Nhờ việc tổng kết chủ đề những thư tâm sự và cácbức tranh của các bạn mà tôi có được một cái nhìn tổng thể, đa dạng về cuộcsống và ước mơ của trẻ em trong các trường giáo dưỡng.. Trong k
Trang 1NHẬN BIẾT TÂM LÝ TRẺ EM QUA TRANH VẼ
NHẬN BIẾT TÂM LÝ TRẺ EM
QUA TRANH VẼ Phân tích tranh của học sinh trường giáo dưỡng
Tác giả: PGS TS TRẦN THỊ MINH ĐỨC
MỞ ĐẦU
Dự án "Ngăn ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hỗ trợ táihòa nhập cộng đồng" được thực hiện bởi tổ chức Plan tại Việt Nam, dưới sự hỗtrợ tài chính của văn phòng Plan Hà Lan và văn phòng Plan Bỉ Dự án được sựủng hộ và hợp tác của Cục V26, Bộ Công An và bốn trường giáo dưỡng trongtoàn quốc, nhằm hỗ trợ khoảng trên 4000 học sinh đang học tập tại 4 trườnggiáo dưỡng và trẻ em làm trái pháp luật trên địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và NamĐịnh trong giai đoạn 2008 - 2010 Trong quá trình khảo sát xây dựng dự án cuốinăm 2006, tổ chức Plan tại Việt Nam được sự ủng hộ của lãnh đạo Cục V26 đãcùng với 4 trường giáo dưỡng tổ chức cuộc thi viết vẽ và cắm trại với chủ đề
"Cuộc sống của em, ước mơ của em" và được các em tham gia nhiệt tình Đây
là cơ hội để các em bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về cuộc sống của mình thông quacác bài viết và tranh vẽ Hơn 4000 bài viết xúc động phản ánh cuộc sống và ước
mơ của chính các em Rất nhiều câu chuyện của các em đã chia sẻ về những lý
do khác nhau dẫn các em đến với trường giáo dưỡng và những ước mơ củabản thân cho cuôôc sống hiện tại trong trường cũng như ngày ra trường Bêncạnh đó 581 em cũng đã tham gia vào cuộc thi vẽ cùng chủ đề trên Tất cảnhững sản phẩm này được xem như cơ hội để chúng tôi hiểu các em hơn vàgiúp đỡ các em hiệu quả hơn
Nhằm giúp các cán bộ làm việc với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khănnói chung, đặc biệt là nhóm trẻ em làm trái pháp luật có thêm kỹ năng trợ giúp
Trang 2tâm lý, chúng tôi đã cùng làm việc với PGS TS Trần Thị Minh Đức, khoa Tâm lýhọc, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một chuyên gia có nhiềunăm kinh nghiệm trong việc giảng dạy tham vấn, đồng thời cũng là người cónhiều kinh nghiệm thực tế làm việc tại cộng đồng, đặc biệt làm việc trực tiếp vớicác nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, và đề nghị viết cuốn sách này.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ sẽ giúpcác cán bộ đang làm việc trực tiếp với trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em có hoàncảnh khó khăn, các bạn sinh viên ngành Tâm lý học, cán bộ công tác xã hội,những người quan tâm hỗ trợ trẻ em hiêôu quả hơn
Tổ chức Plan tại Việt Nam
Tôi thật may mắn khi nhận được phản hồi quý báu về tranh vẽ của các emtrường giáo dưỡng từ hai chuyên gia tâm lý học người Pháp: bà PGS.TS ElaineFernandez, nhà thực hành tâm lý học lâm sàng và bà GS.TS Odette Lescaret,nhà tâm lý học trẻ em và thanh thiếu niên, Đại học tổng hợp Toulouse II Xinchân thành cảm ơn Elaine và Odette
Bằng sự ủng hộ thân tình và cố gắng, Ths Bùi Hồng Thái đã giúp tôichuyển tải tốt hơn những ý tưởng tinh tế của bức tranh đến các chuyên gia tâm
Trang 3lý học người Pháp trong các buổi trao đổi chuyên môn Chị cũng giúp tôi thựchiện một số việc để cuốn sách được sớm hoàn thiện.
Trong quá trình phân tích tranh, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của cácbạn thuộc Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt làcủa Ths Nguyễn Anh Thư Nhờ việc tổng kết chủ đề những thư tâm sự và cácbức tranh của các bạn mà tôi có được một cái nhìn tổng thể, đa dạng về cuộcsống và ước mơ của trẻ em trong các trường giáo dưỡng
Trong quá trình hoàn thiện cuốn sách, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ củacác giáo viên và Ban giám hiệu các trường Giáo dưỡng số 2 ở tỉnh Ninh Bình, số
3 ở thành phố Đà Nẵng, số 4 ở tỉnh Đồng Nai và số 5 ở tỉnh Long An Các cuộctrò chuyện chia sẻ với các anh chị và các em học sinh đã giúp tôi tự tin hơn khiphân tích tranh vẽ của các em
Có một nhân vật mà tôi không thể không nhắc đến với một tình cảm yêuquí - đó là cháu Hà Đức Hạnh Bằng cái nhìn của đứa trẻ có lòng trắc ẩn vớinhững người gặp khó khăn cùng trang lứa và với cảm hứng hội họa, cháu đãcho tôi một số ý kiến có giá trị trong việc chọn lựa và phân tích những bức tranh
Trang 4Vẽ là một hoạt động được ưa thích đối với trẻ em Chỉ cần một tờ giấytrắng và cây bút trẻ có thể tâm sự rất nhiều với chúng ta qua hình vẽ Nhờ đóchúng ta và bản thân trẻ cùng học hỏi được nhiều hơn Trong các hình thức vẽthì vẽ theo chủ đề được các chuyên gia trên thế giới đánh giá tích cực, vì nó tậptrung làm sáng tỏ mục tiêu cần được giúp đỡ.
Ba chủ đề cho phép bộc lộ nhiều hơn về nhân cách người vẽ và các mốiquan hệ xã hội của họ là vẽ người, vẽ nhà (vẽ gia đình) và vẽ cây Trong đó, hình
vẽ người và vẽ cây cho biết rõ hơn về bản thân người vẽ - khía cạnh nhận thức(hiểu biết) về bản thân, bộc lộ tính cách và thái độ; còn hình vẽ gia đình cho biếtnhiều hơn về các mối quan hệ và tình cảm của người vẽ đối với người thântrong gia đình
Với trắc nghiệm vẽ tranh, các chuyên gia tâm lý học luôn đưa ra những lờicảnh báo khi phân tích và đánh giá nhân cách con người qua bức vẽ của họ.Một số lời cảnh báo dưới đây được chúng tôi ghi nhận như một kinh nghiệm quýbáu khi làm việc trên các tranh vẽ của trẻ em, đặc biệt với những trẻ em có tổnthương tâm lý - xã hội
Lời cảnh báo thứ nhất: Chừng nào chưa hiểu rõ về đứa trẻ thì những lờigiải thích dễ dãi và vội vàng là điều nên tránh Hãy quan sát chăm chú những chitiết và tìm ra tính chất tượng trưng mà đôi khi bức tranh chứa đựng Nhưngngười ta cũng dễ nhận thấy mối nguy hiểm lớn hơn thường gặp là tìm trong cácbức vẽ sự chứng thực cho một ý niệm đã có sẵn từ trước, một giả thuyết sailầm, cần thật khiêm tốn và chấp nhận việc rà soát lại nhiều lần ý kiến của mình
về những điểm tưởng như đã đạt được (Nguyễn Khắc Viện, tâm lý gia đình,trang 204-205, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 1994)
Lời cảnh báo thứ hai: Không thúc giục trẻ kết thúc nhanh chóng hoạt động
vẽ và các kết quả của trắc nghiệm vẽ tranh phải được nhìn nhận trong sự phântích toàn bộ tranh vẽ và phải được bổ sung với những kết quả từ các kỹ thuậtkhác Tuy nhiên, tuyệt đối không đối chiếu kết quả của trắc nghiệm hình vẽ với
Trang 5những kết quả đạt được từ trò chuyện, trắc nghiệm phóng chiếu, bản câu hỏihay các thang đánh giá để dẫn dắt hay suy luận kết quả trắc nghiệm hình vẽ(Lydia Fernandez, Le test de Larbre, Inpress Edition, trang 45, Paris 2005)
Theo Cid-Rodriguez (1998), phạm vi nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu củatrắc nghiệm hình vẽ cho phép làm sáng tỏ những yếu tố tâm lý như: Tư duy; cảmxúc, tình cảm; ý muốn, hành động và hành vi Ngoài ra nó cũng cho phép cácchuyên gia tâm lý nhận biết được thái độ của chủ thể và định hướng nghềnghiệp; mối quan hệ liên cá nhân và xã hội; mối quan hệ giữa trẻ em và ngườilớn; các nét của nhân cách (khí chất và tính cách) và những rối loạn nhân cáchcủa họ
Những ứng dụng chủ yếu của trắc nghiệm hình vẽ chủ yếu liên quan đếnlĩnh vực tuyển nhân sự, các dịch vụ tâm thần học, tâm bệnh học trẻ em, bệnhhọc tuổi già hoặc tất cả các dịch vụ bệnh viện làm việc cộng tác với một nhà tâm
lý học Ngoài ra nó còn được sử dụng như công cụ giám định tâm lý học họcđường và tâm lý học pháp lý và được dùng để giảng dạy cho sinh viên ngànhtâm lý học
Trong khuôn khổ cuốn sách này, tư liệu chính được chúng tôi sử dụng là
từ các hoạt động vẽ tranh có chủ đề: "Cuộc sống của em - ước mơ của em" dogiáo viên các trường giáo dưỡng trong cả nước tổ chức thực hiện năm 2006 với
sự hỗ trợ của tổ chức Plan tại Việt Nam, nhằm khuyến khích các em bày tỏnhiều hơn những tâm tư, tình cảm của mình Những khảo sát, đánh giá thực tếcuộc sống của các em trong 4 trường giáo dưỡng cũng giúp chúng tôi bổ sungcho cuốn sách những số liệu thực tế sinh động về cuộc sống học tập và lao độngcủa các em Ngoài mục tiêu xuất bản sách, việc khảo sát đánh giá thực tiễn vàphân tích các tranh của các em dưới góc nhìn của khoa học tâm lý còn giúpchúng tôi xây dựng được các chương trình tập huấn về tham vấn cho giáo viêncác trường giáo dưỡng - những người hàng ngày làm việc trực tiếp với trẻ em.Đây là những nỗ lực trợ giúp không mệt mỏi của tổ chức Plan và Cục V26, Ban
Trang 6lãnh đạo các trường giáo dưỡng nhằm giúp các em thích ứng tốt hơn với môitrường sống mới và những em chuẩn bị rời trường tái hòa nhập tốt với gia đình
và cộng đồng, xã hội
Cuốn sách "Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ" được thực hiện theo mộtquy trình với các bước cụ thể như sau:
a Đọc bài viết: Với 451 bài viết trong cuộc thi cùng chủ đề, chúng tôi
phân nhóm các vấn đề của trẻ để nắm bắt thực trạng chung về những suy nghĩ,tình cảm của trẻ em đang được giáo dục tại các trường giáo dưỡng
b Phân tích các thông tin thứ cấp: Những thông tin này do tổ chức Plan
và Ban giám hiệu các trường giáo dưỡng cung cấp, nhằm làm sáng tỏ tình hìnhtrẻ em làm trái pháp luật nói chung trên cả nước và tình hình các em tại cáctrường giáo dưỡng, nói riêng
c Phân loại chủ đề tranh: Với 581 bức tranh của các em, chúng tôi phân
loại một cách tương đối theo các chủ đề khác nhau để thấy vấn đề nào đượcxem là đáng lưu ý, nổi cộm trong tâm trí của các em
d Lựa chọn tranh: Chọn ra 27 bức tranh trong số 581 bức để phân tích
sâu Tiêu chí lựa chọn là những bức tranh có biểu hiện các nét tâm lý dễ nhậnthấy, được phản ánh rõ nét qua chủ đề của tranh; qua lực tỳ nét vẽ; bố cụckhông gian và màu sắc sử dụng Việc lựa chọn tranh để phân tích không nhằmđánh giá nhân cách của trẻ em Những bức tranh này chỉ phản ánh một phần đờisống tâm lý - xã hội của trẻ, mà không đại diện cho toàn bộ cuộc sống của các
em học sinh trường giáo dưỡng trong cả nước
đ Khảo sát thực địa: Đến các trường giáo dưỡng nhằm nâng cao hiểu
biết thực tế về đời sống học tập, lao động và vui chơi của các em, qua đó giúptăng cường sự cảm nhận về tinh thần của các bức tranh Quan trọng hơn, việckhảo sát này giúp xây dựng chiến lược can thiệp bằng các hoạt động tham vấn -
hỗ trợ tâm lý cho học sinh các trường giáo dưỡng
Trang 7e Tiếp tục lựa chọn tranh lần II: Chọn ra 13 bức tranh để minh họa
những xu hướng tâm lý nổi trội trong toàn bộ 581 tranh của các em Sau đó, tiếptục chọn thêm 22 bức khác để đưa vào phần "thực hành phân tích tranh" nhằmnâng cao kỹ năng thực hành cho những người làm công tác trợ giúp và những aiquan tâm đến công cụ trợ giúp này
g Lấy ý kiến phản hồi: Các chuyên gia cho ý kiến trước khi xuất bản.
Cuốn sách "Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ" là một công cụ hướngdẫn và hỗ trợ nâng cao hiểu biết tâm lý cho những người làm công tác trợ giúptâm lý trẻ em Trong đó bao gồm các nhân viên xã hội và các tình nguyện viênlàm việc với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; các bậc cha mẹ và các giáoviên; các sinh viên ngành Tâm lý học và Công tác xã hội Và cuốn sách cũngdành cho những ai có lòng hảo tâm muốn giúp đỡ những người có khó khăntrong cuộc sống - xét từ khía cạnh giúp đỡ tinh thần
Với mục đích giúp người đọc có khả năng Nhận biết tâm lý của trẻ em quatranh vẽ, cuốn sách được bắt đầu từ việc nắm bắt sơ bộ thực trạng cuộc sốngcủa trẻ em trong các trường giáo dưỡng, qua đó liên kết những chỉ dẫn về trắcnghiệm vẽ tranh (phần lý luận) với những bức tranh cụ thể của các em, đã đượcphân tích và cuối cùng người đọc thử tự phân tích một số bức tranh của các em
Như vậy, sách được cấu trúc thành 6 phần cụ thể Ngoài phần GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH và phần PHỤ LỤC giải thích về một số thuật ngữ chuyên môn
thuộc lĩnh vực tâm lý học, những phần chính còn lại được sắp xếp thành cácchương như sau:
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TRẺ EM CÁC TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Phần này khái quát một số đặc điểm xã hội của trẻ em trong các trườnggiáo dưỡng Trong đó, làm rõ độ tuổi và giới tính của trẻ; quê quán và dân tộc;trình độ học vấn; hoàn cảnh gia đình trẻ; thời gian sống trong trường và các hìnhthức vi phạm pháp luật Các đặc điểm tâm lý nổi trội của học sinh trường giáo
Trang 8dưỡng ở nhóm mới vào trường và nhóm chuẩn bị ra trường cũng được chúngtôi đề cập nhằm giúp người đọc có cái nhìn sát thực hơn về "cuộc sống và ướcmơ" mà các em đã thể hiện qua các bức tranh của mình
CHƯƠNG 2: NHỮNG CHỈ DẪN CĂN BẢN VỀ KỸ THUẬT XEM TRANH
Trình bày những chỉ dẫn khái quát về các khía cạnh cần xem xét tronghoạt động vẽ tranh và giới thiệu một số dấu hiệu cụ thể mà các nhà tâm lý học,các chuyên gia về phân tích tranh trên thế giới thường sử dụng Phần này tậptrung vào các chủ đề thường được đề cập nhiều nhất - Đó là vẽ người, vẽ nhà(vẽ gia đình) và vẽ cây
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ TRANH VẼ CỦA TRẺ EM
Tập trung phân tích các đặc điểm tâm lý qua 27 bức tranh Việc phân tíchnày chỉ được xem như là những ví dụ cụ thể trong việc ứng dụng lý thuyết vềtrắc nghiệm vẽ tranh vào phân tích các bức tranh thực tế theo cách nhìn của tácgiả, mà không có ý khẳng định như một khuôn mẫu duy nhất đối với từng bứctranh Kết thúc phần này là những nhận xét khái quát về các đặc điểm nổi trộiqua tổng kết 581 bức tranh của các em, có kèm theo 13 tranh minh họa
CHƯƠNG 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH TRANH
Phần này giới thiệu 22 bức vẽ của các em Đây là phần dành cho những
ai có nhu cầu vận dụng hiểu biết của mình để khám phá tâm lý trẻ em qua cácbức tranh Các bức vẽ của các em được chúng tôi lựa chọn đều chuyển tải mộtvài đặc điểm tâm lý dễ nhận biết nào đó Thông qua những hướng dẫn về kỹthuật xem tranh, chúng ta có thể phân tích một số đặc điểm của bức tranh, nhưchủ đề, nhân vật, cách sử dụng màu sắc, phân bố vị trí không gian, nét vẽ
Trang 9Chương 1 VÀI NÉT VỀ HỌC SINH CÁC TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
1 Chức năng nhiệm vụ của trường giáo dưỡng
Trường giáo dưỡng là một mô hình trường nội trú "đặc biệt", đã có lịch sửhình thành và phát triển hơn 40 năm qua Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản
lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, hướng nghiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, tổ chứclao động, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi người chưa thành niên có hành vi viphạm pháp luật nhằm giúp đỡ các em sửa chữa những vi phạm của mình, họctập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ để trởthành công dân lương thiện, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội
2 Đặc điểm xã hội của trẻ em trong các trường giáo dưỡng
Hiện nay cả nước có 4 trường Giáo dưỡng đó là trường số 2 (ở tỉnh NinhBình): 747 em, trường số 3 (ở thành phố Đà Nẵng): 756 em, trường số 4 (ở tỉnhĐồng Nai): 1181 em và trường số 5 (ở tỉnh Long An): 1016 em Con số này luôn
có thay đổi vì hàng ngày vẫn có các em vào trường và ra trường Vào tháng7/2008, các trường giáo dưỡng đang quản lý, giáo dục 3700 em
Số liệu hình 1 cho thấy có một sự tập trung khá lớn số lượng người chưathành niên vi phạm pháp luật được đưa vào các trường giáo dưỡng phía Nam,như trường giáo dưỡng số 4, chiếm 33% và trường giáo dưỡng số 5, chiếm 27%
so với tổng số học sinh thuộc hệ thống các trường giáo dưỡng trong cả nước
a Độ tuổi, giới tính và thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
Các em học sinh các trường giáo dưỡng được đưa vào trường trongnhóm tuổi từ đủ 12 đến dưới 18 Có nghĩa là không ít em vào trường từ lúc còn
là trẻ em - 12 tuổi và có những em khi ra trường đã trở thành người lớn trên 18đến 20 tuổi
Trang 10Thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 6 thángđến 2 năm Tùy theo mức độ phấn đấu của các em mà thời gian sống có thểgiảm xuống 18 tháng hay 12 tháng Tuy nhiên, phần lớn các em ở trong trường
là 24 tháng - chiếm 85,16%, số trẻ ở lại trường trong thời gian ngắn nhất - 6tháng là rất ít, chỉ chiếm 1,03%
Nhóm trẻ tập trung nhiều hơn cả trong các trường giáo dưỡng là ở độ tuổi
từ 14 đến 18 Nếu xem xét ở từng nhóm tuổi, số liệu ở bảng 1 cho thấy: Nhómtuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất 44,4%, trong đó tập trungnhiều ở trường 3 Đà Nẵng (48%), trường 4 Đồng Nai (45,8%) và trường 5 Long
An (44%) Trong khi ở nhóm tuổi nhỏ hơn, từ 14 đến dưới 16 chiếm 37,4% vàtập trung đông nhất ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình - 52,8% Các nhóm tuổinhỏ hơn (từ 12 đến dưới 14 tuổi chiếm 5,4%) hoặc nhóm từ 18 tuổi trở lên(11,8%) chiếm số lượng ít hơn cả Nhìn chung trường giáo dưỡng số 2 NinhBình có mặt bằng tuổi nhỏ hơn so với các trường khác trong cả nước
Như vậy số trẻ em được đưa vào các trường giáo dưỡng tập trung nhiều
ở nhóm từ 16 đến dưới 18 tuổi Thời kỳ mà các em đang hình thành bản sắc cánhân với những câu hỏi đặt ra cần phải tự giải đáp: Tôi là ai? Người ta nghĩ tôinhư thế nào? Tương lai của tôi sẽ ra sao? Ở giai đoạn tự khẳng định bản sắc
cá nhân nếu trẻ em thiếu vắng sự hướng dẫn, dạy dỗ và tình yêu thương của giađình; thiếu vắng sự kiểm soát xã hội sẽ gây ra không ít những trở ngại cho quátrình trưởng thành của các em
Bảng 1: Độ tuổi vào trường giáo dưỡng của các em (đơn vị %)
Độ tuổi Trường 2 Trường 3 Trường 4 Trường 5 Trung bình
12 - dưới 14 7,5 0,5 4,51 8,86 4,51
14 - dưới 16 52,8 33,0 30,56 33,46 37,4
16 - dưới 18 39,84 48,0 45,8 44,0 44,4
18 tuổi trở lên 14,0 19,05 13,68 11,8
Trang 11Xét từ khía cạnh giới tính, số trẻ em được đưa vào các trường giáo dưỡng
đa phần là nam giới - chiếm 97,2% Các em nữ chỉ chiếm 2,8% Điều này phảnánh một thực tế là các em gái ít có hành vi vi phạm pháp luật hơn các em trai
b Quê quán và dân tộc
Số liệu học sinh các địa phương đưa vào trường giáo dưỡng cho thấy cáctỉnh miền Bắc chiếm 20,2% em trải dàn hầu hết các tỉnh phía Bắc - 28 tỉnh Trong
đó nhiều nhất là Nghệ An: 70 em, Thanh Hóa: 62 em, Hà Nội: 62 em, QuảngNinh: 59 em và Hải Phòng: 52 em Tỉnh ít nhất có 01 em là Lai Châu
Các tỉnh miền Trung chiếm 20,4% em; tập trung nhiều ở Đà Nẵng: 104 em,Gia Lai: 103 em, Bình Định: 84 em Tỉnh ít nhất là Quảng Trị: 17 em và ĐắcNông: 17 em
Các tỉnh miền Nam đưa vào trường số 4 và trường số 5, chiếm 59,3% em,tập trung trong 22 tỉnh Tại trường giáo dưỡng số 4 Đồng Nai, nơi có nhiều họcsinh nhất là TP HCM: 308 em, Đồng Nai: 308 em và tỉnh có ít học sinh nhất làNinh Thuận: 37 em Tại trường số 5 Long An, tỉnh có đông học sinh nhất là KiênGiang: 220 em, An Giang: 118 em, Sóc Trăng là tỉnh có ít học sinh hơn cả: 40
em Như vậy, số trẻ em phạm pháp đưa vào trường giáo dưỡng tập trung nhiều
ở các thành phố lớn và tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam, xung quanh thànhphố Hồ Chí Minh
Trẻ em làm trái pháp luật phần lớn là thuộc dân tộc Kinh - chiếm 90,4%,các dân tộc khác như Bana, Tày, Mường, Thái, Sán Dìu, Nùng, Hoa, Khơme,Pacô, Êđê, Giarai mỗi dân tộc có vài chục em đến vài em, chiếm 9,6%
c Trình độ học vấn
Trẻ em trong các trường giáo dưỡng có trình độ học vấn nhìn chung kháthấp, số liệu cho thấy học vấn của các em tập chung chủ yếu mới ở bậc THCS -chiếm 51,56%, số trẻ em có trình độ THPT rất ít, chiếm 15% Đặc biệt số trẻ em
mù và tái mù ở trường 4 Đồng Nai (11,26%) và trường 5 Long An (25,3%) là khá
Trang 12cao Trong khi đó số lượng các em ở trường số 2 Ninh Bình có trình độ học vấnphổ thông trung học là rất cao - chiếm 47,9%.
Bảng 2: Trình độ học vấn của học sinh các trường
Cấp học (%) Trường 2 Trường 3 Trường 4 Trường 5 Trung bình
cả điều này đều được phản ánh rất rõ trong tranh của các em Các tranh vẽ củahọc sinh trường số 2 Ninh Bình thể hiện tốt ở khả năng tư duy không gian, ở sựquan sát thực tế cuộc sống, phản ánh trong tính logic của các hình vẽ, trật tựsắp đặt có tính toán Như vậy, sự nghèo nàn hay phong phú về đời sống tinhthần được thể hiêôn trong tranh ít nhiều bị ảnh hướng từ trình độ học vấn củangười vẽ Học vấn thấp làm hạn chế khả năng nhận thức và biểu cảm của các
em Càng vào phía Nam, hiện tượng mù chữ và tái mù càng nhiều Tranh củacác em học sinh trường 5 Long An và trường 4 Đồng Nai vẽ thường rời rạc, các
đồ vật và con người ít có mối liên hệ Các em khó tái hiện cuộc sống gia đình và
do đó thông điệp các em giải thích không phải luôn hiển thị được trên bức tranhcủa các em
d Hòan cảnh gia đình
Nhìn chung học sinh trong các trường giáo dưỡng có hòan cảnh gia đìnhrất khác nhau, nên lý do khiến các em phải vào trường rất khác nhau Bảng 4cho thấy 70,34% các em có cả cha lẫn mẹ khi vào trường Điều này cho thấy các
Trang 13gia đình có khó khăn như thế nào trong việc nuôi dạy trẻ vị thành niên tránh xanhững vi phạm pháp luật Có 18,3% em có bố hoặc mẹ mất hoặc bỏ đi (khôngsống với các em).
Bảng 3: Hòan cảnh gia đình của trẻ em (đơn vị %)
e Các hình thức vi phạm pháp luật
Trang 14Trẻ em vào trường giáo dưỡng chủ yếu có hành vi trộm cắp, cướp của vàlừa đảo chiếm 69,7% Trong đó hành vi trộm cắp là chủ yếu Hành vi gây rối trật
tự, đánh người gây thương tích chiếm 22,6%
2 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ em trường giáo dưỡng
Chúng tôi sử dụng hoạt động vẽ tranh và trò chuyện để giúp các em chia
sẻ về bản thân, về lý do vào trường và khuyến khích trẻ bày tỏ nhiều hơn nhữngcảm nghĩ, mong muốn về cuộc sống hiện tại trong trường Hầu hết các em đềunói về nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, hối hận về việc làm của mình Các em có cảmgiác mất mát lớn khi phải vào trường giáo dưỡng vì những lỗi lầm mà các emcho rằng nhiều người ngoài xã hội cũng vi phạm hoặc vi phạm hơn thế Tất cảcác em đều có mong muốn rèn luyện tốt để sớm trở về với gia đình, xã hội;mong muốn cha mẹ mình khỏe mạnh, và mong được gia đình thường xuyên lênthăm
Trang 15Nhìn chung trẻ em vào trường giáo dưỡng phần lớn đều có hòan cảnhkinh tế khó khăn, thiếu tình yêu thương, thiếu sự quan tâm của gia đình, họchành bê trễ "Trên 30% các em có gia đình không hòan chỉnh hoặc ở với ông bà,
cô dì, chú bác", ý kiến của nhóm giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng số 5Long An Sự không quan tâm dạy dỗ của gia đình, việc không làm gương củacha mẹ khiến cho cuộc sống của các em thiếu một trật tự căn bản - xét từ khíacạnh nội tâm và hành vi xã hội Các em thường "sợ trên, nạt dưới", ứng xử
"bồng bột, thiếu suy nghĩ", "manh động"; các em khó thích nghi với cuộc sốngkhuôn phép theo những quy tắc, chuẩn mực của tập thể; các em thiếu sự tintưởng vào người lớn do bị "Cha mẹ đối xử tồi tệ làm trẻ mất lòng tin, người lớnkhông làm gương nên trẻ không tin vào giáo viên, cán bộ nhà trường" Phỏngvấn anh Chính, đội trưởng đội giáo vụ trường giáo dưỡng số 4 Đồng Nai Tất cảnhững biểu hiện trên là những khó khăn của giáo viên trong việc giáo dưỡng các
em theo kỷ cương xã hội trong vòng hai năm tại các trường giáo dưỡng
Kết quả khảo sát nhanh của tổ chức Plan tại Việt Nam, năm 2006 với tất
cả học sinh các trường giáo dưỡng cũng cho thấy điều lo lắng nhất của học sinhtrong các trường giáo dưỡng liên quan chủ yếu đến 2 khía cạnh chính Đó là giađình các em và nghề nghiệp tương lai sau khi các em ra trường
Bảng 5: Điều lo lắng nhất của học sinh trường giáo dưỡng
1 Gia đình không lên thăm hay có người đau ốm 35,5
2 Không biết làm gì sau khi ra trường 19,4
6 Bị chèn ép, cuộc sống không yên ổn, lặp lại con đường cũ,
không có gia đình để về, sức khỏe bản thân, lây bệnh
13,1
Trang 16Đặc điểm tâm lý chung nổi trội của học sinh mới vào trường là lo sợ, dễhoảng hốt, im lặng, có xu hướng muốn bỏ trốn Ý kiến của nhóm giáo viên chủnhiệm các trường: các em lo sợ vì "Không biết cuộc sống trong trường như thếnào?", "Không biết vào đây có phải là đi tù không?", lo sợ vì cuộc sống trongtrường quá khác lạ so với ngoài đời Còn những em chuẩn bị được trở về cộngđồng sau hai năm học tập lại có những lo lắng, những xáo trộn tâm lý khác, chủyếu liên quan đến việc liệu các em có được xã hội chấp nhận, thông cảm? Tất cảcác em trong nhóm chia sẻ đều có mặc cảm sợ xã hội xa lánh, sợ bị coi là "đồ
bỏ đi" Những câu hỏi các em đặt ra để thảo luận là: Vào trường giáo dưỡng này
có bị cho là đã từng vào tù ra tội hay không? Liệu sau này khi ra trường người tabiết được quá khứ của em thì người ta sẽ nghĩ như thế nào? Họ có sợ emkhông? Xã hội có xa lánh hoặc có những cử chỉ khéo léo mà không bình thườngnhư cử chỉ giữa những người bình thường với nhau hay không? Làm thế nào đểsớm hòa nhập với cuộc sống sau 2 năm rèn luyện trong trường giáo dưỡng? Những câu hỏi thảo luận của nhóm các em sắp rời trường trở về gia đình
Bên cạnh đó, các em có một nỗi lo lắng chung là sợ không đương đầuđược với cuộc sống, đặc biệt là sợ không có công ăn việc làm và sợ sẽ đẩy đếnnguy cơ trở lại con đường cũ: "Em lo lắng sau này về nhà khó từ chối những lời
rủ rê của bạn bè, em sợ lại đi vào vết xe cũ như trước" (em nam, trường 2, NinhBình) Hay, "Điều mà em cảm thấy ái ngại nhất khi ra trường là em sẽ mặc cảmvới xã hội vì mọi người sẽ nhìn em với ánh mắt khác, không còn thân thươngnhư lúc xưa Điều thứ hai em lo lắng là sẽ không có công ăn việc làm, nó sẽ làmột nền tảng dễ cho em hư hỏng nữa" (em nam, trường 4, Đồng Nai) Tuy nhiênvẫn còn một số em chưa thực sự nghiêm túc nghĩ về việc làm dù đã qua tuổi 18
Ví dụ, khi nói về nghề nghiệp tương lai, có em hỏi: "Làm thế nào để giàunhanh?", sắp trở về với cộng đồng nhưng nhiều em còn hoang mang "Khôngbiết ở gia đình ai sẽ lên đón em?", "Về nhà em sẽ ở với ai, ở với bố, hay ở với
Trang 17mẹ, hay ở với ông bà?", "Sắp về rồi mà em không biết sẽ về quê hay vào thànhphố Hồ Chí Minh với cậu?"
Có thể nói, điều làm cho những em chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bậntâm nhiều hơn cả là dư luận xã hội về tư cách công dân của các em và vấn đềcông việc tương lai Chúng tôi cũng nhận thấy mối quan tâm lớn hơn cả của các
em là sớm được ra trường Hầu hết các em có thể nói ngay ngày mình vàotrường và khi nào thì hết thời hạn ở trường giáo dưỡng (mặc dù luôn có cá biệtvài em muốn được ở lại trường, được làm việc trong trường) Còn có nhiều em(dù tuổi đã qua tuổi 18) vẫn chưa thật sự chuẩn bị tâm thế tốt để đương đầu vớicuộc sống lao động và hòa nhập cộng đồng và có lẽ gia đình các em cũng lúngtúng trước sự quay trở về của các em!
Hiểu biết tốt về đặc điểm xã hội của trẻ em sẽ giúp chúng ta có cái nhìntoàn diện hơn về đặc điểm tâm lý và có thể cả vấn đề tâm bệnh của các em quatrắc nghiệm vẽ tranh Xem xét một cách kỹ lưỡng các bức tranh do các em vẽ,bên cạnh các bức tranh thể hiện sự sáng tạo, hồn nhiên, chấp nhận cuộc sốngtrong trường, bày tỏ sự yêu quí thầy cô và khả năng trí tuệ tốt còn có không ítbức vẽ phản ánh sự nghèo nàn về đời sống tinh thần Những dấu hiệu thể hiệnđời sống tâm lý nghèo nàn được làm các em làm rõ nét trên tranh vẽ của mìnhlà: tranh vẽ không rõ ý đồ; các phần vẽ rời rạc; có sự lộn xộn trong tư duy khônggian; nghèo ý tưởng, đời sống tinh thần cô lập; thiếu bản sắc cá nhân (khônghiển thị bản thân hay người thân); xu hướng trẻ con hóa và gắn bó nhiều hơnvới người mẹ; mơ ước chủ yếu thiên về khía cạnh vật chất, hoặc mơ tưởng quá
xa hiện thực; hình vẽ đơn điệu, ít sống động; nhại lại Tất cả những dấu hiệunày có liên quan đến chất lượng sống thấp của trẻ, như trình độ văn hóa thấp,đời sống kinh tế nghèo khó, thiếu chăm sóc và nuôi dưỡng tình cảm gia đình,buông lỏng giáo dục theo chuẩn mực và đây cũng là những nguyên nhân dễdàng đẩy các em vào con đường vi phạm pháp luật
3 Quan điểm của tác giả về cuốn sách
Trang 18Trước khi trình bày khái quát những vấn đề tâm lý nổi trội trong một sốtranh do các em vẽ, có một vài khía cạnh liên quan đến quan điểm của tác giả
mà không thể không nhắc tới trong cuốn sách này
Xét từ góc độ biểu hiện tâm lý, toàn bộ tranh vẽ tại cuộc thi của các em đãkhái quát được những tâm tư, tình cảm mà các em muốn gửi gắm Có nhiều chủ
đề tranh được lặp lại nhiều lần ở các trường khác nhau đã thể hiện tính đại diệnđặc trưng cho nhóm trẻ trường giáo dưỡng Ví dụ, khái niệm hạnh phúc hayđoàn tụ với gia đình luôn được mặc định là một cái nhà; các em thường ít nói vềbản thân mình, có chung mơ ước là được đi xa Các bức tranh này đã phảnánh được phần nào thực tế cuộc sống và những ước mơ của các em Thậm chí,xét trên từng bức tranh, sự hiển thị một thông điệp - một chủ đề nào đó qua việc
sử dụng màu sắc (hoặc không sử dụng màu sắc), hay mức độ lực ấn của nét vẽ,
vị trí không gian của nhân vật, đồ vật cho biết một vấn đề tâm lý nào đó của trẻ
em
Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào nội dung của một tranh vẽ để khẳng địnhnhững vấn đề tâm lý cụ thể của em đó Bởi vì, khi tổ chức hoạt động vẽ tranh,mục đích của các thầy cô giáo và nhà tài trợ không nhằm thu thập "dữ liệu" đểnghiên cứu, tham vấn hay trị liệu cho từng em Còn với các em, việc tham gia vẽtranh hòan toàn với mục đích vui chơi, chứ không phải nhằm mục đích "trị liệu"
Vì vậy, khi các em vẽ đã không có sự kiểm soát chặt chẽ của các chuyên gia tâm
lý Các em bắt đầu cho hoạt động vẽ của mình như thế nào? Vẽ cái gì ai trước,sau? Tốc độ vẽ, trong khi vẽ thì tập trung hay bị phân tán? Và, kết thúc hoạtđộng vẽ cũng không có cuộc trò chuyện với từng em để làm sáng tỏ tâm tư màcác em đã gửi qua tranh - Mặc dù trong rất nhiều bức tranh các em có ghi chúnhững tâm sự của mình ở mặt sau tờ tranh Cũng như vậy, việc xác định đờisống nội tâm của từng em theo các tranh này là khó, vì khi vẽ có thể các em đãbắt chước theo chủ đề của người khác; bắt chước sử dụng màu sắc giống trẻkhác; hoặc có thể các em đã nhờ người khác vẽ cùng, vẽ hộ mình Vì vậy
Trang 19không thể nhìn bức tranh ghi tên cụ thể của một em để nói về đặc điểm tâm lýcủa em đó.
Chúng tôi cho rằng phương án phân tích tranh đa hướng, theo kiểu "nướcđôi" thường được các chuyên gia tâm lý trên thế giới sử dụng, mang tính chấtthăm dò và nó càng phù hợp trong điều kiện cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề "Cuộcsống của em - Ước mơ của em" Đây là cách phân tích giả định luôn được sửdụng trong kỹ thuật xem tranh nói riêng và trong sử dụng các trắc nghiệm phóngchiếu, nói chung, ngay cả khi chúng ta có những công cụ nghiên cứu bổ sungkhác cho kết quả của trắc nghiệm vẽ tranh
Một điểm khác cần lưu ý đối với trắc nghiệm phóng chiếu (mà vẽ tranh làmột dạng của trắc nghiệm này) là vấn đề nền tảng văn hóa - quan niệm sốngcủa người sử dụng: Trắc nghiệm được xây dựng cho đối tượng nào? Các trắcnghiệm sử dụng trong thăm khám tâm lý đang tồn tại hiện nay ở Việt Nam chủyếu được xây dựng tại cộng đồng các nước châu Âu và Mỹ dựa trên bối cảnhvăn hóa xã hội của các nước đó Chuẩn hóa các công cụ phân tích tranh cónguồn gốc từ các nền văn hóa khác nhau là điều hết sức cần thiết Tuy nhiênđiều này là vô cùng khó khăn đối với các nhà Tâm lý học Việt Nam Trong hòancảnh hiện nay, các kinh nghiệm phân tích tranh và phân tích các trắc nghiệmphóng chiếu khác được giới thiệu ở Việt Nam mới dừng lại ở dạng thích nghihóa một cách nhỏ lẻ Vì vậy những chỉ dẫn mà chúng ta có được về phân tíchtranh chủ yếu dựa trên quan điểm của người nước ngoài Đây là điều hết sứclưu ý khi vận dụng kỹ thuật này để phân tích tranh vẽ của trẻ em Việt Nam
Những hướng dẫn sử dụng trắc nghiệm trong cuốn sách này được đúc kết
và tổng hợp từ những quan điểm của các nhà tâm lý học nổi tiếng trên thế giới
về lĩnh vực vẽ tranh, như của K Machover (1949), K Koch (1958), R David(1971), R Stora (1975), D De Castilla (1994), L.Fernandez (2005) và một sốchỉ dẫn của các chuyên gia tâm lý lâm sàng thuộc khối Pháp ngữ là E.Fernandez và O Lescaret Trên cơ sở những chỉ dẫn của các tác giả này chúng
Trang 20tôi ứng dụng thử phân tích các tranh vẽ của trẻ em các trường giáo dưỡng với
hy vọng đóng góp những hiểu biết của mình vào một lĩnh vực chưa được quảng
bá và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam - Đó là phân tích tâm lý con người qua hìnhvẽ
Chương 2 NHỮNG CHỈ DẪN CĂN BẢN VỀ KỸ THUẬT XEM TRANH
Trong cuốn sách này, chúng tôi không đặt mục đích chính là hướng dẫncho người làm việc với trẻ em chuẩn bị một hoạt động vẽ tranh như thế nào, donhững bức tranh giới thiệu cùng các bạn trong cuốn sách này đã thu được từcuộc thi vẽ trước đó của học sinh các trường giáo dưỡng với một lời đề nghịchung đối với tất cả các em muốn tham gia vẽ là: "Hãy vẽ về Cuộc sống của em
- Ước mơ của em" Vì vậy, phần III này sẽ giới thiệu một cách khái quát các khíacạnh cần xem xét trong hoạt động vẽ tranh Sau đó, đưa ra một số chỉ dẫn cụthể về kỹ thuật xem tranh
1 Các khía cạnh cần xem xét trong hoạt động vẽ tranh
a Vật liệu và yêu cầu của trắc nghiệm vẽ tranh
Một tờ giấy trắng khổ A4, một cái bút (bút chì hay bút bi, hoặc bút mực,riêng bút màu cho phép phân tích những biểu tượng về màu sắc của tranh vẽ)
và yêu cầu (một lời đề nghị, ví dụ: Hãy vẽ một cái cây; Hãy vẽ gia đình em ) Đó
là những điều tối thiểu để có thể làm một trắc nghiệm vẽ tranh Lưu ý khi trẻ vẽkhông chắn trước mặt; không hỏi chuyện, hoặc trả lời quá dài dòng câu hỏi củatrẻ và không thúc giục trẻ kết thúc nhanh công việc các em đang làm
b Quan sát khi trẻ vẽ tranh
Quan sát khi trẻ vẽ tranh là một dạng thu thập thông tin bổ sung cho trắcnghiệm hình vẽ Các thông tin thu được mang tính chủ quan Vì vậy việc quan
Trang 21sát phải theo những tiêu chí nhất định để tránh những suy diễn từ người quansát.
• Tốc độ vẽ: Vẽ nhanh hay chậm thể hiêôn đặc điểm nhân cách ngườihướng nội hay hướng ngoại, trẻ thể hiện tính chủ đôông, thích nghi hay thụ động,kém thích nghi
• Trình tự vẽ, thứ tự vẽ các bộ phận: Vẽ người thường theo trật tự: đầu,thân, tứ chi Nếu trẻ quên vẽ bộ phận cơ thể nào thì có thể vấn đề của trẻ có liênquan đến bộ phân cơ thể đó Vẽ ai, cái gì trước hoặc sau đều nói lên mối quan
hệ, mức độ quan tâm nhiều hay ít tới khía cạnh đó
• Mức độ sẵn sàng vẽ: Cho thấy sự thích nghi ngoại cảnh, trạng thái tâm lýsẵn sàng cho hoạt động hay sự phân tâm của trẻ
• Sự tẩy xóa, thay đổi chủ đề, nội dung: Trẻ khi vẽ đã tẩy xóa hay bỏ phầnnào đều nói lên trẻ đang có vướng mắc, khó khăn tâm lý ở chủ đề nội dung đó
• Biểu hiện cảm xúc: Khi trẻ vẽ những biểu hiêôn cảm xúc vui, buồn, giận
dữ, hòa nhập hay lặng lẽ đều nói lên một tâm trạng nào đó của trẻ
• Độ tập trung: Thể hiêôn mức độ chú ý hay phân tán sự chú ý của trẻ trongkhi vẽ Ngoài ra nó còn thể hiêôn mức độ độc lập, tự chủ của trẻ trong hoạt động
• Lưu ý ghi chép những bình luận của trẻ trong khi vẽ tranh
Như vậy, trong khi trẻ vẽ, nhà tâm lý sẽ quan sát, ghi chép tỉ mỉ hành vicủa trẻ và những nhận xét của mình Nhà tâm lý chỉ trả lời mọi câu hỏi của trẻ
mà không chuyện trò khi trẻ đã hòan thành công việc của mình, nhà tâm lý sẽđặt những câu hỏi hoặc sử dụng trắc nghiệm liên quan đến sản phẩm trẻ vừahòan thành và phải hướng tới việc làm cho trẻ đưa ra giải thích, nhận xét vềnhững gì trẻ đã thể hiêôn
c Thu thập thông tin khi trẻ vẽ xong
Trang 22Những thông tin thu được thông qua trò chuyện sau khi trẻ hòan thànhbức tranh là quan trọng, nó cho phép làm rõ tâm tư của trẻ được phóng chiếuvào bức vẽ và gợi ý, giải thích thêm những thông tin mà trẻ muốn bày tỏ Vì vậycác hoạt động dưới đây cần được thực hiện trong tiến trình phân tích tâm lý củatrẻ em qua tranh vẽ.
Trò chuyện là một kỹ thuật quan trọng được sử dụng sau khi trẻ vẽ xong.Câu chuyện với các nhân vật, sự kiện trong tranh giúp tăng cường hiểu biết vềtrẻ và cuộc sống nội tâm của trẻ Trong tham vấn, vẽ tranh đôi khi được nhìnnhư một công cụ gián tiếp giúp trẻ chia sẻ nhiều hơn thế giới nội tâm của chúng.Trong trường hợp này, trò chuyện trên bức tranh mới là công cụ chính Ví dụ, khitrò chuyện có thể đặt ra một số câu hỏi khác nhau (tùy vào mục đích của cuộctrò chuyện) Người trợ giúp mượn từ hình vẽ cây, vẽ nhà hoặc vẽ các nhân vậttrong tranh để khám phá tâm lý của trẻ, như:
• Em cảm thấy thế nào về bức vẽ của mình?
• Cái cây này/ đứa trẻ này sống một mình hay sống với những cây khác/người khác?
• Sức khỏe của cây này/ đứa trẻ này như thế nào? Chỗ nào trên hình vẽthể hiêôn như vậy?
• Cái cây này/ đứa trẻ này có điều gì buồn bực? Nếu có thì đó là điều gì?
• Cây này/ đứa trẻ này mạnh mẽ hay yếu đuối? Chỗ nào trên hình vẽ thểhiêôn điều này?
• Cái cây này/ đứa trẻ này có điểm gì giống với em? Điều gì khiến em nghĩnhư vậy?
Như vậy kỹ thuật hỏi là một phần quan trọng trong kỹ thuật khai thác thôngtin qua tranh vẽ Điều này đòi hỏi người trợ giúp tâm lý phải cẩn trọng khi đặt câuhỏi về các nhân vật, sự kiện trong tranh của các em
Trang 23Sử dụng trắc nghiệm hoặc bảng hỏi (nếu cần) để khai thác thông tin nhằmlàm rõ thông điệp mà trẻ muốn bày tỏ trên tranh Có nhiều loại trắc nghiệm khácnhau có thể sử dụng để tăng cường hiểu biết về tranh vẽ của trẻ.
Ví dụ, nếu muốn đo sự phát triển trí tuệ có thể yêu cầu trẻ vẽ chủ đề vềngười gia đình, sau đó sử dụng thêm bảng trắc nghiệm vẽ hình người của F.Goodenough (1926) Hệ thống này sau đó được Harris (1963) và Roberts (1972)
mở rộng và chuẩn hóa đầy đủ với 52 chi tiết tương ứng với 52 điểm để đánh giá
sự phát triển trí năng của trẻ Hình vẽ người đã trở thành một công cụ trắcnghiệm tâm lý đánh giá chỉ số thông minh (IQ) của trẻ từ 5 đến 11 tuổi Hoặc cóthể đánh giá khả năng học tập của trẻ qua sử dụng thang đo vẽ hình người củaDillard và Landsman (1969) với 10 tiêu chí cơ bản Các tiêu chí này càng thiếu(hay điểm số trung bình của thang đo càng cao) thì mức độ thông minh của trẻcàng hạn chế Như thiếu: Mắt (2 điểm), mũi (2 điểm), miệng (3 điểm), cánh tay (2điểm), bàn tay (2 điểm), bàn chân (2 điểm), cẳng chân (1 điểm), thân mình (4điểm), cổ (2 điểm) và tóc (1 điểm) dẫn theo Lê Khanh, Khám phá trẻ em qua nét
vẽ, NXB Phụ Nữ, 2007
Trong trường hợp trẻ vẽ chủ đề về cây, có thể sử dụng bản câu hỏi tranh
vẽ cây hòan chỉnh (QDAA), được soạn thảo bởi Lydia Fernandez (1997) Bảncâu hỏi này được sử dụng để hòan thiện sự phân tích tâm lý qua tranh vẽ câycủa chủ thể Có nhiều bộ câu hỏi về trắc nghiệm vẽ cây khác nhau Có thể thamkhảo thêm bôô câu hỏi về cây của Kathryn G & David G trong công tác tham vấntrẻ em (Nguyễn Xuân Nghĩa và Lê Lộc dịch), Đại học Mở - Bán công, TP.HCM,Khoa Phụ nữ học, 2000 Bộ câu hỏi này gồm 10 câu hỏi đáp:
1 Cây này là cây gì?
2 Nó bao nhiêu tuổi?
3 Ai/ cái gì giống cây này? Điều gì thể hiện trong cây này khiến em nghĩnhư vậy?
Trang 244 Cái cây này có còn sống? Có phần nào bị chết không? Điều gì trongtranh nói lên điều này?
5 Cái cây này chủ đôông hay thụ động? Điều gì trong tranh làm em nghĩnhư thế?
6 Cái cây này là cây của quá khứ hay tương lai? Điều gì trong tranh khiến
em nghĩ như vậy?
7 Cái cây này đã trưởng thành hay chưa trưởng thành? Điều gì trongtranh khiến em nghĩ như vậy?
8 Nhu cầu của cái cây này là gì? Chỗ nào trong tranh chỉ ra như vậy?
9 Cái cây này có luyến tiếc điều gì không? Nếu có thì điều gì trong tranhchỉ ra như vậy? Nếu không thì vì sao?
10 Cái cây này lớn lên bình thường hay khó khăn? Điều gì trong tranhkhiến em nghĩ như vậy?
Theo L Fernandez, những câu hỏi 1, 2, 3, 4 thể hiêôn sự đồng nhất bảnthân trẻ vào cái cây và những sự kiện liên quan đến cái cây Còn từ câu 5 đếncâu 10 liên quan đến biểu tượng không gian của cây (xem phần vị trí hình vẽ -biểu tượng không gian của hình vẽ)
d Xem tranh
Theo PGS.TS Elaine Fernandez, nhà tâm lý lâm sàng thực hành, giáoviên thỉnh giảng tại Đại học Tổng hợp Toulouse II Pháp, khi phân tích một bứctranh cần lưu ý tới khía cạnh nội dung và hình thức hiển thị trên tranh Những chỉdẫn cụ thể đó là:
• Khía cạnh nội dung hiển thị trên bức tranh
• Chủ đề bức tranh (lưu ý ấn tượng tổng thể trước khi kiểm tra các chitiết)
Trang 25• Kích thước hình vẽ và mối quan hệ giữa các yếu tố, sự vật.
• Đặc điểm của từng yếu tố
• Nhân vật - con người
• Chất lượng của sơ đồ cơ thể
• Khả năng biểu đạt bản thân trên hình vẽ
• Khía cạnh hình thức hiển thị trên bức tranh
• Nét vẽ, lực ấn
• Màu sắc
• Vị trí không gian của hình trên tờ giấy
e Diễn giải, trình bày
Trên cơ sở một bức tranh thực tế, cần diễn giải, trình bày những giả thiết
về bức tranh theo xu hướng sau:
• Miêu tả thực tế chung nhất, khái quát nhất bức tranh nhằm trả lời câuhỏi: Nó như thế nào?
• Miêu tả những điều tri giác được trên tranh thể hiện sự khách quan, khảnăng quan sát của người trợ giúp Điều này khác với việc chúng ta miêu tả kinhnghiệm của mình về vấn đề của trẻ Miêu tả thực tế giúp tránh được sự phátbiểu định kiến, hay áp đặt quan điểm cá nhân lên hình vẽ của trẻ
• Lý giải nội dung của bức tranh theo công cụ phân tích tranh đã được cácnhà tâm lý học xây dựng và đã được biểu tượng hóa Cần lưu ý bức tranh củatrẻ vẽ luôn dựa trên nguyên tắc quy gán văn hóa - xã hội mà trẻ thuộc về Mỗinền văn hóa đều có các quy tắc ứng xử công khai hoặc ngấm ngầm riêng củamình Ví dụ: Việc trẻ em nhìn thẳng vào mặt người lớn khi giao tiếp đối với nềnvăn hóa này sẽ được ủng hộ vì đó là biểu hiện của sự lắng nghe, tôn trọngngười nói và thể hiêôn sự tự tin ở người giao tiếp Tuy nhiên, không ít nền văn
Trang 26hóa khác lại đánh giá hành vi đó là sự xấc láo, thiếu sự kính trọng bề trên Điềunày cho thấy hiểu biết về nền văn hóa của đối tượng vẽ tranh có ý nghĩa vô cùngquan trọng đối với người đọc tranh.
Như vậy, việc lý giải tranh vẽ nhằm trả lời cho câu hỏi: Vì sao nó lại nhưthế? Việc này nên chỉ được đưa ra sau khi đã miêu tả các dấu hiệu nhìn thấytrên tranh
• Sau khi đã phân tích toàn bộ bức tranh của trẻ, người phân tích tranhcần tóm lược xem bức tranh đó toát lên thông điệp gì là chủ đạo Đó chính là kếtluận Điều này liên quan đến một sự hiểu biết tốt về kinh nghiệm sống của trẻđược hiển thị trên hình vẽ để định hướng cho hoạt động tham vấn, trị liệu tiếptheo của người trợ giúp Phần này thường trả lời cho câu hỏi "nó là gì?"
2 Một số chỉ dẫn cụ thể về kỹ thuật xem tranh
Khi phân tích tranh vẽ của trẻ em, cần lưu ý đến nội dung và hình thức (bốcục) của bức tranh, cũng như đặc điểm của từng yếu tố Chúng ta sẽ xem xéttừng khía cạnh của bức tranh
a Những biểu hiện về nội dung hình vẽ
Hình vẽ người
* Độ lớn của hình người (vật)
+ Hình vẽ quá lớn, chiếm gần hết tờ giấy:
- Xu hướng mạnh mẽ, bạo dạn, bột phát, kém kiềm chế nội tâm, hiếuđộng, hung tính
- Hoặc đôi khi ngược lại - tính nhút nhát, tự ti, mong muốn quyền lực,muốn được để ý nên hình thành phản ứng ngược theo cơ chế phòng vệ cái tôi
+ Hình vẽ bé tí hoặc vẽ người, vật nhỏ xíu:
- Người có xu hướng nhút nhát, e ngại, tự co lại, bất an
Trang 27- Có thể nhận thức không tốt về bản thân, lo lắng nội tâm.
+ Vẽ hình người (cây, vật) nghiêng ngả
- Cảm giác mất thăng bằng, cảm giác không an toàn, bất an, mất chỗ dựa
* Chi tiết người
+ Không có mắt hoặc che mắt
- Không muốn tiếp xúc thị giác
- Thái độ cô lập
- Có thể có dấu hiệu bệnh tâm thể
+ Mắt quá to (không phải là vẽ theo một trường phái nào đó)
- Có xu hướng biểu hiện lo hãi
- Vẻ ngây thơ, dễ bộc trực
+ Tai quá to/ Không có tai
- Quan tâm đến những lời của người khác nói về mình
- Có thể bị điếc hoặc nặng tai
+ Miệng cười/ Không có miệng/ Trẻ lớn tuổi vẽ miệng tròn vo
- Có thái độ hợp tác, vui vẻ
- Có vấn đề trong quan hệ mẹ - con sớm
Trang 28- Thể hiện sự ngây thơ, trẻ con.
+ Nhe răng lớn
- Xu hướng tấn công, hung tính, phản ứng chống đối
+ Vai vuông to
- Xu hướng phòng vệ cá nhân, muốn mạnh mẽ
+ Cằm tròn/ Cằm nhọn, rõ nét
- Vẻ ngây thơ, hiền lành, nhu mì
- Cương nghị, mạnh mẽ, trực tính, xu hướng hành động
+ Tay nhỏ, gầy/ thiếu tay
- Biểu hiện yếu kém về năng lực xã hội
- Mặc cảm tội lỗi (liên quan đến trộm cắp, giết người, hoặc bàn tay làmđiều xấu)
+ Thân người gầy
- Không thích bộc lộ, tránh rắc rối, hoặc người to béo có mong muốn đượcgầy bớt, nhỏ nhắn nên vẽ bản thân gầy
+ Bộ phận bị tẩy sửa, hoặc tẩy xóa toàn bộ hình vẽ
- Xu hướng lo âu Tẩy xóa như không muốn thừa nhận sự tồn tại chỗ nào
Trang 29* Biểu tượng về các nhân vật
+ Vẽ người hùng, siêu nhân
- Mong muốn về sức mạnh, nam tính, cứng rắn
+ Vẽ hề, quái vật, phù thủy
- Tính tự ti, mặc cảm về bản thân
- Người thiếu bản sắc, thiếu cá tính
- Thiếu hiểu biết bản thân, nhận thức về bản thân yếu kém
+ Nhà du hành vũ trụ, lái tàu biển, nhà thám hiểm
- Mong muốn đi xa, muốn được giải thoát
- Cảm giác cô đơn, cảm giác bị kìm kẹp
+ Công an
- Xu hướng muốn quyền lực, sự mạnh mẽ
+ Vẽ thầy cô mặc đẹp, tay cầm sách; Vẽ thầy cô xấu xí, lem nhem
- Kính trọng, yêu quí thầy cô
- Đề cao và yêu quý người đó
+ Người được vẽ trước
Trang 30- Người được yêu quí nhất, người có giá trị nhất.
+ Nhân vật không có thực
- Thể hiện sự mong ước
+ Thành viên bị vẽ nhỏ, vẽ xấu xí, hoặc vẽ ở góc dưới bên phải tờ giấy
- Không yêu quí người đó
- Không muốn nhắc đến người đó
+ Không vẽ bản thân
- Người có tính tự ti, mặc cảm hoặc không chấp nhận bản thân
+ Bôi đen mặt người không nhận được ra, hoặc bôi đen toàn thân
- Không muốn nghĩ đến, không thừa nhận, muốn chối bỏ người đó Cảmgiác bi quan, cô đơn và cách biệt với mọi người xung quanh
+ Vẽ bản thân bám sát với cha mẹ
- Mong muốn được yêu thương, mong muốn được bảo vệ
+ Vẽ bản thân giống với người nào đó
- Muốn đồng nhất với người đó
- Cảm giác thấp kém về bản thân
+ Cha mẹ đứng cạnh nhau, nắm tay nhau; Đứa trẻ đứng chen giữa cha
mẹ
- Gia đình hòa thuận
- Gia đình không hòa thuận, cha mẹ có cãi cọ, xích mích
Theo Hulse (1951); Koppitz (1968); Di Leo (1973), Klepsh (1982)
* Vẽ nhà, đồ vật và thú vật.
Trang 31+ Nhiều cửa, các cửa sổ mở, cân đối với chi tiết xung quanh: Tính cởi mở,cảm thấy hài lòng với cuộc sống thực tế.
+ Nhà bé, cửa sổ bé: có rối loạn tình cảm, khó khăn trong giao tiếp, ngườirụt rè, khép kín
+ Nhà không cửa, không đường vào: Người có lỗi lầm, thất bại
+ Nhà có nhiều đường ra vào xung quanh: Mong muốn được thoát ra khỏingôi nhà đó
+ Nhà có rào bao bọc, vẽ dồn vào phía trái tờ giấy: Mơ về quá khứ, muốngắn bó với mẹ
- Nhu cầu sở hữu kỉ niệm gia đình
+ Nhà xấu xí: Không có niềm vui trong cuộc sống gia đình, không muốnsống trong ngôi nhà đó
+ Nhà vẽ đẹp, tỉ mẩn, có nhiều màu sắc, hoa lá bao quanh: Yêu quí giađình, mong ước cuộc sống đầm ấm, sự thanh bình
+ Nhà có nhiều chi tiết, đồ vật: Có nhiều kỷ niệm với ngôi nhà, có mốiquan hệ tốt với cuộc sống thực tại
+ Đồ vật không có biểu hiện của sự sống: Xu hướng cô đơn, nghèo cảmxúc
+ Đồ vật trong nhà rời rạc, thiếu thốn hoặc không có: Trống vắng, cô lập,đơn độc Thiếu cảm giác về cuộc sống gia đình Có thể nghèo nàn trí tuệ, cảmxúc
+ Đồ vật không có thực: Mong muốn về nó
+ Vẽ con vật sống trong nhà, không có người thân sống cùng: Mơ ướccuộc sống hiền hòa, thiếu vắng tình cảm, sự cô đơn trống vắng
Trang 32+ Vẽ con vật dâôn dữ, nhe răng: Xu hướng hung tính, dễ gây hấn hoặc tự
ti, ước mơ có sức mạnh
+ Con vật không có trong cuộc sống hàng ngày: Không chấp nhận thực tế,cuộc sống thiếu sự gần gũi, thân mật với các thành viên khác
+ Đám mây đen, trời tối: Xu hướng lo âu, cảm giác tương lai mờ mịt
+ Đường nét rắm rối, đường vẽ nhì nhằng, đan xen lộn xộn và tràn lấptoàn bộ khoảng không gian của bức tranh: lo âu rõ rệt
Theo Rose line David /1971) Philippe Wallon (2001), Marvir Klepsli (1882).
* Vẽ cây
- Hình dáng cây và nhân cách con người
+ Gốc cây lớn, bộ lá mở ra, mềm mại, thân cây rộng: Người hướng ngoại,thích nghi tốt với cuộc sống
+ Cây phát triển phía trên: Người trí tuệ, thích mơ mộng
+ Tranh vẽ nhiều cây rất lớn tràn đầy trên giấy: Người có nhu cầu bànhtrướng, năng động, làm việc có hiệu quả, có tính tò mò phân tán và không liêntục
+ Cây nhỏ bé, rễ và bộ lá đóng, cành cây một nét, lá dồn bên trái tờ giấy:Người hướng nội
+ Nhiều cây nhỏ li ti: Người có thái độ lẩn tránh, thu mình, luôn có điều losợ
+ Gốc cây nhọn, cành cây hoặc lá nhọn hướng lên trên hoặc hướng rabên ngoài như mũi tên, nhiều rễ, rễ cây cao, nét vẽ góc cạnh, sần sùi, đen:Người hung tính
Trang 33+ Thân cây mảnh, gầy, bộ lá dẹt rũ xuống, xoắn vào nhau, cành cây bị cắtcụt: Người thụ động.
+ Nét vẽ đứt quãng, có góc cạnh khắp thân cây, cây xa mặt đất, thân mở,
lá răng cưa hình ngọn giáo Cành cây một nét gầy, lá và quả rũ xuống: Người cóxung đột xã hội
+ Nét vẽ yếu ớt, mảnh dẻ, nhiều nét đứt quãng, không có đất, thân câyrộng ở gốc, cành cây bị cắt cụt có vòng tròn bao quanh, cành cây cong queo, bộ
lá cụt: Người có xung đột cá nhân
+ Rễ cây nhọn, sắc cạnh, cong queo, nét vẽ co cứng, đường đất gạchgạch hoặc có góc cạnh, gốc cây bị che bởi các cụm cỏ, cành cây xoắn lại, đen ởgốc/ Lá cây không dính vào cành Các cành cây nhọn chọc thẳng lên trời: Người
có vấn đề về tình dục
+ Thân cây có xu hướng nở ra, đôi khi có dáng như một hình thoi và rễcây là đỉnh góc, hoặc cây trông như cái cột điện có gai ngạnh nằm ở phía trêncao của tờ giấy: Người hoang tưởng
+ Cây hình người: Người chưa phát triển thành thục, có xu hướng sợ hìnhảnh của người cha
Theo Bour (1961); Chirol (1965); Lief (1968); Cuerq (1974); Stora (1975); Abad Alegria (1985); De Casstilla (1994)
* Ví dụ về hình cây và đặc điểm nhân cách bệnh:
Trang 34Để minh họa những biểu hiện tâm lý qua hình vẽ cây chúng tôi trình bày
về các nét vẽ liên quan tới các gốc - rễ cây theo trật tự và được đánh số Mỗimột đặc điểm về rễ cây có thể được mô tả bằng nhiều ý kiến khác nhau đượcngắt theo từng câu ngắn gọn do L Fernandez (2005) tập hợp từ các kinhnghiệm khác nhau của nhiều tác giả trên thế giới đã thực hành có kết quả trêncác test vẽ cây
• Không có các rễ và không có đường nền: Có cảm giác không an toàn vàthiếu hụt
• Các rễ cây vẽ bằng một nét: Có tính thỏa mãn sự tò mò theo kiểu trẻ thơ.Mong muốn biết những cái được gọi là bí mật Hành vi trẻ thơ
• Các rễ cây nhọn, vẽ bằng một nét (cây đứng trên các rễ nhọn): Thái độphản kháng Không thoải mái Không hài lòng một cách vô cớ với tình trạng hòancảnh của mình
• Rễ cây vẽ hai nét: Sự độc đáo, chủ thể phụ thuộc (hoặc lẫn lộn bị lôi kéotrong) bản năng của mình (cuộc sống hai mặt) Chủ thể có nhu cầu được nâng
đỡ Là người gắn với truyền thống (nông dân) Người nặng nề, chậm chạp,ương bướng, lì lợm, không tranh đấu Nhìn nhận vấn đề thực tế
• Các rễ cây vẽ ra rìa tờ giấy, coi mép giấy là nền đất đỡ cây: là bìnhthường đối với trẻ em dưới 12 tuổi Trên 12 tuổi là có xu hướng kéo dài tuổi thơ,biểu hiện của thế giới trẻ thơ Quan điểm hẹp hòi, tầm nhìn hạn chế Trẻ con
Trang 35hóa Sự tụt lùi Chưa trưởng thành Có cảm giác không an toàn và thiếu thốn Xuhướng trầm cảm.
- Độ lớn, độ dài, độ cao của bộ rễ cây
• Bộ rễ lớn hơn thân cây: Có tính tò mò lớn Tính xâm kích bùng phát độtngột Có các vấn đề đáng lo về tính xâm kích Đối với một số chủ thể, có xuhướng phóng chiếu sự xâm kích
• Rễ nhỏ hơn thân cây hoặc tán lá: Tò mò, mong muốn được thấy cái bịdấu hoặc bị cấm Có tinh thần tìm hiểu nghiên cứu
• Rễ dài bằng độ cao thân của cây hoặc độ cao của tán lá: Tò mò mãnhliệt có thể dẫn tới các vấn đề liên quan tới xâm kích, hoặc liên quan tới nhu cầuđược thuần hóa
• Nhấn mạnh rễ cây bị chôn vùi trong đất: Có nhu cầu bám giữ chặt vàothực tế Quan tâm quá mức vào việc bám vào thực tế Xu hướng bảo thủ, ứcchế, hoặc có khả năng ứng xử rất thô bạo, thô thiển của cá tính bản năngnguyên sơ
• Các rễ rất lớn và nhỏ dần: Dấu hiệu bám, níu kéo vào vật chất
• Rễ cây đâm dài xuống: Có vấn đề về tình dục Trong vô thức không thỏamãn về tình dục, hành xử theo xu hướng bạo lực
- Trạng thái các rễ cây
• Rễ cây rất mảnh: Kém tiếp xúc, hiểu biết thực tế
• Rễ cây gầy, tiếp xúc rất nhẹ với nền đất: Dễ kích động liên quan tới tìnhdục
• Đầu rễ sắc nhọn, rễ chùm nhiều nhánh, rễ hình thoi xuyên vào đất
Trang 36- Đầu rễ sắc nhọn: dấu hiệu không thỏa mãn tình dục Xâm kích ngầm ẩn.Đánh giá thấp bản thân Thiếu hòa hợp trong các mối quan hệ Hành động bảnnăng méo mó Tội lỗi liên quan tới tình dục.
- Rễ chùm nhiều nhánh: Có các vấn đề về tình dục không được giải quyết.Thỏa mãn tình dục kéo theo hành động làm đau đớn thể xác (masochisme)
- Rễ hình thoi xuyên vào đất: cân bằng, tiếp cận tốt với hiện thực Đàn ôngthì đáng tin cậy Phụ nữ là người kiềm chế, kỷ luật
- Các rễ cây có nét vẽ co rút vô thức, bất ngờ: Hậu quả của rối loạn tâm lý,xáo trộn bởi tình dục
• Rễ cây hình con sao biển: Sự nảy sinh một cách méo mó của các cơ chếbản năng Có xu hướng quay về truyền thống
• Các rễ như hình các móc câu: Tiếp xúc với thực tế kém cỏi Hành vi xâmkích mang tính ích kỷ và nghi ngờ
• Rễ chỉ thấy được lờ mờ: Rối loạn tình dục quấy rối Chủ thể bị phong tỏabởi ảnh hưởng di truyền, bị khuyết tật bởi các yếu tố di truyền xấu Bị dày vò vìkhông thể tự thực hiện, tự thể hiêôn được Triệu chứng thất bại trong thực tế,trong định hướng Tiến triển bệnh tâm thần, có thể đã bị tâm thần phân liệt
• Các rễ cây ngược lên và nhiều nhánh: Nhân cách lo lắng, dày vò, khôngnẩy nở Xâm kích
• Nhiều rễ và dễ thấy: Không thỏa mãn tình dục
• Rễ vặn vẹo và lồi lõm: Khó chịu mang tính bản năng
• Cấu trúc rễ cây sắp xếp nghèo nàn: Một sự không ổn định căn bản
• Rễ cây chết: Cảm giác đánh mất sự liên kết với thực tế Giảm sút nghiêmtrọng động cơ hành động và mất cân bằng nhân cách Cảm giác ám ảnh và trầmcảm
Trang 37• Các vết sạm đen của rễ cây (Rễ sạm đen, tối, nếp nhăn co quắp tô đenqua rễ, chỉnh sửa vụng về phần rễ cây).
- Rễ sạm đen: Tình dục lo âu
* Biểu tượng về một số loại cây
Theo cách nhìn của người châu Âu một số cây dưới đây được gắn vớinhững ý nghĩa nhất định, chúng liên quan đến văn hóa truyền thuyết, mà khinhắc đến con người thường có chúng một liên tưởng Các nhà tâm lý có thể căn
cứ vào cái cây được vẽ để có thể hiểu được những thông điệp mà người vẽmuốn nói Chúng tôi chỉ lựa chọn một số cây mà người Việt Nam cũng có nhữngquan niệm thống nhất hoặc có hiểu biết nhất định về chúng Vì vậy, khi trình bàycác cây này (theo Chevalier và Gheerbrant (1982) chúng tôi bổ sung thêm ýnghĩa của chúng theo quan niệm của người Việt nam và cũng trình bày thêm một
số cây gắn với biểu tượng rõ rệt của người Việt Nam như cây tre, cây quất, câylộc vừng (các ảnh kèm theo mang tính minh họa được lấy từ internet)
Vẽ cây Chuối
Biểu tượng của tính yếu ớt, dễ đổ vỡ, tính không bền vững
Đối với người Việt Nam cây chuối biểu tượng cho sự mềm mại, sự khiêmnhường, sự dịu dàng của người mẹ - thân phận của người mẹ quê chỉ biết cho
mà không nhận, đôi khi bị rẻ rúm
Vẽ cây Liễu
Trang 38Biểu tượng của sự u buồn, của cái chết Thể hiện sự giao hòa, tiếp xúc vớitrời, sự trong sáng Đối với người Việt Nam, cây liễu thể hiện sự yếu ớt, sựmảnh mai, sự dịu dàng và yểu điệu của người con gái
Vẽ cây Thông
Biểu tượng của tính vĩnh cửu, sự phát triển, sự cao cả, sức sống mạnh.Tính không thể biến chất, sự thật hiển nhiên và niềm tin Biểu tượng của tìnhyêu, sự trung thành đôi lứa Dấu hiệu của điềm lành, nếu vẽ rụng lá thì biểu hiêôncủa sự tang tóc
Trang 39Vẽ cây Đa
Biểu tượng của sức mạnh của tư tưởng hiền triết, tính đức độ
Thể hiện tinh thần mạnh mẽ, chắc chắn, sự mềm mại, tĩnh lặng và khônngoan
Thể hiện lòng hiếu khách tràn trề, có thể tin cậy và nương tựa
Quả đa gắn với biểu tượng của quả trứng: sự dồi dào, phồn vinh, sự sinhsôi con cháu đông đúc
Vẽ cây Anh đào
Biểu tượng của sự trong sáng, của lý tưởng hào hiệp, của mùa xuân, sựphồn thịnh và hạnh phúc của việc được tồn tại trên đời
Đối với người Nhật hoa anh đào là biểu tượng của vẻ đẹp thanh cao, củahòa bình, của ấm no, hạnh phúc Hoa anh đào tượng trưng cho tinh thần võ sĩđạo
Đối với người Việt Nam, cây đào, cây mai (cùng họ) tượng trưng chophẩm tiết cao quý Sự thanh tao Khí phách của người cách mạng
b Những biểu hiêên về hình thức của bức tranh
* Đường nét vẽ, lực ấn và tốc độ vẽ
+ Vẽ đường vẽ thẳng, dài:
- Người hướng ngoại, có khả năng đương đầu
- Xu hướng sống theo nguyên tắc
+ Đường chéo
- Người có tính năng động
- Cảm giác bất ổn do lo âu không xác định được hoặc mất thăng bằng.+ Đường cong, tròn
Trang 40- Người có tính nhạy cảm, mềm mại.
- Có xu hướng vận động lặng lẽ, nhẹ nhàng
- Người giàu hình ảnh, biểu tượng
+ Lực ấn nhẹ, nét vẽ mảnh mai, nét quá nhỏ
- Người nhẹ nhàng, nhút nhát, tính thiếu cương quyết
- Bị cảm xúc chi phối, hoặc bị ức chế do lo hãi
- Tâm trạng ổn định, cảm giác thư thái
- Xu hướng biểu hiện nhanh nhẹn
- Người thiếu tự tin, rụt rè, mất tự chủ
+ Nét vẽ là những chấm, gạch nhỏ lốm đốm