III.NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 95 - 100)

I. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ.

III.NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.

VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong những năm tới, xuất phát từ bối cảnh kinh tế xã hội của huyện chiêm hoá luận văn đề xuất một số giải pháp sau.

1.Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hoá theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá.

Để đạt được mục tiêu nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở huyện Chiêm Hoá, đưa kinh tế của huyện này thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển , một yêu càu khách quan cấp thiết đặt ra là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá,từng bước hình thành các vùng, tiểu vùng sản xuất chuyên môn hoá, các tụ điểm thương mại dịch vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nâng cao năng suất cây lương thực để từng bước phát thế độc canh cây lương thực chuyển sang hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường và tiềm năng sản xuất nông nghiệp của huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tính thuần nông, phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được cân nhắc và triển khai đồng bộ 2 căn cứ chính sau : Lợi thế về sản xuất và khả năng về thị trường của sản phẩm. Từ 2 căn cứ trên quá trình chuyển dịch sẽ tạo việc làm ổn định lâu dài cho gần 2000 lao động trong huỵên.

-Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng, mở rộng mạng lưới thông tin, tuyên truyền, đẩy mạnh giáo dục y tế cho 29 xã,thị trấn và 412 thôn bản.

-Tốc độ tăng dân số giảm 1,5 % năm 2000 xuống còn 1,2% năm 2005 và 1,0% năm 2010.

* Về môi trường

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế huyện Chiêm Hoá dựa vào các nguyên tắc sau :

*Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

-Cây con được lựa chọn phải thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và môi trường, với khả năng canh tác của vùng.

-Tập đoàn cây con lựa chọn phải có vai trò quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

-Tập đoàn cây con phải lựa chọn phải có khả năng phát triển tập trung quy mô lớn đủ sức cung cấp cho việc hình thành các khu công nghiệp chế biến tập trung trong tương lai.

- Các cây con được lựa chọn phải góp phần nâng cao hiệu quả chi phí nghiên cứu phát triền, đầu tư và chi phí marketing.

*Đối với việc chuyển dịch cơ cấu ngành, cùng kinh tế trong huyện. - Phát triển sản xuất hàng hoá theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giầu, các vùng mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng phải phù hợp với đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của huyện, tỉnh.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng phải tạo ra những điều kiện thuận lơị sử dụng có hiệu quả những yếu tố nguồn lực.

Từ những nguyên tắc và căn cứ vào khả năng và điều kiện của các vùng kinh tế trên chúng ta có thể lựa chọn ở cách ngành nông-lâm nghiệp theo hướng sau : Mục tiêu trước mắt và lâu dài là tập trung vào sản xuất nông-lâm kết hợp, từng bước nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa như : Bình An, Hồng Quang, Linh Phú, Tri Phú, … phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm ; chú trọng tuyển chọn giống, chọn lọc và nhân thuần chủng giống trâu tốt ở huyện Móng cái hoá đàn lợn nái nền, cải tạo giống gia cầm, tổ chức củng cố và xây dựng các trạm truyền tinh lợn lò ấp trứng có năng suất cao ở các xã Minh Quang, Yên Nguyên, Phú Bình, Hà Lang, Kim Bình và thị trấn Vĩnh Lộc để cung cấp giống cho người chăn nuôi ; xây dựng các cụm chế biến thức ăn gia súc, gia cầm quy mô nhỏ tại trung tâm cụm xã, thường xuyên kiểm tra dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ, tổ chức chặt chẽ và rộng khắp mạng lưới thú y cho cơ sở. Phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả ,cải tạo vườn tạp để phát triển cây ăn quả- nhất là cây nhãn, vải. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp thì cần tập trung vào sản xuất công cụ cải thiện và vật liệu xây dựng, sản xuất đồ dùng phục vụ gia đình trường học. Đối với thương mại- dịch vụ thì hình thành các khu cụm thương mại dịch vụ ở trung tâm các xã. Chú trọng phát triển các thành phần kinh tế nhất là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể và cá thể, khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển.

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần chú trọng các giải pháp sau :

Một là : thực hiện kiên quyết việc chuyển nền kinh tế thuần nông, gắn với xoá đói giảm nghèo. Trước hết giúp đỡ từng hộ nghèo có kế hoạch sản xuất một cách hợp lý phù hợp với điều kiện của hộ.

Hai là : đặc biệt chú ý phát triển kinh tế VAC theo điều kiện từng khu vực, từng tiểu vùng, từng hộ gia đình. Từ đó có thể lựa chọn mô hình phát triển kinh tế hộ theo hướng chủ yếu sau : Mô hình sản xuất lương thực và vườn đồi; mô hình vườn đồi, mô hình nông lâm kết hợp. Khắc phục tình trạng vườn, ao, chuồng trồng khá phổ biến giữa các vùng trong huyện.

Ba là : Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống với cả 3 mô hình :

- Những hộ đã có đủ điều kiện chuyển hoàn toàn thành hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp

- Hộ kết hợp vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề khi hết mùa vụ. - Hộ thường xuyên có lao động làm nông nghiệp và lao động làm nghề.

2.Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội.

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hoá. Nhìn một cách tổng quát, thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của huyện còn yếu kém về số lượng, về trình độ và cơ cấu cũng như hiệu quả sử dụng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông và hệ thống chợ, hệ thống các đầu mối giao lưu hàng hoá. Điều đó làm cản trở đối với sự phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu hàng hoá đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bổ sử dụng lao động trong huyện, đối với việc nâng cao trình độ nghề nghiệp và trình độ dân trí của huyện. Bởi vậy việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội huyện Chiêm Hoá là một trong những giải pháp cơ bản, trước mắt cũng như lâu dài.

Thực tế cho thấy việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đòi hỏi phải có nhiều nguồn lực tham gia do xây dựng cơ sở hạ tầng phải theo phương trâm Nhà nước và nhân dân cùng làm, dùng quỹ đất để tạo vốn kêu gọi nhân dân bỏ vốn đầu tư và cùng chịu trách nhiệm tu sửa, bảo quản.

Trong thời gian tới quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hoá cần phải thực hiện theo những nội dung cơ bản sau :

Một là : Phải có quy hoạch tổng thể chung cho huyện, cho các xã về những cơ sở quan trọng. Trên quy hoạch tổng thể của huyện cần thực hiện xây dựng phát triển hệ thống đường giao thông; các đầu mối giao lưu hàng hoá theo thứ tự ưu tiên, nơi nào chưa có, nơi nào có vị trí quan trọng và tiềm năng lớn về sản xuất hàng hoá thì được ưu tiên xây dựng trước, các nơi khác sẽ được thực hiện xây dựng sau nhưng không quá 2 năm của chương trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của huỵện, các thôn bản trong các xã chưa có đường giao thông nên cần được xây dựng ngay tuyến huyện liên xã cần được nâng cấp hệ thống đường giao thông. Các công trình có tính chất xã hội như y tế, giáo dục thì được đầu tư xây dựng khi đã hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng có tính sản xuất kinh tế, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện cần phải tận dụng hết tài nguyên lao động, vốn, nguyên liệu tại chỗ và tạo thu nhập cho người dân ở trong huyện.

Hai là : Đối với chính sách đầu tư và cải tạo vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc vốn dài hạn, thu hồi vốn lâu do những hệ thống công trình lớn và vừa do vốn nhà nước, vốn của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ là chủ yếu. Vốn ở cá xã nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng các công trình thuộc nội bộ trong các xã , thôn bản như : kênh mương thuỷ lợi, đường dân sinh liên thôn, bản có sự hỗ trợ của nhà nước theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”

Nhà nước thực hiện cho vay trung và dài hạn xây dựng kết cấu hạ tầng với mức lãi suất thấp bằng 1/10 hoặc 1/15 lãi suất vốn vay ngắn hạn hoặc trung hạn hoặc không lãi. Thời gian vay tuỳ từng loại công trình.

Để tăng cường cho ngân sách các xã , trong việc kết cấu cơ sở hạ tầng. Nhà nước có cơ chế chính sách để lại toàn bộ thuỷ lợi phí và thuế sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Ba là :Chính quyền tỉnh, huyện cần có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhan góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, công trái .. .của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng phục vụ người nghèo.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w