1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

16 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phát huy tính tích cực của tre 5 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, với sự phát triển tiên tiến vượt bậc về các mặt của xã hội như: nền văn minh, khoa học kỹ thuật thì giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển con người Việt Nam, đất nước Việt Nam hiện đại. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Theo đó, việc quan trọng trong chiến lược đó là chăm sóc giáo dục các cháu ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển một cách toàn diện. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên, quan trọng đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ là thế hệ tương lai đất nước là lớp người năng động, có trí tuệ, tự chủ và sáng tạo. Bởi vậy, nhiệm vụ của giáo dục là phải quan tâm trang bị cho trẻ những tri thức khoa học và nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại. Cho nên giáo dục mầm non đã có sự đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức với phương châm: “lấy trẻ làm trung tâm” tạo điều kiện để trẻ phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động, sáng tạo.

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ 5 – 6

tuổi trong hoạt động khám phá khoa học”

I Lý do CHỌN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lí luận

Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, với sự phát triển tiên tiến vượt bậc về các mặt của xã hội như: nền văn minh, khoa học kỹ thuật thì giáo dục được coi

là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển con người Việt Nam, đất nước Việt Nam hiện đại Bác Hồ kính yêu đã dạy:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Theo đó, việc quan trọng trong chiến lược đó là chăm sóc giáo dục các cháu ngay

từ nhỏ để hình thành và phát triển một cách toàn diện Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên, quan trọng đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ là thế hệ tương lai đất nước là lớp người năng động, có trí tuệ, tự chủ và sáng tạo Bởi vậy, nhiệm vụ của giáo dục là phải quan tâm trang bị cho trẻ những tri thức khoa học và nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại Cho nên giáo dục mầm non đã

có sự đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức với phương châm: “lấy

trẻ làm trung tâm” tạo điều kiện để trẻ phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động, sáng

tạo

Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi nhận thức, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm xã hội gần như hoàn thiện thì việc cho trẻ khám phá khoa học là không thể thiếu, có tác dụng giáo dục về mọi mặt cho trẻ như: Giáo dục ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mĩ, thể lực… Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, môi trường xã hội để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình đồng thời là công cụ của tư duy và chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 Trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn Ở đó có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá Khám phá khoa học mang lại nguồn

Trang 2

biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn với trẻ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông…) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người, mối quan hệ của con người với nhau…) và trẻ biết về chính bản thân mình Vì thế trẻ luôn muốn khám phá, tìm hiểu về chúng Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải

sử dụng tích cực các giác quan giúp trẻ phát triển năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp Nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động hấp dẫn hơn

Để có được những phẩm chất trí tuệ trên đòi hỏi người giáo viên khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học phải có sự đổi mới thực sự về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, phải có thủ thuật riêng để kích thích trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, phải biết thiết kế kết, hợp nhiều hoạt động khác nhau một cách phù hợp linh hoạt, tạo những tình huống hoạt động cùng với những thao tác thử nghiệm, trải nghiệm, khám phá…để trẻ được hoạt động lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống, với xã hội Và đó cũng là nền tảng vững chắc cho trẻ khi học tiếp ở những bậc học sau này

2 Cơ sở thực tiễn

Trong chương trình giáo dục mầm non mới, các lĩnh vực phát triển vô cùng quan trọng đối với trẻ nhất là lĩnh vực phát triển nhận thức trong đó có hoạt động khám phá khoa học Nhưng trên thực tế, tôi nhận thấy nội dung cho trẻ khám phá khoa học còn nghèo nàn, khô khan, gò bó, mới chú trọng đến một vài chủ đề chính; phương pháp hình thức tổ chức chưa sáng tạo, còn dập khuân máy móc, tính tích hợp còn hạn chế, chưa tạo sự gắn kết, linh hoạt trong tiết dạy, chưa chú trọng cho trẻ được tự tìm tòi khám phá trải nghiệm nên trẻ dễ chán, mệt mỏi trong giờ học

Về đồ dùng đồ chơi: Còn thiếu hoặc có nhưng chưa đẹp còn đơn điệu, ngại tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá trải nghiệm bằng vật thật, việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động còn hạn chế, chưa khoa học

Về trẻ: Trẻ ít được trải nghiệm, khám phá, trẻ nhút nhát không chủ động khi tham gia hoạt động, thiếu tự tin, vốn từ còn nghèo nàn, khả năng nhận thức về thế giới xung quanh còn hạn chế Vì vậy chất lượng hoạt động khám phá khoa học còn thấp Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm sao

để những hoạt động đó trở nên thú vị, không khô khan và lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tôi đã tìm tòi những phương pháp, biện pháp hữu hiệu cho từng nội

Trang 3

dung, từng chủ đề để đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay nhằm phát triển nhận thức cho trẻ về thế giới xung quanh một cách tốt nhất

Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ 5 –

6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học” Tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:

II NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Biện pháp 1: Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cho hoạt động khám phá khoa học.

Muốn một hoạt động khám phá khoa học được thành công trước hết là việc chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ: Đồ dùng, dụng cụ dạy và học phong phú đa dạng, an toàn tạo cơ hội cho trẻ tự do lựa chọn, thử nghiệm, khám phá một cách độc lập sáng tạo Các đồ dùng đồ chơi hấp dẫn khơi dậy sự tò mò khám phá và trải nghiệm giúp trẻ phát triển kĩ năng nhận thức Vì vậy tôi luôn lựa chọn và sử dụng những đồ dùng đồ chơi sống động như vật thật, mô hình, tranh ảnh…hay những phương tiện dụng cụ làm các thí nghiệm về một số đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng

- Những đồ dùng tôi lựa chọn có sức lôi cuốn, tươi sáng, điển hình, không quá nhiều mà tập trung vào đặc điểm nổi bật, an toàn với trẻ và hợp vệ sinh

Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về một số loại quả tôi lựa chọn vật thật tươi, đẹp, đặc trưng về đặc điểm cho trẻ tìm hiểu, khám phán và nhận xét

- Trong một hoạt động cho trẻ khám phá khoa học đồ dùng cần phong phú, đa dạng, nhiều cái mới lạ, hấp dẫn Vì vậy, ngoài những đồ dùng dụng cụ nhà trường trang bị tôi còn phải tự tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh, video; tận dụng các phế liệu để làm thêm một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ

Ví dụ: Sưu tầm tranh ảnh, làm video về các chủ đề; làm một số dụng cụ nghề nông như cuốc, xẻng, liềm…bằng tấm nhựa, sản phẩm nghề nông như rau củ quả, con giống bằng xốp màu…; làm một số phương tiện giao thông bằng vỏ hộp sữa…Ngoài

ra ở mỗi chủ đề tôi làm thêm tranh lô tô vận dụng vào các trò chơi nhằm khắc sâu kiến thức cho trẻ

- Cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh tôi luôn chú trọng chuẩn

bị đồ dùng là những vật thật cũng có thể là những đoạn phim ngắn quay những cảnh thật gần gũi xung quanh trẻ

Ví dụ: Ở chủ đề: “Thế giới thực vật” với hoạt động khám phá sự phát triển của cây đậu tương tôi chuẩn bị 6 chậu cây tương ứng với 6 giai đoạn phát triển của cây: gieo hạt, nảy mầm, cây non, cây trưởng thành, cây ra hoa, cây kết quả cho trẻ quan sát

Trang 4

nhận xét về quá trình phát triển của cây Hay với hoạt động cho trẻ khám phá về một

số loại quả tôi lựa chọn quả thật, tươi ngon để trẻ phân biệt về đặc điểm mùi vị màu sắc…Hay ở chủ đề: “Quê hương đất nước” với hoạt động tìm hiểu về một số danh lam thắng cảnh tôi lựa chọn sưu tầm phóng sự hoặc quay cảnh thật về các danh lam thắng cảnh đó cho trẻ cùng xem, khám phá tìm hiểu…

Như vậy, việc chuẩn bị đồ dùng chu đáo, phong phú, hấp dẫn sẽ tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu khám phá tốt hơn, cá nhân trẻ được trải nghiệm trao đổi, nhận xét kĩ hơn về các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động hơn

và tiết học sẽ thành công hơn

2 Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học.

a Tạo hứng thú cho trẻ:

Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non rất dễ hứng thú với những điều mới lạ Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên dù ở hoạt động nào cũng phải có khả năng sáng tạo, linh hoạt mềm dẻo để có nghệ thuật gợi mở cảm xúc cho trẻ sao cho mới lạ, hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ khi tham gia hoạt động

Ví dụ: Cho trẻ khám phá quá trình phát triển của cây đậu tương, tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Hạt đậu nhỏ” hay cùng trẻ chơi trò chơi: “Tập tầm vông” hoặc cô cùng trẻ pha và uống một ly sữa đậu lành Và như vậy tôi bất ngờ trò chuyện dẫn dắt trẻ đến với đối tượng cần khám phá một cách nhẹ nhàng thoải mái

Hoặc cho trẻ khám phá về các loại phương tiện giao thông đường bộ tôi lại cho trẻ xem một đoạn phim về quang cảnh trên đường phố, khi trẻ xem xong trẻ nhớ lại và

kể về những phương tiện giao thông mà trẻ vừa quan sát được Hay cho trẻ chơi trò chơi: “Nghe âm thanh đoán tên phương tiện”, “Đố vui”…

Đồng thời tôi luôn sáng tạo gây hứng thú cho trẻ có sự chờ đợi mong muốn được khám phá

Ví dụ: Trong hoạt động khám phá “Cây cần gì để sống và lớn lên” Tôi hỏi trẻ:

- Các con có biết vì sao cây sống được? Vì sao cây xanh tốt?

- Hôm trước cô con mình đã làm thí nghiệm về cây bị bịt kín và cho vào trong phòng không biết cây sẽ như thế nào nhỉ? Theo con thì cây có lớn lên không? Vì sao?

- Sau đó tôi đưa cây đó ra và mở túi ni lông cho trẻ quan sát bằng cây thật, trẻ rất thích thú và nhận xét sôi nổi: Cây bị héo, lá đổi màu, cây không phát triển…

Trang 5

Nhờ các thủ thuật tạo hứng thú, trẻ lớp tôi say mê tìm hiểu khám phá và chú ý hơn, tích cực hơn trong quá trình khám phá tìm hiểu

b Phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ:

Vì mục tiêu của đổi mới phương pháp là “lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động cụ thể, trẻ được trải nghiệm nghe, nhìn, sờ, ngửi…và tự cảm nhận về đối tượng mà trẻ quan sát khám phá Vì vậy tôi luôn tạo tình huống có vấn đề và tổ chức cho mọi trẻ đều được tham gia vào hoạt động thực hành

Ví dụ: Trong hoạt động khám phá các loại hoa: Tôi chuẩn bị 4 loại hoa: Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa loa kèn cho vào 4 hộp và tổ chức tặng quà cho 4 nhóm, 4 nhóm cùng tự trao đổi khám phá, thảo luận, nhận xét về món quà của mình

và cử một bạn đại diện lên trình bày trước lớp Nếu trẻ nêu nhận xét chưa đầy đủ thì

cô có thể gọi nhóm khác bổ sung ý kiến và khái quát lại khắc sâu kiến thức cho trẻ Bên cạnh đó việc cho trẻ khám phá khoa học thông qua thí nghiệm thực hành để phát hiện “khám phá khoa học mới” cũng được tôi hết sức chú ý Đối với trẻ, được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mới lạ quả là một điều thích thú Chúng ta hãy cứ

để trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được thử sai – đúng và cuối cùng trẻ tìm ra được một kết quả nào đó Từ đó, trẻ sẽ say mê với phát hiện mới và đưa ra rất nhiều câu hỏi: Vì sao? Tại làm sao? Hay những câu nói: Cô ơi! Con đã biết vì sao rồi! ; trẻ biết phán đoán và tìm ra câu trả lời, trí tưởng tượng của trẻ về thế giới xung quanh cũng được phát triển phong phú và mạnh mẽ hơn

Ví dụ: Cho trẻ làm một số thí nghiệm và rút ra kết luận về: “Cây cần gì để sống

và phát triển”; “Vật chìm – vật nổi” hay “Sự kì diệu của nước”…

Việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi cũng hết sức cần thiết để khi đàm thoại nhiều trẻ được trả lời Do đó, trên mỗi hoạt động tôi đã sử dụng những câu hỏi mở phát triển tư duy cho trẻ, hệ thống câu hỏi ngắn gọn lôgic phù hợp nội dung bài dạy, không sử dụng câu hỏi mớm lời hay trẻ chỉ trả lời: “Có ạ!” hoặc “Không ạ!”, chú ý hỏi cá nhân tránh trẻ trả lời đồng thanh cả lớp Đặc biệt, việc rèn cho trẻ sử dụng ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc cũng được tôi hết sức chú ý

Ví dụ: Khi cho trẻ trò chuyện về: “Ngày Tết quê em”, tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi để cùng trò chuyện với trẻ Cô hỏi: Mùa xuân có ngày gì vui nhất? Ai biết gì

về ngày Tết hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe? Nhà con chuẩn bị đón Tết như thế

Trang 6

nào? Mẹ mua sắm, trang trí những gì? Mọi người thường làm gì trong ngày Tết? Các con đã làm gì để giúp bố mẹ chuẩn bị cho ngày Tết?

Một yếu tố quan trọng không thể thiếu để thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo đó là hình thức thi đua Vì vậy tôi luôn chú trọng thay đổi các hình thức như tổ chức hội thi, câu lạc bộ, tổ chức các trò chơi để trẻ hoạt động say mê, tích cực hơn Trẻ mầm non “chơi mà học, học mà chơi”

Sau thời gian trò chuyện, đàm thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trò chơi hứng thú Qua đó, trẻ không chỉ ngồi nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô mà trẻ còn có cơ hội để bộc lộ các hiểu biết của mình thông qua các trò chơi Ngoài ra, trò chơi còn có tác dụng củng cố, bổ sung các tri thức đã học thông qua hoạt động thực tiễn Do đó, trò chơi củng cố trong giờ hoạt động khám phá khoa học là rất quan trọng Trò chơi càng phong phú, đa dạng bao nhiêu thì các tri thức mà trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và trẻ càng nhớ lâu bấy nhiêu

Ví dụ 1: Cho trẻ khám phá tìm hiểu về các loại rau, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Người đầu bếp tài ba” Tôi chuẩn bị các loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả; chia trẻ thành 3 đội, mỗi đội chọn một loại rau theo yêu cầu của cô mang về rổ của đội mình theo đường dích dắc, trong thời gian là một bản nhạc, đội nào chọn được nhiều rau hơn và đúng yêu cầu đội đó sẽ giành chiến thắng

Trong khi trẻ hoạt động tôi luôn chú ý động viên trẻ, cháu nào làm tốt tôi động viên kịp thời, cháu nào chưa nhanh nhẹn tôi đến bên nhắc nhở cháu, nếu cháu không làm được thì hướng dẫn trẻ và cùng làm với trẻ chứ không làm hộ trẻ

Ví dụ 2: Ở hoạt động cho trẻ khám phá sự phát triển của cây từ hạt tôi tổ chức dưới dạng hội thi: “Tuổi thơ khám phá” với các đội chơi cùng thi đua khám phá, chơi các trò chơi luyện tập củng cố về quá trình phát triển của cây từ hạt… Bên cạnh việc

trẻ “học mà chơi, chơi mà học” còn góp phần thúc đẩy tình cảm giao tiếp giữa trẻ với

trẻ, biết kết hợp với bạn bè thúc đẩy hoạt động nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn, kết quả đạt cao hơn và nhất là ý thức thái độ khi tham gia hoạt động cùng nhóm bạn

c Sử dụng có hiệu quả các phương tiện, đồ dùng đồ chơi kích thích trẻ tích cực hoạt động.

Nhận thức của trẻ là từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng nên việc chuẩn

bị và sử dụng đồ dùng trực quan trong mỗi chủ đề, mỗi hoạt động là hết sức cần thiết Một hoạt động cho trẻ khám phá khoa học có thành công hay không phụ thuộc rất

Trang 7

nhiều vào việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trực quan Theo tôi, mỗi loại đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị trong hoạt động phải đảm bảo yêu cầu và khai thác triệt để đồ dùng được chuẩn bị để trẻ có thể hiểu sâu hơn bản chất của các sự vật hiện tượng xung quanh mình

Ví dụ: Hoạt động cho trẻ tìm hiểu về một số loại quả, tôi chuẩn bị những quả thật, tươi đảm bảo tính khoa học thẩm mĩ và gần gũi cho trẻ được khám phá trực tiếp trên đối tượng: quan sát, sờ, nếm, ngửi; từ đó trẻ có nhận xét, so sánh chính xác về đặc điểm, mùi vị của mỗi loại quả Trẻ cũng có thể chơi các trò chơi: “Ai thông minh hơn” hay “Đội nào nhanh hơn”…

Theo đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng được tôi chú trọng vào các hoạt động khám phá đặc biệt những hoạt động mà tôi không chuẩn bị được vật thật Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền khoa học hiện đại, tôi luôn cập nhật những thông tin từ internet để có được những hình ảnh, những video ngắn gần gũi nhất, thật nhất để phục vụ cho tiết dạy của mình Tôi còn học hỏi thêm để có thể tự mình thiết

kế các bài giảng điện tử về các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học giúp tôi chủ động hơn trong công việc Tôi nhận thấy trẻ rất thích thú với các hình ảnh, đoạn video

từ đó trẻ tích cực tham gia vào hoạt động hơn

Đối với một hoạt động khám phá khoa học hay bất kì một hoạt động nào khác người giáo viên không chỉ chuẩn bị đơn thuần một loại đồ dùng, phương tiện mà cần phải chuẩn bị và sử dụng phối hợp nhiều loại đồ dùng, phương tiện khác nhau để tránh gây sự nhàm chán cho trẻ

Ví dụ: Ở hoạt động tìm hiểu khám phá về: “Cá và môi trường sống” Tôi chuẩn

bị thiết kế bài giảng điện tử cho trẻ xem trình chiếu trên máy về “Cá sống ở đâu?”, đồng thời tôi còn chuẩn bị cho trẻ làm thí nghiệm với: Bể thả cá có nước và bể thả cá không có nước rồi cho trẻ quan sát, nhận xét: Nếu thiếu nước cá sẽ như thế nào?

3 Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp.

Tích hợp không có nghĩa là đặt cạnh nhau, nối tiếp nhau mà đó là sự liên kết, đan xen, hòa quyện, lồng ghép các hoạt động giáo dục ở lĩnh vực khác, môn học khác vào hoạt động cho trẻ khám phá khoa học một cách phù hợp và tổ chức thực hiện theo một chủ đề nhất định

Ví dụ: Hoạt động cho trẻ tìm hiểu về phương tiện giao thông đường bộ Ngoài những kiến thức cung cấp cho trẻ và phát triển khả năng quan sát, so sánh, suy đoán,

Trang 8

về một số phương tiện giao thông đường bộ, tôi còn tích hợp các nội dung khác một cách nhẹ nhàng: Giáo dục âm nhạc: Hát vận động bài: “Em tập lái ô tô”; Tạo hình: Cắt dán tranh phương tiện giao thông đường bộ; Toán: Đếm xem cắt dán được bao nhiêu phương tiện giao thông; Giáo dục thể chất: Đi trong đường hẹp lên dán tranh… Những bài đồng dao, ca dao, câu đố… cũng được tôi sưu tầm lựa chọn và sử dụng một cách linh hoạt, nhẹ nhàng để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động

- Đồng dao chính là những bài hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em Qua những bài đồng dao giúp trẻ em có những cảm xúc tốt đẹp về thế giới xung quanh

Ví dụ: Trong chủ đề Thế giới thực vật tôi đã sử dụng bài đồng dao: “Họ nhà rau”

để cung cấp thêm kiến thức cho trẻ về đặc điểm các loại rau Trẻ rất dễ nhớ và hứng thú đọc qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Hay ở chủ đề Thế giới động vật, tôi dạy trẻ bài: “Gà cục tác” tuy ngắn gọn nhưng cung cấp cho trẻ đặc điểm rõ nét, hình ảnh sinh động về con gà; bài “Làng chim” lại cung cấp cho trẻ tên gọi của các loài chim và các động tác khác nhau, qua đó trẻ không chỉ biết được tên gọi mà còn biết được đặc điểm vận động đặc trưng của các loài chim, làm giàu vốn hiểu biết, phát triển trí tưởng tượng phong phú cho trẻ

- Tôi sử dụng câu đố để kích thích tư duy, óc phán đoán, làm giàu vốn từ cho trẻ

Ở mỗi hoạt động tôi đã sưu tầm những câu đố phù hợp đưa vào hoạt động nhẹ nhàng đan xen giữa các hình thức, thủ thuật để trẻ không bị nhàm chán

Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu về động vật sống dưới nước tôi sử dụng các câu đố về

“con cua”, “con cá”, “con ốc”, “con tôm” đan xen các thủ thuật trốn cô hoặc sóng nước làm mờ hình ảnh… hay tìm hiểu về các phương tiện giao thông tôi dùng các câu

đố hay bắt chước tiếng động của các phương tiện cho trẻ phán đoán

Trong một giờ học tôi còn chú trọng các hoạt động “động - tĩnh” thực hiện đan

xen nhau, giúp trẻ năng động, linh hoạt, giờ học trở lên tự nhiên sôi nổi hơn, trẻ thể hiện tính hồn nhiên, không nhàm chán, không mệt mỏi

Ngoài ra tôi luôn coi trọng việc xử lý tình huống, vì trong một giờ học không phải lúc nào trẻ cũng chú ý, cũng hoạt động tích cực hoặc còn có những cháu quá hiếu động hay nhút nhát Vì vậy, tôi phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của từng trẻ để xử lý tình huống có hiệu quả

Trang 9

Ví dụ: Trong khi đàm thoại tôi đưa ra câu hỏi, có một vài cháu không chú ý, hoặc cháu nhút nhát không giơ tay phát biểu thì tôi gọi luôn cháu đó, nếu trẻ trả lời tốt thì tôi động viên cháu, nếu không trả lời được, tôi mời cháu khác giúp bạn Như vậy trẻ như được nhắc nhở động viên và trẻ chú ý hơn, tích cực hơn

4 Biện pháp 4: Xây dựng môi trường và tạo điều kiện cho trẻ khám phá khoa học mọi lúc, mọi nơi.

Môi trường là nhu cầu thiết yếu giúp trẻ tích cực khám phá Trường, lớp học cần

có khu vực cho trẻ khám phá khoa học Vì vậy tôi đã lập ra kế hoạch cho các hoạt động trải nghiệm và khám phá của trẻ ở các thời điểm phù hợp với các chủ đề trong năm học, luôn tạo cho trẻ môi trường hoạt động khám phá phong phú, hấp dẫn với các góc trang trí, các đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu khác nhau: góc bé với thiên nhiên, bé với môi trường… đặc biệt với mảng chủ đề chính cho trẻ khám phá được tôi trang trí khoa học với nội dung chủ đề dễ quan sát với trẻ

Tôi luôn chú trọng tạo môi trường thân thiện, trò chuyện, khuyến khích trẻ khám phá về những hình ảnh trang trí theo mỗi chủ đề chủ điểm trong lớp cũng như ngoài lớp học Môi trường thân thiện tạo cho trẻ tự do lựa chọn, thử nghiệm và khám phá một cách độc lập và sáng tạo, các đồ dùng đồ chơi hấp dẫn khơi dậy sự tò mò của trẻ, khuyến khích trẻ trải nghiệm khám phá giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức

Thông qua các hoạt động thử nghiệm, trẻ có thể khám phá được nhiều điều bổ ích Vì vậy tôi thường tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động thử nghiệm khám phá Trước hết thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách đặt các câu hỏi gợi mở:

Ví dụ: Với hoạt động khám phá: “Cây cần gì để sống và phát triển”

- Các con thấy những cây cảnh ở góc thiên nhiên như thế nào?

- Hàng ngày cô làm gì để chăm sóc cho cây?

- Nếu cây không được tưới nước thì điều gì sẽ xảy ra?

- Ngoài nước ra, muốn cây phát triển xanh tươi thì còn cần điều kiện gì?

- Nếu không có ánh sáng mặt trời thì cây sẽ phát triển thế nào?

- Tôi hướng dẫn trẻ chăm sóc cây xanh trong các điều kiện khác nhau của môi trường Sau kết quả của quá trình chăm sóc, tôi cho trẻ tiến hành so sánh sự phát triển của cây xanh trong các điều kiện của môi trường (cây trong lớp không xanh bằng cây ngoài trời, cây thiếu nước không phát triển nhanh bằng cây đủ nước) Từ đó, trẻ nhận thức được tầm quan trọng của nước và ánh sáng mặt trời đối với sự phát triển của cây

Trang 10

xanh Đồng thời trẻ có nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của các sự vật hiện tượng được tham gia thử nghiệm

Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều với các sự vật hiện tượng chính là cho trẻ tiếp xúc, hoạt động với chúng một cách trực tiếp như nhìn, sờ, nắn, nếm, ngửi, nghe hay chơi với chúng Trong quá trình đó, trẻ được bộc lộ mình và lĩnh hội được những kinh nghiệm cho bản thân, mở rộng vốn từ cho trẻ Vậy nên, trong quá trình giảng dạy tôi luôn tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng một cách tốt nhất thông qua các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi

Ví dụ: Qua giờ đón trả trẻ tôi có thể trò chuyện cùng trẻ về trường lớp, về bản thân trẻ hay công việc của các cô, của bố mẹ trẻ hoặc những phương tiện mà bố mẹ đưa trẻ đến trường…; qua dạo chơi, thăm quan vườn rau của trường, bếp ăn, trường tiểu học…; qua hoạt động ngoài trời

Mặt khác, tôi luôn tận dụng những điều kiện thiên nhiên sẵn có, hoàn cảnh cụ thể hay những tình huống xảy ra xung quanh để dạy trẻ

Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát cảnh sân trường, tôi thấy các nụ hoa trên cây đã nở Tôi hỏi trẻ:

- Hôm qua cô thấy cây có nụ hoa nhưng hôm nay nụ hoa đâu hết rồi?

- Tại sao lại có những bông hoa này?

- Các con có biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo những bông hoa này không?

Qua việc xây dựng môi trường và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng và môi trường xung quanh tôi thấy, nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt, đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động; giúp trẻ tích lũy được vốn kinh nghiệm cho bản thân về môi trường xung quanh Trẻ tỏ ra tự tin, nhanh nhẹn, linh hoạt, ngôn ngữ phát triển và diễn đạt tốt hơn

5 Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa giáo viên - phụ huynh, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ ở trường mầm non thì sự giáo dục toàn

bộ giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết Tôi thấy rằng, mọi khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ không thể thiếu được vai trò giải quyết vấn đề của phụ huynh Vì thế ngay từ đầu năm học, được sự nhất trí của nhà trường,

Ngày đăng: 24/03/2017, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w