Giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng vốn đầu t NSNN cho phát triển giao thông đờng bộ:

Một phần của tài liệu _nh_h_ng_huy_ng_v_s_d_ng_v_n_u_t_nsnn_cho_giao_th_ng_ng_b_vi_t_nam (Trang 65 - 73)

triển giao thông đờng bộ:

Để đáp ứng đợc nhu cầu vốn cho đầu t phát triển giao thông đờng bộ, vốn NSNN giữ vai trò quan trọng. Vốn NSNN u tiên đầu t cho các dự án giao thông quan trọng ở các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn... và u tiên vốn đối ứng cho các dự án có vốn vay nớc ngoài nh: tuyến đờng bộ xuyên á; quốc lộ 22, quốc lộ 1A, quốc lộ 14A, quốc lộ 14B... các tuyến vành đai phía Bắc. Do đó, các giải pháp tăng cờng huy động và sử dụng có hiệu quả vốn NSNN sẽ là:

1- Giải pháp cơ bản huy động vốn cho giao thông đ ờng bộ:

- Xây dựng chiến lợc, chính sách phát triển giao thông vận tải trong phạm vi toàn quốc. Trong điều kiện nguồn vốn đầu t cho giao thông đờng bộ còn hạn hẹp, có đợc một chiến lợc và chính sách phát triển giao thông vận tải đúng đắn là rất quan trọng. Căn cứ vào chiến lợc và chính sách phát triển giao thông vận tải các nhà hoạch định chính sách sẽ đa ra chiến lợc đầu t cho ngành giao thông vận tải. Do đó chiến lợc và chính sách đầu t phát triển giao thông vận tải trong phạm vi toàn quốc chính là tiền đề để thu hút nguồn vốn đầu t từ NSNN cho giao thông đờng bộ, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.

- Xác định các công trình u tiên: Để tạo tiền đề cho kinh tế phát triển, đòi hỏi giao thông vận tải phải đi trớc một bớc, đầu t cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cần đợc u tiên ở mức cao. Xác định các dự án đầu t trọng điểm sẽ thu hút đợc nguồn vốn NSNN đầu t hoặc hỗ trợ cho các địa phơng. Vì vậy cần sắp xếp theo thứ tự u tiên các dự án xây dựng cầu đờng theo các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội cao, u tiên đầu t trớc theo khả năng huy động vốn.

- Mô hình thu phí sử dụng đờng bộ: Ngời sử dụng đờng bộ phải trả tiền để sử dụng đờng bộ do Nhà nớc cung cấp và bù đắp những thiệt hại mà họ gây ra cho đờng bộ dới hình thức áp dụng thu phí đờng nhằm duy tu những đờng cũ hoặc xây đờng mới. Ngoài ra, Chính phủ còn thu phí giao thông dới hình thức phụ thu 500 đồng trên một lít xăng; số thu đợc là 100 triệu USD năm 1995, 136 triệu USD năm 1996, 161 triệu USD năm 1997. Thêm vào đó là các hình thức nh: Thu phí xe nặng; Thu phí hởng lợi gián tiếp do các công trình đờng bộ đem lại.

- Tăng tỷ lệ đầu t cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải bằng cách tạo thêm nguồn thu mới. Phát hành trái phiếu, chứng khoán, sử dụng nguồn vốn tiết kiệm trong nớc để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đờng bộ. Hình thức này nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân và các thành phần kinh tế. Cần ban hành chính sách để huy động vốn theo kênh này. Ngoài ra có thể huy động nguồn vốn đầu t cơ sở hạ tầng giao thông đờng bộ có đợc từ việc hình thành các khu kinh tế, chế xuất. Thông thờng, tỷ lệ đầu t cơ sở hạ tầng giao thông chiếm tỷ lệ cao trong vốn đầu t xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì thế mỗi khi phê duyệt cấp giấy phép cho các dự án này cần lu ý khai thác nguồn vốn này để tăng nguồn đầu t cho cơ sở hạ tầng giao thông đờng bộ.

- Lập quỹ bảo trì đờng bộ để tăng nguồn vốn đầu t cho bảo trì mạng lới giao thông đờng bộ. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ: Quỹ bảo trì đờng bộ phải đ- ợc sử dụng đúng mục đích, để phục vụ cho công tác bảo trì đờng bộ, bao gồm Quốc lộ và tỉnh lộ. Quỹ bảo trì đờng bộ đợc mở tài khoản riêng do Bộ Tài chính quản lý, có Hội đồng quản trị gồm các thành viên của Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu t; có ban điều hành. Hàng năm Bộ GTVT chủ trì cùng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu t lập kế hoạch chi tiêu của Quỹ trình Thủ tớng Chính phủ. Tuỳ từng giai đoạn mà tiến hành điều chỉnh mức thu và đối tợng thu cho phù hợp với tình hình thực tế. Quỹ bảo trì đờng bộ hoạt động theo quy chế riêng do Thủ tớng Chính phủ ban hành.

- Giải pháp tạo vốn giao thông đô thị: Xuất phát từ nhu cầu và khả năng huy động các nguồn vốn để đầu t phát triển giao thông vận tải đô thị ở các thành phố lớn mà trớc hết là áp dụng cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, có thể có một số giải pháp tạo nguồn vốn nh sau:

+ Cải cách chế độ điều tiết thu chi ngân sách và tăng cờng nguồn thu cho ngân sách địa phơng.

+ Cải tiến các khoản thu từ dịch vụ giao thông đô thị. Có chính sách phát triển giao thông công cộng đô thị.

+ Nghiên cứu lập quỹ hỗ trợ đầu t phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị đối với các thành phố lớn trực thuộc TW. Kết hợp các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị.

2- Giải pháp cơ bản sử dụng vốn đầu t NSNN cho giao thông đ ờng bộ: - Phân bổ vốn đầu t theo vùng, lãnh thổ hợp lý:

Điều này sẽ có tác dụng khai thác triệt để lợi thế so sánh của từng vùng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội. Chú trọng đầu t phát triển giao thông đờng bộ theo vùng, địa bàn, lãnh thổ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Ngoài việc phát huy đợc tốt những u việt, lợi thế so sánh của từng vùng, đảm bảo tiết kiệm những chi phí về vận tải... đầu t phát triển đờng bộ theo vùng còn khẳng định khả năng của đất nớc trong vấn đề phát triển nền kinh tế hàng hoá, tiếp cận và nhanh chóng phát triển giao lu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và thế giới, nâng cao khả năng, trình độ chuyên môn hoá, kèm theo việc nâng cao năng suất lao động, tranh thủ đợc những lợi thế do qui mô đem lại và cuối cùng là tăng năng suất lao động xã hội nói chung. Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn đầu t cho giao thông đờng bộ theo vùng một cách hợp lý sẽ là động lực mạnh mẽ giúp Chính phủ giải quyết những vấn đề công bằng xã hội, giải quyết các vấn đề xoá đói giảm nghèo, các vấn đề văn hoá xã hội, môi trờng khác.

- Đầu t phát triển cơ sở hạ tầng giao thông một số vùng kinh tế đặc biệt: Đây sẽ là nhân tố khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận, làm

tấm gơng cho các vùng có điều kiện tơng đồng noi theo và phát triển. Những vùng này là những vùng có những lợi thế đặc biệt so với các vùng khác về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhỡng... Bên cạnh đó, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên phạm vi cả nớc, cần phải đầu t phát triển giao thông đặc biệt chú ý đến các vùng Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên và Miền Trung. Không giải quyết tốt những vấn đề nói trên thì không thể công nghiệp hoá, hiện đại hoá có hiệu quả đối với các vùng này. Việc tập trung đầu t cho cơ sở hạ tầng giao thông ở những vùng có điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật (khu vực thành thị, vùng kinh tế trọng điểm...) sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trởng nhanh, luồng vốn đầu t sẽ tập trung nhiều vào những vùng có những lợi thế hơn, tốc độ tăng tr- ởng giữa các vùng sẽ ngày càng có xu hớng chênh lệch. Để đảm bảo mục tiêu thực hiện công bằng xã hội, việc đầu t phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở những vùng Miền Núi, vùng sâu, vùng xa (Tây Nguyên, miền Núi phía Bắc...) cần thực hiện chính sách đầu t (có u đãi) và kết hợp với việc phân phối lại tích luỹ từ các vùng kinh tế trọng điểm.

- Biện pháp phân bổ vốn và lựa chọn công trình u tiên:

Trớc tình trạng hầu hết đờng bộ nớc ta hiện nay đều không đáp ứng đợc nhu cầu phát triển của xã hội, rất nhiều tuyến đờng đang bị xuống cấp một cách nghiêm trọng thì việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu t sẽ có tác dụng rất lớn trong việc củng cố nâng cấp và chống sự xuống cấp của các tuyến đờng. Để xác định căn cứ phân bổ vốn đầu t, ngời ta thờng dựa vào khả năng tài chính của Nhà nớc và nhu cầu hay tầm quan trọng của tuyến đờng, cây cầu. Tầm quan trọng của tuyến đờng, cây cầu thể hiện ở chỗ nó đóng vai trò nh thế nào trong sự phát triển chung của khu vực cũng nh của cả nớc. Nếu nh tuyến đờng hay cây cầu đó có vai trò quan trọng, có ảnh hởng đến sự phát triển kinh tế xã hội thì nó sẽ đợc u tiên đầu t trớc. Trớc mắt nên tập trung u tiên đầu t vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của vùng kinh tế trọng điểm, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội và khai thác tiềm năng sẵn có. Cần chú trọng đầu t phát triển

những vùng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ (Vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, các vùng tam giác tăng trởng...), làm động lực lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển. Cần nghiên cứu khả năng hình thành những vùng kinh tế mạnh, có cơ chế quản lý đầu t hấp dẫn, nhất là đối với các vùng kinh tế trọng điểm (trọng điểm Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam).

- Công tác quy hoạch, kế hoạch:

Trên thực tế có một khoảng cách giữa các dự án và quy hoạch. Hiện nay phần lớn các dự án đầu t đờng bộ chỉ dựa trên các con đờng cũ nâng cấp hoặc đầu t để giải quyết nhu cầu tức thời trớc mắt. Cha có nhiều dự án đầu t mới vì h- ớng đầu t nằm trong quy hoạch cha đợc xác định rõ ràng. Vì cha có quy hoạch cụ thể nên hiện nay để đầu t nâng cấp một tuyến đờng ngời ta dựa chủ yếu vào xác định nhu cầu thực tại của vận tải mà thôi. Do đó cần u tiên cho các dự án theo các mục tiêu của Chơng trình đầu t công cộng mà Chính phủ ban hành và trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Kế hoạch và Đầu t soạn thảo.

- Phối hợp các chơng trình chi đầu t và chi thờng xuyên:

Lập kế hoạch chi đầu t và chi thờng xuyên phải đợc gắn chặt với nhau và phải theo cùng một chu kỳ kế hoạch. Điều này sẽ cho phép các nhà làm kế hoạch tính đến những lựa chọn đợc hay mất giữa chi thờng xuyên và chi đầu t. Ví dụ, Cục Đờng bộ Việt Nam- cơ quan phụ trách bảo trì đờng bộ của Bộ GTVT- có thể lập chơng trình bảo trì đờng bộ 5 năm đồng thời với Chơng trình đầu t công cộng, phân chia chơng trình của mình ra thành những hạng mục chi thờng xuyên và chi bảo trì định kỳ. Chi bảo trì hàng năm phải đợc tiếp tục phân bổ trực tiếp từ Bộ tài chính nh chi thờng xuyên trong Ngân sách hàng năm theo qui trình hiện nay.

Kết luận

Nh ta đã biết, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói chung, hệ thống giao thông đờng bộ nói riêng là mạnh máu của nền kinh tế. Do vậy trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nớc, ở bất kỳ quốc gia nào dù là nớc phát triển hay đang phát triển, mối quan tâm hàng đầu của họ cũng là hệ thống giao thông vận tải. ở nớc ta cũng vậy, muốn nền kinh tế tăng trởng ổn định thì hệ thống giao thông vận tải phải luôn đi trớc một bớc, tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

Ngày nay, khi đất nớc đang trên đà hội nhập với các nớc trong khu vực và trên thế giới thì việc phát triển, củng cố mạng lới giao thông vận tải nói chung, giao thông đờng bộ nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lợc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nớc cũng nh trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc phòng. Vốn NSNN đầu t cho giao thông đờng bộ trong thời gian qua tuy đã có những chuyển biến tích cực nhng vẫn cha đáp ứng đợc nhu cầu, đòi hỏi của ngành, do đó cần phải định hớng huy động và sử dụng hợp lý, xác đáng nguồn vốn đầu t cho giao thông đờng bộ. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế và thời gian thực tập có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những sót, cũng nh không thể làm sáng tỏ mọi vấn đề. Vì vậy, với đề tài “Định hớng huy động và sử dụng vốn đầu t NSNN cho giao thông đờng bộ ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010” mà em

đã mạnh dạn chọn, em hy vọng sẽ đóng góp một số ý kiến nhằm phát triển giao thông đờng bộ và thực hiện tốt các mục tiêu, phơng hớng đã đề ra.

Mặc dù đây là vấn đề đang còn nhiều tranh cãi, song dới sự chỉ đạo tận tình, chu đáo của cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung cùng với sự hớng dẫn nhiệt tình của các cô, các chú cán bộ Vụ Đầu T - Bộ Tài Chính, em đã hết sức cố gắng hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung và các cô, các chú ở Vụ Đầu T - Bộ Tài Chính. Vì đề tài còn nhiều thiếu sót nên em rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài đợc hoàn thiện hơn./.

Danh mục tài liệu tham khảo.

1. Giáo trình Kinh tế phát triển tập I, tập II - Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân 2. Giáo trình Kinh tế đầu t - Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân 3. Giáo trình Chơng trình và dự án phát triển kinh tế- xã hội.

- Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân 4. Chiến lợc phát triển giao thông vận tải quốc gia đến năm 2020.

- Bộ Giao thông vận tải. 5. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đờng bộ phục vụ CNH- HĐH.

- Bộ Giao thông vận tải. 6. Tình hình và hiệu quả đầu t giai đoạn 1995- 2000. - Bộ Tài chính.

7. Tạp chí Giao thông vận tải.

8. Tạp chí Đa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống số 15 (8- 2000). 9. Tạp chí Phát triển kinh tế số 96/1998.

10. Tạp chí Thông tin tài chính số 3+4/1999.

11. Quản lý Nhà nớc về kinh tế- xã hội. - Học viện hành chính quốc gia 1999 12. Niên giám Thống kê 1999.

13. Các nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tớng Chính phủ ( có liên quan).

14. Các Thông t, công văn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch- Đầu t. 15. Đánh giá chi tiêu công 2000.

Một phần của tài liệu _nh_h_ng_huy_ng_v_s_d_ng_v_n_u_t_nsnn_cho_giao_th_ng_ng_b_vi_t_nam (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w