Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của b
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TẤM GƯƠNG TỰ HỌC CỦA BÁC ĐẾN VIỆC TỰ HỌC CỦA BẢN THÂN
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ KIM CHI LỚP: KT15_TNB
MSSV: 15510290077
NGÀY 12 THÁNG7 NĂM
Trang 22016
Trang 3MỤC LUC:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC
1.1 TỰ HỌC LÀ GÌ
1.2 TỰ HỌC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.3 PHẢI HAM HỌC, HỌC SUỐT ĐỜI, LẤY TỰ HỌC LÀM CÔT
2 HỒ CHÍ MINH, TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ TỰ HỌC
2.1 TẤM GƯƠNG VỀ Ý CHÍ TỰ HỌC
2.2 TẤM GƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC
2.3 TẤM GƯƠNG VỀ TỰ HỌC SUỐT ĐỜI
3 VẬN DỤNG
3.1 VAI TRÒ CỦA TỰ HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN 3.2 PHƯƠNG PAHPS GIÚP TỰ HỌC
3.3 VIỆC TỰ HỌC CỦA BẢN THÂN
KẾT LUẬN
Trang 4MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài?
Tất cả thành công đều bắt nguồn từ việc học, nhưng vấn đề đặt ra là học như thế nào
để thành công Để đạt được thành công, ngoài việc tiếp nhận kiến thức từ thầy, cô từ trên ghế nhà trường, chúng ta cần có một phương pháp học khác được gọi là “tự học”
Và Hồ Chí minh chính là tấm gương sang ngời trong việc tự học
Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân Là sinh viên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết
là học tập tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác Đối với tuổi trẻ nói chung và sinh viên trong các trường đại học nói riêng tự học là cách tốt nhất giúp
ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể Nếu chúng
ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới
Vì vậy, “Tự học” có một vai trò thiết yếu đối với bản thân mỗi người Đó là lý do em chọn đè tài: “ Tấm gương tự học của Bác đến việc tự học của bản thân.”
Trang 5Vấn đề nghiên cứu: “Tấm gương tự học của Bác đến việc tự học của bản thân”
Mục đích nghiên cứu: Biết được tấm gương về việc tự học, Hồ Chí Minh, nói lên được việc tự học của bản thân về bắt đầu, khó khăn và thành quả…
Phương pháp nghiên cứu: tra cứu sách, báo, mạng, … lắng nghe và sàn lọc thông tin
Cơ sở lý luận: (tài liệu, nguồn tham khảo)
1 Hoàng Anh (Chủ biên) (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào
đào tạo hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2 Đặng Quốc Bảo (2002), Hồ Chí Minh với vấn đề tự học, Bách khoa thư Hồ Chí
Minh, Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa
3 Phạm Văn Đồng, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ (1998), Tự học, tự đào tạo – tư
tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4 Nguyễn Huy Hoan (2010), “Tấm gương tự học của Bác Hồ”
5 Hồ Chí Minh toàn tập (2002) , t12, NXB CTQG, Hà Nội
6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7 TaiLieu.vn
8 lce.edu.vn
9 tennguoidepnhat.net
10 yume.vn
Trang 6NỘI DUNG
1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC
1.1 TỰ HỌC LÀ GÌ
Tự học là một quá trình lâu dài mà con người tiếp nhận kiến thức từ người khác như bạn bè, anh, chị, …; hay sách, báo, đài truyền hình, …; hoặc nhừng chuyển biến thay đổi của thiên nhiên và cuộc sống Tự học là một hình thức học
có chọn lọc, nó xuất phát từ bản thân trên tinh thần tự giác, đánh thức sự tìm tòi học hỏi và trên hết rèn luyện cho con người tính tư duy một cách độc lập Trong quá trình tự học kiến thức và kinh nghiện được đúc kết được sẽ nhiều và bền vững hơn
1.2 TỰ HỌC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức Do đó, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số đại hội, hội nghị của Quốc tế Cộng sản, Bác thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học vấn là: Tự học Hay trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu” Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục
và thừa nhận Nhà nghiên cứu Vasiliep đã viết trong tác phẩm “Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” : “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX
có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và
sự thông minh trong cuộc đời…” Đây hoàn toàn không phải là sự suy tôn thái quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người đã mi ệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học Không học thì không theo kịp, công việc
nó sẽ gạt mình lại phía sau” Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân” Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói: “Khi còn trẻ tôi không có dịp đến trường học
Trang 7Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi Trường đại học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hoà bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…" Đó chính là bài học sâu sắc về tấm gương tự học của Bác, vừa tự học ngoại ngữ, vừa tự học viết văn, viết báo để đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân loại Chúng ta ngạc nhiên và khâm phục trước khối lượng và kiến thức vừa phong phú vừa uyên thâm của Bác, không chỉ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế… Nếu không có vốn kiến thức phong phú và sâu sắc tích luỹ bằng con đường tự học thì làm sao Người để lại cho dân tộc và nhân loại những tác phẩm bất hủ ấy Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác cũng chính là cuộc đời tự học bền bỉ Làm cách mạng bằng tự học và tự học để làm cách mạng, hai việc này luôn tương hỗ cho nhau Với những tác phẩm đồ sộ và phong phú
mà Người để lại cho chúng ta, ngoài giá trị lớn lao nhiều mặt của nó, còn là một bằng chứng sống về tấm gương tự học suốt đời của một nhà yêu nước vĩ đại, nhà văn hoá tài ba Bác nói về mục đích của học tập: "Học để tiến bộ mãi, càng ti ến
bộ càng thấy cần phải học" Người cũng chỉ ra phương pháp học tập: "Học ở nhà trường, học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học nhân dân" Quá trình lao động, làm việc là quá trình tự học tập, tích luỹ, bổ sung kinh nghiệm và đúc rút kiến thức từ thực tiễn Bác Hồ nhấn mạnh: "Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ, để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm"
Tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy yếu tố chủ quan, yếu tố nội lực để vận dụng vào điều kiện của mình; sâu xa hơn đó là quá trình tự học, tự giáo dục đ ể làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc
1.3 PHẢI HAM HỌC, HỌC SUỐT ĐỜI, LẤY TỰ HỌC LÀM CÔT
Ham học có nghĩa là phải có sự say mê, có khát vọng hiểu biết Muốn vậy, mỗi cá nhân phải tự nhận thấy và đánh giá được mức độ hiểu biết của mình, không tự cao, tự đại, không thể bằng lòng với cái hiện tại, có ước mơ và hoài bão vươn lên Tri thức của nhân loại là biển cả mênh mông, hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ như là một giọt nước, do đó nếu chỉ trông chờ vào những kiến thức được trang bị trong nhà trường thì những hiểu biết đó sẽ mai một, bốc hơi dần dần Cuộc đời của mỗi người cao lắm cũng chỉ có 1/3 thời gian là học ở trường, vậy 2/3 thời gian còn lại chúng ta học ở đâu, theo Bác, ngoài việc học ở trường, học ở sách vở, phải học lẫn nhau và học ở nhân dân, đó là triết lí học su ốt đời mà Người muốn gửi đến chúng ta Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một
Trang 8việc phải tiếp tục suốt đời Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành
để tiến bộ kịp nhân dân” Học trong nhà trường cũng như học ở ngoài đời phải
“Lấy tự học làm cốt”, khi đã có niềm đam mê thì tự mình sẽ chủ động học hỏi, nghiên cứu không ngừng nghỉ
Hồ Chí Minh ý thức rất rõ là sự học là vô biên, vô cùng vì "thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi" Nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế tại Việt Nam tháng 9/1961 Người thẳng thắn nhận định là thế hệ người già ở Việt Nam ít được học do bị thực dân kìm hãm và bản thân Người cũng chỉ học hết tiểu học Để có đủ hiểu biết mà tìm đường cứu nước, Người đã ra sức học tập, chủ yếu là tự học, "học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân" Thời còn trẻ, do hoàn cảnh phải đi làm thuê cực nhọc để kiếm miếng ăn, có tiền mà hoạt động cách mạng bí mật, Người đã không được đến trường để học nhưng vẫn tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc, "học trong đời sống của mình, học ở giai cấp công nhân “ Người kể với thanh niên trong buổi gặp gỡ tại Phủ Chủ tịch
về cách học tiếng nước ngoài của mình lúc phải đi ra nước ngoài để sống bằng nghề bồi tàu, làm phu quét tuyết, phụ bếp Hồi đó cậu thanh niên Ba phải làm việc từ sáng đến tối, làm gì có thời gian cầm tờ báo mà xem Chỉ có mỗi một cách là viết mấy chữ lên mảnh da tay để vừa cọ sàn tàu, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau vừa nhìn vào da bàn tay mà học Hết ngày thì mồ hôi đầm đìa, chữ cũng mờ đi thì coi như đã thuộc Sáng hôm sau lại ghi chữ mới Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời Nói chuyện với Đảng viên, Bác phê phán Đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi
"chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời Còn sống thì còn phải học" Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc" Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày
ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to"
Người còn dặn phải "biết ham học" Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ
- biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao,
là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ
có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả" Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc
Trang 9mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi Theo Bác, ai cũng phải học, không kể sang, hèn; giàu, nghèo; không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc… Khi đã xác định sự học là một nhu cầu thì tự giác ai cũng phải học Bác đã dạy: học những điều cơ bản, thiết thực đối với mỗi người Trong hành trang tri thức của mỗi người rất nhiều điều còn thiếu, nhưng nếu thấy cái gì học cái ấy thì chúng ta chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính người học và cũng không đủ thời gian để học và hiểu hết tất cả Vì vậy, ngoài việc học ở nhà trường theo chương trình quy định, chúng ta phải căn cứ vào trình
độ nhận thức, công việc đang đảm nhiệm và vị trí của mình để lựa chọn những điều thiết thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm hoặc nhu cầu của mình để học Phải biết được mục đích của việc học là để làm gì, theo Bác: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại Muốn đạt mục đích đó thì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Trước hết, muốn làm việc, học tập công tác tốt thì phải học, có học mới có năng lực giải quyết những yêu cầu của chương trình đào tạo và những tình huống trong thực tiễn đặt ra Thông qua học tập ở trường,
ở sách vở và ở ngoài đời để có cách đối nhân xử thế hợp lí phù hợp với luật pháp, phong tục tập quán; ứng xử đúng với các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức Để thực hiện tốt nhiệm vụ phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác, chống thói qua loa đại khái, lười học, lười suy nghĩ dẫn đến tình trạng khi gi ải quyết công việc thì “được chăng hay chớ”, “gặp đâu làm đấy”, chất lượng công việc thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Mỗi cá nhân phải xác định việc học tập là nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày, nhằm thường xuyên tiếp nhận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới, từ đó, mới tự mình
tự giác, chủ động học tập Học mọi lúc, mọi nơi, tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập, học ở trường, lớp, sách vở và học ở bạn bè, học ở tất cả mọi người; gặp điều hay, lẽ phải ở bất kì đâu, bất kì người nào mà thấy có ý nghĩa với bản thân thì phải gắng nhớ và học cho bằng được Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc, sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ta có nhiều cơ quan nghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh thế mà thật ngỡ ngàng khi Bác nhắc phải chú ý đề phòng loại máy bay mới của Mỹ đã xuất hiện trên bầu trời nước ta Bác nhắc nhở phải quan tâm nghiên cứu các số liệu như tỷ lệ người
da đen trong giặc lái, mỗi lần xuất kích ném bom miền Bắc, phi công được thưởng bao nhiêu tiền Bác quan tâm đến "lý thuyết xếp hàng", khi thấy nhân dân lao động rồng rắn xếp hàng dài Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức” Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác
Trang 10không đọc sách báo ư ? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là để nắm vững tình hình chứ !”
Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân Mỗi sinh viên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là học tập tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác
2 HỒ CHÍ MINH, TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ TỰ HỌC
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ kính yêu của Đảng và dân tộc ta, của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế Người đã đem toàn bộ tinh lực và nỗ lực của đời mình với tài năng lý luận kiệt xuất và nghị lực phi thường trong hoạt động thực tiễn góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, hiến dâng một cách cao thượng cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Người đã trở thành huyền thoại khi còn sống, để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân, được kính phục bởi muôn người, được khâm phục tin yêu bởi mọi người hôm nay và mãi mãi về sau Tấm gương tự học của Hồ Chí Minh được hình thành trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, phản ánh trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách của Người Với chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu
tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người
2.1 TẤM GƯƠNG VỀ Ý CHÍ TỰ HỌC
Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân là một người dân thuộc địa bị áp bức bóc lột, mất độc lập chủ quyền; ra nước ngoài khi còn rất trẻ Trong khoảng thời gian rất dài Người đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, nguy hiểm, bị bắt bớ,
tù đầy, bị kết án tử hình Hoàn cảnh đặc biệt đó đòi hỏi Người phải vừa làm để kiếm sống, vừa không ngừng tự học để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng Ngay từ lứa tuổi thanh niên, Hồ Chí Minh đã phải làm việc rất cực khổ, nhưng luôn có ý chí vượt khó và say sưa tự học Dù ở đâu, Người cũng sống rất tằn tiện, không bao giờ kêu than và luôn luôn học hỏi, học ngoại ngữ, học tất cả mọi người Có những lúc bị bắt, bị tù đày nhưng Hồ Chí Minh vẫn không ngừng học hỏi, luôn luôn rèn luyện “tinh thần thép”, tinh thần xung phong để mong thành sự