1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây Dựng Mô Hình Câu Lạc Bộ Trong Giáo Dục Và Bảo Vệ Môi Trường Cho Học Sinh Trường Thpt Cao Bá Quát, Hà Nội

103 519 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 8,95 MB

Nội dung

Tại Việt Nam, giáo dục môi trường cũng là lĩnhvực nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ Việt Nam và đã được quyđịnh trong Luật Bảo vệ môi trường 1993, Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính t

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

“XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ TRONG GIÁO DỤC

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG

THPT CAO BÁ QUÁT - GIA LÂM - HÀ NỘI”

Người thực hiện : NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Lớp : MTD

Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

Trang 2

HÀ NỘI – 2016

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

“XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ TRONG GIÁO DỤC

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG

THPT CAO BÁ QUÁT - GIA LÂM - HÀ NỘI”

Người thực hiện : NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Lớp : MTD

Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG Địa điểm thực tập: Trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm

Trang 4

HÀ NỘI – 2016

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Th.S Nguyễn Thị Hương Giang, giảng viên bộ môn Quản lí Môi trường - Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các giáo viên trường THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại trường

Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn

bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện khóa luận này

Do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài, vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô và các bạn sinh viên.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Người thực hiện

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo

vệ một công trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn đã được chỉ

rõ nguồn gốc Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm

ơn Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Người thực hiện

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Trang 7

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục hình vii

Danh mục viết tắt viii

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

2.1 Tổng quan về giáo dục môi trường 3

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 3

2.1.2 Định nghĩa GDMT 6

2.1.3 Các yếu tố của GDMT 8

2.2.1 Các vấn đề môi trường toàn cầu 11

2.2.2 Các vấn đề môi trường tại Việt Nam 16

2.3 Giới thiệu một số mô hình giáo dục môi trường đang được áp dụng hiện nay 19

2.3.1 Một số mô hình GDMT trên thế giới 19

2.3.2 Một số phương pháp GDMT tại Việt Nam 20

2.4 Những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về BVMT và GDMT tại Việt Nam 25

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

Trang 8

3.1 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 28

3.2 Phạm vi nghiên cứu 28

3.3 Nội dung nghiên cứu 28

3.4 Phương pháp nghiên cứu 28

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 28

3.4.2 Phân tích SWOT 29

3.4.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình hoạt động thí điểm của CLB 30

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 30

PHẦN VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

4.1 Hiện trạng giáo dục môi trường và khả năng xây dựng CLB Môi trường tại trường THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm- Hà Nội 31

4.1.1 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 31

4.1.2 Hiện trạng giáo dục môi trường tại trường THPT Cao Bá Quát-Gia Lâm- Hà Nội 31

4.1.3 Hiện trạng nhận thức, thái độ của học sinh về vấn đề giáo dục môi trường 36

4.1.4 Đánh giá khả năng xây dựng CLB Môi trường tại trường THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm- Hà Nội 42

4.2 Hoạt động thí điểm của CLB Môi trường 46

4.2.1 Mục tiêu của chương trình: 46

4.2.2 Quy trình thực hiện 47

4.2.3 Nội dung và kết quả của hoạt động thí điểm 47

4.3 Đánh giá hiệu quả của chương trình hoạt động 55

4.3.1 Đánh giá của BGH nhà trường, đoàn trường và Ban cố vấn 55

4.3.2 Đánh giá của đối tượng truyền thông 56

4.3.3 Đánh giá của các thành viên CLB Môi trường CGC 61

Trang 9

4.3.4 Đánh giá của người thực hiện đề tài 61

4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng CLB Môi trường trong giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh THPT 63

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

5.1 Kết luận 65

5.2 Kiến nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 68

PHỤ LỤC 71

Trang 10

50Bảng 4.5 Các mục tiêu của chương trình thí điểm 51Bảng 4.6 Chương trình hoạt động trong “ Tuần lễ Nước sạch và vệ sinh

môi trường” do CLB Môi trường CGC thực hiện 52Bảng 4.7 Phân tích sự tham gia và mối quan tâm của các nhóm chiến lược

53Bảng 4.8 Phân tích sự tham gia của các bên liên quan 54Bảng 4.9 Đánh giá của đối tượng truyền thông về hiệu quả của chương

trình (%) 56Bảng 4.10 Đánh giá của học sinh về hiệu quả của các phương tiện truyền

thông của chương trình (%) 57Bảng 4.11 Sự thay đổi nhận thức của học sinh về việc bảo vệ và tiết

kiệm nguồn nước trước và sau chương trình (%) 58Bảng 4.12 Sự thay đổi về mức độ thực hiện các biện pháp bảo vệ và tiết

kiệm nguồn nước trước và sau chương trình (%) 59Bảng 4.13 Sự thay đổi thái độ của học sinh trong việc bảo vệ và tiết

kiệm nguồn nước trước và sau chương trình (%) 60

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Người dân bản Mù Sang Cao đợi lấy nước rỉ ra từ lòng núi

về sinh hoạt 18Hình 2.2 Chu trình PDCA của chương trình “ Kid’s ISO 14000” trong

GDMT 20Hình 4.1 Các chương trình/ hoạt động GDMT tại trường THPT Cao

Bá Quát- Gia Lâm 36Hình 4.2 Mức độ quan tâm của học sinh đối với các vấn đề môi trường

37Hình 4.3 Mức độ hiểu của học sinh đối với các vấn đề môi trường 38Hình 4.4 Mức độ thường xuyên thực hiện của học sinh đối với các

hoạt động BVMT 39Hình 4.5 Nguyên nhân học sinh chưa quan tâm đến vấn đề BVMT 40Hình 4.6 Những nội dung học sinh muốn đưa vào chương trình GDMT

40Hình 4.7 Mức độ sẵn sàng tham gia CLB Môi trường của học sinh 44Hình 4.8 Sơ đồ kết hợp các phương tiện truyền thông 55Hình 4.9 Mức độ hiểu biết các biện pháp tiết kiệm nước trước và sau

hoạt động 58

Trang 12

DANH MỤC VIẾT TẮT

BCN : Ban chủ nhiệm

BĐKH : Biến đổi khí hậu

BVMT : Bảo vệ môi trường

CGC : CBQ Green Club

CLB : Câu lạc bộ

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

GDMT : Giáo dục môi trường

Trang 13

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật con ngườingày càng tạo ra những biến đổi to lớn vào thế giới tự nhiên và xã hội Tuynhiên, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề về môi trườngnhư: sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh… Từthực tế đó các quốc gia trên thế giới đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế vàđối phó với chúng Giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữuhiệu được đặc biệt chú trọng Tại Việt Nam, giáo dục môi trường cũng là lĩnhvực nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ Việt Nam và đã được quyđịnh trong Luật Bảo vệ môi trường 1993, Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trịngày 25-6-1998, Quyết định 1363 QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việcđưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân năm 2001.Bên cạnh những thành công đạt được, giáo dục môi trường cho học sinh tạiViệt Nam còn bộc lộ những điểm yếu Nhiều trường học vẫn chưa coi trọngvấn đề giáo dục môi trường cho học sinh, nhiều giáo viên còn lúng túng trongviệc xác định mục tiêu của giáo dục môi trường, các bạn học sinh chưa chủđộng, nhiệt tình tham gia các hoạt động quản lí và bảo vệ môi trường Trongkhi đó, học sinh lại là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bởi các vấn đề môitrường, chiếm số lượng lớn, đồng thời có sức lan tỏa lớn đến cộng đồng và xãhội Do vậy việc trang bị các kĩ năng và kiến thức giải quyết các vấn đề môitrường cho học sinh là rất cần thiết hiện nay Hình thức xây dựng các câu lạc

bộ cho học sinh THPT cũng là một hình thức giáo dục đang được triển khai ởnhiều trường và đem lại hiệu quả cao

Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin lựa chọn đề tài: “Xây dựng mô hình câu lạc bộ trong giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh Trường THPT Cao Bá Quát_ Gia Lâm_ Hà Nội” để tiến hành nghiên cứu

Trang 14

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được triển khai nhằm:

- Xây dựng mô hình CLB Môi trường nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức

về môi trường cho học sinh Trường THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm- Hà Nội

- Xây dựng chương trình hoạt động thí điểm cho CLB

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của CLB thông qua hoạt độngthí điểm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của CLBMôi trường cho học sinh THPT

Trang 15

PHẦN II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về giáo dục môi trường

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trường trên thế giới và ở Việt Nam

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trường trên thế giới

Khái niệm Giáo dục môi trường (GDMT) được hình thành ở nước Anh,

do giáo sư Sir Patrick Geddes – một nhà thực vật học người Scotland Ông làngười tiên phong trong lĩnh vực quy hoạch thị trấn và nông thôn Ông đã chỉ

ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lượng môi trường với chất lượng giáo dục

từ năm 1892 Geddrs cũng là người đi đầu trong việc giảng dạy những chiếnlược tạo cơ hội cho người học tiếp xúc với môi trường xung quanh

Sau khi mối quan hệ giữa chất lượng giáo dục và chất lượng môitrường được thừa nhận vào cuối thế kỷ XVIII, khái niệm GDMT đã phát triểnrất nhanh, với nhiều cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm, cách thực hiện

và kết quả của GDMT

Trước những năm 1960, lĩnh vực gần gũi nhất với GDMT là các nghiêncứu thiên nhiên, nghiên cứu nông thôn và điều tra hiện trường Vào thời giannày việc nghiên cứu các loài được thực hiện riêng lẻ để tìm hiểu về đặc điểmriêng, hành vi và nhu cầu của chúng Sau đó, khái niệm Sinh thái ra đời, mốiquan hệ tương tác giữa các loài với nhau cũng như giá trị của các hệ sinh tháibắt đầu được đánh giá đúng

Năm 1972, tại hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về môi trường được tổchức tại Stockholm (Thụy Điển), khái niệm GDMT chính thức ra đời Sự rađời của GDMT góp phần giúp con người nhận thức rõ hơn tác động của mìnhđối với môi trường Tiếp theo hội nghị Stockholm, một số hội nghị quốc tếkhác về GDMT đã dược nhóm họp, trong đó có hội nghị ở Belgrade (1975).Tại đây, định nghĩa đầu tiên về GDMT được đề xuất Năm 1977, Hội nghị

Trang 16

liên chính phủ về GDMT – tổ chức ở Tbilisi (Nga) đã chính thức đưa ra địnhnghĩa và các nguyên tắc của GDMT

Năm 1980, Chiến lược Bảo tồn thế giới nhấn mạnh bản chất tương hỗcủa tất cả các hợp phần trong sinh quyển, trong đó có cả xã hội loài người.Theo đó, mỗi hành vi và quyết định phát triển của con người đều liên quantrực tiếp tới tương lai các hệ thống hỗ trợ cuộc sống trên hành tinh Chiếnlược này kêu gọi một “đạo đức” mới trong xã hội loài người Nghĩa là conngười hãy chung sống hài hòa với thế giới tự nhiên mà con người vốn phảiphụ thuộc để sinh tồn và phát triển

Năm 1987, Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về GDMT tổ chức ở Maxcovathừa nhận rằng nhiều sáng kiến GDMT trong số những sáng kiến đầu tiên đãthất bại Một trong các nguyên nhân là GDMT được dạy như một môn họcriêng trong chương trình đào tạo, chúng nặng về lý thuyết và thiếu thực hành.Sau hội nghị, các hoạt động hiện trường bùng nổ Các hiệp hội được thành lập

ở nhiều nước và mọi nỗ lực đều đi theo định hướng “suy nghĩ ở cấp toàn cầu

và hành động ở cấp địa phương”

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil,năm 1992, các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đã xây dựng và nhất trí về chiếnlược chung nhằm định hướng phát triển bền vững cho quốc gia của mình,nghĩa là “phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnhhưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” Hội nghịcũng nhất trí rằng bảo vệ môi trường và phát triển không chỉ gây ra nhiềuxung đột mà trên thực tế còn có quan hệ tương tác lẫn nhau trên mọi phạm vi,

từ cấp địa phương, cấp quốc gia, cấp vùng đến cấp toàn cầu Điều này làmcho GDMT bao hàm thêm nội dung liên quan đến “phát triển”

Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vữngđược tổ chức tại Johannesbug, Nam Phi Tại hội nghị, các đại biểu đã nhất trírằng bản chất của việc phấn đấu để đạt được phát triển bền vững là một quá

Trang 17

trình học hỏi Để phát triển bền vững, cần có những công dân năng động, cókiến thức, đồng thời cần có những người ra quyết định nhiệt huyết, đượcthông tin đầy đủ và có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn về những vấn đềphức tạp, liên đới mà xã hội đang phải đối mặt như kinh tế, xã hội và môitrường Như vậy, mục đích của GDMT là một phần mục đích của tất cả cáchoạt động giáo dục.

2.1.1.2 Tình hình giáo dục môi trường ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ năm 1966 Chủ tích Hồ Chí Minh đã phát động phongtrào Tết trồng cây để giữ gìn và làm đẹp môi trường sống Cho đến nay phongtrào này vẫn được duy trì và phát triển mạnh mẽ

Trong kế hạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bềnvững của Việt Nam giai đoạn 1996-2000, GDMT được ghi nhận như một bộphận cấu thành

Từ năm 1995, dự án GDMT trong nhà trường phổ thông Việt Namcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo do UNDP tài trợ đã nhắm vào mục tiêu cơ bản:

+ Hỗ trợ xây dựng một chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia vềGDMT tại Việt Nam

+ Tăng cường năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc truyềnđạt những nội dung và phương pháp GDMT vào các chương trình đào tạogiáo viên

+ Xây dựng các hoạt động GDMT cụ thể để thực hiện ở cấp tiểu học vàtrung học

Các mục tiêu trên đã thực hiện ở mức chi tiết và cụ thể hơn trong thựctiễn thông qua dự án VIE98/018

Đặc biệt, tháng 8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số153/2004/QĐ_TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bềnvững ở Việt Nam

Trang 18

Ở các trường Đại học, GDMT được coi như một nội dung quan trọng

trong các giáo trình Giáo dục và truyền thông môi trường, Con người và môi trường; Dân số, tài nguyên, môi trường Ở các khoa: Sinh học, Địa lí, Hóa

học của các trường Đại học Sư phạm ( Hà Nội, Huế, HCM…)

2.1.2 Định nghĩa GDMT

Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chương trình đào tạo của trường học

do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua địnhnghĩa về GDMT như sau:

“GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xâydựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mốitương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh.GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thànhquy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường”(IUCN, 1970)

Thuật ngữ “GDMT” cũng đã được sử dụng trong Hội nghị toàn cầu lầnthứ nhất về Môi trường nhân văn tại Stokholm năm 1972, nhưng chỉ đến Hộinghị ở Belgrade, GDMT mới được định nghĩa trên quy mô toàn cầu Kể từ

đó, cộng đồng quốc tế thừa nhận định nghĩa về GDMT là “quá trình nhằmphát triển một cộng đồng dân cư có nhận thức rõ ràng và quan tâm đến môitrường cũng như các vấn đề liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và sẵnsàng làm việc độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đềhiện tại và phòng chống các vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai”

Từ đó đến nay, ý nghĩa và khái niệm GDMT đã có nhiều thay đổi Ban đầu,nội dung của GDMT rất hạn chế, chỉ tập trung vào dạy và học các vấn đề môitrường địa phương, kể cả môi trường tự nhiên và nhân tạo Nội dung giáo dụccũng chỉ tập trung vào những mặt sinh học và địa lý khi nghiên cứu môi trường

Hội nghị Liên chính phủ lần thứ nhất về GDMT tại Tbilisi (Liên Xô cũ)năm 1977 đã kêu gọi đại biểu đưa ra một cách tiếp cận mới mang tính toàn

Trang 19

diện và liên ngành hơn Tại hội nghị này, cộng đồng quốc tế đã khẳng định vànhất trí với định nghĩa về GDMT ở trên, đồng thời nhất trí về các mục tiêucủa GDMT như hiện nay

Khi cách nhìn nhận về môi trường thay đổi, kỳ vọng về thành tựu của giáodục cũng thay đổi Nhiều khái niệm mới liên quan đến giáo dục đã được phát triểnnhư: GDMT, giáo dục phát triển, giáo dục nhân cách, giáo dục nhân quyền, giáodục hòa bình và giáo dục để phát triển bền vững Trừ khái niệm GDMT và giáodục để phát triển bền vững, những khái niệm “giáo dục” khác có rất ít điểm chung

và chỉ tập trung vào một lĩnh vực hẹp, cụ thể Những người làm GDMT nhận thấykhi trọng tâm giáo dục được mở rộng, các khái niệm cơ bản như phát triển, môitrường, nhân quyền, hòa bình … sẽ bổ sung cho nhau

Với quan điểm và cách nhìn như vậy, một định nghĩa tương đối mới vềGDMT được đưa ra là: “GDMT là một quá trình phát triển những tình huốngdạy / học hiệu quả giúp người dạy và người học tham gia giải quyết nhữngvấn đề môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm vàđược thông tin đầy đủ” (Jonathon Wigley, 2000)

Điều quan trọng là tất cả những định nghĩa khác nhau này đều có một

số điểm cơ bản chung sau:

- GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở nhiềuđịa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng nhữngphương thức khác nhau

- GDMT nhằm thay đổi hành vi

- Môi trường học tập là chính môi trường và các vấn đề có trong thực tế

- GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định vềcách sống

- Trong GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hànhđộng làm cơ sở

Trang 20

2.1.3 Các yếu tố của GDMT

2.1.3.1 Mục đích của GDMT

Mục đích chính của GDMT được xác trong Hội nghị Tbilisi (1977) là:

- Tăng cường nhận thức và sự quan tâm đến các mối quan hệ phụ thuộclẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và sinh thái ở thành thị cũngnhư nông thôn

- Tạo cơ hội cho mọi người tiếp thu những kiến thức, quan điểm về giátrị, thái độ, ý thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường

- Tạo ra các mô hình về hành vi thân thiện với môi trường cho từng cánhân, cộng đồng và toàn xã hội

- Khuyến khích, củng cố và phát huy những thái độ và hành vi tích cựcđối với môi trường hiện có

2.1.3.2 Mục tiêu của GDMT

- Kiến thức: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng nhữngkiến thức, sự hiểu biết cơ bản về môi trường và mối quan hệ phụ thuộc lẫnnhau giữa con người và môi trường

- Nhận thức: GDMT thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng tạo dựng nhậnthức và sự nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề môi trường

- Thái độ: GDMT khuyến khích các cá nhân, cộng đồng tôn trọng vàquan tâm tới tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích họ tham gia tíchcực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường

- Kỹ năng: GDMT cung cấp các kỹ năng cho việc xác định, dự đoán,ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường

- Sự tham gia: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng cơ hộitham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra cácquyết định môi trường đúng đắn

2.1.3.3 Nguyên tắc của GDMT.

Hội nghị Tbilisi đã thống nhất 6 nguyên tắc của GDMT:

Trang 21

+ Nguyên tắc 1 Coi môi trường là một tổng thể Xem xét môi trườngtrên mọi khía cạnh tự nhiên, nhân tạo, công nghệ và xã hội (kinh tế, kỹ thuật,lịch sử – văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ) như sau:

- Tự nhiên: Các yếu tố hữu sinh như động, thực vật và các yếu tố vôsinh như đất, nước, không khí tác động qua lại lẫn nhau trong các hệ thống vàthực hiện các chức năng sinh thái hỗ trợ cho cuộc sống

- Xã hội: Những người sống cùng nhau, tác động lẫn nhau và hìnhthành nên cách sống với nhiều quy tắc và cách ứng xử văn hóa khác nhau

- Kinh tế: Hệ thống có tính bền vững giúp con người có việc làm và cóthu nhập để chi trả cho những nguồn lợi và những dịch vụ con người cần

- Chính trị: Môi trường cho phép đóng góp và tác động đến những quyếtđịnh về tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, kinh tế và cách thức con người sốngcùng nhau Như vậy, cách nhìn nhận vấn đề và tham gia hành động, quản lý môitrường của con người là trọng tâm quan trọng của mọi hoạt động GDMT

+ Nguyên tắc 2 GDMT là một quá trình liên tục và lâu dài, bắt đầu từtrước tuổi đến trường và tiếp tục trong suốt thời kỳ trưởng thành ở tất cả các

hệ đào tạo chính quy và không chính quy

+ Nguyên tắc 3 Phương pháp tiếp cận của GDMT là liên ngành dựatrên cơ sở nội dung riêng của từng ngành, từng môn học để hình thành nhữngquan điểm hoàn chỉnh, cân bằng và có tính hệ thống

+ Nguyên tắc 4 Xem xét những vấn đề môi trường cơ bản trên quanđiểm của cấp địa phương, quốc gia, vùng và toàn cầu để người học có thểđánh giá đúng về điều kiện môi trường ở những khu vực địa lý khác nhau

+ Nguyên tắc 5 GDMT tập trung vào tình hình môi trường hiện nay vàtương lai có thể xét đến bối cảnh lịch sử

+ Nguyên tắc 6 Đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp địaphương, quốc gia và quốc tế trong việc phòng chống và giải quyết các vấn đềmôi trường

Trang 22

2.1.3.4 Sự cần thiết của GDMT.

Nhiều tài liệu quan trọng, như Chiến lược Bảo tồn Thế giới, Báo cáo củaHội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển, Chương trình nghị sự 21 đã nhấnmạnh vai trò quan trọng của giáo dục môi trường trong phát triển bền vững

Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộcsống của loài người Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn củanhân loại và của mỗi Quốc gia Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường

là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Giáo dục bảo vệ môitrường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tínhbền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững đất nước Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồngđược trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lựcphát hiện và xử lý các vấn đề môi trường Giáo dục bảo vệ môi trường còngóp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước.Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trong của công tác giáo dụcbảo vệ môi trường cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dụcbảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương

2.1.3.5 Phương pháp tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường:

+ Tích hợp và lồng ghép: GDBVMT là giáo dục tổng thể nhằm trang bị

những kiến thức về môi trường cho học sinh – sinh viên những kiến thức vềmôi trường thông qua từng môn học và chương trình riêng phù hợp với từngđối tượng Việc giáo dục này chủ yếu dựa theo phương thức lồng ghép và liên

hệ trong các nội dung giảng dạy của các môn học

+ Tính phù hợp ở từng bậc học: Nội dung GDBVMT là việc cung cấp

những thông tin về môi trường cùng những biện pháp bảo vệ môi trường cầnđược cung cấp theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năng nhậnthức của từng nhóm đối tượng; nội dung GDBVMT cần là giáo dục trong môitrường và vì môi trường; GDBVMT là nhìn thấy rõ trách nhiệm và rèn luyện

Trang 23

kỹ năng để bảo vệ môi trường.

+ Tính tổng hợp và đa dạng: Trong đời sống xã hội, những nhân tố tự

nhiên và nhân tố xã hội luôn luôn có những tác động qua lại và ảnh hưởngtrực tiếp đến đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân và của cộng đồng dân cư; do

đó, nội dung GDBVMT không chỉ bao hàm các nội dung về môi trường tựnhiên mà còn phải bao hàm cả môi trường xã hội hay còn gọi là môi trườngnhân văn

+ Tính hành động thực tiễn: GDBVMT không chỉ giúp học sinh có

thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để bảo vệ môi trường, mà còn phải biếtvận dụng các nguyên lý, nguyên tắc vào ngay các vấn đề cụ thể, phải biết làmđiều gì đó cho môi trường xung quanh, nghĩa là GDBVMT phải được tiếnhành bằng cả phương thức lẫn hành động thực tiễn

+ Tính hợp tác, liên hệ và điểm nhân ra diện rộng: GDBVMT là dạy

người học biết cách ứng xử và hành động vì môi trường Vì vậy, cần tận dụngcác phương thức hợp tác giữa người dạy và người học, giữa nhà trường với xãhội trong quá trình giáo dục Đồng thời hướng người học vận dụng ngay hiểubiết để tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề về môi trường

2.2 Hiện trạng các vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay

2.2.1 Các vấn đề môi trường toàn cầu

2.2.1.1 Nạn chặt phá rừng

Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liềncủa Trái đất, chiếm khoảng 40 triệu km2 Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốttươi đã bị suy thoái nhanh chóng trong những năm gần đây

Các hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng30% diện tích đất liền Tuy nhiên, các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đikhoảng 40% trong vòng 300 năm qua và theo đó mà các loài động thực vật,thành phần quan trọng của các hệ sinh thái rừng, cũng bị mất mát đáng kể

Trang 24

Trong khoảng 50 năm qua, trên toàn thế giới đã mất đi hơn 1/5 lớp đất màu ởcác vùng nông nghiệp, trong lúc đó, nhiều vùng đất nông nghiệp màu mỡđang được chuyển đổi thành các khu công nghiệp.

Từ trước đến nay, lượng CO2 có trong khí quyển luôn ổn định nhờ sựquang hợp của cây xanh Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một diện tích lớnrừng bị phá hủy, nhất là rừng rậm nhiệt đới, do đó hàng năm, có khoảng 6 tỷ tấn

CO2 được thải thêm vào khí quyển trên toàn thế giới, tương đương khoảng 20%lượng khí CO2 thải ra do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (26 tỷ tấn/năm)

Điều đó có nghĩa là việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch vàkhuyến khích bảo về rừng và trồng rừng để giảm bớt tác động của biến đổikhí hậu là rất quan trọng Theo báo cáo thứ tư của IPCC, có thể giảm phát thảikhoảng 1,3 đến 4,2 tỷ tấn CO2 hàng năm bằng cách tăng cường trồng rừng vàbảo vệ rừng Tuy nhiên, hiện nay chúng ta cũng chưa thể nói dự kiến đó cóthể hiện thực hay không, vì rằng rừng ở nhiều vùng trên thế giới, nhất là ởNam Mỹ, châu Phi và Nam Á vẫn đang tiếp tục bị suy thoái nghiêm trọng

2.2.1.2 Suy giảm đa dạng sinh học

Từ khi cuộc sống trên Trái đất phồn thịnh, hành tinh của chúng ta có sốlượng loài hết sức đa dạng Vào khoảng 250 triệu năm trước đây, trên Trái đấtước tính chỉ có khoảng 250.000 loài sinh vật, nhưng từ khi các sinh vậtchuyển được từ môi trường biển cả lên môi trường đất liền, thì số loài tănglên rất nhanh và hiện nay đã có ít nhất khoảng vài ba triệu loài đang sinh sốngtrên Trái đất

Có bao nhiêu loài đã bị tuyệt chủng trong những năm qua? Theo nghiêncứu của các nhà khoa học thì ước tính đã có khoảng 40% số loài đã mất đi trongkhoảng từ 1970 đến 2000 Riêng các loài ở nước ngọt đã mất đi khoảng 50%

Thế thì có bao nhiêu loài hiện đang tồn tại có nguy cơ bị tuyệt chủng?Con người đã biết được có khoảng 1,6 triệu loài sinh vật hiện đang sống trên

Trang 25

Trái đất Hầu hết các loài động vật có xương sống đã được biết, số loài chưabiết đến phần lớn thuộc về nhóm động vật không xương sống Trong số 1,6triệu loài đã biết, IUCN đã nghiên cứu kỹ khoảng 45.000 loài và đã đưa ra kếtluận là có khoảng 45% các loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt (ASAHI, 2010).

Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóngchưa từng có, ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ mất các loài tronglịch sử Trái đất và trong những thập kỷ sắp tới mức độ biến mất của các loài

sẽ gấp 1.000-10.000 lần (MA, 2005) Có khoảng 10% các loài đó thế giới cầnphải có những biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài được xem làđang có nguy cơ bị tiêu diệt Tình trạng nguy cấp của các loài không phân bốđều giữa các vùng trên thế giới, các vùng rừng ẩm nhiệt đới có số loài nguycấp nhiều nhất, trong đó có nước ta, rồi đến các vùng rừng khô nhiệt đới,vùng đồng cỏ miền núi Nghề khai thác thủy sản bị suy thoái nghiêm trọng và

có đến 75% ngư trường trên thế giới đã bị khai thác cạn kiệt hay khai thác quámức (UNEP, 2007)

2.2.1.3 Nguồn nước ngọt đang hiếm dần

Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượngnước có trên Trái đất là nước biển và đại dương Lượng nước ngọt mà loàingười có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trênTrái đất Cuộc sống của tất cả chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộcvào lượng nước ít ỏi đó

Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh chóng do cáchoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự thiếu hụt nướcngọt tại nhiều vùng trên thế giới

Các hoạt động của con người đã làm giảm sút một cách đáng kể sốlượng và chất lượng nguồn nước ngọt của thế giới Các hoạt động thiếu quyhoạch hợp lý như ngăn sông, đắp đập, chuyển đổi đất ngập nước, phá rừng,

Trang 26

thải các chất thải sinh hoạt và công nghiệp ngày càng nhiều, đến mức thiênnhiên không thể phân hủy kịp, đã và đang gây ô nhiễm đất, nước, không khí.Trong lúc đó, nhu cầu ngày càng tăng nhanh của con người về nguồn nướcngọt đã làm thay đổi các dòng nước tự nhiên, thay đổi quy trình lắng đọng vàlàm giảm chất lượng nước Tình trạng thiếu nước trên thế giới ngày càng lanrộng, nạn khô hạn kéo dài, gây nhiều hậu quả về kinh tế và xã hội cho nhiềuvùng rộng lớn Tất cả những điều đó đều tác động tiêu cực lên sự phát triển,làm suy giảm đa dạng sinh học và chức năng của các hệ thống thủy vực trênthế giới.

2.2.1.4 Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt

Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọingười quan tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diệntích rộng và dân số lớn, đang là những nước đang phát triển nhanh tại châu Á.Đặc biệt là Trung Quốc, có nguồn than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào,đang tăng sức tiêu thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng

Ở Trung Quốc, sức tiêu thụ loại năng lượng hàng đầu này, từ 961 triệutấn (tương đương dầu mỏ) vào năm 1997 lên 1.863 triệu tấn vào năm 2007,tăng gần gấp đôi trong khoảng 10 năm Tất nhiên, lượng CO2 thải ra cũngtăng lên bằng gần 1/2 lượng thải của Mỹ năm 2000, và đến nay, Trung Quốc

đã trở thành nước thải lượng khí CO2 lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹnăm 2007 Nếu Trung Quốc và Ấn Độ, với số dân khổng lồ, vẫn theo conđường tiêu thụ nhiều năng lượng, thì nguồn tài nguyên chất đốt dự trữ sẽ sớmcạn kiệt, chúng ta sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về môi trường toàn thế giới,khó lòng có thể hồi phục do bị ô nhiễm nặng và tình trạng nóng lên toàn cầuvẫn không thể khống chế được ( UNEP, 2010)

2.2.1.5 Hạn hán ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến sản xuất lương

Trang 27

thực và cuộc sống của nhiều vùng

Nóng lên toàn cầu không phải chỉ có nhiệt độ tăng thêm, nó còn mangtheo hàng loạt biến đổi về khí hậu, mà điều quan trọng nhất là làm giảm lượngnước mưa tại nhiều vùng trên thế giới Tại một số vùng thường đã bị khô hạn,lượng mưa lại giảm bớt, tạo nên hạn hán lớn và sa mạc hóa

Châu Úc là một nước nông nghiệp quan trọng, lượng lương thực xuấtkhẩu chiếm 25% toàn bộ lương thực xuất khẩu trên thế giới, là nước xuấtkhẩu lúa mỳ thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Canađa thế nhưng sau nhữngnăm 1990, lượng mưa ở Ôxtrâylia giảm sút dần Đến năm 2002, Ôxtrâylia bịhạn hán nặng nề, sản lượng lương thực giảm sút nghiêm trọng, mất khoảng1/2 so với những năm bình thường Từ đó đến nay, hàng năm Ôxtrâylia vẫntiếp tục bị hạn hán, thiếu nước trầm trọng Năm 2006, Ôxtrâylia bị hạn chưatừng có Tình trạng này cũng đã gây nên nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng

2.2.1.6 Trái đất đang nóng lên

Theo dự báo thì rồi đây, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớtkhí thải nhà kính, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng lên thêm từ 1,8oC đến 6,4oC vàonăm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ tannhiều hơn, nhanh hơn, nhiệt độ nước biển ấm lên, bị giãn nở mà mức nướcbiển sẽ dâng lên khoảng 70-100 cm hay hơn nữa, và tất nhiên sẽ có nhiều biếnđổi bất thường về khí hậu, thiên tai sẽ diễn ra khó lường trước được cả về tần

số và mức độ

Theo báo cáo lần thứ tư của IPCC, nếu nhiệt độ tăng lên 2oC, dự kiếnmức độ thiệt hại sẽ tăng lên, như sẽ có thêm khoảng 100 triệu người nữa bịthiếu nước nặng nề, khoảng 30% số loài trong các hệ sinh thái sẽ gặp phảinguy cơ tuyệt chủng cao, sản xuất lương thực sẽ giảm sút tại các vùng thấp,

sự tàn phá do bão tố và lụt lội sẽ tăng lên tại các vùng bờ biển và sẽ có nhiềungười bị nhiễm bệnh Mức nước biển cũng sẽ dâng cao hơn, gây ngập úng

Trang 28

những vùng đất thấp ven biển Điều đó đã xảy ra tại một vài đảo quốc nhưTuvala và Maldives.

2.2.1.7 Dân số thế giới đang tăng nhanh Dân số thế giới đang tăng nhanh

Hiện nay, dân số loài người đã đạt 7,3 tỷ và rồi đây còn có thể tăng lênđến 8-9 tỷ Tất nhiên, một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên toàn cầu sẽ đượcđộng viên để duy trì sự tồn tại và phát triển của số dân này

Theo tính toán trước đây, loài người đã sử dụng hết khoảng 1/3 toàn bộtài nguyên thiên nhiên toàn cầu Con số đó có lẽ quá thấp vì còn có nhiều thứcon người không trực tiếp sử dụng, nhưng do hoạt động của con người mà đã

bị suy thoái (đất bị xói mòn nặng, quá nhiều chất thải) Với kết quả phân tíchchi tiết tại một số nước thuộc châu Âu và từ đó suy ra thì có lẽ loài người đãtiêu thụ đến khoảng 50% tổng tài nguyên thiên nhiên toàn cầu Con ngườiđang tìm mọi cách để chiếm đoạt các sản phẩm được tạo ra do quang hợpcùng với nhiều hoạt động khác để phát triển xã hội rất phức tạp, và vì thế màloài người đã gây nên tác động cực kỳ lớn lên các chu trình sinh địa hóa Conngười đã làm thay thế những vùng rộng lớn của Trái đất có hệ sinh thái tựnhiên phức tạp và đa dạng về loài bằng những hệ sinh thái đơn giản, đặc biệtcho sản xuất nông nghiệp Bằng cách phá rừng, đốt củi và than, canh tác trêncác loại đất, sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp, loàingười đã tăng cường hoạt động chuyển cacbon hữu cơ vào khí quyển

2.2.2 Các vấn đề môi trường tại Việt Nam

2.2.2.1 Suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam

Á giàu về đa dạng sinh học Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xíchđạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nêntính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam Hiện đã thống kê được 310 loài thú,

870 loài chim, 296 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, trên 1.000 loài cá nước ngọt,

Trang 29

hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó là hàng chục ngàn loài động vật khôngxương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt Hệ động vật Việt Nam khôngnhững giàu về thành phần loài, nhiều loài có ý nghĩa kinh tế cao, mà còn cónhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á.

- Nguồn tài nguyên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tạicủa nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua, mà còn là cơ sở cho sự pháttriển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới Tuy nhiên, thay vì phảibảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này, ở nhiều nơi,dưới danh nghĩa phát triển kinh tế, một số người/tổ chức/địa phương đã vàđang khai thác quá mức và phí phạm, không những thế, còn sử dụng các biệnpháp hủy diệt như dùng các chất nổ, chất độc, kích điện để săn bắt

- Nếu được quản lý tốt và biết sử dụng đúng mức, nguồn tài nguyênsinh học của Việt Nam có thể trở thành tài sản rất có giá trị Nhưng rất tiếc,nguồn tài nguyên này đang bị suy thoái nhanh chóng

2.2.2.2 Thiếu nước ngọt và nhiễm bẩn nước ngọt ngày càng trầm trọng

- Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bìnhtrên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững

- Nước ta có khoảng 830 tỷ m3 nước mặt trong đó chỉ có 310 tỷ m3

được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% còn 63% dolượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khaithác nước dưới đất chưa kể phần hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ m3/năm Trữlượng nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm(khoảng 13% tổng trữ lượng) Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trênphạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4400 m3/người, năm (Thế giới7400m3/người, năm) Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc

tế IWRA thì quốc gia nào dưới 4000m3/người, năm là quốc gia thiếu nước

Trang 30

Như vậy, nước ta là một trong những nước đang và sẽ thiếu nước trong mộttương lai rất gần (Thực tế nếu kể cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoàichảy vào thì Việt Nam trung bình đạt khoảng 10.600m3/người, năm).

- Tài nguyên nước đang dần cạn kiệt Lượng nước bình quân đầu ngườigiảm nhanh từ 12.800m3 năm 1990 xuống còn 9.700m3 năm 2000 và có khảnăng chỉ còn 8.300m3 vào khoảng năm 2015 (Nguồn thống kê của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 2013)

- 17.2 triệu người (Tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồnnước sinh hoạt từ giếng khoan chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý

(Nguồn thống kê của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 2013)

- 9.000 người tử vong hàng năm vì nguồn nước ô nhiễm và 200.000người mắc bệnh ung thư được phát hiện hàng năm có nguyên nhân chính bắt

nguồn từ ô nhiễm môi trường nước (Nguồn: Cục Quản Lý Tài Nguyên Nước,

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Năm: 2015)

Hình 2.1 Người dân bản Mù Sang Cao đợi lấy nước

rỉ ra từ lòng núi về sinh hoạt

(Ảnh: Nguyễn Công Hải/TTXVN)

Trang 31

2.2.2.3 Thay đổi khí hậu

Gần 43% dân số Việt Nam sinh sống ở các vùng đồng bằng châu thổ Uỷban liên chính phủ theo dõi biến động của khí hậu dự báo rằng mực nước biển sẽtăng từ 13 - 94cm vào năm 2100 Ngay khi mực nước biển chỉ tăng 13cm cácvùng châu thổ của Việt Nam cũng bị nhiễm mặn và theo đó những vùng trồng lúaquan trọng nhất của đất nước cũng vĩnh viễn biến mất Hơn nữa, biến đổi khí hậu

có thể huỷ diệt các hệ sinh thái rạn san hô, tăng số lượng vật hại và vật chủ trunggian truyền bệnh như bệnh sốt rét và sốt xuất huyết Những tác nhân chính làmthay đổi khí hậu là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng

Tác động ngày càng lớn của thiên tai – Hơn 2/3 dân số Việt Nam sinhsống ở những vùng có nhiều thiên tai, như bão và lụt Hàng năm có gần 1triệu cư dân nghèo phải gánh chịu hậu quả của thiên tai

2.3 Giới thiệu một số mô hình giáo dục môi trường đang được áp dụng hiện nay

2.3.1 Một số mô hình GDMT trên thế giới

Trong số các mô hình GD các kỹ năng kỹ năng sáng tạo và giải quyếtvấn đề liên quan đến giáo dục môi trường phải kể đến các chương trình như:

+ Sandwatch một mạng lưới liên kết các trường học và cộng đồng venbiển nhằm quản lý và nâng cao năng lực và bảo vệ những bờ biển và môitrường biến gần bờ trước BĐKH; Sandwatch đã xây dựng năng lực ứng phóvới BĐKH cho học sinh và người dân dựa vào bối cảnh thực tiễn của bờ biểnđịa phương, nơi họ có thể thực hành các kỹ năng như quan trắc, xây dựng cơ

sở dữ liệu về bờ biển, xác định và giải quyết vấn đề

+Carbo Schools, chương trình hợp tác giữa các nhà nghiên cứu BĐKHvới các GV và HS nhằm vào việc nghiên cứu các vấn đề khác nhau của chutrình Carbon được thực hiện tại nhiều quốc gia tại EU; Cần có sự tham giahợp tác cùng hành động của cộng đồng, các tổ chức có liên quan và các nhàkhoa học Carbo-Schools là một chương trình minh chứng cho sự thành công

Trang 32

trong liên kết nghiên cứu giữa giáo viên, giảng viên học sinh và các nhà khoahọc Sự liên kết này không chỉ mang lại những tác động tích cực trong nângcao năng lực học tập, nghiên cứu cho giáo viên và học sinh mà còn tạo ra cáckết quả nghiên cứu có giá trị khoa học.

+ Chương trình Kid’s ISO 14000, nhằm GD trẻ em và thanh thiếu niên ápdụng quản lý môi trường dựa trên mục tiêu của ISO 14000 ở nhà và cộng đồng.Chương trình Kid’s ISO 14000 tạo cơ hội để trẻ em có thể tham gia và việc thựchiện các hoạt động quản lý môi trường tại trường học và cộng đồng của mìnhqua đó góp phần phát triển các kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề

+ Tiến hành các buổi seminar theo chủ đề về các vấn đề môi trường; ápdụng chu trình PDCA ( Plan- Do- Check- Act) của chương trình “ Kid’s ISO14000” giúp các bạn học sinh có thể tham gia vào việc thực hiện quản lí vàbảo vệ môi trường, từ đó nâng cao các kĩ năng giải quyết vấn đề

Hình 2.2 Chu trình PDCA của chương trình “ Kid’s ISO 14000” trong GDMT

2.3.2 Một số phương pháp GDMT tại Việt Nam

2.3.2.1 Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa

Phương pháp này không chỉ giúp học sinh kiểm nghiệm lại các kiếnthức đã học trên lớp, đồng thời đi sâu, tìm hiểu bản chất những hiện tượng củamôi trường tự nhiên, nhân tạo, hiểu mối quan hệ tác động qua lại giữa conngười và môi trường, những vấn đề nảy sinh do các hoạt động của con ngườigây ra với môi trường, những nguy cơ tiềm ẩn mà con người sẽ phải đối diện

Trang 33

Có thể triển khai theo 2 cách:

+ Tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập ở khu BTTN, nhà máy xử

Lý rác, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh…

+ Lập nhóm tìm hiểu tình hình môi trường ở trường học hoặc ở địaphương

- Các nhóm có nhiệm vụ:

+ Điều tra, tìm hiểu tình hình môi trường ở khu vực khảo sát

+ Lựa chọn vấn đề khảo sát mang tính nghiên cứu ( ví dụ vấn đề ônhiễm nước, khí…)

+ Báo cáo kết quả và nêu phương án bảo vệ môi trường

Giáo viên nên áp dụng phương pháp này trong các đợt tham quan, dãngoại, du lịch do nhà trường tổ chức cho các lớp học sinh Nhưng buổi thamquan, dã ngoại có kèm mục đích tìm hiểu, khám phá môi trường sẽ làm phongphú thêm nội dung và hoạt động tham quan, tăng ý nghĩ giáo dục của hoạtđộng Để đạt mục đích kép này, cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung,không nên chỉ dừng lại ở quan sát, mô tả hiện trạng, đặc điểm mà cần phảilàm cho học sinh quan tâm và thấy trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ,làm đẹp thêm địa điểm tham quan Ví dụ, tìm hiểu và thông báo trước về đặcđiểm tự nhiên, nhân văn của địa điểm, những thay đổi của cảnh quan, lý do

và dự báo sự thay đổi của cảnh quan do tác động của con người Nên tìm hiểucác giá trị kinh tế của địa điểm để những lựa chọn giải pháp tác động đến địađiểm mang tính thực tiễn cao hơn

2.3.2.2 Phương pháp thí nghiệm

Phương pháp thí nghiệm cho phép tái tạo lại những hiện tượng đã xảy

ra trong thiên nhiên, đơn giản hóa các quá trình để học sinh có thể quan sát,tìm hiểu chúng Nhiều kiến thức của các môn Sinh học, Vật lí, Hóa học… họcsinh cần tiếp thu, trải nghiệm qua các thí nghiệm Đây cũng là những phươngpháp dạy học đặc trưng của các môn khoa học thực nghiệm Những hiện

Trang 34

tượng liên quan đến môi trường sẽ được học sinh hiểu, cảm nhận và có ý thứcsâu sắc hơn thông qua các thí nghiệm đã được học sinh trực tiếp thực hiện Ví

dụ, thí nghiệm ủ rác khi dạy về xử lý rác để biết khả năng phân hủy của từngloại rác

2.3.2.3 Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục

Học sinh cấp THPT đã có vốn kiến thức tương đối lớn, ngày càng được

mở rộng và sâu thêm Tầm nhìn của các em không còn bó hẹp trong khuônkhổ nhà trường, gia đình Mặt khác, theo lý thuyết kiến tạo lại, cần bồi đắpkiến thức, kỹ năng của học sinh trên nền tảng học vấn các em đã có Giáoviên nên đưa các em vào những tình huống cần tìm hiểu, cần giải quyết, buộccác em phải vận dụng vốn hiểu biết của mình, tìm kiếm những kiến thức kỹnăng cần thiết nhằm giải quyết vấn đề, từ đó thu nhận thêm kiến thức, kỹnăng mới làm giàu thêm vốn học vấn của mình Vấn đề môi trường bao gồm

cả những vấn đề rất lớn như lỗ thủng tầng ozon, sự nóng lên toàn cầu,…nhưng còn có cả những vấn đề rất gần gũi với học sinh như khói bụi làm ônhiễm không khí, chất thải làm ô nhiễm nước, lũ lụt, sạt lỡ đất,… gây hậu quảnghiêm trọng mà học sinh thường nhìn thấy, tiếp xúc với chúng, trải nghiệmqua thực tế môi trường địa phương, đất nước Giáo viên cần tận dụng đặcđiểm này khi thực hiện giáo dục BVMT cho học sinh Ví dụ, khi tìm hiểu vềsức ép dân số lên môi trường, giáo viên không nên mô tả ngay các hiện tượng,

sự kiện do dân số đông nên môi trường bị suy thoái mà nên cho học sinh liên

hệ và đưa ra các hiện tượng thể hiện tác động của dân số tới môi trường Hoặchọc về vấn đề rác thải, giáo viên không nên cung cấp ngay các số liệu vềlượng rác thải hàng ngày, hàng tháng,… cho học sinh mà tổ chức cho các emtham gia hoạt động điều tra lượng rác thải ở gia đình, trường học, địa phương

2.3.2.4 Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng

và giáo dục kỹ năng sống

Ở mỗi cộng đồng địa phương đều có những vấn đề môi trường bức xúc

Trang 35

riêng Ví dụ, môi trường làng nghề, môi trường rừng, môi trường biển và ven

bờ, môi trường ở khu vực công nghiệp,… Giáo viên cần khai thác tình hìnhmôi trường địa phương để giáo dục học sinh đảm bảo tính thiết thực và hiệuquả Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải thu thập số liệu, sự kiện và tìmhiểu tình hình môi trường địa phương Nhà trường cũng cần tổ chức các hoạtđộng phù hợp để học sinh tham gia góp phần cải tạo môi trường địa phương.Những hoạt động đo,ù dù nhỏ nhưng thiết thực góp phần cải thiện môi trường

ở nhà trường và địa phương, đồng thời tác động lên ý thức của học sinh, rènluyện kỹ năng, thói quen BVMT cho các em và giúp các em thấy được giá trịcủa lao động Trong quá trình giáo dục cần chú ý rèn luyện kỹ năng BVMTthông qua việc luyện tâp xử lý các tình huống môi trường cụ thể Hình thànhcho học sinh khả năng nhận biết và phát hiện các vấn đề môi trường, xâydựng kế hoạch hành động vì môi trường và kỹ năng kiên định thực hiện kếhoạch hành động BVMT

2.3.2.5 Phương pháp nêu gương

Học sinh cấp THTP vẫn luôn nhìn vào hành động của người lớn đểxem xét, so sánh và bình luận Muốn giáo dục các em có neap sống văn minh,lịch sự đối với môi trường, trước hết giáo viên và các bậc phụ huynh phảithực hiện đúng các quy định BVMT Tác động giáo dục từ bạn học cũng rấtlớn Những gương người tốt, việc tốt từ bạn bè sẽ cảm hóa và làm gương tốtcho các em Giáo viên cần tận dụng các hoạt động tập thể để học sinh thi đuacùng thực hiện tốt các hoạt động BVMT, từ những việc cụ thể như gìn giữmôi trường lớp học, trường học, cộng đồng xanh, sạch, đẹp

2.3.2.6 Phương thức giáo dục BVMT tích hợp vào các môn học và hoạt động

có trong chương trình giáo dục ở các cấp

Trong chương trình và Sách giáo khoa (SGK) của các cấp học, các tácgiả đã quán triệt tinh thần tích hợp nội dung giáo dục BVMT, PTBV theo yêucầu chung Vì vậy, trong hầu hết các môn học đã thể hiện nội dung giáo dục

Trang 36

BVMT với ba mức độ đã được thống nhất là: tích hợp toàn phân, tích hợptừng bộ phận và liên hệ tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của mỗi bài trong SGK.Giáo viên bộ môn cần chú ý khai thác các cơ hội giáo dục BVMT trong từngbài, từng chương, tránh bỏ qua cũng như lạm dụng làm bài học trở nên nặng

nề gây nhàm chán cho học sinh

Ví dụ, chương “Vai trò của thực vật”, bài “Đa dạng sinh học”, “Đấu tranhsinh học”, “Động vật quý hiếm”, “Tác động của con người đối với môitrường”, “Ô nhiễm môi trường” (môn Sinh học), bài “Đặc điểm tài nguyênkhoáng sản Việt Nam” (môn Địa lý)…

2.3.2.7 Giáo dục BVMT thông qua hình thức câu lạc bộ, các hội thi Giáo dục BVMT có thể được tổ chức bằng nhiều hình thức hoạt động.

Mỗi hình thức đều có những ưu thế và khó khăn, đòi hỏi phải vận dụng mộtcách mềm dẻo, phù hợp với từng thời điểm và điều kiện cụ thể của nhà trường

Tổ chức các câu lạc bộ: câu lạc bộ môi trường, câu lạc bộ bảo vệ câyxanh,… Câu lạc bộ có thể tổ chức theo từng lớp hoặc cả trường Nếu có nhiềuhọc sinh tham gia thì nên theo sở thích mà chia học sinh theo từng nhóm Ví

dụ, nhóm học sinh tham gia bảo vệ thực vật “em yêu cây xanh” Nhóm họcsinh tham gia bảo vệ động vật hoang dã “những người bạn của tôi” Sau khihình thành tổ chức, nhóm phụ trách phải xây đựng kế hoạch và báo cáo vớiBan Giám hiệu để nhà trường ủng hộ và cho phép thực hiện Trong các buổisinh hoạt CLB, ngoài việc thảo luận các hoạt động theo kế hoạch nên tổ chứccác trò chơi để tạo sự hứng thú cho học sinh

Tổ chức các cuộc thi cũng là một hình thức giáo dục BVMT hiệu quảCác cuộc thi tìm hiểu, sáng tác theo chủ đề về môi trường không chỉ giúp chohọc sinh hiểu sâu hơn các vấn đề môi trường mà quan trọng hơn là tạo nênnhững ý tưởng sáng tạo và họ tự do biểu đạt ý kiến của mình Ví dụ, cuộc thi

sử dụng phế thải để làm đồ chơi hoặc vật trang trí, đồ dùng học tập, cuộc thi

“Nước đủ dùng cho hôm nay và tiết kiệm cho ngày mai”,

Trang 37

2.4 Những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về BVMT và GDMT tại Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặt vị trí quan trọngcủa công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội.Quan điểm này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998

và sau này là nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trịBan chấp hành Đảng CSVN về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trườngtrong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại háo đất nước” đã chỉ rõ: “ Bảo vệ môitrường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ cótính sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước;cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới” Chỉthị đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải pháp đầu tiênlà: “ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống vàphong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môitrường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáodục quốc dân”

- Cùng với Luật giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định

số 3288/QĐ_BGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản

về chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thôngViệt Nam và một số văn bản hướng dẫn kèm theo Các văn bản này là cơ sởpháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môitrường ở các trường phổ thông và trường sư phạm trong hệ thống giáo dụcquốc dân

- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chínhphủ v/v phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệthống giáo dục quốc dân”

- Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chínhphủ về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng

Trang 38

đến năm 2020 cũng nhấn mạnh “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xãhội, các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân”

- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướngChính phủ ban hành “ Định hướng chiến lược phát triển bền vững của ViệtNam” (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)

- Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họpthứ 8, đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệulực ngày 1/7/2006 Trong đó điều 5 và điều 6 đề cập đến chính sách của Nhànước về bảo vệ môi trường và những họat động được khuyến khích, trong đó

có công tác tuyên truyền giáo dục Riêng chương XI, điều 107 Giáo dục môitrường và đào tạo nguồn nhân lực BVMT, quy định rõ:

+ Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằmnâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường

+ Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóacủa các cấp học phổ thông

+ Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhận lực bảo vệ môi trường, khuyếnkhích mọi tổ chức, cá nhận tham gia đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp Bộ Tài nguyên và Môitrường chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục vềmôi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường

- Chỉ thị 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộgiáo dục và đạo tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường

- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ trưởng Bộgiáo dục và đạo tạo về việc phát động phong trào thi đua: “ xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giao đoạn 2008-2013

- Luật bảo vệ môi trường 2014, ngày 23 tháng 06 năm 2014, tại điều5,6 chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường đề ra: “Tuyên truyền, giáodục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng

Trang 39

kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường” và khuyến khích hoạt động “Truyềnthông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn

vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.”

- Quyết định số 4509/BGDĐT-GDTrH, ngày 03/09/2015, Nhiệm vụgiáo dục trung học năm học 2015-2016 có đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục thựchiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọngtuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảotồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiêntai; giáo dục an toàn giao thông,… theo hướng dẫn của Bộ GDĐT”

Trang 40

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

Mô hình CLB Môi trường cho học sinh THPT

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng giáo dục môi trường và khả năng xây dựng CLB Môitrường tại trường THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm- Hà Nội

- Hoạt động thí điểm của CLB Môi trường

- Đánh giá hiệu quả thực hiện của chương trình

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng CLB Môitrường trong giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh THPT

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông tin thứ cấp là các nguồn thông tin có sẵn, đã được thu thập từcác cơ quan nghiên cứu, tạp chí khoa học, sách báo, nguồn internet…

- Trong nghiên cứu này, nguồn dữ liệu thông tin thứ cấp được thu thậpbao gồm:

Ngày đăng: 30/03/2017, 19:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. The Asahi Glass Foundation (2010). Condition for Survival. Toward a “Solar Energy-Based Society” Full of Vibrant Life. Tokyo. Japan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solar Energy-Based Society
Tác giả: The Asahi Glass Foundation
Năm: 2010
20. Bài giảng “ Giáo dục- truyền thông Môi trường” http://doc.edu.vn/tai- lieu/bai-giang-giao-duc-truyen-thong-moi-truong-9452/ Ngày14/12/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục- truyền thông Môi trường
1. Dự án GDMT tại Hà Nội (2006). Học mà chơi -Chơi mà học, Tổ chức Con người và Thiên nhiên, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Đình Hòe (2000). Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo Dục Hà Nội Khác
3. Nguyễn Đình Hoè, Tạ Hoàng Tùng Bắc (2003). Sổ tay hướng dẫn thực hiện chiến dịch truyền thông môi trường. Cục Bảo vệ Môi trường xuất bản Khác
4. Mai Văn Huyên, Helle T. Stalz, Nguyễn Thúy Ái. (2006) Thông tin- giáo dục - truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. NXB Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 2006 Khác
5. Manfed Oepen, Dịch: Cao Xuân Thư, Thu Dương (1999). Truyền thông môi trường. NXB Khoa học kỹ thuật Khác
6. Võ Trung Minh (2005). GDMT qua hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp môn Tự nhiên và Xã hội, Luận văn Thạc sỹ GDTH, ĐHSPHN Khác
7. Võ Trung Minh (2015). Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn khoa học ở tiểu học, Luận văn Tiến sĩ, ĐHSPHN Khác
8. Võ Quý (2012). Một số vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam: Thân thiện với thiên nhiên để phát triển bền vững. Phục hồi hệ sinh thái và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tài liệu hội thảo chuyên đề. NXB Nông nghiệp Khác
9. Nguyễn Thị Thấn (2009). Giáo dục môi trường trong dạy học các môn học về tự nhiên và xã hội, NXB GD, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Thị Thìn (2004). Hướng dẫn những trò chơi sáng tạo: Nước trong mọi trạng thái, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Khác
11. David A. Kolb (2011). Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and Development, Prentice Hall PTR Khác
12. IPCC (2007). Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Summary for Policymakers. Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovermental Panel on Climate Change. Geneva. p:543 Khác
13. IUCN (1970). International Working Meeting on Environmental Education in the School Curriculum, Final Report, September 1970, Gland, Switzerland Khác
14. IUCN (2009). Last Call Climate and Nature. World Conservation. October 2009 Khác
15. Jenifer L. Molnar (2010). The Atlas of Global Conservation. Changes, Challenges, and Opportunities to Make a Difference. University of California, Berkeley Los Angeles London Khác
16. MA (Millennium Ecosystem Assessment) (2005). Ecosystems and Human Well-being: Synthesis. Washington, DC. Island Press Khác
18. UNEP (2007). GEO 4, Global Environment Outlook Environment for Development Khác
19. UNEP (2010). Dead Planet, Living Planet, Biodiversity and Ecosystem Restoration for Sustainable Development. p:54-75Tài liệu tham khảo online Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w