Nhóm các điều kiện vi mô

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak (Trang 39 - 75)

 Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ

Thực hiện chương trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cùng với sự tiến bộ của đời sống nhân dân. Điều này làm cho hoạt động xây dựng tại Việt Nam những năm gần đây rất sôi động và đa dạng ở nhiều lĩnh vực như xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, giao thông đô thị, cầu cống… đã tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung và cho công ty nói riêng. Hiện nay trên thị trường xây dựng xuất hiện nhiều công ty, tổng công ty, tập đoàn.

Trong ngành xây dựng công ty Lanmak gặp rất nhiều trở ngại do đây là ngành mà có rất nhiều công ty tham gia và sức cạnh tranh của họ cũng rất lớn về mặt nhân lực, tài chính cũng như kinh nghiệm trong thi công xây lắp. Các

đối thủ cạnh tranh của công ty không những là các tổng công ty lớn: Tổng công ty Sông Đà; Tổng công ty Vinaconex; Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Lũng Lô; Tổng công ty xây dựng Thăng Long… Và một số công ty khác như: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thanh Nam, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Licogi 18, công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng…

Sự xuất hiện hay mất đi mỗi đối thủ cạnh tranh cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới doanh nghiệp cùng ngành vì thế phân tích đối thủ cạnh tranh là việc rất quan trọng.

- Tổng công ty xây dựng Sông Đà: có thế mạnh và uy tín trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.

Hạn chế: bộ máy cồng kềnh, quản lý kém hiệu quả.

- Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Lũng Lô, Tràng An: có kinh nghiệm trong việc thi công các công trình có tính chất đặc biệt, các công trình an ninh quôc phòng. Đồng thời công ty này còn có sức mạnh về huy động nguồn nhân lực. Điểm yếu: việc quản lý chưa đạt hiệu quả, ngành nghề không đa dạng.

Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty vừa và nhỏ hoạt động trong ngành xây dựng Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn có sự tham gia của các công ty nước ngoài có uy tín lớn, có tiềm lực về tài chính, công nghệ, tổ chức quản lý, kinh nghiệm.

So sánh mối tương quan giữa công ty với các đối thủ cạnh tranh thì mỗi công ty đều có những lợi thế và điểm yếu riêng. Những tập đoàn lớn mạnh thì có thế mạnh về vốn lớn, thị trường rộng khắp, máy móc thiết bị hiện đại, có uy tín. Chính vì các đối thủ cạnh tranh của công ty khá mạnh mà công ty là doanh nghiệp mới tham gia thị trường xây dựng nên gặp nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: lợi nhuận thấp, thị phần nhỏ.

Sau đây chúng ta đi phân tích các kết quả hoạt động kinh doanh của một số đối thủ cạnh tranh với công ty Lanmak năm 2009.

Bảng 2.9: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 với một số đối thủ cạnh tranh

Đơn vị: triệu đồng Công ty Tổng DT (1) LN sau thuế (2) Doanh lợi DT(%) (3)=(2)/(1)*100%

Công ty CP đầu tư và

xây dựng Thành Nam 289.773 10.667 3,68

Công ty CP xây dựng

Sông Hồng 323.661 40.392 12,48

Công ty Lanmak 72.827 1.943 2,67

Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty Qua bảng số liệu trên và biểu đồ ta thấy năm 2009 so với các đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty còn thấp. Nguyên nhân do công ty phải bỏ rất nhiều chi phí đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, phần khác công ty mới tham gia vào ngành xây dựng nên các gặp khó khăn trong tìm kiếm đối tác vì uy tín, thương hiệu của công ty thấp hơn các đối thủ.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố giảm lợi nhuận của công ty do họ đưa vào khai thác công nghệ mới, hoặc nhiều nguồn lực lớn hơn mà đối thủ cạnh tranh hiện tại không có.

Mặc dù, để tham gia thị trường xây dựng đòi hỏi yêu cầu vốn lớn nhưng trước sự hấp dẫn phát triển của ngành xây dựng Nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với đó quá trình đô thị hóa ngày càng đòi hỏi phát triển các khu công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cuộc sống. Hàng năm có rất nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào ngành xây dựng, tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa, xu hướng quốc tế hóa và sự cởi mở của chính sách sẽ có không ít các doanh nghiệp mới không chỉ là các doanh nghiệp Việt Nam mà còn các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào ngành xây dựng.

Hiện nay, các công ty nước ngoài thâm nhập vào thì trường Việt Nam theo các cách như: mở văn phòng đại diện ỏ Viêt Nam, hoặc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam tiến tới hình thành các liên doanh. Bên cạnh đó là sự lớn mạnh của các công ty địa phương, các công ty này tuy chưa thể chiếm lĩnh thị phần so với các công ty lớn nhưng lại có lợi thế khu vực. Sự gia nhập và xuất hiện mới làm tăng tính chất và quy mô cạnh tranh.

 Tác động của nhà cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp Nguyên vật liệu đầu vào:

Tùy vào từng loại công trình và những yêu cầu cụ thể của sản phẩm xây dựng mà việc cung cấp các danh mục các loại nguyên vật liệu và thời gian cung ứng theo tiến độ công trình là khác nhau. Tuy nhiên, có yêu cầu chung với tất cả là phải tuân thủ theo nguyên tắc:

- Đủ số lượng

- Chất lượng đảm bảo tốt theo tiêu chuẩn đã quy định, theo yêu cầu kĩ thuật hoặc theo yêu cầu đặc biệt.

- Đảm bảo thời gian cung ứng kịp thời để công trình diễn ra theo đúng tiến độ

Các vật tư đều có chứng chỉ chất lượng kèm theo cam kết cung cấp của các nhà cung ứng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do công ty luôn làm ăn theo hợp đồng, quan hệ hợp tác uy tín nên được nhà cung cấp tạo điều kiện và thường xuyên có được các ưu đãi. Điều này sẽ đảm bảo tốt đầu vào và có được lợi thế về giá cả, chất lượng tạo ra lợi thế trong cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Việc lựa chọn vật tư, vật liệu cho xây lắp phải tuân thủ theo quy định rất ngặt nghèo. Nguyên liệu là yếu tố quan trọng và chủ yếu tới thực thể công trình. Một công trình có đạt được chất lượng tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu sử dụng nguyên vật liệu nên đây là vấn đề luôn được công ty cân nhắc. Một số nhà cung cấp chính nguyên vật liêu, thiết bị đầu vào cho công ty là: công ty cổ phần thương mại sản xuất be tông Cổ Loa, công ty cổ phần bê tông Hà Nội, công ty xi măng Nghi Sơn, công ty gang thép Thái Nguyên…

Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên: được thành lập năm 1959, chuyên sản xuất phôi thép và thép cán. Là vùng nguyên liệu thép lớn nhất Việt Nam và công ty luôn đảm bảo việc cung cấp thép đa dạng về chủng loại, xuất xứ rõ ràng, chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo với giá cả hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty xi măng Nghi Sơn: được thành lập năm 1995 là công ty liên doanh giữa Tổng công ty xi măng Việt Nam và tập đoàn xi măng Taiheiyo và công ty vật liệu Misubishi – những tập đoàn đa quốc gia có uy tín của Nhật Bản. Nhà máy là dự án đầu tư lớn nhất của Nhật Bản tại Việt Nam. Chất lượng xi măng được thiết kế sử dụng những kiến thức toàn diện và mới nhất.

Công ty luôn phấn đấu xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược và lâu dài với các nhà cung ứng. Mối quan hệ đó vừa đáp ứng những lợi ích chung của đơn vị sản xuất và các nhà cung ứng, vừa đem lại lợi ích cho khách hàng của Xi măng Nghi Sơn theo phương châm "Hợp tác để cùng Phát triển"

Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội: được thành lập năm 1961, Công ty đã cung cấp hàng trăm ngàn m3 các sản phẩm bê tông, tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng trên khắp mọi miền của Tổ quốc Việt Nam, tạo lập được những thành công đáng kể cùng sự tin tưởng hợp tác của các đối tác trong và ngoài nước. Ngoài các mặt hàng truyền thống: cột điện li tâm, ống nước li tâm, ống cống rung đứng, cọc móng bê tông cốt thép, cọc li tâm dự ứng lực, bê tông thương phẩm… Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ, cải tiến máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kinh doanh.

Để thực hiện được dự án ngoài nhà cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào, các thiết bị ra thì cần đến nhà cung cấp tài chính phục vụ cho việc thi công xây lắp. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp các công trình và kinh doanh bất động sản nên thời gian thi công kéo dài, giá trị dự án lớn, chu kì kinh doanh dài( 2-3 năm) nên việc ứ đọng vốn là hết sức bình thường. Nên vai trò của nhà cung cấp tài chính có ý nghĩa rất lớn, tạo điều kiện để công ty tham gia đấu thầu, thi công, đầu tư các dự án. Trong thời gian qua công ty Lanmak được Ngân hàng Quốc tế VIBank, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đảm bảo cung cấp tín dụng cho các gói thầu.

Công ty còn liên kết với các trường đào tạo, tổ chức cung ứng nguồn nhân lực uy tín để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao về làm việc tại công ty: Đại học xây dựng Hà Nội, Đại học giao thông vận tải, Đại học kiến trúc Hà Nội…

Nói tóm lại là nhà cung cấp có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của các yếu tố đầu vào và ảnh hưởng đến giá thành của công trình, dự án. Do đó để giảm chi phí đến mức thấp nhất công ty cần thiết lập với các nhà cung cấp mối quan hệ bền vững để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật

2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Lanmak

Trong những năm qua, mặc dù công ty chưa lớn mạnh nhưng công ty Lanmak đã đạt được những thành tích đáng kể. Với sự cố gắng nỗ lực của mình công ty luôn tận dụng các cơ hội, khẳng định thương hiệu Lanmak…để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Bảng 2.10: Bảng tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty

Đơn vị: lần

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ ngắn hạn/Nợ dài hạn 3,96 7,87 8,7

Khả năng thanh toán hiện hành 1,21 1,17 1.11

Khả năng thanh toán nhanh 1,09 1,03 1,01

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 14,67 10,93 8,9 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,5 1,2 0,25

Nguồn: phòng kế toán tài chính

Khả năng thanh toán là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn cho công ty. Khả năng thanh toán của công ty vừa phải khi đó sẽ đáp ứng nhu cầu cho các khoản công nợ, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí. Khả năng thanh toán của công ty quá thấp kéo dài sẽ dẫn đến công ty bị giải thể hoặc phá sản. Khả năng thanh toán của công ty quá cao có thể dẫn tới tiền mặt, hàng dự trữ nhiều, khi đó hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Trong những năm qua hệ số thanh toán hiện tại của công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ khả năng thanh toán, tình hình của công ty khả quan tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên so với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành thì công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả, bởi hệ số khả năng thanh toán hiện tại của công ty chưa đạt mức trung bình ngành là 1,36 và giảm dần qua các năm. Điều đó có nghĩa là so với một số đối thủ trong cùng ngành, công ty vẫn chưa đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (bao gồm: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải trả tiền vay…) và mức dự trữ năm nay cao hơn năm trước có thể do sản xuất tăng. Để tình hình tài chính được ổn định công ty phải chú trọng đến các khoản công nợ trước mắt, đảm bảo hoạt động kinh doanh được an toàn…

Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2009 thấp hơn so với năm trước và thấp hơn so với mức trung bình ngành 1,21. Nguyên nhân do mức dự trữ của công ty tăng lên đáng kể nhưng thấp hơn tốc độ tăng các khoản nợ ngắn hạn. Trong khi đó tiền thay đổi ít, các khoản phải thu gia tăng phần nào.

Qua bảng trên ta thấy tỷ số nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn của công ty qua các năm đều tăng và là lớn nhưng khả năng thanh toán của công ty lớn hơn 1 nên khoản nợ ngắn hạn lớn không đáng lo ngại vì doanh nghiệp vẫn có khả năng có thể thanh toán được.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty qua các năm đều giảm năm 2007 một đồng tài sản cố định tạo ra được 14,67 đồng doanh thu nhưng đến năm 2008 giảm chỉ còn 10,93 đồng và đến năm 2009 thì con số này tiếp tục giảm chỉ ở mức 8,9 đồng. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu này qua các năm có sự biến đổi không ổn định năm 2008 chỉ tiêu này tăng lên nhưng đến năm

2009 thì chỉ tiêu giảm xuống thấp hơn so với năm 2007. Điều này chứng tỏ hiệu sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp thấp. Doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện tình hinh trên.

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Lanmak2.3.1 Thị phần của công ty2.3.1 Thị phần của công ty 2.3.1 Thị phần của công ty

Với sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên, người lao động giá trị doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng và vượt kế hoạch đề ra. Từ những kết quả đó công ty đã xác lập được một vị trí đáng kể trong ngành xây dựng, tăng thị phần của công ty trong ngành xây dựng. Căn cứ xác định thị phần của công ty đối với hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là doanh số bán ra hoặc doanh số mua vào đối với hàng hóa dịch vụ đó của công ty trên thị trường liên quan. Trong tổng doanh thu của công ty Lanmak những năm qua thì chủ yếu là doanh thu của hoạt động xây lắp, hoạt động đầu tư các dự án vẫn chưa tiến hành triển khai thực hiện. Do đó để biết được thị phần của công ty trong thị trường xây dựng ta sẽ tiến hành so sánh doanh thu của công ty với các đối thủ cạnh tranh trong khối xây lắp.

Bảng 2.11: So sánh thị phần của công ty với các đối thủ cạnh tranh

Đơn vị: %

Công ty Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

Thành Nam 0,33 0,34 0,55

Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng 0,54 0,55 0,69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty Lanmak 0,03 0,15 0,14

Công ty khác 99,1 98,96 98,62

Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty

Qua bảng số liệu ta thấy so với các đối thủ cạnh tranh thì thị phần của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak (Trang 39 - 75)