Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, để xây dựng nên chúng cần một lượng vốn dồi dào, lớn mà thời gian thu hồi lại lâu, trong khi đơn vị thực hiện thi công không được trả trước toàn bộ số tiền đã sản xuất ra sản phẩm đó mà vốn chỉ được cấp một phần theo tiến độ, một phần kinh phí còn lại do nhà thầu tự ứng. Vì vậy, nguồn vốn kinh doanh của các công ty xây dựng thường phải tương đối lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu vốn cho thi công trong suốt thời gian trước khi công trình được quyết toán. Do vậy, năng lực tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh cạnh của công ty. Ta có thể theo dõi vốn của công ty theo nội dung và nguồn vốn qua một số năm như sau:
Bảng 2.4: Tình hình đảm bảo vốn kinh doanh của Lanmak (2007-2009)
Đơn vị: Đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng tài sản 25.802.088.55 5 57.654.853.375 284.438.502.562 2 Tài sản ngắn hạn 24.942.184.938 51.288.315.429 237.897.643.432 3 Tài sản dài hạn 859.903.617 6.366.437.846 46.540.859.130 4 Nguồn vốn 25.802.088.55 5 57.654.853.375 284.438.502.562 5 Tổng nợ phải trả 23.219.110.634 54.725.359.242 238.308.848.850 6 Nợ ngắn hạn 20.605.572.24 0 48.553.930.670 213.756.542.714
7 Vốn chủ sở hữu 2.582.977.920 2.929.494.133 46.129.653.612
Nguồn: Phòng kế toán- tài chính
Theo bảng trên thì tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2007-2009 đã tăng lên năm 2007 tổng nguồn vốn của công ty là 25.802.088.555 đồng năm 2008 quy mô vốn của doanh nghiệp đã tăng lên gấp hơn 2 lần năm 2007 (57.654.853.375 đồng), đến năm 2009 thì quy mô vốn của doanh nghiệp tăng lên 284.438.502.562. Sự tăng lên nhanh chóng về quy mô vốn là do doanh nghiệp là đơn vị mới thành lập do đó cần huy động nguồn vốn bổ sung cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trang bị thiết bị máy móc; tháng 07/2009 Chi nhánh phía Bắc – Tổng công ty xây dựng Hà Nội sát nhập với công ty.
Bảng 2.5: phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn T T Chỉ tiêu Năm 2007 Nắm 2008 Năm 2009 1 Hệ số nợ/tài sản(%) 90 94,91 83.8 2 Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu 8,9 18,68 4,16 3 Tỉ trọng vốn lưu động so với tổng vốn(%) 96 88 83 4 Tỉ trọng vốn cố định so với tổng vốn(%) 4 12 17
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Mức độ độc lập tự chủ về tài chính của công ty đã tăng lên, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Qua 3 năm ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 chiếm khoảng 10% đến năm 2009 tăng lên và chiếm khoảng 16,2% . Sở dĩ, tỷ số này tăng lên là do công ty đã tiến hành huy động nguồn
vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, huy động những đồng tiền nhàn dỗi công nhân viên trong công ty mua cổ phần.
Khả năng cân đối vốn thể hiện thông qua tỉ số nợ trên tổng tài sản. Qua 3 năm qua tỷ số này đã giảm xuống năm 2007 chiếm khoảng 90% đến năm 2009 đã giảm xuống còn hơn 80% nhưng vẫn ở mức cao so với mức an toàn mà chuyên gia kinh tế nhận định là 40%. Tỷ số nợ của công ty giảm qua các năm cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp qua các năm đã tăng lên song vẫn ở mức cao tạo cho công ty gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng nhưng nó có phần hạn chế là chưa đảm bảo khả năng thanh toán công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi gặp rủi ro. Có thể nói mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ công ty đã tích cực trả các khoản nợ.
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cho biết mối quan hệ giữa các nguồn vốn của công ty trong việc hình thành các tài sản. Qua 3 năm qua từ 2007- 2009 hệ số nợ so với tổng vốn chủ sở hữu của công ty đã giảm xuống từ 8,9 năm 2007 xuống còn 5,2 năm 2009 nhưng còn cao hơn mức trung bình ngành(2,5). Sự bị động đó khiến công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các nguồn vốn vay hình thành nên tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Về nguồn vốn qua bảng trên ta thấy tỉ trọng vốn lưu động của công ty năm 2007 là 96% trên tổng vốn; năm 2008 giảm xuống ở mức đạt tới 88% so với tổng vốn, năm 2009 là 83% so với tổng vốn. Tỉ trọng vốn lưu động trên tổng vốn năm 2009 giảm so với năm 2008 cho thấy năm 2009 công ty ít bị chiếm dụng vốn hơn so với năm 2008. Tuy nhiên tỷ trọng vốn lưu động như vậy là rất cao, chứng tỏ các khoản phải thu của công ty là lớn và công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn.Việc thu hồi vốn chậm cho thấy công ty đã phải chịu áp lực tài chính khá nặng nề. Đây có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty. Do công ty
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên việc ứ đọng vốn là không thể tránh khỏi vì tiền chỉ có thể thu về khi hoàn thành công trình và bàn giao. Mặt khác những công trình mà công ty đang thực hiện là những công trình đòi hỏi mức đầu tư lớn thời gian thi công dài thường là vài năm nên việc thu hồi được tiền vốn của công ty sẽ gặp khó khăn.
Năng lực tài chính của bất kì doanh nghiệp nào được gắn với vốn – yếu tố cơ bản và là một đầu vào của doanh nghiệp. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: mua sắmvật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm máy móc thiết bị công nghệ, hiện đại hóa tổ chức quản lý… Như vậy để nâng cao năng lực tài chính, công ty cần củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới nhiều hình thức như vay ngắn hạn, vay dài hạn, huy động phát hành cổ phiếu, chiếm dụng doanh nghiệp khác… Đồng thời, một điều quan trọng là công ty phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và với những người cho vay vốn.
Nhìn một cách tổng thể thì trong những năm gần đây tình hình tài chính của công ty có sự biến động qua mỗi năm nhưng vẫn đảm bảo được khả năng tài chính. Một số chỉ tiêu có chiều hướng tốt trong những năm gần đây, không tồn đọng nợ xấu. Vì thế, tuy việc sản xuất kinh doanh có phụ thuộc nhiều vào vốn vay nhưng với uy tín và năng lực sản xuất của mình công ty luôn tin tưởng và đảm bảo được độ ổn định về vốn từ nguồn tín dụng như: chiếm dụng của khách hàng, nhà cung cấp, hợp đồng vốn vay tín dụng của ngân hàng.