1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu lễ hội đền Gióng gắn với phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Sóc Sơn

42 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 423 KB

Nội dung

Lễ hội được bảo lưu và ngày càng trở nên có ý nghĩa và thiết thực hơn.Người ta thừa nhận rằng chính các di tích lịch sử - văn hoá đã và đang đónggóp phần nhỏ bé vào sự hoàn t

Trang 1

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài: 3

2.Muc đích nghiên cứu: 6

3 Đối tượng nghiên cứu: 6

4.Phạm vi nghiên cứu: 6

5.Phương pháp nghiên cứu: 6

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 8

1.1 Một số vấn đề về du lịch văn hoá 8

1.1.1 Khái niệm du lịch văn hoá 8

1.1.2 Nguồn tài nguyên và đặc điểm của du lịch văn hoá 9

1.2 Một số vấn đề về phát triển du lịch văn hoá hiện nay 10

1.3 Lễ hội trong phát triển du lịch 11

Trang 2

1.3.1 Lễ hội với phát triển kinh tế - xã hội địa phương 12

1.3.2 Tầm quan trọng của lễ hội đối với việc phát triển du lịch địa phương 13

1.3.3 Tác động của hoạt động du lịch đến lễ hội ở địa phương 14

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC LỄ HỘI ĐỀN GIÓNG PHỤC VỤ DU LỊCH 19

2.1 Thực trạng tổ chức hội đền Gióng 19

2.1.1 Khái quát lễ hội đền Gióng 19

2.1.2 Công tác tổ chức lễ hội đền Gióng 19

2.1.3 Diễn trình lễ hội đền Gióng 20

2.2 Lễ hội đền Gióng với phát triển du lịch Hà Nội hiện nay 24

2.3 Đánh giá chung 27

2.3.1 Ưu điểm 27

2.3.2 Hạn chế 28

Trang 3

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN GIÓNG VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI 30

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Hà Nội 30

3.2 Một số giải pháp nhằm quản lý lễ hội đền Gióng với phát triển du lịch địaphương 31

KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

HÌNH ẢNH 38

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâutrên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình,chùa, đền, miếu, lăng tẩm … Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dântộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế

Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử Có sức thuyết phục lớn đốivới mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lạicho muôn đời sau Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng vềnghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vậtthể Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ nhữngthành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa vàphát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triểncủa thời đại

Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để

kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá Những ditích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu,phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn vềcội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thốngđạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.Trải qua bao nhiêu thế hệ, với những biến cố thăng trầm của lịch sử và

xã hội, đã khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá quý giá bị huỷ hoại dướibàn tay vô tình hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt củakhí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chiến tranh đã tàn phá nặng nề khiến chonhiều di tích lịch sử – văn hoá ở Hải Dương nói riêng, cũng như trong cả

Trang 5

nước nói chung bị thu hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị phủ mộtlớp rêu phong vì sự lãng quên của con người

Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế phát triển của đất nước,các di tích lịch sử - văn hoá dần dần được phục hồi, tôn tạo và phát huy tácdụng Lễ hội được bảo lưu và ngày càng trở nên có ý nghĩa và thiết thực hơn.Người ta thừa nhận rằng chính các di tích lịch sử - văn hoá đã và đang đónggóp phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện con người, đưa con người tới một cuộcsống tốt đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội nguồn, ngược dòng lịch sử,trở về quá khứ, không lãng quên quá khứ mà trái lại biết trân trọng nhữngthành quả vật chất và tinh thần của quá khứ Từ đó kế thừa, khai thác phục vụnhững mục đích hiện tại của con người

Một trong những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá

ở nước ta là công tác bảo tồn, trùng tu và khai thác những giá trị văn hoá còn

ẩn chứa bên trong các di tích lịch sử - văn hoá Chúng ta luôn phải có ý thứcbảo vệ, nghiên cứu những viên ngọc quí giá của cha ông để lại Gìn giữ chohiện tại và tương lai, kế thừa những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của

tổ tiên, phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước là xây dựng một nềnvăn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Du lịch ngay từ xa xưa đã được ghi nhận như là một sở thích,mộthoạt động của con người.ngày nay trên phạm vi toàn thế giới,du lịch trở thànhnhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của conngười.Du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu giải chí đơn thuần mà còn giúp conngười nâng cao hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa tộc người,các dân tộc cácquốc gia, góp phần làm phong phú tinh thần,không những thế nó còn hỗ trợ

sự phát triển nhiều mặt của quốc gia nơi đón khách

Ở việt nam những năm gần đây,du lịch trở thành một nghành kinh tế mũinhọn và được quan tâm hàng đầu.thực tế năm 2007 ,việt nam đã đón được 4,2

Trang 6

triệu lượt khách quốc tế,19,2 triệu lượt khách du lịch nội địa.Tổng thu nhậptoàn xã hội về du lịch ước tính đạt 56 nghìn tỉ đồng.Năm 2009,theo số liệucủa tổng cục Du Lịch ,trong tháng một lượng khách du lịch quốc tế đến việtnam là trên 370.000 lượt,tăng 3,3% so với tháng 12/2008.Dự kiến đến năm

2010 lượng khách quốc tế đạt 5,5 – 6 triệu lượt và 25 triệu lượt khách nội địa

Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch có xu hướng phát triển ởviệt nam Ngày nay do sự biến động quá nhiều, cuộc sống của con người ngàyđược hiện đại hóa hơn, thì nhu cầu trở về với nguồn cội, tìm hiểu những nétđẹp văn hóa truyền thống , lễ hội truyền thống , làng nghề truyền thống, củamỗi quốc gia dân tộc khác nhau trên thế giới ngày càng tăng Đến các điểm ditích lịch sử văn hóa,du khách được thỏa mãm nhu cầu hiểu biết về những nétđẹp văn hóa, những giá trị lịch sử lâu đời, những danh nhân văn hóa của mọithời đại tại mỗi quốc gia, dân tộc nơi du khách đặt chân đến

Hà Nội là miềm đất giàu di tích lịch sử, văn hóa và danh nam thắngcảnh,tuy bị chiến tranh thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thốnggiữ gìn bản sắc dân tộc,bảo tồn di sản lịch sử văn hóa dân tộc, cùng sự quantam của chính quyền địa phương , đến nay Hà Nội vẫn giữ được hàng ngàn ditích co giá trị Đây là tài sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và là niềm

tự hào của nhân dân địa phương

Với lý do trên tôi muốn lựa chọn đề tài : “Nghiên cứu lễ hội đền Gióng gắn với phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Sóc Sơn” để viết bài

tiểu luận của mình Mong rằng bài tiểu luận phần nào sẽ giới thiệu được về ditích lịch sử văn hóa đền Gióng, giúp cho du khách có thêm sự hiểu biết về các

di tích để lựa chọn tour du lịch hợp lý, đồng thời có một số góp ý nhằm khaithác di tích đạt hiệu quả về kinh tế, bảo tồn những giá trị đặc sắc của di tích

Trang 7

2 Muc đích nghiên cứu:

Đề tài nhằm tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở đền Gióng vàthực trạng khai thác di tích lịch sử văn hóa vào hoat hoạt động phát triển dulịch tỉnh Từ đó đề ra một số định hướng, giải pháp bảo tồn, tôn tạo và khaithác chúng một cách có hiệu quả nhất

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá tiềm năng du lịch của ditích lịch sử văn hóa đền Gióng xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

4 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi: tập trung tìm hiểu về di tích lịch sử vă hóa đền Gióng xã PhùNinh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:

Đây là phương pháp hết sức cần thiết cho việc thực hiện các đề tàinghiên cứu du lịch có một lương thông tin cung cấp cho bài viết về đề tài khaithác di tích lịch sử văn hóa đền Gióng xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn, HàNội.để phục cụ cho du lịch Người viết phải thu thập các tư liệu, thông tin từnhiều nguồn khác nhau, sau đó sử lý chúng để hoàn thành bài viết của mình

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa:

Đây là phương pháp hết sức quan trọng được sử dụng để làm tăng tínhthuyết phục cho bài viết co nhiều thông tin ghi nhận chân thực, xuất pháttrong quá trình người viết đi thu thập số liệu, thông tin Từ đó có thể cảmnhận được giá trị cua di tích, hiểu được khía cạnh khác nhau của thực tế Vàcũng có thể đối chiếu, bổ xung những thông tin cần thiết mà các phương phápkhác không cung cấp hoặc chua cung cấp đầy đủ

Trang 8

5.3 Phương pháp phỏng vấn :

Trong quá trình thực hiện bài viết, người viết đã tìm hiểu và khai thácnguồn thông tin từ chính những cư dân địa phương, những người có sự hiểubiết chuyên sâu hay trực tiếp quản lý các di tích … để bổ sung thông tin trựctiếp cho bài viết Thông qua phương pháp phỏng vấn trần tục cũng có thể đisâu vào tìm hiểu

5.4 Phương pháp tổng hợp và phân tích :

Là phương pháp sử dụng để phân tích, đánh giá tổng hợp và đua ra nhậnxét trên tư liệu đã thu thập được từ những phương pháp trên Từ đó có cáinhìn tổng quát hơn về vấn đề nghiên cứu

Trang 9

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VỚI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Một số vấn đề về du lịch văn hoá

1.1.1 Khái niệm du lịch văn hoá

Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các quốcgia trên thế giới được mở rộng dẫn tới việc giao lưu văn hoá tìm kiếm nhữngkiến thức về văn hoá nhân loại đã trở thành một trong những nhu cầu củanhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, du lịch không còn là nghỉ ngơi giải trí đơnthuần mà còn là nghỉ ngơi giải trí tích cực có tác dụng bổ sung tri thức làmphong phú thêm đời sống tinh thần của con người

Có thể hiểu du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính lànâng cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự tìm hiểu qua các chuyến du lịchđến những vùng đất mới, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế chế

độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nước đến dulịch hoặc kết hợp với nhiều mục đích khác nữa

Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh dulịch, du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá, các giá trị vật chấtcũng như tinh thần cho hoạt động du lịch, du lịch văn hoá là phương thức hấpdẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và dulịch văn hoá thường dành cho những du khách có trình độ cao trong xã hội

Du lịch văn hoá được xem như là tổng thể của du lịch, xem đó là một hiệntượng văn hoá Những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mangtính văn hoá Những động cơ thu hút đến các điểm du lịch là để nghỉ ngơi vàgiải trí

Người ta có thể phân chia du lịch văn hoá ra nhiều loại theo các tiêu thứckhác nhau

Trang 10

+ Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: Khách đi tìm hiểu các nền văn hoá làchủ yếu Mục đích đi tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng khách chủ yếu là cácnhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên đó là những chương trình dulịch dã ngoại đến các dãy phố cổ kính, các khu di tích của thủ đô Hà Nội đểkhách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoá của người dân nơi đó.Khách sẽ đi bộ khi tham quan các công trình kiến trúc, nghệ thuật tập quánsinh hoạt của người dân và nghỉ qua đêm tại nơi đó.

+ Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa thamquan với nghiên cứu tìm hiểu văn hoá trong một chuyến đi Đối tượng thamgia phong phú gồm cả khách đi vừa để tham quan, vừa để nghiên cứu vànhững khách chỉ đi để chiêm ngưỡng, để biết và thoả mãn sự tò mò có thểtheo trào lưu Do vậy, trong một chuyến đi du khách thường đi đến nhữngđiểm du lịch trong đó vừa có những điểm du lịch văn hóa vừa có những điểm

du lịch như vui chơi giải trí, các trò tiêu khiển mới lạ Đối tượng khách lànhững người vừa phiêu lưu mạo hiểm thích tìm cảm giác mới và chủ yếu lànhững người tuổi trẻ

1.1.2 Nguồn tài nguyên và đặc điểm của du lịch văn hoá

Tài nguyên du lịch văn hoá là các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc; các

lễ hội; các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học và các gía trị nhân văn khác

có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hìnhthành các khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch

Du lịch văn hoá khác với du lịch tự nhiên, đặc điểm du lịch dựa vào bảnsắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huycác giá trị văn hóa truyền thống Du lịch văn hóa chủ yếu là những sản phẩmvăn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tínngưỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thếgiới Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và

Trang 11

phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầucủa họ.

Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữnhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo Khách du lịch ở cácnước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức nhữngchuyến du lịch nước ngoài Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịchvăn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địaphương

Ở Việt Nam, tài nguyên du lịch văn hóa vô cùng phong phú và đa dạngđược tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền Ví dụ như:

- Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùngĐồng bằng Nam bộ)

- Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chínhtrị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ)

- Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quannhững di sản văn hóa được UNESCO công nhận)

- Festival Huế…

1.2 Một số vấn đề về phát triển du lịch văn hoá hiện nay

Trong vài năm trở lại đây chúng ta thường hay nói tới một loại hình dulịch mới mà cũ đó là du lịch văn hoá Trong hệ thống các nguồn tài nguyênphục vụ cho phát triển du lịch văn hoá có một nguồn tài nguyên hết sức quantrọng mà dường như từ lâu đã bị mai một, đó chính là các lễ hội dân gian ởViệt nam Có thể nói, lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tínngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thứccon người Việt Nam một cách trung thực

Với ngành du lịch văn hoá, lễ hội là một sản phẩm văn hoá đặc biệt vàđược nhìn nhận như một “bảo tàng sống” về đời sống cư dân văn hóa bản địa

Trang 12

Nhất là dịp xuân về, hàng nghìn lễ hội diễn ra trên cả nước chính là cơ hội đểhút khách du lịch Tuy vậy, sức thu hút của lễ hội ở Việt Nam chưa lớn Theothống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có khoảng 8.000 lễhội, từ quy mô làng, xã đến quốc gia Trong đó, có khoảng 70% lễ hội do cấp

xã quản lý, những lễ hội này chỉ thu hút sự tham gia cộng đồng dân cư quanhvùng ở phạm vi hẹp Thực tế cho thấy ngành du lịch càng phát triển, càng gắnkết với lễ hội truyền thống Tự thân ngành du lịch trong bước đường pháttriển của mình tự tìm đến với loại sản phẩm văn hoá đặc biệt này Đưa kháchđến với lễ hôi truyền thống là nhằm để giới thiệu đất nước, con người ViệtNam hôm qua, hôm nay là giới thiệu các giá trị về văn hoá, tín ngưỡng của lễhội, tính dân tộc và tính phổ quát của lễ hội Vì thế ngành du lịch đứng trướcmột khó khăn, đồng thời cũng là một yêu cầu phải khai thác di sản văn hoánày sao cho khoa học, đúng với đặc trưng lễ hội Trong di sản văn hoá của cácthế hệ trước để lại, lễ hội dân tộc có tác dụng hữu hiệu với ngành du lịchkhông chỉ hôm nay mà cả ngày mai ở cả hai mặt: giới thiệu đất nước, con người và kinh doanh Khai thác, giới thiệu những lễ hội dân tộc biến nó thànhngười bạn đồng hành trong cuộc sống hôm nay là công việc của ngành dulịch Về cả phương diện giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc lẫn phương diệnkinh doanh, Ngành rất cần một thái độ khoa học, đúng hướng, sự hỗ trợ củacác nhà văn hoá

1.3 Lễ hội trong phát triển du lịch

Lễ hội là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại :ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc để giải quyết những nỗi lo âu,những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được Songkhông chỉ thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của nhân dân, lễ hội còn là một trongnhững tài nguyên nhân văn quan trọng cho phát triển du lịch ẩ hiều lễ hội đãvà đang được khai thác cho hoạt động du lịch và các công ty du lịch đã không

Trang 13

bỏ qua nguồn tài nguyên quý giá này Hoạt động du lịch có tác động đa chiềuđến lễ hội và ngược lại Tuy nhiên biết kết hợp, quản lý khoa học chắc chắnhai hoạt động này sẽ bổ trợ rất tốt cho nhau.

1.3.1 Lễ hội với phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Trong các di sản văn hoá quý báu mà ông cha xưa để lại cho hậu thế, lễhội là một trong những tài nguyên đặc sắc nhất, kết tinh những gì đẹp đẽ nhất,tinh tuý nhất Chính những giá trị cao đep chứa đựng trong đó mà lễ hội ngàynay đang dần được nhân rộng, phát triển cả về hình thức và nội dung Lễ hội

có sức hấp dẫn không kém gì các di tích lịch sử - văn hoá

Có thể thấy lễ hội mở ra không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu nhiều mặtcủa đời sống nhân dân mà còn là nguồn lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương, của một vùng hay một quốc gia Điều này được thểhiện đậm nét qua các khía cạnh chủ yếu sau :

Lễ hội tạo nên môi trường mới huyền diệu giúp cho người tham dự cóđiều kiện tiếp xúc với bí an của nguồn khởi Lễ hội trở thành dịp cho conngười hành hương về cội rễ, bản thể của mình, là dịp để họ bày tỏ lòng thànhkính, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hay hướng về một sự kiện lịch sửtrọng đại ẩ hư vậy hoà mình vào với không khí lễ hội con người sẽ hìnhthành cho mình ý thức sâu sắc hơn về cội nguồn, về dân tộc Lễ hội là môitrường nuôi dưỡng, truyền tụng để đạo lý truyền thống “ uống nước nhớnguồn” ngàn năm còn chảy mãi

Các lễ hội còn chứa đựng tính giáo dục cao : giáo dục lòng yêu quêhương đất nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và phát huy các giá trị truyềnthống Có thể nói mỗi người khi tham gia lễ hội, đắm mình trong bầu khôngkhí linh thiêng, huyền diệu mà cũng không kém phần nhộn nhịp sôi động ấyhan sẽ thấy lòng mình trào dâng những cảm xúc tuyệt diệu, mới thấy sao màyêu, mà tự hào trân trọng các giá trị văn hoá của những bậc tiền nhân để lại,

Trang 14

mới thấy trách nhiệm lớn lao của bản thân mình trong việc gìn giữ, bảo vệ vàphát huy các giá trị đẹp đẽ ấy để truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Khi lễ hội được tổ chức, đặc biệt với những lễ hội có quy mô lớn sẽ thuhút được một lượng khách du lịch đông đảo về tham dự Khách từ khắp nơi

đổ về sẽ có tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội địa phương làm cho đờisống của nhân dân địa phương trở nên sôi động, nhộn nhịp hẳn lên Mặt khácquá trình tiếp xúc của khách với người địa phương là điều kiện để các nền vănhóa hòa nhập với nhau làm cho mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tình hữunghị, tương thân, tương ái giữa cộng đồng

Xét trên bình diện kinh tế việc tập trung lượng khách du lịch đông đảotrong thời gian nhất định sẽ có tác động lớn đến kinh tế địa phương Để phục

vụ được một lượng khách du lịch đông đảo tất yếu phải đòi hỏi một số lượnglớn các vật tư, hàng hoá các loại Điều này khích thích mạnh mẽ đến cácngành kinh tế có liên quan như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, gioa thôngvận tải, dịch vụ Từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân và giảmbớt nạn thất nghiệp, góp phần ổn định trật tự xã hội địa phương

Như vậy tài nguyên du lịch lễ hội nếu biết cách khai thác phục vụ chohoạt động du lịch sẽ mang lại những tác động to lớn trong việc làm thay đổi

bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực cả về nhận thức cũng như đời sống tinhthần của nhân dân

1.3.2 Tầm quan trọng của lễ hội đối với việc phát triển du lịch địa phương

Lễ hội là biểu hiện tập trung của văn hoá Văn hoá là một nội dung đặctrưng của sản pham du lịch ẩ hư vậy có thể thấy lễ hội là một thành tố cơ bản,quan trọng tạo nên sản pham du lịch và tạo nên sức hấp dẫn trong du lịch Lễhội đã trở thành dịp để mọi người cởi bỏ những lo toan thường nhật để hoàmình vào những niềm vui dân dã, hiếm hoi, quý giá từ thủa nào

Trang 15

Các tài nguyên du lịch văn hoá trong đó có lễ hội được coi là tài nguyên

du lịch đặc biệt hấp dẫn ẩ ếu như tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn dukhách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch vănhoá thu hút du khách bởi tính phong phú, đa dạng và truyền thống cũng nhưtính địa phương của nó Các đối tượng của tài nguyên du lịch văn hoá mà lễhội là một yếu tố tiêu biểu là cơ sở để tạo nên loại hình du lịch văn hoá phongphú Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể ẩ hững yếu tố tinhthần được lễ hội bảo lưu, truyền tụng từ đời này sang đời khác và thực sự trởthành di sản văn hoá vô giá Hơn nữa nhận thức văn hoá là yếu tố thúc đNyđộng cơ đi du lịch của du khách

Như vậy xét dưới góc độ thị trường thì các yếu tố chứa đựng trong môitrường lễ hội vừa là yếu tố cung vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệthống du lịch

Tầm tác động, ảnh hưởng và sức hấp dẫn của các lễ hội phụ thuộc nhiềuvào quy mô cũng như tính chất của chúng Một lễ hội có quy mô càng lớncùng với tính chất đặc biệt quan trọng của nó được đánh giá có sức hấp dẫnlôi cuốn không chỉ khách du lịch trong nước mà còn khách du lịch quốc tếmột cách đông đảo Lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, festival Huế rõ ràng

đã trở thành niềm mong ước, khát khao được tham dự của biết bao du khách

1.3.3 Tác động của hoạt động du lịch đến lễ hội ở địa phương

Ngày nay khi đời sống của con người không ngừng được nâng cao thìnhu cầu du lịch ngày càng phát triển Trong đó loại hình du lịch văn hoáchiếm một vị trí rất quan trọng

Khắp nơi trên đất nước Việt Nam đâu đâu cũng thấy chùa chiền, đềnmiếu, các khu di tích lịch sử, văn hoá Việt Nam là một đất nước của lễ hội,đây là cách tưởng nhớ các vị anh hùng, những vị có công với dân, với nước

Đó là truyền thống quý báu nối quá khứ, hiện tại và tương lai Chính vì thế

Trang 16

mà Việt Nam cũng được du khách quốc tế biết đến là một đất nước của lễ hội.Văn hoá tín ngưỡng Việt Nam muôn hình, muôn vẻ không chỉ hấp dẫn dukhách nội địa mà còn là mảnh đất màu mỡ để cho khách quốc tế tham quan.

Lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân về tâm linh, tínngưỡng, thư giãn mà còn là nguồn tài nguyên du lịch có thể khai thác để tạonên những sản pham du lịch độc đáo, hấp dẫn, giàu bản sắc văn hoá Songtrong quá trình phát triển du lịch, hoạt động du lịch vừa có tác động tích cựcvà tiêu cực đến du lịch, đến cộng đồng dân cư địa phương

Tác động tích cực.

Một trong những ý nghĩa của du lịch là góp phần giáo dục con người ýthức bảo vệ môi trường, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, gìn giữ cácgiá trị văn hoá truyền thống ẩ hu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trongchuyến đi của du khách thúc đay nhà cung ứng sản pham du lịch quan tâm,yểm trợ cho việc khôi phục các di tích lịch sử, lễ hội, sản pham các làng nghềtruyền thống để thu hút du khách Từ đó góp phần cho việc bảo vệ các ditích lịch sử, phát huy bản sắc văn hoá trong lễ hội, khôi phục các làng nghềtruyền thống Về phía du khách khi được hoá mình vào không gian văn hoácủa môi trường lễ hội linh thiêng, họ sẽ càng thấm thía sâu sắc những giá trịvăn hoá truyền thống tốt đẹp, giá trị lịch sử, ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà các

di tích lịch sử, lễ hội chứa đựng Từ đó họ sẽ thêm yêu, thêm trân trọng hơnnữa những di tích lịch sử, nét đẹp văn hoá lễ hội ấy

Hoạt động du lịch phát triển đã tạo ra nguồn thu để tu bổ các di tích, đầu

tư cho lễ hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dulịch ở địa phương Thông qua hoạt động du lịch, việc khai thác có hiệu quảcác di tích lịch sử cũng như các giá trị văn hoá chứa đựng trong lễ hội để thuhút du khách đã mang lại nguồn lợi cho người dân địa phương, đem lại công

ăn ciệc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư Phát triển du lịch là một lối

Trang 17

thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm,nâng cao mức sống cho người dân Hoạt động du lịch làm biến đổi cán cânthu chi của khu vực và đất nước, làm tăng nguồn thu ngoại tệ, điều hoà nguồnvốn từ vùng kinh tế phát triển mạnh sang vùng kinh tế kém phát triển hơn.Tại điểm du lịch nhu cầu về hàng hoá tăng nhanh, thúc đay mạnh mẽ cácngành kinh tế có liên quan phát triển như : nông nghiệp, công nghiệp chếbiến., làm thay đổi cơ cấu lao động Hơn nữa, các hàng hoá, dịch vụ có chấtlượng cao, hình thức đẹp đòi hỏi phải có sự đầu tư bằng những công nghệcao, hiện đại Vì thế mà trình độ lao động của nguồn nhân lực cũng ngày càngđược cải thiện.

Tác động tiêu cực.

Do bản chất của lễ hội là mang tính thời vụ, các lễ hội thường tập trungvào khoảng thời gian nhất định và không kéo dài Sự tập trung một lượngkhách quá đông trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây quá tải, gây sức

ép cho môi trường lễ hội, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, có ảnh hưởng rấtlớn đến đời sống dân cư địa phương sau mùa du lịch Bên cạnh đó số lượngcác công trình phục vụ du lịch tăng lên nhanh chóng làm vượt quá khả năngđáp ứng của nơi đến du lịch

Hoạt động du lịch còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường văn hoá địaphương Để thoả mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế trước mắt nêncác lễ hội truyền thống được đưa ra diễn một cách thiếu chuyên môn, thiếutính tự nhiên gây trò cười cho du khách ẩ hiều nhà cung ứng du lịch đã thuyếtphục người dân địa phương thường xuyên trình diễn lại các lễ hội cho dukhách xem ẩ hiều trường hợp do thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa và cáchành vi của lễ hội, người ta đã giải thích một cách sai lệch, thậm chí bậy bạcác giá trị đó ẩ hư vậy những giá trị văn hoá đích thực của cộng đồng đáng lý

Trang 18

phải được tôn trọng thì lại đem ra làm trò tiêu khiển, mua vui cho du khách.Giá trị truyền thống dần bị lu mờ do bị lạm dụng về mục đích kinh tế.

Xu hướng ngày nay là tình trạng mê tín dị đoan ngày càng phát triển dẫnđến nạn chùa giả, di tích giả làm mất đi lòng tin của du khách

Đạo đức của con người bị suy giảm gắn với nhiều hiện tượng tiêu cực

Du lịch còn là môi trường tốt để những kẻ ham hưởng lạc và trục lợi gặpnhau, làm gia tăng các tệ nạn xã hôi như tình trạng bán hàng rong, hàng giả,chèo kéo khách, bắt chẹt khách để kiếm lợi; tình trạng nghiện hút, ăn xin, mạidâm Lợi dụng môi trường lễ hội linh thiêng, chứa đựng những giá trị tâmlinh sâu sắc, một số kẻ đã lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, bóitoán khiến nhiều lễ hội mất đi nét đẹp văn hoá truyền thống

Quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản lỏng lẻo dần do nhu cầu phục vụ

du lịch, do lối sống, mức sống thay đổi khi tiếp xúc nhiều loại khách du lịchvà có các nguồn thu khác nhau từ du lịch Bên cạnh đó giáo dục gia đình cũng

bị suy giảm do cả người lớn và trẻ em đều mải kiếm tiền từ việc phục vụ dulịch

Quá trình giao lưu giữa người tiêu dùng và cộng đồng dân cư tại nơi dulịch là môi trường để các ảnh hưởng tiêu cực thâm nhập vào xã hội một cáchnhanh chóng ẩ hững khác biệt về tôn giáo, văn hoá, chính trị giữa du kháchvà công đồng dân cư có thể dẫn đến những hiểu lầm, thậm chí hiềm khích tạonên sự căng thang ẩ goài ra có thể dẫn đến những bất hoà giữa dân cư địaphương và các nhà cung ứng du lịch

Việc biết ơn và thờ phụng tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc, nhữngchiến sĩ hy sinh vì dân, vì nước đôi khi trở thành mê tín di đoan và tệ hại hơnlà thường bị thương mại hoá Chính vì vậy mà nó ảnh hưởng rất lớn đến việcphát triển du lịch

Trang 19

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC LỄ

HỘI ĐỀN GIÓNG PHỤC VỤ DU LỊCH 2.1 Thực trạng tổ chức hội đền Gióng

2.1.1 Khái quát lễ hội đền Gióng

Tại khu vực di tích đền Sóc, vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm,giữa tiết trời xuân ấm áp, nhân dân trong vùng lại tưng bừng bước vào lễ hội

3 ngày để tưởng nhớ người anh hùng Thánh Gióng (còn tại quê hương củangười anh hùng, làng Phù Đổng, Gia Lâm, thì lễ hội diễn ra vào ngày 9/4).Đây là một trong những lễ hội lớn, hàng năm thu hút rất nhiều khách thậpphương Trò chơi đặc sắc nhất của lễ hội đền Sóc là trò cướp giò hoa Giò hoagồm 500 bông được làm băng tre non, mô phỏng lại tích Thánh Gióng khi roisắt gẫy đã nhổ tre hai bên đường làm vũ khí tiếp tục đánh giặc Tương truyền,trong lễ hội đầu tiên thuở xa xưa, khi dân làng dâng giò hoa tre, loại hoa cósắc mà không có hương này lên lễ Thánh thì được Thánh chấp nhận vì nó tinhkhiết, không có loài ong bướm nào có thể làm ô uế được Trò cướp giò hoadiễn ra trong ngày đầu tiên của lễ hội, chỉ sau chừng nửa giờ khi đã kết thúcphần tế Thánh Đó là phần hứng khởi nhất của những người tham dự lễ hộiđền Sóc, không chỉ là trò mua vui, giải trí mà thực sự đã đi vào tiềm thức, tâmlinh văn hóa những người dự hội, để lại dấu ấn tinh thần sâu sắc

2.1.2 Công tác tổ chức lễ hội đền Gióng.

Ban tổ chức hội đền Gióng huyện Sóc Sơn đã xây dựng các phương ánbảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, làm tốt côngtác phòng chống cháy nổ trong toàn bộ khu vực diễn ra các hoạt động lễ hội.Thực hiện quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh công tác tuyêntruyền để du khách về dự lễ hội hiểu sâu sắc hơn giá trị và nét độc đáo củađền Gióng Xuân Ban tổ chức còn khuyến khích các doanh nghiệp quảng bá

Trang 20

thương hiệu và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, đặc biệt là các sảnphẩm cây cảnh, cây thế có giá trị nghệ thuật cao Để đảm bảo an ninh trật tự,

an toàn giao thông cho đền Gióng, huyện Sóc Sơn đã xây dựng các phương ánđảm bảo ANTT Các xã gần Phù Ninh, đều thành lập Ban tổ chức để chỉ đạocông tác quản lý các hoạt động diễn ra trong đền Gióng Xuân trên địa bàn.Rút kinh nghiệm, để tránh tình trạng ùn tắc giao thông, Ban tổ chức cấm cácloại ô tô đi vào tuyến đường cắm 50 biển báo và biển chỉ dẫn giao thông, quyhoạch 30 bãi gửi xe, giá dịch vụ tiếp tục thực hiện theo Nghị định của Chínhphủ (về phí và lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước) và quyết định của UBNDthành phố Hà Nội (về mức thu phí giữ xe đạp, xe máy, ô tô…), phân luồngđường một chiều tại các tuyến giao thông thuộc khu vực đền Gióng và cácđiểm di tích; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện, xử lý kịp thời cáchành vi vi phạm quy chế lễ hội Kiên quyết không để xảy ra tình trạng ùn tắcgiao thông, tập trung đẩy lùi các hiện tượng mê tín dị đoan, các tai, tệ nạn xãhội, khắc phục nạn hành khất, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi phảncảm, văn hoá phẩm thẩm lậu, hành vi trộm cắp, móc túi, cờ bạc, phải kịp thời

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; không bán các văn hóa phẩm thẩm lậu,không tổ chức dịch vụ, kinh doanh trong khuôn viên Đền, Phủ, Chùa, Lăng;không mang chất nổ, chất dễ cháy vào khu vực chợ Cấm đốt pháp hoặc gâytiếng nổ dưới bất kỳ hình thức nào; Không cho phép tổ chức các trò chơi kiếmtiền bất hợp pháp; không được tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan; khôngchứa chấp, dung túng những người hành khất; phát hiện và xử lý kịp thờinhững tệ nạn xã hội; giữ gìn vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm lây truyềnbệnh dịch; thực hiện tiết kiệm chống lãng phí

2.1.3 Diễn trình lễ hội đền Gióng

Nửa đêm Mồng 5, rạng sáng ngày Mồng 6 tháng Giêng âm lịch quanviên và bô lão trong làng Vệ Linh tiến hành lễ Khai quang, tức là nghi lễ tắm

Trang 21

tượng Thánh Gióng ẩ hững nồi nước lá thơm hái từ trên núi được đặt lêntrước bệ tượng Chủ tế đốt nắm hương và dùng nắm hương đang cháy nhúngvào nồi nước thơm rồi làm động tác tắm gội tượng trưng cho tượng Thánh.

Từ sau lễ Khai quang, các quan viên, hào lão có tên trong danh sách túctrực phải ở lại đền chầu hầu Thánh suốt đêm Suốt đêm đó tiếng trống, tiếngchiêng vang động cả khu rừng quanh đền Cờ, nghi tượng thì đã được trưngbày rợp trời kín đất từ chiều hôm trước, tức chiều Mồng 5 tháng Giêng âmlịch

Sau đêm chầu hầu, khoảng đến giờ Dần ( khoảng 4-5 giờ sáng) trời rạngđông, từ đền nổi lên ba hồi trống báo hiệu phần lễ rước bắt đầu với nhữngnghi tượng như sau :

- Đội cờ : đi đầu là cờ tiết mao, thứ đến là 5 lá cờ đuôi nheo ( xanh, đỏ,vàng, trắng, đen) ngũ hành hoặc 4 cờ tứ tượng, tứ linh ẩ hững người cầm cờmặc áo màu nâu đỏ cá thắt lưng

- Đội trống chiêng : trống cái do hai người khiêng, một người thủ hiệuđánh trống Chiêng cũng do hai người khiêng Cả trống và chiêng đều đượcche lọng

- Chấp kích, bát bửu, lịch triểu phong tặng : hai bên là chấp kích, bátbửu, ở giữa là một trích biển bầu dục có lọng che, người cầm biển mặc áothụng màu xanh

- Biểu tượng ngựa Gióng : được làm bằng tre đan hoặc bằng gỗ dán có

vẻ hoa văn mây nước ẩ gựa cao 4-5 m theo thế đang chồm bay Đi trước và

đi sau kiệu ngựa chia làm hai hàng các võ sinh ăn mặc phỏng theo phục trangchiến binh thời các vua Hùng, tay có mang theo binh khí và gậy tre ngà

- Đội dâng hương

- Đội đồng văn múa sinh tiền, múa bồng

- Đội bát âm

Ngày đăng: 14/03/2017, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w