Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
359 KB
Nội dung
TUẦN32 Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố kỹ năng làm tính cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. - Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm. - Củng cố kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng và làm phép tính với các số đo độ dài. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Bảng phụ viết bài tập 3, 4 - HS: Vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT. Bài 1: Đặt tính rồi tính - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm vào vở bài tập. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi 3 HS lên bảng chữa bài. HS, GV nhận xét. H: Khi làm phép tính theo cột dọc các con cần lưu ý điều gì? Bài 2: Tính - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm vào vở bài tập. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi 3 HS lên bảng chữa bài và nêu cách nhẩm. HS, GV nhận xét. Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài toán: Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo. - HS tự làm bài vào vở bài tập. GV giúp đỡ HS yếu. - GV treo bảng phụ đã kẻ như trong SGK. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài và nêu cách đo. GV và HS nhận xét. Bài 4: (HS khá giỏi làm) Hãy vẽ nửa còn lại của các hình sau: - GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu bài, sau đó hướng dẫn cách làm. - HS dùng thước để vẽ nửa còn lại của các hình trong VBT. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. GV, HS nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm BT 1, 2, 3 trong SGK vào vở ô ly. Tập đọc HỒ GƯƠM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, xum xuê, xanh um. Luyện đọc câu có nhiều dấu phẩy, tập ngắt hơi cho đúng. 2. Ôn các vần ươm, ươp. 1 - Tìm được tiếng trong bài có vần ươm. - Nói câu chứa tiếng có vần ươm, vần ươp. 3. Hiểu nội dung bài - Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa bài đọc SGK. - Bảng phụ ghi câu luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - 2 HS đọc bài “Hai chị em” và trả lời câu hỏi: Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi 1 mình? - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu qua tranh vẽ. * HD học sinh luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm bài văn: giọng đọc chậm, trìu mến; ngắt, nghỉ rõ sau dấu chấm, dấu phẩy. b. Hướng dẫn HS luyện đọc: - Luyện đọc tiếng, từ ngữ: + GV yêu cầu 1 HS đọc các từ ngữ ở mục T cuối bài tập đọc. GV kết hợp ghi bảng: khổng lồ, long lanh, xum xuê, xanh um. + GV cho HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng (cá nhân, đồng thanh). GV sửa lỗi phát âm cho HS. - Luyện đọc câu: + GV treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc câu: (cá nhân, đồng thanh). Từ trên cao nhìn xuống,/ mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ,/ sáng long lanh.// + HS đọc nhẩm từng câu văn. GV giúp đỡ HS yếu. + Gọi HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu (HS yếu có thể đánh vần rồi đọc trơn). GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS. - Luyện đọc đoạn, bài: + GV hướng dẫn HS chia đoạn Đoạn 1: Từ đầu … sáng long lanh. Đoạn 2: Còn lại + GV yêu cầu 2 HS khá đọc tiếp nối đoạn trước lớp. + HS luyện đọc đoạn trong nhóm. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. + HS thi đọc đoạn trước lớp (GV chọn cùng đối tượng để thi đọc) + HS, GV nhận xét, tính điểm thi đua. - HS đọc đồng thanh toàn bài. * Ôn các vần ươp, ươm. a. GV nêu yêu cầu 1 SGK: Tìm tiếng trong bài có vần ươm? - HS thi đua nêu. GV yêu cầu HS phân tích tiếng gươm. b. HS đọc yêu cầu 2 trong SGK: Nói câu có tiếng chứa vần ươm, ươp? - Yêu cầu 2 HS đọc câu mẫu SGK: Đàn bướm bay trong vườn hoa. Giàn mướp sai trĩu quả. 2 - GV tổ chức HS dựa các câu mẫu suy nghĩ để tìm câu chứa vần trên. - Gọi HS nêu câu của mình. - GV nhận xét chốt câu đúng. TIẾT 2 * Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện nói. a. Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc. - GV đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi. - Gọi 3 HS đọc đoạn 1 H: + Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu? (HS: Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Hà Nội) + Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ Gươm trông như thế nào? (HS: Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh). - GV giới thiệu ảnh hồ Gươm. - Gọi 3 HS đọc đoạn 2 H: Tìm những từ ngữ tả cầu Thê Húc? (HS: màu son, cong cong như con tôm). b. Luyện nói: Tìm câu văn tả cảnh phù hợp - GV yêu cầu HS quan sát 3 bức ảnh và đọc tên các bức ảnh đó (HS: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa). - GV H: Bây giờ các con hãy tìm câu văn trong bài tập đọcphù hợp với mỗi bức ảnh. - HS suy nghĩ và trả lời + Tranh 1: Cầu Thuê Húc màu son, cong như con tôm . + Tranh 2: Mái đền lấp ló bên gốc đa già . + Tranh 3: Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. - HS, GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học. - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn và đọc trước bài “Lũy tre”. Đạo đức NÊU GƯƠNG TỐT I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết các việc làm tốt qua các tấm gương anh chị trong trường. - Có ý thức vươn lên làm các việc có ích cho bản thân và cho xã hội. II. CHUẨN BỊ: GV chuẩn bị một câu chuyện về tấm gương tốt của HS trong trường III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - GV nêu câu hỏi yêu cầu 1 HS trả lời H: Tại sao phải bảo vệ hoa và cây nơi công cộng? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp Hoạt động 1: Kể chuyện tấm gương Bùi Thị Khuyên - GV kể 2, 3 lần cho HS nghe. Hoạt động 2: Thảo luận 3 - GV nêu câu hỏi HS thảo luận + Bạn Khuyên xuất thân từ gia đình như thế nào? + Ở trường bạn là người HS như thế nào? + Vì sao bạn bị chết đuối? + Ta có nên học tập đức tính tốt của bạn không? Vì sao? - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét. - GV kết luận: Chúng ta cần học tập đức tính tốt của người khác. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh học tập đức tính tốt của người khác. Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố các kĩ năng: + Làm tính cộng, trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 100. + So sánh hai số trong phạm vi 100. - Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn. - Củng cố kĩ năng nhận dạng hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - HS: Vở bài tập toán, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp * Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở bài tập. Bài 1: Điền dấu >, <, = vào ô trống - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - GV H: Trước khi so sánh ta phải làm gì? (HS: ta phải tính kết quả của từng vế). - HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi 3 HS lên bảng chữa bài và giải thích cách làm. - HS, GV nhận xét. - GV củng cố cách so sánh. Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS chữa bài miệng, GV kết hợp ghi bảng. - HS, GV nhận xét . Bài 3: - Gọi 2 HS đọc bài toán. - GV H: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Muốn biết sợi dây đã bị ngắn đi bao nhiêu cm ta phải làm như thế nào? - HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 4 Bài giải: Sợi dây đã bị ngắn đi là 5 + 14 = 19 (cm) Đáp số: 19 cm - GV Củng cố các bước giải bài toán có lời văn. Bài 4: Dành cho HS khá giỏi - GV vẽ hình lên bảng yêu cầu HS quan sát đếm hình và trả lời số đoạn thẳng, hình vuông, tam giác. - GV, HS nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK vào vở ô ly. Mĩ thuật VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO, VÁY ( GV bộ môn dạy) Tập viết TÔ CHỮ HOA: S,T I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU: - HS biết tô chữ hoa: S, T. - Tập viết chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ, nét đều các vần: ươm, ươp, iêng, yêng; các từ ngữ: Hồ Gươm, nườm nượp, tiếng chim, con yểng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: Chữ hoa mẫu: S, T; Bảng phụ viết sẵn các vần: ươm, ươp, iêng, yêng; các từ ngữ: Hồ Gươm, nườm nượp, tiếng chim, con yểng. - HS: Vở tập viết, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Bài cũ: - GV thu bài viết ở nhà của 2 HS để chấm điểm. - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp * Hướng dẫn tô chữ hoa Hướng dẫn viết chữ hoa S: - GV cho HS quan sát chữ hoa S và nhận xét H: Chữ hoa S gồm mấy nét? Hãy nêu tên nét? (HS: Gồm 2 nét đó là nét cong trái đi quay lên và nét móc 2 đầu). - GV hướng dẫn quy trình viết. - HS viết định hình. Hướng dẫn viết chữ hoa T: - GV cho HS quan sát chữ hoa T và nhận xét: Chữ hoa T gồm 2 nét đó là nét móc và nét cong phải. - GV hướng dẫn quy trình viết - HS viết định hình. - HS tập viết trên bảng con 2 chữ hoa: S, T. 5 - GV nhận xét chỉnh sửa. * Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng - GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc vần, từ ngữ ứng dụng: ươm, ươp, iêng, yêng, Hồ Gươm, nườm nượp, tiếng chim, con yểng. - HS viết vào bảng con 1 số vần, từ khó, dễ lẫn. - GV nhận xét và chỉnh sửa. * Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết - GV yêu cầu HS tô chữ hoa S, T và viết vần, từ ứng dụng. - GV nhắc nhở HS cách ngồi, cách viết cho đúng quy trình. - HS viết bài. GV yêu cầu HS trung bình, yếu chỉ viết nửa số vần và từ. - GV thu 1 số vở chấm điểm và nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà luyện viết phần B. Chính tả HỒ GƯƠM I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU: - HS chép lại đúng và đẹp đoạn từ “ Cầu Thê Húc…… cổ kính” trong bài Hồ Gươm. - Điền đúng vần ươm hay ươp, điền chữ c hoặc k. - Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết và 2 bài tập chính tả III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Bài cũ: GV thu bài viết của 2 HS phải viết lại tiết trước chấm và nhận xét. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. a. Hướng dẫn tập chép: - GV treo bảng phụ ghi đoạn từ “Cầu Thê Húc…… cổ kính” trong bài Hồ Gươm. - Gọi 3 HS đọc bài viết. - H: Những từ nào dễ viết sai? (HS: màu son, xum xuê, tường rêu). - HS đọc nhẩm và viết vào bảng con. GV nhận xét, sửa sai. - HS viết bài vào vở. GV nhắc nhở tư thế ngồi viết và cách trình bày bài viết. - GV đọc từng chữ để HS soát bài. - Thu 1 số vở chấm và nhận xét. b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2: Điền vần ươm hay ươp - GV treo bảng phụ. Gọi 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm cá nhân vào vở bài tập. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi 1 HS lên bảng làm. - HS nhận xét. GV chốt kết quả đúng: trò chơi cướp cờ; những ruộng lúa vàng ươm Bài tập 3: Điền chữ c hay k? 6 - GV treo bảng phụ. Gọi HS nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi. - HS tự làm bài vào vở bài tập. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng. H: k chỉ ghép được với những âm nào? (HS trả lời) 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS viết chưa đạt về nhà luyện viết thêm vào vở ô li. Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2008 Toán Kiểm tra I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU: Kiểm tra kết quả học tập của HS về: - Kĩ năng làm tính cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. - Giải bài toán có lời văn. II. CHUẨN BỊ: GV chuẩn bị cho mỗi HS 1 phiếu có đề sẵn III. ĐỀ BÀI: 1. Đặt tính rồi tính: 32 + 45 46 – 23 76 – 55 6 + 52 ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… …… . ……… …… . ……… ……… 2. Tính 6 + 43 – 12 = 59 - 14 – 23 = 89 – 55 + 4 = 3. Lớp 1A có 26 HS, sau đó có 5 HS chuyển sang lớp khác. Hỏi lớp 1A còn bao nhiêu HS? Bài giải: …………………………………… …………………………………… …………………………………… Tập đọc LŨY TRE I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. HS đọc trơn cả bài “Lũy tre”. Luyện đọc các từ ngữ: lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm. 2. Ôn các vần iêng - Tìm được tiếng trong bài có vần iêng. - Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng. - Điền vần iêng hoặc yêng. 3. Hiểu nội dung bài - Vào buổi sáng sớm, lũy tre rì rào, ngọn tre như kéo mặt trời lên. Buổi trưa lũy tre im gió nhưng lại đầy tiếng chim. 7 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Tranh trong bài tập đọc SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài Hồ Gươm và trả lời câu hỏi 1 trong SGK. - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu qua tranh vẽ. * HD học sinh luyện đọc. a. GV đọc toàn bài thơ: Nhấn giọng một số từ ngữ: sớm mai, rì rào, cong, kéo, trưa, nắng, nằm, nhai, bần thần, đầy. b. HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ + GV yêu cầu HS đọc các tiếng ở mục T cuối bài tập đọc. GV ghi bảng các từ: lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm. + GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm. Ví dụ: GV hỏi tiếng gọng, lũy có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau? Dấu thanh gì? + GV kết hợp giải nghĩa từ khó: Lũy tre (bằng lời). - Luyện đọc câu: + GV cho HS tự đọc nhẩm dòng thơ. + GV hướng dẫn cho HS đọc nối tiếp từng dòng thơ (2 – 3 lượt). + GV lưu ý giúp đỡ HS đọc yếu. - Luyện đọc đoạn, bài + GV hướng dẫn HS chia khổ thơ (2 khổ). GV gọi 2 HS khá đọc tiếp nối khổ thơ trước lớp. + HS luyện đọc tiếp nối từng khổ thơ trong nhóm. GV quan sát giúp đỡ các nhóm chưa đọc được. + Các nhóm cử đại diện thi đọc. + GV, HS nhận xét. + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. * Ôn các vần iêng a. GV gọi 1 HS nêu yêu cầu 1 SGK: Tìm tiếng trong bài có vần iêng? - HS thi đua nhau nêu lên (tiếng). GV nhận xét và yêu cầu HS phân tích tiếng đó. b. HS nêu yêu cầu 2 SGK: Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng? - HS thi nhau tìm và nêu lên. GV nhận xét, sửa sai. TIẾT 2 * Tìm hiểu bài và luyện nói. a. Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc. - GV đọc mẫu lần 2, cả lớp theo dõi. - 3 HS đọc to khổ thơ 1, cả lớp đọc thầm H: Những câu thơ nào tả lũy tre buổi sớm? (HS: lũy tre xanh rì rào. Ngọn tre cong vọng vó). - 3 HS đọc khổ thơ 2, cả lớp theo dõi 8 H: Đoc những câu thơ nào tả lũy tre buổi trưa? ( HS: Tre bần thần nhớ gió. Chợt về đầy tiếng chim) - 2 HS đọc cả bài thơ. H: Bức tranh minh họa vẽ cảnh nào trong bài thơ? (HS: Vẽ cảnh lũy tre vào buổi trưa, trâu nằm nghỉ dưới bóng râm) - GV chốt lại nội dung bài. b. Luyện nói - 1 HS đọc chủ đề luyện nói: Hỏi - đáp về các loài cây. - GV yêu cầu HS hỏi - đáp trong cặp về các loài cây vẽ trong SGK. GV quan sát giúp đỡ các cặp yếu. - GV gọi từng cặp thực hành hỏi - đáp trước lớp. - GV, HS nhận xét. 3. Củng cố dặn dò : - HS đọc đồng thanh toàn bài. GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài và đọc trước bài “Sau cơn mưa”. Thể dục BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. MỤC TIÊU - Ôn bài thể dục. Yêu cầu thực hiện các động tác tương đối chính xác. - Tiếp tục ôn “Tâng cầu”. Yêu cầu nâng cao thành tích. II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN - Sân trường sạch sẽ, GV chuẩn bị 1 còi, 2 em 1 quả cầu. - HS: mỗi em 1 bảng con III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 1. Phần mở đầu - GV phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học. - HS xoay khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông. - Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc theo địa hình tự nhiên trên sân trường. - HS xoay khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông. 2. Phần cơ bản * Ôn bài thể dục phát triển chung: 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp. Lần 1: GV hô HS thực hiện. Lần 2: Lớp trưởng điều khiển. GV quan sát sửa sai. - HS chơi kết hợp đọc vần điệu. * Trò chơi: Chuyền cầu theo nhóm 2 người - GV nhắc lại cách chơi. - HS tiến hành chơi theo tổ. GV quan sát sửa sai cho HS. 3. Phần kết thúc: - Đi thường theo nhịp 2 hàng dọc và hát. - Tập động tác điều hòa của bài thể dục. - GV cùng HS hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà. 9 Thứ năm ngày 24 tháng 4 năm 2008 Toán ÔN TẬP: CÁC SỐ ĐẾN 10 I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Đếm, viết và so sánh các số trong phạm vi 10. - Đo độ dài các đoạn thẳng. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Vở bài tập toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - HS làm bảng con các phép tính sau theo cột dọc: 45 + 4; 35 + 40; 99 - 36 - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT. Bài 1a: Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. H: Tia số này bắt đầu là vạch mấy? Kết thúc là vạch mấy? - GV hướng dẫn: Bây giờ các con viết lần lượt các số từ 0 đến 10 vào mỗi vạch của tia số - HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu. - GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài. GV, HS nhận xét. - Cả lớp đếm xuôi, đếm ngược từ 0 đến 10. Bài 1b: Điền số thích hợp vào ô trống - Gọi 1 HS nêu yêu cầu. - HS tự làm bài vào vở bài tập. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi 4 HS lên bảng chữa bài. HS, GV nhận xét. - GV củng cố cách điền số cho HS. Bài 2: GV nêu yêu cầu bài: Điền dấu <, >, = vào chỗ chấm. - HS làm bảng con kết hợp giải thích. - HS, GV nhận xét. - GV chốt lại cho HS cách so sánh các số trong phạm vi 10. Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài và đọc các số. - HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu. -GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - HS, GV nhận xét. Bài 4: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - 1 HS khá nêu cách đo đoạn thẳng. - HS tự thực hành đo đoạn thẳng trong vở bài tập. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi lần lượt HS đọc chữa bài và nêu cách đo. - HS, GV nhận xét. - GV củng cố cách đo đoạn thẳng. 10 [...]... dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về làm bài trong vở BT Xem trước bài 33 Thủ công 12 CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ (TIẾT1) I MỤC TIÊU: - HS biết vận dụng được các kiến thức đã học vào bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà” II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Bài mẫu một ngôi nhà trang trí, giấy thủ công, keo dán, bút chì - HS: Bút chì, thước kẻ, một tờ giấy vở học sinh có kẻ ô, giấy thủ công III CÁC HOẠT... 3 Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn học sinh tiết sau mang đầy đủ đồ dùng đi để thực hành “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà” Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2008 Tập đọc SAU CƠN MƯA I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1 HS đọc trơn cả bài Luyện đọc các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, nhởn nhơ, quây quanh, sáng rực Luyện đọc các đoạn tả, chú ý cách ngắt, nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm 13 2 Ôn các vần ây, uây : - Tìm... sáng rực lên) - Gọi 2HS đọc đoạn 2 H: Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào? (H/s: Mẹ gà mừng rỡ nước đọng trong vườn) - GV chốt lại nội dung bài - Gọi 3 HS đọc lại toàn bài GV nhận xét, đánh giá b Luyện nói : - HS đọc yêu cầu của bài trong SGK: Trò chuyện về mưa - Từng cặp trò chuyện với nhau về mưa GV quan sát giúp đỡ các cặp nói đúng chủ đề - Gọi HS luyện nói trước lớp - HS, GV nhận xét, đánh... T cuối bài tập đọc GV kết hợp ghi bảng các từ: mưa rào, râm bụt, nhởn nhơ, quây quanh, sáng rực + GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần (cá nhân, đồng thanh) GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi - Luyện đọc câu: + GV yêu cầu HS đọc nhẩm từng câu GV chú ý giúp đỡ HS yếu + HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu (HS yếu có thể đánh vần rồi đọc trơn) GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS - Luyện đọc đoạn, cả bài: + GV hướng... - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS 2 Bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV treo bài mẫu lên bảng cho HS quan sát - H: Thân nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì? ( H/s: hình chữ nhật, cửa sổ hình vuông) Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn HS thực hành kẻ, cắt ngôi nhà GV vừa hướng dẫn vừa cắt, HS thực hành theo * Kẻ, cắt thân... TIÊU: Giúp HS biết: - Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh - Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Các hình trong bài 32 SGK 11 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Bài cũ: 2 Bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: HS nhận biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình trong... nhà Lạc Long Quân) + Câu hỏi dưới tranh là gì? (HS: Gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào?) - GV cho HS kể lại đoạn 1 GV cho tất cả các đối tượng đều được kể HS lắng nghe và bổ sung GV nhận xét và đánh giá chung - Trước khi HS kể, GV nhắc cả lớp chú ý nghe bạn kể để nhận xét: Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không? Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? Có diễn cảm không? - GV hướng dẫn HS tiếp . TUẦN 32 Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố kỹ. tháng 4 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố các kĩ năng: + Làm tính cộng, trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 100. + So sánh