Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình chùavới những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.Dòng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế kỷ XIX
Trang 1LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành bài tập mang tính nghiên cứu bước đầu này nhóm chúng tôi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn
Nhóm chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn giảng viên môn Phương phápnghiên cứu khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ nhóm trong quá trình làmbài tập
Trong quá trình thực hiện do còn hạn hẹp về mặt thời gian và phương tiệnthực hiện, hiểu biết còn hạn chế, nhóm chúng tôi tin rằng không thể tránh khỏithiếu sót, chúng tôi hi vọng có thể nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn đểnhóm chúng tôi hoàn thiện hơn trong những bài nghiên cứu tiếp theo
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Đã từng có một thời trên đất Hà thành cùng với bánh chưng xanh - thịt mỡdưa hành câu đối đỏ tranh Hàng Trống là thứ không thể thiếu trên ban thờ tổ tiêncủa bất kì gia đình người Hà Nội nào,không phân biệt giàu nghèo sang hèn ainấy cũng cố tầm cho được một bức tranh Hàng Trống, cũng không đơn thuầnchỉ là một bức tranh trang trí mà nó còn là tâm tư nguyện vọng của mỗi gia chủ
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về những người nghệ nhân làm tranh Hàng Trốnglại bày tranh dọc các vỉa hè, các của hàng tranh phố cổ để bán cho người đi chợTết
Phố Hàng Trống- nơi ra đời dòng tranh dân gian duy nhất tại Hà Nội gópphần làm nên bản sắc văn hóa 36 phố phường Hà Nội Tranh Hàng Trống cũnggóp phần quan trọng vào tiến trình phát triển nghề làm tranh dân gian, làm chonghề làm tranh truyền thống Việt Nam trở nên phồn thịnh một thời Những sảnphẩm nghệ thuật đặc sắc của dòng tranh Hàng Trống, cũng như tranh Đông Hồ
và kể cả tranh của cả dòng tranh Kim Hoàng nữa, từ lâu đã rất nổi tiếng khôngchỉ ở trong nước, mà còn ở nhiều nước trên thế giới
Có thể dễ dàng bắt gặp tranh Hàng Trống ở nơi linh thiêng nhất trong cácđền, miếu, điện thờ, trong các bộ sưu tập tranh quý giá nhất của các tư nhân vàcác viện bảo tàng ở nhiều nứơc trên khắp các châu lục
Để hiểu biết Việt Nam, hiểu sâu sẵc thêm về nền văn hoá Việt Nam, màmột trong nhiều yếu tố của nền văn hoá lâu đời ấy, chúng ta không thể khôngbiết tới những nét đặc sắc của tranh dân gian Việt Nam, trong đó có tranh HàngTrống
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từkhoảng 400 năm trước đây.Và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, vănhoá, tôn giáo, của vùng miền, các dân.Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa
Trang 4Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình chùavới những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.
Dòng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXnhưng tới giữa thế kỷ 20 dòng tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là kể từ sau kếtthúc chiến tranh Việt Nam hầu như các nhà làm tranh đều giải nghệ Nhiều nhàlàm tranh còn đốt bỏ hết những dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc,tranh HàngTrống ngày nay chỉ còn được tìm thấy trong bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam.Thêm vào đó hiểu biết về dòng tranh này cũng ngày một ít hơn, nó trở nên
lạ lẫm ngay cả với người Hà Nội.Trước những báo động mặt trái của kinh tế thịtrường đã làm cho các làng nghề truyền thống này dần chìm vào quên lãng.Hiệncòn rất ít hoặc không còn nữa những nghệ nhân gắn bó với nghề Còn lớp thanhniên trẻ lại ham làm giàu, mê văn hóa, tranh ảnh hiện đại của phương Tây, thậmchí tỏ ra thờ ơ, vô cảm không chút mặn mà với tranh cổ truyền của cha ôngmình Và ngay trên các con phố như Hàng Trống… một thời gắn bó với dòngtranh này nay cũng chuyển sang bán các mặt hàng khác
Ngày nay còn duy nhất nghệ Nhân Lê Đình Nghiên vẫn đang miệt mài vớicông việc truyền giữ lại dòng tranh nức tiếng một thời của Hà Nội, ông đang cốgắng truyền lại nghề cho người con trai út của mình Tranh Hàng Trống đượccoi là tinh hoa của văn hóa Thăng Long, tuy nhiên dòng tranh này đang phảichống chụi với sự mai một do vậy cần có những biện pháp để khôi phục, bảo tồn
và quảng bá rộng rãi dòng tranh này không chỉ là trong nước mà còn với cả bạn
bè quốc tế.Tranh hàng trống cần được trở về với phố Hàng Trống điều này làmột nhu cầu cấp thiết
2 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Từ xưa đến nay dòng tranh dân gian Hàng Trống được nhiều nhà nghiêncứu quan tâm, tuy nhiên thì có rất ít những công trình, tác phẩm nghiên cứu vàviết về tranh Hàng Trống
Trong số ít đó thì phải kể đến tác phẩm “Tranh dân gian Hàng Trống- HàNội” của tác giả, họa sĩ Phan Ngọc Khuê.Công trình đã được Hội Văn nghệ dân
Trang 5gian trao giải nhất tháng 12 năm 2013 Tác phẩm tập trung đề cập đến các vấnđềnghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của dòng tranh Hàng Trống;
kỹ thuật và nghệ thuật của dòng tranh Hàng Trống;giới thiệu về các loại tranhHàng Trống Có thể nói ,tác phẩm có vai trò quan trọng trong việc xác định vịtrí thích đáng của dòng tranh này trong quá trình hình thành và phát triển củalịch sử nghệ thuật dân tộc và tranh dân gian Việt Nam, thiết thực bảo tồn và pháthuy vốn di sản quý báu về nghệ thuật tranh dân gian Hàng Trống-Hà Nội, để lưutruyền cho thế hệ mai sau của nhân dân Việt Nam ta
Bên cạnh đó công trình nghiên cứu “Tìm hiểu sưu tập tranh dân gian Đông
Hồ và Hàng Trống tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam” của Hoàng Thị Hương.Công trình đề cập về tranh Hàng Trống và Đông Hồ, sự giống và khác nhau giữahai dòng tranh dân gian này, sự trưng bày của hai dòng tại Bảo tàng mỹ thuậtViệt Nam và gía trị của hai dòng tranh
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tranh Hàng Trống còn rất hạnchế Trước tình hình ngày càng mai một như hiện nay thì việc tìm hiểu vànghiên cứu về Tranh Hàng Trống là việc rất cần thiết và ý nghĩa, thông qua đóchúng ta có thể tìm hiểu kĩ hơn về dòng tranh này, đồng thời cũng có nhữngbiện pháp cụ thể để khôi phục, bảo tồn và phát huy nét đẹp của dòng tranh đãtừng một thời phát triển rực rỡ
3 Mục đích nghiên cứu.
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích chung là chỉ ra về mặt lýthuyết các giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn và quảng bá dòng tranh HàngTrống Hà Nội dựa trên thực trạng của dòng tranh này trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Khôi Phục, bảo tồn và quảng bá dòng tranh HàngTrống
Khách thể nghiên cứu: Hà Nội
5 Phạm vi nghiên cứu.
Trang 6Về không gian: Đề tài nghiên cứu tranh Hàng Trống trên địa bàn Hà Nội,
cụ thể là khu vực phố cổ Hà Nội
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tranh Hàng Trống bắt đầu từkhi hình thành khoảng thế kỉ 16,17 cho đến thời điểm hiện tại, đặc biêt đề tài tậptrung vào giai đoạn từ
6 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp trên cơ sở sách báo, tạp chí, hồ sơ lưu trữ.Phương pháp thống kê
Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học: văn hoá dân gian,
xã hội học, với ngành truyền thông
7 Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, các danh mục tài liệu tham khảo đề tài đượcchia thành 3 chương
Chương 1: Dòng tranh Hàng Trống Hà Nội
Chương 2.Thực trạng vấn đề sản xuất và sử dụng tranh Hàng Trống tại HàNội hiện nay
Chương 3.Giải pháp khôi phục, bảo tồn và quảng bá dòng tranh HàngTrống trong giai đoạn hiện nay
Trang 7Chương 1 DÒNG TRANH HÀNG TRỐNG HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển tranh Hàng Trống.
1.1.1 Xuất xứ tranh Hàng Trống.
Bên cạnh dòng tranh Đông Hồ, tranh làng Sình người dân Việt bao đời naycòn quen với những bức tranh thờ, tranh tết của dòng tranh Hàng Trống TranhHàng Trống là loại tranh nổi tiếng của phố Hàng Trống Hà Nội
Phố Hàng Trống ngày nay, bắt đầu từ ngã tư Hàng Gai đến phố Lê Thái Tổdài 396m, thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.Phố Hàng Trống là một con phố nằm trong khu vực 36 phố phường HàNội xưa Trước đây, phố nằm trên phần đất của nhiều thôn xóm cũ.Đoạn giápphố Hàng Gai là đất thôn Cổ Vũ, đoạn giữa phố là thôn Khánh Thụy hữu vàđoạn cuối là thôn Tự Tháp.Tất cả đều thuộc tổng Tiền Túc sau đổi thành tổngThuận Mỹ huyện Thọ Xương
Thời Lý đây là vùng thuộc Phường Tàng Kiếm, đến thời Pháp thuộc đây làphố Giuynpheri nhưng dân chúng ở đây vẫn quen gọi là phố Hàng Trống và têngọi này đến nay không thay đổi
Hàng Trống xưa là một con phố buôn bán sầm uất, nổi tiếng với nhiều nghềthủ công như nghề làm tranh, làm trống hội, hàng thêu, cờ phướn, võng lọng…Nghề làm Trống vốn có ở làng Liêu Thượng, huyện Yên Mỹ( tỉnh Hải Dươnghay Hưng Yên sau dân làng đem về Kẻ Chợ- Thăng Long và cư trú tại phố HàngTrống để làm đủ loại trống từ trống cái đến trống con, trống cơm, trống chầu,trống bản Ngoài ra phố còn có nghề làm lọng, nghề này có nguồn gốc tại làngĐào Xá( nay thuộc huyện Thường Tín Hà Nội) làm long tán để bán cho quan lại.Đặc biệt phố này còn nổi tiếng với nghề làm tranh của làng Tư Tháp( mộttrong hai dòng tranh nổi tiếng nhất Bắc Hà) đã làm nên một dòng tranh mang têntranh Hàng Trống còn nổi tiếng đến tận ngày nay
Trang 8Tranh Hàng Trống là sản phẩm của những cư dân Thăng Long có nhữngthị hiếu thẩm mỹ riêng biệt đặc trưng của một kinh đô muôn đời Công chúngThăng Long là những người biết lựa chọn và có trình độ thưởng thức văn hóanghệ thuật Điều này là nhân tố thu hút những nghệ nhân các cõi trong nước vềThăng Long sinh sống và sáng tạo nghệ thuật Những thành tựu nghệ thuật từ xađưa về, được hội tụ lại, được chắt lọc và nâng cao thêm.Bởi vậy, nghệ thuậtThăng Long có giá trị cao về thẩm mĩ, vừa đa dạng về thể loại, vừa trau chuốt vềhình thức.Đặc điểm thẩm mĩ Thăng Long cũng rõ nét ở tranh dân gian Nếu ởtranh Đông Hồ, người ta thấy có mĩ cảm của người dân với sự thô mộc đơn giản,khỏe khoắn, hài hước thì tranh Hàng Trống tinh tế, đậm đà và trang trọng Màusắc cũng phong phú theo cách riêng, không đơn sắc như tranh Đông Hồ.
Với những đặc điểm riêng có về văn hóa dân cư xã hội vào khoảng thế kỉ16,17 đất Thăng Long xưa đã cho ra đời một dòng tranh dân gian đặc biệt là sựkết hợp của những trí tuệ bác học mang tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, Đạogiáo cùng cái hồn dân gian Theo một số tài liệu nghiên cứu dòng họ đầu tiên cócông trong việc mở nghề là họ Đặng Sự ra đời của dòng tranh này đã đượcmanh nha từ thế kỉ 10 khi triều nhà Lý bắt đầu cho xây dựng Khâm Thiên Giáo
là nơi đứng đầu về in lịch và soạn lịch Có loại lịch phát cho dân chúng và quanlại riêng, thời kì này lịch ngoài việc in ngày tháng thì còn có các lời chúc vàhình chim muông hoa lá, tứ linh, tứ quý.Đây là tiền đề cho tranh tết Việt Nam.Tranh Hàng Trống ra đời trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động, Phậtgiáo dần khẳng định vai trò của mình trong xã hội, song song với đó là sự pháttriển rầm rộ của văn hóa dân gian ở các làng xã bên cạnh sự im ắng của văn hóabác học
Trải qua những thăng trầm của lịch sử tranh Hàng Trống dần khẳng định vịthế và vai trò cuả mình trong đời sống tinh thần của người dân đất Kinh kỳ
Trang 91.1.2 Các giai đoạn phát triển của tranh Hàng Trống.
Tranh Hàng Trống xuất hiện vào khoảng thế kỉ 16, 17 Từ thế kỷ 16, Hoàng
Sĩ Khải thời Mạc, ở bài thơ Tứ thời khúc vịnh, đoạn tả cảnh tết ở kinh thànhThăng Long đã nhắc đến tranh dân gian và tục chơi tranh Tết:
“Chung Quỳ khéo vẽ nên hinhBùa đào cấm quỷ, phong linh ngăn tàTranh vẽ gà cửa treo thiếp yểmDưới thềm lầu hoa điểm Thọ Dương…”
Tranh Hàng Trống cực thịnh vào khoảng thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 Những tàiliệu còn sót lại từ các nghiên cứu của nhà văn hóa học người Pháp Durand ghinhận hàng trăm bản điêu khắc gỗ còn sót lại trong thời gian này cho thấy sự pháttriển của nó đã lên tới đỉnh cao của nghệ thuật dân gian
Hà Nội trong thời kỳ đó tuy không còn là kinh đô của triều Nguyễn, nhưngvẫn là trung tâm văn hoá và thương mại của đất nước, nơi tập trung nhân tài của
cả nước Thực dân Pháp rất chú trọng, đã truyền bá các luồng văn hoá-tư
tưởng-xã hội dưới danh nghĩa khai hoá văn minh, nên cuộc đấu tranh giữa văn hoá-tưtưởng Phương Đông và Phương Tây càng khốc liệt và mạnh mẽ ở Hà Nội.Trong tình hình đó, văn hoá-nghệ thuật của dân gian Hà Nội không đi chệch rangoài luồng đấu tranh văn hoá-tư tưởng chung của cả nước, của toàn dân tộc,vậndụng sức mạnh của khối liên kết, hội tụ các dòng văn hoá-tư tưởng PhươngĐông để chống lại các dòng văn hoá, tư tưởng Phương Tây nhằm nô dịch nhândân ta
Điểm tự hào và sáng chói trong các trang sử đấu tranh trên mặt trận vănhoá-tư tưởng của nhân dân Hà Nội ở thời kỳ đó làntổ chức Đông Kinh NghĩaThục Và trong xu thế chung, các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống Hà Nội
đã góp phần của mình: đó là các tác phẩm nghệ thuật đề cao trung, hiếu, tiết,nghĩa, chính thắng tà, trí, mưu, dũng, lược để thắng hung tàn, vạch trần bộ mặtđớn hèn bất lực của các triều đình phong kiến bất tài, bất nhân, dìm nhân dânvào tai hoạ mất nước, mất nhà, mất cả mạng sống của mình trước sự xâm lược
Trang 10của ngoại bang Trong các loại tranh truyện dựa theo các cốt truyện Nôm dângian, các tích tuồng dân tộc và các truyện Tầu đã được Việt hoá từ lâu như:
“Kim Vân Kiều”, “Nhị độ mai”, “Chiêu Quân cống Hồ”… Đó là một sự thựclịch sử khách quan của nguyên nhân xuất hiện các thể loại tranh truyện củaHàng Trống, một thể loại tranh mang nhiều tính chiến đấu đề cao các anh hùng,các anh thư trong cuộc đấu tranh chính, tà mà các dòng tranh dân gian trong cảnước không có Đây là công lao của các nghệ nhân dòng tranh dân gian HàngTrống, góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của dân tộc
Bất cứ một dòng nghệ thuật nào cũng phải cách tân đổi mới, đem đến sứcsống mới, phát triển được truyền thống, bản sắc của nền nghệ thuật đó Nghệthuật dân tộc đã tiếp nhận nghệ thuật tôn giáo của Phật giáo, Đạo giáo, Nhogiáonhưng các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống, Hà Nội đã sáng tạo nên mộtloại tranh tôn giáo đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp với văn hóa, tư tưởng, tínngưỡng của dân tộc, mà bất cứ một người am hiểu nghệ thuật nào dù ở trongnước hay ngoài nước đều khâm phục về sự sáng tạo nghệ thuật tràn đầy mỹ cảmtrong hình thức nghệ thuật và tính nhân văn thể hiện trong nội dung của loạitranh tôn giáo này: đó là tranh thờ Chư vị-Thánh mẫu
Sự cách tân trong nghệ thuật còn thể hiện trong việc tiếp thu tinh hoa vănhoá của nhân loại Các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống, Hà Nội là nhữngngười tiếp cận nghệ thuật phương Tây, có thể là sớm nhất của cả nước Cácnghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống đã không nệ cổ, bảo thủ mà bình tĩnh gạt
bỏ những yếu tố nghệ thuật không phải là của mình mà tiếp thu tinh thần chủnghĩa hiện thực của nghệ thuật Phương Tây để sáng tác nên các loại tranh chơi-tranh thế sự mang lại hơi thở hiện đại cho các tác phẩm của mình Điều này, cácnghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống là những người đi tiên phong, có thànhquả nghệ thuật rõ rệt, đóng góp cho kho tàng nghệ thuật dân tộc ở thời kỳ đầuthứ kỷ XX nhiều tác phẩm sáng giá, mà các dòng tranh dân gian trong cả nướccũng không có Đứng trên quan điểm nghệ thuật dân tộc hoà nhập cùng nềnnghệ thuật toàn cầu mà không mất đi bản sắc nghệ thuật dân tộc của mình, thì
Trang 11các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống cũng để lại nhiều bài học quý báu chocác thế hệ nghệ sĩ Việt Nam sau này.
Tranh dân gian Hàng Trống, Hà Nội đã là nhịp thở của Tổ tiên, đã hoàchung cùng nhịp thở của toàn dân tộc
Trong khoảng thế kỉ 19, 20 tranh Hàng Trống hòa mình vào trong nhịp thởcủa thời đại mà tái hiện phác họa nó qua những đường nét do vậy nó được ưuchuộng bởi luôn song hành với cuộc sống
Tuy nhiên đến giữa thế kỉ 20 dòng tranh này đi vào giai đoạn thoái trào,suy yếu dần, sau khi chiến tranh kết thúc các hộ gia đình làm tranh đã chuyểnsang làm những nghề khác vứt bỏ các bản khắc gỗ từng là báu vật gia truyềnmột thời Trong giai đoạn hiện nay chỉ có một số nghệ sĩ hiểu được cái hồn củadân tộc thấy được nguy cơ suy tàn của dòng tranh này nên sang tác những bứctranh cổ động, tuyên truyền về tăng gia sản xuất, bình dân học vụ… theo lốinghệ thuật của tranh Hàng Trống
Ngày nay chỉ còn một nghệ nhân duy nhất của dòng tranh này: nghệ nhân
Lê Đình Nghiên đang cố gắng truyền lại nghề gia truyền cho cậu con trai út vớimong muốn bảo tồn lại môt dòng tranh truyền thống của dân tộc
1.2 Đặc trưng tranh Hàng Trống
1.2.1 Chất liệu và phương thức sản xuất.
Tranh Hàng Trống sử dụng phẩm màu.Các ván khắc gỗ tranh Hàng Trốngthường là gỗ thị nét đen in trong tranh là mực tàu Tranh Hàng Trống in trêngiấy dó, có khi là giấy hảo hạng xuyến chỉ của Trung Quốc, sau này vì giá thànhcao nên đã chuyển sang in trên giấy báo khổ rộng Từ những nguyên liệu dễkiếm, các nghệ nhân tranh Hàng Trống tạo nên những bức tranh độc đáo đượcnhân dân ưa chuộng
Màu được sử dụng trong trang Hàng trống là các phẩm màu pha nước khácvới tranh Đông Hồ là các loại màu từ thiên nhiên, kĩ thuật tạo màu đặc biệt dungmàu thấu quang ánh sang có thể xuyên qua được Màu sắc trong tranh Hàng
Trang 12Trống thường là các màu vàng, lam, lục, hồ thủy, da cam, cánh sen… màu nàocũng gắt, chói và rực rỡ, từ màu mảng đến nét vẽ đều mang đậm chất thị thành.Tranh “ Thất đồng” Hàng Trống, cách vên màu trên da thịt làm cho những
em bé trở nên căng tròn, quần áo mềm mại bức tranh mang đến không khí rực rỡtươi mát của ngày đầu xuân, màu sắc bức tranh lộng lẫy sang trọng và gợi cảmbình yên
Hay bức tranh “ Tố nữ’ nét vẽ tinh tế về màu sắc uyển chuyển gây mĩ cảmđậm đà, duyên dáng Ngoài ra sắc độ màu trong tranh Hàng Trống được điềuchỉnh và cảm nhận của người vẽ
Tranh Hàng Trống sau khi vẽ mầu,khắc gỗ rồi in nét và cuối cùng mới tômàu bằng tay Do vậy,ở mỗi tranh Hàng Trống thường có những điểm khác tuycùng một mẫu Để được một bức tranh hàng Trống các nghệ nhân phải trải qua
ba khâu:
Vẽ mầu
Khắc ván
In nét đen sau đó tô màu bằng tay( chỉ có 1 ván in nét đen)
Tranh hàng Trống nét đen in trước rồi tô với phần màu lên sau Vì sử dụngmàu phẩm nên hòa sắc của tranh rất phong phú và gợi được khối và không gian.Tuy màu phẩm tô bằng tay mà màu đậm hay nhạt không có khái niệm không xagần Tranh tô màu thiên về kĩ càng mang tính trang trí cao
1.2.2 Bố cục tranh Hàng Trống
Bố cục là cách sắp xếp tương quan giữa các đường nét hình dáng của cácvật thể trong một tác phẩm Nói cách khác bố cục là sự sắp xếp tất cả các yếu tốngôn ngữ tạo hình để tạo nên một tác phẩm thể hiện ý đồ của tác giả
Một bức tranh Hàng Trống đôi khi gồm hai phần phần hình ảnh và và phầnchữ Phần chữ thường là các câu chúc, câu thơ để góp phần làm rõ thêm nộidung của tranh
Bố cục trong tranh Hàng Trống theo lối thuận mắt không theo luật xa gần
Bố cục tranh thờ của dòng tranh Hàng Trống có nhiều sự khác nhau, khôngtuân theo quy luật xa gần mà các hình và mảng hình to nhỏ khác nhau tùy theo
Trang 13vị trí xã hội, điều này thể hiện rõ nhất qua tranh thờ” Tam phủ tứ phủ”, “Thổcông” Táo quân”.
Sang tranh Tết lại có bố cục khác như tranh “ Bịt mắt bắt dê” là hình ảnhtrẻ em đang chạy xung quanh một con dê, bức tranh này được đánh giá là mộtbức tranh có bố cục đẹp, một em bé khác bị dê hất ngã chổng chân lên trời tạo ramột chiều hướng khác cho tranh Bố cục hài hòa tạo nên bức tranh có vẻ vuinhộn tươi tắn nhưng cũng không kém phần hồi hộp
Đường nét là một yếu tố quan trọng trong tranh, đó là đường bao ngoài xácđịnh giới hạn của hình ảnh Trong tranh Hàng Trống đường nét có vai trò làmnổi bật vẻ đẹp và nội dung của tranh
Đường nét trong tranh Hàng Trống thường uyển chuyển mềm mại, mảnhchau chuốt và tinh tế mang đặc trưng của thành thị
Không gian trong tranh Hàng Trống thường rộng, lớn
1.2.3 Nội dung đề tài tranh Hàng Trống.
Tranh dân gian Hàng Trống là sự kết hợp của Nho, Phật, Đạo.Các yếu tốnày đã ảnh hưởng và quyết định tới đề tài trong tranh Hàng Trống
Tranh hàng Trống có hai loại chính là tranh thờ và tranh Tết, nhưng chủyếu là tranh thờ phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, phục vụ đền phủ của Đạogiáo, nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu, Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa Thượng Ngàn,mẫu Thoải…và đặc biệt là tranh Ngũ hổ Vì trong tín ngưỡng dân gian ViệtNam, hổ là con vật từ lâu được tôn thờ.Danh xưng của hổ cũng được thần thánhhóa là Ngài, là Ông
Loại tranh này thường được các nghệ nhân chạm bằng vàng, bạc thật dátmỏng hoặc “bình dân” thì được in khuôn hình và tô màu bằng tay… rất cầu kỳ.Một số tranh thờ như:‘Hương Chủ”, “Ngũ hổ”, “Độc Hổ”, “Sơn trang”,
“Ông Hoàng Ba”, “Ông Hoàng Bảy”, “Tứ phủ”, “Bà chúa thượng ngàn”, “ÔngHoàng cưỡi Lốt”, “Ông Hoàng cưỡi cá”…
Tranh Tết
Trang 14Bên cạnh loại tranh thờ, tranh Hàng Trống còn nổi bật ở các bộ tứ bình,gồm những tranh Tứ quý, tranh Tố nữ và tranh truyện, hoặc có khi là nhị bìnhchỉ gồm hai bức treo thong dong như câu đối.Nội dung của tranh thường đượclấy từ các tích truyện như “Thạch Sanh”,” Nhị Độ Mai”, “Truyện Kiều”…Những tranh tứ bình hay nhị bình đều là tranh dài, treo dọc và thường có tra trục
để khi treo kéo căng tờ tranh, mà khi cất có thể cuộn tròn lại gọn nhỏ Bộ Tứquý vẽ cảnh những cây cối, hoa lá, chim hoặc thú, tượng trưng cho bốn mùaXuân – Hạ – Thu – Đông Mùa xuân thường vẽ cảnh Mai – Điểu, tức hoa mai vàchim, hay Trúc – Mai là tín hiệu của mùa xuân tươi tốt Mùa Hạ thường gợibằng cảnh Liên Áp tức hồ sen có vịt bơi tung tăng Mùa thu được trưng bởi cảnhCúc – Điệp, tức hoa cúc và bướm, còn mùa Đông thường được tả bằng Tùng –Lộc tức hươu và thông, loại cây xanh tốt ngay cả trong mùa đông giá lạnh,tượng trưng cho sức sống hiên ngang, mãnh liệt…
Những bức về đề tài dân dã như cảnh “ Chợ quê’” hay “ Canh nông chiđồ” , có các bức mô tả cảnh sinh hoạt dân gian như các trò chơi: “Rước rồng”,
“Duyệt binh”,Trẻ con chơi Rồng rắn”, “Rước Trăng”, “Bịt mắt bắt dê”, “Múalân”, tranh “Canh nông vi bản”…
1.2.4 Sự biến đổi trong nội dung của tranh Hàng Trống.
Tranh Hàng Trống có sự biến đổi trong nội dung của tranh Trong giai đoạnthế kỉ 19, đầu 20 tranh ngoài những đề tài quen thuộc còn đi vào các đề tài thế
sự như chiến tranh…như tranh “ Duyệt binh”, “ Hội tây” Ngày nay do nhu cầucủa người chơi tranh, Nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn vẽ tranh theo ý muốn củangười mua
1.3 Vai trò của tranh Hàng Trống
1.3.1 Vai trò của tranh Hàng Trống với đời sống vật chất của người Hà Nội
Tranh Hàng Trống không đáp ứng được nhiều về mong ước cuộc sống vậtchất an nhàn, sung túc đủ đầy Mặc dù giá của mỗi bức tranh Hàng Trốngkhông hề rẻ bức ít tiền nhất cũng phải từ 400-800 nghìn đồng còn lại đều lên đến
Trang 15tiền triệu như bức “ Tứ quý hoa quả” , “ Tố Nữ”, “Ngư tiều canh mục” có giá1triệu rưỡi Tuy nhiên nhu cầu của khách không nhiều vì thế thu nhập của ngườidân làm tranh Hàng Trống là không cao.
+1.3.2 Vai trò của tranh Hàng Trống với đời sống tinh thần của người Hà Nội
Trong ngày tết thì người dân Hà Nội mua tranh Hàng Trống để treo cho cókhông khí Tết, đồng thời cũng thay lời cầu chúc cho năm mới an lành Ngoài ratreo Tranh ngày Tết người dân Hà nội còn có quan niệm xua đuổi tà ma, quỷquái
Ngoài ra tranh ngày Tết còn có tranh các con vật như: tranh “Ngũ hổ”,
“Đám cưới chuột”, “Chim công”… thể hiện ý chỉ vươn lên, triết lí sống và nhâncách văn hóa của người chơi tranh Treo tranh biểu trưng cho quan niệm của conngười, khát vọng về cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc của người dân thành phố.Hơn thế nó còn có ý nghĩa to lớn đó là gợi sự sung túc, quan chức thăng tiến,tiền tài, tượng trưng cho hòa bình đất nước yên vui, thịnh vượng
Do các nghệ nhân là những người từ những vùng quê khác nhau vì thếnhững chủ đề trong tranh Hàng Trống còn mang ý nghĩa đó là sự hồi tưởng vềquê hương, bản quán
Tranh thờ có rất nhiều tranh liên quan đến thờ đạo Mẫu rất gần gũi vớicuộc sống trần tục –hướng con người tới cái chân-thiện-mỹ với ước mong vềmột cuộc sống tốt lành ấm no thể hiện tín ngưỡng của ông cha ta hướng vềngười phụ nữ Tranh thờ còn có nhiều bức vẽ ông Công ông Táo là những vịthần bảo trợ cho mỗi gia đình từ đó không chỉ là sự tôn kính với thần linh, vớiông bà tổ tiên mà còn là ước vọng về một cuộc sống an lành Tranh Hàng Trốngmang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc đã từng là một phần không thể thiếu trongđời sống tinh thần của người Thăng Long xưa
Trang 16Chương 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SẢN XUẤT VĂ SỬ DỤNG TRANH HĂNG
TRỐNG TẠI HĂ NỘI HIỆN NAY
2.1 Thực trạng sản xuất tranh Hăng Trống tại Hă Nội hiện nay.
2.1.1 Đối tượng tham gia sản xuất.
Tranh Hăng Trống lă một trong ba dòng tranh tiíu biểu của Việt Nam bíncạnh dòng tranh Đông Hồ(Bắc Ninh) vă tranh Kim Hoăng(Hă Tđy)
Dòng tranh Hăng Trống xưa kia được sản xuất vă băy bân tại câc phố HăngTrống, Hăng Nón, Hăng Hòm, Hăng Quạt, nhưng chủ yếu lă phố Hăng Trống.Tranh Hăng Trống được sản xuất vă bân quanh năm , tuy nhiín trước sự phâttriển của xê hội hiện đại dòng tranh dđn gian năy đang đứng trước nỗi lo bị thấttruyền bởi đối tượng sản xuđt ngăy căng ít đi
Hiện nay chỉ còn một nghệ nhđn duy nhất lă ông Lí Đình Nghiín còn thamgia sản xuất tranh hăng trống.Tăi sản lớn nhất của ông đó lă hơn năm mươi bảnkhắc gỗ của cha ông để lại vă đó cũng lă nĩt đẹp văn hóa của dòng tranh năy mẵng còn giữ lại
2.1.2 Quy mô sản xuất
Từng lă nĩt đẹp văn hóa của người dđn đất kinh kì vă đê có thời kì phâttriển lín đến đỉnh cao thế nhưng tranh hăng trống chỉ được sản xuất với quy môrất nhỏ mang tính gia đình riíng lẻ chứ không mang tính tập thể Từ giữa thế kỉ
20 cả phố Hăng Trống chỉ chừng khoảng 3-4 gia đình cùng tham gia sản xuất văbăy bân tranh Nhưng hiện nay mức độ, quy mộ đê bị thu hẹp lại không còn theocâc hộ gia đình nữa mă chỉ còn tồn tại duy nhất câ nhđn ông Lí Đình Nghiínvẫn miệt măi vă tđm huyết với nghề của tổ tiín truyền lại vă hiện tại nghệ nhđnđang truyền nghề lại cho anh con trai của mình để tiếp tục lưu giữ vă bảo tồnnĩt đẹp văn hóa dđn gian năy