- Làm rõ nết hơn những nét đặc sắc của tộc Mông ở Hà Giang; phân tích và hệ thống hóa các giá trị văn hóa của dân tộc Mông dưới góc độ triết học,qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản và t
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài: 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
4 Đối tượng nghiên cứu : 4
5 Phương pháp nghiên cứu: 4
6 Đóng góp của đề tài : 4
7 Cấu trúc bài tiểu luận : 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: CÔNG TÁC QUẢN LÍ VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI MÔNG TẠI HÀ GIANG 6
1.1 Cơ sở lý luận : 6
1.2 Hệ thống hóa cơ sở lý luận ẩm thực, văn hóa ẩm thực : 7
1.3 Văn hóa ẩm thực của người Mông-Hà Giang : 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI MÔNG TẠI HÀ GIANG 14
2.1 Vấn đề về văn hóa ẩm thực : 14
2.2 Thực trạng về văn hóa ẩm thực : 15
2.3 Giải pháp quản lí : 16
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 21
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN 22
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
- Văn hoá truyền thống Mông có tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá tinh thần người Mông Tuyệt đại đa số người Mông là nông dân Xã hội Mông vẫn là một xã hội nông nghiệp truyền thống mang nặng tính chất tự cung tự cấp Trong xã hội Mông, ý thức cộng đồng vẫn chi phối nếp sống người Mông Văn hoá truyền thống Mông chi phối mọi quá trình sản xuất, nhu cầu, phổ biến và tiêu dùng văn hoá ở xã hội người Mông
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Đề tài nghiên cứu còn mới , hầu như chưa có ai tham gia nghiên cứucông trình này, và chưa có công trình nghiên cứu tiêu biểu ,nên em sẽ nghiêncứu đề tài này
4 Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: văn hóa ẩm thực của dân tộc Mông-Hà Giang
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
- Thời gian nghiên cứu: từ 1/6/2015 đến 19/6/2015
Trang 3- Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp dữ liệu, phân tích vàphương pháp quan sát
- Là tài liệu cần thiết cho những nhà nghiên cứu về văn hóa ẩm thực,những người tìm hiểu chuyên sâu về giá trị của văn hóa ẩm thực, tầm quantrọng của văn hóa ẩm thực trong đời sống thường nhật
- Làm rõ nết hơn những nét đặc sắc của tộc Mông ở Hà Giang; phân tích
và hệ thống hóa các giá trị văn hóa của dân tộc Mông dưới góc độ triết học,qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm kế thừa và phát huybản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang trong giai đoạn hiện nay
7 Cấu trúc bài tiểu luận :
Nội dung của tiểu luận bao gồm 2 chương :
Chương 1 :Văn hóa ẩm thực của người Mông-Hà Giang
Chương 2 : Thực trạng về văn hóa ẩm thực của người Mông-Hà Giang
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CÔNG TÁC QUẢN LÍ VĂN HÓA ẨM THỰC
CỦA NGƯỜI MÔNG TẠI HÀ GIANG 1.1 Cơ sở lý luận
- Người Mông ở Hà Giang có khoảng 194.483 người với 2 nhóm chính
là Mông trắng và Mông hoa Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thốngcanh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác Sản xuất thủcông của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ,rèn đúc Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo Một bộ nữphục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấnđầu, xà cạp Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi làváy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông Nhà của người Mông làm bằng đất, có
3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên Các cửa chính và cửa phụ đều mở vềphía trong Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phongphú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng Các dòng họ ngườiMông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau Một số lễ cúng chính nhưcúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bàicúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp Văn họcnghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tựnhiên, xã hội và lịch sử Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, đượcthể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá Hoa văn trang trí trên váy là cáchình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn màu sắc hài hoà Tất cả
là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời
Trang 5người Mông gắn bó với núi non trong mọi đời sống: Sinh hoạt, tình cảm, tậptục và tâm linh.
- Mèo vạc tiêu biểu cho các khu định cư của cộng đồng dân tộc Mông ở
Hà Giang Người Mông quan niệm về vũ trụ: Sở dĩ có trời và đất là do Vuatrời cử ông Chày sinh ra bầu trời và cử bà Chày sinh ra mặt đất, lúc mới đượctạo ra mặt đất hình vuông, 4 góc phẳng phiu, còn bầu trời tròn và nhỏ hơn mặtđất ông Chày bèn bảo bà Chày hãy co bớt mặt đất lại để nhỏ bằng mặt trời,
bà Chày co lại và đã làm cho mặt đất lồi lõm: Chỗ cao thành núi, chỗ thấpthành đồng bằng, chỗ hằn sâu thành sông, suối, ao, hồ, chỗ lõm sâu thànhbiển cả và sau đó con người được sinh ra đó là quan niệm thô sơ, ban đầucủa người Mông cũng như một số dân tộc khác khi giải thích về vũ trụ thời kỳtrước đây
1.2 Hệ thống hóa cơ sở lý luận ẩm thực, văn hóa ẩm thực :
- Người Mông sống ở độ cao 800 đến 1700m so với mặt nước biển chonên nước rất hiếm vì vậy người Mông chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy
và ngô là nương thực chính của người Mông Ngoài trồng Ngô, người Môngcòn trồng các cây khác: Đậu tương, khoai, dong giềng Cây ăn quả: Mận,Táo, Lê, Đào và các cây dược liệu như Xuyên khung, ý dĩ Nương củangười Mông có hai loại: Luân canh và quản canh Về thời vụ: trước kia ngườiMông trồng độc canh cây ngô, sau này do áp dụng khoa học kỹ thuật ngườiMông đã chuyển từ một vụ sang trồng 2 - 3 vụ Do đất ít, chủ yếu canh táctrong các hốc đá nên người Mông có kỹ thuật thâm canh, xen canh khá cao.Trong một nương ngô người Mông có thể trồng cả bí, dưa
- Ngoài các cây trồng trên, người Mông còn rất chăm chút đến một loạicây trồng nữa đó là cây lanh Cây lanh được người Mông dành cho vạt đất tốtnhất, cho nhiều phân chuồng nhất để gieo hạt, sợi lanh dai và bền hơn sợi đay
Trang 6hết không ai là không biết nghề dệt vải truyền thống Bên cạnh làm nương rẫyngười Mông còn chú ý đến công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm vì kinh tếcủa người Mông chủ yếu là tự cấp, tự túc Chuồng gia súc người Mông làmngay trước cửa nhà, có lát ván và làm vệ sinh hàng ngày Người Mông quanniệm: Vạn vật đều có hồn, đối với vật nuôi trong nhà đều có "đá chỏ" (ma tổ)
vì vậy khi mua vật về nuôi đều phải làm lễ, lễ rất đơn giản: Một nén hương,bát nước, một mụn vải đỏ buộc vào chuồng nơi con vật ở.
- Vật nuôi của người Mông là con bò, con ngựa , bò dùng để làm sứckéo (cày nương), ngựa dùng để cưỡi và thồ hàng Khi bán và đổi ngựa ngườiMông giữ lại bộ yên cương vì họ cho rằng, có giữ lại bộ yên cương thì muacon ngựa sau mới tốt Bên cạnh đó người Mông còn nuôi dê, lợn, gà, ngan,ngỗng Những vật nuôi này người Mông thường để làm thức ăn dần trong giađình, rất ít khi mang đi bán Còn một loại vật nuôi là đặc sản quý của ngườiMông đó là nuôi ong Ong vùng núi cao hít thở khí trời trong lành và hươnghoa núi rừng nên cho một thứ mật sánh xanh, ngọt thơm - Đây là loại dượcliệu qúy dùng chữa nhiều bệnh tật của người Mông
1.3 Văn hóa ẩm thực của người Mông-Hà Giang :
- Trong các món ăn hàng ngày cũng như lễ hội, dân tộc Mông rất chú
trọng đến gia vị và màu sắc vì đặc điểm thiên nhiên ở đây giá lạnh, rất cần cónhững món ăn ấm, nóng với màu sắc mạnh Nếu như ăn uống trong ngàythường là yêu cầu trọng thực, đảm bảo nhu cầu no thì ở những phiên chợđông vui, nhu cầu ăn uống cộng cảm được đặt lên hàng đầu Chỉ cần một bìnhrượu và một chảo thắng cố, lần lượt, từng người sẽ uống chung bát rượu và ănchung một chảo canh Đó là một hình ảnh đẹp về tính cộng đồng và bình đẳngcủa người Mông ở vùng cao (Hà Giang, Tây Bắc) trong cách thức ăn uống
Trang 7- Cây lương thực chính của người Mông là cây ngô cho nên ở nhiều
vùng, đồng bào sử dụng ngô là món ăn chính Món ngô hấp (hoặc đồ, thườnggọi là mèn mén) bao giờ cũng ăn với canh có nhiều mỡ, do ở vùng cao, trờirét nên mỡ là món ăn thường xuyên Đối với người Mông, bữa ăn sáng là bữaphụ, hai bữa chính là trưa và tối. Ngô được xay thành bột, trộn nước cho đủ ẩmrồi nhào bột đồ chín lần đầu, đổ ra cho nguội, lại cho chút nước nhào đều và đồtiếp lần nữa. Bột chín được đổ vào rá rồi dùng thìa xúc ăn với nước canh, rau,thịt và các thức ăn khác
- Mèn mén: Là ngô bột được say nhỏ bằng cối đá, sau đó người Môngsàng xẩy thật sạch rồi cho nước vừa phải để nhào trộn thật tơi, xốp cho vàochõ để đồ, khi hơi toả đều trên mặt chõ, lại đổ ra nia nhào nước và cho vàochõ đồ lần thứ hai đun cho tới khi chín Vì bận công việc nương rẫy, hơn nữalàm mèn mén mất nhiều thời gian nên người Mông thường đồ một chõ đầy,
đủ ăn cả ngày
- Bánh ngô được làm bằng ngô nếp hoặc ngô tẻ non, nếu là ngô non bàcon chọn quả ngô bánh tẻ, bấm ra sữa, chưa tẽ được, lấy dao mỏng lát lấy hạtngô, sau đó cho vào cối say được thứ nước quánh đặc như sữa Gói bột ngô
đó vào lá cho vào chõ đồ thành bánh Đối với ngô nếp bà con say bột rồi ủnước, sau đó được thứ bột giống bột gạo người Việt làm bánh phở, tiếp đó góilại cho lên bếp đồ Ngoài ra bà con còn dùng bột ngô nếp để làm bánh trôi
- Có lẽ món hấp dẫn nhất với đàn ông Mông lại chính là rượu ngô Hầu hết các vùng người Mông sử dụng ngô là nguyên liệu chính để nấu rượu Trước đây, người Mông thường dùng các giống ngô địa phương, chủ yếu là ngô tẻ để nấu rượu Chính nhờ hương vị đặc trưng của giống ngô địa phương,
Trang 8kết hợp loại men được làm từ hạt hồng mi, cùng với kỹ thuật ủ cái rượu, trưngcất rượu được đúc kết qua nhiều thế hệ mà người Mông đã cho ra một loại rượu có hương vị thơm ngon, đậm đà riêng của mình Rượu là thức uống được người Mông sử dụng hàng ngày và không thể thiếu trong các dịp lễ Tết
để cúng tổ tiên, mời anh em, con cháu, bạn bè đến chơi nhà cùng nhâm nhi hàn huyên tâm sự
Ngày nay, khi kinh tế đã phát triển, cuộc sống của đồng bào Mông cũng khấm khá hơn bởi vậy các món ăn chế biến từ ngô cũng đã giảm dần, đặc biệt
là món mèn mèn không còn được đồng bào chế biến thường xuyên như trước đây nữa, tuy nhiên đối với đồng bào Mông nó vẫn là món ăn truyền thống, hấp dẫn và không thể thiếu được trong các dịp lễ Tết hay vào các buổi chợ phiên
- Thức ăn hàng ngày của người Mông gồm rau cải, đậu, bí đỏ Ngàymùa, ngày tết, ngày lễ có thêm thịt gà, thịt dê, thịt lợn hoặc thịt bò Thịt lợn cóthể là thịt lạp treo trên bếp làm thức ăn dần; thịt bò có thể là thịt khô treo gácbếp, người Mông làm thức ăn thường ninh nhừ, ít có món xào, gia vị thường
có ớt, gừng Bình thường không có khách cả nhà người Mông ngồi ăn chung,nếu có khách thì đàn ông và khách ăn trước, phụ nữ, trẻ em ăn sau
-Nói đến Thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộcMông ở miền núi phía Bắc Nhưng bây giờ, thắng cố đã trở thành món ănngon và quen thuộc của nhiều tộc người vùng cao Nếu người miền xuôi tựhào vì có phở, thì người miền núi tự hào vì có thắng cố Trời càng lạnh, thắng
cố càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực không có
gì sánh bằng
Trang 9-Thắng cố xưa chủ yếu là xương bò, xương trâu ninh nhừ cùng với lụcphủ ngũ tạng của gia súc ăn cỏ Nồi thắng cố to, sôi lục bục nổi lên nhữngtảng thịt, tảng mỡ to lên màu vàng nhạt trông mới hấp dẫn làm sao Món ănnhiều đạm như thế mới đủ ấm lòng những người đi chợ xa, lâu lâu mới có dịpthưởng thức món ăn đặc sản này.
-Thắng cố ngay nay, nhất là thắng cố ở trong các nhà hàng mang thươnghiệu “dân tộc”, hương vị đã bay đi ít nhiều Bởi nồi thắng cố ấy đã bị các gia
vị tẩm ướp “tung hỏa mù” khiến thực khách bị mụ mị bởi mùi thơm, bởi vịngọt của bột nêm, mỳ chính
-Các quán thắng cố vùng cao bây giờ nhiều nơi chế biến rất cẩn thận,sạch sẽ vì đồng bào đã hiểu ý nghĩa của khẩu hiệu “giữ vệ sinh an toàn thựcphẩm” và cũng là một bí quyết để thu hút khách Những hình ảnh mà Thiếunhi dân tộc giới thiệu với bạn là các bước chuẩn bị chế biến món thắng cốngựa của người Mông ở Đồng Văn, Hà Giang Các loại xương, thịt, ngũ tạngđều được đồng bào làm sạch sẽ và để riêng từng loại Nồi nước dùng đượcđầu bếp người Mông “chăm sóc” rất chu đáo, múc từng muỗng bọt ra để nướcxương thêm ngọt, thêm trong Xương nhừ thì cho thịt vào nồi, thịt vừa chíntới thì cho lòng, dạ dày, tim gan vào tiếp
-Từng bát thắng cố nhỏ điểm những lát hành hoa được múc ra, nhà bếpkhông quên bên cạnh những đĩa gia vị xinh xắn chế biến cầu kỳ theo đúnghương vị vùng cao Vị ngon của thắng cố hòa với hương vị đặc biệt của đồchấm làm cho thực khách cứ hít hà, tấm tắc khen ngon Anh Giàng Dũng Sài,một người Mông tài hoa, nổi tiếng vì chơi được nhiều loại nhạc cụ dân độc,đồng thời cũng là một “đầu bếp trẻ không đến nổi tồi” nói vui: “Đây là người
Trang 10Mông chế biến thắng cố theo tiêu chuẩn của người miền xuôi Thực ra, thắng
cố nguyên gốc của người ngày xưa đơn giản rất nhiều mà ngon cũng khôngkém Chỉ có điều ngày xưa ở vùng cao hiếm lắm nên chế biến chưa được sạch
sẽ như bây giờ thôi Thắng cố ngày xưa được múc bằng muôi gỗ, đựng trongbát gỗ nên trông giản dị hơn
- Người Mông còn dùng ngô non thái hạt, xay nhuyễn hoặc dùng bột ngônếp làm bánh rợm, bánh trôi Món ăn phổ thông được đồng bào ưa dùng là đỗtương xay thành bột đun sôi, cho ít nước chua và rau vào nấu chín làm canh.Món ăn khô là lạc, vừng rang.Thịt để dành lâu ngày được ướp muối, phơihoặc sấy khô trên gác bếp Do điều kiện sống trên núi nên ngoài thịt thú rừng,thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, vịt, hiếm khi đồng bào được ăn ốc, cá Các loạirau rừng như bồ khai, rau ngót rừng, các loại nấm, măng, hoa chuối, lõi nonthân chuối, các loại quả bứa, vả, dâu da thường được xào nấu hoặc ăn sốngnhư các loại quả cây
- Ngoài ra người Mông còn có một món ăn trong các phiên chợ, ngàyhội, đó là món thắng cố, là món thịt thái to, cả xương, lòng gia súc gồm: thịt
dê hoặc thịt bò hầm nhừ trong chảo, dùng ăn nóng Ngoài ra, còn có thể ănvới bún, phở hoặc mỳ tôm
- Đồ uống hàng ngày là nước đun sôi để nguội, hoặc nướng quả ngô cháyvàng cho vào nồi nước sôi để dùng như nước chè nhưng có chút mùi khét, vịngọt; hoặc uống chè dây là cây dây leo bò, mọc hoang ở rừng núi Do du canh
du cư không trồng được chè, đồng bào thường mua chè để uống, tiếp khách.Nhiều khi đi rừng, làm nương rẫy họ còn phải uống nước khe suối
Trang 11- Rượu được rất nhiều người ưa dùng, thậm chí nam giới thường dùnghàng ngày Các dịp cưới xin, cúng ma, tiếp khách và các ngày tết không thểthiếu rượu Do cây lương thực chính là ngô nên rượu của người Mông thườngđược cất từ ngô Tuy nhiên cũng có người cất rượu từ mì, mạch, sắn, chuối vàcác cây có bột trong rừng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ VĂN HÓA
ẨM THỰC CỦA NGƯỜI MÔNG TẠI HÀ GIANG
2.1 Vấn đề về văn hóa ẩm thực :
- Văn hóa ẩm thực của người Mông của thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
vô cùng đặc sắc và phong phú Lương thực chính của họ là ngô nên rất nhiều những món ăn từ ngô được người dân tại đây sáng tạo ra với mục đích thay đổi phong cách ăn uống , hay nói cách khác là họ luôn tìm ra những món ăn mới mẻ để dần hợp khẩu vị và tránh nhàm chán Dần dần, những món ăn đó
đã trở nên thân thuộc với họ, và dần dần không thể thiếu được trong những dịp lễ Tết hay những dịp phong tục quan trọng
- Những du khách thập phương, tứ xứ du lịch tại khu thị trấn Mèo Vạc này cũng vô cùng thích thú với hệ thống văn hóa ẩm thực tại nơi đây Họ được trải nghiệm những món ăn mới lạ mà chỉ ở dân tộc vùng cao này mới có Họ cảm nhận hết hương vị đặc trưng của các món ăn nơi đây Họ có thẻ
Trang 12đem về làm quà hay sử dụng như là một món ăn nhẹ, một bữa ăn nhẹ trong những ngày du lịch ở trên đây
- Hệ thống văn hóa ẩm thực được tổ chức quy mô hơn, được hình thành như một dịch vụ du lịch, khác với loại hình du lịch ngắm cảnh, tham quan, thìđây là một loại hình dịch vụ ăn uống, hay còn gọi là dịch vụ về văn hóa ẩm thực
2.2 Thực trạng về văn hóa ẩm thực :
- Thế nhưng, những vấn đề trên lại vô hình chung biến văn hóa ẩm thực của người Mông ở Hà Giang trở thành một thực trạng về văn hóa trong ẩm thực , là một vấn đề nhức nhối trong công tác xã hội và hệ thống các giá trị văn hóacủa dân tộc Mông nói riêng và toàn dân tại thị trấn Mèo Vạc, thị xã Đồng Văn , tỉnh Hà Giang nói chung
- Đồ ăn xưa nay đã không còn xuất hiện, hương vị của những món ăn truyền thống dần đã mất Ngày nay, trình độ dân trí ngày càng phát triển, đòi hỏi cuộc sống phải được cải thiện, đi lên, trong đó, văn hóa ẩm thực cũng dần phải được xây dựng lại Những món ăn đã dần được chế biến sao cho hợp khẩu vị không chỉ với người dân ở trên vùng cao, mà còn phải hợp khẩu vị với khách du lịch
Trang 13- Không gian bài trí hay bày bán các món ăn đã thay đổi rất nhiều, giờ đây , “chợ” đã không mang đúng nghĩa của nhưng phiên chợ này xưa nữa,
mà thay vào đó là những nhà cao tầng, những quán ăn mọc lên, làm nâng cao giá trị của những món ăn đã từ rất lâu
- Phong cách chế biến món ăn đã dần chuyên nghiệp và hiện đại hơn Nhưng chính vì suy nghĩ làm lợi , đặt tiêu chí lãi lên hàng đầu nên đã nảy sinh
ra nhiều vấn đề về cách chế biến Những món ăn giờ đã sử dụng nhiều chất tẩy rửa, chất khử mùi và chất tạo vị , ngoài ra, cách chế biến mất vệ sinh và thiếu tâm huyết với những món ăn truyền thống của mình Xuất hiện những hiện tượng làm cẩu thả trong mỗi món ăn của mình, thiếu đi tính bắt mắt và tinh tế trong từng món ăn, làm hạ thấp giá trị văn hóa ẩm thực
2.3 Giải pháp quản lí :
- Đối với những loại hình du lịch khác, ăn uống cũng đóng vai trò quantrọng trong việc tác động tới cảm nhận của du khách về toàn bộ chuyến đi dulịch nhưng không được xem như là một nhân tố để du khách quyết định thựchiện chuyến đi du lịch Vì vậy, đôi khi chỉ cần xây dựng thực đơn phù hợp vớikhẩu vị của du khách Điểm đến cần có nền văn hóa ẩm thực phong phú, độcđáo bao nhiêu thì càng hấp dẫn khách du lịch bấy nhiêu Mức độ phong phúcủa một nền ẩm thực có thể là do sự hội tụ của nhiều tộc người khác nhau trêncùng một vùng, miền hoặc cũng có thể đó là nơi tập trung của nhiều làngnghề ẩm thực …Sự phong phú của nền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho dukhách nhiều cơ hội khám phá, học hỏi Còn tính độc đáo được tạo nên bởinhững đặc trưng của một nền ẩm thực, nó tạo ra sự khác biệt với các nền vănhóa ẩm thực khác Sự độc đáo có thể biểu hiện ở cách thức chế biến món ăn ,mùi vị đặc trưng, lợi ích của món ăn hay ở kiến trúc nhà hàng, quán ăn… Vì
Trang 14không thể thiếu trong việc phát triển du lịch nói chung, du lịch ẩm thực nóiriêng
- Đối với loại hình du lịch ẩm thực, sự phát triển của hệ thống cơ sở vậtchất trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống , sản xuất chế biến biến thực phẩm làđiều kiện hết sức cần thiết Tại đây, du khách không chỉ được thưởng thức cácmón ăn , đồ uống mà còn được ngắm nhìn khung cảnh, bài trí của nhà hàng,quán ăn Những nhà hàng, quán ăn mang đậm phong cách truyền thống củađịa phương, dân tộc thì càng có sức hút cao đối với du khách Từ việc thiết
kế, trang trí nhà hàng hay đến các thiết bị phục vụ như bàn ghế, bát , đĩa,chén, nậm rượu hay ấm tích đựng nước chè, các tranh ảnh , các dụng cụ sảnxuất như cối xay giã gạo, dần, sang, nia, nong đến các dụng cụ săn bắt thú vàthủy hải sản như nơm, vó, lưới…Bên cạnh đó, các bản nhạc dân tộc và cácdụng cụ chiếu sáng được sử dụng như đèn dầu, nến cũng góp phần tác độngmạnh mẽ đến các giác quan của du khách, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và hấpdẫn du khách để du khách có thể nhớ mãi rồi kể lại cho bạn bè, người thân.Đây là hình thức tuyên truyền, quảng cáo rất hữu hiệu Không những thế , dukhách còn có thể tham quan các quy trình sản xuất, chế biến phẩm tại các làngnghề ẩm thực hay xưởng sản xuất như làm bún, bánh tráng, giò chả…Dukhách cũng có thể tự học cách nấu ăn tại nhà hàng hay lớp dạy nấu ăn Tuynhiên, việc thiết kế, xây dựng các nhà hàng, quán ăn đặc biệt chú ý đến cácđiều kiện vệ sinh và sự hài hòa với môi trường xung quanh
- Nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triểnvăn hóa ẩm thực Đối với loại hình văn hóa ẩm thực, lao động trong bộ phậnsản xuất , chế biến thực phẩm và bộ phận dịch vụ thức ăn, đồ uống cần được
Trang 15phong cách phục vụ chuyên nghiệp Để làm được điều đó, không những đòihỏi bản thân người lao động có long nhiệt huyết, đam mê, tự trau dồi kiếnthức mà còn có sự đào tạo bài bản từ phía các trường lớp Có vậy mới tạo rađội ngũ người lao động đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng
- Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là cần thiết đối với sựphát triển của văn hóa ẩm thực Đối với loại hình văn hóa ẩm thực, cái mà dukhách tìm đến không chỉ là vị ngon của thức ăn, đồ uống mà còn là những giátrị về mặt tinh thần Đó là sự hiểu biết về một nền văn hóa khác thông quanhững phong tục truyền thống , lối sống của người dân bản địa Hơn ai hết,chính người dân bản địa lại là những người am hiểu nhất về nền văn hóa địaphương Và cũng chính họ sẽ là người quyết định sự thịnh suy của một nềnvăn hóa đó Chính vì thế, để có thể lưu giữ và phát huy văn hóa ẩm thực, thìphải dựa vào chính người dân địa phương
- Vấn đề an toàn tính mạng luôn là vấn đề du khách quan tâm khi quyếtđịnh điểm đến cho chuyến du lịch của mình Theo lý thuyết Maslow về nhucầu của con người, nhu cầu an toàn cho tính mạng được xếp ở vị trí thứ haitrong bậc thang các nhu cầu, chỉ sau nhu cầu sinh lí Với loạihình du lịchẩmthực, du khách dường như luôn tiếp xúc với thức ăn, đồ uống của điểm đến Nếu không được đảm bảo về vệ sinh thì đó chính là nguồn khiến mầm bệnhxâm nhập trực tiếp và nhanh nhất vào cơ thể con người Do đó, cần chú trọngđặc biệt đến vấn đề vệ sinh, cả ở khu vực bên trong các nhà hàng, quán ăn,các làng nghề và môi trường xung quanh Đối với bên trong, phải đảm bảo
sự sạch sẽ ở mức cao nhất các trang thiết bị , dụng cụ nấu nướng, ăn uống Nguồn nguyên liệu phải ro rang xuất xứ, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh…