HUYỆN CHIÊM HOÁ
Từ thực trạng trên cho chúng ta biết được về mức sống của nhân dân trong huyện đã từng bước được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo có xu hướng giảm quacác năm. Do vậy chúng ta không thể không nói đến vấn đề to lớn đó, mà nhân dân trong huyện thực hiện và đã đạt được những kết quả vô cùng to lớn đó.
1. Những kết quả đạt được.
- Trong sản xuất thì ngành công nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể như tốc độ tăng trưởng bình quân năm rất cao 26,44%/năm.
- Sản xuất nông - lâm nghiệp đã góp phần tích cực vao công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tạo ra một nền sản xuất đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
- Cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển biến, đã và đang tạo đà trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Công tác xoá đói giảm nghèo đã triển khai khá đồng đều ở các xã, thôn (bản), tỷ lệ thiếu đói giảm đáng kể.
- Các thành phần kinh tế đã và đang được khuyến khích phát triển nhất là hợp tác xã, kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
Tuy mức sống của nhân dân được nâng lên nhưng tốc độ phát triển còn chậm và còn một số vấn đề tồn tại khá phổ biến cụ thể là.
2. Những vấn đề tồn tại.
- Qua quá trình phát triển kinh tế, huyện đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn như trình độ lao động sản xuất thấp, năng suất cây trồng, vật nuôi và
năng suất lao động thấp, công nghệ sản xuất cổ truyền lạc hậu, tỷ trọng hàng hoá thấp, đất hoang hoá còn nhiều.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa đồng đều giữa các xã trong huyện. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp còn ít.
- Phát triển các ngành dịch vụ nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng chậm, chưa tận dụng khai thác hết tiềm năng của huyện, thời gian lao động nông nhàn nhiều.
- Thị trường trong huyện kém phát triển, các quan hệ cung - cầu, hàng - tiền chưa phát triển nên sản xuất vẫn ở tình trạng tự túc - tự cấp là chính.
- Chương trình xoá đói giảm nghèo tuy đã đạt được những thành tích đáng kể nhưng nhìn chung hiệu quả còn thấp, mức chênh lệch giàu nghèo còn cao.
- Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo bồi dưỡng kịp thời, một số chậm đổi mới, không theo kịp sự vận động của thực tiễn nên không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của quá trình chuyển đổi.
- Ngân sách địa phương còn nhỏ bé, khả năng đáp ứng về nguồn vốn tại chỗ hạn chế.
3. Những nguyên nhân chính của những vấn đề tồn tại.
- Tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, nhất là đường giao thông, hệ thống cơ sở thương mại dịch vụ, chất lượng giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em...
- Sản xuất mang nặng tính cổ truyền, lạc hậu, manh mún, phân tán. - Tâm lý phong tục của đồng bào các dân tộc trong huyện còn mang nặng tính bảo thủ, lạc hậu (nhất là tâm lý tự ty, ỉ lại... phong tục tập quán ma chay cưới xin tốn kém).
Chương III