Giáo án dạy học tích hợp môn Ngữ văn Tác phẩm đạt giải nhất cấp huyện năm học 20162017 VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN DẠY HỌC TÁC PHẨM “NÓI VỚI CON” CỦA Y PHƯƠNG Giáo án dạy học tích hợp môn Ngữ văn Tác phẩm đạt giải nhất cấp huyện năm học 20162017 VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN DẠY HỌC TÁC PHẨM “NÓI VỚI CON” CỦA Y PHƯƠNG
Trang 1PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA
GIÁO VIÊNPHẦN I: TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN DẠY HỌC TÁC PHẨM
“NÓI VỚI CON” CỦA Y PHƯƠNG
PHẦN II: MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức : Giúp học sinh hiểu :
- Hạnh phúc vì con được lớn lên trong tình yêu thương đầm ấm của gia đình Con được lớn lên trong sự đùm bọc chở che của quê hương
- Những đức tính cao đẹp của người đồng mình : Giàu ý chí , giàu nghị lực và luôn có khát vọng xây dựng quê hương giàu mạnh
- Con hãy sống có ý chí, nghị lực, thuỷ chung ân nghĩa sao cho xứng đáng với truyền thống của ông cha
- Con hãy tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của
- Rèn luyện kĩ năng tư duy
- Phương pháp phân tích, bình luận
- Cảm thụ các yếu tố nghệ thuật, hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩa
- Tư duy tổng hợp kiến thức
3.Kỹ năng sống:
- Vận dụng kiến thức môn GDCD và môn Ngữ văn 9 để khắc sâu tình cảm về lòngyêu thương con người, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước; bảo vệ giữ gìn và phát huy bản văn hoá tốt đẹp của người Việt
Trang 2-Vận dụng kiến thức về môn Địa lí để nhận biết được vị trí của tỉnh Cao Bằng cũng như vùng Tây Bắc và dân tộc Tày.
- Vận dụng kiến thức môn Lịch Sử dể nắm được tình hình hoàn cảnh của đất nước
- Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc và Hội hoạ để cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên và con ngưòi Tây Bắc cũng như cảnh sắc và tâm hồn người Việt
4 Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức của bản thân với các bạn về hiện trạng, cơ hội,nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Minh họa bằng tranh ảnh, kênh hình
- Chơi trò chơi giải đoán ô chữ
5 Thái độ:
- Biết yêu và tự hào về những vẻ đẹp văn hoá truyền thống quý báu của dân tộcViệt Nam
- Trân trọng tình cảm gia đình thiêng liêng ấm áp
- Biết yêu mến và tự hào về những người lao động, đặc biệt là đồng bào miền núi
- Yêu quê hương, đất nước
- Biết bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta
- Biết mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống dù ở bất kì hoàn cảnh nào cũng khôngbao giờ bị khuất phục
- Biết đóng góp những phần công sức bé nhỏ của mình vào công cuộc xây dựngquê hương đất nước
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN:
- Đối tượng dạy học của dự án:
- Đối tượng học sinh : Lớp 9B
Trang 3+ Khối lớp: Lớp 9
+ Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án: Học sinh làm bàitập theo những câu hỏi đã quy định của giáo viên Sưu tầm tranh ảnh, sưu tầm những sự kiện lịch sử, địa lí, văn hóa xã hội liên quan đến bài học
PHẦN IV: Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN:
1 Ý nghĩa:
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên cái đặc thù của một dân
tộc Nó được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từkinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với conngười Nó tồn tại tự nhiên không thể ép buộc nhưng đòi hỏi phải biết giữ gìn, bảolưu Nó có thể được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồncon người Văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử
và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận
Người Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa trong giao tiếp, ứng xử;đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống rất nhân văn, nhân ái đã được tổng kết
thành ngạn ngữ, thành ngữ, lời ca như: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”,“Tôn sư trọng đạo”, “Kính già yêu trẻ”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”,“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Những nét bản
sắc văn hóa ấy đã góp phần to lớn làm nên sức mạnh vô địch của cộng đồng 54dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam là thành trì vững bền trong lịch sử dựngnước và giữ nước
Gia đình và quê hương đặc biệt là những phong tục tập quán truyền thống tốtđẹp của dân tộc là tổ ấm, là những cách nôi nâng bước chân mỗi người trên suốtchặng đường đời Là cánh võng chiều đều đặn những nhịp thương ru ta vào bìnhyên và chắp cánh cho ta những ước mơ khát vọng
Trang 4Bề dày của văn hoá truyền thống tốt đẹp bốn ngìn năm mà lịch sử đã ban tặngcho chúng ta không gì có thể đong đếm được Bất kì ở một thời đại nào, giá trị conngười, giá trị của một dân tộc cũng được đo bằng văn hoá Muốn sống đàng hoàngnhư một con người, phải bám vào văn hoá, phải tin vào những giá trị vĩnh cửu củavăn hoá Chúng ta hãy vượt qua tất cả những chặng đường gập ghềnh, khúckhưỷu bằng văn hoá Bởi vì con đường mỗi người, mỗi dân tộc bước đi không chỉtrải bằng hoa hồng mà còn có nhiều gai sắc nhọn.
Truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình, quê hương, đất nước từ ngàn đời vẫnkhông phai mờ dù lịch sử có xoay vần theo năm tháng Đó là tấm bình phong vôhình che chở cho chúng ta, để cho chúng ta vịn vào, ta vững tin bước đi một cáchvững trãi trên con đường mới
Vận dụng kiến thức liên môn trong văn học đặc biệt là trong tác phẩm này có ýnghĩa rất quan trọng: Nâng cao nhận thức của con người về ý thức giữ gìn, pháthuy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc
2 Vai trò của dự án đối với thực tiễn dạy học và thực tiễn đời sống xã hội.
Vận dụng kiến thức liên môn trong văn học có vai trò rất quan trọng đối với thực tiễn dạy học Giúp giáo viên trong quá trình dạy học luôn chủ động trọng tâmkiến thức văn học, vận dụng kiến thức liên môn linh hoạt sáng tạo giúp cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, tạo nên sự say mê yêu nghề đối với giáo viên Vận dụngkiến thức liên môn trong văn học giúp giáo viên có sự hiểu biết sâu sắc kiến thức trong sự liên kết các ngành khoa học : Tự nhiên, xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế, đạo đức, xã hội học cùng nhiều chuyên ngành khoa học khác tạo tầm kiến thức uyên thâm của giáo viên trong giảng dạy
Vận dụng kiến thức liên môn trong văn học có vai trò rất quan trọng đối vớithực tiễn đời sống xã hội Sự nhận thức học tập của học sinh được nâng cao, có ý
Trang 5nhân cách của học sinh Việt Nam Vận dụng kiến thức liên môn trong văn học nó
là thước đo khẳng định nét đẹp văn hóa, thanh lịch , nhân hậu, trung kiên của họcsinh Việt Nam Vận dụng kiến thức liên môn trong văn học giúp học sinh ViệtNam có tầm cao mới, học giỏi thông minh, trí tuệ và uyên bác
*Thực tiễn:
Cuộc sống hiện đại với những mặt trái của nó đã cuốn con người ta vào vòng
xoáy khiến nhiều người trở nên thờ ơ, vô cảm với những gì gần gũi nhất là giađình, quê hương Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng hội ngày càng trở thành
xu hướng chính Hội nhập - đồng nghĩa với việc mở cửa đón nhận ánh sáng mới,cái hiện đại Nhưng song song với nó cũng sẽ có rất nhiều cái hạn chế, cái tồn tại
du nhập theo “Văn hoá ngoại lai ” là một trong những hiện tượng như vậy Lớptrẻ ngày nay, một bộ phận đã chạy theo những “mốt” thiếu lành mạnh, tự đánh mấtmình Một bộ phận tha hoá biến chất, tham lam ích kỉ, vụ lợi, chạy theo đồng tiền
và danh vọng không trừ thủ đoạn nào và quên đi mất phẩm chất truyền thống caoquý của cha ông để lại
Văn hóa là vốn quý của quốc gia, là tài sản vô giá, là động lực của sự pháttriển Văn hóa - kinh tế - chính trị là “kiềng ba chân”, là rường cột của quốc gia,chỉ cần một trong ba yếu tố đó yếu kém thì cả “công trình” sụp đổ Bảo tồn, pháthuy những giá trị văn hóa truyền thống và học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại, đấu tranh mạnh mẽ với những ảnh hưởng tiêu cực từ nước ngoài chính là gópphần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh
Vì vậy, bài thơ “Nói với con” không chỉ đánh thức và khơi dậy trong trong lòngcác em tình yêu, niềm tự hào gắn bó với quê hương con người xứ Thanh, điềuquan trọng hơn nó khiến học sinh nghĩ suy, trăn trở về tình cảm và trách nhiệmcủa mỗi người đối với quê hương Việc tìm hểu văn bản này góp phần quan trọng
và thiết thực để lưu giữ, phát huy những tình cảm tốt đẹp ở mỗi con người, đặc
Trang 6biệt ở mỗi học sinh Cũng qua đó các em có sự đồng cảm, sẻ chia với những nhọcnhằn, lam lũ của người dân lao động, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ, giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hoá Việt, tinh thần xây dựng quê hương nông thôn còn nhiềugian khó Những cảm xúc từ bài thơ khiến mỗi HS chúng ta thêm yêu quý, tự hào
và sẵn sàng đem trí tuệ, sức lực của mình để xây dựng quê hương phát triển giàumạnh
PHẦN V : THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
1.Thiết bị dạy học:
- Máy tính, máy chiếu
2 Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập, phiếu hoạt động nhóm
- Video hoạt động dạy học
+ Tư liệu lịch sử
+ Âm thanh :
Bài hát : Cho con - Nhạc Phạm Trọng Cầu, Thơ Tuấn Dũng
Bài hát : Quê hương - Nhạc Giáp văn Thạch, Thơ Đỗ Trung Quân
- Video giới thiệu về tỉnh Cao Bằng, video giới thiệu về dân tộc Tày; video giới thiệu tâm sự của Y Phương
- Tranh ảnh, bản đồ địa lí Việt Nam
3 Học liệu sử dụng trong dạy học:
Trang 7- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học liên môn trong tác phẩm :
“Nói với con” của Y Phương Dùng máy chiếu các hình ảnh cụ thể trong các luận điểm của tác phẩm:
- Chân dung nhà thơ Y Phương
- Giới thiệu quê hương Cao Bằng
- Tranh : Con người và thiên nhiên đồng bào các dân tộc
- Cho HS xem video:
Video giới thiệu về tỉnh Cao Bằng; video giới thiệu về dân tộc Tày; video giới thiệu tâm sự của Y Phương
Bài hát : Quê hương - Nhạc Giáp văn Thạch, Thơ Đỗ Trung Quân
PHẦN VI: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định tổ chức lớp
2 Kiểm tra bài cũ: Hãy kể một số những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam mà em biết?( HS tự kể theo sự hiểu biết)
HS:
* Truyền thống :
Đoàn kết
Yêu nước
Yêu quê hương
Yêu thương con người
Tôn sư trọng đạo
Kính trên nhường dưới
Hiếu thảo
Nhân nghĩa
Trang 8Áo dài, nón quai thao, áo chàm, khăn piêu
GV: Những phong tục tập quán tục, những truyền thống đó chính là văn hóa hay làbản sắc văn hóa dân tộc.( cóp trên tai liệu)
3.Bài mới :
GV: Bề dày của văn hoá truyền thống tốt đẹp bốn ngìn năm mà lịch sử đã bantặng cho chúng ta không gì có thể đong đếm được Bất kì ở một thời đại nào, giátrị con người, giá trị của một dân tộc cũng được đo bằng văn hoá Muốn sống đànghoàng như một con người, phải bám vào văn hoá, phải tin vào những giá trị vĩnhcửu của văn hoá Chúng ta hãy vượt qua tất cả những chặng đường gập ghềnh,khúc khuỷu bằng văn hoá Bởi vì con đường mỗi người, mỗi dân tộc bước đikhông chỉ trải bằng hoa hồng mà còn có nhiều gai sắc nhọn
Truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình, quê hương, đất nước từ ngàn đờivẫn không phai mờ dù lịch sử có xoay vần theo thời gian Đó là tấm bình phong vôhình che chở cho chúng ta, để cho chúng ta vịn vào, ta vững tin bước đi một cách
Trang 9vững trãi trên con đường mới Văn hoá là viên kim cương lấp lánh soi dọi dẫnđường đến từng tâm hồn người dân nước Việt.
Hoạt động 1: Tích hợp liên môn tạo tâm thế cho học sinh gắn liền với việc tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
I TÌM HIỂU CHUNG
1 Tác giả
Phương pháp tích hợp liên:
*Môn: Môn Địa lí : Video giới thiệu về mảnh đất Cao Bằng – Quê hương của
nhà thơ Y Phương, quê hương của Cách mạng
Giới thiệu về các dân tộc – dân tộc Tày
*Môn tin học: Máy chiếu
*Môn lịch sử: Giới thiệu về vùng đất Cách mạng Cao Bằng, quê hương của những
nhân vật nổi tiếng như : Anh Kim Đồng; Anh La Văn Cầu lấy thân mình chènpháo trong cuộc kháng chiến chống Pháp; quê hương của tổng bí thư Nông ĐứcMạnh - đều là người dân tộc Tày
GV ? Nêu những hiêu biết của em về nhà thơ Y Phương ?
HS trả lời :
- Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng,cách tư duy giàuhình ảnh của người miền núi.( giáo viên trình chiếu chân dung nhà thơ y Phương
Những tác phẩm chính:
Người hoa núi –kịch sân khấu (1982)
Tiếng hát tháng giêng – Thơ ( 1986)
Trang 10Lửa hồng một góc – Thơ in chung ( 1987)
Lời chúc – Thơ ( 1991)
Đàn then – Thơ (1996)
Chân dung nhà thơ Y Phương
Trang 11GV: Vận dụng kiến thức địa lí, lịch sử em hãy nêu một số hiểu biết của em về con người vùng đất Cách mạng Cao Bằng? Hiểu biết về dân tộc Tày?
Một góc nhìn của tỉnh Cao Bằng Bản đồ vùng Tây Bắc
Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của
Việt Nam, thuộc bản Pác Bó xã Trường Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng[1],cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc Khu di tích bao gồm: nhà tưởngniệm Bác Hồ, hang Cốc Pó(tên địa phương có nghĩa là "đầu nguồn"[1]), hang LũngLạn, hang Ngườm Vài (đều trên núi Các Mác), suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồlàm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành, v.v [2]
Trang 13Tranh về khu di tích Pác Bó
Trang 14Kim Đồng bí danh của Nông Văn Dền (một số sách báo ghi nhầm thành Nông
Văn Dèn)[1], một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường
Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổchức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Đội TNTP HCM được thành lậpngày 15 tháng 5 năm 1941 Bí danh của năm đội viên đầu tiên là: Kim Đồng,
Tượng đài anh Kim Đồng
Giáo viên trình chiếu video về dân tộc Tày( slai….
2.Tác phẩm:
Phương pháp tích hợp liên:
Trang 15*Môn : Lịch Sử, Chính trị xã hội : Giới thiệu về hoàn cảnh lịch sử những năm
1980: Đất nước Việt Nam vô cùng khó khăn: đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vôcùng khó khăn, thiếu thốn
*Môn : Văn hoá xã hội : Vai trò to lớn của những truyền thống, tập tục văn hoá
tốt đẹp của dân tộc
*Môn: Giáo dục công dân: Giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của
quê hương, dân tộc
*Môn tin học: Máy chiếu : Giáo viên cho học sinh quan sát video về cuộc phỏng
vấn với Y Phương
GV ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
* Hoàn cảnh sáng tác: (Giáo viên trình chiếu video tâm sự của Y Phương)
HS - Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân
dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùngkhó khăn, thiếu thốn
- Nhà thơ tâm sự: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn… Bài thơ là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng Tâm sự với con, còn là tâm sự với chính mình Nguyên do thì nhiều, nhưng lí do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối
hả, gấp gápkiếm tìm tiền bạc Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa Phải tin vào những giá trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo,đói khổ bằng văn hóa”.
-> Từ hiện thức khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này để tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này
3 Đọc văn bản, tìm hiểu từ khó:
Trang 16GV : Cho học sinh tìm hiểu một số các từ khó trong sgk.( Giáo viên trình chiếu
máy chiếu giới thiệu các từ khó
Tranh về các dụng cụ “Lờ” đánh bắt cá, nhà sàn, thung, người đồng mình
*Môn tin học: Máy chiếu
Trang 17
*Môn tin học: Máy chiếu
Bài thơ chia bố cục làm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”:
Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người:
Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương
- Phần 2: Còn lại: Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”:Người
cha nói với con
Trang 18Những đức tính cao đẹp của người đồng mình Mong ước của người cha đối
-Môn giáo dục công dân:
- Bảo vệ bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên
II TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1 Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
Mở đầu bài thơ, bức thông điệp mà Y Phương muốn gửi gắm là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người Nói với con rằng con được lớn lên trong tình yêu thương vô
bờ bến của gia đình và sự đùm bọc, chở che của quê hương
a Con lớn lên trong tình yêu thương của gia đình.
Phương pháp tích hợp liên:
* Môn tin học: Trình chiếu các kênh hình
Trang 19* Môn sinh học: Các chặng dường đời phát triển của con người : Tuổi thơ của con
người cần được năng niu, chăm bẵm, chở che
* Môn văn học: Liên hệ các câu ca dao, tục ngữ, các câu thơ nói về đề tài gia
đình, quê hương
*Môn âm nhạc: Nghe bài hát ca ngợi về tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý,
bài hát ca ngợi quê hương
Bài hát : Cho con - Nhạc Phạm Trọng Cầu, Thơ Tuấn Dũng
Bài hát : Quê hương - Nhạc Giáp văn Thạch, Thơ Đỗ Trung Quân
* Môn văn hoá xã hội: Giới thiệu về những nét văn hoá tập quán tốt đẹp của
người Việt: tình mẫu tử, tình phụ tử, lòng thuỷ chung son sắt, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước…
* Môn giáo dục công dân: Kế thừa và phát huy những truyền thống yêu thương
con người, tình yêu quê hương đất nước
GV ? Bốn câu thơ đầu gợi lên cho chúng ta hình dung về khung cảnh gì? Nghệ
thuật nổi bật trong đoan thơ này là nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
HS :
Mở đầu bài thơ là khung cảnh một gia đình vui vẻ ấm áp tràn ngập tiếng cười :
Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếngnói Hai bước tới tiếngcười
Lời thơ vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh một gia đình, có em bé dâng chập chững tập đi, tập nói bi bô, lúc thì sà vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha Cả không gian như đầy ắp tiếng cười Tuổi thơ non nớt được nâng niu chăm bẵm, được chở che
Nghệ thuật: Nhịp thơ 2/3 , từ, điệp cấu trúc câu, hình ảnh mộc mạc: chân phải, chân trái, một bước, hai bước, tiếng nói, tiếng cười Cả không gian ngôi nhà nhưđầy ắp tiếng cười hạnh phúc
Trang 20GV ? Đó là khung cảnh một gia đình như thế nào?
HS :
- Đó là bức tranh lung linh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc Trên gương mặt mỗi thành viên tràn ngập tình thương, ánh mắt long lanh, rạng rỡ, cùng với vòng tay dang rộng của mẹ cha đón đứa con vào lòng Ngôi nhà như rung lên trong tiếng nói tiếng cười của mẹ của cha Mỗi bước đi của con, mỗi tiếng cười của con đều được mẹ cha chăm chút, nâng niu
- Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại,tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: “chân phải” – “chân trái”, rồi “mộtbước” – “hai bước”, rồi lại
“tiếng nói” – “tiếng cười”…
GV ? Hai câu thơ sau đã nói về nét đẹp văn hoá ngàn đời xưa để lại Đó là nét
đẹp nào?
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
(Giáo viên trình chiếu tranh về gia đình, nghe bài hát “cho con”)
Trang 21
GV ? Từ bức tranh gia đình đầm ấm hạnh phúc này em có suy nghĩ gì về vai trò
của gia đình đối với mỗi chung ta? Trách nhiệm của em đối với gia đình mình?
(Tích hợp với môn giáo dục công dân)
HS
- Gia đình là thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ Là nơi đầy ắp tiếng cười của con trẻ, tiếng hát của mẹ và sức mạnh của cha Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết yêu, có ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng thuỷ chung, là nơi bình yên nhất để ta neo đậu sau những chặng đường dài mệt mỏi, là nơi chống chọi lại với mọi tai ương số phận Là nơi mà ngay cả nước sôi cũng reo len niềm vui hạnh phúc Nơi đó có mùi hương vương trên tóc mẹ, mùi của sự hy sinh, mùi của sự tần tảo trên từng bát cơm hạt gạo Tất cả như hoà quyện vào hồn ta, nuôi ta trưởng thành theo năm tháng
- Trách nhiệm: Chúng ta hãy là những sợi chỉ đỏ lấp lánh kết nối những yêu
thương, hãy chung tay xây dựng một gia đình bền vững, hạnh phúc
GV ? Tìm những câu ca dao, tục ngữ câu thơ, danh ngôn ca ngợi tình cảm gia
đình?(Tích hợp với môn Văn học)
Trang 22-Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khỏ bằng cha Nước biển mênh mông khong đong đầy tình mẹ Mây trời lòng lộng không phủ kín công cha.
- Công cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời chián tháng cưu mang -Duy chỉ có gia đình là ta mới tìm được chốn nương thân chống chọi lại với tai ương sồ phận
b Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của quê hương
* Môn văn học: Giới thiệu lớp 6 các em đã học tác phẩm“Con Rồng cháu tiên”,
các câu thơ, câu danh ngôn ca ngợi quê hương đất nước
( Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! )
* Môn văn sử: Đọc bản tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình,
Bác Hồ hỏi : Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
*Môn giáo dục công dân: Giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước,
cần cù trong lao động, lạc quan yêu đời, sống nhân hậu bao dung độ lượng
Môn văn hoá xã hội: Những tập quán tốt đẹp của của dân tộc Việt Nam
(Trình chiếu tranh con Rồng cháu Tiên, )
Môm mỹ thuật: Vẽ tranh về đề tài quê hương
Môn: Bảo vệ môi trường : Giáo dục cho học sinh biết rừng là tài nguyên quốc
gia, là lá phổi của đất nước cần phải bảo vệ
Môn : Văn hoá du lịch : Quảng bá về quê hương và con người Việt Nam?
(Bài hát : Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi )
Môn âm nhạc: Nghe bài hát Quê hương của Đỗ Trung Quân.
Trang 23sắc thiên nhiên tươi đẹp, thấm đượm nghĩa tình Quê hương như dòng suốii nhỏ mát ngọt, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm giúp ta trưởng thành.
GV ? Em hiểu “người đồng mình” trong câu “Người đồng mình yêu lắm con ơi!”
có nghĩa là gì? Có thể thay từ khác được không ? Vì sao?
HS:
- “Người đồng mình” : Người vùng mình, miền mình, người cùng sống trên một vùng đát, một qê hương, một dân tộc
- Có thể thay bằng các từ khác : gười bản mình, người que mình, người làng
minh nhưng ý nghĩa và giá trị biểu đạt bị giảm
- Đây là cách nói mộc mạc, mang tính địa phương của người miền núi nói chung, của người dân tộc Tày nói riêng nhưng giàu sức biểu cảm Đồng bào ta luôn tự hào cùng sinh ra trong một bọc, cùng là con Lạc cháu Hồng Lời thơ mang hàm chứ nhiều giá trị biểu cảm
GV ? Câu cảm thán có giá trị biểu cảm như thế nào?
HS :
- Cách gọi và cách xưng hô thân mật, trìu mến., tha thiết, dễ đi vào lòng người
GV ? Vậy “người đồng mình” đáng yêu thể hiện qua những chi tiết nào?Vì sao
em biết điều đó?
HS:
- Họ là những con người đáng yêu, đáng quý: Qua hai câu thơ :
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Ta hình dung ra cuộc sống lao động của người đòng mình Những nan tre, nan
nứ dười bàn tay khéo léo, tài hoa của người đồng mình thành những nan hoa Váchnhà nhông những được ken bằng tre, nứa mà còn được ken bằng lời ca tiếng hát vui tươi, nhộn nhịp Họ là những con người lao động cần cù, lạc quan, yêu đời, đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau mặc dù cong việc rất vất vả, khổ cực
Trang 24Cái ‘yêu lắm” của người đồng mình là gì nếu không phải là cốt cách tài hoa, là tinh thần lạc quan, yêu đời? Phải chăng ẩn chứa bên trong dáng vẻ thô sơ mộc mạc
là một\t tâm hồn phong phú, lãng mạn biết bao
( Trình chiếu những hình về công việc lao động của con người – cả người miền núi, người miền xuôi)
GV ? Con không nhữnglớn lên trong những nét đẹp văn hoá truyền thống của con
người mà con còn được thiên nhiên che chở, bồi đắp tâm hồn Vậy hai câu thơ sau nói lên điều gì?
Rừng cho hoa
Con đường cho nhữngtấm lòng.
HS: