Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Lanmak

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak (Trang 47)

2.3.1 Thị phần của công ty

Với sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên, người lao động giá trị doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng và vượt kế hoạch đề ra. Từ những kết quả đó công ty đã xác lập được một vị trí đáng kể trong ngành xây dựng, tăng thị phần của công ty trong ngành xây dựng. Căn cứ xác định thị phần của công ty đối với hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là doanh số bán ra hoặc doanh số mua vào đối với hàng hóa dịch vụ đó của công ty trên thị trường liên quan. Trong tổng doanh thu của công ty Lanmak những năm qua thì chủ yếu là doanh thu của hoạt động xây lắp, hoạt động đầu tư các dự án vẫn chưa tiến hành triển khai thực hiện. Do đó để biết được thị phần của công ty trong thị trường xây dựng ta sẽ tiến hành so sánh doanh thu của công ty với các đối thủ cạnh tranh trong khối xây lắp.

Bảng 2.11: So sánh thị phần của công ty với các đối thủ cạnh tranh

Đơn vị: %

Công ty Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

Thành Nam 0,33 0,34 0,55

Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng 0,54 0,55 0,69

Công ty Lanmak 0,03 0,15 0,14

Công ty khác 99,1 98,96 98,62

Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty

Qua bảng số liệu ta thấy so với các đối thủ cạnh tranh thì thị phần của công ty trên thị trường là thấp đến năm 2009 thị phần của công ty chiếm 0,14% thị trường. Trong những năm qua thị phần của công ty chiếm một tỷ trọng nhỏ trong ngành xây dựng mà so với một số đối thủ thì thị phần của

công ty nhỏ hơn các đối thủ rất nhiều như năm 2009 công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thanh Nam thì thị phần công ty Lanmak bằng khoảng 25% công ty Thành Nam và thì phần Lanmak bằng khoảng 20% thị phần công ty cổ phần Sông Hồng. Mặc dù công ty có sự cố gắng nhưng kết quả chưa cao, thị phần của công ty có sự biến đổi bất thường qua các năm: năm 2008 tăng 0,12% so với năm 2007, năm 2009 thì giảm 0,1% so với năm 2008. Nguyên nhân là do các đối thủ cạnh tranh có sức mạnh về tài chính, nhân lực và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.

2.3.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện kết quả thu được so với chi phí bỏ ra. Chỉ số về khả năng sinh lãi của công ty phản ánh một cách tổng hợp nhât hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của công ty. Chỉ tiêu này thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.12: Hiệu quả hoạt động của công ty Lanmak 2007-2009 Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu Đồng 12.622.755.587 69.571.732.422 72.827.451.213 Lợi nhuận Đồng 42.894.958 377.216.212 1.943.029.597

ROE % 1,66 1,29 4,2

ROA % 0,17 0,65 0,68

TNST/DT % 0,34 0,47 2,67

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Từ số liệu bảng trên ta thấy, mức lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2007-2009 lần lượt là 42.894.958 đồng; 377.216.212 đồng; và 1.943.029.592 đồng. Điều đáng nói ở đây, tuy mới thành lập nhưng 3 năm qua công ty luôn vượt mức kế hoạch về doanh thu đề ra, năm 2007 vượt mức 3%, kế hoạch, năm 2008 vượt mức 4,9% kế hoạch, năm 2009 vượt 10% kế hoạch.

Bên cạnh đó, từ bảng số liệu ta cũng thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2007 là 0,34% trong một trăm đồng doanh thu thì số lợi nhuận sau thuế là 0,34 đồng; thì đến năm 2008 con số này là 0,67% trong một trăm đồng doanh thu số lợi nhuận sau thuế là 0,67 đồng và năm 2009 tăng lên 2,67% trong một trăm đồng doanh thu số lợi nhuận sau thuế là 2,67 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên nếu đem so sánh chỉ số này với chỉ tỷ suất lợi nhuận/doanh thu trung bình của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung năm 2005 là 5,4% thì vẫn đạt ở mức thấp. Công ty cần cố gắng hơn nữa để nâng cao hoạt động kinh doanh.

Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số sinh lời của tài sản có sự tăng qua các năm(ROA). Đến năm năm 2009 giá trị của ROE đạt 4,2%; ROA đạt 0,68%. Điều đó có nghĩa là cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 0,042 đồng lợi nhuận và cứ một đồng tài sản thì tạo ra 0,0068 đồng lợi nhuận. Doanh lợi của vốn chủ sở hữu, doanh lợi của tài sản tăng qua các năm nhưng thấp hơn so với chỉ tiêu trung bình ngành là hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu là 16,19% và chỉ tiêu trung bình ngành của hệ số sinh lời trên tài sản là 3,64%.

Nguyên nhân là việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa có hiệu quả còn nhiều bất cập. Năng lực tài chính yếu kém, công ty chưa tự chủ về mặt tài chính, mức độ tỷ trọng vốn chủ sở hữu có tăng lên trong những năm qua nhưng vẫn chiếm tỉ lệ thấp năm 2009 khoảng 16,2%, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chiếm 83,8%. Tình hình nay khiến công ty phụ thuộc vào bên ngoài và không chủ động trong việc tham gia dự án lớn. Việc huy động vốn bằng nhiều phương thức là yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực tài chính của công ty. Năng lực máy móc thiết bị yếu kém, hiệu quả quản lý dự án chưa cao. Cách quản lý hiện nay của công ty là thực hiện giao khoán cho các đội thi công. Với cách quản lý như vậy thì chất lượng và

tiến độ dự án phụ thuộc nhiều vào năng lực quản lý đội thi công. Tuy nhiên trình độ các cán bộ quản lý các đội chưa tốt khiến cho một số dự án chất lượng và tiến độ thi công chưa được đảm bảo. Do đó trong những năm tới công ty phải có những biện pháp sử dụng tài sản, nguồn vốn của mình hiệu quả hơn, nâng cao năng lực máy móc công nghệ.

2.3.3 Uy tín, danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp

Uy tín trong kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí giao dịch, nuôi dưỡng các mối quan hệ. Mặc dù mới thành lập những năm gần đây nhưng công ty đã tạo được lòng tin với các đối tác, nhà cung ứng, khách hàng… nhờ vào những công trình đạt chất lượng , khả năng chi trả các khoản nợ, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng qua các năm.

Nhờ uy tín thương hiệu công ty đã được sự đảm bảo cung cấp tín dụng của Ngân hàng quốc tế VIBank, ngân hàng đầu tư phát triển đảm bảo cung cấp cho các gói thầu. Việc sát nhập Chi nhánh khu vực phía Băc- của tổng công ty xây dựng Hà Nội vào Công ty Lanmak tạo cho công ty gia tăng giá trị thương hiệu 500 triệu đồng đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Công ty được nhận sự hỗ trợ của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong việc liên doanh liên kết tham gia vào các dự án mà tổng công ty xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư.

Nhờ uy tín thương hiệu mà công ty đã nhận được hợp đồng từ nhiều đôi tác: công ty xi măng Thăng Long, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, công ty SSG, công ty xi măng Nghi Sơn, Công ty bất động sản Viettel…

Tuy nhiên năng lực marketing của công ty yếu, công ty chưa có bộ phận làm marketing riêng mà việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty thực hiện thông qua bộ phận đấu thầu. Chính vì vậy mà khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường đặc biệt là nhu cầu thị trường trong dài hạn còn yếu kém. Sàn giao dịch bất động sản đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt do công ty còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiếu các nguồn lực. Trong những năm tới công ty cần đẩy mạnh các hoạt động để nâng cao uy tín, danh tiếng thương hiệu của công ty.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LANMAK

3.1 Chiến lược phát triển công ty trong thời gian tới

Công ty đã đề ra mục tiêu phát triển trong những năm tới là tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực, khẳng định bằng những dự án, công trình đạt chất lượng cao trên thị trường Việt Nam và Quốc tế, trở thành công ty phát triển bền vững. Mục tiêu đó được cụ thể hóa như sau:

• Trong những năm tới công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty mở rộng các ngành nghề kinh doanh trên nhiều lĩnh vực mà công ty đã đăng kí kinh doanh. Tăng cường quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác mạnh và tổng công ty, tập đoàn kinh tế để nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhằm học hỏi những kinh nghiệm, chuyển giao những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại giúp nâng cao chất lượng dự án nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Các ngành nghề của công ty:

- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện nước, trang trí nội ngoại thất, sân vườn và cây cảnh;

- Thi công lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp gas, kinh doanh gas; - Kinh doanh bất động sản;

- Kinh doanh dịch vụ bất động sản: Môi giới, định giá, sàn giao dịch, quảng cáo bất động sản;

- Tư vấn, quản lý bất động sản;

- Xây dựng và kinh doanh các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp thoát nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vui chơi giải trí, khu văn hoá thể thao;

- Xây dựng và kinh doanh khách sạn, nhà ở, văn phòng làm việc (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

- Xây dựng và kinh doanh khu nghỉ dưỡng cao cấp; - Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp; - Quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình;

- Thiết kế nội ngoại thất công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; - Giám sát các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện;

- Mua bán, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng; - Mua bán, thi công lắp đặt hệ thống thang máy và thiết bị nâng hạ; - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất;

- Kinh doanh siêu thị, bán hàng cao cấp; - Kinh doanh sân golf và các dịch vụ phụ trợ; - Kinh doanh trường ôtô, môtô, đua ngựa, đua chó;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức các chương trình văn hoá - nghệ thuật;

- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

- Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu;

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

- Khảo sát địa chất công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

• Đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại nâng cao mức độ hiện đại hóa

Hiện nay năng lực máy móc, thiết bị, công nghệ của công ty để thực hiện thi công vẫn yếu những máy móc thiêt bị tiên tiến phục vụ thi công, do đó công ty vẫn còn phải đi thuê máy móc thiết bị bên ngoài. Để công ty có thể tự chủ trang thiết bị phục vụ công tác thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng thì công ty phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại. Việc đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ phải được xây dựng cụ thể, phù hợp.

• Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên

Nguồn nhân lực của bất kể doanh nghiệp nào cũng là đội ngũ có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Máy móc hiện đại mà người lao động trình độ thấp thì hiệu quả công việc cũng sẽ thấp. Hiện nay phần lớn lao động của công ty đều đáp ứng được yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên với mục tiêu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi công ty phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ.

• Hiện đại hoá cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt, các cán bộ làm công tác quản lý thị trường còn thiếu, chưa có phương pháp nghiên cứu thị trường khoa học và trình độ còn hạn chế. Chính vì thế việc thiết lập phòng marketing la biện pháp hữu hiệu nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và chiến lược phát triển công ty trong thời gian tới. Công ty xây dựng kế hoạch của năm 2010. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2010

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu chủ yếu Năm 2010

1 Doanh thu 109.240

2 Lợi nhuận trước thuế 4.4047

3 Lợi nhuận sau thuế 2.914

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Lanmak3.2.1 Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ và năng lực quản3.2.1 Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ và năng lực quản 3.2.1 Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ và năng lực quản lý của công ty

Năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của công ty. Do công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng nên thời gian thi công các công trình thường kéo dài hơn nữa sản phẩm của ngành mang tính đơn chiếc, thường cố định vào nơi sản xuất chịu tác động ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, thời tiết, dễ mất mát hư hỏng nên vấn đề nâng cao trình độ năng lực quản lý càng được đặt ra một cách bức thiết. Để đổi mới, hoàn thiện hay lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh thích hợp cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Công ty cần phải truyền thông tin cho các bộ phận, phòng ban, tổ, đội nắm được quyền hạn, nhiệm vụ trong hệ thống tổ chức kinh doanh của công ty. Các trưởng bộ phận, phòng ban tổ phải hiểu và nắm rõ và biết cách phân biệt tương đối tính chất, các hoạt động cần thiết, các công việc của bộ phận, phòng, ban mình và có cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, tổ đội để hoạt động trong công ty một cách nhịp nhàng.

Tạo điều kiện và có chính sách để các các bộ quản lý phát triển năng lực chuyên môn và nâng cao những kỹ năng quản trị kinh doanh nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần phải có những kỹ năng mang tính chiến lược: quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và nhạy cảm trong quản lý, phân tích kinh doanh, dự báo và định hướng chiến lược phát triển… Không những thế nhà quản lý cần phải thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp…để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tri thức.

Các quyết định trong quản lý phải đưa ra nhanh chóng kịp thời đưa ra một cách chính xác nhất quán, quyết đoán, kiên định và đạt hiệu quả. Một trong những điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức doanh nghiệp là phải đảm bảo nguồn thông tin nội bộ của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak (Trang 47)