triển cao và do đó con người sẽ dầnhoàn thiện”
•Nghiên cứu tính tích cực học tập của tác giả Phan Trọng Ngọ trong côngtrình nghiên cứu của mình đã coi hoạt động học tập của học sinh, sinh viên làmột quá trình nhận thức đặc biệt, dạy học cần tổ chức và điều khiển hoạt độngnày một cách tích cực để huy động được các chức năng tâm lý của học sinh ởmức độ cao nhất [26]
Có một số luận án nghiên cứu về vấn đề tính tích cực học tập, chẳng hạn:Luận án Phó Tiến sĩ TLH của Nguyễn Xuân Thức với đề tài “ Nghiêncứu tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vuichơi” đã chỉ ra cơ sở lý luận của tính tích cực nói chung và tính tích cực củahọc sinh nói riêng [31]
Trang 15Luận án Tiến sĩ TLH của tác giả Đỗ Thị Coỏng với đề tài “ Nghiên cứutính tích cực học tập môn tâm lý học của sinh viên Đại học Sư phạm HảiPhòng” tác giả đã đứng trên quan điểm duy vật biện chứng nghiên cứu tínhtích cực học tập Tâm lý học trên các mặt: Nhận thức, thái độ, hành động vàkết quả học tập [7]
•Nghiên cứu tính tích cực học tập về phương diện Giáo dục học: Tác giả
Nguyễn Ngọc Bảo trong nghiên cứu về “ Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học”, [2] đã đề cập đến tính tích cực nhận thức
ở góc độ Triết học và Tâm lý học, theo nghiên cứu của tác giả thì tính tích cựcnhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huyđộng ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề nhậnthức Nó vừa là mục đích vừa là phương tiện để cá nhân đạt được mục đích
Tác giả Nguyễn Như An với công trình nghiên cứu “Phát huy tínhtích cực học tập và nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học ở nhữngkhoa không chuyên Tâm lý – Giáo dục” đã đề cập đến các khía cạnh củatính tích cực là thái độ, nhận thức, hành vi và từ đó đề cao phát huy chúngvào thực tiễn
Các tác giả Trần Bá Hoành, Lê Tràng Định, Phó Đức Hòa trong côngtrình “Áp dụng tính tích cực trong môn Tâm lý – Giáo dục học” các tác giả đãđưa ra kết luận: Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo thành nên tính tích cựcvà các tác giả cũng cho rằng tính tích cực là phẩm chất cơ bản của con ngườivà được biểu hiện trong hoạt động Tính tích cực học tập là sự gắng sức caotrong hoạt động học tập mà chủ yếu là hoạt động nhận thức [18]
Tóm lại, ở trong nước, một số tác giả tâm lí học – giáo dục học đã tiếnhành những nghiên cứu có kết quả bước đầu về tính tích cực học tập và pháthuy tính tích cực học tập ở học sinh, sinh viên
Trang 161.2 Một số vấn đề lí luận về tính tích cực học tập
1.2.1 Lí luận về tính tích cực
1.2.1.1 Khái niệm tính tích cực
•Theo Từ điển Tiếng Việt, tính tích cực được hiểu theo hai nghĩa:
-Một là, chủ động hướng hoạt động nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển (tưtưởng tích cực, phương pháp tích cực)
-Hai là, hăng hái, năng nổ với công việc (tích cực làm việc, tích cực học tập)[35]
•Theo quan điểm triết học: sự phát triển là một quá trình biến đổi từ thấp đếncao, từ đơn gian đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện.Đó là một quá trình tích lũy dần về số lượng dẫn đến sự thay đổi về chấtlượng, là một quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ do sự đấu tranh giữacác mặt đối lập nằm ngay trong bản thân của các sự vật hiện tượng” [22].V.L.Lênin khẳng định: Tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể đối vớikhách thể, đối với đối tượng, sự vật xung quanh, là khả năng của mỗi ngườiđối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh những nhu cầu, năng lực của họthông qua các mối quan hệ xã hội
•Theo quan điểm TLH
Các nhà Tâm lí học duy vật biện chứng nghiên cứu vấn đề tích cựchoạt động trên lập trường quyết định luận xã hội cho rằng các thái độ đượchình thành trong quá trình phản ánh, trực tiếp biểu hiện ra ở mức độ hoạtđộng và ở đặc điểm số lượng, chất lượng của hiệu suất hoạt động [8], [22],[23], [24], [25]
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, các nhà tâm lý học khoa học
đã nghiên cứu vấn đề tính tích cực hoạt động của cá nhân theo các xuhướng sau:
Trang 17+Xu hướng 1:Tính tích cực được xem từ góc độ chức năng, vai trò của chủthể đối với thế giới bên ngoài Các tác giả cho rằng sự phát triển tính tích cựclà sự phức tạp hóa dần các chức năng tính tích cực của chủ thể
+Xu hướng 2: Xem tính tích cực gắn liền với hành động và được thể hiệntrong các mức độ lĩnh hội khác nhau đó là chỉ số đo tính tích cực của chủ thể.+Xu hướng 3: Ở góc độ phát triển của tính tích cực nhận thức thìP.Ia.Galperin một nhà tâm lý học hoạt động đã sử dụng phạm trù hành độngvà nhận xét rằng các mức độ tiến hóa của hành động đánh dấu sự thể hiệnmức độ phát triển của tính tích cực
+Xu hướng 4: Tính tích cực thể hiện trong hoạt động và tính tích cực đượcđánh giá qua mức độ lĩnh hội hoạt động của trẻ từ nhỏ đến lớn
+ Xu hướng 5: Theo A.N.Lêonchiev thì tính tích cực pha thể hiện trong trạngthái hoạt đông và được biểu hiện trong hành động và hành vi cụ thể Tính tíchcực chỉ tính sắn sàng hoạt động của chủ thể, là nhu cầu đối với hoạt động củachủ thể [23]
Nhiều quan điểm đề cập đến tính tích cực hoạt động ở nhiều góc độ,song đều có chung một quan điểm cho rằng tính tích cực gắn liền với hoạtđộng, được thể hiện trong hoạt động và biểu hiện ra thành hành động, hành vi
cụ thể của con người, nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực
Tóm lại, tính tích cực có thể xem như là phẩm chất xã hội của conngười, là một thuộc tính nhân cách của cá nhân Tính tích cực biểu hiện sự nỗlực của chủ thể hoạt động với đối tượng Trong hoạt động học tập, thể hiện sự
nỗ lực của trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý (như hứngthú, chú ý, ý chí ) tạo nên sản phẩm của hoạt động
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về tínhtích cực như sau:
Trang 18Tính tích cực ở con người là một phẩm chất nhân cách điển hình của cá nhân, được đặc trưng bởi tính có ý thức, tự giác, chủ động, sáng tạo, sự nỗ lực ý chí của chủ thể nhằm mang lại kết quả cao trong quá trình hoạt động 1.2.1.2 Nguồn gốc của tính tích cực
Tính tích cực của con người không phải tự nhiên sinh ra đã có C.Mácvà Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh hoàn cảnh sống xã hội là yếu tố quyết định tínhtích cực của cá nhân, nhưng đồng thời con người cũng cải tạo hoàn cảnh đó "Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực mà con người tạo ra hoàncảnh"[22]
Con người tồn tại và phát triển trong xã hội do hoạt động Lao động làmột dạng hoạt động cơ bản, nảy sinh từ nhu cầu, từ đó tạo ra sản phẩm nhằmthỏa mãn nhu cầu C.Mác đã khẳng định “ Con người sẽ chẳng làm gì cả nếukhông có những nhu cầu của kích thích hoạt động Trong hoạt động thể hiệntính tích cực của con người”[22]
Như vậy, tính tích cực của con người được bộc lộ trong quá trình hoạtđộng để thỏa mãn nhu cầu Tính tích cực được tạo nên từ cái gốc của nhu cầuvà nó sẽ biểu hiện trong hoạt động, thúc đẩy hoạt động đạt tới mục tiêu vànhư vậy là đã hiện thực hóa nhu cầu
Sau nhu cầu là động cơ, được hình thành trên cơ sở nhu cầu Động cơlà thái độ chủ quan đối với hoạt động, là mục đích được tự giác Theo tâm lýhọc "động cơ thúc đẩy con người nhằm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinhtính tích cực và quy định xu hướng của tính tích cực đó".[15], [17], [34] Cóthể nói rằng động cơ là sức mạnh kích thích tính tích cực của cá nhân
Hứng thú phát triển trên cơ sở nhu cầu và và là yếu tố tạo nên động cơhoạt động Theo I.F.Kharlamop: "Hứng thú đó là nhu cầu nhuộm màu sắccảm xúc đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con ngườimang tính chất hấp dẫn"[20]
Trang 19Tóm lại, nguồn gốc của tính tích cực chính là nhu cầu, tạo nên hứng thúvà động cơ hoạt động Các thành tố này làm xuất hiện và thúc đẩy tính tíchcực hoạt động của cá nhân.
1.2.1.3 Quá trình nảy sinh, diễn biến, phát triển của tính tích cực
Hoạt động giúp cho cơ thể sống thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài.Thích nghi giúp cho sự phát triển và biến đổi của cơ thể cả về phương diệnhình thái lẫn phương diện chức năng cho phù hợp với hoàn cảnh
Ở động vật nguyên sinh, tính tích cực hoạt động biểu hiện ở tính chịukích thích Càng ngày, tính tích cực hoạt động càng được phân hóa hơn, dođó, thích hợp hơn với các nhu cầu và các tác động bên ngoài
Sự xuất hiện của hệ thần kinh là một bước nhảy vọt trong sự phát triểncủa cơ thể Hoạt động của hệ thần kinh là cơ sở sinh lí của tính tích cực, giúp
cơ thể thích nghi một cách tốt nhất với hoàn cảnh bên ngoài
Nếu như hoạt động của con vật nhằm thích nghi với môi trường bênngoài, thì hoạt động của con người nhằm làm cho môi trường thích nghi vớinhu cầu, không chỉ nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới mà con ngườiđang sống
Sự thích ứng của động vật với môi trường mang tính chất phản xạ bảnnăng diễn ra trên cơ sở hệ thống tín hiệu thứ nhất, còn hoạt động của conngười thì mang tính ý thức, có chủ định Về vấn đề này, Ph.Ăngghen viết: “Trong lịch sử xã hội, con người vốn có ý thức, đã hành động hoặc là một cáchcó suy nghĩ, hoặc là ảnh hưởng của lòng say mê hướng tới những mục tiêunhất định, ở đây không có gì được thực hiện bên ngoài ý định tự giác, bênngoài mục đích mà người ta mong muốn” [22]
Một cá nhân tích cực là một cá nhân hoạt động đến mức cao nhất, thamgia vào cuộc sống văn hóa – chính trị – tư tưởng của xã hội Cái được cá nhânphản ánh sẽ được cải biến, khái quát hóa và trở thành một thuộc tính của
Trang 20người đó Về vấn đề này, các nhà tâm lí học như: A.G.Côvaliôv khẳng định: “Tính tích cực được phát triển một cách hoàn thiện nhất trong lao động, laođộng tác động đến việc hình thành các phẩm chất của tính cách như tính bềnvững của ý chí, khả năng duy trì chú ý lâu dài vào một đối tượng hay mộthoạt động nào đó”[8]
Trong giáo dục, muốn phát triển tính tích cực của học sinh trong mọihoạt động, khi tổ chức hoạt động dạy học – giáo dục, nhà sư phạm phải tuânthủ một số yêu cầu như:
-Trong tổ chức hoạt động, phải thường xuyên chú ý đến kết quả và mục đíchlà tạo ra con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo
-Hoạt động phải có nội dung và khối lượng tương ứng với các đặc điểm củatừng lứa tuổi
-Cần phải định mức chặt chẽ quá trình hoạt động về thời gian, nhịp độ, côngsức
1.2.2 Tính tích cực học tập
1.2.2.1.Khái niệm học tập
Theo tâm lý học dạy học, để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về nhữngkinh nghiệm xã hội, người ta có hai cách học khác nhau: học không chủ địnhvà học có chủ định
•Học không chủ định: Việc nắm bắt tri thức, kinh nghiệm, hình thành những
kỹ năng, kỹ xảo diễn ra một cách ngẫu nhiên, không có mục đích tự giác đặt
ra từ trước Người học chỉ lĩnh hội những gì liên quan trực tiếp tới các nhucầu, sở thích, ý muốn Cách học này mang lại cho con người những kiến thứctiền khoa học, có tính ngẫu nhiên, rời rạc và không hệ thống, chưa phải lànhững tri thức khoa học Tuy nhiên, trong thực tiễn, để tồn tại và phát triển,con người phải dùng cách học hiệu quả hơn, đó là học có chủ định
Trang 21 Học có chủ định: là một hoạt động học đặc thù của con người, được điềukhiển bởi mục đích là: lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thứchành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị,…Thông qua nhữnghoạt động học tập có chủ định, cá nhân hính thành những tri thức khoa học đểphát triển toàn diện.
Có thể nêu lên một số quan điểm về học tập ở con người như sau:
- A.N.Lêonchiev cho rằng “Học tập là một trong những hoạt động cơ bản,giúp người học tiếp thu nền văn hóa xã hội, những kinh nghiệm xã hội – lịchsử để biến đổi thành vốn riêng của mỗi cá nhân”[23]
- Theo Đ.B.Enconhin: “Học tập là việc lĩnh hội những tri thức, là việc xácđịnh bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạt động”.[16 ]
- I.B.Intenxon lại cho rằng “Học tập là hoạt động đặc biệt của con người cómục đích là nắm những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất địnhcủa hành vi Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn” [16]
- Tác giả Lê Văn Hồng cho rằng “ Hoạt động học tập là hoạt động đặc thù củacon người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹnăng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhấtđịnh, những giá trị”[19]
Đến đây, chúng tôi có thể nêu lên một khái niệm học tập như sau:
Học tập là một hoạt động có mục đích của người học nhằm lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những kinh nghiệm của xã hội loài người được kết tinh trong nền văn hóa xã hội.
1.2.2.2 Tính tích cực học tập
•Tính tích cực nhận thức: I.Ph Kharlamôv quan niệm rằng, "Tính tích cực
nhận thức là một trạng thái hoạt động học tập, đặc trưng bởi khát vọng họctập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức" [20]
Trang 22Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo xem tính tích cực nhận thức là thái độ cảitạo của chủ thể đối với khách thể thông qua việc huy động ở mức độ cao cácchức năng tâm lí nhằm giải quyết các vấn đề học tập, nhận thức Nó vừa làmục đích hoạt động vừa là phương tiện, điều kiện đạt mục đích, vừa là kếtquả của hoạt động [1].
•Tính tích cực học tập :Theo R.A.Nizamov, tính tích cực học tập là một hành
động ý chí, một trạng thái hoạt động đặc trưng bởi sự tăng cường nhận thứccủa cá nhân Biểu hiện của nó là hứng thú toàn diện, sâu sắc đối với kiênthức, với nhiệm vụ học tập; sự cố gắng bền bỉ, tập trung chú ý,huy động thểlực,trí lực để đạt mục đích [16]
Tính tích cực học tập thể hiện ở hai hình thái: bên trong và bên ngoài.Hình thái bên trong của tính tích cực học tập chủ yếu bao hàm các chức năngsinh lý, tâm lý, thể hiện rõ ở đặc điểm khí chất, ý chí, tình cảm, các chức năngvà đặc điểm nhận thức như mức độ hoạt động trí tuệ, tư duy, tưởng tượng, ởcác yếu tố về mặt thái độ Hình thái bên ngoài của tính tích cực học tập baohàm các chức năng, khả năng, sức mạnh thể chất của xã hội, thể hiện ở nhữngđặc điểm hành vi, hành động di chuyển, vận động sinh vật và vật lý, nhất làhành động ý chí Nó được hình thức hóa bằng các yếu tố cụ thể như cử chỉ,hành vi, nhịp độ, cường độ hoạt động, sự biến đổi sinh lý mà chúng ta có thểquan sát, đánh giá được
Tính tích cực học tập được coi là một dạng của tính tích cực nhận thức.Quan điểm này cho rằng, sự học tập là một trường hợp riêng của sự nhậnthức, được thực hiện dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của giáo viên, hay có thểnói "tính tích cực là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao vềnhiều mặt trong hoạt động học tập", cho nên khi nói đến tích cực học tập thựcsự là nói tới một dạng của tính tích cực nhận thức [2]
Trang 23Như vậy, Tính tích cực học tập là một phẩm chất nhân cách điển hình của người học, được thúc đẩy bởi hệ thống động lực, thông qua đó, người học huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí(nhận thức, thái độ, hành vi) vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập có hiệu quả.
1.2.2.3.Mối quan hệ giữa tính tích cực học tập, tính độc lập nhận thức
và tính sáng tạo trong học tập
- Tính độc lập nhận thức là một phẩm chất nhân cách của người học,trong đó, người học sử dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm và những năng lực cánhân của mình để lĩnh hội tri thức có hiệu quả
- Tính sáng tạo là thái độ tích cực của chủ thể khi cải tạo khách thể, làsự thống nhất của quá trình hoạt động trí tuệ, tình cảm, xúc cảm và ý chí conngười nhằm hoàn thiện hay sáng tác một hoạt động mới, một sản phẩm mới.Nét đặc trưng trong hoạt động sáng tạo của người học là:
+ Nhìn thấy được những vấn đề mới trong các đối tượng quen biết
+ Nhìn thấy được những chức năng mới của đối tượng quen biết
+ Phát hiện được cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu
+ Biết tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng vào giải quyết tình huống mới+ Có kĩ năng sáng tạo một phương thức giải quyết tình huống mớ một cáchđộc đáo trên cơ sở đã biết một phương thức giải quyết
Quan hệ giữa tính tính tích cực, tính độc lập và tính sáng tạo trong nhậnthức, tâm lí của người học có thể biểu thị dưới dạng những vòng tròn đồngtâm Đó là những mức độ tư duy khác nhau mà mỗi mức độ tiếp sau biểu thịlà “loài” đối với mức độ trước biểu thị là “giống” Tính sáng tạo bao hàm cảtính tích cực và tính độc lập Không phải mọi tư duy tích cực đều là tư duyđộc lập, và không phải mọi tư duy độc lập đều là tư duy sáng tạo:
- Các nhà Tâm lí học và Giáo dục học đều khẳng định, tính độc lậpnhận thức không thể nghiên cứu tách rời với tính tích cực học tập.Theo ý kiến
Trang 24của Aristova.L, tính tích cực đòi hỏi phải thể hiện tính độc lập của người họctrong sự hình thành vấn đề và giải quyết vấn đề Quan điểm của Exipôv.B.Pcho rằng, tính độc lập nhận thức là điều kiện, là biểu hiện của tính tích cựchọc tập Song trên thực tế dạy học, tính tích cực của người học không phảibao giờ cũng được thể hiện ra ở tính độc lập Ở những giai đoạn đầu của sựphát triển tính tích cực học tập có thể không có tính độc lập [14].
- Tính tích cực là điều kiện của tính độc lập và không thể nào có tínhđộc lập mà không có tính tích cực, nhưng tính tích cực có thể không kết hợpvới tính độc lập Tính tích cực nhận thức không những là điều kiện cần thiếtcủa sự nảy sinh và phát triển tính độc lập nhận thức
- Tính tích cực học tập và tính độc lập nhận thức là tiền đề của tínhsáng tạo: Hoạt động sáng tạo nào cũng cần phải có tính tích cực và độc lậpnhận thức, tuy nhiên, tính sáng tạo còn phụ thuộc nhiều vào năng lực trí tuệ,vì vậy không phải mọi hoạt động tích cực và độc lập nhận thức đều dẫn đếnsáng tạo
- Tính sáng tạo thúc đẩy tính tích cực và tính độc lập nhận thức củangười học: sáng tạo là giai đoạn phát triển cao của tính tích cực và độc lậpnhận thức Khi tính sáng tạo được hình thành nó sẽ tác động trở lại, làm chongười học có nhu cầu và hứng thú nhiều hơn với hoạt động học tập, từ đó thúcđẩy mạnh mẽ tính tích cực và độc lập nhận thức của người học
1.2.2.4.Vai trò cuả tính tích cực học tập đối với chất lượng học tập nói riêng
và đối với sự phát triển nhân cách nói chung
Chất lượng học tập của người học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tốnhư: mục đích, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học của giáoviên cũng như quá trình người học tự đề ra mục đích, lựa chọn nội dung, cáchthức chiếm lĩnh tri thức và tự tổ chức hoạt động của mình như thế nào Trongđó, nếu người học tham gia tích cực vào quá trình lĩnh hội tri thức thì họ sẽ
Trang 25biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đồng thời tạo ra sự thốngnhất cao giữa nội lực và ngoại lực, như thế họ sẽ thu được hiệu quả học tậpcao nhất Bản chất hoạt động học tập là một quá trình nhận thức tích cực nênngười học muốn chiếm lĩnh được tinh hoa văn hóa của nhân loại, muốn tồn tạivà phát triển trong nền kinh tế tri thức thì bản thân họ phải thật sự cầu thị,khát khao chiếm lĩnh tri thức, có nghị lực cao vượt qua mọi khó khăn để tự đề
ra kế hoạch và thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra
Tính tích cực học tập là một thuộc tính nhân cách cần được hình thànhvà phát triển ở người học, nó có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành và pháttriển nhân cách của người học Tính tích cực học tập có cấu trúc tâm lí phứctạp bao gồm hệ thống động lực, các yếu tố về nhận thức, thái độ và nhữnghành động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Khi người học xác định đúngđắn vị trí, vai trò của việc học tập thì họ sẽ có thái độ học tập đúng đắn, cócách thức chiếm lĩnh tri thức phù hợp và hoàn thiện theo yêu cầu của xã hội
Tác giả Nguyễn Kế Hào cho rằng “ phương thức của hoạt động hayhành vi do học tập mang lại có tính chất vững chắc trở thành một thuộc tínhcủa hoạt động hay hành vi” [10], [11] Tính tích cực học tập là phẩm chấtnhân cách của người học tạo nên điều kiện cần thiết của học tập, của sự hìnhthành và phát triển nhân cách của người chuyên gia tương lai
1.2.2.5.Cấu trúc tâm lí của tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập có cấu tạo tâm lí phức tạp gồm nhiều thành tố cấuthành, các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.Chỉ ra các thành tố này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình tổ chức hoạtđộng học tập cho người học
Tính tích cực học tập của người học được tạo nên ở hai mặt cơ bản:mặt động lực bên trong của tính tích cực học tập và biểu hiện của tínhtính cực học tập
Trang 26٭Mặt động lực bên trong của tính tích cực học tập
Mặt động lực bên trong của tính tích cực học tập là tổng hợp các yếu tốtâm lí tạo thành hệ thống động lực thúc đẩy người học tích cực tiến hành cáchành động học tập quy định phương hướng, mục đích, cường độ hoạt độnghọc tập cảu người học Động lực học tập của người học được hình thành từnhiều yếu tố, trong đó, nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập, định hướng giá trịhọc tập, ý chí học tập là những yếu tố cơ bản nhất
mẽ và có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập Tuy nhiên, nhu cầu học tậpmới chỉ tạo nên tính tích cực tìm kiếm tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệpchung Khi nhu cầu học tập gặp đối tượng thỏa mãn (tri thức, kĩ năng, kĩ xảonghề nghiệp,…) sẽ tạo nên động lực thúc đẩy người học tích cực, tự giácvươn lên để chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Mặt khác, nhu cầu học tập chỉtrở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người học hoạt động khi mà những yếutố tác động bên ngoài như: nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy,môi trường sư phạm, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình học tậpcủa người học giúp cho việc đáp ứng nhu cầu học tập của họ Do vậy, để thỏamãn nhu cầu học tập cho người học thì phải quan tâm xây dựng các điều kiệnbên ngoài phù hợp với nhận thức, xúc cảm, tình cảm của người học
b.Hứng thú học tập
Trang 27Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của người học đối với nội dung các môn học mà họ thấy có ý nghĩa trong cuộc sống, nghề nghiệp tương lai
và có khả năng đem lại khoái cảm trong quá trình học tập đó.
Hứng thú có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, trong hoạt động củacon người Trong học tập, hứng thú có ý nghĩa đặc biệt, nó là một dạng tìnhcảm đặc biệt có tác dụng nâng cao tính tích cực học tập, làm tăng hiệu quảhoạt động học tập của người học Khi có hứng thú với một đối tượng nào đó,người học sẽ tăng sức dẻo dai trong quá trình học tập, xua tan sự mệt mỏi củatrí óc và cơ thê Ngược lại, khi không có hứng thú học tập, người học sẽ sớmcảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, gây trở ngại cho việc tiếp thu kiến thức Dođó, nếu được củng cố và phát triển có hệ thống, hứng thú sẽ trở thành độnglực mạnh mẽ thúc đẩy người học tích cực tiến hành các hành động học tập,làm cho việc học tập trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, có chất lượng hơn
c.Động cơ học tập
Động cơ học tập là ý thức của người học trở thành động lực bên trong thúc đẩy quá trình học tập, rèn luyện nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập để phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Động cơ học tập là thành tố chủ yếu nhất của hoạt động học tập, tạonên động lực thúc đẩy mạnh mẽ, lôi cuốn và kích thích người học hoạt độngtích cực trong quá trình học tập Động cơ học tập liên quan chặt chẽ đến việcthỏa mãn nhu cầu và hình thành thái độ, hành động học tập tích cực, góp phầnquyết định đến chất lượng học tập ở mỗi người học
Có nhiều loại động cơ học tập, song tựu chung lại có hai loại cơ bản:những động cơ chiếm lĩnh tri thức và những động cơ quan hệ xã hội
- Những động cơ chiếm lĩnh tri thức: đó là lòng khát khao mở rộng tri thức,
mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê với bản thân quá trình giải quyết cácnhiệm vụ học tập Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này thường
Trang 28không chứa đựng xung đột và căng thẳng Do đó, hoạt động học tập đượcthúc đẩy bởi loại động cơ này là tối ưu để kích thích người học tích cực hoạtđộng học tập, nâng cao chất lượng học tập.
- Những động cơ quan hệ xã hội : người học say mê học tập nhưng đó là vì
sức hấp dẫn, lôi cuốn của một cái khác ngoài mục đích trực tiếp của việc họctập như: thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, mong đợi hạnhphúc và lợi ích tương lai, cũng như đạt được điểm tốt, sự hài lòng và độngviên của cha mẹ, thầy cô, sự khâm phục của bạn bè,… Hoạt động học tậpđược thúc đẩy bởi động cơ này trong chừng mực nào đấy có tác dụng kíchthích người học tích cực, nỗ lực học tập
Thông thường, cả hai loại động cơ này cũng được hình thành ở họcsinh, chúng có quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, cũng thúc đẩy ngườihọc tích cực học tập
d Định hướng giá trị học tập
Định hướng giá trị học tập là sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị của con người trong quá trình học tập Nó có ý nghĩa hướng dẫn, thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của họ nhằm đạt tới những giá trị đó.
Định hướng giá trị học tập là một nhân tố trung tâm, có ý nghĩa quantrọng, giúp cho người học chủ động, tự giác trong việc lập ra kế hoạch họctập Nếu có định hướng giá trị học tập đúng đắn thì người học sẽ có động cơ,thái độ và hành động học tập tích cực Ngược lại, nếu định hướng giá trị lệchlạc hoặc không có định hướng giá trị rõ ràng trong học tập thì người học sẽtrở nên thụ động, thái độ và hành động học tập trở nên thiếu tích cực
e Ý chí, nghị lực quyết tâm trong học tập
Ý chí trong học tập là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và quyết định hướng hoạt động học của mình, khắc phục mọi khó khăn để đạt được mục đích học tập đã đề ra
Trang 29Nghị lực trong học tập là sức mạnh tinh thần tạo cho người học sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn trong quá trình học tập
Người có ý chí và nghị lực học tập là người hội tụ đủ ba yếu tố: có sángkiến, cương quyết, và hành động tích cực để đạt được mục đích học tập Quantrọng nhất là việc thực hành và muốn thực hành phải bền chí hành động, gặptrở ngại gì cũng vượt qua cho được, phải tự chủ được mình, thắng các cám dỗở bên ngoài Ý chí và nghị lực ở mỗi con người được hình thành và phát triểnkhác nhau và chịu sự tác động bởi những điều kiện sống cụ thể cũng như quátrình nhận thức của mỗi người
Ý chí, nghị lực quyết tâm là những phẩm chất nhân cách quan trọngcần được hình thành và phát triển ở người học, đặc biệt là học sinh, học viênđang sống và học tập ở những địa bàn vùng núi, vùng cao còn nhiều khó khănvề mặt kinh tế, văn hóa – xã hội
Tóm lại, các thành tố nêu trên tạo nên hệ thống động lực bên trong thôithúc tính tích cực học tập
٭Mặt biểu hiện của tính tích cực học tập
Mặt động lực bên trong của tính tích cực học tập được biểu hiện rõtrong quá trình người học tiến hành hoạt động học tập, trong đó, rõ nhất làtrên các khía cạnh: nhận thức, thái độ, hành động và kết quả học tập
a.Nhận thức học tập
Tính tích cực về mặt nhận thức của người học được biểu hiện ở nhữngkhía cạnh sau:
- Nhận thức rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ học tập
- Nhận thức rõ về tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học trong cuộc sống cũngnhư trong chương trình đào tạo
- Nhận thức các điều kiện, phương tiện ảnh hưởng đến hoạt động học tập
Trang 30- Chọn các biện pháp hữu hiệu nhằm đạt được mục đích đề ra.
b Thái độ học tập
Trong quá trình học tập, không chỉ có các yếu tố về nhận thức tham gia,mà còn có các yếu tố về mặt thái độ Tính tích cực học tập, về mặt thái độđược biểu hiện ở những khía cạnh sau:
- Tự giác, chủ động, độc lập, sáng tạo trong học tập
- Tâm trạng háo hức, chờ đón các giờ học
- Nhiệt tình, say mê trong quá trình học tập
- Có nhu cầu và hứng thú khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Có động cơ đúng đắn trong học tập và đối với môn học
- Thích thú với nhiều hình thức và phương pháp học tập
- Vui sướng, tự hào khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt kết quả cao trong học tập
- Có ý thức phấn đấu, khắc phục khó khăn, trở ngại để vươn lên trong học tập
- Vui vẻ và hăng hái tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộchuyên ngành, các hội thi, phục vụ cho việc nâng cao tri thức chuyên ngànhvà nghiệp vụ mà người học đang theo đuổi
- Coi trọng khâu đọc thêm các tài liệu, làm thêm các bài tập
- Luôn đánh giá, điều khiển, điểu chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp vớiyêu cầu học tập
Trang 31- Tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả: muốn vậy, người học phải huyđộng được ở mức độ cao các chức năng tâm lí vào việc giải quyết các nhiệm
vụ học tập có hiệu quả
- Tự kiểm tra, điều chỉnh việc học của bản thân
- Tự phân tích, đánh giá các kết quả hoạt động học tập
- Rút kinh nghiệm thành công, thất bại trong học tập
- Đặt kế hoạch phấn đầu đạt kết quả cao hơn trong học tập
d Kết quả học tập – nơi thể hiện tập trung tính tích cực học tập
Tính tính cực học tập cuối cùng được biểu hiện trong kết quả học tập,nghiên cứu khoa học của từng người học Hay nói cách khác, nơi thể hiện tậptrung hai mặt của tính tích cực học tập (mặt bên trong và mặt bên ngoài) Nókhông chỉ thể hiện ở điểm số mà còn thể hiện ở mức độ lĩnh hội tri thức, cóthái độ đúng đắn, nắm vững các kĩ năng vận dụng chúng vào trong thực tiễn
Tóm lại, tất cả các mặt của tính tích cực học tập trên có mối quan hệbiện chứng với nhau, tác động qua lại và bổ sung cho nhau Những mặt nàythống nhất với nhau trong cấu trúc của tính tích cực học tập cũng như cấu trúcnhân cách của cá nhân Vì vậy, khi xem xét, đánh giá cũng như khi tác độngkích thích tính tích cực học tập của người học thì chúng ta phải quan tâm đếntất cả các thành phần trên
Trang 32Có thể biểu diễn một cách chung nhất cấu trúc tâm lí của tính tính cựchọc tập bằng sơ đồ sau:
Nhận
Sơ đồ 1 Cấu trúc tâm lí của tính tích cực học tập
1.3 Tính tích cực học tập của học viên TTGDTX
1.3.1 Khái niệm học viên TTGDTX
Theo Luật GD (2005)[32], đối tượng ( học viên) TTGDTX đượcphân theo 4 loại chương trình GD: Chương trình xóa nạn mù chữ và giáo
dục tiếp tục sau biết chữ; chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kì,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kĩ năng; chương trình
giáo dục đáp ứng yêu cầu người học; chương trình giáo dục để lấy văn
bằng của hệ thống giáo dục Quốc dân theo hình thức vừa học vừa làm, học
từ xa, tự học có hướng dẫn
Học viên TTGDTX được phân thành ba nhóm đối tượng [13], đó là:
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP
MẶT ĐỘNG LỰC BÊN TRONG
CỦA TÍNH TÍCH CỰC HỌC
học tập
Ý chí
học tập
Nhậ
n thức học
Thái độ
học tập
Hành động học tập
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Định hướn
g giá
trị
học
Trang 33•Nhóm đối tượng thứ nhất: những người mù chữ, những người tái mù chữ,
những người chưa đi học bao giờ Nhóm đối tượng học viên này sẽ giảm nếu
GD chính quy làm tốt chương trình phổ cập giáo dục đúng độ tuổi
• Nhóm đối tượng thứ hai: những thanh niên, người lớn, kể cả học sinh không
có điều kiện học chính quy hoặc phải bỏ học dở chừng, nay có nhu cầu học lại
để nâng cao trình độ của mình và để có bằng cấp
• Nhóm đối tượng thứ ba: những người có nhu cầu học tập thường xuyên, học
tập suốt đời để hoàn thiện nhân cách Nhóm đối tượng này ngày càng đôngtrước xu thế hội nhập kinh tế, văn hóa – xã hội của thế giới
Như vậy, khái niệm học viên TTGDTX ngày càng được mở rộng hơn :
Học viên TTGDTX là tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, mọi trình độ có nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời[32].
Trong thời gian tới, GDTX sẽ mở rộng hơn quy mô, đối tượng củaGDTX cũng ngày càng phức tạp hơn Nhu cầu học tập thường xuyên, học tậpsuốt đời của mọi người dân ngày càng tăng, ngày càng phong phú hơn, đếnlúc ngành giáo dục tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội
Xu thế xã hội hóa giáo dục thường xuyên, xu thế toàn xã hội cùng làm giáodục thường xuyên là tất yếu Trong xu thế xây dựng xã hội học tập, học tậpsuốt đời, đặc biệt là khu vực miền núi – vùng dân tộc ít người thì điều đó càngtrở nên cấp thiết
1.3.2 Những đặc điểm tâm lí của học viên TTGDTX nói chung và học viên người dân tộc ít người.
1.3.2.1 Đặc điểm tâm lí của học viên TTGDTX nói chung
a.Đối tượng học viên là thanh niên từ 15 đến 21 tuổi
Nhìn chung, học viên TTGDTX đa dạng về trình độ, về kinh nghiệm vàvốn hiểu biết thực tế, về động cơ, nhu cầu học tập, về hoàn cảnh gia đình, về
Trang 34thời gian bỏ học,…Họ có thể không thi đỗ vào các trường chính quy, khôngđược các trường chính quy chấp nhận học tiếp vì không đủ điều kiện.
So với học sinh THPT ở các trường chính quy, thì học viên là thanhthiếu niên ở TTGDTX thường có nhiều khó khắn hơn về hoàn cảnh gia đình( gia đình nghèo, neo đơn, đông con, bố mẹ ốm đau, mất sớm hoặc li hôn, ).Nhiều học viên vừa học vừa làm, phải phụ giúp gia đình, thậm chí phải tự laođộng kiếm sống Học viên các TTGDTX thường va chạm cuộc sống sớm hơn,già dặn hơn so với học sinh, sinh viên ở các trường chính quy
Việc lựa chọn nghề nghiệp trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiềuhọc viên Họ thường quan tâm tới những câu hỏi như: Học lên Đại học hay đihọc nghề?, vào trường Đại học nào?, học nghề gì? vì điều này liên quan đếntương lai sau này của họ Nhìn chung, ý thức nghề nghiệp và sự lựa chọnđường đời trong tương lai của học viên thường chịu ảnh hưởng của nền kinhtế – xã hội Nó không cố định mà rất năng động
b Đối tượng học viên người lớn từ 21 tuổi trở lên
Học viên ở độ tuổi này đã trưởng thành về mặt tâm – sinh lí và mặt xãhội, là những người có khả năng lao động tự lập, có khả năng tự quyết định,tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, là những người đã tự lậpvề kinh tế, có thể đã có gia đình và con cái, là những người chịu trách nhiệmtrước pháp luật không chỉ về hành vi của bản thân mà còn về hành vi củangười khác Với họ, lao động sản xuất là hoạt động chủ đạo
Khác với trẻ em, họ có tính độc lập, lòng tự trọng cao, muốn đượcngười khác tôn trọng; họ có vốn hiểu biết xã hội và kinh nghiệm sống, kinhnghiệm sản xuất phong phú; nhu cầu học tập của học viên người lớn hoàntoàn khác so với trẻ em, họ đi học do đòi hỏi của công việc, chứ không phải
do người khác ép buộc Họ đi học để thực hiện tốt các vai trò của mình: vàitrò người sản xuất, người vợ, người chồng, người cha, người mẹ, người công
Trang 35dân; mục đích học tập của học viên là học những điều thiết thực phục vụ chocuộc sống và lao động hiện tại và sau này [3], [4], [12], [13], [27].
Tóm lại, học viên TTGDTX là người lớn thường có những đặc điểmsau:
- Là những người trưởng thành, tự lập
- Lao động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
- Hầu hết đã có gia đình và con cái
- Bận kiếm sống, công việc gia đình và con cái
- Ít thời gian dành cho học tập
- Một số có trình độ văn hóa hạn chế
- Mặc cảm, tự ti, an phận
- Ít tham gia các hoạt động xã hội
- Mục đích học tập chủ yếu của họ là:
+ Để tăng thu nhập, kiếm sống
+ Nuôi dạy con cái
+ Chăm sóc sức khỏe con cái, gia đình và bản thân
+ Mở rộng hiểu biết để không bị lạc hậu
+ Hiểu quyền lợi, nghĩa vụ của mình
+ Cùng chung sống với mọi người trong gia đình, làng xóm
-Động cơ học tập chủ yếu của họ là:
+ Học để sản xuất, làm việc, kiếm sống
+ Học để tồn tại, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, kinh tế vàkĩ thuật
+ Học để cùng chung sống
+ Học để mở rộng hiểu biết
1.3.2.2 Đặc điểm tâm lí của học viên người dân tộc ít người
a Học viên người dân tộc ít người
Trang 36Tâm lí của học viên cũng như học sinh, siên viên người dân tộc ít ngườimang đặc điểm của tâm lí dân tộc Theo các nhà tâm lí học Nga thì một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của Tâm lí học dân tộc là nghiên cứu, so sánh cácđặc điểm tâm lí: các quá trình tư duy, trí nhớ, cảm xúc, ngôn ngữ và tính cáchcác dân tộc Vì thế, khi nói về đặc điểm tâm lí học viên người dân tộc ít người
ta phải chỉ ra được những nét đặc trưng của các hiện tượng tâm lí trên
Dân tộc ít người ( dân tộc thiểu số): là khái niệm dùng để chỉ những
cộng đồng dân tộc có số dân ít, chiếm tỉ lệ thấp trong tương quan so sánh vềlượng dân số trong một lãnh thổ, quốc gia nhiều dân tộc [35]
Theo Nghị định số 05/ 2011/ NĐ – CP ban hành ngày 14/ 01/ 2011 vềCông tác dân tộc định nghĩa: “ Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân íthơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam” Ở Việt Nam, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các dân tộc cònlại là dân tộc thiểu số[21]
Vùng dân tộc thiểu số: cũng theo Nghị định số 05/ 2011/ NĐ – CP giải
thích: “ Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùngsinh sống ổn định thành Cộng đồng trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam”[21]
Học viên người dân tộc ít người cũng mang những đặc điểm tâm líchung của các học viên TTGDTX khác Tuy nhiên, học viên người dân tộc ítngười còn có những đặc trưng riêng do điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóatạo nên
b.Một số đặc điểm về nhận thức của học viên người dân tộc ít người
•Tri giác
Học viên người dân tộc ít người có độ nhạy cảm cao về thính giác vàthị giác, khả năng phân biệt sự vật và hiện tượng tốt do họ đã tham gia laođộng sản xuất từ rất sớm; khả năng định hướng tri giác theo các nhiệm vụ đặt
Trang 37ra chưa cao; quá trình tri giác thường gắn với hành động trực tiếp, dễ bị lôi cuốnbởi những cái mới lạ, hấp dẫn; năng lực quan sát trong quá trình học tập của họcviên cũng như học sinh, sinh viên người dân tộc ít người còn hạn chế [29].
• Tư duy
Học viên chưa có thói quen làm việc trí óc , đa số học viên ngại suy
nghĩ, ngại động não và thường không phát hiện ra những vấn đề cần thắc mắc.Khi suy xét một vấn đề hay một hiện tượng nào đó, họ không biết đi sâu tìmhiểu mà dễ dàng thừa nhận những điều người khác nói Tư duy của học viênngười dân tộc ít người thể hiện sự kém nhanh nhẹn, kém linh hoạt Khả năngthay đổi giải pháp, thay đổi dự kiến cho phù hợp với hoàn cảnh còn chậmchạp, máy móc, rập khuôn Họ thường hạn chế về khả năng phân tích, tổnghợp và khái quát hóa Học viên người dân tộc ít người còn tồn tại kiểu tư duykinh nghiệm; còn tư duy lí luận, tư duy sáng tạo, tư suy khoa học thì kém pháttriển Đối với các khái niệm khoa học, mức độ hiểu về bản chất của khái niệmvà sự vận dụng các khái niệm đó vào thực tế ở học viên người dân tộc ítngười chỉ đạt tới mức trung bình [29]
•.Đặc điểm về trí nhớ và chú ý
Học viên cũng như học sinh người dân tộc ít người ghi nhớ chỉ dựa trênsự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản Họ thường chỉ nhớ các phần củatài liệu một cách rời rạc, thiếu tính liên tục, thiếu hệ thống Khả năng hồitưởng của học viên người dân tộc ít người còn hạn chế, do khả năng ghi nhớ ýnghĩa yếu nên việc tạo ra những hình ảnh cũ không được chuẩn xác, thậm chíbị méo mó, vì thế rất khó hồi tưởng đúng hình ảnh Học viên cũng như họcsinh người dân tộc ít người có khả năng tái nhận tốt, nhưng khả năng tái hiệnchưa tốt Điều này thể hiện qua việc khi đọc lại các tài liệu đã học thì họ hiểu,nhưng khi cho học viên tự trình bày lại một vấn đề đã học mà không dùng tài
Trang 38liệu thì nhiều học viên không trình bày được, thậm chí một số học viên cònkhông thể nhớ được tài liệu [29].
Về chú ý: Với học viên người dân tộc ít người, sự tập trung chú ý thiếu
bền vững, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh Sự chú ýcủa học viên đòi hỏi một động cơ thiết thực thúc đẩy
c.Một số đặc điểm về tình cảm
Tình cảm của học viên cũng như học sinh người dân tộc ít người rấtchân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, không có hiện tượng quanh co Họcviên người dân tộc ít người ở vùng núi phía Bắc thường thể hiện tình cảm mộtcách kín đáo, ít bộc lộ ra ngoài, sự biểu lộ tình cảm này tương đối ổn định.Tuy nhiên, bên trong cái vẻ trầm lặng, kín đáo, ít nói của họ lại ẩn chứanhững tình cảm rất chân thành Họ đặc biệt gắn bó với gia đình, làng bản, quêhương [21]
c Một số đặc điểm về tính cách
- Tính kiên cường, khả năng thích ứng cao hoàn cảnh khó khăn
Do đa số học viên người dân tộc ít người được sinh ra và lớn lên ởvùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên đã dần hình thành ở họ tính kiêncường, chịu đựng và khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh khó khăn trongcuộc sống cũng như trong học tập
- Tính đoàn kết, gắn bó với nhau trong cộng đồng
Người dân tộc ít người thường sống chan hòa, gắn bó với nhau trongnhững cộng đồng làng, bản,… Họ thường có tính cách ôn hòa, nhường nhịnvà yêu thương nhau nên ít khi xảy ra những xung đột trong tập thể và cộngđồng Tuy nhiên, tính thỏa hiệp khiến cho họ ngại tranh luận để bảo vệ quanđiểm của mình, mặc dù có thể đó là một ý kiến đúng
- Tính trung thực, thật thà
Trang 39Tính cách của học viên người dân tộc ít người rất chân thực, mộc mạc,không giả tạo Đây cũng là một điểm đáng quý trong tính cách của người dântộc ít người Song tính chân thật của họ đôi khi cũng gây trở ngại trong một sốtình huống giao tiếp, việc tiếp thu những khái niệm trừu tượng với họ cũng làmột khó khăn lớn.
- Tính nhút nhát, tự ti
Học viên cũng như học sinh người dân tộc ít người thường ngại tiếpxúc với giáo viên, ít giao lưu với bạn bè khác nhóm, khác lớp và hầu nhưkhông giao tiếp với bạn bè lạ bên ngoài Nhiều khi chưa hiểu bài nhưng họngại đứng lên trước lớp và không dám gặp giáo viên để hỏi cho rõ, thậm chíbạn bè trong lớp họ cũng ngại hỏi Đặc điểm tính cách này gây trở ngại rất lớntrong học tập của học viên người dân tộc ít người [21]
1.3.3 Những khó khăn trong học tập của học viên TTGDTX, học viên dân tộc ít người.
1.3.3.1 Những khó khăn chung của học viên TTGDTX
Học viên TTGDTX nói chung thường gặp một số khó khăn sau đây:-Thường tự ti, mặc cảm, an phận Họ tự ti về hoàn cảnh gia đình, về trình độhọc tập của mình Họ mặc cảm về việc không thi đỗ vào các trường công lập,chính quy trước đây Một số học viên còn an phận thủ thường, chưa thấyđược ý nghĩa của việc học tập đối với tương lai của mình Đây là cản trở tâmlí hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tính tích cực học tập và hiệu quảhọc tập của học viên
-Một số do bỏ học lâu ngày nên đã quên kiến thức, kĩ năng học tập cơ bản.-Có ít thời gian học tập ở trên lớp cũng như ở nhà, nhất là các lớp học banđêm Ngoài học tập, phần lớn học viên phải phụ giúp gia đình hoặc đi laođộng kiếm sống Phần lớn học viên không có nhu cầu học cao Họ học nhữngnội dung thực sự thiết thực cho cuộc sống và lao động, nghề nghiệp sắp tới
Trang 40-Học viên dễ mệt mỏi, tư tưởng dễ bị phân tán do vừa học vừa làm, vừa phụgiúp gia đình [3], [4], [27].
1.3.3.2 Những khó khăn trong học tập của học viên người dân tộc ít người
Ngoài những khó khăn chung của học viên TTGDTX nói chung, họcviên người dân tộc ít người còn gặp phải những khó khăn sau:
a Ngôn ngữ – giao tiếp hạn chế
• Về mặt ngôn ngữ: Do đã quen với việc sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộcmình trong thời gian dài nên khi sử dụng ngôn ngữ phổ thông, học viên khôngtự tin và chưa lưu loát trong cách thể hiện và diễn đạt Mặt khác, việc hiểunhững khái niệm trửu tượng bằng TV cũng là một vấn đề khó khăn đối vớihọc viên người dân tộc ít người Đây là một cản trở rất lớn khi học viên họccác môn khoa học xã hội, đặc biệt là các môn học mang tính lí luận cao
•Về giao tiếp: Do môi trường giao tiếp trước đây của học viên thường hạn chếtrong môi trường làng xóm, với những người cùng dân tộc nên đa số họ ngạitiếp xúc với người ngoài, không dám chủ động giao lưu, mở rộng các mốiquan hệ , Nhiều học viên chưa dám bộc lộ hết khả năng của mình khi giaotiếp với giáo viên cũng như trong các mối quan hệ xã hội
b Phương tiện học tập thiếu thốn
Do điều kiện kinh tế – xã hội ở những vùng dân tộc ít người còn kémphát triển nên việc đầu tư và cung cấp phương tiện học tập cho học viên cũnggặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn Nhiều TTGDTX ở cáchuyện miền núi, vùng cao chưa có phòng thực nghiệm, chưa có máy tính cũngnhư các thiết bị hiện đại để phục vụ dạy học theo phương pháp dạy học tíchcực Mặt khác, đa số các TTGDTX ở các huyện miền núi còn chưa có thưviện để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm tài liệu để học tập và nghiên cứu củahọc viên