Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak (Trang 48 - 51)

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện kết quả thu được so với chi phí bỏ ra. Chỉ số về khả năng sinh lãi của công ty phản ánh một cách tổng hợp nhât hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của công ty. Chỉ tiêu này thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.12: Hiệu quả hoạt động của công ty Lanmak 2007-2009 Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu Đồng 12.622.755.587 69.571.732.422 72.827.451.213 Lợi nhuận Đồng 42.894.958 377.216.212 1.943.029.597

ROE % 1,66 1,29 4,2

ROA % 0,17 0,65 0,68

TNST/DT % 0,34 0,47 2,67

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Từ số liệu bảng trên ta thấy, mức lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2007-2009 lần lượt là 42.894.958 đồng; 377.216.212 đồng; và 1.943.029.592 đồng. Điều đáng nói ở đây, tuy mới thành lập nhưng 3 năm qua công ty luôn vượt mức kế hoạch về doanh thu đề ra, năm 2007 vượt mức 3%, kế hoạch, năm 2008 vượt mức 4,9% kế hoạch, năm 2009 vượt 10% kế hoạch.

Bên cạnh đó, từ bảng số liệu ta cũng thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2007 là 0,34% trong một trăm đồng doanh thu thì số lợi nhuận sau thuế là 0,34 đồng; thì đến năm 2008 con số này là 0,67% trong một trăm đồng doanh thu số lợi nhuận sau thuế là 0,67 đồng và năm 2009 tăng lên 2,67% trong một trăm đồng doanh thu số lợi nhuận sau thuế là 2,67 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên nếu đem so sánh chỉ số này với chỉ tỷ suất lợi nhuận/doanh thu trung bình của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung năm 2005 là 5,4% thì vẫn đạt ở mức thấp. Công ty cần cố gắng hơn nữa để nâng cao hoạt động kinh doanh.

Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số sinh lời của tài sản có sự tăng qua các năm(ROA). Đến năm năm 2009 giá trị của ROE đạt 4,2%; ROA đạt 0,68%. Điều đó có nghĩa là cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 0,042 đồng lợi nhuận và cứ một đồng tài sản thì tạo ra 0,0068 đồng lợi nhuận. Doanh lợi của vốn chủ sở hữu, doanh lợi của tài sản tăng qua các năm nhưng thấp hơn so với chỉ tiêu trung bình ngành là hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu là 16,19% và chỉ tiêu trung bình ngành của hệ số sinh lời trên tài sản là 3,64%.

Nguyên nhân là việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa có hiệu quả còn nhiều bất cập. Năng lực tài chính yếu kém, công ty chưa tự chủ về mặt tài chính, mức độ tỷ trọng vốn chủ sở hữu có tăng lên trong những năm qua nhưng vẫn chiếm tỉ lệ thấp năm 2009 khoảng 16,2%, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chiếm 83,8%. Tình hình nay khiến công ty phụ thuộc vào bên ngoài và không chủ động trong việc tham gia dự án lớn. Việc huy động vốn bằng nhiều phương thức là yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực tài chính của công ty. Năng lực máy móc thiết bị yếu kém, hiệu quả quản lý dự án chưa cao. Cách quản lý hiện nay của công ty là thực hiện giao khoán cho các đội thi công. Với cách quản lý như vậy thì chất lượng và

tiến độ dự án phụ thuộc nhiều vào năng lực quản lý đội thi công. Tuy nhiên trình độ các cán bộ quản lý các đội chưa tốt khiến cho một số dự án chất lượng và tiến độ thi công chưa được đảm bảo. Do đó trong những năm tới công ty phải có những biện pháp sử dụng tài sản, nguồn vốn của mình hiệu quả hơn, nâng cao năng lực máy móc công nghệ.

2.3.3 Uy tín, danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp

Uy tín trong kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí giao dịch, nuôi dưỡng các mối quan hệ. Mặc dù mới thành lập những năm gần đây nhưng công ty đã tạo được lòng tin với các đối tác, nhà cung ứng, khách hàng… nhờ vào những công trình đạt chất lượng , khả năng chi trả các khoản nợ, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng qua các năm.

Nhờ uy tín thương hiệu công ty đã được sự đảm bảo cung cấp tín dụng của Ngân hàng quốc tế VIBank, ngân hàng đầu tư phát triển đảm bảo cung cấp cho các gói thầu. Việc sát nhập Chi nhánh khu vực phía Băc- của tổng công ty xây dựng Hà Nội vào Công ty Lanmak tạo cho công ty gia tăng giá trị thương hiệu 500 triệu đồng đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Công ty được nhận sự hỗ trợ của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong việc liên doanh liên kết tham gia vào các dự án mà tổng công ty xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư.

Nhờ uy tín thương hiệu mà công ty đã nhận được hợp đồng từ nhiều đôi tác: công ty xi măng Thăng Long, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, công ty SSG, công ty xi măng Nghi Sơn, Công ty bất động sản Viettel…

Tuy nhiên năng lực marketing của công ty yếu, công ty chưa có bộ phận làm marketing riêng mà việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty thực hiện thông qua bộ phận đấu thầu. Chính vì vậy mà khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường đặc biệt là nhu cầu thị trường trong dài hạn còn yếu kém. Sàn giao dịch bất động sản đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt do công ty còn

thiếu các nguồn lực. Trong những năm tới công ty cần đẩy mạnh các hoạt động để nâng cao uy tín, danh tiếng thương hiệu của công ty.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LANMAK

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w