1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quản lý nhà nước với tổ chức phi chính phủ

26 408 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 118,21 KB

Nội dung

T 1 Nguyễn Thị Thảo Nhóm trưởng - Tổng hợp word - Thuyết trình chức phi chính phủnước ngoài tới nhómphụ nữ tại Việt Nam 4 Trần Thị Huệ Thành viên - Tác động của các tổ chức phi chính phủ

Trang 2

T

1 Nguyễn Thị Thảo Nhóm trưởng - Tổng hợp word

- Thuyết trình

chức phi chính phủnước ngoài tới nhómphụ nữ tại Việt Nam

4 Trần Thị Huệ Thành viên - Tác động của các tổ

chức phi chính phủ nước ngoài tới nhóm phụ nữ tại Việt Nam

5 Trịnh Anh Tuấn Thành viên - Tác động của các tổ

chức phi chính phủ nước ngoài tới nhóm phụ nữ tại Việt Nam

6 Ma Thị Hằng Thành viên - Cơ sở lí luận về tổ

chức phi chính phủ nước ngài hoạt động tại Việt Nam

7 Đinh Lan Anh Thành viên - Cơ sở lí luận về tổ

chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

8 Trần Thu Trang Thành viên - Thực trạng hoạt động

của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến nhóm phụ nữ tại Việt Nam

9 Đỗ Thị Hương Thành viên - Thực trạng hoạt động

của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tới nhóm phụ nữ tại Việt Nam

Trang 3

D- TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Xu thế toàn cầu hoá kéo theo sự phát triển cực thịnh của các tổ chức phi chínhphủ (NGOs) trong thời gian gần đây là một trong những biến đổi lớn của nềnchính trị quốc tế Quốc gia dân tộc không còn là những chủ thể duy nhất và chiphối đời sống quốc tế NGOs đã có tiếng nói riêng của mình và buộc các chủ thểkhác phải lắng nghe và tôn trọng nó Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đãhoạt động rất tích cực trên nhiều mặt đời sống xã hội và đã đạt nhiều thành tựuđáng tự hào đã làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người trở nên tốt đẹp hơntrong đó có nhóm phụ nữ ở Việt Nam.

Do vậy, nhóm 4 lớp KH14 nhân sự 2 dưới sự hướng dẫn của giảng viên

Vũ Thị Minh Ngọc đã quyết định chọn đề tài: “ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI ĐẾN NHÓM PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu Bài tiểu luận nhằm làm nổi bật hơn nữa vấn đề

cuộc sống của phụ nữ Việt Nam đã thay đổi như thế nào sau khi các tổ chức phichính phủ nước ngoài đã có nhiều hoạt động tích cực tại Việt Nam trong thờigian vừa qua Bài tiểu luận của nhóm tuy đã có sự nghiên cứu của các thànhviên nhưng còn nhiều hạn chế và sai sót rất mong nhận được sự nhân xét vàgiúp đỡ của giảng viên

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI

1.1. Khái niệm và phân loại của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại

Việt Nam

1.1.1. Khái niệm

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xãhội, quỹ tư nhân hoặc các hình thức tổ chức xã hội phi lợi nhuận khácđược thành lập theo luật pháp nước ngoài có hoạt động hỗ trợ phát triển,viện trợ nhân đạo không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tạiViệt Nam

Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấpmột trong 3 loại giấy đăng ký gồm giấy đăng ký lập văn phòng đại diện,giấy đăng ký lập văn phòng dự án và giấy đăng ký hoạt động

1.1.2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại tổ chức phi chính phủ: theo phạm vi hoạt động;theo tính chất hoạt động hoặc theo cơ sở pháp lý

Hiện nay có ba loại Tổ chức phi chính phủ phổ biến đang hoạt động:

- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia (gọi tắt theo tiếng Anh làNNGO) Là tổ chức mà các thành viên điều mang một quốc tịch Phạm vi hoạtđộng chủ yếu phục vụ cộng đồng hoạt động trong phạm vi một nước

- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế (gọi tắt theo tiếng Anh làINGO) Là tổ chức mà các thành viên mang nhiều quốc tịch khác nhau Phạm vihoạt động rộng khắp trên thế giới

Trang 6

Tuỳ theo từng tổ chức khác nhau và các mục đích hoạt động khác nhau thìnhiệm vụ của các Tổ chức phi chính phủ cũng khác nhau Nhưng nhìn chung các

Tổ chức phi chính phủ đều quan tâm đến việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bảnsau:

- Chăm lo bảo vệ lợi ích của các thành viên, đây là chức năng cơ bản và dễ nhậnbiết nhất, vì đây là điều mà tổ chức nào cũng phải quan tâm chăm lo cho các hộiviên của mình trước tiên;

- Thu hút các thành viên tham gia giải quyết các vấn đề xã hội Mọi Tổ chức phichính phủ thành lập trước hết là chăm lo lợi ích của thành viên nhưng mục đíchbao trùm của các tổ chức này là hoạt động vì xã hội tốt đẹp hơn;

- Tổ chức cung ứng dịch vụ

1.3 Hình thức hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài

- Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội,quỹ tư nhân hoặc các hình thức tổ chức xã hội phi lợi nhuận khác được thành lậptheo luật pháp nước ngoài và hoạt động hỗ trợ phát triển nhân đạo không vì mụcđích lợi nhuận và các mục đích khác tại Việt Nam

- Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là một dạng tổ chức hết sức đa dạng về

cả mục tiêu quy mô tổ chức hay phương thức hoạt động và tuỳ thuộc vào tínhchất của tổ chức thì nó có phương thức hoạt động khác nhau phù hợp với mụctiêu và điều kiện của tổ chức

1.4 Nội dung hoạt động

+ Tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, thương mại với mục đích hỗ trợ nhữnghoạt động phi lợi nhuận, trong đó các khoản lợi nhuận này được sử dụng vàoviệc phát triển tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động để phục vụ rộng rãi hơn,hiệu quả hơn

Trang 7

+ Các Tổ chức phi chính phủ được phép tổ chức thực hiện các chương trình dự

án phù hợp với khả năng nhưng phải kèm theo điều kiện hoạch toán riêng cáckhoản chi phí lợi nhuận được tài trợ từ chính phủ

+ Phản ánh nguyện vọng của cộng đồng xã hội Tổ chức phi chính phủ khôngphải là tổ chức chính trị nên không được phép tham gia vào các hoạt động chínhtrị như tranh cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước

1.5 Đặc trưng hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Tuỳ theo tính chất hoạt động, Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có những hìnhthức tổ chức khác nhau: Hội, Hiệp hội, Quỹ, câu lạc bộ, Viện, Trung tâm Quy

mô tổ chức thường nhỏ, hoạt động riêng rẽ (thường không tổ chức thành hệthống gồm các cấp)

Hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông thường tập trungdưới 2 nội dung cơ bản sau:

+ Một là, viện trợ nhân đạo và hỗ trợ phát triển;

+ Hai là, phản ánh nguyện vọng của cộng đồng xã hội

1.6 Vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong đời sống chính trị, xã hội ở Việt Nam

Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong đờisống chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam, hoạt động của các tổ chức này có tácđộng, ảnh hưởng tích cực đến đời sống của cộng đồng dân cư như cung cấp hạtầng cơ sở thiết yếu; giải quyết các vấn đề xã hội; khắc phục hậu quả thiên taiCác Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã hỗ trợ các địa phương, giới thiệu vàứng dụng các phương pháp tiếp cận có hiệu quả trong phát triển bền vững vàxoá đói giảm nghèo bằng những dự án thiết thực và mô hình phù hợp với cáclĩnh vực và cộng đồng dân cư, lồng ghép với các chương trình về xây dựng nănglực (như tín dụng, phát triển nông thôn và cộng đồng, khuyến nông, khuyếnlâm )

Trang 8

Nội dung và phương pháp hoạt động hướng vào cộng đồng, các dự án này

đã trực tiếp giúp đỡ người dân, nhất là những người dân ở nông thôn, vùng sâu,vùng xa, tăng cường kiến thức, khả năng tự quản lý, biết cách làm ăn trong nềnkinh tế thị trường, nâng cao mức thu nhập của bản thân và cải thiện điều kiệnsống của gia đình Nâng cao nhận thức, năng lực của địa phương và người dântrong việc lập kế hoạch và thực hiện một số chương trình, dự án phát triển tạinông thôn

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TỚI NHÓM PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM

Hiện nay có hơn 900 Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với ViệtNam Tuy nhiên khoảng 600 tổ chức có hoạt động thường xuyên tại Việt Namtrong đó 40% là các tổ chức đến từ khu vực Bắc Mỹ, khoảng 42% từ châu Âu(chủ yếu là Tây Âu) và khoảng 18% từ châu Á - Thái Bình Dương và các khuvực khác Hợp tác giữa các đối tác Việt Nam với các Tổ chức phi chính phủnước ngoài được triển khai ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở hầuhết các bộ, ban ngành, tổ chức nhân dân Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoàihoạt động tại Việt Nam có tôn chỉ, mục đích, quy mô giải ngân, phạm vi,phương thức và lĩnh vực hoạt động rất đa dạng Hầu hết các Tổ chức phi chínhphủ nước ngoài được cấp phép, đăng ký hoạt động đều có thái độ thiện chí vớiViệt Nam, có quan hệ hợp tác tốt với các cơ quan, tổ chức đối tác và chấp hànhtốt các quy định của pháp luật Việt Nam Trong thời gian qua, các Tổ chức phichính phủ nước ngoài đã có đóng góp cụ thể với Việt Nam trên các mặt: vềchính trị đối ngoại; về mặt hội nhập kinh tế quốc tế, về các vấn đề xã hội - pháttriển;

Trang 9

2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

ở Việt Nam

* Được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

Nghị định số 12/2012/NĐ-CP nghị định về đăng kí và quản lý hoạt động của các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại Việt nam.

Quyết định số 340/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt nam.

Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập

Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài…

2.2 Thực trạng hoạt động của một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiêu

biểu đến nhóm phụ nữ tại Việt Nam

2.2.1. NAV-NORDIC ASSISTANCE TO VIET NAM

NAV là một tổ chức phi chính phủ Bắc Âu Mục đích của chương trình NAV làgóp phần xoá đói, giảm nghèo nhằm cải thiện điều kiện sống cho nhóm ngườinghèo và người thiệt thòi thông qua việc củng cố và tạo quyền để người dânnông thôn tham gia một cách tích cực vào quá trình phát triển của chính bảnthân mình và của cộng đồng, đồng thời nâng cao các quyền cơ bản của ngườidân

Chương trình NAV đặc biệt tập trung hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và các nhóm dân tộcthiểu số Các hỗ trợ của NAV luôn được thực hiện dựa trên phương pháp cộngđồng cùng tham gia, hướng chủ yếu đến tính bền vững của dự án, nhạy cảm giới

và nhận thức về bảo vệ môi trường

Trong thời gian qua, các dự án hỗ trợ của NAV như dự án nâng cao bình đẳnggiới và phòng chống bạo lực gia đình, dự án hỗ trợ tại cộng đồng cho người bịnhiễm HIV/AISD và trẻ em bị ảnh hưởng, các dự án về phòng ngừa thảm họa,ứng phó biến đổi khí hậu,… thật sự mang lại hiệu quả góp phần không nhỏ hỗtrợ, giúp đỡ cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng

Trang 10

cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùngchịu ảnh hưởng nặng do thiên tai, lũ lụt

a, Lịch sử hoạt động ở Việt Nam

NAV được thành lập vào năm 1993, do ba nhà tài trợ bao gồm DanChurchAid(Đan Mạch), Diakonia (Thụy Điển), và Norwegian Church Aid (Nauy), trong đóNorwegian Church Aid là tổ chức đứng đầu DanChurchAid chấm dứt hỗ trợvào năm 1998

NAV bắt đầu dự án phát triển nông thôn tổng hợp ở tỉnh Thừa Thiên - Huế vàonăm 1994 và đến năm 1997 bổ sung thêm dự án phòng chống HIV/AIDS Mộthợp phần dự án về văn hoá và thể thao cũng được đưa vào chương trình NAVnăm 2002 NAV có một văn phòng ở Hà Nội và một văn phòng dự án ở Huế

b, Mục tiêu của nhóm tổ chức này khi họ lựa chọn nhóm phụ nữ là:

- Giúp người phụ nữ nâng cao vị thế của mình trong gia đình cũng nhưngoài xã hội, giúp họ tự tin hơn để tham gia phát triển kinh tế, đặc biệt lànhững người phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số

- Giúp người phụ nữ tránh khỏi nạn bạo lực gia đình, để họ có cuộc sống

ấm êm, hạnh phúc, có tiếng nói trong gia đình

Họ lựa chọn nhóm phụ nữ là vì: ai sinh ra cũng có quyền bình đẳng nhưng

trên thực tế ( không phải bao gồm tất cả) người phụ nữ luôn chịu nhiều thiệt thòibởi các định kiến xã hội, bạo lực gia đình đối với phụ nữ cũng là vấn đề mangtính bức xúc – mang tính toàn cầu nó không còn là vấn đề riêng của mỗi giađình mà trở thành mối quan tâm của cộng đông, của toàn xã hội, nó ảnh hưởngđến sự bình đẳng trong gia đình, bình đẳng giữa vợ chồng

c, Các hoạt động nổi bật

- Phát triển tổng hợp

Dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết nối công tác xây dựng năng lực và tạoquyền với các hợp phần của phát triển cộng đồng như an toàn lương thực (baogồm các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp), giáo dục, nước và vệ sinh.(thực hiện tại Thừa Thiên- Huế)

Trang 11

- HIV/AIDS

Về công tác phòng ngừa, NAV hỗ trợ giáo dục đồng đẳng và giáo dục cộngđồng đến tận nhóm công nhân xây dựng, tù nhân và các nhóm phụ nữ ở vùngsâu vùng xa Các câu lạc bộ Mẹ và Vợ là nơi cung cấp sự chăm sóc cần thiết chonhóm người nhiễm và người bị ảnh hưởng cũng như thực hiện các hoạt độngtăng thu nhập Các tổ chức tương hỗ cũng được thành lập trong nhóm tù nhân,nhóm tôn giáo NAV sử dụng lĩnh vực thể thao như một phương pháp để vươnđến nhóm thanh thiếu niên thông qua khái niệm được gọi là “Bóng đá cho mọingười” (thực hiện tại Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế)

CARE (viết tắt của Cooperative for American Remittances to Europe = Hợp

tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu) là một tổ chức nhân đạo và hỗ

trợ phát triển quốc tế lớn, với các chương trình ở trên 70 quốc gia khắp thế giới

a, Mục đích của việc hướng tới nhóm phụ nữ

CARE đặt trọng tâm đặc biệt vào làm việc cùng với các phụ nữ nghèo, bởi vì nếu được cung cấp các nguồn lực thích hợp - thì các phụ nữ có khả năng giúp cảgia đình và toàn cộng đồng thoát khỏi đói nghèo Các phụ nữ là trung tâm củanhững nỗ lực dựa vào cộng đồng của CARE để cải thiện giáo dục cơ bản, ngănchặn sự lây lan của HIV/AIDS, gia tăng quyền sử dụng nước sạch và vệ sinhmôi trường, mở rộng cơ hội kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

-CARE cũng cung cấp viện trợ khẩn cấp cho nạn nhân của thảm họa chiến tranh

và thiên tai, và giúp người dân xây dựng lại cuộc sống của họ

Trang 12

Tuyên bố về sứ mệnh chính thức.

Phục vụ các cá nhân và các gia đình trong các cộng đồng nghèo khó nhất trênthế giới Rút ra sức mạnh từ sự đa dạng toàn cầu, tài nguyên và kinh nghiệm củachúng ta, để thúc đẩy các giải pháp sáng tạo và ủng hộ trách nhiệm toàn cầu.Tạo thuận lợi cho sự thay đổi lâu dài bằng cách:

• Tăng cường khả năng tự giúp (mình)

• Cung cấp cơ hội kinh tế

• Cứu trợ khẩn cấp

• Gây ảnh hưởng tới các quyết định chính sách ở các cấp

• Xử lý phân biệt đối xử dưới mọi hình thức

Được hướng dẫn bởi các khát vọng của các cộng đồng địa phương, CARE theođuổi sứ mệnh của mình với cả sở trường lẫn lòng trắc ẩn, vì những người đượcphục vụ đều xứng đáng không kém

b, Lịch sử hoạt động tại việt nam

CARE được thành lập từ năm 1945 và hiện nay đang hoạt động tại 90 quốc giatrên thế giới Riêng tại Việt Nam, tổ chức CARE Quốc tế đã hoạt động tronggiai đoạn 1954-1975 chủ yếu là hỗ trợ trong việc cung cấp thực phẩm, y tế vàgiáo dục Sau đó tổ chức CARE đã hoạt động trở lại tại Việt Nam từ năm 1989đến nay Tính trong khoảng thời gian trên 25 năm hoạt động trở lại này, tổ chứcCARE đã làm việc với trên 50 đối tác tại hơn 40 tỉnh và thành phố Hàng triệungười đã được hưởng lợi từ các dự án phát triển nông thôn, nông nghiệp và sinh

kế, phát triển cộng đồng, chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản, phòng chốngHIVAIDS, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, nước sạch, vệsinh môi trường và bình đẳng giới

c, Hoạt động nổi bật tại việt nam

Trang 13

- Riêng về bình đẳng giới, trong Chiến lược chương trình tới năm 2020 củaCARE Quốc tế tại Việt Nam, các lĩnh vực trọng tâm sẽ là: Tăng cườngtiếng nói của phụ nữ, nâng quyền của phụ nữ trong phát triển kinh tế vàchấm dứt bạo hành trên cơ sở giới.

- Nhằm tăng cường tiếng nói của phụ nữ, tổ chức CARE quốc tế tại ViệtNam sẽ xây dựng phương pháp tiếp cận để nâng cao tiếng nói và vị thếcủa phụ nữ dân tộc thiểu số, những người dễ bị tổn thương, hỗ trợ pháttriển xã hội dân sự và các tổ chức dựa vào cộng đồng, tăng cường sự thamgia của họ cùng với các nhà chức trách và các nhà ra quyết định Nângcao hiểu biết của các bên liên quan về tình trạng dễ bị tổn thương và cácvấn đề bất bình đẳng giới nhằm hỗ trợ đối thoại cởi mở và tôn trọng

- Việc nâng quyền của phụ nữ trong phát triển kinh tế sẽ được thực hiệnthông qua thúc đẩy việc làm bền vững và công bằng; tạo điều kiện chophụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận công bằng với quá trình ra quyết định vềkinh tế (quyền sử dụng đất, tiếp cận tín dụng và gia nhập thị trường)

- Trong lĩnh vực nhằm chấm dứt bạo hành trên cơ giới, tổ chức CAREQuốc tế tại Việt Nam sẽ tăng cường triển khai và kết hợp với các chươngtrình can thiệp chống bạo hành giới hiện có, tập trung tác động tới thái độ

và thực hành của những người gây ra bạo hành giới, cải thiện tiếp cận vớicác dịch vụ hỗ trợ liên quan tới bạo hành giới

2.2.3. Oxfam tại Việt Nam

a, Lịch sử hoạt động:

Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạtđộng trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảmthiểu rủi ro thiên tai, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số, nângcao vị thế phụ nữ

Ngày đăng: 25/03/2017, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w