Các kiểu câu phân theo mục đích nói, hành động nói bao gồm câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật. Việc phân loại các kiểu câu giúp các em biết xác định được thông qua từ ngữ và hình thức dấu câu như dấu chấm, dấu hỏi, dấu ba chấm,.. và tác dụng của kiểu câu như dùng để hỏi, dùng để bộc lộ cảm xúc,.. Các em cần giải bài tập nhiều để nâng cao kiến thức chuyên môn của mình, nâng cao được kiến thức ngữ văn 8.
Trang 1CÁC KIỂU CÂU PHÂN THEO MỤC ĐÍCH NÓI, HÀNH ĐỘNG NÓI
A Lý thuyết
Các
kiểu
câu
Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Câu trần thuật
Từ
ngữ
Ai, gì, nào
Sao, tại sao
Đâu, hay
Bao giờ, bao nhiêu
À, ư, hả, chứ (có)…không (đã)…chưa
Hãy, đừng, chớ,
đi, thôi, nào
Ôi, than ôi
Hỡi ơi, chao ơi, trời ơi
Thay
Biết bao, xiết bao
Biết chừng nào
Không có đặc điểm của các kiểu câu:
+ Câu nghi vấn + Câu cầu khiến Câu cảm thán
Dấu
câu
Dấu chấm hỏi Dấu chấm than,
dấu chấm
Dấu chấm than Dấu chấm, dấu
chấm than, dấu chấm lửng
Chức
năng
Dùng để hỏi Dùng để:
+ Ra lệnh + Yêu cầu, đề nghị
+ Khuyên bảo
Dùng để:
+ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc
Dùng để:
+ Kể, thông báo, nhận định, miêu tả
+ Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc
B Bài tập
I Xác định các kiểu câu trong các câu sau đây và gạch chân dưới các từ ngữ nhận biết các kiểu câu đó
1 An hỏi:
- Bạn là ai ?
2 Bạn định làm gì vào ngày mai ?
3 Tại sao bạn chưa làm bài tập về nhà ?
4 Bao giờ bạn đi học trở lại ?
Trang 25 Cô giáo hỏi:
- Bao nhiêu bạn có đem sách giáo khoa ?
6 Mẹ hỏi:
- Con về rồi à ?
7 Bạn có bút không ?
8 Em đã làm vệ sinh lớp chưa ?
9 Bạn đừng làm vậy chứ ?
10 Em đừng khóc nữa !
11 Con hãy dọn dẹp phong đi !
12 Em về đi
13 Tớ chỉ đùa thôi
14 Ôi ! Khổ quá
15 Chao ôi ! Bọn chúng thật độc ác
16 Tôi thương mẹ tôi biết bao !
17 Bà nuông chiều tôi biết chừng nào !
18 Thương thay Hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào ngơi
19 Tôi nói Phương : Bạn cứ vào trong nhà mình chơi
20 Mẹ nói:
- Bố về rồi con đi dọn cơm cho bố
II Xác định các kiểu câu được in đậm trong các đoạn hội thoại sau
1 Người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ ? Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên ?
– Ôi chao ! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về Biết có nuôi nổi nhau sống qua được các
thì này không ?
Hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân:
- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết !
(Trích vợ nhặt – Kim Lân)
Trang 31 “Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi Bắt đầu hắn chửi
trời Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng
nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!” Không ai lên tiếng cả Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức
chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn Nhưng cũng
không ai ra điều Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết
đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế
mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng
vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà
trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… ”
( Trích Chí Phèo- Nam Cao)
III Cho biết các câu nghi vấn sau đây được dùng dưới mục đích của kiểu câu gì ? Gạch chân dưới dấu hiệu em cho thuộc kiểu câu đó.
1 Em đừng khóc chứ ?
2 Lớp trưởng gắt:
- Cả lớp bao nhiêu bạn muốn về hả ?
3 Mẹ hỏi tôi đầy nghi ngờ:
- Con ăn rồi ư ?
I Xác định các kiểu câu trong các câu sau đây và gạch chân dưới các từ ngữ nhận biết các kiểu câu đó
1 An hỏi:
- Bạn là ai ?
2 Bạn định làm gì vào ngày mai ?
3 Tại sao bạn chưa làm bài tập về nhà ?
4 Bao giờ bạn đi học trở lại ?
5 Cô giáo hỏi:
Trang 4- Bao nhiêu bạn có đem sách giáo khoa ?
6 Mẹ hỏi:
- Con về rồi à ?
7 Bạn có bút không ?
8 Em đã làm vệ sinh lớp chưa ?
9 Bạn đừng làm vậy chứ ?
10 Em đừng khóc nữa !
11 Con hãy dọn dẹp phong đi !
12 Em về đi
13 Tớ chỉ đùa thôi.
14 Ôi ! Khổ quá
15 Chao ôi ! Bọn chúng thật độc ác
16 Tôi thương mẹ tôi biết bao !
17 Bà nuông chiều tôi biết chừng nào !
18 Thương thay Hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào ngơi
19 Tôi nói Phương : Bạn cứ vào trong nhà mình chơi
20 Mẹ nói:
- Bố về rồi con đi dọn cơm cho bố
Đáp án:
- Câu 1 đến câu 9: Câu nghi vấn
- Câu 10 đến câu 13: Câu cầu khiến
- Câu 14 đến câu 18: Câu cảm thán
- Còn lại: Câu trần thuật
II Xác định các kiểu câu được in đậm trong các đoạn hội thoại và đoạn văn sau
1. Người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ ? Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên ?
– Ôi chao ! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về Biết có nuôi nổi nhau sống qua được các
thì này không ?
Trang 5Hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân:
- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết !
(Trích vợ nhặt – Kim Lân)
Đáp án:
- Ai đấy nhỉ ? Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên ?: Câu nghi vấn
– Ôi chao ! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về : Câu cảm thán
2 “Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi Bắt đầu hắn chửi
trời Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng
nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!” Không ai lên tiếng cả Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức
chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn Nhưng cũng
không ai ra điều Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết
đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế
mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng
vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà
trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… ”
( Trích Chí Phèo- Nam Cao)
Đáp án:
- Hắn vừa đi vừa chửi : Câu trần thuật
- Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!: Câu cảm thán
- Mẹ kiếp!: câu cảm thán
- Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại
đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?: Câu nghi vấn
- Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo?: Câu nghi vấn
Trang 6III Cho biết các câu nghi vấn sau đây được dùng dưới mục đích của kiểu câu gì ? Gạch chân dưới dấu hiệu em cho thuộc kiểu câu đó.
1 Em đừng khóc chứ ?
- Mục đích: câu cầu khiến
2 Lớp trưởng gắt:
- Cả lớp bao nhiêu bạn muốn về hả ?
- Mục đích: Câu cảm thán