1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

MA hoạt động mua bán và sát nhập

31 482 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 223,28 KB

Nội dung

Thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập như vậy, các doanh nghiệp không chỉ có thêm một nguồn tài chính đơn thuần mà còn thiết lập được những mối quan hệ đối tác chiến lược, qua đó tăn

Trang 1

Mục lục

Phần mở đầu

I Lý do chọn đề tài:

Trang 2

Hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang thách thức các doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoạt động đầu tư và quản trị doanh nghiệp để tồn tại và phát triển Thương trường

là chiến trường, thất bại của người này có khi là cơ hội của người khác Quy luật trong kinh doanh rất dễ hiểu và đơn giản “phát triển hay là chết” Các công ty đang phát triển

sẽ lấy đi thị phần từ các đối thủ cạnh tranh tạo ra lợi nhuận kinh tế và mang lại thu nhập cho các cổ đông Ngược lại, những công ty không phát triển thường bị phá sản Chính vì vậy, Mua bán và sáp nhập (M&A) trở thành một công cụ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập như vậy, các doanh nghiệp không chỉ có thêm một nguồn tài chính đơn thuần mà còn thiết lập được những mối quan

hệ đối tác chiến lược, qua đó tăng thêm giá trị qua năng lực quản lý, công nghệ và các kênh phân phối sản phẩm Và đây cũng là những yếu tố quan trọng, cần thiết đối với phần đông các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô nhỏ và vừa trước khi tính đến bước tiến mới là trở thành công ty đại chúng

Sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, việc gia nhập WTO của nước ta, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp… là những dấu hiệu thuận lợi thúc đẩy hoạt động M&A Tuy nhiên hoạt động này cũng không gặp ít khó khăn khi thực hiện bởi sự thiếu

rõ ràng trong các quy định pháp luật, thiếu kiến thức về M&A của các doanh ngiệp và hoạt động kém hiệu quả của các bên tư vấn, môi giới… Trong thời gian tới, khi mà Việt Nam đang gia nhập WTO và việc cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô và khả năng cạnh tranh tốt hơn các đối thủ thì M&A có xu hướng ngày càng tăng và đóng vị trí quan trọng trong chiến lược kinh tế của nhà nước

Một lần nữa, ta có thể khẳng định tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của việc

nghiên cứu đề tài “ Thương vụ M&A công cụ giúp doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn

tại Việt Nam”.

II Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Tiến hành phân tích thực trạng hoạt động của thị trường

M&A tại Việt Nam, từ đó rút ra được những giải pháp phù hợp để thực hiện thương vụ M&A giúp doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn

Trang 3

Mục tiêu cụ thể:

- Làm rõ các khái niệm về sáp nhập, hợp nhất, mua lại các phương thức thực hiện thương vụ M&A doanh nghiệp, các lợi ích và hạn chế của hoạt động này

- Làm rõ thực trạng của hoạt động M&A tại Việt Nam, phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp trên Thế giới và Việt Nam

- Đề xuất những giải pháp giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thành công thương vụ sáp nhập, hợp nhất, mua lại

III Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Thương vụ sáp nhập, hợp nhất, mua lại (M&A)

- Không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp tại Việt Nam

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2003 đến năm 2015

IV Đối tượng nghiên cứu:

Thương vụ M&A giúp doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn

V Câu hỏi nghiên cứu:

• Thực trạng của hoạt động M&A tại các doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào?

• Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ M&A tại các doanh nghiệp tại Việt Nam là gì?

• Giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam là gì?

VI Giả thuyết nghiên cứu :

• Hoạt động M&A tại Việt Nam diễn ra chưa thực sự sôi nổi Tuy nhiên, do 1 số yếu tố mà công cụ M&A tại các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều hạn chế, tôc độ tăng trưởng còn thấp và gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp

• Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ M&A: quy mô doanh

nghiệp, kinh nghiệm thương trường, kĩ năng tài chính, yếu tố thị trường, hoạt động của bên trung gian, hệ thống pháp luật,

• Giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A: kiện toàn hệ thống pháp luật, cung cấp và

bổ sung kiến thức cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của bên trung gian

Trang 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP

NHẬP (M&A)

1.1. Thế nào là M&A?

- Thuật ngữ M&A, được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers and Acquisitions

Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ sự sáp nhập và mua bán các doanh nghiệp – một hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư mua lại toàn bộ hoặc một phần đủ lớn tài sản của một cơ

sở sản xuất kinh doanh sẵn có với mục tiêu kiểm soát công ty đó hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau thành công ty mới

- Mua bán doanh nghiệp (Acquisition) được hiểu là việc một công ty mua lại hoặc

thôn tính một công ty khác và không làm ra đời một pháp nhân mới Việc mua lại hoặc

Trang 5

thôn tính cũng có thể được thực hiện bởi chính đội ngũ quản lý hoặc bởi các nhà đầu tư bên ngoài.

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 không có khái niệm mua, bán doanh nghiệp, chỉ có khái niệm hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp Quy định tại Điều 152 và Điều 153.

- Sáp nhập doanh nghiệp (Merger) là việc một hoặc một số công ty (gọi là công ty

bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay một số công ty (gọi là công ty bị hợp nhất)

có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất

Trong thực tế một thương vụ mua lại cũng có thể được xem là sáp nhập nếu như các bên có sự thỏa thuận nhằm mục đích mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cả hai bên Ngược lại, khi mà đối tượng bị mua lại không muốn, thậm chí thực hiện các kỹ thuật tài chính để chống lại thì nó hoàn toàn được coi là một thương vụ mua lại cưỡng bức Để xác định một thương vụ là mua lại hay sáp nhập, cần phải xem xét tính chất hợp tác hay thù địch giữa hai bên Đó chính là cách ban giám đốc, người lao động và cổ đông của công ty bị mua lại nhận thức về mỗi thương vụ

Trong hoạt động M&A, doanh nghiệp mua lại hay nhận sáp nhập còn gọi là doanh nghiệp thôn tính, doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại là doanh nghiệp mục tiêu, là đối tượng trong các vụ sáp nhập hay mua lại

Về bản chất, M&A làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua cắt giảm bộ máy hành chính, mở rộng cơ sở vật chất của nghiên cứu triển khai và mở rộng thị phần Xét về bản chất thì nội dung cốt lõi, không thay đổi của hoạt động M&A là chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp với mục đích tập trung tư bản, mở rộng quy mô doanh nghiệp, trên cơ sở đó thực hiện những mục tiêu chiến lược, sách lược của doanh nghiệp

Trang 6

1.2. Phân loại M&A

Theo UNCTAD (2000) phân loại các hình thức M&A dựa vào chức năng của các công ty thành viên ứng với 3 loại hình:

- M&A theo chiều ngang (horizontal merger): xảy ra giữa những doanh nghiệp có

cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo ra một hãng có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiết kiệm chi phí

- M&A theo chiều dọc (vertical merger): xảy ra giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh

vực kinh doanh, nhưng khác nhau về phân khúc thị trường

Có hai dạng sáp nhập theo chiều dọc là: sáp nhập lùi (backward) và sáp nhập tiến

(forward)

- M&A theo dạng hỗn hợp (conglomerate merger): xảy ra giữa các doanh nghiệp

khác nhau hoàn toàn về lĩnh vực kinh doanh, từ đó tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực Hình thức sáp nhập theo kiểu hỗn hợp này không còn phổ biến trong thời gian gần đây

Ở Việt Nam hiện nay, M&A chủ yếu tập trung theo kiểu sáp nhập theo chiều ngang, các công ty thực hiện M&A như một biện pháp để có được lợi thế cạnh tranh trên

thương trường

Ngoài ra UNCTAD (2011) còn đưa ra cách phân loại theo động cơ gồm 2 loại thân thiện (Friendly) thù nghịch (Hostile)

- M&A theo kiểu thân thiện: là trường hợp ban giám đốc công ty mục tiêu (bị mua

lại) đồng thuận và ủng hộ trong giao dịch mua lại đó (tức không dùng các biện pháp chống lại thương vụ diễn ra)

- M&A theo kiểu thù nghịch: là trường hợp ban giám đốc công ty mục tiêu không

đồng ý và dùng các biện pháp chống thâu tóm

Xét về phân vùng địa lý, M&A có thể chia làm 2 loại là:

- M&A nội địa: là những giao dịch của những công ty trong 1 quốc gia nhất định

(không có việc kết hợp tài sản xuyên biên giới)

Trang 7

- M&A xuyên biên giới: là những giao dịch diễn ra sự trao đổi hoặc kết hợp tài sản

của các công ty không chỉ nằm trong lãnh thổ 1 quốc gia (xuyên biên giới)

1.3. Các phương thức thực hiện M&A

1.3.2 Lôi kéo cổ đông bất mãn

Phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn (Proxy fights) cũng thường được sử dụng trong các thương vụ “thôn tính mang tính thù địch” lẫn nhau Khi một công ty lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua lỗ, có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn

và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty mình Công ty cạnh tranh có thể lợi dụng tình huống này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó

1.3.3 Thương lượng tự nguyện

Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành là hình thức phổ biến trong các vụ sáp nhập “thân thiện” (friendly mergers) Khi hai công ty đều nhận thấy lợi

ích chung tiềm tàng trong thương vụ sáp nhập và những điểm tương đồng giữa hai công

ty (về văn hóa DN, hoặc thị phần, sản phẩm…), người trung gian sẽ xúc tiến để ban quản trị của hai công ty ngồi lại và thương thảo cho một hợp đồng sáp nhập Có không ít trường hợp, chủ sở hữu các công ty nhỏ, thua lỗ hoặc yếu thế trong cuộc cạnh tranh tìm cách rút lui bằng cách bán lại, hoặc tự tìm đến các công ty lớn hơn để đề nghị được sáp nhập nhằm lật ngược tình thế của công ty mình trên thị trường

1.3.4 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Trang 8

Thu gom cổ phiếu là phương thức mà công ty có ý định sáp nhập và mua lại

(M&A) sẽ giải ngân để gom dần cổ phiếu của công ty bị sáp nhập và mua lại (M&A) thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại cổ phiếu của các cổ đông chiến lược hiện hữu Phương pháp này đòi hỏi thời gian, đồng thời nếu thông tin về thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) bị bại lộ, giá của cổ phiếu của công ty bị sáp nhập và mua lại (M&A) có thể tăng cao trên thị trường

Ngược lại, phương thức này nếu được thực hiện dần dần và trôi chảy, công ty nhận sáp nhập và mua lại (M&A) có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây xáo động lớn cho công ty bị sáp nhập và mua lại (M&A), trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với phương thức chào thầu rất nhiều

1.3.5 Mua lại tài sản công ty

Phương thức này gần giống phương thức chào thầu Công ty nhận sáp nhập có thể đơn phương hoặc cùng công ty bị sáp nhập và mua lại (M&A) định giá tài sản của công

ty đó (thường thuê một công ty tư vấn chuyên định giá tài sản độc lập) Sau đó các bên

sẽ tiến hành thương thảo để đưa ra mức giá phù hợp (có thể cao hoặc thấp hơn) Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt và nợ

1.4. Quy trình cơ bản của hoạt động M&A

Quy trình này có thể chia làm 3 bước:

Bước 1: Chuẩn bị giao dịch.

+ Hoạch định chiến lược

Trang 9

+ Kết thúc giao dịch.

Bước 3: Hợp nhất.

+ Các khía cạnh hợp nhất

+ Tiến hành hợp nhất

+ Kiểm soát sau hợp nhất

1.5. Những lợi ích và rủi ro đối với các doanh nghiệp, công ty khi tiến hành các thương vụ M&A

1.5.1 Lợi ích

Tại sao các hoạt động M&A lại trở nên “hấp dẫn” và diễn ra vô cùng mạnh mẽ trên khắp thế giới như vậy? Chắc chắn những lợi ích mà các thương vụ mua lại và sáp nhập đem đến đối với mỗi bên đều không nhỏ Khi tiến hành đầu tư theo kiểu M&A, doanh nghiệp thôn tính được những lợi ích điển hình như:

• Kế hoạch đầu tư được tiến hành nhanh chóng

• Loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh

• Ít rủi ro hơn so với hoạt động đầu tư mới

• Mang lại xung lực mới cho nhà đầu tư Những lợi ích mang đến xung lực cho nhà đầu tư thông qua M&A:

- Cắt giảm nhân lực

- Lợi thế kinh tế nhờ quy mô

- Mua được công nghệ mới

- Thúc đẩy tiếp cận thị trường và khẳng định vị thế trong ngành

Đối với các doanh nghiệp mục tiêu, việc được mua lại hay được sáp nhập cũng mang rất nhiều lợi ích như có thể đứng vững hơn trên thị trường (nhất là những doanh nghiệp đang chịu những sức ép cạnh tranh lớn và đứng trên bờ vực phá sản), tăng quyền lực cạnh tranh cùng sức mạnh thị trường, giải quyết tình trạng thiếu vốn Tuy nhiên, mặc dù đem lại nhiều lợi ích và ngay cả việc mua lại sáp nhập là tất yếu, thì việc tiến hành M&A không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi và thành công, có rất nhiều những khó khăn cũng như rủi ro xung quanh những hoạt động này

Trang 10

Hầu hết các doanh nghiệp được sáp nhập, hợp nhất có quy mô nhỏ, không phải là doanh nghiệp mạnh, số đông là hiệu quả sản xuất, kinh doanh kém, nợ nần nhiều, cơ cấu lao động không hợp lý Sau khi sáp nhập, hợp nhất, doanh nghiệp mới phải xử lý nhiều vấn đề tồn đọng như lỗ, nợ, lao động dôi dư

Sản phẩm của các doanh nghiệp chưa có thương hiệu và chỗ đứng vững trên thị trường; trước khi sáp nhập, hợp nhất, một mình doanh nghiệp cũng nhiều khó khăn để bán được sản phẩm trên thị trường, sau khi sáp nhập, hợp nhất, quy mô sản xuất của doanh nghiệp mới tăng lên theo phép cộng, song năng lực bán hàng không được cải thiện càng làm khó khăn thêm cho sản xuất, kinh doanh

Như một động lực của sự phát triển và là tính tất yếu của mọi vấn đề, những rủi

ro, trở ngại khi tiến hành M&A là không thể tránh khỏi, và nó không hề khiến tính năng động và lợi ích cao của các hoạt động này bị giảm sút Vậy các hoạt động M&A tại Việt Nam trong những năm qua đã diễn ra như thế nào, các doanh nghiệp Việt Nam đã học hỏi được những gì từ các hoạt động M&A lớn nhỏ trong nước, trong khu vực và trên thế giới?

Trang 11

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT

NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Bức tranh tổng thể hoạt động M&A tại Việt Nam

Việt Nam là một thị trường thu hút vốn đầu tư hấp dẫn hơn hết các thị trường mới nổi khác nhau trong khu vực Là một đất nước thuộc bán đảo Đông Dương vùng Đông Nam Á, nằm giữa con đường giao thương quốc tế từ Đông sang Tây và ngược lại - nơi được xem là ngã tư quốc tế Sức hấp dẫn của thị trường M&A tại Việt Nam trong tương lai nằm ở việc nhà đầu tư có thể thâm nhập vào một thị trường với dân số gần 90 triệu người, có thu nhập khả dụng và mức độ đô thị hóa ngày càng tăng, cùng với việc thâm nhập vào các lĩnh vực có tăng trưởng nhanh và sự mở rộng của thị trường nội địa

Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra rất sôi nổi trên thị trường thế giới và Việt Nam Song ở Việt Nam thì hoạt động này còn khá mới mẻ, đang dần hoàn thiện và phát triển thành một thị trường M&A nổi bật của khu vực Giai đoạn 2003-

2013, Việt Nam đã được chứng kiến quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của hoạt động M&A tại Việt Nam Giai đoạn này được đánh giá là làn sóng M&A thứ nhất tại

Trang 12

Việt Nam Giai đoạn 2014 – 2018 được chờ đợi là làn sóng M&A thứ hai của Việt Nam, với động lực từ cơ hội cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn, dòng vốn ngoại và sự trỗi dạy của các tập đoàn tư nhân

2.1.1 Hoạt động M&A Việt Nam từ năm 2003- 2013

Diễn ra trong bối cảnh phát triển và biến động của thị trường chứng khoán, nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc và tồn tại vượt qua khủng hoàng Đồng thời, Việt Nam với môi trường chính trị ổn định, thị trường mới nổi đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế với các lĩnh vực có tiền năm như tiêu dùng, bất động sản, công nghệ thông tin… cũng như các lĩnh vực mở cửa và cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết với các tổ chức và quốc gia khác

Trong giai đoạn 2003 – 2004 là giai đoạn M&A tại Việt Nam bắt đầu với giá trị khoảng vài trăm triệu USD/năm và bắt đầu tăng trưởng liên tục những năm sau đó Tuy nhiên, hoạt động M&A tại Việt Nam tăng trưởng thực sự là từ thời điểm 2008 – 2013 Trong giai đoạn này hoạt động M&A tại Việt Nam tăng trưởng gấp 5 lần về giá trị

thương vụ, từ con số 1.088 tỷ USD lên đến mốc 5.1 tỷ USD vào năm 2012

Hoạt động M&A tại Việt Nam có khởi đầu muộn hơn so với thế giới Tuy nhiên lại gia tăng nhanh chóng về số lượng và giá trị các thương vụ Theo nghiên cứu của PricewaterhousCoopers (PwC), ta có thể nhìn tổng quát hoạt động M&A tại Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 trong giai đoạn làn sóng M&A lần thứ nhất tại Việt Nam như sau:

Năm Tổng giá trị thương vụ

M&A ( triệu USD)

Thay đổi (%)

Tổng số thương

vụ M&A

Thay đổi (%)

Trang 13

2010 1750 54 345 19

Xét về số lượng thương vụ thì các thương vụ liên quan đến các doanh nghiệp nội địa chiếm 77% Hoạt động liên quan đến nhóm doanh nghiệp nội địa diễn ra rất sôi nổi, tuy nhiên do các doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn của nhà nước được tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn chưa nhiều nên giá trị các thương vụ liên quan đến các doanh nghiệp nội địa không lớn, thường có quy mô dưới 10 triệu USD Tuy nhiên, số thương vụ nhiều đã chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động hơn trong hoạt động M&A

Trong tổng số 5,1 tỷ USD giá trị các thương vụ trong năm 2012 tại Việt Nam thì các thương vụ có yếu tố nước ngoài chiếm 66% giá trị Từ đó có thể thấy M&A là kênh quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản và ASEAN với những thương vụ về ngân hàng, bất động sản, tiêu dùng và vật liệu

Tỷ trọng M&A liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước

ngoài, xét về số lượng và giá trị thương vụ

Nguồn: diễn đàn M&A Việt Nam (mavietnamforum.com)

Từ năm 2011-2013 các tập đoàn của Nhật bản có đóng góp nhiều nhất chó thị trường M&A Việt Nam với tổng giá trị thương vụ lên đến 2.5 tỷ USD với xu hướng đầu

tư chủ yếu vào hai ngành hàng tiêu dùng và tài chính – hai lĩnh vực có tốc độ tăng

trưởng nhanh trong những năm gần đây Đển hình như các thương vụ Mizuho mua 15%

cổ phần của Vietconbank, Daio Paper mua cổ phần của Giấy Sài Gòn…

Trang 14

Dòng vốn của ASEAN đến từ các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Indonesia với các thương vụ trong các lĩnh vực vật liệu và hàng tiêu dùng Điển hình như thương

vụ SCG mua lại Prime Group, Simen Grasik mua lại Xi măng Thăng Long…

2.1.2 Đặc điểm M&A tại Việt Nam thời gian qua.

Đầu tiên cần nhấn mạnh vai trò đặc biệt của M&A đối với nền kinh tế Việt Nam Việc chuyển đổi quyền kiểm soát từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác không trực tiếp làm tặng GDP nhưng nó thúc đẩy cho việc doanh nghiệp hoạt động doanh nghiệp hiệu quả hơn từ đó sẽ có ảnh hưởng tích cựu đến tăng trưởng của toàn thế giới

Hoạt động M&A tại Việt Nam mới chỉ có hơn mười năm phát triển nên hiện M&A của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở quy mô giá trị nhỏ và vừa Phần lớn các giao dịch là chuyển nhượng vốn chủ sở hữu bằng cách mua lại cổ phần, tài sản Các thương vụ thâu tóm, hợp nhất còn rất ít do các thương vụ này khá phức tạp đồng thời tại Việt Nam còn thiếu vắng nhiều các tư vấn tài chính chuyên nghiệp

Hiện tại ở Việt Nam ngành, lĩnh vực có hoạt động M&A sôi nổi nhất đó chính là ngành ngân hàng tài chính – ngành được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu Cuối năm

2006 đánh dấu sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam tạo tiền đề to lớn tác động đến hoạt động M&A năm 2007 Đồng thời trong thời kỳ này các công ty lớn trên thị trường chứng khoán đã làm gia tăng mạnh thặng dư vốn cổ phần và lãi chứng khoác

Từ năm 2008-2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới đã khiến ngành tài chính ngân – ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn do chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng việc hợp tác với đối tác nước ngoài vẫn làm cho ngành tài chính – ngân hàng là một trong các lĩnh vực hàng đầu của hoạt động M&A Việt Nam

Cơ cấu tỷ trọng thương vụ M&A tại Việt Nam phân theo ngành năm 2010

( Nguồn: Theo Psi.vn)

Trang 15

Công nghiệp – Năng lượng 8,75 %

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A

2.1.3.1 Nhân tố ngoài doanh nghiệp

Nhân tố bên ngoài góp phần ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập các tổ chức tài chính ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn đầu là các nhân tố thuộc môi trường pháp lý, môi trường kỹ thuật, công nghệ, môi trường kinh tế và môi trường chính trị xã hội của một quốc gia

2.1.3.1.1 Môi trường thể chế, pháp luật

Đối với mọi hoạt động kinh doanh đều nhạy cảm với tình hình chính trị của mỗi quốc gia Các yếu tố về thể chế, pháp luật có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động trong lĩnh vực tài chính trong đó có hoạt động M&A Một nền chính trị ổn định, không có những yếu tố gây xung đột sẽ tạo tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư Các chính sách, qui định, đạo luật liên quan đến hoạt động M&A như luật ngân hàng, luật doanh nghiệp, luật đầu

tư hay luật cạnh tranh nếu được xem xét xây dựng một cách có khoa học, đầy đủ, rành mạch sẽ tạo một khung pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động thâu tóm sáp nhập phát triển

Mặc dù hoạt động mua bán doanh nghiệp, nhượng bán cổ phần thực chất là

việc người mua và người bán tìm đến với nhau và thực hiện thương vụ một cách tự nhiên không chịu sự tác động của các quy định pháp lý Tuy nhiên, hoạt động M&A lại cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể từ để hướng dẫn thực hiện, kết thúc và giải quyết các vấn đề hậu M&A nhằm đảm bảo một thương vụ diễn ra đem lại lợi ích cho tất

Ngày đăng: 16/03/2017, 21:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w