1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu hệ thống phanh trên xe TOYOTA VIOS

75 3,1K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 5,68 MB

Nội dung

Ðối với sinh viên ngành cơ khí động lức việc khảo sát, thiết kế, nghiên cứu về hệ thống phanh càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Ðó là lý do em chọn đề tài “TÌM HIỂU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS”. Ðể giải quyết vấn đề này thì trước hết ta cần phải hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, kết cấu các chi tiết, bộ phận trong hệ thống phanh. Từ đó tạo tiền đề cho việc thiết kế, cải tiến hệ thống phanh nhằm tăng hiệu quả phanh, tăng tính ổn định hướng và tính dẫn hướng khi phanh, tăng độ tin cậy làm việc với mục đích đảm bảo an toàn chuyển động và tăng hiệu quả chuyển động của ô tô.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

MSSV : TC5 K7 05549

Đà Nẵng, tháng 12/2013

Trang 2

BỘ MÔN KHUNG GẦM

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

1 Tên đề tài:

TÌM HIỂU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS

MSSV: TC5 K7 05549 Lớp: 10505QP2

Giáo viên hướng dẫn: GV ThS HUỲNH PHƯỚC SƠN

3 Nội dung thực hiện:

- Tổng quan vấn đề nghiên cứu;

- Nghiên cứu và trình bày cấu tạo, hoạt động của hệ thống phanh (bao gồm cả hệthống ABS, EBD, BAS) trên các dòng xe Toyota Vios;

- Trình bày phương pháp kiểm tra và chẩn đoán hệ thống phanh trên các dòng xeToyota Vios;

- Kết luận

4 Tài liệu tham khảo

- Tài liệu học tập của trường đại học SPKTTPHCM

- Tài liệu của công ty TOYOTA

- Tài liệu trên internet

5 Sản phẩm đề tài:

- 01 tập thuyết minh

- 02 đĩa CD nội dung đề tài

6 Thời gian thực hiện đề tài

- Ngày giao đề tài: 01/11/2013

- Ngày nộp đề tài: 25/12/2013

TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3



Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học

sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Trường Cao đẳng nghề Quân khu5

- Bộ quốc phòng, đặc biệt là quý thầy cô Khoa cơ khí động lực

Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM đã tận tình giảng

dạy và truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý

báu trong những năm học vừa qua

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô của các trường đại học liên kiết giảng dạy đã giúp đỡ, tạo điều kiện

thuận lợi để có thể sớm hoàn thành quyển tiểu luận này

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn ThS Huỳnh Phước Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong

suốt quá trình thực hiện tiểu luận này

Em xin gửi lời cảm ơn tới các giảng viên biện luận đã giúp đỡ em để hoàn thành cuốn tiểu luận này

Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo, thủ trưởng cơ quan đơn vị và bạn đồng nghiệp đã động

viên khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành

nhiệm vụ được giao

Tác giả

Nguyễn Trường Toản

Trang 4

Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng 12 năm 2013 Giáo viên hướng dẩn

ThS: Huỳnh Phước Sơn

Trang 5

TP HCM, Ngày … tháng … năm 2013

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH 1

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 : HỆ THỐNG PHANH TRÊN ÔTÔ 4

1 1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 4

1 2 CÔNG DỤNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI 4

1 2 1 Công dụng 4

1 2 2 Yêu cầu 5

1 2 3 Phân loại hệ thống phanh 5

1 3 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CHUNG HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE Ô TÔ 6

1 4 MỘT SỐ CƠ CẤU PHANH ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG HIỆN NAY 6

1 4 1 Cơ cấu phanh tang trống 7

1 4 2 Cơ cấu phanh đĩa 10

1 5 DẪN ĐỘNG PHANH 12

1 5 1 Dẫn động cơ khí 12

1 5 2 Dẫn động thủy lực (Hệ thống phanh dầu) 13

1 5 3 Hệ thống phanh dẫn động khí nén (Phanh khí) 14

1 5 4 Dẫn động phanh khí nén –thủy lực 14

1 6 TRỢ LỰC PHANH 16

1 6 1 Trợ lực phanh khí nén 16

1 6 2 Trợ lực chân không 17

1 6 3 Trợ lực chân không kết hợp với thủy lực 18

1 6 4 Trợ lực bằng năng lượng điện từ 19

1.7 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG PHANH ABS 20

1.7 1 Cấu tạo của ABS 20

1.7 2 Nguyên lý hoạt động 20

CHƯƠNG 2 : CẤU TẠO, SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS 24

2.1 TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA VIOS 24

2 1 1 Sơ đồ tổng thể 24

2 1 2 Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe TOYOTA VIOS 24

2 1 3 Nội thất 25

2 1 4 Kiểu dáng: 26

2 1 5 Tính năng,hoạt động: 27

2.1.6 Các hệ thống an toàn 27

2 2 HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS 28

Trang 7

2 2 2 Sơ đồ, cấu tạo hệ thống phanh ABS trên xe TOYOTA VIOS 29

2 2 3 Nguyên lý hoạt động 29

2 3 KẾT CẤU VÀ NGHUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN CHÍNH PHANH ABS XE TOYOTA VIOS 30

2 3 1 Xy lanh chính 31

2 3 2 Cơ cấu phanh 33

2 3 3 Bộ chấp hành ABS 36

2 3 4 Các cảm biến 37

2 3 5 Khối điều khiển điện tử ECU 40

2 3 6 Trợ lực phanh 41

2 3 7 Các chế độ hoạt động của bộ phân phối lực phanh điện tử (EBD) 45

2 3 8 Các chế dộ hoạt động của hệ thống hổ trợ lừc phanh BAS , 45

2.4 CẤU TAO HỆ THỐNG PHANH ĐẬU XE TRÊN TOYOTA VIOS 49

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN 51

HỆ THỐNG PHANH ABS XE TOYOTA VIOS 51

3.1 HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN: 51

3.1.1Kiểm tra sơ bộ hệ thống chản đoán: 51

3.1.2Danh mục dữ liệu: 52

3.1.3Kiểm tra kích hoạt: 54

3.1.4Dữ liệu tức thời: 56

3.1.5Bảng mã chẩn đoán hư hỏng: 57

3 2 QUY TRÌNH THÁO CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA VIOS 61

3 2 1 Quy trình tháo cơ cấu phanh tay: 61

3 2 2 Quy trình tháo bộ trợ lực phanh: 62

3 2 3 Quy trình tháo dẫn động phanh thủy lực: 63

3 2 4 Quy trình tháo xilanh phanh chính: 64

3 2 5 Quy trình tháo, thay má phanh, đĩa phanh: 64

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 8

STT Mã Hiệu Tên hình Trang

1 1 1 Sơ đồ bố trí chung hệ thống phanh trên xe ô tô 6

3 1 3 Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục 7

4 1 4 Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua tâm 8

8 1 8 Kết cấu loại giá đỡ cố định 11

9 1 9 Kết cấu loại giá đỡ di động 11

10 1 10 Các loại điều khiển phanh dừng 12

17 1 17 Sơ đồ bổ trợ lực chân không 17

18 1 18 Sơ đồ bổ trợ lừc chân không kết hợp với thủy lực 18

19 1 19 Sơ đồ bổ trợ lừc bằng năng lượng điện từ 19

24 2 1 Sơ đồ tổng thể xe TOYOTA-VIOS 24

26 2,3 Sơ đồ bố trí ghế ngồi trên xe TOYOTA VIOS 25

27 2.4 Vị trí đồng hồ dễ quan sát trên xe TOYOTA VIOS 26

28 2.5 Vị trí điều khiển kính thuận tiện 26

31 2.8 Các hệ thống an toàn chủ động 27

32 2.9 Các hệ thống an toàn thụ động 28

33 2.10 Sơ đồ hệ thống phanh trên xe TOYOTA-VIOS 28

34 2.11 Hoạt động của bộ chấp hành ABS trên xe TOYOTA 29

35 2.12 Cụm van điều khiển (van điện 3 vị tr1) 29

36 2.13 Cụm giảm áp (bình chứa dầu và bơm) 29

38 2.15 Sơ đồ xilanh phanh chính khi không đạp phanh 31

39 2.16 Sơ đồ xilanh phanh chính khi đạp phanh 31

40 2 17 Sơ đồ xilanh phanh chính khi nhả phanh 32

42 2 19 Biến dạng đàn hồi của vòng làm kín 33

43 2 20 Kết cấu đĩa phanh có xẻ rảnh thông gió 34

Trang 9

44 2 21 Cơ cấu phanh sau 35

45 2 22 Cấu tạo cảm biến tốc độ bánh xe trước 36

46 2 23 Cấu tạo cảm biến tốc độ bánh xe sau 38

47 2 24 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến bánh xe 38

49 2 25 Hình dáng khối điều khiển điện tử ECU 39

50 2 26 Cấu tạo bộ trợ lừc chân không 40

51 2 27 Sơ đồ bầu trợ lừc khi không đạp phanh 42

52 2 28 Sơ đồ bầu trợ lừc khi đạp phanh 42

53 2 29 Đồ thị so sánh lừc phanh khi có và không có lừc trợ lừc

54 2 30 Sơ đồ hệ thống ABS với EBD và BAS 46

55 2 31 Hoạt động hệ thống ABS với EBD và BAS 47

56 2.32 Sơ đồ hoạt động của ABS với EBD vàBAS 47

58 2.34

59 3.1 Quy trình xóa mã DTC không dùng máy chẩn đoán 51

DANH MỤC BẢNG

1 2.1 Thông số kỹ thuật của xe TOYOTA VIOS 24

2 2.2 Vị trí đóng mở van khi ABS hoạt động với EBD 48

3 2.3 Các chế độ hoạt động của hệ thống trợ lực phanh khẩn

cấp

48

4 3.1 Danh mục dữ liệu hiển thị trên máy chuẩn đoán 52

5 3.2 Bảng danh mục dữ liệu khi thực hiện phép thử kích

3 ECU Hộp điều khiển tự động

4 VCS Hệ thống điều khiển ổn định phanh

5 DTC Kiểm tra mã hư hỏng

6 BAS Hệ thống hỗ trợ lực phanh

Trang 11

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, kéo theo

mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều phát triển theo xu hướng hiện đại hóa nên

đòi hỏi phải có những phương tiện hiện đại phục vụ cho con người Do đó song song

với sự phát triển của mọi ngành nghề thì công nghệ ôtô cũng có sự thay đổi khá lớn

Nhu cầu của con người dần dần được đáp ứng về các mặt tiện nghi, kinh tế, giảm

thiểu ô nhiễm môi trường, … trong đó vấn đề an toàn được đặt lên hang đầu Ứng

dụng thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được, các nhà sản xuất bắt tay vào nghiên

cứu, chế tạo hệ thống phanh ABS với những tính năng ưu việt: chống bó cứng bánh

xe khi phanh, ổn định hướng, … nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra

Từ vấn đề đó, với những kiến thức đã học và sự hướng dẫn tận tình của giáo

viên hướng dẫn, em quyết định thực hiện đề tài: “ TÌM HIỂU HỆ THỐNG PHANH

XE TOYOTA VIOS”

Trong thời gian thực hiện đề tài do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế

nên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất

mong sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đề tài được

hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy

HUỲNH PHƯỚC SƠN cùng các thầy giáo trong Khoa Công Nghệ Ô TÔ – Trường

Đại Học Sư phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh cùng các bạn đã giúp em hoàn

NGUYỂN TRƯỜNG TOẢN

Trang 12

CHƯƠNG 1 : HỆ THỐNG PHANH TRÊN ÔTÔ

1 1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Hiện nay ô tô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng về hành khách vàvận chuyển hàng hoá cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời đã trở thành phươngtiện giao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển Ở nước ta, số người sửdụng ô tô ngày càng nhiều cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mật độ ô tô lưuthông trên đường ngày càng cao dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng nhiều Do đó

để đảm bảo tính an toàn vấn đề tai nạn giao thông là một trong những hướng giảiquyết cần thiết nhất, luôn được quan tâm của các nhà thiết kế và chế tạo ôtô mà hệthống phanh đóng vai trò rất quan trọng

Phanh sử dụng ABS là một trong hai công nghệ bổ sung cho hệ thống phanhhữu dụng nhất của ngành công nghiệp ôtô thời gian gần đây Vai trò chủ yếu củaABS là giúp tài xế duy trì khả năng kiểm soát xe trong những tình huống phanh gấp Cũng vì thế mà hiện nay hệ thống phanh ngày càng được cải tiến, tiêu chuẩn vềthiết kế chế tạo và sử dụng hệ thống phanh ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ Ðối với sinh viên ngành cơ khí động lức việc khảo sát, thiết kế, nghiên cứu về

hệ thống phanh càng có ý nghĩa thiết thực hơn Ðó là lý do em chọn đề tài “TÌM HIỂU

HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS” Ðể giải quyết vấn đề này thì trướchết ta cần phải hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, kết cấu các chi tiết, bộ phận trong hệthống phanh Từ đó tạo tiền đề cho việc thiết kế, cải tiến hệ thống phanh nhằm tănghiệu quả phanh, tăng tính ổn định hướng và tính dẫn hướng khi phanh, tăng độ tin cậylàm việc với mục đích đảm bảo an toàn chuyển động và tăng hiệu quả chuyển độngcủa ô tô

Hệ thống phanh xe TOYOTA VIOS là hệ thống phanh dẫn động thủy lực sửdụng ABS, hiện nay đang sử dụng rộng rãi cho các đời xe hiện nay

1 2 CÔNG DỤNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI

Với công dụng như vậy, hệ thống phanh là một hệ thống đặc biệt quan trọng

Nó đảm bảo cho ô tô máy kéo chuyển động an toàn ở mọi chế độ làm việc Nhờ thế ô

Trang 13

tô máy kéo mới có thể phát huy hết khả năng động lực, nâng cao tốc độ và năng suấtvận chuyển

1 2 2 Yêu cầu

Hệ thống phanh cần đảm bảo các yêu cầu chính sau:

- Làm việc bền vững, tin cậy

- Có hiệu quả phanh cao khi phanh đột ngột với cường độ lớn trong trường hợpnguy hiểm

- Phanh êm dịu trong những trường hợp khác, để đảm bảo tiện nghi và an toàncho hành khách và hàng hóa

- Giữ cho ô tô máy kéo đứng yên khi cần thiết, trong thời gian không hạn chế

- Đảm bảo tính ổn định và điều khiển khi phanh

- Không có hiện tượng tự phanh khi các bánh xe dịch chuyển thẳng đứng và khiquay vòng

- Hệ số ma sát giữa má phanh với trống phanh cao và ổn dịnh trong mọi điềukiện sử dụng

- Có khả năng thoát nhiệt tốt

- Điều khiển nhẹ nhàng, thuận tiện, lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiểnnhỏ

1 2 3 Phân loại hệ thống phanh

- Theo vị trí bố trí cơ cấu phanh, phanh chia ra các loại: phanh bánh xe và phanhtruyền lực

- Theo cơ cấu phanh (phần tử ma sát), phanh chia ra: phanh guốc, phanh đĩa vàphanh dải

- Theo loại dẫn động, phân chia ra: phanh cơ khí, phanh thủy lực, phanh khínén, phanh điện từ và phanh liên hợp (kết hợp các loại khác nhau)

- Theo công dụng, phân chia ra : phanh chính (phanh chân), phanh dừng (phanhtay), phanh phụ, phanh dự phòng

Trang 14

1 3 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CHUNG HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE Ô TÔ

Hình 1.1 sơ đồ bố trí chung hệ thống phanh trên xe ô tô

1 - Bàn đạp phanh 4 - Van điều hoà lực phanh (van P)

2 - Trợ lực phanh 5 - Phanh đĩa

3 - Xi lanh phanh chính 6 - Phanh trống

1 4 MỘT SỐ CƠ CẤU PHANH ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG HIỆN NAY

Cơ cấu phanh được bố trí ở các bánh xe nhằm tạo ra mômen hãm trên bánh xe khi phanh ô tô

Cơ cấu phanh là bộ phận trực tiếp tạo ra lực cản và làm việc theo nguyên lý ma sát Trong quá trình phanh động năng của ôtô được biến thành nhiệt năng ở cơ cấu phanh rồi tiêu tán ra môi trường bên ngoài

Kết cấu của cơ cấu phanh bao giờ cũng có hai phần chính là: Các phần tử ma sát

và cơ cấu ép

Ngoài ra cơ cấu phanh còn có một số bộ phận khác như: Bộ phận điều chỉnh khe

hở giữa các bề mặt ma sát, bộ phận để xả khí đối với dẫn động thủy lực,

Phần tử ma sát của cơ cấu phanh có thể có dạng: Trống- guốc, đĩa Mỗi dạng có một đặc điểm riêng biệt

Trên ô tô thường sử dụng 3 loại cơ cấu phanh : phanh đĩa, phanh tang trống, phanh tay

Trang 15

1 4 1 Cơ cấu phanh tang trống

Hình 1 2 :Kết cấu phanh tang trống1-Tang trống 2-Xilanh con 3- Guốc phanh 4-Tấm masát

5-Lò xo hồi vị 6- Cam lệch tâm 7- Mâm xoay 8- Chốt

1 4 1 1 Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục

Hình 1 3: Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục

a) Cơ cấu phanh đối xứng qua trục mở guốc phanh bằng cam

1- Guốc phanh 6- Cam ép

2- Lò xo phanh 7- Lò xo lá

3- Bầu phanh 8- Má phanh

4- Giá đỡ bầu phanh 9-Trống phanh

5- Đòn trục cam 10-Chốt guốc phanh

Nguyên lý hoạt động

Khi tác dụng một lực lên bàn đạp phanh, qua hệ thống đòn bẩy dẫn động sẽ làmquay cam phanh 6 đẩy các guốc phanh ép sát vào trống phanh, do đó giữa trống

Trang 16

phanh và má phanh sẽ xuất hiện lực ma sát, tạo ra mô men phanh cản trở sự quay củabánh xe Vì vậy giữa bánh xe và mặt đường xuất hiện lực phanh Khi thôi tác dụnglên bàn đạp, cam phanh 6 xoay về vị trí ban đầu, lò xo 2 sẽ kéo guốc phanh tách khỏitrống phanh Quá trình phanh kết thúc

1-Chụp cao su chống bụi 5-Tấm kẹp

2-Xilanh 6-Guốc phanh

3-Mâm phanh 7-Má phanh 4-Lò xo

Nguyên lý hoạt động

-Ở trạng thái không phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi vị 4, má phanh và tangtrống tồn tại khe hở nhỏ (0, 30, 4) mm, đảm bảo tách 2 phần quay và cố định của

cơ cấu phanh, các bánh xe được quay trơn

-Khi phanh dầu có áp suất sẽ được đưa đến xilanh bánh xe 2 (xilanh thủy lực).Khi áp lực dầu lớn hơn lực kéo của lò xo hồi vị 4 đẩy đầu trên của các guốc phanh về

2 phía Các guốc phanh chuyển động quay quanh điểm tựa dưới(chốt phanh), ép máphanh sát vào trống phanh, phát sinh ra ma sát giữa 2 phần : quay (tang trống) và cốđịnh (guốc phanh), tốc độ tang trống giảm dần, hình thành sự phanh ô tô trên đường -Khi nhả phanh, áp suất dầu trong xilanh giảm, lò xo hồi vị kéo các guốc phanh

ép vào pitong, guốc phanh và má phanh tách khỏi trống phanh Lực ma sát không tồntại 2 bánh xe lại được quay trơn

1 4 1 2 Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua tâm

Hình 1 4: Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua tâm1- Ống nối 2-Vít xả khí 3-Xilanh bánh xe 4- Má phanh5- Phớt làm kín 6- Piston 7- Lò xo guốc phanh 8- Tấm chặn 9- Chốt guốc phanh 10-Mâm phanh 11-Ốc dẫn dầu

Trang 17

Nguyên lý hoạt động

Khi phanh dầu có áp suất sẽ được đưa đến các xilanh bánh xe qua ốc 11, áp lựcdầu tác dụng lên các pitong 6 thắng được lực kéo của lò xo hồi vị sẽ đẩy pitong cùngvới đầu trên của guốc phanh, ép các má phanh vào trống phanh thực hiện quá trìnhphanh

Khi nhả phanh, áp suất dầu trong xilanh 3 giảm, lò xo hồi vị guốc phanh kéo cácguốc phanh ép chặt vào pitong, tách má phanh ra khỏi trống phanh

1 4 1 3 Cơ cấu phanh tang trống dạng bơi

Hình 1 5:Cơ cấu phanh dạng bơi

Nguyên lý làm việc

a) Loại mặt tựa tác dụng đơn

Ở loại này một đầu guốc phanh được dựa trên mặt tựa di trượt trên phần vỏxilanh, đầu còn lại dựa vào mặt tựa di trượt của piston Ở vị trí bình thường dưới tácdụng 2 lo xo guốc phanh các guốc phanh ép sát vào các mặt tựa tạo khe hở giữa máphanh và trống phanh Khi làm việc, trước hết một đầu của guốc phanh được pistonđẩy ra ép sát trống phanh và cuốn theo chiều quay của trống phanh làm đầu còn lạicủa guốc phanh trượt trên mặt tựa để khắc phục hết khe hở giữa má phanh và trốngphanh và trở thành điểm tự cố định

b) Loại mặt tựa tác dụng kép

Ở loại này trong mỗi xilanh bánh xe có 2 piston và cả 2 đầu của mỗi guốc phanhđều tựa trên 2 mặt tựa di trượt của 2 piston Khi làm việc guốc phanh được đẩy ra épsát vào trống phanh ở cả 2 đầu guốc phanh nên thời gian khắc phục khe hở giữa máphanh và trống phanh ngắn hơn, nghĩa là thời gian chậm tác dụng giảm

Trang 18

1 4 1 4 Cơ cấu phanh tự cường hóa

Hình 1 6:Cơ cấu phanh tực cường hóa

a Tự cường hóa 1 chiều

b Tực cường hóa 2 chiều

- Cơ cấu phanh tự cường tác dụng kép: có hai đầu của hai guốc phanh được tựatrên hai mặt tựa di trượt của hai piston trong một xi lanh bánh xe

1 4 2 Cơ cấu phanh đĩa

1- Đĩa phanh 3- Ống dẫn dầu phanh

2- Giá đỡ và má phanh 4- Vỏ xilanh con

5- Ốc xả gió

Hình 1 7 : Kết cấu phanh đĩa

Trang 19

1 4 2 1 Loại giá đỡ cố định

12

34

56

Hình 1 8: Loại giá đỡ cố định 1- Đường dầu 2- Giá cố định 3- Giá bắt 4- Đĩa phanh 5- Má phanh 6- Piston

Nguyên lý hoạt động

Khi đạp phanh, dầu áp suất cao (60120 bar) qua ống dẫn 1 đồng thời đến các

xi lanh bánh xe đẩy các pitong 6 ép các má phanh 5 theo 2 chiều ngược nhau vào đĩaphanh 4 thực hiện phanh

Khi thôi phanh dầu từ xilanh bánh xe hồi trở về áp suất dầu điều khiển khôngtồn tại, kết thúc quá trình phanh

5- Đĩa phanh 6-Má phanh 7- Chyuển động

Nguyên lý hoạt động

Khi phanh dầu theo đường ống dẫn 1 dẫn vào xi lanh Ban đầu, pitong 4 sẽ dịchchuyển để đẩy má phanh bên phải ép vào điã phanh, đồng thời đẩy giá di động về bênphải ép má phanh bên trái vào đĩa Khi tiếp tục tăng áp suất dầu, các má phanh được

ép sát, thực hiện quá trình phanh

Trang 20

1 5 DẪN ĐỘNG PHANH

1 5 1 Dẫn động cơ khí

Dẫn động phanh cơ khí bao gồm nhiều loại như: loại đòn kéo, loại cáp, loại cần kéo

và các cơ cấu điều khiển trong cơ cấu phanh Dẫn động cơ khí được dùng cho phanhtay

Hình 1 10: Các loại điều khiển phanh đậu xe

Hình 1 11: Cơ cấu phanh đậu xe

Nguyên lý hoạt động

Khi điều khiển phanh tay thông qua hệ thống dẫn động, cáp kéo một đầu củađòn quay quay quanh liên kết bản lề với phía trên của guốc phanh bên trái Thông quathanh nối mà lực kéo ở đầu dây cáp sẽ chuyển thành lực đẩy từ chốt bản lề của đònquay vào guốc phanh bên trái và lực đẩy từ thanh kéo vào điểm tựa của nó trên guốcphanh bên phải Do đó hai guốc phanh được bung ra ôm sát trống phanh thực hiệnphanh bánh xe

Trang 21

1 5 2 Dẫn động thủy lực (Hệ thống phanh dầu)

2- Đương ống dẫn dầu 6- Xylanh chính

3- Pitong xi lanh chính 7- Đường ống dẫn dầu đến các

xi lanh banh xe4- Pitong xi lanh chính 8- Xylanh bánh xe

Nguyên lý hoạt động

Khi người lái tác dụng lên bàn đạp phanh 5, piston 4 trong xylanh chính 6 sẽdịch chuyển, áp suất trong khoang A tăng lên đẩy piston 3 dịch chuyển sang trái Do

đó áp suất trong khoang B cũng tăng lên theo Chất lỏng bị ép đồng thời theo các ống

2 và 7 đi đến các xylanh bánh xe 1 và 8 để thực hiện quá trình phanh

Khi người lái nhả bàn đạp phanh 5 thì, tác dụng của các lò xo hồi vị, các pistontrong xylanh của bánh xe 1 và 8 sẽ ép dầu trở về xylanh chính 6, kết thúc một lầnphanh

Trang 22

4-Van phanh 10- Guốc phanh

5, 6- Bầu phanh cho cơ cấu 11- Tang trống phanh

Nguyên lý hoạt động

Máy nén khí cung cấp khí nén được dẫn động từ động cơ sẽ bơm khí nén quabình lắng 2 đến bình chứa khí nén 3, áp suất được khống chế qua đồng hồ 8 Khiphanh người lái đạp bàn đạp phanh đồng thời mở đường khí nén từ van phanh 4, khínén từ bình chứa 3 qua van phân phối 4 đến các bầu phanh 5, 6 Màng của bầu phanh

bị ép qua cơ cấu dẫn động làm cam phanh 9 quay Vấu cam tỳ vào đầu guốc phanh,

ép guốc phanh sát vào trống phanh thực hiện quá trình phanh

Trang 23

Dẫn động một dòng tuy kết cấu đơn giản nhưng độ tin cậy không cao Vì một lý

do nào đó, bất kì một đường ống dẫn khí hoặc dẫn dầu nào đến các van phanh và xilanh bánh xe Bị rò rỉ khí, dầu trong hệ thống bị mất áp suất khi đó hiệu quả phanh ởtất cả các bánh xe bằng không

Hình 1 15 : Sơ đồ dẫn động phanh hai dòng

1-Máy nén khí 5- Bình khí nén2- Van điều khiển 6- Cơ cấu phanh 3- Xilanh chính 4- Bình dầu 7- Xilanh thủy lực

Nguyên lý hoạt động

Máy nén khí cung cấp khí nén đến bình chứa khí Khi có tác dụng vào bàn đạpcủa người lái, van phân phối sẽ mở đường khí nén từ bình chứa tới van điều khiển.Tại đây khi van điều khiển nhận được dòng khí nén điều khiển này sẽ mở thông cửa

để một dòng khí nén lớn từ bình chứa khí nén tới sẽ sinh lực ép lên piston của xi lanhchính Dầu dưới áp lực cao sẽ truyền qua các ống dẫn dầu tới ép các piston xi lanhphanh do đó sẽ dẫn động các guốc phanh và thực hiện các quá trình phanh Ngoài ra,cũng nhằm mục đích giảm tổn thất và tăng độ nhạy cho hệ thống khí nén- thuỷ lựckết hợp thì các cụm của hệ thống được bố trí theo nguyên tắc: phần dẫn động khí nén

kể từ xi lanh khí nén phải gần với van điều khiển nhằm mục đích giảm tổn thất vàgiảm thời gian chậm tác dụng của khí nén, còn từ xi lanh chính đến các xi lanh bánh

xe có thể bố trí xa vì dầu không chịu nén nên ít ảnh hưởng tới thời gian chậm tácdụng

Trang 24

Khi tác dụng một lực lên bàn đạp phanh, qua các đòn dẫn động, ống 11 đẩy van

9 mở ra, khí nén từ bình chứa 8 qua van 9 vào khoang A và B tạo lực đẩy piston 5 củaxilanh lực Piston 5 dịch chuyển tác động piston 7 của xilanh chính làm piston này dichuyển về phía phải ép dầu trong xilanh chính, dầu có áp suất cao sẽ đi tới các xilanhlàm việc của bánh xe Trong khi đó ở khoang A nếu người lái đạp phanh giữ nguyên

ở một vị trí thì áp suất khí nén tăng lên tác dụng lên piston 10, đến một giá trị nào đóthì cân bằng với lực đẩy của cánh tay đòn 3 Lúc đó piston 10 sẽ dịch chuyển sangtrái làm cho van 9 đóng lại trong khi đó đường nối với khí trời trong ống 10 chưa mở,mômen phanh lúc này có giá trị không đổi Khi người lái tiếp tục đạp phanh thì ống

11 lại di chuyển về phía phải làm van 9 lại được mở ra, khí nén lại tác dụng lên piston

5 để piston xilanh chính ép dầu tới các xilanh bánh xe

Khi nhả bàn đạp phanh, nhờ lò xo hồi vị, piston 10 và ống 11 được kéo trở về

vị trí ban đầu làm van 9 đóng lại Khi ống 11 không tì vào van 9 sẽ mở đường thôngvới khí trời, khí nén còn lại trong khoang A và B sẽ đi qua ống ra ngoài

Trang 25

1 6 2 Trợ lực chân không

Hình 1 17 : Sơ đồ bộ trợ lực chân không

1-Piston xilanh chính 6- Van điều khiển

2- Vòi chân không 7- Lọc khí

3- Màng chân không 8- Thanh đẩy

4- Van chân không 9- Bàn đạp

5- Van khí

Nguyên lý làm việc

Khi không phanh cần đẩy 8 dịch chuyển sang phải kéo van khí 5 và van điềukhiển 6 sang phải, van khí tì sát van điều khiển đóng đường thông với khí trời, lúcnày buồng A thông với buồng B qua hai cửa E và F và thông với đường ống nạp.Không có sự chênh lệch áp suất ở 2 buồng A, B, bầu cường hoá không làm việc Khi phanh dưới tác dụng của lực bàn đạp, cần đẩy 8 dịch chuyển sang trái đẩycác van khí 5 và van điều khiển 6 sang trái Van điều khiển tì sát van chân không thìdừng lại còn van khí tiếp tục di chuyển tách rời van khí Lúc đó đường thông giữacửa E và F được đóng lại và mở đường khí trời thông với lỗ F, khi đó áp suất củabuồng B bằng áp suất khí trời, còn áp suất buồng A bằng áp suất đường ống nạp ( =

0, 5 KG/cm2) Do đó giữa buồng A và buồng B có sự chênh áp suất (= 0, 5 KG/cm2)

Do sự chênh lệch áp suất này mà màng cường hoá dịch chuyển sang trái tác dụng lênpiston 1 một lực cùng chiều với lực bàn đạp của người lái và ép dầu tới các xi lanhbánh xe để thực hiện quá trình phanh

Nếu giữ chân phanh thì cần đẩy 8 và van khí 5 sẽ dừng lại còn piston 1 tiếp tục

di chuyển sang trái do chênh áp Van điều khiển 6 vẫn tiếp xúc với van chân không 4nhờ lò xo nhưng di chuyển cùng piston 1, đường thông giữa lỗ E, F vẫn bị bịt kín

Do van điều khiển 6 tiếp xúc với van khí 5 nên không khí bị ngăn không cho vàobuồng B Vì thế piston 1 không dịch chuyển nữa và giữ nguyên lực phanh hiện tại

Trang 26

Khi nhả bàn đạp phanh, lò xo kéo đòn bàn đạp phanh về vị trí ban đầu, lúc đó van 5bên phải được mở ra thông giữa buồng A và buồng B qua cửa E và F, khi đó hệ thốngphanh ở trạng thái không làm việc

1 6 3 Trợ lực chân không kết hợp với thủy lực

Hình 1 18 : Sơ đồ bộ trợ lực chân không kết hợp với thủy lực

1-Xilanh chính 8’- Lò xo côn

2- Cổ hút động cơ 9- Van màng

3- Van một chiều 10- Piston phản hồi

4- Màng cường hóa 11- Piston xilanh cường hóa

5- Vỏ cường hóa 12- Van bi

6- Lọc khí 13- Vỏ

7- Van không khí 14- Xilanh bánh xe

8- Van điều khiển 15- Đường ống nối

Nguyên lý làm việc

Khi chưa phanh van không khí 7 được đóng lại, van điều khiển 8 mở ra nhờ lò

xo côn 8' đẩy màng 9 mang theo piston phản hồi 10 đi xuống Buồng III thông vớibuồng II và buồng IIa qua ống 15 Như vậy áp suất buồng IIa, IIb bằng nhau và bằng

áp suất chân không ở họng hút của đường ống nạp

Khi phanh người lái tác dụng lên bàn đạp phanh một lực cần thiết qua hệ thốngđòn, đẩy piston ở xi lanh chính đi, áp suất phía sau piston xilanh 1 tăng lên qua ốngdẫn dầu lên xilanh của bộ cường hoá, qua van bi 12 mở dầu đi đến xilanh bánh xekhắc phục khe hở giữa trống phanh và má phanh Đồng thời áp suất này tác dụngpiston 11 và tác dụng lên piston phản hồi 10 Khi áp suất dầu đạt khoảng 1, 3 Mpa sẽđẩy piston phản hồi 10 thắng được lực lò xo côn 8' và đi lên, nó mở van không khí 7

Trang 27

ra và đóng van điều khiển 8 lại Lúc này áp suất khí trời là 1 KG/cm2 đi vào ống 15

để vào buồng IIa, còn buồng IIb vẫn là buồng chân không Do sự chênh áp ở buồngIIa và buồng IIb, piston màng 4 dịch chuyển sang phải qua thanh đẩy, đẩy piston 11của bộ cường hóa đi sang phải, áp suất sau piston này được tăng lên và dẫn đến các xilanh bánh xe để tiến hành đẩy các má phanh ra tiếp xúc với trống phanh để hãm bánh

xe lại Khi dừng chân phanh ở vị trí nào đó, piston 11 sẽ tiếp tục dịch chuyển mộtchút sang phải vì màng cường hoá 4 còn tiếp tục bị uốn Do vậy mà ở khoang dướipiston phản hồi 10, áp suất sẽ giảm bớt và màng van 9 sẽ hạ xuống cùng pison phảnhồi 10 cho đến khi van không khí đóng lại trong khi van điều khiển vẫn đóng Độchênh áp giữa 2 khoang IIa và IIb không đổi, màng 4 piston 11 không dịch chuyểnnữa, áp suất dầu trong đường ống giữ giá trị không đổi, mômen phanh ở các bánh xegiữ nguyên giá trị Khi nhả bàn đạp phanh lò xo ở bàn đạp kéo bàn đạp về vị trí banđầu, lò xo hồi vị màng cường hoá đẩy piston 11 của xi lanh chính về vị trí cũ, lò xocôn 8' đẩy piston của bộ cường hoá về vị trí cũ, van 8 mở ra, van không khí 7 đónglại, áp suất buồng IIa, IIb lại bằng nhau và bằng áp suất chân không ( 0, 5 KG/cm2) Ởcác bánh xe thì các lò xo kéo má phanh về vị ban đầu để nhả má phanh tách ra khỏitrống phanh

1 6 4 Trợ lực bằng năng lượng điện từ

Hình 1 19: Sơ đồ bộ trợ lực bằng năng lượng điện từ1-Bô cường hóa điện 5-Xilanh phanh chính

2- Lõi thép 6- Bộ điều khiển

3-Cuộn dây 7-Xilanh bánh xe

4-Cần đẩy

Nguyên lý làm việc

Trang 28

Phần cường hoá điện gồm lõi thép 2 được đặt trong ống thép Phía trên ốngthép là cuộn dây từ hoá 3 Khi cuộn dây được cấp những chuỗi xung điện từ khácnhau từ bộ điều khiển thì dòng điện trung bình trong cuộn dây cũng thay đổi, nó từhoá ống thép làm cho ống thép trở thành một nam châm điện hút lõi thép tiến về phíaphải, thông qua cần đẩy 4 đẩy các piston di chuyển tạo áp lực dầu trong hệ thốngphanh Khi chân phanh dừng lại ở một vị trí nào đó thì cảm biến sẽ xác định vị trí củalõi thép, đồng thời một cảm biến thứ 2 trên đường áp suất dầu gửi tín hiệu về hộpđiều khiển để hộp điều khiển xác định mức chuỗi xung đã được xác lập giữ nguyênlực phanh hiện thời Nếu tiếp tục đạp phanh thêm nữa thì 2 cảm biến trên thay đổi tínhiệu và hộp điều khiển sẽ tạo ra một chuỗi xung khác để tăng thêm dòng điện vàocuộn dây

1.7 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG PHANH ABS

1.7 1 Cấu tạo của ABS

Cấu tạo của hệ thống ABS gồm các phần tử sau:

+ Cảm biến tốc độ bánh xe: đo tốc độ bánh xe của mỗi bánh trong 4 bánh xe, có

1.7 2 1 Khi không phanh

Khi không phanh, không có lực tác dụng lên bàn đạp phanh nhưng cảm biến tốc

độ luôn đo tốc độ bánh xe và gửi về khối điều khiển ECU khi xe hoạt động

1.7 2 2 Khi phanh thường(ABS không hoạt động)

Trang 29

15 ECU

4

6 5

1

12

8 7

2

3 13

14

10 11

9

Hình 1.20: Khi phanh bình thường

Khi người lái đạp phanh, rà phanh mà lực phanh chưa đủ lớn để xảy ra hiệntượng trượt bánh xe quá giới hạn cho phép, dầu phanh với áp suất cao sẽ đi từ tổngphanh đến lỗ nạp thường mở của van nạp để đi vào và sau đó đi ra mà không hề bịcản trở bởi bất kỳ một chi tiết nào trong bộ chấp hành ABS Dầu phanh sẽ được điđến các xilanh bánh xe hoàn toàn giống với hoạt động của phanh thường không cóABS

Khi phanh các xilanh bánh xe sẽ ép các má phanh vào đĩa phanh hay đĩa phanhtạo ra lực ma sát phanh làm giảm tốc độ của bánh xe và của xe Ở chế độ này bộ điềukhiển ECU không gửi tín hiệu đến bộ chấp hành ABS, mặc dù cảm biến tốc độ vẫnluôn hoạt động và gửi tín hiệu đến ECU

1.7 2 3 Khi phanh khẩn cấp (ABS làm việc)

Khi người lái tác dụng lên bàn đạp phanh đủ lớn sẽ gây nên hiện tượng trượt.Khi hệ số trượt vượt quá giới hạn quy định (1030%) thì ABS sẽ bắt đầu làm việc vàchế độ làm việc của ABS gồm các giai đoạn sau:

a Giai đoạn duy trì (giữ) áp suất:

Khi phát hiện thấy sự giảm nhanh tốc độ của bánh xe từ tín hiệu của cảm biếntốc độ gửi đến, bộ điều khiển ECU sẽ xác định xem bánh xe nào bị trượt quá giới hạnquy định

Trang 30

Sau đó, bộ điều khiển ECU sẽ gữi tín hiệu đến bộ chấp hành hay là cụm thuỷlực, kích hoạt các rơle điện từ của van nạp hoạt động để đóng van nạp (13) lại > cắtđường thông giữa xylanh chính và xylanh bánh xe Như vậy áp suất trong xilanh bánh

xe sẽ không đổi ngay cả khi người lái tiếp tục tăng lực đạp Sơ đồ làm việc của hệthống trong giai đoạn này như trên hình 2 4

13

14

12

8 7

3

11 9

Hình1.21: Giai đoạn duy trì (giữ) áp suất

1-Tổng phanh 2-Ống dẫn dầu 3-Van điện 4-Cuộn dây;

5-Van điện 6-Bơm dầu 7-Van điện 8-Bình chứa dầu

9-Cơ cấu phanh 10-Cảm biến tốc độ 11-Roto cảm biến 12-Nguồn điện

13-Van nạp 14-Van xả 15-Khối ECU

b Giai đoạn giảm áp suất:

15

8 ECU

12

6

7 14

10 11 9

1

5 4

2

13 3

Hình 1.22: Giai đoạn giảm áp

1-Tổng phanh 2-Ống dẫn dầu 3-Van điện 4-Cuộn dây

5-Van điện 6-Bơm dầu 7-Van điện 8-Bình chứa dầu 9-Cơ cấu phanh 10-Cảm biến tốc độ 11-Roto cảm biến 12-Nguồn điện; 13-Van nạp 14-Van xả 15-Khối ECU

Trang 31

Nếu đã cho đóng van nạp mà bộ điều khiển nhận thấy bánh xe vẫn có khả năng

bị hãm cứng (gia tốc chậm dần quá lớn), thì nó tiếp tục truyền tín hiệu điều khiển đếnrơle van điện từ của van xả (14) để mở van này ra, để cho chất lỏng từ xilanh bánh xe

đi vào bộ tích năng (8) và thoát về vùng có áp suất thấp của hệ thống > nhờ đó ápsuất trong hệ thống được giảm bớt (hình 2 5)

c Giai đoạn tăng áp suất:

Khi tốc độ bánh xe tăng lên (do áp suất dòng phanh giảm), khi đó cần tăng ápsuất trong xilanh để tạo lực phanh lớn, khối điều khiển điện tử ECU ngắt dòng điệncung cấp cho cuộn dây của các van điện từ, làm cho van nạp mở ra và đóng van xảlại > bánh xe lại giảm tốc độ (hình 2 6)

12

6

7 8

13 3

14

9

10 11

Hình 1.23: Giai đoạn tăng áp

1-Tổng phanh 2-Ống dẫn dầu 3-Van điện 4-Cuộn dây

5-Van điện 6-Bơm dầu 7-Van điện 8-Bình chứa dầu 9-Cơ cấu phanh 10-Cảm biến tốc độ 11-Roto cảm biến 12-Nguồn điện 13-Van nạp 14-Van xả 15-Khối ECU

Chu trình giữ áp, giảm áp và tăng áp cứ thế được lặp đi lặp lại, giữ cho xe đượcphanh ở giới hạn trượt cục bộ tối ưu mà không bị hãm cứng hoàn toàn

Trang 32

CHƯƠNG 2 : CẤU TẠO, SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

CỦA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS

2.1 TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA VIOS

2 1 1 Sơ đồ tổng thể

1480

VIOS

2550

Hình 2 1: Sơ đồ tổng thể xe TOYOTA VIOS

2 1 2 Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe TOYOTA VIOS

Bảng 2.1 : Thông số kỹ thuật của xe TOYOTA VIOS

7 Trọng lượng không tải KG 1055-1110

10 Dung tích xy lanh công tác cc 1497

12 Dung tích bình nhiên liệu Lít 42

14 Momen xoắn cực đại KG m/v 14, 4/4200

16 Bán kính quay vòng tối thiểu m 4, 9

19 Hệ thống âm thanh

FM/AM, CD player, MP3, WMA, 6 loa

20 Vỏ và mâm xe 185/60R15 Mâm đúc

Trang 33

21 Dung tích khoang chứa hành lý Lít 575

22 Tiêu chuẩn khí thải Euro Step 4

23 Cửa khóa điều chỉnh từ xa

24 Kính cửa sổ điều chỉnh điện

26 Ghế trước

Trượt và ngảChỉnh độ cao mặt ghế (Ghế người lái)

28 Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)

29 Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)

30 Hổ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)

31 Đèn báo phanh trên cao

32 Túi khí (người lái và hành khách phía trước)

33 Hệ thống chống trộm

2 1 3 Nội thất

Buồng lái Toyota Vios được các kỹ sưthiết kế lại rất thoáng rộng Từ chiều dài, chiềurộng, chiều cao của khoang hành khách cho đếnkhoảng cách giữa các ghế đều hết sức rộng rãi,tạo không gian thoải mái riêng cho từng ngườingồi trong xe Đồng thời chiều cao ghế ngồi đượctăng thêm giúp việc lên xuống xe thật dễ dàng

Hình 2.2 :Buồng lái xe TOYOTA VIOS

Hình 2.3: Sơ đồ bố trí ghế ngồi trên xe TOYOTA VIOS

Xưa nay bảng đồng hồ truyền thống luôn được đặt ngay sau vô lăng mà hầunhư tất cả các xe hiện nay đều đang sử dụng Với vị trí cũ này, người tài xế vừa theodõi bảng đồng hồ vừa quan sát phía trước rất dễ gây cảm giác mệt mỏi và căng thẳng

Vì những lý do trên, bảng đồng hồ của Toyota Vios được đặt ở vị trí trung tâm rất dễnhìn Nhờ thiết kế khác lạ này mà người tài xế sẽ giảm thiểu chuyển động và điều tiếtcủa mắt trong khi đang lái xe giúp việc lái xe trở nên an toàn hơn

Trang 34

Hình 2.4: Vị trí đồng hồ dễ quan sát trên xe TOYOTYA VIOS

Trên xe toyota vios tại vị trí của mình người tài xế có thể điều khiển các kínhchiếu hậu trái và phải thông qua hệ thống điều khiển điện tử và thật dễ dàng để nâng

hạ các cửa kính của 4 cửa sổ chỉ

bằng thao tác nhấn nút Kính cửa phía trước bên trái còn có chức năng chống kẹt tayvừa tiện lợi vừa an toàn

Trang 35

Timing with Intelligence) giúp hội tụ những tính năng ưu việt vốn rất khó tương thíchdường như mới nghe rất mâu thuẫn :

Trang 36

Cấu trúc hấp thụ xung lực : Cấu trúc này được lắp ở các trụ và viền nóc xe giúp giảm thiểu chấn thương phần đầu cho hành khách trong trường hợp xảy ra va chạm

Hình 2.9 : Các hệ thống an toàn thụ động:

Cấu trúc tay lái tự gãy khi xảy ra tai nạn giúp tài xế không bị chấn thương do va đập với vôlăng Khi có va chạm, lực tác động của người tài xế sẽ làm cho trục lái bị gãy như vậy phản lực từ vôlăng sẽ không tác động ngược trở lại người lái

2 2 HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS

2.2.1 Sơ đồ bố trí hệ thống phanh ABS của xe toyota vios

Hình 2.10 :sơ đồ bố trí hệ thống phanh trên xe TOYOTA VIOS

1- xilanh phanh chính; 2- Bộ chấp hành ABS ECU; 3- Cơ cấu phanh trước; 4- Đường ống dẫn dầu ; 5- Cơ cấu phanh sau; 6- Bầu trợ lực chân không

2 2 2 Sơ đồ, cấu tạo hệ thống phanh ABS trên xe TOYOTA VIOS

Trang 37

Hình 2 11: Sơ đồ hệ thống phanh ABS trên xe TOYOTA VIOS

1-Các cảm biến tốc độ 2- Đường dầu 3- Xilanh phanh chính

4- Bầu trợ lực chân không 5- Công tắc đèn phanh 6- Bàn đạp phanh

7- Cơ cấu phanh sau 8- Bảng táp lô 9- Cơ cấu phanh trước

2 2 3 Nguyên lý hoạt động

Hình 2.12 Hoạt động của bộ chấp hành ABS trên xe TOYOTA

Bộ chấp hành phanh ABS cấp hay ngắt áp suất dầu từ xy lanh phanh chính đến mỗi xy lanh con của các đĩa phanh bằng sự điều khiển của các tín hiệu từ ECU ABS Trên TOYOTA VIOS, nhà sản xuất sử dụng bốn valve điện ba vị trí trong bộ chấphành ABS Mỗi valve điện sẽ điều khiển từng xy lanh phanh của các bánh xe tưngứng

Có thể chia bộ chấp hành ABS theo chức năng thành hai cụm sau:

Hình 2.13 Cụm van điều khiển (van điện 3 vị trí)

Cụm điều khiển (valve điện ba vị trí): Trong quá trình hoạt động của hệ thống ABS, tổng hợp các tín hiệu từ những cảm biến được gởi về ECU ABS, nó sẽ lựa chọnmột trong ba chế độ (tăng áp, giảm áp và giữ áp) bằng các tín hiệu mức điện áp của ECU ABS

Ngày đăng: 15/03/2017, 21:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w