Vấn danh Nạp thái đã xong, cũng chính là nhà gái đồng ý nhận lễ vật, tiếp đó làbước thứ hai của nghi thức hôn lễ - vấn danh, nhà trai sẽ mời người mai mốitới nhà gái tìm hiểu tên tuổi và
Trang 1PHONG TỤC NGHI LỄ VĂN HÓA XƯA VÀ NAY
PHONG TỤC NGHI LỄ VĂN HÓA XƯA VÀ NAY HÔN NHÂN – CHÚC THỌ - CHÚC MỪNG – TANG LỄ
Tác giả: VƯƠNG TÚ TRUNG Người dịch: N TRI THỨC VIỆT
Trong quyển sách này, chúng tôi sưu tầm và tổng hợp một cách chi tiết
và theo trình tự về các lễ tục truyền thống và hiện đại của Trung Quốc thuộc 4lĩnh vực là hôn nhân, chúc thọ, chúc mừng và tang lễ Bên cạnh đó, sách cònhướng dẫn độc giả viết các bức thư chúc mừng và chia buồn trong cáctrường hợp đặc biệt, cách viết thiệp cưới, thiệp mừng tân gia, thiệp mừng thọhay các bảng cáo phó cho tang lễ; và sưu tầm một lượng lớn câu đối đặc sắcđược người Trung Quốc thường dùng để viết lên các bức trướng trong nhữngdịp lễ
Quyển sách chắc chắn sẽ là một tài liệu tham khảo giá trị cho các bạnsinh viên ngành Đông Phương học, Trung Quốc học và những ai quan tâmđến các lễ tục truyền thống và hiện đại Trung Quốc về hôn nhân, chúc mừng,chúc thọ, tang lễ
Trang 2Phần 1 PHONG TỤC LỄ NGHI HÔN NHÂN
I LỄ TỤC HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG
1 Nạp thái
Trong lễ tục hôn nhân truyền thống, “nạp thái” có ý nghĩa là “thu nạpnhững sính lễ mà nhà trai mang đến để thưa chuyện với nhà gái”, là lễ đầutiên trong trình tự “lục lễ” Nhà trai nhờ người mai mối sang nhà gái đặt vấn
đề hôn sự Ngày nay gọi là “dạm hỏi” Ngày xưa hôn nhân phải có người maimối Khi đến tuổi lập gia đình, cha mẹ nhà trai thông thường nhờ người tìmnhà tốt lành dạm hỏi để cưới vợ cho con
Điều kiện kết hôn là “môn đăng hộ đối” mà chúng ta thường nghe thấy.Trong điều kiện này, ngoài địa vị xã hội, còn phải xem xét về điều kiện kinh tế,thế hệ gia đình, nghề nghiệp, điều kiện bản thân v.v…
Nạp thái là bước đầu tiên của hôn nhân, nhưng cũng cần phải có lễ vật.Thời xưa dùng chim nhạn nên lễ này cũng được gọi là “điện nhạn” Lễ nạpthái dùng chim nhạn là vì: “Chim nhạn biểu trưng cho sự thuận theo thời tiết
âm dương và hàm ý người vợ sẽ theo đạo nghĩa của người chồng.” Ngoài rachim nhạn là chim mùa, mùa đông bay đến trú ở phương nam, mùa hè sinhsống ở phương bắc, đến đi đều có qui luật Nạp thái dùng chim nhạn, trênthực tế có nghĩa là nói cho nhà gái biết “trai lớn cưới vợ, gái lớn gả chồng”,nên giống như chim nhạn đến lúc thích hợp tìm nơi ở mới Lễ vật nạp tháiphong phú đa dạng, có hơn 50 loại Ví dụ như lễ vật nạp thái của thời Hán cóuyên ương, cửu tử bồ (hoặc mực), song thạch, tơ ngũ sắc, tơ trường mệnh,dây cói, mền bông, quyển bá, thóc, a giao, can tất, cá, hươu v.v… Những lễvật này đều có kèm lời văn ca ngợi, đề cập đến ý nghĩa tượng trưng củanhững lễ phẩm này Trong tục lệ dân gian, phân chia lễ phẩm tượng trưngnày làm bốn loại, loại thứ nhất biểu thị kiết tường, giống như lấy chữ dươngđại biểu cho “tường”, chữ lộc đại biểu cho “lộc”; loại thứ hai là vật chúc lànhphu thê hòa hợp, gắn bó như keo sơn, như đôi chim uyên ương; loại thứ batượng trưng cho nam giới làm chủ trong mối quan hệ vợ chồng, lấy chim nhạn
Trang 3tượng trưng cho sự thuận theo thời tiết âm dương và mang ý nghĩa người vợ
sẽ theo đạo của người chồng, lấy bồ vi ví như sự dịu dàng của người vợ, lấyquyển bá ví như sự phục tùng của người vợ; loại thứ tư là biểu thị cho đứctính hiền dịu, chịu thương chịu khó, hiếu thuận của cô dâu mới Về sau,những lễ vật ngày càng đơn giản
2 Vấn danh
Nạp thái đã xong, cũng chính là nhà gái đồng ý nhận lễ vật, tiếp đó làbước thứ hai của nghi thức hôn lễ - vấn danh, nhà trai sẽ mời người mai mốitới nhà gái tìm hiểu tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của cô gái, để xem kiếthung lành dữ Ông bà thời xưa khá coi trọng quan niệm tín ngưỡng, có ngũhành tương sinh tương khắc, lại có cầm tinh tương hợp tương xung, chỉ mộtyếu tố không hợp, chuyện hôn nhân xem như chẳng có hy vọng thành công.Vấn danh còn bao gồm cả việc cô gái đó do ai sinh ra, là con ruột hay chỉ làcon nuôi, là con của vợ cả hay vợ lẻ Vấn danh cũng mang theo lễ vật, lễ vậtthời xưa cũng là chim nhạn, tục lệ này có thể tiến hành cùng với nghi thứcnạp thái nên dần dần nó đã biến mất theo thời gian Có nơi sau khi vấn danhxong, nhà trai nhà gái hai bên trao đổi “canh thiếp”, cũng chính là thông báotình hình của hai nhà cho nhau biết
Canh thiếp chính là ghi “tám chữ” vào một tấm giấy đỏ, rộng khoảngmột tấc, dài khoảng tám tấc, trong đó viết giờ, ngày, tháng, năm sinh của côgái và chàng trai, “tám chữ” được ghi trên đó, theo tập quán phải là số chẵnmới được Giả như xuất hiện một số lẻ thì có thể tùy tiện tăng giảm một chữ
số không quan trọng để tạo thành số chẵn Nam nữ hai nhà sau khi nhậnđược tám chữ này, thì lập tức thắp hương cúng bái thần phật tổ tiên ngaygian nhà chính trong ba ngày
Giả như trong ba ngày đó, trong nhà có xảy ra cãi vã, mất trộm, hưhỏng đồ đạt và những sự cố không ngờ đến, thì đều bị cho rằng điềm xấu, do
dó hôn sự không nên bàn tới nữa Trái lại nếu như trong ba ngày đó, hai nhànam nữ đều không xảy ra bất cứ sự cố gì, thì chính là biểu thị sự phù hộ độ trìcủa thần phật và tổ tiên, là điềm đại kiết, hôn sự có thể tiếp tục tiến tới Lúc
Trang 4này nam nữ hai bên đều mời thầy bốc quẻ xem bói giải “tám chữ”, xem nam
nữ tướng tính như thế nào, nếu tướng tính tốt việc hôn sự sẽ tiếp tục tiếnhành, nếu không thì miễn bàn đến Giả như tất cả đều rất thuận lợi, thìchuyện hôn nhân của hai nhà này mới có thể bước sang vấn đề chính, cũngchính là bắt đầu bàn luận đến tiền bạc và vật phẩm dùng trong hôn lễ, của hồimôn và các việc khác
3 Nạp cát
Sau vấn danh đến bước thứ ba là nạp cát Giữa vấn danh và nạp cát,
có một nghi lễ không hề đơn giản đó là hợp hôn, đây cũng được xem là mộtnội dung của nạp cát Hôn nhân truyền thống Trung Quốc không chỉ căn cứvào “lệnh của cha mẹ, lời nói của bà mai”, mà còn căn cứ vào “ánh sáng củatrời, thần” Công việc sau vấn danh, chính là thông qua trăm hình vạn trạngphương thức để khảo sát xem hai bên có thể kết hôn được hay không Hoạtđộng này chính là hợp hôn, đời sau gọi là “giải tám chữ” Hôn nhân có thểthành công hay không đều dựa vào yếu tố này Nếu ở những phương diệnkhác đều tương hợp nhưng tám chữ không tốt, thì hôn sự cũng phải dừngchân tại đây, không có cách nào tiếp tục tiến hành
Cái gọi là “tám chữ” có liên quan mật thiết đến lịch pháp truyền thốngTrung Quốc Người xưa lấy can chi kỉ niên, kỉ thời, thiên can, địa chi tươngphối tổ thành 60 nhóm tên và lần lượt theo thứ tự ứng với giờ, ngày, tháng,năm nhất định Giờ, ngày, tháng, năm sinh của mỗi người đều do bốn nhómcan chi biểu thị, tổng cộng có tám chữ, chính là “tám chữ giờ ngày tháng nămsinh” Ngoài ra, người xưa vì để tiện cho việc ghi nhớ, lại dùng 12 con vật kếthợp với mười hai chi, hình thành nên mười hai cầm tinh, đó là tí (chuột), sửu(trâu), dần (cọp), thố (thỏ - ở Việt Nam là tuổi Mẹo (mèo), thìn (rồng), tị (rắn),ngọ (ngựa), mùi (dê), thân (khỉ), dậu (gà), tuất (chó), hợi (heo) Vì thế vừanhìn tám chữ liền biết cầm tinh của một người, hôn sự có thể tiếp tục tiếnhành hay không là phải xem cầm tinh có hợp hay không Liên quan đến vấn
đề này, dân gian đã lưu truyền rất nhiều câu ca dao tục ngữ, tương hợp có
“Thỏ xanh chó vàng xưa nay hiếm, ngựa đỏ dê vàng thọ mệnh trường, chuột
Trang 5đen trâu vàng lưỡng hưng vượng, trâu xanh chó đen hỉ dương dương, rồng
gà càng trường cửu “Rắn và thỏ, tất giàu có”; tương khắc có “ngựa trắng sợtrâu xanh, dê chuột sớm chia tay, rắn cọp như dao đâm, rồng thỏ nước mắtchảy, gà vàng sợ chó ngọc, heo dê không kề vai”, v.v… Nếu thu thập nhữngcâu nói dân gian ở các nơi khác nhau lại sẽ phát hiện ra hàng trăm mâuthuẫn
Ngoài việc giải tám chữ và cầm tinh ra, còn có âm dương ngũ hành.Ngũ hành là chỉ kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, vận mệnh của mỗi người đều tươngquan đến các yếu tố này Ngũ hành cũng có hai mối liên quan tương khắctương sung, cũng có thể căn cứ vào tám chữ để tính ra, từ đó luận ra kiếthung của hôn nhân
Sau nạp cát, “việc hôn nhân đã định”, tấm thiếp mà hai bên trao đổicũng giống như giấy chứng nhận kết hôn ngày nay Từ đó về sau, nam nữ haibên đều chịu ước thúc của luân lí xã hội, việc chấm dứt hôn nhân khôngđược tùy tiện, mà phải thông qua sự hiệp thương của hai bên hoặc sự hòagiải của người ngoài Đồng thời, bên nhà trai mỗi năm tết đến đều phải tặng
lễ cho bên nhà gái, có nơi gọi là “Xuyết tiết”, hơn nữa bốn mùa đều phải tặngquần áo cô gái chính vì ý nghĩa đặc biệt của lễ nạp cát Tấm thiếp rất đượcxem trọng, nhiều nơi còn gọi là “thiếp rồng phượng”
4 Nạp chưng
Nạp chưng là sau khi hai bên nam nữ đã kí hôn, nhà trai tặng lễ vật chonhà gái, cũng chính là tặng của hồi môn, làm lễ ăn hỏi mà người đời sauthường gọi Chỉ sau khi hoàn thành nghi thức này thì nhà trai mới có thể sangnhà gái
Nạp chưng là nghi thức quan trọng nhất trong hôn nhân Trung Quốc,cũng là nghi thức đặc sắc nhất Vì thế, hôn nhân truyền thống Trung Quốccũng gọi là “hôn nhân mua bán”
Trang 6Nạp chưng thời xưa tương đương với việc đem sính lễ ngày nay Thờigian tặng lễ, theo lệ thường được định vào ngày trước khi chính thức đóndâu.
Người phương bắc Trung Quốc gọi nạp chưng là “đón đại lễ”, cũng gọi
là “hoàn sính”, “đại sính” Đây là tiêu chí quan trọng bước vào giai đoạn hônnhân, cũng là nghi thức đặc sắc nhất và quan trọng nhất trong tập tục hônnhân Trung Quốc Khi nhà trai sang nhà gái tặng lễ, phải chọn ngày chẵn tốtlành, do người mai mối (đa số là nữ giới) cùng cha mẹ và họ hàng (chủ yếu là
cô ruột) của nhà trai, mang theo sính lễ đến xem mắt Dùng chỉ vàng may haichữ “sinh canh” vào lụa đỏ, sính lễ mang theo bao gồm hoa vàng (đa phần làtrâm), vòng vàng 1 cặp, nhẫn vàng (một chiếc là vàng, một chiếc là đồng) 1cặp, thịt heo, rượu hỉ, thịt dê, cao tử, 2 thước 4 tấc lụa đỏ, lụa sa đen, nếnbốn cặp, pháo, nhang lễ 2 cặp, bông tai 1 cặp, hoa gừng (bánh hoa gạođường), bánh lễ v.v… Sính lễ được bày trên một chiếc hộp lớn do hai ngườikhiêng, sau đó chiếu theo trình tự người thổi kèn đánh trống đi trước, theosau là bà mai, suốt đường đi cứ thổi thổi đánh đánh cho đến khi đến nhà gái
Thiếp lễ là tấm giấy ghi danh sách lễ vật và bảng trình tự nghi thức.Nhưng văn pháp phải cầu kì, như gà vịt thì viết “Đức cầm tứ dực, gia phù tứchưởng”, chuối thì viết “liên chiêu quí tử”, vòng vàng thì viết “vòng vàng thànhđôi”, nến thì viết “hỉ chúc song huy” v.v…
Bảng ghi sính lễ dùng giấy đỏ gấp thành 12 gấp Nếu là nhà trai tặngcho nhà gái, trên mặt phải viết hai chữ “đoan túc”; nếu là nhà gái tặng cho nhàtrai, trên mặt phải viết hai chữ “túc phụ”, nội dung là câu kiết tường trong “LễKí”
“Hôn thư” tương tự như giấy chứng nhận kết hôn ngày nay, nhà traitrao cho nhà gái gọi là “càn thư”, nhà gái trao cho nhà trai gọi là “khôn thư”
“Long nhãn khô”, “thịt gà”, “thịt vịt” trong sính lễ, là tượng trưng chophúc khí của nhà trai, nếu nhà gái tiếp nhận thì có nghĩa là lấy đi phúc khí củanhà trai, cho nên chiếu theo lệ thường đều phải hoàn trả lại “Long nhãn khô”tượng trưng cho đôi mắt của con rể, nên phải hoàn trả lại đủ Còn đối với thịt
Trang 7heo, nhà gái có thể nhận, nhưng theo phong tục, phải mang giò heo hoàn trảlại, vì nó có nghĩa là “thịt phải đưa người ăn, xương không đưa người gặm”,nếu nhà gái nhận giò heo này, nghĩa là nhà gái không tỏ ra lễ mạo đối với nhàtrai Còn những sính lễ khác đều nhận bình thường.
Nhà gái sau khi nhận sính lễ (nhưng chỉ nhận một phần trong đó), còncộng thêm mười hai loại lễ vật khác, hoàn trả lại cho nhà trai đáp lễ Sau đónhà gái hầu trà nhà trai, cuối cùng nhà trai mới tiếp nhận sự thết đãi của nhàgái Nhà trai tiếp nhận sự thết đãi nồng hậu này, phải đến mỗi bàn dâng bạc
tạ lễ
Nhà trai và nhà gái lúc này đều phải thân hữu chi giao, biểu thị hai bên
đã kết thành xui gia một nhà Nhà trai cũng đem hôn thư cúng bái trước thầnphật và tổ tiên, báo cáo đã cùng nhà gái kết thành thông gia
Nếu nhà gái dự tính khi kết hôn của hồi môn phải nhiều, thì họ có thểkhông cần khách khí nhận toàn bộ sính lễ của nhà trai, chỉ lấy ra một phầnnhỏ làm hồi lễ; trái lại nếu nhà gái dự tính sau này của hồi môn không nhiều,thì chỉ tiếp nhận một phần nhỏ sính lễ của nhà trai, đa phần đều hoàn trả lạivới danh nghĩa tạ lễ Cho nên có thể thấy, nếu nhà gái tiếp nhận sính lễ baonhiêu, thì của hồi môn tương lai sẽ bấy nhiêu
5 Thỉnh kì
Sau khi nạp chưng kết thúc, hôn sự trên cơ bản đã hoàn tất, sau đó làsắp xếp việc đón dâu, nhưng trước hết cần phải chuẩn bị thỉnh kì Thỉnh kì làsau khi nhà trai chọn được ngày lành tháng tốt để hợp hôn, người mai mối cótrách nhiệm thông báo cho nhà gái biết, xem nhà gái có chấp thuận không,tương đương với “cáo kì”, “hạ nhật”, “tống nhật”, “thám thoại” của đời sau.Thời xưa sính lễ của thỉnh kì là dùng chim nhạn, đời sau dùng đủ loại lễphẩm Trong nghi thức thỉnh kì, đại thể cũng giống như vấn danh, chủ yếu làlựa chọn ngày lành tháng tốt để đón dâu, hợp hôn cho tốt đẹp, và người đóndâu, đưa dâu thích hợp Sự lựa chọn chính cũng vẫn là tám chữ và cầm tinh.Đầu tiên phải chọn ngày lành tháng tốt, dân gian thông thường chọn songnguyệt song nhật, như ngày 2 tháng 2, ngày 8 tháng 4, ngày 6 tháng 6 v.v…
Trang 8Nhưng tháng cưới gả nhất định không thể phạm vào tuổi kị của hai bên nam
nữ, nếu không sẽ “phạm tháng”; tháng thích hợp nên là “tháng giêng thángbảy nghênh gà thỏ” v.v… vì đó là “tháng luận hôn sự”, có thể cưới gả Ngàygiờ đón dâu, đưa dâu cũng không thể kị tuổi Thỉnh kì vào thời xưa dườngnhư chỉ tiến hành bằng miệng, đời sau tiến hành bằng miệng hay thư đều có,đặc biệt với những thế tộc đại gia hoặc nhà khá giả, đa số đều tiến hành bằnghình thức thư, cũng chính là hôn thư
Sau khi hai nhà trai gái đều thuận ý ngày giờ kết hôn, nhà trai liềnchuẩn bị lễ vật đến đón dâu Nghi thức hôn lễ xưa kia không phải chỉ mộtngày là xong, có lúc phải kéo dài đến hai ba ngày Thời cận đại hôn lễ phầnlớn đều tiến hành trong ba ngày; ngày trước khi cử hành đại lễ, nhà gái pháingười đến “trải phòng” hoặc “mừng tổ ấm”; ngày giữa là ngày đón dâu, saukhi nghênh đón tân nương phải làm lễ bái đường; ngày sau đó là hồi môn Cónơi hôn lễ cử hành trong hai ngày, có khi chỉ cần một ngày thứ hai là đủ.Trong ngày lễ chính, từ đón dâu đến động phòng, nghi thức lễ tục trong đó cóđến mấy mươi loại
Trước khi người đón dâu tới, còn phải chuẩn bị rất nhiều, thông thườngbao gồm những nội dung sau:
Xe lông mặt - dựa theo phong tục thời xưa, phụ nữ trừ phi kết hôn,tuyệt đối không thể xe lông mặt Chỉ có đêm trước khi kết hôn, cũng chính làtrước khi “mang búi tóc trên đầu”, mới có thể bắt đầu “xe lông mặt” lần đầutiên trong đời Công việc là do một người phụ nữ có kinh nghiệm “xe lôngmặt”, tay cầm một sợi chỉ mảnh gút hai đầu lại tạo thành vòng tròn, hai tayluồn vào vòng tròn xoắn lại, áp sát vào vùng mặt của cô gái, sau đó dùng taymột căng một chùng, liền có thể lấy đi những sợi lông tơ trên mặt, giúp chovùng mặt sạch sẽ tươi tắn Người phụ trách việc xe lông mặt phải là “ngườihợp mạng”, cũng có thể là cha mẹ anh chị em của cô gái Sau khi việc “xelông mặt” hoàn tất, còn phải tặng quà tạ lễ cho người hợp mạng, tiếp đó là
“mang búi tóc”
Trang 9Mang búi tóc - chính là ngày hoàng đạo mà hai nhà trai gái đã lựa chọn,lần lượt tiến hành trong nhà của mỗi bên Nhà trai lập một “cây ngũ thăng” đểtân lang ngồi trên đó, đối mặt với linh vị của thần phật và tổ tiên Lúc này nhờ
“người hợp mạng” ở phía sau chải tóc cho tân lang ba lần, sau đó lại giúp tânlang mặc lễ phục, đội mũ lễ, cúng bái thiên cung, tam giới công, Bồ tát Quan
Âm và tổ tiên, nguyện cầu sau khi kết hôn con cháu đầy đàn, hưng vượngvạn đời
Bên nhà gái cũng với cách làm tương tự đồng thời tiến hành đội mũ lễlên tóc búi cho tân nương, tục gọi là “phủ khăn hồng che mặt” Nhà gái phảiđặt một chiết ghế tre bên dưới lư hương thiên công ở giữa gian nhà chính,sau đó bảo tân nương ngồi lên chiếc ghế đó hướng mặt ra ngoài, điều nàytượng trưng cho cô gái khi xuất giá sẽ rời khỏi nhà cha mẹ đẻ, cho nênhướng ngồi mới hoàn toàn trái ngược với chàng trai Nhà gái nhờ một “ngườihợp mạng” từ phía sau chải đầu cho tân nương, lại cài một cây trâm tượngtrưng cho người con gái đã thành niên
Nghi thức chải đầu cài trâm xong xuôi, sau đó người hợp mạng giúp côdâu mặc lễ phục, phủ “khăn lụa hồng”, hướng về tam giới công và thần phật
tổ tiên cúng bái, sau đó kính dâng cha mẹ một chung trà, sau khi cha mẹuống xong, cũng phải cúng bái thiên công và các thần phật
Nhà trai phải khẩn trương bố trí tân phòng, chọn một buổi sáng tốt lànhmới được phép sắp xếp giường nằm cho tân lang và tân nương, nguyện cầuthần phật phù hộ bình an, cho nên được gọi là “giường an lành” Tất cảnhững vật phẩm khác đều phải mua mới, trong phòng ngoài phòng đều phảiquét dọn sạch sẽ, trước cửa phòng dán câu đối, trên mí cửa còn phải treomột dải vải dài thêu những câu chữ kiết tường Nhà gái cũng phải tranghoàng nhà cửa cho mới, chuẩn bị chiêu đãi thân hữu đến chúc mừng và tânlang đến đón dâu
Bàn ăn chị em (tiệc chia tay cùng với chị em) - con gái xuất giá, rời khỏivòng tay yêu thương của cha mẹ, từ đây sẽ phải li biệt anh chị em, đến mộtnơi khác sống trọn một đời
Trang 10Cho nên ngày xuất giá, giữa anh chị em vô cùng quyến luyến nhau, đặcbiệt là khi tổ chức tiệc chia tay, gọi là “bàn ăn chị em” Khi dùng tiệc, anh chị
em đều chúc những lời tốt lành, chúc hôn nhân mĩ mãn Sau khi tiệc chia taykết thúc, tân nương phải vào phòng trang điểm, bắt đầu lần trang điểm quantrọng nhất trong đời, sau đó mặc lễ phục, trùm khăn che mặt, trở về khuêphòng, đợi nhà trai đến đón dâu
Nến hoa - nến hoa là lễ vật dùng khi hợp cẩn Thông thường cưới vợthì tiến hành ở nhà trai, chọn người ở rể thì tiến hành ở nhà gái Ngày kếthôn, nến hoa được bày ỏ phòng nội Tân nương bước vào cửa là được kháchmời nghênh đón tới lễ đường, cũng gọi là “hoa đường” Cùng với tân langhướng vào trong bắt đầu lễ bái, hướng về đối phương giao bái Sau khi lễ kếtthúc, có người đưa tân lang tân nương vào động phòng Uống trà giao bôi (đaphần trà giao bôi là táo đỏ với đường phèn), chữ táo cùng âm vận với chữsớm, có ý nghĩa là sớm sanh quí tử Sau khi hợp cẩn, thường có lễ tiết báocáo với tổ tiên và ra mắt cha mẹ chồng, cũng có lúc sau khi tiệc tàn tân langtân nương kính trà mời khách, gọi là uống “trà tân nhân”
Đưa dâu - khi cô gái sắp kết hôn, nhà trai gọi là cưới vợ, nhà gái gọi làxuất giá Trước khi xuất giá, tân nương tắm gội, trang điểm Khi xuất giá, tânnương làm lễ báo cáo tổ tiên và từ biệt cha mẹ Con gái xuất giá thôngthường do anh chị em đưa tiễn, nam nữ mỗi bên hai người, gọi là cao binhnam, cao binh nữ, hay tống cửu Nhà trai tạ lễ cho cao binh rất hậu
II LỄ NGHI HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG
1 Đón dâu
Trình tự đầu tiên của việc đón dâu thời xưa là tân lang nghênh đón tânnương Việc đón dâu thời xưa vào lúc hoàng hôn là nghĩa gốc của từ “hôn”trong hôn nhân Tân lang nhận lệnh của cha mẹ đi đón dâu, khi đến nhà gái,người nhà gái phải ra cửa nghênh tiếp, tân lang bước vào cửa phải dâng lễphẩm chim nhạn, phong tục này gọi là “điện nhạn”, là nghi thức khá quantrọng trong hôn nhân truyền thống; sau đó, tân lang cung kính đón tân nương
Trang 11lên xe, trở về nhà mình Tổ chức đón dâu của đời sau phức tạp hơn nhiều.Đội ngũ đón dâu luôn luôn phải xinh đẹp, có đến hơn mấy mươi người Tânnương thời nhà Hán ngồi xe mui hoặc xe diu, nhà Đường dùng xe có hình vẽmàn che, tới nhà Tống sau này mới lưu hành kiệu hoa mà mọi người thườngbiết tới Trong đội ngũ đón dâu, cũng bao gồm đội nhạc kèn trống v.v… Hôn lễthời nhà Thanh, đa phần đều mô phỏng theo đế vương Nghĩa Trượng, trongđội ngũ đón dâu có rất nhiều phu kiệu cầm tấm biển gỗ và thắp đèn bên trênghi là “mở đường”, “xin tránh đường”, còn mang cái trượng, phủ việt v.v…,tân lang đội mũ quan, tân nương đội mũ phượng áo choàng Vì hôn nhân làviệc đại sự, tuy cách làm có hơi vượt quá nghi thức, nhưng thông thườngquan phủ không ra tay can thiệp.
Kiệu hoa đón dâu phải có người áp kiệu Thời xưa ở Bắc Kinh đón dâu
là do phụ nữ áp kiệu Bà áp kiệu ở hỷ phòng thắp hương cúng tế trời đất,dùng kiếng nhỏ để chiếu kiệu hoa, dùng nhang chi lan xông kiệu hoa, bêntrong kiệu hoa lại rắc những loại “hỉ quả” là long nhãn, vải, táo, hạt dẻ, đậuphộng, sau đó lại ngồi xếp bằng trong kiệu hoa áp kiệu Có nơi áp kiệu khôngdùng bà áp kiệu, mà dùng đồng tử cha mẹ song toàn, có ý nghĩa là đôi phuphụ mới cưới hòa hợp tới già, sớm sinh quí tử Thói quen sớm sanh quí tửcủa hôn lễ này, còn có “hoa quế” Phúc Kiến, đồng thời còn nghênh đón haiđứa bé đeo hoa hồng, biểu thị ý nguyện cầu mong sớm có quí tử
Khi đội ngũ đón dâu đến nhà gái thì hàng loạt tập tục lễ nghi cũng bắtđầu Nhà gái sau khi nghe tin nhà trai đến, tuyệt đối không lập tức ra cửanghênh đón, mà phải đóng chặt cửa hoặc chặn đội đón dâu lại, nghi thức nàygọi là chặn cửa Lúc này, phải có sự dối đáp lễ nghĩa một cách khéo léo, ví dụnhư người bên đón dâu sẽ la lên “mở cửa, mở cửa, làm lỡ giờ tốt mất!” Nhàgái nghe thế bắt buộc phải hướng ra ngoài hét lớn, yêu cầu thổi đánh khúcnhạc chúc mừng; hoặc do người đón dâu hát bài hát chặn cửa Chặn cửa tớimột thời gian nhất định, bên đón dâu mới có thể bước vào
Sau khi bước vào ngoài việc chào hỏi nhà gái, bên đón dâu phải dângtặng lễ phẩm, những lễ phẩm này vì theo thời gian và từng khu vực nên tồn
Trang 12tại những khác biệt rất lớn, nhưng đều có ý nghĩa kiết tường hỉ khánh Nhàgái cũng phải thết tiệc đãi đội đón dâu, nhưng đây chỉ hoàn toàn mang tính lễtiết mà thôi.
Thời xưa có những nơi, khi tân lang tới nhà gái thì nhà gái mới bắt đầulàm tóc và trang điểm cô dâu Lúc này, bên đón dâu dẫn đầu là tân lang vàbên tân nương đồng thời cùng trang điểm Trang điểm xong, tân nương được
bà đón dâu dìu lên kiệu, hoặc do huynh trưởng bế lên kiệu Lúc từ biệt, tânnương có thể òa khóc, điều này không phạm vào đại kị, tân nương trên kiệukhóc, mọi người trái lại cho rằng đây là đại kiết đại lợi Nghe nói, tân nươngkhóc càng lớn, thì nhà cha mẹ chồng càng phát tài Trong hôn lễ của nhiềudân tộc thiểu số tồn tại tục “khóc trong ngày cưới” Có những nơi, kiệu đóndâu sau khi rời khỏi nhà gái, người nhà gái phải tạt một thùng nước, biểu thịcon gái như nước đã đổ đi
Trên đường trở về nhà trai, đội đón dâu phải đi con đường khác, vì thế
có khi phải đi đường vòng, gọi là “không đi đường cũ” Nếu trên đường đi gặpphải chùa miếu, giếng nước, đền thờ, mộ phần, hòn đá to, cây to v.v…, đềuphải phủ che kiệu hoa để tránh tà ma Nếu gặp phải một đội đón dâu khác,các kiệu phu phải tỉ thí kĩ nghệ, ra sức giữ vững kiệu hoa, có nơi tân lang haibên phải đổi vòng hoa trước ngực
Nếu gặp phải đám ma, đội đón dâu đều phải nói: “Hôm nay kiết tường,gặp phải tài lộc!” Có những dân tộc thiểu số trên đường đón dâu phải ăn “tiệcrượu cỏ tranh”, khoản đãi đội ngũ đưa dâu và họ hàng nhà gái
2 Bái đường
Khi đội ngũ đón dâu trở về nhà trai, cũng tuyệt đối không thể lập tứcbước vào cổng, mà để kiệu hoa bên ngoài cửa, tục xưng điều này là “tínhkiên nhẫn”, thể nghiệm xem tính cách của cô dâu kiên nhẫn, dịu dàng đếnđâu Sau khi kiệu hỉ bước vào cửa, lại có rất nhiều tục lệ khác nữa Tuynhững tục lệ này tuyệt đối không nhất định toàn bộ phải tồn tại ở cùng mộtnơi, nhưng chúng là có thật; đồng thời không chỉ tộc Hán mà dân tộc thiểu sốcũng có Ở đây xin lược thuật như sau:
Trang 13Rải đậu ngũ cốc Sau khi khiêng kiệu hoa vào, rải ngũ cốc, đậu, cỏv.v… ngụ ý trừ tà Đây là một tục lệ khá xưa, nhà Tống sau này khá lưu hành,ngụ ý để tránh “tam sát” (thần dê xanh, thần gà đen, thần ngưu xanh), tam sátchỉ mổ thức ăn, không nguy hại đến tân nương Còn cô dâu hiện đại khixuống kiệu (xe) thì rải hoa hồng hay kim tuyến, có lẽ là bắt nguồn từ nghi thứcnày.
Kiệu hoa vào đến trong sân, tân nương phải bước chầm chậm qua lòthan đang cháy đã chuẩn bị sẵn, ngụ ý là đốt tiêu những điều không kiếttường, ngày sau tất cả mọi việc sẽ suôn sẻ hưng vượng
Sau khi xuống kiệu, tân nương phải hướng về kiệu hoa vái tạ tượngtrưng ba lần, cũng có ý nghĩa trừ tà
Tân nương từ trong kiệu bước ra, lại có lễ tục chuyển chỗ ngồi Chỗngồi chính là một tấm thảm đỏ trải dưới đất Tập tục này tồn tại phổ biến vàonhà Đường Trong “Xuân Thâm Giá Nữ Gia” của thi nhân đời Đường Bạch
Cư Dị có viết: “Hà xứ xuân thâm hảo, xuân thâm giá nữ gia Thanh y chuyểnchiên nhục, gấm tú nhất điều tà.” Từ trong lời thơ biết được lúc đó vật lót làmột cái áo lông Đến nhà Tống, khi kiệu hoa vào cửa lớn, cũng là “truyền tịch
dĩ nhân, phục lệnh phù địa”, ngụ ý của tục lệ này là đời này nối tiếp đời kia.Bút kí “Bất bất đới biên” Quyển nhị của nhà Thanh có viết: “Kim Hàng tụcdùng bao gạo làm thảm, tên là “truyền túi”, lại viết “túi túi tương truyền, đời đờitiếp nối” Trong “Phong tục tập quán Trung Hoa” của Hồ Phác An ngày naycũng thuật lại phong tục chuyển chỗ ngồi của vùng Chiết Giang: “Tân nươngbước vào cửa, vải bố trải dưới đất, lệnh bước lên trên, gọi là truyền túi, cũng
có nghĩa là đời đời tiếp nối.”
Sau khi hạ kiệu, một số nơi có phong tục bước qua yên ngựa Tân langphải ngồi trên yên ngựa, chữ “yên trong yên ngựa có cách đọc giống chữ “an”trong bình an, ý nghĩa của phong tục này chính là chúc phúc cho tân lang tânnương bình an
Trước khi tân nương bước vào phòng hoa chúc, còn có một nghi thứcnữa, đó chính là bái đường Bái đường khá lưu hành ở nhà Đường, tục gọi là
Trang 14“bái trời đất”, thông thường là tam bái: “Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường,thứ ba là phu thê giao bái” Phong tục bái đường khá phức tạp Miền đông,vùng tây bắc Trung Hoa có những nơi gọi là “bái nhân”, người nhận lễ báichính là những khách mời đem tiền lễ đến chúc phúc, ví dụ như cô, dì, cậu,chú v.v… Chỉ cần thứ bậc lớn hơn tân lang hoặc cùng thứ bậc mà tuổi tác lớnhơn, thì tân lang đều phải “bái lễ”, khách đều phải nhận bái Khi bái nhân,người điều khiển chương trình đọc tên danh mục lễ vật đã đặt ra từ trước, từtên lễ vật sẽ tìm được ra người tặng lễ, tiếp đó, người điều khiển hôn lễ đọclên “tiền lễ của ông X là Y đồng”, tân lang tân nương liền cúi người hành lễ.Khi khách mời đông, nghi thức này phải tiến hành đến một hai tiếng đồng hồ.
Sau bái đường là mở tiệc đãi khách Trong hôn lễ yến tiệc là quan trọngcho nên rất cầu kì, ví dụ như sắp xếp chỗ ngồi, cách bài trí món ăn, kínhrượu, chúc rượu v.v…, một số dân tộc thiểu số còn hát lớn bài hát yến tiệc tạonên bầu không khí vui vẻ, thân thiện
3 Động phòng hoa chúc
Sau khi tân lang tân nương vào phòng hoa chúc, cũng có hàng loạtphong tục Ví dụ như: tọa trướng, cũng gọi là “tọa phúc”, đó là tân lang tânnương hai người ngồi trên giường hoặc ngồi trên băng ghế, tân lang lấy tà áotrái của mình phủ lên tà áo phải của tân nương, biểu thị người nam có quyềnlực hơn người nữ
Táp trướng Tục lệ này là chỉ sau khi tân nhân bước vào phòng hoachúc, lúc này bạn bè thân của tân nhân tay cầm mâm quả tung các loại quả hỉvào lòng tân nương, ném vào giường hợp hoan, thậm chí ném vào mỗi góccủa phòng hoa chúc, vừa tung vừa đọc những lời chúc phúc cho đôi vợchồng mới cưới Những loại quả hỉ dùng để tung vào người cô dâu, mỗi địaphương, mỗi thời điểm đều không giống nhau, nhưng ý nghĩa thì hoàn toàntương đồng, đều biểu thị ước muốn con cháu đầy đàn Quả hỉ thường là táo,hạt dẻ, đậu phộng v.v…, tận dụng hài âm để biểu thị “sớm sinh quí tử”
Phong tục ăn bánh “há cảo con cháu” Bánh há cảo con cháu của BắcKinh thời xưa là do nhà gái làm rồi mang đến cho nhà trai nấu chín; đồng thời
Trang 15nhà trai phải làm mì trường thọ Khi ăn bánh há cảo con cháu, theo lệ thườngphải có một đám trẻ con ở ngoài cửa sổ hỏi “Có sinh hay không?”, bà đón dâuhoặc tân lang trả lời “Sinh!”, hoặc là lập tức đem bánh há cảo nửa sống nửachín, để tân nương tự mình nói “Sinh”, biểu thị điềm tốt sớm sinh con.
Hôn lễ thời xưa có phong tục đồng lao hợp cẩn “Đồng lao” là chỉ saukhi tân nhân bước vào phòng hoa chúc thì cùng nhau ăn thịt những con vậtcúng tế, còn “hợp cẩn” là cùng nhau uống rượu, cẩn là một loại cốc rượuđược làm từ quả hồ lô, khi có chuyện cưới hỏi, người ta sẽ chọn ra quả hồ lôthích hợp, tách ra thành hai cái gáo Sau khi uống xong lại ghép hai cái gáovào với nhau như hình dạng quả hồ lô ban đầu, vì thế mới có tên là hợp cẩn.Nhà Đường dùng li rượu, gọi là “song bôi” Nhà Tống lấy chỉ màu cột hai lirượu lại với nhau, đối ẩm mỗi người một li, gọi là “giao bôi”, uống xong, ném lixuống đất, một ngửa một úp, tượng trưng âm dương điều hòa, đại kiết đại lợi.Đồng lao, hợp cẩn phát triển thành cơm đoàn viên, uống rượu giao bôi củađời sau Rượu giao bôi cũng gọi là rượu giao tâm, rượu hợp hoan, rượu hợphôn v.v… Giống như hợp cẩn của tục lệ thời xưa, uống rượu giao bôi có ýnghĩa chúc phúc cho tân nhân hòa hợp Phương thức là dùng một sợi dây đỏcột hai chân li lại với nhau, phu thê cùng nhau nâng li; có nơi chỉ uống nửa lirượu, sau đó đổi li cho nhau rồi mới uống cạn Giống như hợp cẩn, thời xưa
là uống trà hợp hoan Khi uống trà, tân lang tân nương phải ngồi trên băngghế, tân lang dùng chân trái đặt lên chân phải của tân nương, tân nươngcũng làm giống như vậy, tay trái của tân lang cùng tay phải của tân nương đặtlên vai nhau, hai người dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay kia làmthành hình chữ nhật, cầm li trà lên uống Đồng lao là chỉ hai vợ chồng mớicưới cùng ăn một phần thịt con vật cúng tế Thịt con vật dùng để cúng tế, đaphần là nguyên con bò, heo, dê Thời xưa đồng lao tiến hành ở phòng mới,tân lang quay mặt về hướng đông, tân nương quay mặt về hướng tây, cùng
ăn thịt những con vật này, biểu thị từ nay về sau trở thành người một nhà một
họ Đời sau cơm đoàn viên cơ bản giống với phong tục đồng lao Ở Bắc Kinh,
ăn cơm đoàn viên là để tân lang, tân nương ngồi ở vị trí đầu, bà đón dâu và
bà đưa dâu cùng ngồi dự, ăn bánh màn thầu biểu thị “mãn phúc”, ăn bánh trôi
Trang 16biểu thị “đoàn viên”, “sum họp một nhà”, ăn thịt tứ hỉ biểu thị “vui vẻ hạnhphúc”.
Cùng với đồng lao, hợp cẩn, lễ tục thành hôn còn có “kết tóc” Kết tóctức là buộc tóc, về sau gọi người vợ đầu là kết tóc phu thê Vợ chồng mới kếthôn thường cắt tóc của mình, bện làm một và xem đó là tín vật tượng trưngcho tình cảm vợ chồng
“Khuấy đảo phòng cưới”, tập tục này xuất hiện từ rất lâu đời, thời nhàHán đã rất thịnh hành Ngày nay, tục “khuấy đảo phòng cưới” không chỉ tồn tạitrong những hôn lễ kiểu xưa ở nông thôn, mà ngay cả những hôn lễ củangười thành thị cũng không hiếm thấy Khuấy đảo phòng cưới ngoài việc tạomột niềm vui ngắn, còn có ý nghĩa khác, khuấy đảo phòng cưới ồn ào sôi nổi
sẽ xóa tan cảm giác tĩnh lặng, gia tăng bầu không khí vui vẻ của hôn lễ, vì thế
có những nơi gọi là “phòng ấm” Thời xưa việc kết hợp nam nữ đa phần đều
do người mối lái, nam nữ tuyệt đối không hề quen biết nhau, náo động phòng
có thể khiến họ mất đi cảm giác xa lạ, khiến bạn bè thân hữu quen biết nhau,bạn bè khách khứa ngồi đầy nhà, biểu thị sự hưng vượng phát đạt, gia tăngtình cảm giữa bạn bè, xóm làng
4 Lễ nghi sau hôn nhân
Lễ nghi sau hôn nhân không được xem nhẹ, tục lệ nổi bật trong đó là
có thể quen biết được với gia đình hai bên sui gia Các tục lệ trong hôn lễtruyền thống có thành phụ (công nhận cô dâu là thành viên chính thức tronggia đình nhà trai), thành tế, nhận biết lớn nhỏ, lễ lại mặt, thử chuyện bếp núcv.v…
Thành hôn chỉ là hoàn thành việc kết hợp nam nữ, cho nên ngoài nghithức “thành vợ”, “thành chồng” ra, còn phải cử hành lễ “thành phụ”, “thành tế”.Vào thời nhà Chu, ngày hôm sau của lễ thành hôn, khi trời còn chưa sáng, côdâu phải thức dậy tắm rửa sạch sẽ, dùng sọt trúc đựng táo, vải, gừng, quế,thịt khô làm vật phẩm bái kiến cha mẹ chồng Khi trời sáng hẳn cô dâu bắtđầu tổ chức lễ bái kiến ở sảnh đường, cha mẹ chồng bước vào bái đườngtrước, cô dâu tay cầm vật phẩm cùng chú rể vào sau Đầu tiên cô dâu đặt vật
Trang 17phẩm cúng bái tổ tiên, sau đó bái kiến cha mẹ chồng, bố chồng sẽ nói vài lờichúc phúc, mẹ chồng sẽ đỡ cô dâu dậy và tặng cho cô dâu một chiếc trâm càitóc biểu thị việc thừa nhận cô dâu là thành viên chính thức trong gia đình.Nếu cha mẹ chồng đã qua đời thì người chồng phải có trách nhiệm đưa vợ tớitrước mộ chí của song thân để tiến hành lễ bái đường Người xưa xem trọng
“thành phụ” hơn “thành vợ” vì mặc dù hôn lễ đã cử hành nhưng chưa tiếnhành lễ bái kiến cha mẹ chồng thì cô dâu vẫn chưa được công nhận là thànhviên chính thức trong gia đình Từ thời nhà Tống trở đi, con dâu ba ngày phảibái kiến cha mẹ chồng và khách khứa đến thăm Vào thời nhà Đường, saungày thành hôn cô dâu phải bái kiến cha mẹ chồng, người bề trên cao tuổi vàthành viên trong gia đình, gọi là “bái khách” Đời sau cũng có tổ chức lễ báikiến cha mẹ chồng ngay trong đêm hôm đó, nhưng ngày hôm sau vẫn phảidâng trà Thời xưa tục lệ này ở Bắc Kinh gọi là “bái tam đại”, tục xưng là
“nhận biết lớn nhỏ”, để tân nương nhận biết và ghi nhớ ba đời lớn nhỏ bênnhà chồng Trước tiên phải bái lạy tổ tiên, sau đó lại thủ lễ ba lạy đối với bậctrưởng bối như cha mẹ chồng v.v… đối với người cùng thứ bậc chỉ là váichào, duy chỉ có chị chồng mới khấu đầu, gọi là “lễ cao kiến” Các bậc trưởngbối nhận lễ có thể cho cô dâu mới ngọc quí, trâm cài, vải vóc, đồ trang điểmv.v… Ngày thứ ba sau khi kết hôn tân lang dắt tân nương cùng lên mộ tổ đốtgiấy cúng bái
Hôn lễ lấy nhà trai làm trọng, nhưng nhà gái cũng được chúc mừng vui
vẻ Sự tồn tại của “lễ lại mặt” và lễ “thành tế” đã chứng minh điều này Lễ lạimặt cũng chính là ngày thứ hai hoặc thứ ba của hôn lễ, tân lang tân nươngtrở về nhà gái, gia đình nhà gái phải tổ chức một bữa tiệc thịnh soạn để chiêuđãi hai người Vào thời nhà Tống, con rể trong ngày thứ hai phải đến nhà cha
mẹ vợ để làm lễ “phục diện bái môn”, nếu không thì sẽ tiến hành cùng với lễlại mặt Theo lệ, vào ngày này bạn bè thân hữu của nhà gái phải trêu chọc tânlang, tăng thêm không khí vui vẻ náo nhiệt Tân lang cũng giống như tânnương nhận biết hết những người lớn nhỏ trong gia đình, đây cũng gọi là báitôn trưởng
Trang 18Thử tài làm bếp cũng là một tục lễ xưa nay đều có, ngày đầu tiên sauđêm tân hôn, tân nương phải xuống bếp làm cơm dâng lên cha mẹ chồng.Tục lệ này đời sau chỉ mang tính tượng trưng, nhưng biểu hiện một cách rõràng rằng vị trí và vai trò của nam nữ trong xã hội truyền thống rất khác xanhau.
5 Tục tín lễ nghi hôn nhân
Lễ, tục không thể phân chia được Có thể nói rằng, lễ tục truyền thốngTrung Quốc vô cùng đặc sắc Nhiều lễ tiết và lễ tục đều dựa vào nguồn gốccủa tục tín Ở đây giới thiệu một cách đơn giản tục tín nhân tế, tục tín đạo cụ
và tục tín y phục trong hôn lễ
“Đạo cụ” trong hôn lễ có rất nhiều, trong đó mục lớn nhất chính là nhà
hỉ và hỉ phòng Nhà hỉ là một ngôi nhà tạm rất lớn được dựng nên để tiếp đãikhách mời trong hôn lễ, cũng gọi là “nhà rượu” Đây là một chuyện vui, chonên nhà hỉ phải dựng cho cầu kì, trang hoàng đẹp một chút để lan tỏa bầukhông khí vui vẻ Ví dụ như khung cửa sổ phải sơn màu đỏ, bốn góc cửa sổphải vẽ hình con dơi màu sắc sặc sỡ tượng trưng cho “phúc”, ngay giữa nhàtrai vẽ chữ song hỉ màu đỏ thật lớn; ngay giữa nhà gái chỉ vẽ một chữ hỉ màthôi Khung cửa lớn dán câu đổi hỉ, ví dụ như “Dị viết càn khôn định hỉ, thi vânchung cổ lạc chi”, “Xuy sênh kham dẫn phượng, phan quế hỉ thừa long”; bứchoành thì viết “Thiên tác chi hợp”, “Long phượng trình tường”
Hỉ phòng cũng chính là phòng hoa chúc, là nơi ở của vợ chồng mớicưới Thông thường phòng hoa chúc quay mặt về hướng đông, dân gian nóicưới con dâu về ở nhà phía đông là “chăm chỉ thật thà” Theo lệ cửa phònghoa chúc phải dán câu đối hỉ, trên cửa sổ phải dán chữ song hỉ, trên góc trầnnhà phải dán mấy chữ hỉ Trên bàn phải đặt những vật tượng trưng cho lờichúc phúc sớm sanh quí tử, sanh nhiều con như táo, đậu phộng, lựu, longnhãn v.v… Tục lệ ở Sơn Đông, giường hôn nhân phải đặt dựa vào bức tườngkiên cố, ngụ ý “có chỗ dựa vững chắc”
Ngoài nhà hỉ, phòng hỉ ra, hôn lễ truyền thống còn có rất nhiều đạo cụnhỏ khác:
Trang 19Đòn cân Đây là vật dùng để gạt tấm khăn hồng che mặt tân nương.Chữ cân có hài âm giống với chữ “xưng”, ngụ ý là “xưng tâm như ý”.
Cung tên Có ba mũi tên buộc lông vũ, một cái đặt trên kiệu hoa, mộtcái nằm trong cái đấu trên hương án trong vườn của nhà trai, một cái do haingười cầm lấy, áp kiệu hoa mà đi
Dân tộc Mãn ở Bắc Kinh xưa khi cử hành hôn lễ, tân lang phải lắp tênvào cung hướng về tân nương chưa vén khăn hồng giả bắn ba lần Nghe nói,tục lệ này là để trừ tà ma
Yên ngựa Đa phần được tổ chức bên nhà trai, khi kiệu hoa tới, tânnhân từ kiệu hoa bước ra, phải bước qua yên ngựa (có nơi còn cưỡi ngựa), ýnghĩa của nghi lễ này là cầu bình an
Đấu Đặt trong vườn hoặc trên hương án nhà trai, bên trong đựng ngũcốc, giấy đỏ, hoặc cung tên, đòn cân, đậy kín nắp lại, biểu thị ý nghĩa “lươngthực đầy kho”
Gương Hoặc dùng để trang sức kiệu hoa, hoặc do tân nương rút từtrong người ra, hoặc bỏ vào đấu, ý nghĩa là chiếu yêu trừ tà
Y phục của hôn lễ cũng rất đỗi cầu kì Hôn lễ truyền thống được cửhành vào lúc hoàng hôn, tân lang mặc áo dài, tân nương đội mũ khoác áochoàng Mũ tân nương đội có hình phượng hoàng làm bằng bạc hoặc nhữngchất liệu khác tạo nét kiều diễm; áo choàng màu đỏ, mặc vào vừa có tác dụngbảo vệ, vừa là phục sức trang trí Thông thường mà nói, tân nương mặc xiêm
y màu đỏ, đi giày thêu hoa cũng màu đỏ nhạt, bên trên thêu những hình kiếttường như đôi uyên ương, hoa mai, hoa sen v.v… Tấm khăn che mặt cũng làtrang sức chủ yếu của tân nương trong hôn lễ truyền thống Nguyên hình của
nó là mạng che mặt thời cổ Từ Lục Triều tới Tùy Đường, tân nương dùngquạt che mặt, vì thế mà sau đồng lao và hợp cẩn có tục lệ “khước phiến” làtân lang sẽ lấy vật che mặt của tân nương, giống như “vén khăn che mặt” củađời sau Khăn che mặt còn được gọi là “khăn đỏ trùm đầu”, “khăn trùm đầu”,
“khăn đỏ che mặt” v.v…, là một tấm vải đỏ trùm lên đầu của tân nương Khăn
Trang 20đỏ được trùm lên từ lúc tân nương rời khuê phòng cho đến khi bước vàođộng phòng bên nhà trai, sau đó mới do tân lang dùng đòn cân gạt tấm khăn
bỏ đi Theo nghiên cứu, có thể nhận thấy dấu tích còn sót lại của nó trong tục
lệ hôn nhân cổ đại, hoặc chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian Hôn lễthượng cổ được cử hành vào lúc hoàng hôn, hơn nữa còn có tập tục cướphôn, có lẽ khăn che mặt chính là dùng để che mặt tân nương sau khi cướphôn Ngoài ra, có những nơi khi xuất giá, tân nương luôn luôn phải bôi màuđen xám trên mặt, trang điểm vô cùng xấu xí, để tránh trên đường bị tà macướp đi, có lẽ tục lệ dùng khăn che mặt là vì thế
Ngoài y phục ra, vấn đề chăn mền cũng rất cầu kì, hoa văn đa phần lựachọn rồng phượng song hỉ, chim uyên ương v.v…, gam màu được chọn làmàu đỏ
Khi tổ chức hôn lễ, đối với người điều khiển hôn lễ phải có yêu cầu đặcbiệt Người đón dâu của Bắc Kinh xưa phải là “người toàn phúc”, nghĩa là trên
có chồng, dưới có con trai gái đầy đủ, cầm tinh không thể tương khắc với tânlang, tân nương Ngoài ra những điều cấm kị khác cũng khá nhiều, ví dụ nhưphụ nữ mang thai không được tham gia v.v…
Quan hệ nhân tế trong tục lệ khuấy đảo phòng cưới cũng có biểu hiện
vô cùng nổi bật Tục ngữ nói: “Tân hôn tam nhật vô đại tiểu”, có nghĩa là tânhôn chưa quá ba ngày đều có thể tìm tân nương trêu chọc, đùa giỡn Lúc này,giữa anh rể và cậu (em vợ), dì (em gái vợ), giữa dâu trưởng và chú emchồng, cô em chồng, các mối quan hệ này đều có thể đùa giỡn mắng la,nhưng không nổi giận, nóng nảy Sau những ngày đặc biệt này, quan hệ nhân
tế và cuộc sống hai bên thông gia lại trở về bình thường
6 Trở về nhà cô dâu
Cái gọi là “làm khách”, chính là lần đầu tiên trở về nhà mẹ đẻ sau khikết hôn Thời gian trở về nhà mẹ đẻ sớm nhất chính là vào ngày thứ ba sauhôn nhân, trễ nhất là tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 6, phổ biến nhất là khoảng 1tháng Trước khi trở về nhà mẹ đẻ, là do em trai hoặc em gái của nhà gái tới
Trang 21đón, cùng chị và anh rể trở về nhà mẹ đẻ thăm viếng, vì thế đặc biệt gọi là
“song nhân phản”
Lúc này tân lang phải mang theo lễ vật, thông thường là trái cây, bánh
lễ hoặc bánh gạo nếp bên ngoài có trét một lớp đường hoặc mè Khi trở về lạinhà chồng, nhà gái thường bảo cô dâu mang “bánh gạo” (dùng cơm gạo nếpcộng thêm đường cát, trên mặt còn gắn hoa chuối cảnh) và “đào” (bánh hìnhtrái đào) về nhà cha mẹ chồng để đáp lễ
Đối với nhà gái, do đây là lần đầu tiên đón tiếp con rể, cho nên muốngiới thiệu con rể cho toàn gia tộc mình biết mặt, sau khi hàn huyên tâm sự sẽthết tiệc rượu khoản đãi
Ngày con rể đến nhà vợ, phải lần lượt tặng bao lì xì cho ông bà ngoại
vợ, cha mẹ vợ, anh em trai vợ, chị em gái vợ, lớp con cháu v.v…, số tiềntrong đó tùy theo mỗi vai vế mà phân chia khác nhau
Cô dâu về nhà cha mẹ đẻ “làm khách”, nếu nhà cha mẹ cách không xamấy thì khởi hành vào buổi sáng, đến nhà cha mẹ đẻ ăn cơm trưa, cố gắngvào buổi tối hôm đó phải trở về nhà cha mẹ chồng; vì dân gian có câu nói mêtín: “Ám ám mô sinh tra bộ” (trời tối quay về, có hy vọng sinh con trai) Nhưngcũng có những cô dâu lưu lại nhà cha mẹ đẻ mấy ngày liền, khi trở về là do
em trai hoặc em gái của chú rể đến đón Khi cô dâu trở về nhà cha mẹ chồng,còn phải mang theo “gà dẫn đường”, ngoài ra còn phải tặng những thổ sảncủa nhà gái, trong đó bao gồm hai cây mía và quýt còn cả lá đầy đủ, chuối vànhững trái cây khác v.v…
Cô dâu từ nhà cha mẹ đẻ trở về nhà chồng mang theo “gà dẫn đường”phải là một cặp gà con một trống một mái chưa lớn, khoảng 2,3 tháng tuổi,sau khi mang về nhà tuyệt đối không thể giết ăn thịt, phải nuôi cho đến khilớn, sau khi đẻ trứng phải tiếp tục nuôi thành gà con Mía thì có thể ăn được,nhưng phải lưu lại một phần để tiếp tục trồng, tượng trưng sau này con cháuđầy đàn
Trang 22III LỄ TỤC HÔN NHÂN HIỆN ĐẠI
1 Nghị hôn
Nghị hôn trong quan niệm ngày nay là nam nữ bình đẳng, yêu đương
tự do, hôn nhân tự chủ, điều này cũng khiến cho hôn nhân hiện đại và hônnhân truyền thống có sự khác biệt
“Nghị hôn” chính là quá trình xác lập động cơ, tiêu chuẩn lựa chọn đốitượng, cũng là bước đầu xác định đối tượng yêu đương Để xây dựng mộtcuộc hôn nhân mĩ mãn, nghị hôn có tác dụng làm nền tảng Nghị hôn ngàynay có những xu hướng như sau:
Thứ nhất, phương thức lựa chọn đối tượng ngày càng đa dạng phongphú Hai bên nam nữ ngoài việc thông qua sự quen biết của mình, còn đượcngười khác hoặc do trung tâm mai mối hôn nhân giới thiệu Cùng với sự pháttriển của tin học và khoa học kĩ thuật hiện đại, người tìm được đối tượng yêuđương càng ngày càng nhiều
Thứ hai, ngày nay con người đã nhận thức được điều then chốt trongyêu đương tự do chính là phải lựa chọn đối tượng như ý Có người đã quinạp thành “mười điều tương đồng” để lựa chọn người yêu cho tốt: thứ nhất làcùng chung chí hướng, thứ hai là sở thích giống nhau, thứ ba là tuổi tác xấp
xỉ nhau, thứ tư là văn hóa tương đồng, thứ năm là tình cảm hợp nhau, thứsáu là ý hợp tâm đầu, thứ bảy là tính cách giống nhau, thứ tám là ngôn ngữtương thông, thứ chín là đối xử bình đẳng, thứ mười là có việc quan trọngphải bàn bạc với nhau Tóm lại điều kiện cơ bản của hai bên phải tươngđương với nhau, đại khái phải là “môn đăng hộ đối” Có thể nói mười điềutương đồng này là cụ thể hóa động cơ hôn nhân của người hiện đại
Thứ ba, lúc nghị hôn đã có kiến thức sinh con một cách khoa học Từthời thượng cổ đã tồn tại qui định người cùng họ không được kết hôn, đểtránh việc sinh con đời sau suy yếu, dị hình hoặc không sinh con được Đếnthời kì cận đại, do nhóm người cùng họ ở Trung Quốc quá đông, nhữngngười cùng họ ở những vùng khác nhau tuyệt đối không phải là họ hàng, cho
Trang 23nên qui định “cùng họ không được kết hôn” này đã được thay thế bởi qui định
“họ hàng không thể kết hôn” một cách khoa học Chỉ cần không phải là họhàng với nhau, cùng họ vẫn có thể kết hôn
2 Đính hôn
Sau nghị hôn, đôi nam nữ phải thông qua yêu đương tìm hiểu một thờigian, tình cảm càng thêm sâu đậm, quyết định cuối cùng là hoàn toàn muốnkết hợp với nhau Lúc này, thông thường đều làm lễ đính hôn (cũng gọi làdạm hỏi)
Chức năng của đính hôn là dùng phương thức lễ tục để xác định lại rõràng mối quan hệ giữa hai bên, được sự thừa nhận và ủng hộ của xã hội.Nam nữ hễ đã đính hôn, thì hai bên đối với mối quan hệ này phải có tráchnhiệm đạo đức, gánh vác nhất định, chấm dứt hôn ước không phải là mộtviệc tùy tiện Nếu phát sinh thay đổi, cần phải thông qua sự hiệp thương củahai bên và hòa giải của người ngoài Hiệp thương hòa giải không thành thìphải hủy bỏ hôn ước, thông thường phải tuyên bố công khai, hoặc đăng báonói rõ Nếu không sẽ bị xem là một hành vi không đạo đức
Ở thành thị, thói quen mua bán hôn nhân đã mất, quan niệm nam nữbình đẳng đã trở nên phổ biến Vì thế việc đính hôn ở thành thị đã không cầnsính lễ gì nữa Thường thấy nhất là tổ chức một buổi tiệc Qui mô của buổitiệc có thể lớn hoặc nhỏ, đối với người tham gia, ít nhất có thể là hai bên đạigia đình, nhiều hơn một chút là bạn bè thân hữu Yến tiệc kiểu này thôngthường được tổ chức ở nhà hàng, mục đích của buổi tiệc không ngoài việccha mẹ hai bên muốn thông báo thông tin đính hôn của con cái họ Có không
ít người tổ chức lễ đính hôn theo phương tây, vô cùng đơn giản, đến giờ tốtnhà trai tặng cho nhà gái một chiếc nhẫn đính hôn vừa để làm kỉ niệm vừa đểchúc mừng Có người làm nhẫn bằng đá quí, và dựa vào tháng sinh của côgái để chọn lựa: tháng 1 đá thạch lựu, tháng 2 thủy tinh trong suốt màu tím,tháng 3 đá lam ngọc hoặc hồng ngọc, tháng 4 kim cương, tháng 5 đá xanhngọc, tháng 6 trân châu, tháng 7 hồng ngọc, tháng 8 mã não hoặc đá ô liu,tháng 9 là lam ngọc, tháng mười là đá opal, tháng 11 là hoàng ngọc, tháng 12
Trang 24là đá lục tùng hoặc đá thiên thanh Cùng với điều kiện sống ngày càng nângcao, nhẫn kim cương cũng ngày càng được nhiều người lựa chọn Nhẫn đínhhôn do người nam đích thân đeo vào ngón áp út bên tay trái của người nữ,tượng trưng cho tình cảm không thể phá vỡ và nghĩa vụ trách nhiệm giữa haingười.
Bắt đầu từ ngày đính hôn, cách xưng hô đối với cha mẹ đối phươngcũng thay đổi Bất kể lúc trước xưng hô như thế nào, bây giờ đều gọi là cha,mẹ
Ở nông thôn, tổ chức một buổi tiệc nhỏ thông báo cho họ hàng bạn bè
là hình thức đính hôn thường thấy Cha mẹ anh chị em của nhà gái qua nhàtrai thăm viếng, sau đó nếu hai bên không có ý kiến gì thì nhà trai sẽ làm lễđính hôn, mời cha mẹ anh chị em và họ hàng của nhà gái đến dự
Tặng lễ vật ở nông thôn là nội dung quan trọng của lễ đính hôn Phongtục tặng lễ vật bắt nguồn từ hôn nhân truyền thống, nhà trai lấy phương thức
“đặt lễ hỏi” để xác định mối quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ
Ở nông thôn ngày nay có một số thanh niên nam nữ không theo phongtục, không tổ chức lễ đính hôn, mà quen nhau một thời gian thì tới cơ quanđịa phương làm giấy đăng kí kết hôn, có được giấy chứng nhận kết hôn hợppháp, sau đó mới tổ chức lễ cưới Còn những người từ những vùng đất nàyđến những vùng đất khác làm thuê, có người không làm lễ đính hôn cũngkhông tổ chức lễ cưới, mà sau khi sinh con mới quay trở về quê nhà, làmchung một buổi tiệc cưới và tiệc chào đời của đứa con, gọi là “tiệc song hỉ”(tục xưng là lưỡng hỉ nhất tuế)
Trong tuyệt đại đa số gia đình, nếu nam nữ hai bên đã đính hôn thìchuẩn bị tổ chức lễ cưới
3 Đăng kí kết hôn
Trung Quốc có “luật hôn nhân” Qui định của pháp luật về phương diệnnày là trước khi chính thức tổ chức kết hôn phải hoàn thành xong thủ tụcđăng kí, dựa theo những hồ sơ có liên quan mà pháp luật qui định, những
Trang 25hạng mục dưới đây là những việc mà người chuẩn bị kết hôn và cha mẹ phảichấp hành nghiêm chỉnh.
Đầu tiên, phải là cuộc hôn nhân mà hai bên nam nữ hoàn toàn tựnguyện, không hề có bất cứ nhân tố mua bán nào
Thứ hai, trùng hôn là hành vi vi phạm pháp luật
Thứ ba, người nam phải đủ 22 tuổi, người nữ phải đủ 20 tuổi
Thứ tư, người cùng chung huyết thống và có huyết thống trong ba đờikhông được kết hôn
Thứ 5, căn cứ vào qui định của “luật hôn nhân”, tất cả những ngườimắc bệnh phong hủi chưa trị liệu dứt hoặc những chứng bệnh khác mà bác sĩcho rằng không nên kết hôn (như bệnh mang tính di truyền nghiêm trọng,bệnh đường tình dục, bệnh tâm thần v.v…), đều nghiêm cấm kết hôn
Thứ 6, trước khi kết hôn, phải mang những giấy tờ có liên quan đến cơquan thẩm quyền đăng kí kết hôn Nếu kết hôn với người nước ngoài, thủ tụcđăng kí phải dựa theo hồ sơ có liên quan mà nhà nước đã ban bố (công dânTrung Quốc kết hôn với người nước ngoài phải làm theo những qui định củađăng kí kết hôn), sau khi đăng kí sẽ được cấp giấy chứng nhận kết hôn, haibên nam nữ đương sự mỗi bên giữ một bản Nam nữ chính thức được cấpgiấy kết hôn mới là vợ chồng hợp pháp, mới có thể được sự bảo vệ của phápluật
Ở nông thôn ngày nay còn có những người cho rằng đã đính hôn, đã tổchức lễ cưới thì có thể được xem là chính thức kết hôn, quan niệm này hoàntoàn sai lầm Đính hôn, uống rượu mừng chỉ là lễ tục dân gian, tính ổn địnhcủa hôn nhân tuyệt đối không được pháp luật bảo vệ
4 Chọn ngày kết hôn
Chọn ngày kết hôn là bàn bạc định ra ngày làm lễ cưới Hoạt động này,thông thường do cha mẹ bên nhà trai ra mặt, đến chào hỏi thăm viếng nhà
Trang 26gái, tục xưng là “cầu thân”, trên thực tế là do cha mẹ hai bên cùng nhau bànbạc chọn ra ngày kết hôn và ngày trao của hồi môn.
Do chịu ảnh hưởng của lễ tục kết hôn truyền thống, cho nên có người lígiải chọn ngày là “ngày lành hoàng đạo” hoặc “gặp hai không gặp một” v.v…Đây đều là không có khoa học Thông thường, chọn ngày kết hôn là phải suynghĩ về những phương diện sau:
(1) Xem ngày kinh nguyệt của người nữ Kết hôn trong thời kì kinhnguyệt sẽ làm nhiễm khuẩn âm đạo khi giao hợp Tốt nhất là chọn ngày kếthôn trong một tuần trước khi kinh nguyệt tháng sau tới, vì thời kì này an toàn,
có thể tránh việc mang thai trong tháng kết hôn, có lợi cho việc sinh sản
(2) Xem thời tiết Thông thường mà nói, kết hôn trong ngày nghỉ hoặcvào mùa nhà nông nghỉ ngơi là khá thích hợp Lúc này hai bên nam nữ đều
có thời gian và sức lực để chuẩn bị lo việc hôn sự, như kiểm tra sức khỏe,làm thủ tục đăng kí kết hôn, sắp xếp tân phòng v.v…, đồng thời cũng lo việcmời bạn bè họ hàng đến tham dự hôn lễ
(3) Xem công việc chuẩn bị cho hôn sự đã ổn thỏa chưa, như tânphòng đã sắp xếp xong xuôi chưa, quần áo và đồ dùng hàng ngày đã chuẩn
bị đầy đủ chưa, bạn bè thân thiết đều có thể tham dự không v.v…
(4) Xem xét công việc có quá nhiều hoặc quá nặng nề không, thời kì kếthôn tốt nhất nên chọn trong khoảng thời gian công việc khá nhẹ nhàng, giúpcho việc tổ chức hôn lễ thoải mái, thậm chí có thể có một chuyến du lịchhưởng tuần trăng mật ngắn ngày
(5) Hôn lễ thông thường chọn vào ngày nghỉ hoặc tổ chức trước ngàynghỉ một ngày, hôn lễ và ngày nghỉ kết hợp với nhau, có thể có thời gian rộngrãi, hơn nữa bạn bè tham dự hôn lễ đầy đủ hơn
(6) Ngày kết hôn thông thường nên chọn vào mùa xuân Mùa xuân, sứcsống mạnh mẽ; mùa thu, tâm tình thoải mái, đều là thời tốt nhất cho việc kếthôn
5 Của hồi môn
Trang 27Ý nghĩa của hồi môn truyền thống chính là những lễ vật mà gia đìnhnhà gái chuẩn bị cho con gái của mình trước khi xuất giá Ngày nay của hồimôn thông thường là do gia đình hai bên cùng nhau mua sắm và chuẩn bịnhững đồ dùng cần thiết cho cô dâu Những vật phẩm mà gia đình hai bêntặng cho cô dâu bao gồm hai loại: thứ nhất là những vật dụng hàng ngày cầnthiết cho nhà mới như đồ điện, chăn màng, thứ hai là vật kỉ niệm biểu thị sựchúc mừng như đồ thủ công mỹ nghệ hoặc đồ trang trí Ngày nay những nhàchỉ sinh một con đang gia tăng, những bậc cha mẹ giàu có nên lễ phẩm tặngcho con gái cũng có giá trị hơn, như nhà, tiền, vàng v.v… Có những vùngnông thôn còn lưu giữ phong tục truyền thống “báo ngày” (còn gọi là “quángày”) “Báo ngày” chính là thông báo cho nhà gái biết ngày tổ chức hôn lễ.Nhà gái sau khi có được “báo ngày”, liền khẩn trương chuẩn bị của hồi môntặng cho con gái, thông thường nhà gái sẽ lấy tiền mừng lễ hỏi mà nhà traitặng, hoặc tự gia đình thêm vào một ít nữa, đem tặng cho con gái làm của hồimôn như mua tivi màu, máy giặt, tủ lạnh, xe máy, bếp gas và những vật dụnghàng ngày khác Nhưng điều này phải căn cứ vào tình hình kinh tế gia đình,không nên “bất đắc dĩ mà làm” Bây giờ của hồi môn là do nhà trai mang tớitrước ngày kết hôn, tránh ngày kết hôn quá bận rộn.
Ở nông thôn ngày nay còn tồn tại những phong tục tặng của hồi môn có
ý nghĩa truyền thống Xin giới thiệu một vài nét
Triều Khang Hy có phong tục dùng vạn niên thanh làm của hồi môn.Vạn niên thanh là thực vật bốn mùa tươi tốt, hơn nữa sức sống lại rất mạnh
mẽ, bất luận được trồng ở vùng đất nào đều rất dễ dàng bén rễ sinh trưởng.Tân nương tự tay chọn một cây vạn niên thanh còn rễ khỏe mạnh, dùng vải
đỏ bao lại, làm của hồi môn tặng cho nhà trai, để biểu thị tân nương nguyệngiống như vạn niên thanh, đến nhà chồng bất luận gặp phải khó khăn như thếnào vẫn không than vãn, mãi không kêu ca, biểu thị tâm tình chung thủy,không thay đổi Ngày thứ ba sau lễ cưới, vạn niên thanh do tân lang tự taytrồng xuống đất, biểu thị phu thê đồng tâm, chúc phúc hôn nhân mĩ mãn, vạnniên trường thanh
Trang 28Tằm hương Hải Ninh Chiết Giang cũng là của hồi môn không thể thiếu,
đó là hai mẫu đất trồng dâu và giống tằm, chiếu tằm, đôi sọt Mọi người mượnhài âm của “dâu” và “song” để chúc phúc “thành đôi phú quí”
Những người dân làm muối ven biển ở Phụng Hiền, Thượng Hải cómột loại của hồi môn đặc biệt đó là “nia kim chỉ” Đây là một vật dụng làmbằng tre, đáy nong, hình tròn, giống như chậu rửa mặt cỡ trung, sơn màu đỏ,chế tác tinh xảo, vô cùng xinh xắn Tục lệ qui định là cha mẹ đem kéo, kim,chỉ, thước v.v đặt vào trong nia, trên nia dán chữ song hỉ màu đỏ lớn.Nhưng nó phải đợi đến ngày thứ hai của hôn lễ, do chị dâu của tân nươngđem thẳng tới tân phòng, lúc đó mới bắt đầu nghi thức giao nia Khi giao niachị dâu nói: “Chăm chỉ là cây hái ra tiền” Tân nương nhận nia nói: “Tiết kiệm
là chậu đựng bảo quí.” Sau đó cùng uống rượu trao nia, vô cùng náo nhiệt
Người Khách Gia ở Quảng Đông và ở nước ngoài vẫn còn giữ phongtục “của hồi môn rau cải” Những loại rau cải được dùng làm của hồi mônthông thường đều có hài âm là kiết tường Ví dụ, chữ “cần” trong rau cầncùng hài âm với chữ “cần” trong cần kiệm, hy vọng người con gái sau khi đếnnhà cha mẹ chồng, có thể chịu khổ, cần cù chăm chỉ,- cần kiệm mà sống; chữ
“toán” trong củ tỏi có hài âm giống với chữ “toán” trong tính toán, biểu thị congái sau khi thành gia phải biết tính toán tỉ mỉ, quán xuyến việc nhà; chữ “cửu”trong lá hẹ cùng hài âm với chử “cửu” trong trường cửu, chúc nguyện đôi traigái mới cưới yêu thương nhau, bền vững lâu dài; chữ “thông” trong hành lá
có hài âm giống với chữ “thông” trong thông minh, chúc nguyện đôi trai gáimới cưới sớm sinh một đứa cháu ngoại trai thông minh Có những nơi còn lấyhài âm của chữ “khố” và chữ “phú” Vùng Ninh Ba Chiết Giang có câu tục ngữ
“nhược yếu phú, tiên tác khố”, nghĩa là trong của hồi môn của tân nương, cáikhông thể thiếu là một chiếc quần do tân nương tự tay may cho bậc trưởngbối của nhà chồng (bây giờ cũng có thể mua) Chiếc quần nếu may tốt, biểuthị cô gái tôn trọng trưởng bối, khéo léo Hơn nữa, hài âm của chữ “khố” vàchữ “khổ”, biểu thị sau khi kết hôn những ngày đầu sẽ khổ cực vất vả về saumới ngọt ngào, suôn sẻ, càng ngày càng tốt Căn cứ vào qui định nơi đó, cô
Trang 29gái khi may quần phải may nhanh, phát ra những âm thanh “phú, phú, phú”,biểu thị có được lợi ích Muối là mặn, hài âm giống chữ mặn là chữ “hiền”, cónơi trong chén bát, nồi niêu của hồi môn đều bỏ vào một ít muối, cũng có nơicho vào một chút trấu vỏ (lúa mì), nghĩa là “vợ hiền con phú”.
6 Ngày trao của hồi môn
Là ngày trước ngày kết hôn nhà gái đem của hồi môn qua nhà trai đểtiện trang trí tân phòng Công việc trao của hồi môn này do nhà trai tổ chức.Khi đem của hồi môn đến nhà trai, trên xe chở dán chữ “song hỉ”, trên vậtphẩm cũng có dán giấy cắt chữ kiết tường màu đỏ Khi đem của hồi môn quanhà trai, đôi lúc còn có vật lễ là pháo Bây giờ có nơi còn có cách làm mới,vào ngày kết hôn tân nương đến nhà trai, đồng thời trao của hồi môn
7 Xác định người chủ sự hôn lễ
Người chủ sự của hôn lễ thành thị, việc quan trọng nhất là phải xácđịnh những người sau đây: người chủ hôn, thông thường là do bậc trưởng bốiđức cao vọng trọng, đơn vị lãnh đạo hoặc cha mẹ đảm trách; người chínhhôn, thông thường là người giới thiệu hai tân nhân hoặc bạn bè thân hữuđảm trách, cũng có nơi chỉ có người chủ hôn hoặc người chính hôn mà thôi.Người điều khiển nghi thức hôn lễ, chính là người quan trọng nhất trong quátrình hôn lễ, phải tìm người có đầu óc linh hoạt, văn hóa cao, ăn nói khéo léo,khả năng ứng biến tốt, có thể do bạn bè hoặc đồng nghiệp có kinh nghiệmđảm trách Có nhà còn mời người chuyên nghiệp phụ trách việc này để có thểchủ trì hôn lễ một cách hoạt bát, cởi mở và vui vẻ
Phù dâu thông thường là chị em hoặc bạn bè thân xấp xỉ tuổi với côdâu, chú rể; thông thường chọn anh em hoặc bạn bè thân nhất làm phù rể
Họ phải là người chưa từng kết hôn Nhưng trong hôn lễ đương thời cũng cóthể mời bạn bè thân đã kết hôn đảm trách công việc này Nhiệm vụ chủ yếucủa phù dâu và phù rể là giúp đỡ cô dâu và chú rể
Người tiếp tân thông thường mời người trong họ hàng khoảng 8 - 14tuổi phụ trách công việc hướng dẫn hoặc tiếp đón khách đến tham dự hôn lễ
Trang 30Người tiếp tân là xuất phát từ phương tây, căn cứ theo thời xưa có tục cướphôn Người xưa luôn có những bạn bè thân mạnh mẽ to cao giúp đỡ, phù rểchính là bắt nguồn từ tục cướp hôn thời xưa mà có Còn phù dâu ở thời cổđại là họ hàng nữ bên nhà gái, vốn đến để giúp cô dâu chống lại việc cướphôn, sau đó trở thành phù dâu ngày nay.
Ngoài nhiệm vụ hướng dẫn hoặc tiếp đón, còn mời họ hàng khá lớntuổi hoặc bạn bè phụ trách việc tiếp đãi hoặc những việc khác Để gia tăngthêm bầu không khí vui vẻ, trong lễ trao nhẫn còn có một hay hai đứa bé namcầm nhẫn và sai bảo Ngoài ra, còn có người phụ trách đăng kí lễ vật và phátvật kỉ niệm; thợ chụp ảnh hoặc quay phim; người phụ trách đội nhạc hoặcthiết bị âm thanh; người phụ trách trà và rượu; tài xế xe hơi, v.v…
Ở nông thôn, người chủ sự trong hôn lễ đa phần lấy truyền thống làmchủ đạo không giống như ở thành thị, nhà gái chủ yếu xác định phù dâu vàngười tiễn cô dâu, nhà trai chủ yếu xác định người đón cô dâu Yến tiệc làphần rất quan trọng trong hôn lễ ở nông thôn, là hợp nhất nghi thức hôn lễ vàyến tiệc chúc mừng, người chủ trì nghi thức “bái đường” thông thường phảimời người chủ trì làm việc tốt trong gia tộc hoặc thôn làng có uy tín đạo đức,ngoài ra, bất kể là nhà trai hay nhà gái đều mời người thay thế chủ nhà tiếpđãi khách trong yến tiệc
Người chủ sự trong hôn lễ thông thường được chọn từ những bạn bèthân thiết Cô dâu, chú rể vừa tuyên bố đính hôn, liền bắt đầu liên lạc với họ,như vậy nếu có người từ chối thì cũng còn dư nhiều thời gian để tìm ngườithay thế Mời người phục vụ thông thường là trực tiếp hoặc gọi điện thoạithông báo
8 Lễ nghi hôn lễ
Hôn lễ, chủ yếu là chỉ nghi thức được tổ chức để xác lập mối quan hệhôn nhân Hôn nhân có ý nghĩa và sự ước thúc trên mặt pháp luật Nhưnghôn lễ chung qui là một tập tục truyền thống lịch sử lưu truyền lại, cho đếnngày nay mọi người cũng đều xem trọng nghi thức chúc mừng hôn lễ này,
Trang 31cho rằng nó là tiêu chí quan trọng cho việc kết hôn Từ phương diện này mànói, tổ chức hôn lễ thích đáng là điều hợp tình hợp lí.
Hình thức và qui mô của hôn lễ chịu sự ảnh hưởng và ước thúc bởitrình độ phát triển cuộc sống văn hóa và cuộc sống vật chất xã hội Nói mộtcách cụ thể, hôn lễ đều có liên quan đến các nhân tố như dân tộc, tôn giáo tínngưỡng, tố chất văn hóa, đạo đức, trách nhiệm xã hội, phong tục tập quán,hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp cá nhân, thu nhập kinh tế…
Nghi thức hôn lễ nên lành mạnh, trang nhã, tạo ra bầu không khí vui vẻ
và náo nhiệt, đem đến cho mọi người cảm giác hoan hỉ vô hạn Thực chất làtrong bầu không khí nghiêm trang, hạnh phúc, vui vẻ này mục đích là tuyên
bố với bạn bè xác lập mối quan hệ hôn nhân
Nghi thức hôn lễ hiện đại dần dần có xu hướng đơn giản, sinh động,hoạt bát, hình thức càng đa dạng hóa, nhưng tập tục truyền thống vẫn có sựảnh hưởng nhất định, đa phần đều có mấy hình thức sau
(1) Hôn lễ gia đình: hôn lễ gia đình là hình thức được các đôi nam nữphổ biến lựa chọn, họ có thể tự chọn ngày kết hôn, sắp xếp nội dung, phươngthức, tiến trình và địa điểm của hôn lễ, không chịu sự chế ước của ngoại giới,
là hình thức khá tự do
* Công việc chuẩn bị
1 Dọn dẹp nhà cửa, bố trí tân phòng Ở cửa lớn, phòng ngủ, phòngkhách và hành lang đều treo đèn kết hoa, dán câu đối
2 Xác định danh sách khách mời, gửi thiệp mời Bất kể hôn lễ cử hành
ở đâu, cha mẹ hai bên và bản thân cô dâu chú rể đều nên mời bạn bè thâncủa mỗi cá nhân tham dự
3 Đặt mua kẹo, bánh, thuốc, rượu, nước và những thứ cần thiết khác
4 Bàn ghế chuẩn bị đầy đủ Muốn chuẩn bị yến tiệc hôn lễ gia đình,còn phải chuẩn bị bếp núc, đầu bếp và nồi niêu xoong chảo, chén bát muỗngđũa và đặt mua thức ăn, định ra thực đơn
Trang 325 Trong họ hàng, bạn bè chọn ra người chủ hôn, người quản lí, ngườiphục vụ và người chụp ảnh Đặc biệt quản lí phải là người có đầu óc nhanhnhẹn, có kinh nghiệm phong phú, hơn nữa có thể tùy cơ ứng biến, ăn nóikhéo léo, ứng xử nhạy bén đảm nhiệm.
6 Xác định trình tự nghi thức hôn lễ, chuẩn bị tốt máy chụp hình vàphim
7 Cô dâu và chú rể phải chuẩn bị tốt y phục, đồ trang sức, hoa đỏ, thẻghi, lời phát biểu và tâm lí ứng phó với những tình huống phát sinh, các tròchơi khăm có thể xuất hiện
8 Cha mẹ hai bên cũng phải chuẩn bị lễ vật tặng cho cô dâu chú rể vàtâm lí về những mặt khác
* Trình tự nghi thức hôn lễ
Bố trí tân phòng không phải là việc dễ dàng, luôn tốn rất nhiều nhân lực
và vật lực, sau khi bố trí tân phòng xong xuôi, phải chú ý bảo vệ tân phòngcho thật hoàn chỉnh Thông thường tân phòng khá nhỏ, mà khách tham dựhôn lễ lại quá đông (đặc biệt là trẻ con), vì thế hôn lễ không tổ chức ở tânphòng mà là ở sảnh đường Hôn lễ gia đình có thể không cần người điềukhiển chương trình, người chủ hôn chủ trì cũng được, đợi khách đã đến đông
đủ, buổi lễ kết hôn sẽ bắt đầu
1 Tân lang tân nương vào chỗ (trước ngực cài bông hoa màu đỏ và thẻghi), phát lên khúc nhạc vui vẻ;
2 Tân lang tân nương hướng về khách mời kính thuốc, đường và trà,các loại quà tặng;
3 Tân lang tân nương phát biểu, biểu thị sự hoan nghênh và cảm tạđến các khách mời;
4 Người chủ hôn sẽ biểu thị sự chúc phúc và động viên tân lang tânnương;
5 Khách mời chúc mừng;
Trang 336 Phát biểu tự do;
7 Tân lang tân nương giản thuật về quá trình yêu đương của mình;
8 Tân lang tân nương dâng hoa, cúi chào hai bên cha mẹ;
9 Hai bên cha mẹ tặng lễ vật cho tân lang tân nương;
10 Hôn lễ kết thúc, đưa tân lang tân nương vào động phòng, hoặc bắtđầu yến tiệc hôn lễ
* Nghi thức yến tiệc hôn lễ
Yến tiệc hôn lễ cũng gọi là uống rượu hỉ, là một yến tiệc được tổ chứclong trọng để đáp tạ khách mời Nếu nói hôn lễ sẽ đưa hoạt động kết hôn lêncao trào, vậy yến tiệc hôn lễ tất sẽ là đỉnh cao của cao trào
Yến tiệc hôn lễ dân gian nghi thức rất nhiều mà lại cầu kì, từ lúc ngồivào bàn tiệc cho đến lúc dọn thức ăn lên, từ lúc dọn thức ăn cho tới khi nhậptiệc, cách bố trí bàn tiệc, cách bài trí món ăn v.v…, mỗi nơi đều có nhữngcách riêng
Lễ tiết của tân lang tân nương trong yến tiệc hôn lễ có chu toàn haykhông, ở góc độ nhất định nào đó nó quyết định cho cả hôn lễ có thuận lợi, cókết thúc một cách viên mãn và thành công hay không, những yếu tố đó đềuquyết định ấn tượng của khách mời đối với tân lang tân nương
1 Bất luận là tổ chức yến tiệc hôn lễ trong nhà hay nhà hàng, khi đếngiờ đón khách, tân lang tân nương đều phải đứng ở bên ngoài cửa đón tiếpkhách để biểu thị sự cảm tạ đối với khách mời đã đến dự (tuy nhà khá xa,công việc bận rộn hoặc sức khỏe không tốt mà vẫn đến dự và đối với nhữngkhách mời là bậc trưởng bối, có thể nói mấy câu thăm hỏi), cho đến khi từngngười khách ngồi vào bàn tiệc
2 Theo quan niệm truyền thống là “thứ tự lão ấu”, yến tiệc bắt đầu đầutiên phải do một người “dẫn khách” (người chuyên môn phụ trách việc tiếp đãikhách, người sắp xếp chỗ ngồi) phụ trách việc đón khách mời và sắp xếp chỗngồi Sắp xếp bàn tiệc phải có chủ có thứ, cách ngồi cụ thể các nơi không hề
Trang 34giống nhau Chỗ ngồi chính thông thường dành cho những nhân vật quantrọng như trưởng bối của tân lang hoặc tân nương, người mai mối, lãnh đạov.v… Kế đến là họ hàng ngang bậc và khách mời thông thường của tân lang
và tân nương Tiếp đó là đồng nghiệp, bạn bè, láng giềng v.v…, tốt nhất nênsắp xếp những người cùng giới, tuổi tác tương đồng, quen biết nhau vàochung một bàn Như vậy sẽ tăng thêm bầu không khí vui vẻ
Sau khi khách đã ổn định chỗ ngồi, không phải lập tức khai tiệc, màviệc đầu tiên là bắt đầu nghi thức “trà lễ” Tân nương dưới sự giúp đỡ của emchồng, rót trà hỉ cho khách (là trà đường đỏ), gọi là rót trà thực ra là để nhậnthân Em chồng cũng giới thiệu cách xưng hô của những khách mới với chịdâu của mình, liền sau đó tân nương sẽ mời họ dùng trà, người khách đứngdậy, nhận li trà, sau khi uống xong, lấy bao lì xì đã chuẩn bị trước bỏ vàochiếc li, tân nương nhận bao lì xì, lại mời trà một vị khách khác Lễ trà kếtthúc, yến tiệc mới chính thức bắt dầu
3 Những món ăn trên bàn tiệc phần lớn dọn lên cho mọi người cùngdùng, nhưng có một số món ăn dọn lên chỉ có thể xem mà không thể dùng,gọi là “thức ăn xem” “Thức ăn xem” là một con cá chép hoặc cá mè trắng,đuôi cá dán một tờ giấy đỏ nhỏ Trong yến tiệc hôn lễ dân gian, có nhữngmón ăn sẽ gửi cho khách mang về nhà dùng Thức ăn này gọi là “thức ănchia sẻ” Thức ăn chia sẻ thông thường là món ăn chế biến không có nước,thường được làm thành dạng miếng hay dạng tròn, tiện cho việc mang về.Cách làm này tồn tại phổ biến ở nông thôn
4 Tân lang tân nương không được ăn nhiều, uống nhiều Trong yếntiệc hôn lễ, tân lang tân nương nên chăm sóc khách mời nhiều hơn, khiến chobạn bè ăn uống no say, vui vẻ hứng khởi, hài lòng mà trở về Không nên chỉ locho mình, thậm chí uống rượu quá độ, say xỉn ngay tại buổi tiệc, như vậy thìquá thất lễ Nhưng nếu ngay cả một chút rượu cũng không uống, một chútthức ăn cũng không ăn, hiện rõ sự gượng ép, căng thẳng, cũng không nên.Đối với kính rượu của khách, cho dù tửu lượng có hạn, cũng phải nhấp môi
Trang 35một chút, ít nhất cũng phải nâng li rượu tỏ ý cảm ơn, và nói rõ lí do không thểuống nhiều của mình.
5 Yến tiệc hôn lễ tiến hành theo một trình tự nhất định (thông thườngphần nhiều khi sắp kết thúc), tân lang tân nương phải dựa theo chủ thứ, lầnlượt đến mỗi vị khách kính rượu Khi kính rượu phải tự tay rót đầy li và dùnghai tay mời khách, nhưng cũng không nên nhất nhất cưỡng cầu khách phảimột hơi cạn li rượu Đợi sau khi khách đặt li rượu xuống, tân lang tân nươngđều phải nói “cảm ơn”, và lại rót đầy li rượu mời người tiếp theo, cứ như thếkính rượu từng người một
6 Yến tiệc hôn lễ kết thúc, khi khách ra về, tân lang tân nương phảiđứng ở trước cửa, bắt tay tạm biệt từng người và nói những câu như “Cảm
ơn đã tới dự”, “Đi thong thả”…
* Khuấy đảo phòng cưới
Đôi tân nhân bước vào tân phòng, có nghĩa là bắt đầu cuộc sống hônnhân Vào buổi tối ngày tổ chức hôn lễ, sẽ có tập tục khuấy đảo phòng cưới.Tập tục “không náo không phát, càng náo càng phát”, có ý nghĩa bầu khôngkhí tân hôn vui vẻ, gửi đến lời chúc kiết tường, hưng vượng phát đạt sau hônnhân
Khuấy đảo phòng cưới ở thành thị đương thời đã có xu hướng vănminh Khách mời cùng tân nhân vui đùa náo nhiệt, dựa vào tính cách, hứngthú, sở trường của tân lang và tân nương, hoặc bảo tân nhân trước mặt bạn
bè thân hữu kể lại quá trình yêu đương của mình, ca hát, hoặc kể câuchuyện, trêu đùa, yêu cầu tân lang và tân nương tham gia trò chơi, ví dụ nhưhai bên cùng nhau ăn một quả táo, từ lớn tới nhỏ, cho đến khi môi chạm môiv.v… Những tiết mục khuấy đảo phòng cưới khá lành mạnh này sẽ làm chobầu không khí buổi lễ càng thêm vui vẻ, náo nhiệt, lại có thể khiến cho tânlang tân nương hồi tưởng lại quá trình yêu đương ngọt ngào của mình
Khuấy đảo phòng cưới ở nông thôn ngày nay vẫn còn kế thừa tập tụctruyền thống tốt đẹp Ví dụ như đề nghị tân lang tân nương đồng thời ngậm
Trang 36một quả trái cây có cột chỉ đỏ ở trên, đề nghị tân lang há miệng lè lưỡi ăn hạtdưa trên môi tân nương để lấy cớ cho tân lang hôn tân nương trước mặt mọingười v.v… “Khuấy đảo phòng cưới” ở Nhất Đới Lạc Xuyên Thiểm Bắc, chủyếu là do mẹ chồng chỉ huy đôi vợ chồng mới cưới biểu diễn các tiết mục màkhông cho phép người ngoài xen vào Có một tiết mục gọi là “ném đào”: mẹchồng đặt hai trái đào ở giữa giường, sau đó tân lang tân nương gặm quảđào Ném đi, hai người tốt nhất cùng ném quả đào mới là kiết tường, tiếng nóiđịa phương gọi đào là “ngật đán”, việc cãi vã nhau cũng gọi là “ngật đán” Đôi
vợ chồng cùng ném “ngật đán” có nghĩa là sau hôn nhân sẽ không có việc cãi
vã nhau nữa Biểu diễn tiết mục trong tân phòng thường đem đến cho ngườixem những tràn cười sảng khoái, vô cùng náo nhiệt Khuấy đảo phòng cưới ở
Tô Bắc, có tập tục dùng đũa để đâm qua giấy dán chấn song cửa sổ: tìm mộtđứa bé trai nhỏ, do cha mẹ bế, vừa dùng cây đũa đỏ đâm xuyên qua giấychắn song cửa, vừa nói: “Ta là một cậu bé, tay cầm đũa đỏ, đứng dưới bậccửa sổ, đâm vào giấy chắn cửa sổ của nhà người Vừa đâm vừa chọc, sanhcon trai học đến đại học; vừa đâm vừa xuyên, sanh con trai làm quan lớn Mộtđôi đũa một cái lỗ, sanh con trai càng ích lợi; đũa đâm giấy chắn cửa sổ cười
ha ha, nuôi con trai thành nhà khoa học.”
Trong quá trình hôn lễ, khách mời có thể ồn ào náo nhiệt, tự do ăn kẹo,hút thuốc, uống trà Nếu làm yến tiệc hôn lễ, lễ kết hôn nên tổ chức trước buổitiệc Người phụ trách hay thợ chụp ảnh, nên nắm bắt những cảnh vui vẻ trong
cả hôn lễ, mà vai chính là đôi tân nhân để làm kỉ niệm cho đôi vợ chồng mớicưới
(2) Đám cưới tập thể: Đám cưới tập thể chính là một hình thức hôn lễ
mà nhiều đôi thanh niên cùng tổ chức Người chủ trì đám cưới tập thể có thể
là một hoặc nhiều đơn vị cùng liên kết lại tổ chức hôn lễ Cũng có những đámcưới tập thể mà cơ quan chính phủ cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã tổ chức Người tham gia lấy tinh thần tự nguyện làm nguyên tắc, khôngmiễn cưỡng Đơn vị tổ chức thống nhất phát thiệp mời, cũng có thể dùng hìnhthức dán thông báo cho công nhân viên chức của đơn vị tự do tham gia
Trang 37* Công việc chuẩn bị
Đơn vị tổ chức phải chuẩn bị tốt những công việc cho đám cưới tập thểsau đây:
1 Bố trí lễ đường của hôn lễ phải căn cứ vào số lượng người tham gia
để lựa chọn một sảnh đường lớn nhỏ thích hợp mà lại thoáng mát, sạch sẽ
Bố trí lễ đường phải hiện rõ sự trang trọng, thân thiện, ấm áp, trang nhã Cóthể giăng ngang một tấm vải, dán câu đối, còn phải treo đèn kết hoa, băngrôn, đồ trang trí rực rỡ màu sắc, để tăng thêm bầu không khí sôi nổi vui vẻcủa hôn lễ;
2 Chuẩn bị trước kẹo mừng, thuốc thơm và trà nước để chiêu đãikhách mời, còn phải chuẩn bị quà kỉ niệm cho tân lang và tân nương;
3 Xác định thời gian và trình tự của nghi thức hôn lễ, dùng chữ ngayngắn viết lên trên giấy đỏ lớn, sau đó dán lên vách lễ đường tổ chức hôn lễ;
4 Xác định người chúc mừng các đôi cô dâu chú rễ (người lãnh đạođơn vị hoặc tổ chức, đại biểu khách mời, cha mẹ của các tân nhân) và ngườiđáp tạ (đại biểu tân nhân một người), lần lượt chuẩn bị tốt lời chúc mừng vàlời cảm tạ (không nên quá dài, mỗi người phát biểu không vượt qua năm phút
là được);
5 Xác định người điều khiển chương trình (1 người hoặc 1 nam và 1nữ);
6 Chuẩn bị trước hoa đỏ và thẻ ghi để đeo cho tân nhân;
7 Chuẩn bị tốt dải màu và giấy màu cùng với người rải giấy màu;
8 Mời thợ chụp hình giỏi và chuẩn bị tốt máy chụp và phim;
Trang 382 Tấu nhạc;
3 Mời các đôi tân nhân tham gia đám cưới tập thể, rắc giấy màu;
4 Tân nhân mời lãnh đạo và khách đến tham dự đám cưới tập thể hútthuốc, uống trà, ăn kẹo hỉ;
5 Mời người lãnh đạo đọc lời chúc mừng;
6 Mời đại diện khách đọc lời chúc mừng;
7 Mời đại diện hai bên cha mẹ đọc lời chúc mừng;
8 Mời đại diện vợ chồng mới cưới đọc lời đáp tạ;
9 Phát biểu tự do;
10 Biểu diễn những tiết mục văn nghệ nhỏ;
11 Toàn thể tân nhân cúi chào quí lãnh đạo, khách mời, cha mẹ vàngười phục vụ;
12 Tặng quà kỉ niệm cho tân lang tân nương;
13 Vui vê đưa tân nhân vào động phòng, hôn lễ kết thúc
(3) Kết hôn du lịch: kết hôn du lịch là hình thức kết hôn mà thanh niênnam nữ sau khi đăng kí kết hôn lựa chọn Kết hôn du lịch đã phá vỡ sự tróibuộc của hôn lễ truyền thống bao đời nay của Trung Quốc, không tổ chức bất
kì nghi thức nào Tân nhân xin nghỉ phép ở công ty, tạm biệt bạn bè thân, trênthực tế chính là tuyên bố với mọi người rằng: chúng tôi đã kết hôn Hình thứckết hôn này vừa không nhận lễ, vừa không mời khách, vì thế đã tiết kiệmnhân lực, vật lực và tài lực rất lớn Trên tinh thần tránh phải mệt nhọc vất vả,tâm lí khỏi phải chịu áp lực nhận tình trả tình, kinh tế cũng giảm nhẹ được sựgánh vác Và điều càng khó có được chính là mượn cơ hội tốt này dể di dulịch, mở rộng tầm mắt
(4) Hôn lễ vũ hội: hôn lễ vũ hội là buổi lễ kết hôn lấy khiêu vũ làm hìnhthức chúc mừng chủ yếu Khi cử hành hôn lễ, mọi người sẽ khiêu vũ trên sànnhảy, nếu không khiêu vũ thì có thể đánh trống giúp vui hoặc nói chuyện vui
Trang 39Đặc điểm của hôn lễ vũ hội là vô cùng náo nhiệt, không khí thân mật, lànhmạnh văn minh, hoạt bát vui vẻ, tình cảm hài hòa, hơn nữa lại khá tiết kiệm.
Đối với các hình thức khác, hôn lễ vũ hội là long trọng nhất, khó quênnhất trong cuộc đời đôi tân nhân, người tổ chức không thể xem nhẹ việc này
mà phải cẩn thận chăm chút, tỉ mỉ chu đáo, đặc biệt là không thể qua loa trongnghi thức Công việc chuẩn bị cụ thể bao gồm những phương diện sau:
Đầu tiên, phải tìm kiếm người chủ trì biết khiêu vũ Hôn lễ vũ hội khôngthể do tân nhân hoặc cha mẹ trưởng bối hai bên tân nhân chủ trì được; ngườithích hợp nhất để lựa chọn chính là bạn bè có mối quan hệ thân thiết, hoặc làngười lãnh đạo đơn vị, người giới thiệu của tân nhân Người chủ trì hôn lễ vũhội phải nhạy bén, thông minh, khí chất cao nhã và có sở trường về giao tế,khéo ăn nói Có người chủ trì hôn lễ thích hợp, là tiền đề thành công của hôn
lễ vũ hội
Kế đó là bố trí sàn nhảy Có thể căn cứ vào số lượng khách tham gia đểlựa chọn lễ đường, câu lạc bộ hoặc phòng hội nghị lớn nhỏ thích hợp v.v…Chú ý không thể bài trí vũ hội quá hẹp, nhưng cũng không nên quá trống trải,
có thể thuê luôn cả sàn nhảy hoặc sân bãi lộ thiên cử hành Bất luận tìmđược sân bãi hay thuê sàn nhảy, thì việc bố trí phải long trọng, rực rỡ, nổi bậtlên màu sắc vui vẻ Theo tục lệ dân gian Trung Quốc, phải lấy màu đỏ ấm ápmạnh mẽ làm gam màu chủ đạo Có ba đồ vật không thể thiếu: chữ song hỉmàu đỏ lớn, lụa đỏ lớn và dải băng lụa đỏ hoặc hoa tươi (tốt nhất là có mộtlẵng hoa thật lớn), cộng với vòng hoa giấy màu Đèn của hôn lễ vũ hội nênsáng hơn vũ hội thông thường một chút, để tiện cho việc khách mời giao tếqua lại với nhau
Sau đó nữa là chọn vũ khúc hay Vũ khúc trong hôn lễ vũ hội nên chọnnhững khúc nhạc đặc sắc làm nổi bật không khí buổi lễ Chủ yếu nên chọnnhững vũ khúc nhẹ nhàng, như slow ba bước, slow bốn bước, tango, waltzv.v…, cũng có thể chọn vũ khúc nhanh hơn ba bước, bốn bước một chút.Không nên nhảy những điệu như disco, rumba v.v… có tốc độ, động tác bướcnhảy kích động
Trang 40Điều còn phải chú ý là làm tốt việc tiếp đãi Do sàn vũ hội lớn, ngườiđông, vì thế người chủ trì khi chiêu đãi nên đặc biệt lưu tâm Đầu tiên phảichuẩn bị ghế ngồi đầy đủ, đặc biệt là chỗ ngồi cho những vị lãnh đạo, trưởngbối, và bạn bè Kế đó phải chuẩn bị kẹo hỉ, trái cây, bánh ngọt, nước uống,một ít rượu khai vị Nếu người đến tham dự thuộc tầng lớp tri thức cao, có thểdùng rượu cocktail để chiêu đãi, thức ăn chiêu đãi tập trung vào một chỗ, đểtiện cho mọi người dùng Thứ ba phải chú ý chiêu đãi dàn nhạc và ca sĩ, tuy
có trả thù lao, nhưng họ cũng là khách mời đặc biệt của vũ hội, trình độ diễntấu diễn ca của họ phát huy như thế nào cũng là nhân tố quan trọng góp phầnthành công của vũ hội Thứ tư là phải quan tâm nhiều hơn đến những kháchmời không có sở trường khiêu vũ để tránh họ có cảm giác lạc lõng
Vợ chồng mới cưới và cha mẹ hai bên, nên ở trước cửa phòng nhảyđón tiếp khách mời, sau khi vũ hội kết thúc cũng nên đứng trước cửa để cảm
ơn và tiễn khách ra về
9 Lễ nghi cô dâu chú rể trong hôn lễ
Tân lang tân nương là nhân vật chính trong hôn lễ, là tiêu điểm chú ýcủa các khách mời, vì thế phải chuẩn bị lễ nghi thích đáng, thông thường nênchú ý mấy điểm sau:
Dáng vẻ, cách ăn mặc: trong lễ kết hôn, tân lang tân nương phải chú ýnhất đến dáng vẻ, cách ăn mặc của mình, có thể trang điểm phù hợp để dungnhan thêm phần rạng rỡ Tân lang thông thường mặc tây phục thắt cra-vát,tân nương mặc trang phục cưới của cô dâu, và kèm theo những vật trang sứcnhư dây chuyền, bông tai, nhưng không nên đeo nhiều để tránh quá cầu kì
Tiếp đãi quan khách: tân lang tân nương tay cầm hoa tươi đứng songđôi trước cửa để đón tiếp khách mời, không thể đi ra đi vào; khi khách đếnnên biểu thị sự vui vẻ và cảm tạ nhiệt tình, giới thiệu với bậc trưởng bối trongnhà hoặc với những khách mời khác, sau đó dựa vào thứ bậc mà sắp xếpchỗ ngồi Khi mời thuốc mời trà phải dùng hai tay và mồi lửa cho bậc trưởngbối hoặc những khách mời cùng thứ bậc hút thuốc