1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tiểu luận cá nhân kinh doanh & hộ kinh doanh

32 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 272 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM Theo Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặctoàn bộ các hoạt đ

Trang 1

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NG Đ I H C NGÂN HÀNG THÀNH PH H CHÍ MINH ẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ố HỒ CHÍ MINH Ồ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

  

Bài tiểu luận:

CÁ NHÂN KINH DOANH & HỘ KINH DOANH

Trang 2

MỤC MỤC

L i nói u ời nói đầu đầu 3

PHẦN A: CÁ NHÂN KINH DOANH I KHÁI NIỆM 6

II ĐỐI TƯỢNG 6

III DANH MỤC HÀNG HÓA ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH 7

IV PHẠM VI VỀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 8

V QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN KINH DOANH 9

1 Quyền 9

2 Nghĩa vụ 9

VI TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 11

1 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại 11

2 Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại 12

VII THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THI HÀNH LUẬT KINH DOANH CÁ THỂ HIỆN NAY 13

Trang 3

PHẦN B: HỘ KINH DOANH

I KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ 21

1 Khái niệm: 21

2 Đối tượng: 21

3 Qui mô của Hộ Kinh doanh: 21

II QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘ KINH DOANH 21

1 Quyền: 21

2 Nghĩa vụ 22

III ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH 22

1 Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: 22

2 Điều kiện được cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh: 22

3 Quyền khiếu nại khiếu nại, tố cáo khi không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh 23

IV CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM, TẠM DỪNG VÀ CHẤM DỨT KINH DOANH 23

1 Chuyển địa điểm kinh doanh: 23

2 Tạm dừng kinh doanh: 23

3 Chấm dứt kinh doanh: 23

V NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ: 24

Thay l i k t ời kết ết 25

Tài liệu tham khảo 26

Phụ lục 27

Trang 4

L i nói đ u ời nói đầu ầu

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo

cơ chế thị trường Trong nền kinh tế đa dạng hiện nay ta có thể bắt gặp các hình thứckinh doanh (các loại hình doanh nghiệp): cá thể kinh doanh nhỏ lẻ, hộ kinh doanh,công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty 1 thành viên

Trong muôn màu muôn vẻ các hình thức kinh doanh cũng như loại hình doanhnghiệp đó thật sơ sót nếu chúng ta không bàn đến vai trò đóng góp đáng kể của Cánhân Kinh doanh và Hộ Kinh doanh trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đấtnước

Hàng ngày chúng ta đều bắt gặp những hình ảnh thân quen: gánh hàng bándạo, những xe đẩy hàng rong trên những nẻo đường từ phố thị đến làng quê, các cửahàng lớn có nhỏ có mua bán, kinh doanh nhộn nhịp từ thành thị đến nông thôn, mà ít

ai biết được, hoặc suy nghĩ vai trò đóng góp của họ cho tổng thể nền kinh tế nước nhànhư thế nào?

Chính lẽ đó mà ngay cả một vị chuyên gia tư vấn chiến lược cho chính phủ ông Bùi Kiến Thành đã nhận định vai trò của những cá nhân kinh doanh này đónggóp một phần đáng kể vào GDP của quốc gia Cũng theo ông thì con số hơn một triệungười đang thực hiện mua bán những gánh hàng rong trên mọi nẻo đường của đấtnước Mỗi người trong số họ chỉ cần số vốn ít ỏi từ 200,000 – 300,000 đồng trong mộtngày mua bán họ đã kiếm được khoảng lời 50,000 đồng /ngày, điều này đồng nghĩa

-họ có được một tỷ suất lợi nhuận bình quân 20% , quả thật đây là con số rất hấp dẫnvới các doanh nghiệp

Theo nguồn tin từ VN Express con số thống kê đối với Hộ Kinh doanh cũngđóng một vai trò khá lớn trong tổng thể nền kinh tế chúng ta Hộ Kinh doanh đã gópphần vào GDP của đất nước một con số khá thú vị là đạt tới 13%, đây không phải làcon số nhỏ Nhưng theo chúng tôi con số cá nhân kinh doanh cũng như sự đóng của

hộ kinh doanh trong thực tế chưa thống kê đầy đủ Nó còn lớn hơn thế nữa chứ khôngphải dừng lại ở mức đó

Chính vì vậy chúng ta cần phải nhìn thấy vai trò đóng góp của thành phần kinh

Trang 5

chính thức cho hoạt động kinh doanh này của họ, tức là “Cá nhân Kinh doanh và HộKinh doanh “ để họ yên tâm kinh doanh, hoạt động nhằm cải thiện cuộc sống cá nhân,gia đình và đóng góp cho nền kinh tế đa thành phần của nước ta ngày càng pháttriển to lớn hơn, bền vững hơn.

Trang 6

PHẦN A: CÁ NHÂN KINH DOANH

I KHÁI NIỆM

Theo Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ

Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặctoàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch

vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phảiđăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi

là “thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại

II ĐỐI TƯỢNG

Theo Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ

1 Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cốđịnh (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhậnsách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh cácsản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

2 Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địađiểm cố định;

3 Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặckhông có địa điểm cố định;

4 Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để báncho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

5 Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe,rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm

cố định;

6 Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kýkinh doanh khác

Trang 7

III DANH MỤC HÀNG HÓA ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH

1 Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụtheo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy

định của pháp luật – tham khảo điểm a khoản 1 điều 4 Nghị định 59/2006/NĐ

– CP ngày 12/6/20006.

b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàngkhông bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của phápluật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kémchất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;

c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo

quy định của pháp luật - tham khảo điểm b khoản 1 điều 4 Nghị định 59/2006/

NĐ – CP ngày 12/6/20006

2 Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch

vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quyđịnh của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ

này Tham khảo điểm c khoản 1 điều 4 Nghị định 59/2006/NĐ – CP ngày

12/6/20006.

3 Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phíliên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh Trường hợp kinh doanh thực phẩm vàdịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiệntheo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanhloại hàng hóa, dịch vụ này

4 Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo, đếm vàcung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chấtlượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mìnhthực hiện

IV PHẠM VI VỀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI

Theo Điều 6 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ:

Trang 8

1 Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạtđộng thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây:

a) Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lamthắng cảnh khác;

b) Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;

c) Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuấtđạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;

d) Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu,bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;

đ) Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

e) Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, baogồm cả đường bộ và đường thủy;

f) Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa

hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc

lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyếnđường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạchhoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại;

g) Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quanđược Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhânthực hiện các hoạt động thương mại;

h) Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực,tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từđiểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức,

cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt độngthương mại

2 Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng,lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại và trưng bàyhàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ravào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiệncho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung

Trang 9

3 Trường hợp tiến hành hoạt động thương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phầnvỉa hè đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép

sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạtđộng thương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó

4 Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thihành công vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện,thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại để tránh làm cản trở hoặc tắcnghẽn giao thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạtđộng xã hội khác theo quy định của pháp luật

V QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN KINH DOANH.

1 Quyền

Theo điều 5 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, ngày 16 tháng 03 năm 2007:

“Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụtheo quy định của pháp luật, "

Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực kinh doanh, tự do giao kết hợpđồng và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật

a) Thực hiện các hoạt động thương mại bất hợp pháp hoặc theo cách thức gây rối trật tựảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng;

b) Sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại vàhoạt động có liên quan đến thương mại xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng,xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin

cá nhân

Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phươngtiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ

Trang 10

đựng rác và chất thải phù hợp Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện cáchành vi sau đây trong hoạt động kinh doanh lưu động:

a) Đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc

e) Sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt độngthương mại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh, ảnh hướng xấuđến mỹ quan chung;

f) Đổ chất thải, phóng uế bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị,dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàngkhác, giấy, rác, hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giaothông, xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường,làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng;

g) Nấu ăn, ngủ, nghỉ ở phần đường bộ dành cho người và phương tiện tham gia giaothông; lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe buýt; nơi hoạt độngvăn hóa, giải trí, vui chơi công cộng làm ảnh hường xấu đến mỹ quan chung vàtrật tự, an toàn xã hội;

h) Lợi dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại

VI TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

1 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước đối với cá

nhân hoạt động thương mại.

Theo Điều 8 nghị định số 39/2007/NĐ-CP, ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ

Trang 11

Giao Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã)chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt độngthương mại trên địa bàn theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Cụ thể bao gồm các công việc sau đây:

a) Lập sổ theo dõi cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý (bao gồm cánhân hoạt động thương mại cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khác thườngxuyên đến địa bàn quản lý hoạt động thương mại) và tình hình hoạt động, chấphành pháp luật của các đối tượng này

b) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật liên quan vềquản lý cá nhân hoạt động thương mại tới đối tượng trực tiếp thực hiện, cán bộquản lý và toàn thể nhân dân trên địa bàn

c) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền

và trách nhiệm trong việc quản lý cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn

d) Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch và phân công trách nhiệm quản lý hoạtđộng thương mại cụ thể của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn theohướng dẫn và phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên

e) Thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc chophép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại

f) Triển khai thực hiện các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thứcquản lý phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường,địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; bảođảm an ninh, an toàn cho các hoạt động hợp pháp của cá nhân hoạt động thươngmại trên địa bàn quản lý

g) Thực hiện các giải pháp tổ chức, quản lý bảo đảm cho cá nhân hoạt động thươngmại tuân thủ đúng các quy định về phạm vi hoạt động được quy định trong Nghịđịnh này; không tự ý bố trí sắp xếp và để cho cá nhân thực hiện các hoạt độngthương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm bị cấm theo quy định của Nghịđịnh này

h) Thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí đối với cá nhân hoạtđộng thương mại trên địa bàn quản lý

i) Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mạitheo thẩm quyền

j) Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhànước cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân

Trang 12

hoạt động thương mại trên địa bàn và kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản

lý hoạt động của các đối tượng này

2 Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại.

Theo Điều 8 nghị định số 39/2007/NĐ-CP, ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ

a) Các Bộ ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệmhướng dẫn cụ thể việc thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động thương mạicủa cá nhân hoạt động thương mại theo quy định của Nghị định này

b) Bộ Thương mại có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện Nghị định này

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện việc quản lý nhà nước về cáchoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương theohướng dẫn và phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên Cụ thể bao gồmcác công việc sau đây:

- Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việcthực hiện các quy định về quản lý hoạt động thương mại của cá nhân hoạt độngthương mại trên địa bàn;

- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý hoạtđộng thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn;

- Kịp thời đưa ra các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lýphù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểmcấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại;

- Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mại vượt thẩmquyền của Ủy ban nhân dân cấp dưới;

- Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhànước cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhânhoạt động thương mại tại địa phương; kiến nghị các vấn đề liên quan đến việcquản lý hoạt động của các đối tượng này

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyềnquy định thời gian và chỉ đạo việc lắp đặt biển cấm cá nhân thực hiện các hoạtđộng thương mại tại các khu vực, tuyến đường theo quy định tại điểm h khoản 1Điều 6 Nghị định này

e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc quy hoạch và cho phép cá nhân sửdụng tạm thời các khu vực, tuyến đường và phần vỉa hè đường bộ trên địa bàn để

Trang 13

thực hiện các hoạt động thương mại phù hợp với điều kiện thực tế của địa phươngnhưng không được làm ảnh hướng đến trật tự, an toàn giao thông.

VII THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THI HÀNH LUẬT KINH DOANH CÁ THỂ HIỆN NAY

1 Việc thi hành luật của các cá nhân kinh doanh:

a) Vi Phạm về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại:

Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng,hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của phápluật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kémchất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh

Tại các đô thị lớn, quán ăn vỉa hè mọc lên rất nhiều, dù mất vệ sinh nhưngluôn đông khách Các quy định về xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thức ănđường phố đều không khả thi

Theo ngành y tế TPHCM, việc quản lý quán ăn đường phố rất khó khăn

Cơ quan chức năng đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thựcphẩm cho những cơ sở, quán ăn có địa chỉ rõ ràng; còn những gánh hàng rong,quán vỉa hè “di động” thì chưa thể kiểm soát được

Theo kết quả điều tra do Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm thực hiện, thức

ăn chín đường phố Hà Nội có tỉ lệ nhiễm khuẩn E.coli từ 70% - 90% với món nộmthập cẩm, nem chua, giò, nem chạo Cũng theo điều tra này, bàn tay người làmmón rất bẩn

Tại Hà Nội, tỉ lệ bàn tay người làm thức ăn đường phố nhiễm E.coli chiếmtới hơn 40% Các chuyên gia thực phẩm cho rằng với thực trạng chế biến thức ănđường phố như vậy, nguy cơ thực khách bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm bệnh đườngruột, nhiễm các loại giun, sán là điều khó tránh khỏi

b) Vi phạm về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại

Theo quy định của pháp luật, vỉa hè là để cho người đi bộ Thế nhưng, thực

tế rất nhiều đoạn vỉa hè bị lấn chiếm công khai, đẩy

Việc vỉa hè bị lấn chiếm, đẩy người đi bộ xuống lòng lề đường làm tăngnguy cơ tai nạn giao thông Điển hình là trường hợp bà Nguyễn Thị Sanh, ngụ P.4,Q.Gò Vấp, buổi tối đi bộ ở Công viên Gia Định, do tránh những “quán ăn diđộng” trên vỉa hè đường Hoàng Minh Giám đã bị xe máy đâm gãy chân, chấnthương ở đầu, phải nằm viện hơn một tháng

Trang 14

Trở lại Công viên Gia Định vào tối cuối tuần đầu tháng 7, chúng tôi nhậnthấy tình trạng hàng quán lấn chiếm lòng lề đường Hoàng Minh Giám ngày càngtrầm trọng Người dân thường đến vui chơi tại công viên này nhiều lần chứng kiếnnhững hình ảnh cười ra nước mắt Khi bị bảo vệ công viên đẩy đuổi, những ngườibán hàng rong chỉ cần di chuyển hàng quán xuống đường là bảo vệ không làm gìđược Bi hài hơn, khi bị lực lượng của P.3, Q.Gò Vấp đuổi thì họ chạy sang phíabên P.9, Q.Phú Nhuận và ngược lại rồi đứng… cười Cứ thế, việc đẩy đuổi nhưtrò… “cút bắt”!

Theo Nghị định số 34 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi chiếm dụng đường phố để kinh doanhdịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa, kinh doanh, buôn bán, giữ xe… có thể bị phạt

từ 20 đến 30 triệu đồng Tại TP.HCM, việc quản lý lề đường được giao cho cácđịa phương, với rất đông các lực lượng xử phạt hành vi lấn chiếm như cảnh sát trật

tự, công an phường, thanh tra xây dựng quận - phường… nhưng thực trạng lấnchiếm lòng lề đường vẫn gây nhiều bức xúc

Ai cũng hiểu vì cuộc sống mưu sinh cả, nhưng hàng quán mà cứ bày bánkín cả vỉa hè gây mất ANTT, làm ảnh hưởng đến cuộc sống dân sinh thì không aichấp nhận được Tối đến người dân chúng tại khu phố muốn đi bộ thì người ta đãbày bán hàng kín hết cả vỉa hè, không còn lối mà đi Rất nhiều lần người dân kiếnnghị lên phường, lên quận thì thỉnh thoảng CA phường có đi tuần tra nhưng chẳng

xử lý gì ngoài việc thu vài bộ bàn ghế của người bán hàng Khi CA đi rồi thì đâulại vào đấy

Những đoạn vỉa hè bị lấn chiếm nghiêm trọng, vừa làm mất mĩ quan đô thị,gây cản trở giao thông, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông Không biếttrên các con đường tại TP HCM còn bao nhiêu đoạn vỉa hè bị lấn chiếm để bánhàng, nhưng dường như lời kêu ca hay những kiến nghị của người dân sở tại đều

bị các cơ quan có trách nhiệm bỏ ngoài tai, nếu có sự "tiếp nhận" cũng chỉ là "lấylòng dân" hoặc tiếp nhận rồi… để đấy Để trả lại vẻ đẹp cho những đoạn vỉa hènày, cũng như đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ, những người dânchúng tôi yêu cầu UBND phường, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm

c) Vi phạm về Bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại

Đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lờinói hoặc cử chỉ thô tục, bất lịch sự với khách Bao giờ du khách hết bị làm phiền?

Một dạng hàng rong khác nữa là kính mát, bưu thiếp, bản đồ, áo thun đeo

Trang 15

chửi thề vang rân Miệng thì mời khách nhưng nếu khách mất cảnh giác thì trổngón nghề móc túi khách Loại hàng rong này thiết nghĩ phải dẹp ngay Nhưng họ

có vi phạm cụ thể gì đâu để mà dẹp? Họ có lấn chiếm lề đường đâu? Họ có gây ônhiễm đường phố đâu? Nếu có gây, thì chỉ làm mang tiếng xấu bộ mặt du lịch ViệtNam, nhưng luật pháp chưa quy định để xử phạt và cụ thể là địa phương khó mà

có cớ để tịch thu phương tiện bán hàng của họ Chỉ khi nào họ gây lộn giànhkhách, gây rối trật tự công cộng thì mới bị bỏ lên xe về phường lập biên bản!

2 Cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cá nhân kinh doanh

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại

- Chưa lập sổ theo dõi cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý (baogồm cá nhân hoạt động thương mại cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khácthường xuyên đến địa bàn quản lý hoạt động thương mại) và tình hình hoạtđộng, chấp hành pháp luật của các đối tượng này, nếu có cũng chỉ là hời hợt và

vô trách nhiệm

- Chưa tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật liênquan về quản lý cá nhân hoạt động thương mại tới đối tượng trực tiếp thựchiện, cán bộ quản lý và toàn thể nhân dân trên địa bàn

- Chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân cóthẩm quyền và trách nhiệm trong việc quản lý cá nhân hoạt động thương mạitrên địa bàn

- Chưa triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch và phân công trách nhiệm quản

lý hoạt động thương mại cụ thể của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàntheo hướng dẫn và phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên

- Chưa thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấmhoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại, nếu như có thôngbáo hay biển cấm thì chỉ để dó không thực hiện triệt để

- Chưa triển khai thực hiện các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hìnhthức quản lý phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyếnđường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thươngmại; bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động hợp pháp của cá nhân hoạtđộng thương mại trên địa bàn quản lý

Trang 16

- Chưa thực hiện các giải pháp tổ chức, quản lý bảo đảm cho cá nhân hoạt độngthương mại tuân thủ đúng các quy định về phạm vi hoạt động được quy địnhtrong Nghị định này; không tự ý bố trí sắp xếp và để cho cá nhân thực hiện cáchoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm bị cấm theo quyđịnh của Nghị định này Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, phí

và lệ phí đối với cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý còn rấtlỏng lẻo

- Trao đổi với chúng tôi, một số lãnh đạo địa phương đều phân bua rằng côngtác lập lại trật tự lòng đường, hè phố là việc làm dài hơi; việc áp dụng Nghịđịnh 34 của Chính phủ để xử phạt hành vi chiếm dụng đường phố đối vớinhững người bán hàng rong là… khó khả thi, bởi mức phạt rất cao trong khi tàisản của họ chẳng đáng bao nhiêu nên nhiều người vi phạm sẵn sàng bỏ phươngtiện hành nghề khi bị tịch thu…; thiếu nhân sự, kinh phí đẩy đuổi, chốt giữ…

- Ông Trần Văn Hưởng, Chánh thanh tra xây dựng Q.10, sau khi nhìn nhận quyđịnh chế tài hành vi lấn chiếm lòng lề đường cao nhằm mang tính răn đe là tốtthì nại: “Do mức phạt quá cao nên công tác đốc thu việc nộp phạt rất chật vật,nhiều người vi phạm tìm đủ mọi cách không nộp phạt, như kéo dài thời gianđóng phạt, khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính…” và cho rằng

“cấp phường phải có trách nhiệm quản lý địa bàn, kịp thời xử lý các trườnghợp vi phạm…”

- Ở cấp phường, ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó chủ tịch UBND P.12, Q.5, địabàn có tình trạng lấn chiếm lòng lề đường khá phức tạp bởi sự hiện diện củanhiều bệnh viện lớn hiện hữu (Chợ Rẫy, Hùng Vương, Đại học Y Dược, RăngHàm Mặt ), phân bua dù phường đã tổ chức ra quân giữ gìn trật tự, đảm bảoviệc lưu thông, sắp xếp các bến bãi đậu xe, hàng rong, nhưng tình hình chỉgiảm chứ không chấm dứt hẳn Theo ông Hiếu, muốn dẹp hẳn tình trạng lấnchiếm lòng lề đường phải làm lâu dài và đồng bộ giữa các ban ngành, một

mình phường “chỉ như muối bỏ bể", không thể kiểm soát hết…

3 Giải pháp và nhận định của nhóm về áp dụng luật kinh doanh cá thể

Cần Ủy ban, công an phường hỗ trợ quyết liệt hơn trong việc dọn dẹp lòng, lềđường Không để tình trạng khi lực lượng của phường vừa mới đi khỏi thì tình trạngbày bán vẫn tái diễn Để giải quyết triệt để việc này, đề nghị lãnh đạo chính quyền địaphương đưa ra biện pháp rõ ràng và quyết liệt hơn

Các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cần phân công công an, thanh tra xây dựng,

Ngày đăng: 01/04/2017, 11:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w