Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước và một số tỉnh trong khu vực.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 25 - 30)

tỉnh trong khu vực.

5.1 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở một số nước trong khu vực.

+ Trung Quốc: Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới có tới 210 triệu người nghèo đói chiếm 20% dân số, trong đó có 80 triệu sống dưới mức nghèo khổ chiếm 8% dân số và 27 triệu người là bần cùng chiếm

2,6% dân số. Trung Quốc sớm quan tâm đến phát triển nông nghiệp, quan tâm chú trọng tới phát triển kinh tế hộ, khoảng 100 triệu hộ được giao hơn 10 triệu ha đất để sử dụng lâu daì và có quyền chuyển nhượng, khuyến khích tích tụ tập trung ruộng đất hình thành các trang trại sản xuất hàng hoá. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chương trình (đốm lửa nhằm chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn trên cơ sở kết hợp giữa vấn đề khoa học kỹ thuật với kinh tế để huy động mọi tiềm năng sắn có ở nông thôn vào việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá để không ngừng nâng cao mức sống của người nông dân. Trung Quốc chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn(vừa và nhỏ) nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo kinh tế thuần nông, thực hiện khẩu hiệu”ly nông bất ly thương” với chủ chương này Trung Quốc đã thu được những thành tựu rất lớn. Trong thời gian từ năm 1978- 1985 giá trị sản lượng lương thực tăng bình quân 10% mỗi năm. Giải quyết việc làm cho hơn 20% lao động nông thôn. Tuy là một nước đông dân nhất thế giới mà tỷ lệ nghèo đói đã giảm, đến năm 1991 đã còn lại 87 triệu người sống dưới mức nghèo khổ 27 triệu người là bần cùng mà hiện nay Trung Quốc là nước có tỷ lệ số người sống ở mức nghèo khổ thấp nhất.

+ Ấn Độ: Ấn Độ đặt ra vấn đề phát triển nông nghiệp toàn diện nhằm khơi dậy những tiềm năng sắn có ở nông thôn. Đặc biệt trong nông nghiệp là “cuộc cách mạng xanh” nhằm đưa tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng nhanh năng xuất cây trồng. Đi liền với nó chính phủ Ấn Độ chủ chương phát triển công nghiệp nông thôn và tiễn hành hoạt động giúp đỡ các gia đình như phổ biến khoa học kỹ thuật, cung cấp vật tư mua bán sản phẩm vàđào tạo tay nghề ... trong 5 năm thực hiện chương trình đãgiải phóng được 15 triệu gia đình với 15 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo

+ Nam Triều Tiên: Chính Phủ đã ban hành luật cải cách ruộng đất Nhà nước đã thực hiện việc mua lại ruộng đất của Chính Phủ, ruộng đất có trên 3 ha để bán lại cho nông dân theo phương thức trả tiền dần. Chính Phủ đã khởi sướng phong trào phát tiển kinh tế - văn hoá với mục tiêu chính

là:"Xây dựng một đất nước Triều Tiên mới và hiện đại". Phong trào này được tổ chức từ TƯ đến địa phương ,làng ,xã,mỗi làng xã đều có cán bộ nòng cốt vàđược định kỳ tập huấn về các mặt khoa học kỹ thuật, tổ chức giáo dục, văn hoá và công tác quần chúng …. Nguồn vốn để thực hiện chủ trương này một phần của Chính Phủ một phần của các tổ chức phi Chính Phủ và tư nhân, còn lại của các hộ gia đình. Biện pháp của phi Chính phủ là hỗ trợ về vật tư, tiền vốn cho làng xã xây dựng đường giao thông, trường học, trạm xã, phát tiển các ngành công nghiệp nông thôn …

Kinh nghiệm của các nước cho thấy nghèo đói là một vấn đề xã hội giải quyết nghèo đói không thể thành công nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của Chính Phủ và của các tổ chức xã hội khác. Nhà nước không thể cho không người nghèo tiền hoặc vật tư sản xuất …Được mà phải khai thác khả năng người nghèo có nhiều nhất là sức lao động, sự cần cù … Chính Phủ phải tạo cho họ một cơ hội kiếm được việc làm và khả năng đáp ứng nó.

5.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước.

+ Yên Bái : là một tỉnh miền núi,có diện tích tự nhiên 6.807 km dân số trên70 vạn người, bao gồm 30 dân tộc anh em cùng chung sống ở 2.179 thôn bản, tổ dân phố/180 xã, phường thị trấn thuộc 9 huyện thị xã; trong đó có 70 xã vùng cao đặc biệt khó khăn,chủ yếu là đồng bào dân tộc HMông sinh sống. Là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát tiển trình độ dân trí thấp không đồng đều, tỷ lệ tăng dân số cao,cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

- Trong những năm qua tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo chỉ đạo các ngành các cấp cùng toàn thể nhân dân vượt qua những khó khăn thử thách, đoàn thể đổi mới và dành được những thắng lợi tương đối toàn diện trên nhiều mặt, tốc độ tăng trưởng khá và đều, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thực hiện chính sách xã hội, an ninh chính trị được giữ vững,đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện.

Tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo cấp huyện và cấp tỉnh giai đoạn 1996 - 2000 và thành lập được ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ tỉnh xuống cơ sở để chỉ đạo thực hiện chương trình bằng nhiều giải pháp và hình thức khác nhau. Vì vậy bằng sự nỗ lực cố gắng của người dân, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ, HĐND UBND và các cấp các ngành,chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đã giảm được tỷ lệ đói nghèo từ trên 30% năm (1992), xuống còn 22,38% năm(2000) bình quân mỗi năm giảm được gần 2% số hộ thuộc diện đói nghèo.

+ Quảng Trị : là một tỉnh nhỏ của miền trung có diện tích tưj nhiên 4.592 km2 với 566.000 dân. Tỉnh ở vị trí trọng điểm của 2 miền nam Bắc trước đây trong chiến tranh đã bị tàn phá vô cùng nặng nề, còn hiện nay lại thì lại thường xuyên bị thiên tai, riêng năm 1998 với trận hạn hán lịch sử cùng 3 cơn bão, lụt đã làm cho Quảng trị bị tổn thất 252 tỷ đồng, và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân làm thất thu 4 vạn tấn lương thực, làm cho 12 vạn người thiếu ăn.Vì vậy đối với tỉnh Quảng trị vấn đề xóa đói giảm nghèo vừa là vấn đề cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề bức xúc và cấp bách.

Quảng trị là một trong số tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất Việt Nam (64,5%) và theo tiêu chí của Bộ LĐ - TBXH quy định tỉnh đã mở 3 cuộc điều tra lớn, những cuộc điều tra đó đã giúp cho các cấp các ngành hiểu được nhiều điều về số lượng, mức độ phân bố cũng như các nguyên nhân đói nghèo.

Kết quả điều tra đầu năm 1996 cho thấy 530.000 người dân thì đã có 177.298người thuộc diện đói nghèo (gần 23% - tại thời điểm đó trung bình của cả nước là 20%).

Từ thực tế đó, tỉnh đã bước vào thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo với một quyết tâm cao. Một mặt là sự cố gắng cao nhất của Nhà

nước trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết các chính sách xã hội, mặt khác là xã hội hoá một cách mạnh mẽ thông qua việc lồng ghép với chương trình của các ngành, các đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại các làng,xã, phường,phố. Vì vậy sau hơn 2 năm tính đến ngày 1/4/2000 toàn tỉnh xoá được 1990 hộ đói giảm được 7.334 hộ nghèo, hạ tỷ lệ đói nghèo chung từ 23% xuống còn 18,88 (bình quân mỗi năm giảm 2%). Mặc dù kết này còn rất khiêm tố,còn thấp so với một số tỉnh,thành phố, nhưng với Quảng trị đây là một chặng đường mở đầy ý nghĩa và để tiếp tục vươn lên trong những năm tiếp theo.

Qua thực tế ở Yên Bái, Quảng trị cho thấy có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Để xóa đói giảm nghèo phải tổ chức sao cho tất cả các cấp các ngành,toàn xã hội tham gia, không có ai là người ngoài cuộc,trong đó ý trí và quyết tâm của chính các hộ đói nghèo là nhân tố quyết định

Trong việc làm cụ thể cần tập trung sử lý theo đúng các nguyên nhân đói nghèo đã kết luận. Chẳng hạn ở Quảng trị có 73% hộ là do thiếu vốn, 27% hộ đói là vì quá đông con,…

Việc củng cố và ban hành các cấp, nhất là cấp xã là một trong các yếu tố sống còn về mặt kinh tế và xoá đói giảm nghèo,nếu là nơi làm tốt thì nơi đó có ban chỉ đạo xã mạnh và ngược lại

- Muốn tiến hành xóa đói giảm nghèo có hiệu quả thì nhất thiết phải tiến hành điều tra chu đáo,cặn kẽ để xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ với những căn cứ có khoa học

Chương II

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢMNGHÈO TRONG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HOÁ NGHÈO TRONG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HOÁ

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w