Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 30 - 34)

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ TRONG NÔNG THÔN.

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậm nét đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam; phía Bắc giáp huyện Na Hang; phía Nam giáp huyện Yên Sơn; Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn); phía Tây giáp huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang (Hà Giang); huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách tỉnh lỵ Tuyên Quang 65km về phía Bắc. Tính từ các điểm tận cùng theo Bắc - Nam, Đông - Tây, chiều rộng của huyện là 75km, chiều dài là 120km. Tổng diện tích toàn huyện là 1.387km2, trong đó có 20.345 ha đất nông nghiệp đang sử dụng (14,7%) và 102.892 ha đất lâm nghiệp (74%).

1.2. Địa hình

Địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy núi lớn, có sự xen kẽ không đồng đều giữa các núi đá vôi và núi

đất, được hình thành từ vùng núi thấp tiếp giáp với vùng núi cao, tạo nên một hệ thống đồi núi bao quanh huyện, giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư. Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao điển hình là dãy núi phía Nam có đỉnh cao nhất là núi Quạt (1.229m), dãy núi phía Bắc có đỉnh cao nhất là núi Phia Gioòng (1.229m), dãy núi phía Đông có đỉnh cao nhất là núi Khau Bươn (957m), dãy núi phía Tây có đỉnh cao là núi Chặm Chu (1.587m).

1.3. Thời tiết, khí hậu

Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có mưa nhiều và mưa rào tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, với lượng mưa cao nhất là 300,3mm/tháng, mùa này thường xảy ra lũ lụt; mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa đông bắc, sương mù và sương muối, nhiệt độ trung bình năm là 22,6%, cao nhất là 39,70c và thấp nhất là 4,20c; độ ẩm trung bình là 65% thấp nhất là 42,25%.

Nhìn chung khí hậu của huyện tương đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi như: cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên lượng mưa trong huyện phân bố không đồng đều . Mùa mưa thường có tình trạng đất đai bị sói mòn, sạt lở gây ách tắc trì trệ giao thông, mùa khô thường hạn hán thỉnh thoảng nhiệt độ xuống thấp thường gây băng giá, sương mù, sương muối ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và sức khoẻ con người.

1.4 Đất đai: do địa hình huyện Chiêm Hoá phức tạp độ cao trung bìnhtừ từ

90 - 110m, nằm trên nền địa chất có tuổi rất cổ (thuộc cổ sinh và nguyên sinh).. Đá mẹ là phiến thanh, Sa thạch, đá vôi, đá biến chất, đá cát kết Do địa hình cao thườg có mây mù, độ âm cao nên thuận lợi cho quá trình tích luỹ mùa. Sụ hình thành các loại đất cũng như các đặc tính hoá

học của đất chịu ảnh hưởng rất lớn các điều kiện tự nhiên này. Trong huyện có 13 loại đất thuộc 3 nhóm chính cụ thể như sau:

- Nhóm đất phù sa: Nhóm này gồm 4 loại đất chính + Đất phù xa được bồi hàng năm

+ Đất phù xa không được bồi hàng năm + Đất phù xa có tầng loang lổ đỏ vàng + Đất phù xa ngoài suối

- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm này gồm 6 loại đất chính + Đất lâu đỏ trên đá vôi

+ Đất đỏ vàng trên đá xét và đá biến chất + Đất vàng đỏ trên đát Mác ma axit + Đất vàng nhạt trên đá cát

+ Đất lâu vàng trên phù xa cổ

+ Đất vàng biến đổi do trồng lúa nước

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: gồm có 3 loại đất chính + Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất

+ Đất mùn vàng nhạt trên núi đá cát + Đất mùn vàng đỏ trên đá Mác ma axit

Nhìn chung với đặt điểm về tài nguyên đất của huyện như trên tương đối mầu mỡ, phù hợp với phát triển cây lương thực: Lúa, ngô, sắn, các loại cây ăn quả như vải, mận, mơ; cây dược liệu như quế, sa nhân,…và cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê…

1.5 Thuỷ văn, nguồn nước.

Chiêm Hoá có một huyện sông suối lớn, độ dốc cao, hướng xảy khá tập trung, các con suối, ngòi đều đổ đồn về sông ngâm,bắt nguồn từ Trung Quốc, sau khi chảy từ Cao Bằng , Na Hang, sông Gâm chảy qua Chiêm Hoá trên mật độ dài 40 km mà là con đường thuỷ duy nhất nối từ huyện đến tỉnh lỵTuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Các suối lớn như ngòi Quẵng, ngòi Đài, ngòi Nhụng …. cùng nhiều khe nhỏ khác với tổng chiều dài 317 km, tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và những con đường giao thông,vận tải khá quan trọng.

Tóm lại, sông suối ở Chiêm Hoá được phân bổ tương đối đồng đều trên địa bàn, bình quân 1000 ha đất có 130 km suối chảy qua, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, vận tải đường thuỷ và sinh hoạt, đồng thời là nguồn năng lượng dồi dào cho thuỷ điện nhỏ.

1.6 Thảm động thực vật.

Do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi nên độ che phủ của rừng hiện còn khoảng 35%. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là song, mây, tre, nhà nứa, … lát, nghiến, trò trỉ, … và một số cây dược liệu như mộc nhĩ, măng khô,… động vật rừng có nhiều lóại quý hiếm như lợn rừng, hưu, nai, khỉ,…. và các loại gặm nhấm chim chóc,…

Tập đoàn cây trồng vật nuôi khá phong phú: - Cây lương thực: lúa ngô, khoai, sắn, rong, riềng,… - Cây công nghiệp: chè, cà phê

- Cây ăn quả: cam, quýt, nhãn, vải - Cây dược liệu: quế, sa nhân

- Động vật nuôi: trâu, bò, lợn, dê, gia cầm

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w