1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Xác lập cơ sở địa lý cho bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh : Luận văn ThS. Kiểm soát môi trường và bảo vệ môi trường: 60 85 01 01

118 35 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 5,33 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Xác lập được cơ sở khoa học trên cơ sở phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp, xác định chức năng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường của m i tiểu vùng, đề xuất định h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

_

Lê Thùy Dung

XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

_

Lê Thùy Dung

XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên môi trường

Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG VĂN BÀO

Hà Nội – Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2015

Tác giả

Lê Thùy Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn với đề tài "Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" tác giả đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Văn Bào

đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập, công tác và thực hiện luận văn

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Đại học khoa học tự nhiên, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa Lý và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập

Xin cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ quý báu về tài liệu của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hạ Long, Ban quản lý Vịnh

Hạ Long và Dự án ” Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030”, do GS.TS Nguyễn Cao Huần chủ trì tư vấn Cuối

cùng tác giải xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tác giả, động viên và khuyến khích tác giả trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình

Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2015

Tác giả

Lê Thùy Dung

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ CHO ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 5

1.1.1 Khái quát các công trình nghiên cứu theo hướng địa lý tổng hợp 5

1.1.2 Tổng quan cơ sở địa lý cho bảo vệ môi trường 6

1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG 17

1.3 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu 21

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 22

CHƯƠNG 2 – ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG 25

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 25

2.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên vị thế 25

2.1.2 Đặc điểm địa chất và tài nguyên khoáng sản 28

2.1.3 Đặc điểm địa hình và tài nguyên đất 32

2.1.4 Đặc điểm khí hậu, thủy văn – hải văn và tài nguyên nước 37

2.1.5 Đa dạng sinh học và tài nguyên rừng 39

2.1.6 Phân vùng địa lý tự nhiên khu vưc thành phố Hạ Long 42

2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 49

2.2.1 Dân cư và nguồn lao động 49

2.2.2 Đặc điểm kinh tế 49

2.2.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 52

2.2.4 Đặc điểm văn hóa - xã hội 53

2.2.5 Hiện trạng sử dụng đất 54

Trang 6

CHƯƠNG 3 – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG 57

3.1 Hiện trạng môi trường, biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên thành phố Hạ Long 57

3.1.1 Hiện trạng môi trường 57

3.1.2 Biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên 75

3.2 Định hướng bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long 85

3.2.1 Phân vùng chức năng môi trường cho định hướng bảo vệ môi trường 85

3.2.2 Định hướng không gian bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long 90

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế Hạ Long giai đoạn 2006-2010 50

Bảng 3.1: Chất lượng môi trường không khí tại khu vực tác động của các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than 58

Bảng 3.2: Diễn biến môi trường không khí tại một số khu vực chịu tác động từ các hoạt động của khu, cụm công nghiệp 59

Bảng 3.3: Hiện trạng môi trường không khí tại các khu đô thị, dân cư tập trung (quý 1/2014) 61

Bảng 3.4: Chất lượng môi trường nước thải sinh hoạt 67

Bảng 3.5: Kết quả quan trắc nước thải mỏ than tháng 3/2014 68

Bảng 3.6: Chất lượng nước biển khu vực ven bờ Bãi Cháy – Cột 5 năm 2013 70

Bảng 3.7: Chất lượng môi trường không khí tại một số khu vực khai thác khoáng sản 72

Bảng 3.8: Chất lượng nước thải tại một số cơ sở khai thác khoáng sản 75

Bảng 3.9: Biến động địa hình đáy một số khu vực trong vịnh Cửa Lục (1965 – 2004) 84

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Khai thác đất đồi Đại Yên 31

Hình 2.2: Sàng tuyển than tại Nhà máy tuyển than Hòn Gai 31

Hình 2.3:Một số loại động, thực vật đặc hữu thành phố Hạ Long 41

Hình 2.4:Vịnh Cửa Lục nhìn từ cầu Bãi Cháy 46

Hình 2.5: Cơ cấu các ngành lao động (%) 49

Hình 2.6: Một số hoạt động tại Canaval Hạ Long 54

Hình 2.7: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2015 55

Hình 2.8: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2014 56

Hình 3.1: Hiện trạng tiếng ồn và hàm lượng bụi trong không khí trung bình 1 giờ tại các khu vực chịu ảnh hưởng của giao thông (tháng 3/2014) 60

Hình 3.2: Hàm lượng TSS trong một số nguồn nước mặt (quý 1/2014) 63

Hình 3.3: Hàm lượng DO trong nước mặt tại các điểm tiếp nhận nước thải năm 2012Hàm lượng Pb trong nước ngầm năm 2012 64

Hình 3.4: Hàm lượng Amoni trong nước ngầm năm 2012 65

Hình 3.5: Hàm lượng Pb trong nước ngầm năm 2012 66

Hình 3.6: Hàm lượng Zn và Pb trong đất (quan trắc quý 1/2014) 71

Hình 3.7: Hàm lượng As và Cd trong đất (quan trắc quý 1/2014) 72

Hình 3.8: Cơn bão số 1 đô bộ vào thành phố Hạ Long ngày 23/6/2015 77

Hình 3.9: Lụt tại phường Hòn Gai – Thành phố Hạ Long trong đợt mưa dông dài ngày từ 28/7/2015 – 07/08/2015 78

Hình 3.10: Sạt lở đất – Thành phố Hạ Long trong đợt mưa dông dài ngày từ 28/7/2015 – 03/08/2015 80

Hình 3.11: Hoạt động san lấp Vịnh Cửa lục 82

Trang 9

DANH MỤC BẢN ĐỒ

Hình 1: Sơ đồ vị trí thành phố Hạ Long trong tỉnh Quảng Ninh 26

Hình 2: Bản đồ địa chất thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 30

Hình 3: Bản đồ địa mạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 35

Hình 4: Bản đồ thổ nhưỡng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 36

Hình 5: Bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 48 Hình 6: Bản đồ định hướng bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 102

Hình 7: Chú giải bản đồ định hướng bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 103

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

Bộ Thành phố Hạ Long còn đóng vai trò là điểm kết nối, mở ra vùng biển Vịnh Bắc

Bộ của trục hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh - Lào Cai - Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long sở hữu nguồn tài nguyên phong phú: tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học… có nhiều

ưu thế để có thể phát triển trong tương lai Tại đây có cảng nước sâu Cái Lân là cửa

ng thông thương chiến lược của Vùng Thành phố Hạ Long là một nền tảng kinh tế vững chắc trong sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh Đây vừa là những điều kiện thuận lợi rất căn bản để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội song cũng dự báo những mâu thuẫn gay gắt trong việc lựa chọn hướng phát triển vùng trên quan điểm phát triển bền vững: Mâu thuẫn giữa lợi ích sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế đô thị với bảo vệ môi trường Các hoạt động nhân sinh như: khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, đánh bắt chế biến hải sản, nuôi trồng hải sản…đang ngày càng ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên trong khu vực

Vì vậy, việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo ô nhiễm gây tổn thương môi trường góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển bền vững khu vực

thành phố Hạ Long là vấn đề quan trọng và cấp thiết Đề tài “Xác lập cơ sở địa lý cho bảo vệ môi trường Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” được học viên lựa

chọn nghiên cứu với mục tiêu và nhiệm vụ như sau:

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác lập được cơ sở khoa học trên cơ sở phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp, xác định chức năng (sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường) của m i tiểu vùng, đề xuất định hướng và các giải pháp bảo vệ môi trường theo các không gian địa lý khu vực thành phố Hạ Long

Trang 12

2

3 Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các nội dung sau:

+ Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo

+ Khảo sát thực địa

+ Biên tập các bản đồ chuyên đề và xây dựng bản đồ tổng hợp

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu tại khu vực địa bàn

thành phố Hạ Long và vùng ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (không bao gồm vùng lõi Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long), với tổng diện tích 272

km2, nằm trong tọa độ địa lý: 20052'24’’vĩ độ Bắc; 107005'23’’kinh độ Đông

- Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho

định hướng bảo vệ môi trường khu vực thành phố Hạ Long dựa trên cơ sở đánh giá

Trang 13

3

các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và diễn biến môi trường trong khu vực nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

- Phương pháp bản đồ và GIS

- Phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên

6 Cơ sở tài liệu để thực hiện đề tài

- Các tài liệu về lý thuyết: Các tài liệu mang tính lý luận nghiên cứu địa lý học, các số liệu thống kê tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu Các tư liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố tại khu vực nghiên cứu

- Các tài liệu bản đồ: Bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất - khoáng sản, bản đồ quy hoạch khoáng sản, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu

- Các tài liệu về khu vực nghiên cứu: là những tài liệu và kết quả khảo sát thực địa nằm trong đề tài “ Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội thực hiện

- Các tài liệu số liệu thống kê về điều kiên tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long

- Kết quả quan trắc môi trường của Tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hạ Long

từ năm 2010 – 2014 của sở Tài nguyên & Môi trường, tỉnh Quảng Ninh

- Kết quả khảo sát thực địa của tác giả về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

và hiện trạng môi trường của Thành phố Hạ Long

7 Kết quả đạt được

Trang 14

- Thành lập được bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên và bản đồ định hướng bảo

vệ môi trường khu vực nghiên cứu

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ

môi trường sẽ là tiền đề cho việc phục vụ định hướng phát triển bền vững của khu vực nghiên cứu trong các đề tài nghiên cứu tiếp theo Các thông tin trong tài liệu sẽ góp phần làm phong phú nguồn tư liệu lưu trữ để sử dụng cho việc nghiên cứu đánh giá trong tương lai

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp đánh giá

hiện trạng sử dụng tài nguyên và các vấn đề môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe con người Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng quy hoạch cho các nhà quản lý môi trường, nhà quy hoạch môi trường giúp xây dựng các kế hoạch phù hợp cho phát triển kinh tế, xã hội của khu vực

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thành phố Hạ Long

Chương 3:Hiện trạng và định hướng bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long

Trang 15

1.1.1 Khái quát các công trình nghiên cứu theo hướng địa lý tổng hợp

Nghiên cứu theo hướng địa lý tổng hợp là đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ nghiên cứu Trên thế giới, hướng nghiên cứu sử dụng lãnh thổ trên quan điểm tổng hợp được tiến hành từ cuối thế kỷ XIX bắt đầu từ các công trình nghiên cứu của V.V Docutraev – người đầu tiên thực hiên nguyên tắc tổng hợp trong nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của các địa phương cụ thể Sau đó, những công trình nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường dựa trên quan điểm tổng hợp của các nhà địa lý Xô Viết (trước đây) và các nhà địa lý Nga, Ucraina, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Đức,…đã hoàn thiện lý luận

và ứng dụng trong thực tiễn (Shisenko P.G.,1988 – Địa lý tự nhiên ứng dụng; Ixatrenko, 1991 – Cảnh quan học ứng dụng…) Các công trình nghiên cứu này đề cập đến xem xét một cách tổng hợp và toàn diện từ tự nhiên đến môi trường, kinh tế

và xã hội Gần đây, có tác phẩm nổi tiếng “ Intergrated Environment Planning” của James K.Lain (Đại hội Ohio, Mỹ, 2003) [26]

đề cập đến quy hoạch môi trường tổng hợp theo quan diểm địa lý học

Ở Việt Nam, tiếp cận tổng hợp đã được áp dụng vào cả về lý luận trong thực tiễn nghiên cứu địa lý trong các công trình nghiên cứu của của nhiều nhà địa lý và nhanh chóng trở thành một lĩnh vực nghiên cứu có tính ý nghĩa thực tiễn cao Trong vài thập niên gần đây, Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan cũng như đánh giá tổng hợp nhằm mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường cũng như các công trình mang tình chất lý thuyết cảnh quan ứng dụng của các tác giả Vũ Tự Lập, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần,…Quan điểm tổng hợp

đã có những đóng góp to lớn trong nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất Năm 1997, trong “Cơ sở cảnh quan của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam”, các tác giả Phạm Hoàng hải, Nguyễn

Trang 16

6

Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã đề cập khá đầy đủ về những biến đổi của tự nhiên dưới tác động của con người, đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên

và bảo vệ môi trường

1.1.2 Tổng quan cơ sở địa lý cho bảo vệ môi trường

1.2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

a) Môi trường

Có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường:

Theo từ điển Bách Khoa Larouse: “Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật Nói cụ thể hơn đó là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó có sự sống hoặc không có sự sống, các yếu tố đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý mang tính tổng quát hoặc chi tiết như định luật hấp dẫn và vũ trụ, năng lượng phát xạ bảo tồn vật chất trong đó các hiện tượng hóa học và sinh học là những đặc thù cục bộ Môi trường bao gồm tất cả những nhân tố tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và quần xa sinh vật”

Theo Luật BVMT Việt Nam năm 2014 [7]: “Môi trường là hệ thống các yếu tố

vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”

b) Bảo vệ môi trường

Theo Luật BVMT Việt Nam (2014) [7]: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật

chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người

và sinh vật Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn

chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành

c) Tài nguyên thiên nhiên

Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận cấu thành của môi trường tự nhiên bao gồm tất cả các giá trị vật chất có sẵn trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra, thông tin có trên Trái Đất và

Trang 17

7

trong vũ trụ) mà con người có thể sử dụng trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội Có thể nói, tài nguyên thiên nhiên là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người

d) Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

SDHL TNTN là cách thức sử dụng vừa đáp ứng được nhu cầu cần sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế

hệ tương lai

Như vậy, SDHL TNTN trước hết phải là việc khai thác, sử dụng có hiệu quả

và tiết kiệm các nguồn TNTN SDHL tài nguyên phải phù hợp với chức năng, khả năng cung cấp đa dạng tài nguyên của các đơn vị lãnh thổ đồng thời phải đảm bảo sức tái tạo, khả năng phục hồi của tự nhiên, hạn chế các tai biến thiên nhiên, cải thiện và duy trì lâu dài chất lượng môi trường

e) Phát triển bền vững

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn

phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và

Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" Theo luật BVMT Việt Nam (2014) [7]: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu

đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường

f) Phân vùng địa lý tự nhiên

Phân vùng địa lý tự nhiên là sự phát hiện và phân chia lãnh thổ tự nhiên trên

bề mặt Trái đất thành các địa tổng thể với quy mô lớn nhỏ khác nhau theo những mối quan hệ về không gian, cấu trúc thành phần và động lực phát triển một cách biện chứng, có quy luật [13]

g) Phân vùng chức năng môi trường

Trang 18

8

Phân vùng chức năng môi trường về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sự đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự phân hóa tự nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và hoàn cảnh kinh tế xã hội của vùng[13]

1.2.1.2 Khái quát về cơ sở địa lý trong bảo vệ môi trường

Cơ sở địa lý trong BVMT là tiếp cận, đánh giá các đối tượng tự nhiên, kinh tế

- xã hội theo hướng đánh giá tổng hợp và đặc thù không gian Các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, việc xác lập cơ

sở địa lý cho BVMT là rất phù hợp và hiệu quả Bởi để nghiên cứu BVMT trước hết phải dựa vào các điều kiện địa lý (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật ) và xem xét chúng trong một thể tổng hợp tự nhiên Từ đó tìm hiểu và xác định được các tiềm năng tự nhiên để có hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội

Thể tổng hợp tự nhiên được tạo thành bởi các quy luật phân hóa của các yếu tố

tự nhiên trong quá trình trao đổi chất và năng lượng Các thể tổng hợp tự nhiên chứa đựng những chức năng riêng tạo nên một hệ thống chức năng tổng hợp có mối quan

hệ tương đối chặt chẽ giữa tự nhiên và kinh tế, xã hội và môi trường Như vậy, tiếp cận địa lý học trong việc BVMT là cách tiếp cận, đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên nhằm xác định các mối quan hệ và sự biến đổi của các thành phần tự nhiên, các tính chất môi trường của lãnh thổ với hoạt động của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên

Trong nghiên cứu địa lý, đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên là phương pháp chủ đạo nhằm xác định các mối quan hệ và những tác động tương h giữa các yếu tố và thành phần tự nhiên trong thể tổng hợp đó cũng như giữa các thể tổng hợp với nhau Nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ bản chất tự nhiên, chức năng kinh tế của các thể tổng hợp tự nhiên sẽ góp phần đưa ra định hướng lâu dài cho việc BVMT

Trang 19

9

Cơ sở địa lý (Theo Từ điển Bách khoa Địa lý - 1988, Nguyễn Cao Huần 2003) [8] bao gồm: tính không gian (tính lãnh thổ), tính thời gian, tính tổng hợp và quan hệ tương h , tính cụ thể và ngôn ngữ bản đồ

a) Tính không gian

Tính không gian là sự phân bố không gian (theo phương nằm ngang hay theo phương thẳng đứng) của bất kỳ một hiện tượng, một quá trình tự nhiên hay xã hội nào Trong quá trình nghiên cứu tính không gian phục vụ cho việc SDHL TN và BVMT, các nhà địa lý học thường tập trung nghiên cứu tính không gian theo chiều nằm ngang hay còn gọi là tính lãnh thổ hơn là tình không gian theo chiều thẳng đứng

b) Tính tổng hợp và quan hệ tương hỗ

Khi nghiên cứu khai thác các điều kiện tự nhiên và xã hội phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ cần xem xét nhiều yếu tố và các mối quan hệ giữa chúng để kết quả nghiên cứu sát với thực tế khách quan và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực

có thể xảy ra Tính tổng hợp không phải đơn thuần là tổng số các thành phần mà là tính phức hợp trong mối quan hệ qua lại của các thành phần

c) Tính biến đổi theo thời gian

Tính biến đổi theo thời gian của các quá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội trong nghiên cứu địa lý là tính chất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình dự báo và đề xuất các biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý TN và BVMT Trong địa lý, tính biến đổi theo mùa thường được đề cập đến nhiều do tính mùa của các điều kiện tự nhiên có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động của con người

d) Tính cụ thể

M i khu vực địa lý cụ thể có những đặc thù riêng chính vì vậy sử biểu hiện tính không gian, tính tổng hợp, tính biến đổi theo thời gian của các điều kiện tự nhiên trong m i khu vực là không giống nhau Tính cụ thể chính là điểm khác biệt

cơ bản giữa các khu vực địa lý với nhau Việc nghiên cứu tính cụ thể của từng khu vực có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất hướng khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho từng khu vực

Trang 20

10

e) Bản đồ

Bản đồ là ngôn ngữ chung của khoa học địa lý Tất cả các nghiên cứu địa lý đều bắt đầu từ bản đồ (dữ liệu đầu vào) và kết thúc cũng là bản đồ (sản phẩm đầu ra được thể hiện trên bản đồ) Như vậy, đối với m i công trình nghiên cứu địa lý không thể thiếu được các bản đồ thể hiện kết quả nghiên cứu của mình

1.2.1.3 Phân vùng địa lý tự nhiên cho định hướng bảo vệ môi trường

a) Một số khái niệm

Các quan niệm khác nhau về phân vùng kinh tế song hầu hết đều cho rằng phân vùng kinh tế cần dựa trên cơ sở sự phân hóa của lãnh thổ tự nhiên, cụ thể hơn

là của sự phân hóa điều kiện địa lý tự nhiên[13]

Đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên là lớp vỏ địa lý, lớp vỏ tổng hợp trên bề mặt của trái đất, trong đó xảy ra sự tác động tương h phức tạp và sự xâm nhập qua lại phần nào giữa thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển và sinh quyển Sự

có mặt và sự tác động tương h của các địa quyển ấy là tiêu chuẩn quyết định khi xác định ranh giới và bề dày của lớp vỏ địa lý

Những bộ phận cấu thành của lớp vỏ địa lý là những thành phần tự nhiên Thành phần tự nhiên đó là hệ thống vật chất đặc biệt với những dạng và trạng thái riêng biệt của nó được hình thành do tác động qua lại giữa hệ thống vật chất đó với các hệ thống vật chất khác, trong những điều kiện hoặc có bức xạ mặt trời, hoặc có năng lượng của lòng trái đất, hoặc cả hai Thành phần nham thạch và địa hình, các khối khí với trạng thái thuỷ nhiệt riêng biệt đã quy định nên những điều kiện thời tiết và khí hậu của các lãnh thổ và các vùng chứa nước, nước, đất, thực vật, và giới động vật Như vậy có thể coi m i thành phần là một thể thống nhất gồm cả thành phần vật chất và những biểu hiện khác nhau của nó, một thể thống nhất không chia cắt được giữa nội dung và hình thức thể hiện

Đặc điểm các thành phần của lớp vỏ địa lý thay đổi theo cả hướng thẳng đứng và theo hướng nằm ngang Đối với mục đích phân vùng địa lý tự nhiên lục địa, đáng chú ý nhất là sự thay đổi của các thành phần theo hướng nằm ngang Do đặc điểm phát triển của các bộ phận khác nhau của lớp vỏ, những sự thay đổi này

Trang 21

11

xảy ra không đều, ch tương đối chậm, ch tương đối nhanh, mà những khu vực địa

lý tự nhiên bộ phận được hình thành Đó là những cá thể đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi mức độ đồng nhất của thành phần nào đó (ví dụ địa mạo, khí hậu, địa thực vật ) Vì những thành phần tự nhiên liên quan chặt chẽ với nhau nên những sự thay đổi của chúng theo hướng nằm ngang dẫn tới sự hình thành những khu vực địa lý tự nhiên tổng hợp hoặc các thể tổng hợp địa lý (gọi tắt là địa tổng hợp) Đó là những

cá thể đơn vị lãnh thổ, trong đó tổng thể các thành phần tự nhiên được đặc trưng bởi một sự thống nhất nhất định

Những địa tổng hợp được chia thành các địa tổng hợp “không đầy đủ” (các địa tổng hợp địa đới và phi địa đới) và các địa tổng hợp “đầy đủ” hoặc là địa tổng hợp cảnh quan Những địa tổng hợp không đầy đủ có mức độ đồng nhất về phương diện địa đới hoặc phi địa đới nhưng lại khác nhau một cách tương ứng về mặt phi địa đới hay địa đới Trong các địa tổng hợp cảnh quan có sự đồng nhất cả về mặt địa đới lẫn mặt phi địa đới Đối với những địa tổng hợp này dùng danh từ”cảnh quan”

để chỉ khái niệm tổng hợp nhất cho địa lý tự nhiên

Phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp (gọi tắt là phân vùng tổng hợp), là sự phân chia và phân loại các địa tổng hợp trên lãnh thổ nào đó Công tác phân vùng bao gồm cả việc phát hiện và đặt tên các địa tổng hợp, thể hiện chúng trên bản đồ và thuyết minh những đặc điểm đặc thù của chúng

Phân vùng địa lý tự nhiên bộ phận (gọi tắt là phân vùng bộ phận) là sự phân chia và phân loại những khu vực theo các thành phần Phân vùng tổng hợp và phân vùng bộ phận là những loại phân vùng tự nhiên, nghĩa là sự phân chia và phân loại những đơn vị lãnh thổ có sự giống nhau theo những dấu hiệu tự nhiên nào đó

b) Mục đích của phân vùng địa lý tự nhiên

Nguyên tắc phân vùng tự nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào mục đích phân vùng Trước hết phân chia phân vùng nhằm mục đích chung (phân vùng khoa học chung), phân vùng theo mục đích riêng (phân vùng thực tiễn) Loại thứ nhất được tiến hành không phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể về mặt sử dụng kinh tế lãnh thổ Phân vùng tự nhiên theo mục đích riêng thì ngược lại, được hoàn thành để giải quyết hoặc đặt cơ

Trang 22

12

sở cho những biện pháp kinh tế cụ thể nhằm sử dụng các tài nguyên tự nhiên Vì vậy đối với phân vùng tự nhiên theo mục đích riêng người ta chú trọng những sự giống và những sự khác biệt tự nhiên bổ ích nhất trên quan điểm giải quyết nhiệm

vụ thực tiễn cụ thể đặt ra trước người nghiên cứu Cũng xuất phát từ quan điểm này

để quyết định hệ thống phân vị của các đơn vị lãnh thổ được phân ra

Phân vùng tổng hợp theo mục đích chung, sau này được gọi là phân vùng địa

lý tự nhiên Có thể có một số ý kiến cho rằng khi đã có nhiều loại phân vùng theo các mục đích riêng, m i loại dành riêng để giải quyết một nhiệm vụ khoa học hoặc thực tiễn nhằm: sử dụng tài nguyên tự nhiên, thì không cần phải phân vùng địa lý tự nhiên nữa Vậy phân vùng địa lý tự nhiên nhằm mục đích gì?

Phân vùng địa lý tự nhiên vẫn cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ khoa học riêng của địa lý tự nhiên, nhằm phát hiện hình ảnh khách quan của những sự giống nhau và khác nhau về tự nhiên của các lãnh thổ và những địa tổng hợp các kiểu và cấp bậc liên quan với sự giống nhau và khác nhau đó Đó là một trong những con đường quan trọng nhất cho phép xác đinh những quy luật địa lý tự nhiên Tìm hiểu những quy luật đó là nhiệm vụ của bất cứ khoa học nào, việc giải quyết được nhiệm

vụ đó phần lớn lại quyết định giá trị thực tiễn của khoa học

Phân vùng địa lý tự nhiên là một bộ phận cấu thành rất cơ bản của bất kỳ một công cuộc nghiên cứu địa lý tự nhiên có giá trị nào, thường khi nó giữ vai trò tổ chức quan trọng và xâm nhập vào tất cả các giai đoạn công tác Một mặt phân vùng địa lý tự nhiên đi ngay vào giai đoạn đầu trong việc nghiên cứu những điều kiện tự nhiên của một lãnh thổ Trước khi đi thực địa cần thiết phải tiễn hành phân vùng sơ

bộ lãnh thổ trên cơ sở tham khảo những tài liệu sách vở và bản đồ Như vậy đã xây dựng được một công trình giả định, công trình giải định này sẽ được kiểm tra và xác minh trong quá trình nghiên cứu thực địa, đồng thời lại đảm bảo cho công tác nghiên cứu thực địa được đúng hướng Mặt khác phân vùng địa lý tự nhiên là giai đoạn kết thúc quá trình nghiên cứu tự nhiên của lãnh thổ, là sự tổn két kiến thức về những sự giống nhau và khác nhau của lãnh thổ về mặt tự nhiên Những đơn vị phân vùng địa lý tự nhiên cũng là những đơn vị thể hiện đặc trưng các khu vực bề

Trang 23

Khi đánh giá ý nghĩa thực tiễn của phân vùng địa lý tự nhiên cần phải nhận định răng, không dung nó để giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn cụ thể và phục vụ cho mục đích này đã có các loại phân vùng chuyên khảo tương ứng Song phân vùng địa lý tự nhiên cũng cần thiết với tư cách là cơ sở khao học để thảo ra các sơ

đồ phân vùng ứng dụng, nghĩa là nó không đáp ứng nhu cầu thực tiễn một cách trực tiếp mà thông qua phân vùng ứng dụng Thực ra phân ứng dụng có thể thảo ra không cần sơ đồ phân vùng địa lý tự nhiên Song trong trường hợp này trước khi xây dựng sơ đồ chuyên khảo phải nghiên cứu những sự giống nhau về mặt tự nhiên của lãnh thổ và phân chia lãnh thổ ra thành những địa tổng hợp

Phân vùng địa lý tự nhiên còn phải là cơ sở khoa học để giải quyết nhiều nhiệm vụ thực tiễn đòi hỏi phải xét tới tính đặc thù của các điều kiện tự nhiên trong những khu vực khác nhau của một lãnh thổ nào đó mà không nhất thiết phải lập một

sơ đồ phân vùng chuyên khảo kèm theo Trong trường hợp này, bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên có kèm theo bản thuyết minh có thể cho phép cac nhà chuyên môn phát hiện ra những mặt thuận lợi và bất lợi quan trọng của những điều kiện tự nhiên nhằm giải quyết nhiệm vụ thực tiễn đã được đề ra

Cuối cùng cần lưu ý thêm rằng, bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên và bản thuyết minh các đơn vị địa lý tự nhiên là cơ sở tốt nhất để ghi thêm các tài liệu mới

về những điểm giống nhau và khác nhau về mặt tự nhiên của các lãnh thổ thu thập được trong các công cuộc nghiên cứu chuyên khảo Việc sử dụng kịp thời những tài liệu nghiên cứu cục bộ nhiều khi rất quý giá bằng cách đưa những hiệu đính cần

Trang 24

14

thiết vào bản đồ và bản thuyết minh nói trên tạo nên khả năng sử dụng những tài liệu này một cách có hiệu quả cả cho khoa học và cả để giải quyết nhiều nhiệm vụ thực tiễn khác

c) Nguyên tắc phân vùng địa lý tự nhiên

Phân vùng địa lý tự nhiên có tầm quan trọng lớn trong địa lý tự nhiên hiện đại và gắn bó mật thiết với các vấn đề thực tiễn Phân vùng địa lý tự nhiên là sự tổng hợp các tri thức địa lý toàn diện về đất nước, về từng vùng, do đó trở thành khoa học cho bất cứ công tác sản xuất hay xây dựng nào

Việc lựa chọn các nguyên tắc phân cùng cũng gặp nhiều khó khăn do hiện nay trên thế giới chưa có sự nhất trí hoàn toàn về vấn đề khoa học này do tính phức tạp của phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp và sự non trẻ của khoa học này Khi phân vùng địa lý tự nhiên phải xét đến các thành phần tự nhiên như địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật, động vật trong mối liên hệ chặt chẽ mặc dù chúng rất khác nhau về tính chất và phân bố

Để thuận lợi cho phân vùng địa lý tự nhiên học viên đã lựa chọn các phương pháp phân vùng sau: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối và nguyên tắc cùng chung lãnh thổ

i Nguyên tắc khách quan: là nguyên tắc quan trọng nhất trong phân vùng địa

lý tự nhiên Theo nguyên tắc này, trong phân vùng địa lý tự nhiên phải cố gắng phát hiện ra các vùng địa lý tự nhiên (các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên) tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con người Như vậy, hệ thống phân vùng phải phản ánh các quy luật khách quan của tự nhiên, không phụ thuộc vào mục đích của công tác phân vùng Do tự nhiên phân hóa rất phức tạp nên việc phát hiện ra các địa tổng hợp lãnh thổ rất khó, các sơ đồ phân vùng lãnh thổ của nhiều tác giả khác nhau thường rất khác nhau dẫn đến tính chủ quan và kinh nghiệm trong công tác phân vùng Do vậy, tuân theo nguyên tắc khách quan, tin tưởng ở sự tồn tại của các địa tổng hợp sẽ cho phép vạch ra các vùng có thực ở ngoài tự nhiên, qua đó nâng cao giá trị khoa học và thực tiễn của công tác phân vùng Mục đích phân vùng có thể khác nhau, phục vụ cho: nông nghiệp, lâm

Trang 25

15

nghiệp, công nghiệp, giao thông, m i ngành kinh tế đều có yêu cầu riêng, đặc điểm riêng, nếu theo sát những yêu cầu đó, các vùng sẽ thay đổi rất khác nhau về kích thước và ranh giới Tuy vậy, các vùng tự nhiên khách quan thì không thể vì mục đích và nhiệm vụ của phân vùng mà thay đổi Như vậy, tuân theo nguyên tắc khách quan sẽ cho một sơ đồ chung nhất và thực sự khoa học mà về sau các yêu cầu thực tiễn sẽ dựa vào đó vì đây là ch dựa tốt nhất và theo quy luật Việc thực hiện các mục đích riêng biệt sẽ dựa trên thuyết minh của từng vùng, tùy từng mục đích, yêu cầu mà nhấn mạnh những đặc điểm và những nguồn tài nguyên cần thiết, ví dụ như cho mục đích phát triển nông nghiệp sẽ nhấn mạnh vào đặc trưng về khí hậu và thổ nhưỡng Thuyết minh này không liên quan đến nguyên tắc và phương pháp phân vùng mà chỉ là việc sử dụng các số liệu cho mục đích cụ thể Tóm lại, nguyên tắc khách quan sẽ đảm bảo tính chính xác, tính khoa học trong việc lựa chọn các chỉ tiêu phân vùng, phát hiện các vùng và ranh giới các vùng, tránh được tính chủ quan

và tùy tiện trong công tác khoa học

ii Nguyên tắc phát sinh: đòi hỏi khi phân vùng phải phân tích các quy luật phân hóa khách quan đã hình thành nên các đơn vị phân vùng ấy, phải xem xét chúng được phát sinh từ lúc nào, do nguyên nhân gì, hiện nay đang phát triển ra sao

và trong tương lai sẽ như thế nào Có nắm được quy luật phát sinh và phát triển của các thể tổng hợp mới có thể điều khiển, sử dụng chúng một cách hợp lý và hiệu quả Khi áp dụng nguyên tắc phát sinh phải phân tích chi tiết và cụ thể diễn biến của hai quy luật phân hóa địa lý tự nhiên cơ bản là quy luật địa đới và phi địa đới và nhất là mối quan hệ tương h giữa hai quy luật mâu thuẫn thống nhất đó Tuy nhiên, hai quy luật này không có hàm liên hệ và chỉ có quan hệ tương quan nên tác động của chúng rất phức tạp Quy luật địa đới thể hiện rõ nhất trên khí hậu, thực vật là những thành phần có khu vực phân bố chuyển tiếp từ từ, khó xác định Quy luật phi địa đới thể hiện trên nền tảng địa chất, địa mạo có ranh giới tương đối r ràng hơn Các địa tổng hợp lãnh thổ do đó rất khó xác định vì ranh giới các thể tổng hợp địa đới và phi địa đới nhiều khi không khớp với nhau về mặt lãnh thổ, nhất là các cấp cao trong hệ thống phân vị Do đó, khi phân vùng phải xem xét cẩn thận tác động tổng hợp của

Trang 26

16

hai nhân tố địa đới và phi địa đới và phải khéo léo phát hiện kết quả tác động tổng hợp của hai nhân tố như trên Do tính phức tạp của phân tích này nên khi sử dụng nguyên tắc phát sinh người ta thường sử dụng phương pháp xét theo nhân tố trội hay nhân tố chủ đạo Nhân tố trội là nhân tố chi phối mạnh nhất các đặc điểm tự nhiên của mình, thường là nhân tố bền vững và thể hiện rõ ở ngoài tự nhiên Nhân

tố trội đại diện cho quy luật phi địa đới là nhân tố kiến tạo - địa mạo và đại diện cho quy luật địa đới là nhân tố bức xạ - hoàn lưu Tùy theo nhân tố trội mà hệ thống phân vùng có thể có một số thay đổi Đối với Việt Nam chúng tôi đã lựa chọn địa hình và hoàn lưu gió mùa là những nhân tố trội chi phối sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên

iii Nguyên tắc tổng hợp: giúp phương pháp nhân tố trội không chệch hướng khỏi phân vùng địa lý tự nhiên Nguyên tắc tổng hợp đòi hỏi phải tính toán đến tất

cả các yếu tố, tránh cho phân vùng địa lý tự nhiên cho dù có theo một nhân tố chủ đạo cũng không biến thành phân vùng riêng của yếu tố chủ đạo đó, ví dụ như phân vùng theo nhân tố kiến tạo - địa mạo thì cũng không trở thành phân vùng địa mạo Tuy nhiên, không thể áp dụng nguyên tắc này máy móc bằng trình bày và tìm hiểu từng yếu tố một, sắp xếp các yếu tố một cách cứng nhắc mà quan trọng hơn là phải nêu được mối quan hệ mật thiết, ràng buộc của tất cả các yếu tố với nhau, thống nhất chúng với nhau thành một tổng hợp thể hoàn chỉnh Như vậy, trong thuyết minh các vùng phải tùy vào tính chất của m i vùng mà nêu nổi bật mối quan hệ phát sinh giữa các thành phần của tự nhiên là địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật Nhân tố trội thường chỉ có tính chất định hướng, ranh giới theo nhân tố trội chỉ là ranh giới sơ bộ, về sau phải dựa vào các phân tích so sánh các yếu tố khác để điều chỉnh ranh giới chính thức của vùng địa lý tự nhiên Ngoài

ra ở đoạn này, đường ranh giới có thể dựa vào yếu tố này tương đối rõ rệt thì sang đoạn khác ranh giới tự nhiên của vùng tự nhiên có thể lấy theo ranh giới khác phù hợp hơn

iv Nguyên tắc đồng nhất tương đối: cho thấy các vùng địa lý tự nhiên vừa thống nhất lại vừa phức tạp Thống nhất trên cơ sở một số chỉ tiêu nhất định phản

Trang 27

17

ánh mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần nhưng vẫn có sự phân hóa nội bộ khiến cho m i vùng lại có thể chia ra thành các đơn vị nhỏ hơn cũng như có thể ghép các đơn vị nhỏ thành các đơn vị lớn theo nguyên tắc từ dưới lên Như thế, một vùng địa lý tự nhiên vừa bao gồm nhiều đơn vị nhỏ vừa là một thành phần của hệ thống cấp cao hơn Cấp càng cao, lãnh thổ càng rộng thì mức độ đồng nhất chỉ có tính chất chung nhất, cấp càng nhỏ, lãnh thổ càng hẹp thì đồng nhất càng cao, dựa vào các chỉ tiêu chi tiết cụ thể Tuyệt đại bộ phận lãnh thổ của một đơn vị phân vùng phải thể hiện được đặc điểm chung của vùng, nhưng trong đó vẫn có những bộ phận cá biệt, riêng lẻ Càng đi vào trung tâm của vùng thì đặc điểm chung càng rõ rệt, càng điển hình nhưng càng ở vị trí giáp ranh thì các đặc điểm càng có tính chất trung gian, chuyển tiếp

v Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ: coi các vùng địa lý tự nhiên như là những đơn vị lãnh thổ cụ thể, không lặp lại trong không gian và thời gian, như thế không thể có hai vùng địa lý tự nhiên hoàn toàn giống nhau Do đó, m i vùng địa lý

tự nhiên đều có ranh giới khép kín, phân biệt hẳn với các vùng lân cận, m i vùng không thể bao gồm những bộ phận rời rạc, phân cách nhau về mặt lãnh thổ Nguyên tắc này cho phép phân biệt phân vùng với phân kiểu, bởi các đơn vị phân kiểu thường có sự lặp lại trong không gian và xen kẽ trong một vùng

Như vậy, công tác phân vùng địa lý tự nhiên thực chất là phát hiện các địa tổng hợp lãnh thổ tương đối đồng nhất, có ranh giới khép kín và hình thành do kết quả tác động tương h giữa các yếu tố thành phần, dưới ảnh hưởng của các nhân tố địa đới và phi địa đới trong sự phân hóa khách quan của các điều kiện địa lý tự nhiên Việt Nam

1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG

Nghiên cứu về khí hậu – thủy văn: được đề cập một cách chung nhất trong các nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1975) về khí hậu Việt Nam, đặc điểm khí hậu Quảng Ninh; các số liệu quan trắc về khí hậu – thủy, hải văn tại các trạm Hồng Gai, Bãi Cháy, Cô Tô

Trang 28

18

Nghiên cứu về địa chất, địa mạo: đã được nghiên cứu từ rất sớm trong các công trình nghiên cứu về những nét cơ bản địa chất cấu trúc của phần Bắc, Trung và Nam Đông Dương của các nhà địa chất Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX Sau năm 1975, công tác điều tra địa chất và khoáng sản được tiến hành có hệ thống trên toàn vùng biển nói chung và vùng biển Vịnh Hạ Long nói riêng Có thể kể đến các công trình của Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao (bản đồ địa chất Việt Nam tỉ

lệ 1/500.000, 1981 – 1985), Nguyễn Công Lượng (bản đồ địa chất Hòn Gai – Móng Cái tỉ lệ 1/200.000, 1976 – 1976), Trần Đức Thạnh (“Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long”, 2002)…Trước đây, còn có một số nghiên cứu địa mạo mang tính khái quát; địa mạo thềm lục địa Đông Dương và các vùng kế cận của Lưu Tỳ và các đồng nghiệp năm 1986 Các báo cáo về thềm lục địa biển Việt Nam trong đó có các hệ thống giồng cát ở đồng bằng Nam bộ của Vũ Văn Phái (1982), Nguyễn Thế Thôn (1986),… Về đặc điểm quá trình bồi tụ ở bờ biển Việt Nam của Nguyễn Xuân Trường (1982) Bên cạnh đó là những nghiên cứu về địa mạo Di sản thế giới Vịnh

Hạ Long của IUCN

Nghiên cứu về thảm thực vật: Khu vực thành phố Hạ Long bao gồm một phần Vịnh Hạ Long có một thảm thực vật rất phong phú Những nghiên cứu về thực vật của khu vực Hạ Long – Cẩm Phả được đề cập chung nhất trong các công trình nghiên cứu về một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật và những hệ sinh thái nhiệt đới ở Việt Nam (Trần Ngũ Phương, 1970; Lê Trần Chấn và nnk, 1999; Thái Văn Trừng, 1999; Phan Nguyên Hồng, 1999) Và được nghiên cứu cụ thể hơn trong

“Điều tra nghiên cứu các hệ sinh thái thực vật thành phố Hạ Long và vùng phụ cận” của Vũ Quang Côn & nnk (1999); “ Thực vật tự nhiên vịnh Hạ Long” của Nguyễn Tiến Hiệp & Ruth Kiew (2000); các nghiên cứu, điều tra của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)…

Nghiên cứu về môi trường: hiện nay có do sức ép từ các hoạt động của cộng đồng dân cư sinh sống phía ngoài các di sản Vì vậy vấn đề môi trường của thành phố Hạ Long đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm Đã có

Trang 29

dự án : Mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hạ Long; Xây dựng cải tạo hệ thống thoát nước vẻ xử lý nước thải thành phố Hạ Long; Xây dựng Trung tâm Quan trắc

và Thông tin môi trường Hạ Long Dự án sẽ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long thông qua việc xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải hiện đại, phù hợp và kiểm soát môi trường, giảm thiểu tác động đến Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

+ Dự án “Vì một Hạ Long xanh” (báo Giáo dục – 19/09/2009): với sự tham gia của UBND thành phố và Ban quản lý Vịnh Hạ Long và các doanh nghiệp tư nhân nhằm tuyên truyền vận động bà con ngư dân nhận biết giá trị của Vịnh Hạ Long; nâng cao ý thức trong việc thu gom rác thải, bảo vệ sản vật trên vịnh, xây dựng làng chài thành điểm du lịch, xây dựng thành phố Hạ Long trở thành “Thành phố bền vững về môi trường”theo đề cử của Tổng cục Bảo vệ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

+ Dự án bảo vệ môi trường du lịch biển Vịnh Hạ Long do viện nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục du lịch thực hiện từ năm 2005 – 2008 Dự án đã phân tích diễn biến về môi trường tự nhiên trong 3 năm thông qua các chỉ tiêu về chất lượng môi trường đất, môi trường nước ven bờ, nước biển, nước sinh hoạt, nước ngầm, môi trường không khí, chất thải rắn, nước thải tác động đến môi trường di lịch biển Vịnh Hạ Long Dựa trên kết quả phân tích đó dự án chỉ ra những nguy cơ

ô nhiễm môi trường và xây dựng các tiểu dự án bảo vệ môi trường du lịch biển Vịnh Hạ Long

+ Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về đặc điểm địa hóa môi trường, chất lượng môi trường nước – trầm tích ven bờ và hiện trạng ô nhiễm khá nhiều, tập trung vào các khu vực cửa sông, vũng vịnh và các khu di tích trọng điểm trên dải

Trang 30

20

ven biển Việt Nam của nhiều nhà khoa học: Lưu Văn Diệu (1991 – 1993), Nguyễn Chu Hồi và nnk (1995 – 1996 ), V Văn Lành và nnk (1996), Phạm Văn Lượng và nnk (1996, 1997), Phạm Văn Ninh và nnk (1996, 1998), Nguyễn Hữu Cử và nnk (1995), Phí Văn Chín và nnk (1994), Đ Hoài Phương (1992), Đào Mạnh Tiến (1998), Mai Trọng Nhuận và Đào Mạnh Tiến (1996,1997),…

+ Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về hiện trạng môi trường vùng khai thác than Quảng Ninh và giải pháp giảm thiểu, trong đó có khai thác than Hạ Long – Cẩm Phả: “Đề xuất giải pháp lấp biển sử dụng đất đá thải của mỏ than Cẩm Phả để mở rộng quỹ đất và bảo vệ môi trường biển” của Đặng Trung Thuận (1998);

“Các giải pháp công nghệ phòng chống ô nhiễn môi trường do khai thác than ở vùng than Quảng Ninh” của Đặng Văn Bát và nnk (1999); “Thực trạng công nghệ khai thác tại mỏ than Quảng Ninh và giải pháp nhằm giảm tổn thất tài nguyên và sự

cố môi trường” của Lê Như Hùng và nnk (2002); “Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030” của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (2010);… Nghiên cứu quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành: mang tính chất định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh

tế Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long đến nay dựa trên các điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể đến 2010 và định hướng đến năm

2020 của tỉnh Quảng Ninh do UBND tỉnh lập từ 1995, 2005, của thành phố Hạ Long; Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long Quy hoạch các ngành cũng được chú trọng, tập trung vào phát triển: ngành thủy sản cho tỉnh Quảng Ninh; công nghiệp chung tỉnh Quảng Ninh; phát triển công nghiệp than; quy hoạch phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp thành phố Hạ Long đến giai đoạn 2006 -2015, tầm nhìn đến 2020; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hạ Long đến 2015

Trang 31

21

hướng đến năm 2020 (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2006) [10]; Lập quy hoạch và bảo

vệ môi trường tổng thể tỉnh và các vùng trọng điểm đến năm 2020 (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2008) [12] Đây là các nghiên cứu mang tính định hướng cho đề tài luận văn, đặc biệt là nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường của Nguyễn Cao Huần và nnk, 2006, 2008

Trong các lĩnh vực điều tra, đánh giá tài nguyên môi trường khu vực thành phố Hạ Long đã đạt rất nhiều kết quả tốt, nhưng vẫn còn một số hạn chế như sau: Phần lớn các đề tài đều tập trung nghiên cứu vùng di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long,

có rất ít các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về khu vực thành phố Hạ Long Các nghiên cứu đều mang tính chuyên ngành, nội dung nghiên cứu chỉ chuyên sâu về một lĩnh vực riêng biệt như thủy sản, địa chất, khoáng sản, hải dương học, hàng hải,

du lịch…mà chưa có được nghiên cứu một cách hệ thống, đồng bộ theo quan điểm tổng hợp, phát triển bền vững giữa các vùng trong khu vực nghiên cứu

Để giải quyết được các hạn chế nêu trên, trong đề tài của luận văn, tác giả sẽ tiến hành thu thập, thừa kế có chọn lọc các tài liệu hiện có, điều tra, bổ sung những yếu tố tài nguyên, môi trường, liên kết tổng hợp các tài liệu để phục vụ việc định hướng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường khu vực thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

1.3 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu

a) Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống coi khu vực thành phố Hạ Long là một địa hệ thống được hình thành từ mối quan hệ tương h giữa các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) với các yếu tố xã hội và các hình thức sử dụng tài nguyên (du lịch, công nghiệp, ngư nghiệp,…)

Theo quan điểm này, phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triển đến khu vực phải đặt trong hệ thống phát triển với các mối quan hệ liên ngành, liên vùng, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội chúng của khu vực, đồng

Trang 32

Khu vực thành phố Hạ Long là nơi phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực Hiện nay, những xung đột về lợi ích giữa các lĩnh vực kinh tế với nhau, giữa các lĩnh vực kinh tế với vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường trong khu vực ngày càng trở lên mạnh mẽ Với quan điểm tổng hợp, tác giả xem xét tất các các yếu tố trong

hệ thống kinh tế – xã hội – môi trường vùng thành phố Hạ Long trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong hệ thống Ví dụ, hoạt động phát triển du lịch được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật), các yếu tố kinh tế - xã hội (vai trò của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế chung, cơ sở hạ tầng, các khía cạnh xã hội như lao động, thu nhập,…), các vấn đề môi trường và tai biến thiên nhiên (ô nhiễm môi trường nước do nước thải và rác thải rắn, suy giảm hệ động thực vật, lấn biển làm mất một số đường bờ biển tự nhiên trong khu vực…) Bản thân môi trường nước hoặc không khí lại được xem xét trong mối liên hệ không chỉ với hoạt động du lịch mà còn với các hoạt động khác như sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, nông, lâm nghiệp, thủy sản…Điều đó cho thấy cái nhìn đa chiều và tổng hợp khi xem xét một vấn đề hoặc một yếu tố phát sinh trong hệ thống trước khi đưa ra một giải pháp hoặc quyết định đúng đắn

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu; phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp bản đồ và GIS, phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên

Trang 33

23

1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu

Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu được học viên thu thập thông qua các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan chuyên ngành: Khoa Địa lý - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN; Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh; UBND Thành phố Hạ Long; Ban quản lý Vịnh Hạ Long Ngoài ra, các tư liệu về hình ảnh còn được tổng hợp từ kết quả điều tra thực địa tại thành phố Hạ Long của học viên từ tháng 11/2014

Tài liệu thu thập được bao gồm hệ thống số liệu, bản đồ, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan: hệ thống tài liệu về địa chất - khoáng sản, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, bản

đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa chất

2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa giúp học viên thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên - kinh tế - xã hội và có cái nhìn thực tế về không gian khu vực nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên đã tiến hành khảo sát thực địa tại thành phố Hạ Long từ tháng 11/2014 đến ngày 30/11/2015 Những nội dung nghiên cứu bao gồm: khảo sát đặc điểm địa hình, mô tả các quá trình địa mạo, đặc điểm thuỷ văn, đặc điểm thổ nhưỡng, thực vật Ngoài ra, học viên tiến hành đến các điểm du lịch để đánh giá về môi trường du lịch, tài nguyên du lịch; các khu nuôi trong thủy sản; các điểm tập kết rác thải của thành phố; các moong khai thác than; các khu vực lấn biển xây dựng đô thị Đây là cơ sở tự nhiên xây dựng bản đồ phân vùng cũng như bản đồ định hướng phát triển thành phố Hạ Long

3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp được học viên sử dụng ở giai đoạn trong phòng giúp làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và có cái nhìn khái quát hơn, tổng quan hơn về vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu Việc phân tích và tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó vừa là nguồn tài liệu để học viên thừa

kế những kết quả nghiên cứu trước đó vừa tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu

Trang 34

24

4 Phương pháp bản đồ và GIS

Phương pháp bản đồ và GIS là các phương pháp chủ đạo và quan trọng nhất giúp học viên thể hiện nội dung nghiên cứu của mình trên bản đồ Trong luận văn, học viên đã sử dụng phần mềm Mapinfo 10.5 để biên tập bản đồ: bản đồ địa chất thành phố Hạ Long, bản đồ địa mạo thành phố Hạ Long, bản đồ thổ nhưỡng thành phố Hạ Long, bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long và xây dựng các loại bản đồ: bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên thành phố Hạ Long và bản đồ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long

Ngoài ra, phương pháp bản đồ và GIS còn được học viên sử dụng trong suốt quá trình khảo sát thực địa, xác định tọa độ, độ cao các điểm dừng quan sát, xác định hướng di chuyển của khu vực khảo sát

5 Phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên

Phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên sẽ phản ánh được tính quy luật khách quan và giá trị sử dụng của m i vùng được phân chia Tác giả đã dựa vào các yếu tố

về tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn ) kết hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại khu vực đó để tiến hành phân vùng

Trong phần định hướng không gian bảo vệ môi trường, học viên cũng áp dụng phương pháp phân vùng tuy nhiên là phân vùng theo kiểu mục đích sử dụng như: mục đích phát triển kinh tế, mục đích bảo tồn

Trang 35

25

CHƯƠNG 2 – ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên vị thế

a) Vị trí địa lý

Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ có tọa độ địa lý: từ 20055’ đến

21005’ vĩ độ Bắc; từ 106050’ đến 107030’ kinh độ Đông, với tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha; phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả, phía Tây giáp thị xã Quảng Yên, phía Bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía Nam là vịnh Hạ Long [11]

Thành phố Hạ Long nằm trên quốc lộ 18A (Hà Nội - Quảng Ninh), cách trung tâm thành phố cảng biển Hải Phòng 70 km về phía nam theo quốc lộ 10, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 180 km về phía Đông theo quốc lộ 18A, có cảng biển, bờ biển dài 50 km

Với vị trí “đắc địa”, thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh; các công trình kiến trúc lớn, đẹp, hiện đại, đặc trưng cho nhiều giai đoạn phát triển của thành phố Hệ thống giao thông vận tải thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, và cảng biển, đặc biệt cảng khách Hòn Gai, cảng nước sâu Cái Lân đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong

và ngoài tỉnh, quan hệ quốc tế với nhiều nước trên thế giới và các huyện, tỉnh thành phố trong cả nước, tạo điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội Ngoài ra thành phố Hạ Long là điểm du lịch hấp dẫn với điểm nhấn Vịnh Hạ Long nổi tiếng hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, là tiềm năng lớn trong việc thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế

Khu vực nghiên cứu được thể hiện qua Sơ đồ vị trí Thành phố Hạ Long trong tỉnh Quảng Ninh (Hình 1):

Trang 37

27

b) Tài nguyên vị thế

Với bờ biển dài 50km, trên đó có mạng lưới đường bộ, cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển, đặc biệt là cảng nước sâu Cái Lân giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc, để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và với nước ngoài Đồng thời còn

có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới Đây là một ưu thế địa lý đặc biệt của Thành phố Hạ Long với nhiều tiềm năng phát triển như [11]:

- Tài nguyên du lịch di sản: Cảnh quan biển - đảo vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch nổi trội, có sức cạnh tranh nhất Hình thái và bố cục kỳ lạ của các hòn đảo gắn liền với truyền thuyết “Rồng Hạ” là hình ảnh vô cùng độc đáo, hấp dẫn Cảnh quan của đô thị Hạ Long - đô thị ven biển với hơn 100 năm phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của ngành than cũng là yếu tố đặc biệt thu hút du khách

- Di tích lịch sử văn hóa: Các cụm di tích điển hình là: cụm di tích lịch sử - Văn hoá - Danh thắng núi Bài Thơ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long bao gồm các điểm di tích: bài thơ cổ của Lê Thánh Tông; đền thờ Trần Quốc Nghiễn; chùa Long Tiên; trạm Vi Ba; còi báo động; hang thị đội, hang số 6; cột cờ trên đỉnh núi Bài Thơ Nơi đây rất hấp dẫn đối du khách đến du lịch tín ngưỡng lễ hội, tham quan như: cụm di tích lịch sử danh thắng chùa Lôi m (phường Đại Yên) và hồ Yên Lập; cụm di tích lịch sử của xí nghiệp tuyển than Hồng Gai - Đơn vị Anh Hùng; di tích lưu niệm Bác Hồ tại xã đảo Tuần Châu và tại đảo Hòn Rồng (vịnh Hạ Long); các di tích văn hoá khác như: nhà thờ Hòn Gai và hàng chục các đền, chùa, miếu, tượng đài, di chỉ khảo cổ phân bố trên khắp Thành phố

- Làng nghề truyền thống: Thành phố Hạ Long còn giữ lại được hình thái không gian kiến trúc của các làng chài với lối sống quần tụ theo cụm nhỏ, m i con thuyền

là một gia đình cá thể với đầy đủ các sinh hoạt ăn, ngủ, kiếm sống Cộng đồng làng chài trên vịnh Hạ Long là nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống độc đáo

Trang 38

hạ cộng ứng trong giai đoạn tân kiến tạo) Các dải núi nâng là:

+ Đá Trắng – Đồng Cháy

+ Đồng Giang – Đồng Mơ

+ Chùa Lôi – Hà Tu – Cửa Ông

+ Vạn Nho – Quạt Mo – Quang Hanh

Các trũng xen kẽ tương ứng là:

+ Đồng Vàng – Ba Sào – Dương Huy (trùng đứt gãy Trung Lương)

+ Sông Trới – Đồng Mơ (trùng đứt gãy Hà Tu – Cẩm Phả)

+ Yên Lập – Hà Tu – Cửa Ông (trùng đứt gãy Hà Tu – Cẩm Phả)

+ Biểu Nghi – Hồng Gai – Cẩm Phả (trùng đứt gãy Nam)

Trong giai đoạn Tân kiến tạo, do sự xuất hiện các đứt gãy á kinh tuyến mà tại

ch giao nhau của chúng với các kiến trúc á vĩ tuyến (các đới nâng và trũng) hình thành các hố sụt hoặc được lấp đầy trầm tích Neogen hoặc là các đới địa hình thấp Vùng Yên Lập, Vịnh Cuôc Bê, vũng Cửa Ông là những hố sụt như vậy Ven sông

- biển, biển, các khoảnh đá gốc bị mài mòn bởi biển, các đồi đỉnh bằng hoặc bị chia cắt bởi các lạch triều dạng cành cây do biển lấn hiện đại Trên bề mặt các bãi, tại các vùng cửa sông còn mọc sú vẹt Các đồng bằng và các bãi này được hình thành ở đới chuyển tiếp giữa đới nâng và đới hạ tân kiến tạo với xu thế hạ (ở vùng cửa sông) và nâng (ven rìa các đới nâng) là chủ yếu Trên biển là thế giới của các khối

đá vôi thuộc kiến trúc núi dạng cánh cung nhô lên thành đảo – khối Đèo Bụt và các khối rải rác ở trên bề chính là các đảo mới được dính vào đất liền bởi các trầm tích

Đệ tứ Càng xa bờ độ cao của các khối càng giảm do chịu sự sụt lún của đáy vịnh Bắc Bộ Các quá trình hòa tan, xâm thực rửa lũa lâu dài cùng với tác dụng mài mòn tạo nên hình thù kỳ dị của các đảo

Trang 39

29

Dựa trên bản đồ địa chất tỉnh Quảng Ninh học viên thành lập bản đồ địa chất – thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Hình 2) bao gồm các hệ tầng sau:

-Hệ tầng Tiêu Giao (N2 tg): thành phần đá vụn thô, sắc cạnh phân bố ở Tiêu

Giao (phía nam vịnh Cửa Lục), Trới, Xích Thổ, Đồng Ho (phía bắc vịnh Cửa Lục) Trầm tích hệ tầng gồm 2 tập:

Tập dưới dày 15m nằm dưới gồm cát kết, bột kết màu xám, phân lớp dày 0,2

- 0,5m Trong các lớp sét có vết in của lá, quả và hạt nhiều loài thực vật và các loại động vật thân mềm nước ngọt

Tập trên dày 100 - 180m, gồm cuội kết hạt nhỏ, sỏi kết, cát kết màu xám xen

kẽ nhịp nhàng, thành phần hạt chủ yếu là thạch anh

-Hệ tầng Bắc Sơn (C - P bs): thành phần đá vôi phân lớp dày hoặc dạng khối

đá vôi trứng cá màu sáng xám xen thấu kính vôi silic Dày 750m

-Hệ tầng Bãi Cháy (P3 bc): thành phần trầm tích đá phiến silic phân lớp mỏng

xen các lớp cát bột kết màu xám, thấu kính đá vôi và sét than màu đen Bề dày 300 - 320m

-Hệ tầng Hòn Gai (T3n - r hg): Phụ hệ tầng dưới là cuội kết, sạn kết, cát kết và

những thấu kính than mỏng nằm bất chỉnh hợp góc trên đá Pecmi, bề dày thay đổi

200 - 350m

Trang 40

30

Hình 2: Bản đồ địa chất thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng

Ninh

Ngày đăng: 15/09/2020, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w