Ngành chăn nuô

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 64 - 69)

I. Giá trị sản xuất (tr.đ)

3. Cây đậu tương

1.2. Ngành chăn nuô

Ngành chăn nuôi phát triển khá, từng bước cải tiến tập quán từ chăn thả chuyển sang nuôi nhốt, sử dụng giống tốt chất lượng cao như lợn lai F1, bò laisind, ngan lai Pháp, gà tam hoàng... do đó đáp ứng được thịt cho tiêu dùng tại địa phương và tiêu thụ trên thị trường.

1.2.1. Nuôi gia súc

Ngành chăn nuôi khá phát triển nhưng còn ở trình độ thấp, chủ yếu là chăn thả tự do, toàn huyện có khoảng 4 vùng có diện tích đồng cỏ rộng để chăn thả gia súc thuận tiện với diện tích lớn với tốc độ chăn nuôi ở trình độ thấp, tốc độ tăng trưởng đàn gia súc bình quân mỗi năm là 2,43% tốc độ

tăng trưởng của đàn trâu với 2,42%/năm; đàn lợn 2,43%/năm. Tốc độ tăng trưởng đàn dê ngày càng giảm, đàn bò tăng trưởng không đáng kể, tốc độ tăng trưởng của đàn trâu và đàn lợn tăng tương đối đồng đều qua các năm và có mức tăng bình quân còn nhỏ là do, đàn trâu thì đã đáp ứng được tương đối đầy đủ sức kéo của các hộ nông dân trong toàn huyện, người nông dân nuôi trâu là để dùng sức kéo làm ruộng là chính, chứ không phải để làm hàng hoá trao đổi, đàn lợn tăng trưởng chậm là do người chăn nuôi là để phục vụ nhu cầu tại hộ gia đình và địa phương có trong khi nuôi họ chưa chịu đầu tư, nên lượng thịt hơi tiêu dùng trên thị trường còn rất nhỏ. Tốc độ tăng trưởng đàn dê giảm là do có rất ít diện tích đồng cỏ chăn thả, và tại địa phương nhu cầu về thịt dê hơi thì ít, còn tốc độ tăng trưởng đàn bò không đáng kể. 1,75%/năm là vì người nông dân trong huyện làm ruộng nương (cày kéo) thì dùng bằng con trâu là chủ yếu, và nhu cầu về thịt hơi, bò hơi lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì người dân không có tiền để mua và ở một số xã vùng sâu vùng xa còn chưa có điều kiện để trao đổi hàng hoá lẫn nhau, vì vậy đàn bò có tốc độ tăng trưởng rất chậm.

Hiện nay UBND huyện kết hợp với UBND các xã đang vận dụng khuyến khích người nông dân nâng cao số lượng và chất lượng chăn nuôi thông qua các chương trình “sinh hoá” đàn bò, “nạc hoá” đàn lợn... và dê. Do phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính nên giá trị sản phẩm hàng hoá rất thấp hầu như không đáng kể, giá trị sản lượng sản phẩm lợn hơi chiếm tỷ trọng cao khoảng 27,59% giá trị sản lượng chăn nuôi, thấp nhất là giá trị sản lượng trâu hơi khoảng 14,99% giá trị sản lượng chăn nuôi.

Biểu 11: Tính hình sản xuất, tốc độ phát triển liên hoàn của ngành chăn nuôi của huyện Chiêm Hoá qua các năm

Hạng mục ĐVT Toàn huyện

I. Tình hình sản xuất Con 1997 1998 1999 2000

1. Đàn trâu Con 35.438 36.789 37.593 38.648

3. Đàn lợn Con 44.739 46.304 47.136 48.0894. Đàn dê Con 4.968 4.926 4.873 4.793 4. Đàn dê Con 4.968 4.926 4.873 4.793 5. Đàn gia cầm Con 370.468 371.550 538.105 548.334 II. Tốc độ phát triển % 98/97 99/98 2000/99 BQN 1. Đàn trâu % 103,81 102,18 102,79 102,92 2. Đàn bò % 102,03 101,88 101,33 101,74 3. Đàn lợn % 103,49 101,79 102,02 101,10 4. Đàn dê % 99,31 98,92 98,35 98,86 5. Đàn gia cầm % 100,29 144,82 101,90 115,67

Nguồn: số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp

Nhìn chung chăn nuôi gia súc trong những năm qua đang chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong những năm tới để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi cần tập trung vào các điều kiện: con giống, bãi chăn thả, kĩ thuật chăn nuôi, điều kiện thức ăn để chăn nuôi bò laisind và lợn lai kinh tế.

1.2.2. Chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm phát triển đồng đều qua các năm, năm 1997 số lượng đàn gia cầm của huyện là 370.468 con, đến năm 2000 tăng lên đến 548.334 con. Mức độ tăng trưởng năm 1997 so với năm 2000 là 148,01%, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 13,96%. Hiện nay chăn nuôi gà của các hộ gia đình tương đối phát triển so với chăn nuôi vịt, ngan,... Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi vẫn còn mang tính cổ truyền, truyền thống. Quy mô cổ truyền của đàn gia cầm thường 30-40 con/hộ, hàng năm cung cấp từ 70- 75 ngàn quả trứng các loại, đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu trứng của toàn huyện.

Trong những năm tới phát triển chăn nuôi gia cầm nhất là chăn nuôi gà ngày càng có xu hướng tăng về quy mô lẫn tốc độ phát triển. Vì vậy cần phải nhanh chóng đưa giống gà lai có năng suất chất lượng cao vào chăn nuôi gà như gà Đông Cảo, gà siêu trứng... để thay thế dần giống địa

phương có năng suất, chất lượng thấp. Mặt khác chính quyền địa phương và hội nông dân cần phổ biến cho người dân cách chăn thả, chăm sóc, đề phòng bệnh tật gia cầm.

Biểu 12: GTSL ngành chăn nuôi và tốc độ phát triển liên hoàn của huyện chiêm hoá. (Giá cố định năm

1994)

Hạng mục Giá trị sản lượng ( Tr Đ) Tốc độ phát triển (%)

1997 1998 1999 2000 98/97 99/98 2000/99 BQNTổng số 2237,34 229,73 2507,51 2554,08 102,48 109,34 101,85 104,55 Tổng số 2237,34 229,73 2507,51 2554,08 102,48 109,34 101,85 104,55 1. Thịt trâu hơi 320,27 354,73 372,10 390,80 110,75 104,89 105,02 106,85 2. Thịt bò hơi 130,02 131,10 136,20 139,30 100,83 103,89 102,27 102,33 3. Thịt lợn hơi 633,10 651,31 675,13 687,14 102,87 103,65 128,44 111,65 4. Sản phẩm khác 451,79 434,96 454,05 460,12 96,27 105,07 100,67 100,67 5. Thịt gia cầm hơi 702,36 721,13 867,05 867,52 102,67 120,23 101,09 107,99

Nguồn: được tính toán từ số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá 1.2.3. Thuỷ sản

Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản của huyện còn ít, trong đó chuyên nuôi cá còn đang được quy hoạch và đưa vào sử dụng trong những năm tới. Về thực chất chăn nuôi thuỷ sản của huyện rất manh mún, nhỏ bé cho nên năng suất sản lượng rất thấp, nông dân thường “thả cá, bắt cá” là chính. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 1998 là 271,70 tấn, năm 1999 là 291,00 tấn và năm 2000 là 302,60 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 5,12% giá trị sản lượng đánh bắt còn thấp năm 1998 là 22,00 tấn, năm 1999 là 21,00 tấn và năm 2000 là 21,00 tấn; tốc độ tăng trưởng giảm 2,29%.

Tuy nhiên giá trị sản xuất ngành thuỷ sản cũng chiếm tỷ trọng trong ngành chăn nuôi, theo giá cố định năm 1994 thì giá trị sản xuất của nuôi trồng thuỷ sản đạt 2178 triệu đồng, năm 1998, năm 1999 đạt 2331 triệu

đồng và đến năm 2000 tăng lên đến 2432 triệu đồng, giá trị sản xuất khai thác thuỷ sản năm 1998 đạt 179 triệu đồng, năm 1999 giảm xuống còn 171 triệu đồng và đến năm 2000 ổn định và 171 triệu đồng.

Nhìn chung sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng đều qua các năm, đây là hướng phát triển rất tốt vì vậy trong những năm tới cần phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản một cách tích cực hơn nữa vì đây là ngành mũi nhọn có giá trị kinh tế cao.

Biểu 13: Một số chỉ tiêu bình quân ngành chăn nuôi

(Tính theo giá cố định năm 1994) (Đơn vị tính: 1000 đồng) Hạng mục 1998 1999 2000 1. GTSL thịt lợn hơi - Trên 1 LĐNN 137,60 145,32 161,01 - Trên 1 NKNN 20,05 21,20 22,92 2. GTSL thịt trâu hơi - Trên 1 LĐNN 27,56 28,72 29,91 - Trên 1 NKNN 10,87 11,02 12,32 3. GTSL thịt bò hơi - Trên 1 LĐNG 22,80 23,72 25,05 - Trên 1 NKNN 10,02 10,27 10,63 4. GTSL thịt gia cầm hơi - Trên 1 LĐNN 142,61 149,21 215,15 - Trên 1 NKNN 60,80 62,07 64,56

Nguồn: Số liệu được tính toán từ số liệu của phòng thống kê huyện Chiêm Hoá

Ngành chăn nuôi trong những năm vừa qua đã có những bước tiến đáng kể, giá trị sản lượng trên 1 LĐNN và trên 1 NKNN đã tăng dần theo các năm như ngành chăn nuôi lợn có hiệu quả thứ nhất và thứ đến là ngành

chăn nuôi gia cầm. Bình quân 1 NKNN có từ 14-16 kg thịt hơi các loại trong 1 năm. Nhìn chung, ngành chăn nuôi của huyện gặp rất nhiều khó khăn và có những yếu kém nhất định như:

- Nông dân trực tiếp chăn thả vẫn chưa nắm vững các quy luật sinh học và đặc điểm phát sinh, phát triển đặc biệt là quy luật sinh sản của từng vật nuôi.

- Người nông dân không có khả năng tạo môi trường và điều kiện sống tạo môi trường và điều kiện sống cho vật nuôi đặc biệt là khâu nuôi dưỡng cho nên vật nuôi thường kém phát triển, hiệu quả thấp.

Trong những năm tới để phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với tiềm năng của huyện, UBND huyện kết hợp với UBND xã và nhân dân thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

- Tổ chức cơ cấu đàn vật nuôi giữa các xã, bản của vùng. Trong cơ cấu vật nuôi nên phát triển chăn nuôi bò, lợn, gia cầm cho năng suất sản lượng cao như phát triển nuôi đàn bò laisind, lợn lai kinh tế, gà thịt, gà siêu trứng... từ đó nông dân có kế hoạch, xác định quy mô vật nuôi phù hợp với điều kiện của mình.

- Các hộ gia đình chăn nuôi trong vùng cần tổ chức tốt thức ăn chăn nuôi. Đây là khâu quan trọng, nó quyết định chất và sức sinh sản của vật nuôi. Do vậy, UBND các xã và các hộ gia đình cần phải cung cấp đủ số lượng, chất lượng và kịp thời thức ăn cho vật nuôi.

- UBND các xã tổ chức khâu giống vật nuôi thật tốt để nâng cao chất lượng vật nuôi, có thể nhập giống mới hoặc cho lai, lai giống địa phương với nhau hoặc lai giống ngoại nhập.

- Các hộ gia đình chăn nuôi cần xây dựng chuồng trại và thiết bị chăn nuôi, và tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi một cách kịp thời.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w