THIẾT kế TIẾN TRÌNH dạy học nội DUNG KIẾN THỨC “sự CHUYỂN THỂ” vật lí 10 gắn với THỰC TIỄN

137 524 0
THIẾT kế TIẾN TRÌNH dạy học nội DUNG KIẾN THỨC “sự CHUYỂN THỂ”  vật lí 10 gắn với THỰC TIỄN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI a&b - PHẠM THỊ PHƯƠNG THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC NỘI DUNG KIẾN THỨC “SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÍ 10 GẮN VỚI THỰC TIỄN Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí Mã số: 601410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hương Trà Hà Nội – 2014 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Hương Trà, bộ môn Phương pháp giảng dạy khoa vật lí trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, luôn khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa vật lí và các thầy cô trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy vật lí trường ĐHSP Hà Nội, những người đã dạy dỗ và chỉ bảo cho tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập vừa qua, đã trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu để tôi có thể thực hiện thành công đề tài này Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo - Khoa học và các thầy cô trong Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên, học sinh trường THPT Uông Bí, trường THPT Công Thành, trường THPT Hồng Đức, THPT Nguyễn Tất Thành (Quảng Ninh) đã cộng tác và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Tác giả Phạm Thị Phương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Chữ viết tắt DHDA ĐHSP GD GD - ĐT GV HS NXB PGS PPDH SGK SGV THCS THPT TNSP TS Chữ viết đủ Dạy học dự án Đại Học Sư Phạm Giáo dục Giáo dục và đào tạo Giáo viên Học sinh Nhà xuất bản Phó giáo sư Phương pháp dạy học Sách giáo khoa Sách giáo viên Trung học cơ sở Trung học phổ thông Thực nghiệm sư phạm Tiến sĩ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 STT 4 Chữ viết tắt 4 Chữ viết đủ 4 1 4 DHDA 4 Dạy học dự án 4 2 4 ĐHSP 4 Đại Học Sư Phạm 4 3 4 GD 4 Giáo dục 4 4 4 GD - ĐT 4 Giáo dục và đào tạo .4 5 4 GV 4 Giáo viên 4 6 4 HS 4 Học sinh 4 7 4 NXB 4 Nhà xuất bản 4 8 4 PGS 4 Phó giáo sư .4 9 4 PPDH 4 Phương pháp dạy học 4 10 4 SGK 4 Sách giáo khoa .4 11 4 SGV 4 Sách giáo viên 4 12 4 THCS 4 Trung học cơ sở .4 13 4 THPT 4 Trung học phổ thông .4 14 4 TNSP 4 Thực nghiệm sư phạm 4 15 4 TS 4 Tiến sĩ 4 MỤC LỤC 5 1.5.1.2 Kết quả điều tra - phân tích kết quả 33 3.1 Mục đích TN 113 3.2 Nội dung TN 113 3.3 Phương pháp TN .113 3.3.1 Chọn trường TN .113 3.3.3 Chọn GV dạy TN .114 3.3.4 Phương án TN 114 3.4.2 Phân tích định tính 120 Kết luận chương 3: 121 KẾT LUẬN CHUNG 122 6 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây nền khoa khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức phát triển như vũ bão trên thế giới và xu hướng toàn cầu hóa mở ra nhiều triển vọng phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho mọi quốc gia Hòa nhập theo xu thế đó thì bất cứ một đất nước nào nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới sẽ bị tụt hậu Thách thức này đang là một gánh nặng đặt lên đôi vai của ngành giáo dục đó là phải đào tạo ra những con người khi vào đời phải có năng lực tư duy sáng tạo, có năng lực độc lập giải quyết vấn đề, có thái độ tích cực, có năng lực tự học để nâng cao trình độ nhận thức sẵn sàng tham gia lao động sản xuất và các hoạt động thực tiễn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội Bên cạnh đó, Luật giáo dục cũng đã quy định: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”, “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Trong dạy học nói chung và dạy học môn Vật lí với đặc điểm và phương pháp riêng có vai trò nhất định trong việc giáo dục học sinh Dạy học Vật lí không chỉ truyền thụ kiến thức cơ bản mà điều quan trọng hơn là xây dựng cho học sinh tiềm lực, bản lĩnh thể hiện ở phương pháp suy nghĩ và làm việc, trong cách tiếp cận, giải quyết các vấn đề thực tiễn Đồng thời, giúp họ có khả năng phát triển vốn hiểu biết đã có, thấy rõ năng lực sở trường của mình để lựa chọn nghề nghiệp, vươn lên trong sự nghiệp khoa học thích ứng với sự phát triển của xã hội Kiến thức Vật lí được hình thành, phát triển và ứng dụng vào thực tiễn luôn luôn gắn liền với hoạt động tư duy và sáng tạo của con người trong hoàn cảnh xác định Vì vậy việc đổi mới PPDH đã đang và sẽ tiếp tục được tiến hành một cách sâu rộng Tuy vậy, tình hình đổi mới PPDH không phải một sớm một chiều, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, cả ba lần cải cách giáo dục đều có mục tiêu và định hướng rõ 7 ràng song không giải quyết được các yếu kém của ngành giáo dục do nặng về đổi mới chương trình giáo dục mà chưa chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy và học Một trong những xu hướng dạy học ngày nay là gắn dạy học trong nhà trường với thực tiễn trong môi trường mà người học sống, giáo dục Việt nam cũng không nằm ngoài xu hướng này Hình thức DH gắn với thực tiễn sẽ một phần đóng góp hữu hiệu trong việc đổi mới PPDH, kiểu DH này đã được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng và đạt kết quả to lớn cho sự phát triển ngành GD nói riêng, sự phát triển khoa học - kỹ thuật nước nhà nói chung như Thụy Sĩ, Mỹ, Dạy học gắn với bối cảnh thực tế làm tăng hứng thú của người học với các môn học trong nhà trường, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên khi mà thực tế dạy học cho thấy học sinh ngày càng không mặn mà với các môn học này Trong xu hướng này, DH gắn với thực tiễn có vai trò đặc biệt quan trọng khi nó đặt các hoạt động học tập của người học vượt ra “ngoài khuôn khổ” lớp học để kết nối với thực tế đa dạng của cuộc sống nhằm đem đến cho học sinh ý nghĩa của việc học Các bài học, không diễn ra tuần tự theo qui định trong chương trình học đã định sẵn, mà nó gắn trực tiếp với bối cảnh thực tế trong cuộc sống, ở đó người học sẽ phải thể hiện được các năng lực và các kinh nghiệm sống của mình nhiều hơn việc ngồi “giải các bài tập” trong lớp học Dạy học gắn với thực tiễn tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nội dung học trong nhà trường với cuộc sống thực tế của HS bằng cách gắn những vấn đề học trong nhà trường với bối cảnh thực tế nơi học sinh sống; đưa những vấn đề của cuộc sống thực tế xung quanh HS vào nhà trường để HS nghiên cứu và tìm các giải pháp phù hợp Với kiểu dạy học này đảm bảo hoạt động học có giá trị với học sinh và với cộng đồng nơi học sinh đang sống Dạy học gắn với thực tiễn không nhấn mạnh trọng tâm vào mục đích trang bị kiến thức mới cho người học, mà là GD hành vi, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kích thích hứng thú học tập, tạo điền kiện tăng khả năng tự học, tạo các mối liên kết giữa các kiến thức môn học với nhau và phát triển toàn diện các kĩ năng của người học Điều đặc biệt trong DH gắn với thực tiễn là có thể đưa học sinh vào trong các hoạt động tập thể, tạo môi trường cho họ làm quen với giải quyết các vấn đề cuộc sống thực tế khi phải tham gia vào cộng đồng, thuyết phục được cộng đồng đưa ra các quyết định mang tính tập thể đảm bảo lợi ích chung cho họ 8 Mặt khác, qua tìm hiểu thực tế ở các trường phổ thông, việc đổi mới PPDH chưa thật sự hiệu quả, người học chưa thật hứng thú, chưa hiểu rõ bản chất và ý nghĩa thực tiễn của chúng Nguyên nhân là do GV có thói quen dạy học theo kiểu truyền thống, chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về PPDH theo hướng tích cực (mới chỉ dừng lại ở phần lí luận), người học còn thụ động trong việc tiếp thu tri thức, điều kiện và phương tiện dạy học còn thiếu thốn Vì vậy, để thực hiện việc đổi mới PPDH đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu và mất rất nhiều thời gian Đồng thời nó còn đòi hỏi người GV không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải có hiểu biết rộng, đặc biệt là các kiến thức liên môn, các ứng dụng trong thực tiễn Mặt khác, những nội dung kiến thức ở chương cuối của chương trình năm học thường không được sự quan tâm, đầu tư đúng mức của cả GV và HS vì nó không nằm trong nội dung ôn thi GV dạy qua loa đại khái, HS thì không chú tâm vào bài học nên khi rời khỏi ghế nhà trường khả năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn của học sinh còn nhiều hạn chế, khả năng giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, môi trường xung quanh còn non yếu; dẫn đến các em không hiểu và biết được trách nhiệm của mình trước những vấn đề đó Nội dung kiến thức "Sự chuyển thể" (Vật lí 10) là một trong số những bài học nằm ở cuối chương trình lớp 10 Thực tế cho thấy nội dung kiến thức này lại rất bổ ích, có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, xây dựng, môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản , nắm vững được kiến thức và tầm quan trọng của nội dung này thì HS có thể làm chủ được trước mọi tình huống trong cuộc sống, hiểu và biết được trách nhiệm của mình trước những vấn đề chung của toàn nhân loại, của chính bản thân mình Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thiết kế tiến trình dạy học gắn với thực tiễn nội dung kiến thức ”Sự chuyển thể” – Vật lí 10 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu vận dụng Dh gắn với thực tiễn để tổ chức hoạt động DH nội dung kiến thức phần Sự chuyển thể - Vật lí 10 - Để đạt được mục đích trên, các bước sau đây sẽ được thực hiện: 9 + Nghiên cứu các cơ sở lí luận gắn với thực tiễn để thiết kế tiến trình dạy học nội dung kiến thức phần “Sự chuyển thể” SGK Vật lí 10 theo hướng phát huy hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ và sáng tạo của HS trong học tập, phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy học, hứng thú học tập cho học sinh + Nghiên cứu thực tiễn dạy học + TNSP 3 Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu tổ chức dạy học Vật lí gắn với thực tiễn phần “Sự chuyển thể” thì sẽ góp phần phát triển, rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn của học sinh, tăng cường tích tích cực, tự chủ trong học tập, gây hứng thú khi học môn Vật lí 4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Hoạt động dạy và học kiến thức phần Sự chuyển thể - Vật lí 10 - Các ứng dụng khoa học, kỹ thuật, môi trường, sức khỏe, các hiện tượng tự nhiên về kiến thức Sự chuyển thể 5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được các mục đích nghiên cứu ở trên, cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Nghiên cứu các quan điểm DH hiện đại, DH tích cực và làm rõ cơ sở lí luận của DH gắn với thực tiễn - Nghiên cứu lí luận về tâm lí dạy học làm cơ sở cho các biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của học sinh Nghiên cứu chương trình SGK hiện hành, sách GV và các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dụng kiến thức “Sự chuyển thể” để phân tích nội dung khoa học của kiến thức và những khó khăn của HS khi học những nội dung kiến thức này - Thiết kế tiến trình DH gắn với thực tiễn nội dung kiến thức “Sự chuyển thể” - Tìm hiểu thực tế dạy và học môn Vật lí đặc biệt là nội dung kiến thức phần “Sự chuyển thể” 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) – Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm xuân Quế, Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội 2 Luật giáo dục 2005 3 Nguyễn Đức Thâm (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 4 Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học Vật lí ở trường trung học, NXBGD Hà Nội 5 Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát huy hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB ĐHSP Hà Nội 6 Ngô Quốc Quýnh – Nguyễn Đức Minh (1977), Hỏi đáp về những hiện tượng Vật lí, NXB Khoa học và kỹ thuật 7 Nguyễn Mạnh Hùng, Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh 8 Lương Duyên Bình, Vật lí 10 (2006) 9 Ngô Diệu Nga (2003), Chiến lược dạy học Vật lí ở trường THPT, Tài liệu dành cho cao học Vật lí, Hà Nội 10 Đỗ Hương Trà (2009), Dạy học bài tập vật lí ở trường phổ thông 11 Đỗ Hương Trà (2007), Dạy học dự án, Tập bài giảng chuyên đề các phương pháp dạy học hiện đại cho cao học 12 Tưởng Duy Hải, Đỗ Hương Trà, "Dạy học gắn với bối cảnh thực tế cuộc sống và những kết quả thu được trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông Việt Nam", Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội 123 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng 1.1 Bảng thăm dò ý kiến GV Stt 1 2 3 Mức độ thường xuyên Khi giảng bài thầy (cô) đã chú ý đến việc liên hệ bài giảng với thực tiễn Thầy (cô) đã vào bài bằng cách lấy ví dụ thực tiễn Thầy (cô) đã liên hệ bài giảng với thực tiễn bằng các hình thức: a Sử dụng các dụng cụ trực quan (tranh ảnh, vi deo về các vấn đề có tính thực tiễn, …) b Sử dụng các tình huống học tập gắn với thực tiễn c Liên hệ kiến thức thức qua bài tập vật lí d Dạy học gắn thực tiễn thông qua dự án e Tham quan f Ngoại khóa Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên Không khi nào 13,33 % 20 % 66,67 % 0% 10% 26,67% 56,67% 6,67% 15% 30% 55% 0% 20% 25% 45% 10% 16,67% 23,33% 53,33% 6,67% 0% 10% 20% 70% 0% 0% 3,33% 3,33% 46,67% 60% 50% 36,67% 124 Bảng 1.2: Những khó khăn của GV khi dạy học vật lí gắn với thực tiễn Thầy (cô) đã gặp những khó khăn khi dạy học vật lí Không ảnh Rất nhiều Nhiều Vừa phải 32,33% 37,67% 20% 10% 22% 45,33% 23,33% 13,33% 25,67% 34,33% 30% 10% hưởng gắn với thực tiễn a do ít tài liệu b do ít có thời gian c chưa biết cách đưa vào kéo léo Bảng 1.3: Kết quả điều tra mức độ nắm vững kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn của HS Stt 1 Nội dung Mức độ nắm vững kiến thức Vật lí và khả năng vận dụng kiến thức Vật lí vào trong đời sống, khoa học - Luôn tự tìm ra được kiến thức từ những hiện tượng thực tế - Luôn nắm vững và vận dụng được kiến thức Vật lí trong bài học - Hiểu nhưng không vận dụng được kiến thức vào trong thực tế - Học thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất kiến thức Vật lí - Không thuộc và không hiểu bản chất Vật lí Em có hứng thú, tích cực học tập trong giờ học với cách dạy hiện tại 2 của thầy (cô) trên lớp không ? Có Không Vai trò của việc vận dụng kiến thức Vật lí nói chung và kiến thức 3 phần "Sự chuyển thể" - Vật lí 10 vào thực tiễn nói riên - Quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 125 Tỉ lệ % 100% Các em có hứng thú, tích cực khi quá trình dạy học Vật lí gắn với 3 thực tiễn không ? (tham gia hoàn thành các tình huống, dự án học tập gắn với thực tiễn, giải thích các hiện tượng thực tiễn từ các bài tập thực tiễn) Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú 126 Phụ lục 2 Phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1 - Tại sao que hàn điện phải có một lớp hóa chất bọc bên ngoài, còn que hàn bằng hơi đất đèn thì không cần có lớp đó? Ứng dụng kiến thức trên khi nấu đồng để đúc như thế nào? - Tại sao người ta thường đúc đồng, đúc gang mà không đúc thép? - Vì sao người ta dùng thủy ngân hoặc rượu để chế tạo nhiệt kế? - Tại sao gang dễ nóng chảy hơn sắt? Tại sao ở xứ lạnh, nếu đổ muối vào băng, thì băng ở chỗ đó tan ra, và khí trời ở đó lạnh hơn ở nơi khác? Phiếu học tập số 2 Phiếu học tập Câu 1 Lớp không khí sát mặt đất nhận nhiệt chủ yếu từ : A.Trực tiếp từ bức xạ mặt trời; B.Lòng trái đất sinh nhiệt tỏa ra; C.Mặt trời làm nóng mặt đất, và mặt đất truyền nhiệt cho lớp không khí sát mặt đất; D.Từ các nguồn bức xạ trên mặt đất; E.Do tất cả các nguồn nêu trên Câu 2 Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào: A Cường độ bức xạ mặt trời; B Ngày dài hay ngắn; C Độ trong suốt của bầu khí quyển; D Vị trí địa lý của từng địa phương và thành phần cấu tạo của lớp đất bề mặt; E Gồm cả các điều nói trên Câu 3 Nhiệt độ không khí không ảnh hưỏng đến: A Quá trình điều nhiệt của cơ thể ; B Độ trong suốt của bầu khí quyển C Chu kỳ phát triển của một số mầm bệnh ; D Sự hấp thu các chất độc có trong không khí qua đường hô hấp ; 127 E Côn trùng trung gian truyền bệnh ; Câu 4 Độ ẩm không khí liên quan tới: A Sự tồn tại và phát triển của một số mầm bệnh ; B Sự tồn tại của côn trùng truyền bệnh ; C Sự điều hòa thân nhiệt ; D Sự trao đổi nhiệt của cơ thể với môi trường xung quanh ; E Gồm tất cả các điều trên Câu 5 Lý do chính làm cơ thể mất nhiệt nhiều khi trời lạnh,độ ẩm không khí cao vì : A Mất do dẫn truyền B Mất do bốc hơi C Mất do bức xạ D Mất do đối lưu E Không phải những lý do trên Câu 6 Gió Lào ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, làm mất nước, suy kiệt, nhất là với trẻ nhỏ, do tính chất của gió Lào là: A Khô, mạnh (tốc độ cao); B Khô, mạnh, nóng; C Ẩm, yếu (tốc độ thấp), nóng; D Ẩm, mạnh, nóng; E Khô, nóng, yếu Câu 7 Tính chất của Gió mùa Đông Bắc thổi vào ven biển miền Bắc và các tỉnh miền Trung là: A Nóng , khô, tốc độ thấp B Lạnh ,khô, tốc độ thấp C Lạnh, ẩm , tốc độ thấp D Lạnh, ẩm, tốc độ cao E Nóng, ẩm, tốc độ cao Câu 8 Ý nghĩa vệ sinh của gió là (Tìm ý kiến sai) : A Chống ô nhiễm không khí B Điều hoà nhiệt của các khối không khí C Giảm độ ẩm cục bộ 128 D Mang lại cảm giác mát mẻ với tốc độ gió là 6m/s E Tăng khả năng bay hơi của mồ hôi Câu 9 Tốc độ gió trong giới hạn làm mát là : A < 3,5 m/s B 3,6 - 3,9 m/s C 4,0 - 4,4 m/s D 4,5 - 4,9 m/s E 5 m/s trở lên Câu 10 Tính chất của gió Nam ở nước ta là : A Nóng ẩm B Lạnh ẩm C Mát ẩm D Khô mát E Khô nóng Câu 11 Gió không có một vai trò nào trong các vai trò của gió đối với một khu dân cư : A Giảm nồng độ hơi khói bụi cục bộ B Đảm bảo thông thoáng của các khu nhà ở C Chống ô nhiễm không khí D Đem lại một vi khí hậu dễ chịu E Xác định khoảng cách của hai toà nhà gần nhất Câu 12: Hãy chọn phương án sai: Việc khai thác rừng làm chất đốt gây ra những hậu quả: A làm mất rừng, xói mòn đất, động vật không có nơi cư trú B làm ô nhiễm bầu không khí, tăng CO2, gây hiệu ứng nhà kính C gây thủng tầng ôzôn D gây ra tình trạng lũ lụt, hạn hán 129 Phụ lục 3: BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH MANG TÍNH THỰC TIỄN VÀ CÁC ỨNG DỤNG CỦA KIẾN THỨC TRONG ĐỜI SỐNG (PHT…) 1 Sự nóng chảy Sự đông đặc - Tại sao khi đúc các đồ vật bằng kim loại, người ta phải đúc thừa một khối ở phía trên rồi cắt bỏ đi ? - Nếu để các chai nước giải khát hay bia (vỏ bằng thủy tinh) vào ngăn đá của tủ lạnh điều gì sẽ xảy ra ? Giải thích hiện tượng đó và từ đó em rút ra kinh nghiệm gì ? - Chiếc giày trượt băng được gắn một thanh kim loại, bản thanh kim loại (dao giày) phải như thế nào để các vận động viên có thể trượt nhẹ nhàng và - - Nếu trộn muối ở nhiệt độ phòng (250C) vào đá ở nhiệt độ (0 0C) ta sẽ thu được một hỗn hợp có nhiệt độ như thế nào với nhiệt độ của đá ban đầu ? - Trộn muối ở nhiệt độ phòng (25 0C) vào với đá ở nhiệt độ (0 0C) Ta sẽ thu được một hỗn hợp, đo nhiệt độ của hỗn hợp, nhận xét về nhiệt độ của hỗn hợp thu được và giải thích vì sao có hiện tượng này ? - Giải thích vì sao khi vừa lau sàn nhà xong ta cảm thấy mát mẻ ? - Tại sao que hàn điện phải có một lớp hóa chất bọc bên ngoài, còn que hàn bằng hơi đất đèn thì không cần có lớp đó ? Ứng dụng kiến thức trên khi nấu đồng để đúc như thế nào ? - Tại sao người ta thường đúc đồng, đúc gang mà không đúc thép ? - Vì sao người ta dùng thủy ngân hoặc rượu để chế tạo nhiệt kế? - Tại sao gang dễ nóng chảy hơn sắt? 2 Sự bay hơi - Sự ngưng tụ - Ta để quên một cốc nước, một chai nước đậy kín và còn vơi trong phòng (đường kính cốc nước và chai như nhau), sau một thời gian dài nước trong cốc và trong chai có còn không ? Tại sao ? - "Vì đâu có sương mù" - ảnh hưởng của sương mù đối với đời sống con người, động vật và kỹ thuật - vận dụng điều chế nước cất 3 Sự sôi 130 - Tại sao khi đun bình nước, lúc đang sôi ta lại nghe tiếng kêu sùng sục ? Nếu để ngỏ vừa ngừng đun, không còn nổi bọt và đậy kín bình lại, hiện tượng gì sẽ xảy ra khi nếu ta dội nước lạnh lên trên ? - Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu hút khí và hơi trong bình để hạ áp suất trên mặt thoáng của nước đến một mức độ tối thiểu nào đó ? A Nước trong bình có thể sôi ngay ở 00C B Nước trong bình đóng băng C Nước trong bình vừa sôi vừa đóng băng - Các em có thể về nhà thử làm hiện tượng này - Khi đun nước có cần tăng tiếp nhiệt lượng cho nước khi nước đã sôi không ? Vì sao ? 4 Độ ẩm không khí - "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa trời râm" Em hãy giải thích câu ca dao trên ? - Nước ta là một nước miền nhiệt đới, sự thay đổi độ ẩm trong không khí rất dễ nhận thấy Vào những ngày ẩm độ ẩm lên tới 80% có lúc tới 90% Những ngày khô, nắng độ ẩm có thể dưới 70% Vậy con số độ ẩm không khí 90% có nghĩa là gì ? Cách xác định giá trị đó như thế nào và có vai trò, ý nghĩa gì đối với đời sống và kỹ thuật ? - Tại sao khi trời nóng ở nơi có nhiều đầm lầy ta cảm thấy khó chịu hơn là ở nơi khô ráo? - Dưới đây là các số đo của một trạm quan sát khí tượng trong một ngày hè: +Buổi sáng: nhiệt độ là 230C, độ ẩm tương đối của không khí là 80% +Buổi trưa nhiệt độ là 300C, độ ẩm tương đối là 60% Nhiều người cho rằng không khí buổi sáng mang nhiều hơi nước hơn buổi trưa Theo em, quan niệm đó có đúng không ? Giải thích tại sao ? - Độ ẩm không khí ảnh hưởng như thế nào tới đời sống ? - Vi khuẩn có hại thích hợp ở độ ẩm nào ? - Con người cảm giác khó chịu khi nào ? Vì sao ? - Thông tin truyền thông đưa tin nhiều những vụ chập cháy làm hư hỏng các trang 131 thiết bị y tế trong bệnh viện Em hãy vận dụng kiến thức của mình giải thích vì sao ? - Nhiều người quan niệm rằng, với độ ẩm cao thì cảm giác khó chịu, và do đó độ ẩm hạ xuống càng thấp thì cảm giác con người sẽ thoát ra khỏi ức chế đó, và sẽ cảm giác dễ chịu hơn nhiều Theo em, quan niệm đó đúng hay sai ? Em, hãy làm sáng tỏ quan niệm đó ? - Những vụ hỏa hoạn, cháy rừng thường xảy ra vào thời điểm nào ? - Với thời tiết như thế nào sẽ mang lại cho ta cảm giác dễ chịu, thoải mái ? * Trước sự biến đổi khí hậu thất thường, thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến đời sống của toàn nhân loại Em hãy nêu 1 số biện pháp khắc phục vào lúc thời tiết bị nồm ? Trắc nghiệm: Câu 1 Lớp không khí sát mặt đất nhận nhiệt chủ yếu từ : A.Trực tiếp từ bức xạ mặt trời; B.Lòng trái đất sinh nhiệt tỏa ra; C.Mặt trời làm nóng mặt đất, và mặt đất truyền nhiệt cho lớp không khí sát mặt đất; D.Từ các nguồn bức xạ trên mặt đất; E.Do tất cả các nguồn nêu trên Câu 2 Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào: A Cường độ bức xạ mặt trời; B Ngày dài hay ngắn; C Độ trong suốt của bầu khí quyển; D Vị trí địa lý của từng địa phương và thành phần cấu tạo của lớp đất bề mặt; E Gồm cả các điều nói trên Câu 3 Nhiệt độ không khí không ảnh hưỏng đến: A Quá trình điều nhiệt của cơ thể ; B Độ trong suốt của bầu khí quyển C Chu kỳ phát triển của một số mầm bệnh ; D Sự hấp thu các chất độc có trong không khí qua đường hô hấp ; E Côn trùng trung gian truyền bệnh ; 132 Câu 4 Độ ẩm không khí liên quan tới: A Sự tồn tại và phát triển của một số mầm bệnh ; B Sự tồn tại của côn trùng truyền bệnh ; C Sự điều hòa thân nhiệt ; D Sự trao đổi nhiệt của cơ thể với môi trường xung quanh ; E Gồm tất cả các điều trên Câu 5 Lý do chính làm cơ thể mất nhiệt nhiều khi trời lạnh,độ ẩm không khí cao vì : A Mất do dẫn truyền B Mất do bốc hơi C Mất do bức xạ D Mất do đối lưu E Không phải những lý do trên Câu 6 Gió Lào ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, làm mất nước, suy kiệt, nhất là với trẻ nhỏ, do tính chất của gió Lào là: A Khô, mạnh (tốc độ cao); B Khô, mạnh, nóng; C Ẩm, yếu (tốc độ thấp), nóng; D Ẩm, mạnh, nóng; E Khô, nóng, yếu Câu 7 Tính chất của Gió mùa Đông Bắc thổi vào ven biển miền Bắc và các tỉnh miền Trung là: A Nóng , khô, tốc độ thấp B Lạnh ,khô, tốc độ thấp C Lạnh, ẩm , tốc độ thấp D Lạnh, ẩm, tốc độ cao E Nóng, ẩm, tốc độ cao Câu 8 Ý nghĩa vệ sinh của gió là (Tìm ý kiến sai) : A Chống ô nhiễm không khí B Điều hoà nhiệt của các khối không khí C Giảm độ ẩm cục bộ 133 D Mang lại cảm giác mát mẻ với tốc độ gió là 6m/s E Tăng khả năng bay hơi của mồ hôi Câu 9 Tốc độ gió trong giới hạn làm mát là : A < 3,5 m/s B 3,6 - 3,9 m/s C 4,0 - 4,4 m/s D 4,5 - 4,9 m/s E 5 m/s trở lên Câu 10 Tính chất của gió Nam ở nước ta là : A Nóng ẩm B Lạnh ẩm C Mát ẩm D Khô mát E Khô nóng Câu 11 Gió không có một vai trò nào trong các vai trò của gió đối với một khu dân cư : A Giảm nồng độ hơi khói bụi cục bộ B Đảm bảo thông thoáng của các khu nhà ở C Chống ô nhiễm không khí D Đem lại một vi khí hậu dễ chịu E Xác định khoảng cách của hai toà nhà gần nhất Câu 12: Hãy chọn phương án sai: Việc khai thác rừng làm chất đốt gây ra những hậu quả: A làm mất rừng, xói mòn đất, động vật không có nơi cư trú B làm ô nhiễm bầu không khí, tăng CO2, gây hiệu ứng nhà kính C gây thủng tầng ôzôn D gây ra tình trạng lũ lụt, hạn hán 134 Phụ lục 4: Bảng 4.1 Tiêu chí Điểm tối đa Điểm chấm Nhóm khác Giáo viên chấm chấm - Đưa được các dẫn chứng về tình trạng đổ 2 rác bừa bãi của người Nội dung dân địa phương - Nêu được thực trạng về việc xử lí rác ở thành 2 phố Uông Bí của UBND TP - Nêu được nhiệm vụ của mỗi người dân đối 2 với việc xử lí rác thải - Đề xuất được các giải 2 pháp xử lí rác thải bằng việc tái chế có hiệu quả Hình thức Bố cục rõ ràng, dễ hiểu Nội dung logic, mạch lạc Có những hình ảnh minh 0.5 0.5 0.5 họa cụ thể Người trình bày 0.5 Bảng 4.2 Tiêu chí Điểm tối đa 135 Điểm chấm Nhóm khác Giáo viên chấm - Nêu được thực trạng về thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại đầm khu Nội dung Phú Thanh Tây - phường Yên Thanh - Uông Bí Quảng Ninh - Nêu được thực trạng về tình hình sản xuất nông nghiệp tại khu Phú Thanh Tây - Nêu được thực trạng về tình hình ô nhiễm môi trường tại khu Phú Thanh Tây - Nêu được các nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước tại đầm tại khu Phú Thanh Tây - Đề xuất được các giải pháp nhằm khắc phục tối thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy giầy da của Chi nhánh Công ty TNHH Sao Vàng gây ra Hình thức Bố cục rõ ràng, dễ hiểu Nội dung logic, mạch lạc Có những hình ảnh minh họa cụ thể Người trình bày Bảng 4.3 Tiêu chí 1 1 1 1 4 0.5 0.5 0.5 0.5 Điểm tối đa Điểm chấm Nhóm khác Giáo viên chấm Nội dung chấm - Đưa được các dẫn 1 chứng về tình trạng ô 136 chấm nhiễm môi trường nước do khai thác than - Đưa được các dẫn chứng về tình hình sạt lở 1 đất do khai thác than - Đưa được các dẫn chứng về tình hình ảnh hưởng tiếng ồn do khai 1 thác than và vận chuyển than - Trình bày được thực trạng phát tán bụi ảnh hưởng đến đời sống 1 nhân dân do khai thác than và vận chuyển than Đề xuất được các giải pháp nhằm khắc phục tối thiểu tình trạng ô nhiễm 4 môi trường do khai thác than và vận chuyển than Hình thức gây ra Bố cục rõ ràng, dễ hiểu Nội dung logic, mạch lạc Có những hình ảnh minh 0.5 0.5 0.5 họa cụ thể Người trình bày 0.5 137 ... đến nội dụng kiến thức “Sự chuyển thể” để phân tích nội dung khoa học kiến thức khó khăn HS học nội dung kiến thức - Thiết kế tiến trình DH gắn với thực tiễn nội dung kiến thức “Sự chuyển thể”. .. tài Dự kiến đóng góp đề tài - Làm sáng rõ sở lí luận dạy học gắn với thực tiễn dạy học Vật lí - Vận dụng sở lí luận dạy học gắn với thực tiễn vào thiết kế tiến trình dạy học nội dung kiến thức. .. kế tiến trình dạy học gắn với thực tiễn nội dung kiến thức ”Sự chuyển thể” – Vật lí 10 Mục đích nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu vận dụng Dh gắn với thực tiễn để tổ chức hoạt động DH nội dung kiến

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • STT

  • Chữ viết tắt

  • Chữ viết đủ

  • 1

  • DHDA

  • Dạy học dự án

  • 2

  • ĐHSP

  • Đại Học Sư Phạm

  • 3

  • GD

  • Giáo dục

  • 4

  • GD - ĐT

  • Giáo dục và đào tạo

  • 5

  • GV

  • Giáo viên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan