Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 78 - 80)

- Thị trấn, thị tứ Người 213 198 167 135

4. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn

ở nông thôn

% 72 72,5 74,03 75,8 77

Nguồn: Số liệu được tính toán từ số liệu phòng LĐ-TBXH huyện Chiêm Hoá

Nhìn chung thực trạng thiếu việc làm và không có việc làm của huyện duy trì mức tăng theo sự gia tăng của dân số và chủ yếu là số lượng lao động thiếu việc làm, không có việc làm tập trung ở một số học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học mà chưa đi học các trường chuyên nghiệp và số bộ đội xuất ngũ về địa phương. Trong những năm vừa qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã nâng cao được tỷ lệ sử dụng thời gian ở nông thôn lên 5% so với năm 1996, tập trung tăng mạnh ở các năm 1998 đến nay.

Số lao động không có việc làm ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao và lao động nông nghiệp là công việc chính của họ nên khi qua mùa vụ thì thường có nhiều hộ gia đình thiếu hoặc không có việc làm, đây là gánh nặng rất lớn của toàn bộ nhân dân và cán bộ các ngành các cấp trong huyện.

1.2. Thu nhập, mức sống của nhân dân trên địa bàn huyện

Mức sống của huyện còn thấp, số hộ nghèo đói toàn huyện năm 2001 là 3568 hộ chiếm 14,2% hộ dân cư trong huyện. Theo đánh giá sơ bộ thì trong tổng số 3.568 hộ thì số hộ dân tộc Tày, Dao chiếm tỷ lệ sớm nhất, tỷ lệ dân tộc kinh khá giả cao.

Thu nhập chính của các hộ trong huyện là sản phẩm sản xuất nông lâm nghiệp (trong nông nghiệp thì sản phẩm trồng trọt là chính. Trong lâm nghiệp thì thu lượng sản phẩm nghề rừng là chính). Giá trị ngày lao động của nông dân thấp khoảng 6-8 nghìn đồng/người/ngày.

Với mức này thì lao động của họ cũng chỉ đủ ăn từng bữa mà không có tích luỹ, tái sản xuất.

Biểu 17: Mức thu nhập bình quân của nhân dân huyện Chiêm Hoá

Hạng mục ĐVT 2000 2001

1. Thu nhập bình quân 1000đ 1854 1923

2. Lương thực bình quân Kg 247,65 258,54

3. Thịt hơi bình quân Kg 23,70 24,15

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm hoá cung cấp.

Qua biểu trên ta thấy mức lương thực bình quân một người/năm của năm 2000 là rất thấp, thấp hơn mức an ninh lương thực do FAO quy định, đến năm 2001 mức lương thực bình quân một người/năm có cao hơn năm 2000. Tuy nhiên vẫn thấp hơn mức an ninh lương thực do FAO quy định.

Năm 2000 lượng thịt hơi bình quân đầu người/năm rất thấp chỉ có 1,97 kg đến năm 2001 lượng thịt bình quân/người/nămcó tăng lên đến 2,01kg.

Như vậy mức sống của người nông dân trong huyện còn rất thấp, thể hiện ở mức thu nhập bình quân/người.

Để đạt được mức an ninh lương thực và tiến tới mức an toàn dinh dưỡng thì trước tiên chính quyền các cấp cùng nhân dân nhanh chóng đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w