Ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 53 - 63)

I. Giá trị sản xuất (tr.đ)

1. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp

1.1. Ngành trồng trọt

Biểu 6: Diện tích và cơ cấu diện tích ngành trồng trọt của huyện Chiêm Hoá

Chỉ tiêu 1998 1999 2000

I. Diện tích (ha) DT DT DT

Tổng số 16.909 18.185 17.325

+ Cây lương thực 12.754 14.123 13.494

+ Cây ăn quả 25 228 253

+ Cây công nghiệp 3.456 2.932 2.975

+ Cây khác 674 902 1.098

II. Cơ cấu (%) % % %

Tổng số 100 100 100

+ Cây lương thực 75,42 77,66 75,73

+ Cây ăn quả 0,14 1,25 1,41

+ Cây công nghiệp 20,43 16,12 16,69

+ Cây khác 3,98 4,96 6,15

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.

Trong 3 năm (1998-2000) tồng diện tích ngành trồng trọt từ 16.909ha năm 1998 lên 18.185 ha năm 1999, tăng 7,54% so với năm 1998 và đến năm 2000 lại giảm xuống còn 17.825 ha giảm 1,97% so với năm 1999, bình quân mỗi năm tăng 2,78%, với hệ số sử dụng đất rất thấp 1,6; ruộng đất sử dụng một vụ là chủ yếu, trình độ thâm canh thấp, đất đai bị biến chất, thoái hoá, bạc màu rất nhanh (thường từ 3 - 5 vụ).

Cơ cấu diện tích gieo trồng năm 1998 là 75,42% cây lương thực, 0,14% cây ăn quả, 20,43% cây côngnghiệp, 3,98% cây khác. Năm 2000 cơ cấu diện tích gieo trồng có bước chuyển biến tích cực hơn, nhưng chưa

đồng đều thể hiện như: cây lương thực 75,73%; cây ăn quả 1,41%; cây công nghiệp 16,6%; cây khác 6,15%.

Nhìn chung diện tích cây lương thực có tốc độ tăng và chiếm tỷ trọng lớn, nhưng tốc độ gia tăng không đồng đều qua các năm. Diện tích cây ăn quả đang được bà con nông dân mở rộng và được chú trọng hơn nên tốc độ tăng cao hơn so với các loại cây trồng khác và do diện tích loại đất trồng chưa đi vào chuyên môn hoá, nên diện tích đất trồng các loại cây khác còn tăng cao qua các năm.

1.1.1. Cây lương thực

Diện tích trồng lúa có xu hướng ngày càng tăng. Năm 1998 diện tích trồng lúa là 10.394 ha chiếm 81,18% diện tích trồng cây lương thực của toàn huyện, năm 2000 diện tích trồng lúa tăng lên 10.911 ha chiếm 80,82% diện tích trồng cây lương thực của toàn huyện, tính bình quân diện tích trồng lúa tăng 22,81%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do đất trồng khoai chuyển sang trồng lúa, sản lượng lúa thu hoạch được của huyện năm 2000 là 45.148 tấn, tăng 2.225 tấn so với năm 1998.

Xét về hiệu quả ta thấy năng suất lúa xuân tăng lớn nhất từ 41-48 tạ/ha và năng suất lúa mùa đạt 41- 42 tạ/ha. Khi so sánh năng suất của các loại cây trong huyện thì ta nên chú trọng hơn vào năng suất cây lúa, bởi vì toàn huyện thì cây lúa là cây chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại cây lương thực vì vâỵ nó có tính chất quyết định một phần của đời sống kinh tế của nhân dân.

Để khắc phục những khó khăn do năng suất chưa cao thì chính quyền địa phương cần phải triển khai nhanh việc áp dụng các giống lúa lai có năng suất cao như: tạp giao 1, ải 32, khang dân 18... để thay thế dần giống lúa địa phương có năng suất, hiệu quả thấp. Ngoài ra cần khẳng định vụ đông là vụ sản xuất chính của nông nghiệp từ đó khuyến khích nhân dân thâm canh tăng vụ, có thể là lúa mùa sớm (15/6-25/9). Ngô đông (30/9-

30/12)... thâm canh tăng vụ cần được xét trên lợi thế của huyện để có kế hoạch gieo trồng tránh gây hiện tượng mất trắng rau thu hoạch.

Biểu 7: Hiện trạng năng suất, sản lượng cây lương thực của huyện Chiêm Hoá

Hạng mục 1998 1999 2000

1. Lúa xuân

- Diện tích (ha) 4.179 4.494 4.642

- Năng suất (tạ/ha) 41.71 43.05 48.74

- Sản lượng (tấn) 17.431 19.347 22.625

2. Lúa mùa

- Diện tích (ha) 6.165 6.165 6.269

- Năng suất (tạ/ha) 41.35 42.27 36,00

- Sản lượng (tấn) 25.492 26.058 22.523

3. Ngô

- Diện tích (ha) 1.586 2.121 1.912

- Năng suất (tạ/ha) 30.59 29,32 31,69

- Sản lượng (tấn) 4.854 6.219 6.059

4. Khoai

- Diện tích (ha) 148 606 160

- Năng suất (tạ/ha) 30,00 32,79 25,00

- Sản lượng (tấn) 443 1.986 400

5. Sắn

- Diện tích (ha) 663 737 516

- Năng suất (tạ/ha) 100 100 100

- Sản lượng (tấn) 6.634 7.370 5.160

Qua phân tích trên ta thấy lúa là cây lương thực chính của huyện. Tuy nhiên cây lúa chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, đây là một điều đáng mừng đối với người dân và là bước đột phá của huyện trong quá trình phá thế độc canh cây lương thực, mở ra được khả năng thâm canh tăng vụ trong những năm tới.

Biểu 8: Tốc độ phát triển liên hoàn năng suất - diện tích - sản lượng cây lương thực của huyện Chiêm Hoá

Đơn vị tính: %

Hạng mục 99/98 2000/1999 BQ

1. Lúa xuân

- Diện tích (ha) 107,53 103,29 157,05

- Năng suất (tạ/ha) 103,21 113,21 108,21

- Sản lượng (tấn) 110,99 116,94 113,96

2. Lúa mùa

- Diện tích (ha) 100,00 101,68 110,84

- Năng suất (tạ/ha) 102,22 85,16 93,69

- Sản lượng (tấn) 102,22 86,43 94,325

3. Ngô

- Diện tích (ha) 133,73 90,14 111,93

- Năng suất (tạ/ha) 95,84 108,08 101,96

- Sản lượng (tấn) 128,12 97,42 112,77

4. Khoai

- Diện tích (ha) 409,45 26,40 217,92

- Năng suất (tạ/ha) 109,3 76,24 92,77

- Sản lượng (tấn) 448,30 20,14 234,22

- Diện tích (ha) 111,16 70,01 90,58

- Năng suất (tạ/ha) 100,00 100,00 100,00

- Sản lượng (tấn) 111,09 70,01 90,55

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp

Diện tích trồng ngô có xu hướng tăng nhưng mức tăng không đồng đều. Năm 1998 diện tích trồng ngô của huyện là 1.586 ha chiếm 12,44% diện tích trồng cây lương thực. Năm 1999, diện tích trồng cây ngô của huyện là 2.121 ha chiếm 15,01% diện tích trồng cây lương thực. Năm 2000 diện tích trồng ngô của huyệnlà 1.912 ha chiếm 14,16% diện tích trồng cây lương thực. Bình quân mỗi năm từ năm 1998-2000 diện tích trồng ngô của huyện tăng 43,00%. Năng suất ngô năm 1998 là 30,5 tạ/ha, đến năm 2000 đạt 31,69 tạ/ha. Năng suất ngô tăng là nhờ việc tiếp cận các giống ngô lai có năng suất cao như: ĐK 888, ĐK 999, LVN 5, Bioseed... việc tiếp cận các giống ngô lai đạt trên 70% diện tích trồng ngô, đặc biệt là giống ngô lai LVN5 và Bioseed đạt 63% diện trích trồng ngô. Chính vì vậy mà trong vụ mùa năm 2000, năng suất, sản lượng ngô tuy bị ảnh hưởng của đợt lũ lụt, nhưng vẫn giữ được mức độ tăng. Sản lượng ngô năm 1998 của huyện là 485,4 tấn, năm 2000 sản lượng ngô của huyện tăng lên là 62,66%. Tính trung bình mỗi hộ trong huyện là năm 1998 trồng 0,06 ha thu được 0,4 tấn ngô, năm 2000 trồng 0,22 ha thu được 1,0 tấn ngô. Trong những năm tới nông dân trong huyện nếu làm tốt công tác bón phân và nước tưới thì năng suất ngô sẽ tăng cao hơn.

Cây ngô là cây đem lại giá trị sản lượng tương đối cao, khoảng 2 - 2,9 triệu đồng trên 1 ha đất trồng trọt và khoảng 0,3 - 0,8 triệu đồng trên 1 lao động nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của nông dân, sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nếu có thì chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt. Một hạn chế của nông dân là chưa chú trọng đến khâu bảo quản ngô nên tỷ lệ hao hụt tương đối cao chủ yếu là do mối mọt gây ra.

Diện tích trồng sắn không ổn định qua các năm, năm 1998 diện tích trồng sắn của huyện là 663 ha chiếm 0,05% diện tích cây trồng lương thực. Năm 1999 trồng 737 ha chiếm 0,05 % diện tích cây trồng lương thực đến năm 2000 diện tích trồng sắn là 516 ha chiếm 0,038% diện tích cây trồng lương thực. Năng suất bình quân hàng năm ổn định là 100 ha/ tạ.

Giống sắn chủ yếu là giống của địa phương nên khả năng chịu hạn rất tốt, giá trị kinh tế của sắn từ 4,8- 5,0 triệu đồng trên một ha đất trồng và từ 0,27 - 0,29 triệu đồng trên một lao động nông nghiệp. Cây sắn là cây năng suất cao nhất so với các loại cây lương thực khác trong huyện, đây là một lợi thế của huyện để trong quá trình phá thế độc canh cây lúa. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo người nông dân cần trồng xen, gối vụ cây sắn với một số cây trồng khác như: đậu đỗ, một phần vừa để cải tạo đất, một phần vừa tận dụng công lao động, đất đai... để nâng cao hiệu quả kinh tế cao ruộng đất, lao động.

Diện tích trồng khoai không ổn định qua các năm như năm 1998 là 148 ha chiếm 0,01% và năm 1999 lại tăng lên rất nhanh là 606 ha chiếm 0,04% diện tích cây trồng lương thực và đến năm 2000 lại giảm xuống 160 ha chiếm 0,01%, năng suất bình quân năm là 29,26 tạ/ha, cao nhất là năm 1999 đạt 32,79 tạ/ha. Khoai là loại cây trồng chiếm tỷ trọng thấp nhất và có năng suất thấp nhất so với các loại cây lương thực khác là do những người dân trồng khoai là chỉ để cung cấp thêm cho gia đình, theo nhu cầu của từng người, chưa phải là cây mà người dân dùng để trao đổi, mua bán lẫn nhau, mà năng suất thấp là do loại này rất khó tiếp cận với thời tiết bất lợi. Tuy vậy trong những năm tiếp theo người nông dân cần trồng xen cây khoai lang với các loại cây khác nhau: ngô, sắn và trồng xen vào các loại cây hoa quả khác... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Để đáp ứng nhu cầu nâng cao mức sống của người nông dân trong những năm tới cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Xây dựng cơ cấu ruộng đất trồng cây lương thực hợp lý, xây dựng và thực hiện hệ thống luân canh cây trồng, thâm canh cây trồng hợp lý. Chỗ nào có điều kiện thì chuyển ruộng một vụ lúa thành ruộng hai vụ lúa hoặc một vụ lúa và một vụ màu. Chuyển ruộng hai vụ thành ruộng ba vụ.

Biểu 9: Một số chi tiết bình quân của cây lương thực của huyện Chiêm Hoá. (Tính theo giá cố định năm 1994)

Đơn vị tính: 1000 đồng Hạng mục 99/98 2000/1999 BQ 1. GTSL lúa xuân 23.531.850 26.118.450 30.543.750 - Trên 1 ha đất trồng trọt 1.391,67 1.436,26 1.713,53 - Trên 1 LĐNN 397,13 427,3 480,83 - Trên 1 NKNN 220,63 233,14 225,92 2. GTSL lúa mùa 39.512.600 40.389,900 34.910.650 - Trên 1 ha đất trồng trọt 2.336,78 2.221,05 1958,58 - Trên 1 LĐNN 666,82 660,79 549,58 - Trên 1 NKNN 370,46 360,52 292,5 3. GTSL ngô 7.620.780 9.763.830 9.512.630 - Trên 1 ha đất trồng trọt 450,67 536,92 533,16 - Trên 1 LĐNN 128,6 159,74 149,75 - Trên 1 NKNN 71,45 87,15 79,70 4. GTSL khoai 221.500 993.000 2.000.000 - Trên 1 ha đất trồng trọt 13,09 54,61 11,22 - Trên 1 LĐNN 3,73 16,24 3,56 - Trên 1 NKNN 2,10 8,86 1,67 5. GTSL sắn 3.449.680 3.382.400 2.683.200 - Trên 1 ha đất trồng trọt 204,02 210,74 150,53

- Trên 1 LĐNN 58,22 62,70 42,24

- Trên 1 NKNN 32,34 34,21 22,48

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.

Ví dụ như công thức thâm canh sau:

+ Lúa xuân (20/1 - 20/5), lúa mùa sớm (1/6 - 1/10). Ngô, lạc, đỗ vụ đông.

+ Ngô, đỗ, lạc xuân (15/1 - 20/5). Lúa mùa sớm (1/6 -1/10). Cây vụ đông (5/10-20/1), với công thức như trên cần bố trí ngắn ngày có năng suất cao như giống lúa: Tạp giao 1, Ải 32, Khang dân 18, ..., giống ngô lai Bioseed, LVNS.

- Xây dựng hệ thống công tác hợp lý dựa trên cơ sở thâm canh, luân canh cây trồng và yêu cầu kỹ thuật của từng loại giống cây trồng.

- Chính quyền cùng với nhân dân trong huyện cần sớm có kế hoạch tu sửa, làm mới hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông, và hệ thống cống rãnh thoát nước để phục vụ nhu cầu tưới, tiêu nước khi nào chính vụ, và đề phòng lũ lụt và hạn hán.

- Cán bộ khuyến nông cần hướng dẫn cho các hộ nông dân cách ủ phân xanh, phân chuồng và cách sử dụng phân bón để bón cho cây trồng một cách hợp lý, hiệu quả nhất.

Giải quyết vấn đề trên, người nông dân sẽ góp phần tích cực vào công việc phá thế độc canh cây lương thực, sản xuất tự cấp, tự túc và nâng cao giá trị sản phẩm đặc biệt là giá trị sản lượng hàng hoá trong huyện.

1.1.2. Cây thực phẩm

Diện tích trồng cây thực phẩm có xu hướng tăng qua các năm, nhưng còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nông dân trồng cây thực phẩm chính như rau, quả các loại, chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính do vậy họ chỉ trồng xung quanh nhà với hình thức tận dụng đất và nước sinh hoạt, thường

thì họ không chăm sóc mấy, chỉ làm cỏ, vun xới, tưới nước. Những gia đình gần sông suối thì quy mô trồng có lớn hơn, một ít sản phẩm đã trở thành hàng hoá tuy nhiên sản phẩm rất vụn vặt và manh mún nên không thống kê được.

Trong những năm tới cùng với việc xây dựng các cụm trung tâm xã, các khu chợ sẽ kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hơn trong đó có cây thực phẩm.

1.1.3. Cây ăn quả

Diện tích cây ăn quả của huyện chiếm tỷ trọng nhỏ bé, tuy nhiên phong trào cải tạo đất vườn tạp trồng cây ăn quả đã được nhân dân hưởng ứng thực hiện, năm 2001 có 448 ha, trong đó trồng mới 193,1 ha bao gồ m: nhãn, vải 143,43 ha; cam quýt 37,47ha; na 12,2 ha đưa tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện lên 628,6 ha trong đó cam, quýt 321 ha, nhãn, vải 183 ha... Do vậy mà nhiều hộ gia đình có mức thu nhập trên 10 triệu đồng từ cây ăn quả/năm, góp phần thu nhập cho nông dân và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Tuy nhiên còn một số tồn tại là số cây nhãn trồng năm 2000, ở các xã chưa quan tâm đầu tư chăm sóc và bảo vệ có nơi còn để gia súc phá, cây phát triển kém. Do cây ăn quả còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé và phân tán còn manh mún nên không thống kê chi tiết được.

Trong những năm tới theo nhu cầu thị trường của cây ăn quả còn nhiều, chính quyền và nhân dân trong huyện cần sớm thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thực hiện quy hoạch các vùng trồng cây ăn quản để từ đó có vốn đầu tư, vốn, nhân lực... một cách có hiệu quả. Trong những năm gần đây cây ăn quả còn nhỏ có thể trồng xen những cây họ đậu, ngô... để tận dụng đất và công chăm sóc.

- Sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc để trồng các loại cây ăn quả hoặc thay thế dần các cây lương thực, thực phẩm kém hiệu quả bằng các cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như nhãn, vải, cam, quýt.

- Chính quyền cấp huyện, xã phối hợp với trạm khuyến nông thực hiện cung cấp giống cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và thu mua sản phẩm sau thu hoạch.

1.1.4. Cây công nghiệp

Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều có xu hướng tăng nhưng mức tăng chưa ổn định qua các năm như cây đậu tương có diện tích gieo trồng năm 1997 là 143 ha, năm 2000 giảm xuống còn 140 ha giảm 71,90% so với năm 1997, diện tích đất trồng trọt và có năng suất ngày càng tăng năm 1998 là 10 tạ/ha, năm 2000 đạt 12,71 tạ/ha, có sản lượng năm 1997 là 143 tấn, năm 2000 tăng lên 178 tấn.

Diện tích trồng lạc năm 1997 là 818 ha đến năm 2000 tăng lên đạt 1114 ha, tăng 136,81% so với năm 1997, sản lượng năm 1997 là 818 tấn, năm 2000 tăng lên đạt 1587 tấn, và năng suất cũng có xu hướng tăng từ 10 tạ/ha năm 1997 lên đến 12,71 tạ/ha.

Diện tích trồng mía năm 1997 là 1379 ha, chiếm 2000 giảm xuống còn 1202 ha giảm 87,16% so với năm 1997, năng suất năm 1997 đạt 575 tạ/ha, năm 2000 tăng lên đạt 605 tạ/ha, sản lượng năm 1997 là 62050 tấn năm 2000 giảm xuống còn 6100 tấn giảm 97,6% so với năm 1997.

Nếu xét về hiệu quả kinh tế thì các loại cây này có giá trị kinh tế cao, cao hơn cây lương thực và cây thực phẩm, trong khi yêu cầu ch ăm sóc của các loại cây này không cao như lúa xuân lúa mùa. Vì vậy trong những năm

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w