Chúng tuyên truyền: khi chủ nghĩa cộng sản “chủ nghĩa vô thần” thành công, tôn giáo là trở ngại lớn nhất, cộng sản sẽ không cùng chung chuyến thuyền đối với tôn giáo, tôn giáo sẽ bị tiêu
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG
VỀ TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG
Câu 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống làm dụng Tôn giáo?
Câu 2 Phân tích các chức năng của Tôn giáo? Chức năng nào là cơ bản nhất? Vì sao? Câu 3 Phân tích quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết Tôn giáo và dân tộc? Câu 4 Nêu ý nghĩa của vấn đề đoàn kết Tôn giáo và dân tộc trong giai đoạn hiện nay?
Bài làm
Câu 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống lạm dụng Tôn giáo?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm sâu sắc về cách mạng Việt Nam Trong đó, Người luôn coi các giá trị nhân bản của các tôn giáo là những di sản vǎn hoá tinh thần quý báu của nhân loại, bằng tri thức cách mạng, vốn hiểu biết về vǎn hoá sâu sắc và cái nhìn duy vật biện chứng, Người đã phát hiện và tiếp nhận cái thiện, cái mỹ, cái cốt lõi nhân vǎn trong các tôn giáo Bên cạnh đó, Người kịch liệt phê phán chủ nghĩa giáo hội bị lợi dụng bởi mục đích thực dân, nhưng luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân Người kiên quyết bài trừ mê tín
dị đoan, bài trừ những hủ tục, làm cản trở sự vận động và phát triển của xã hội Việt Nam
Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách tôn giáo là nhằm xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Chính sách tôn giáo theo tư tưởng của Người, thể hiện tính nhất quán, lâu dài, thực sự tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo; thái độ mềm dẻo, khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo Trong "Tám điều mệnh lệnh" của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi rõ: Chính phủ, quân đội và đoàn thể phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào
- Tuy nhiên, Hồ Chí Minh từng khẳng định nhiều lần rằng, có những kẻ lợi dụng sự dễ tin của đồng bào để tuyên truyền Việt Minh là Cộng sản, Cộng sản là việt minh, cộng sản sẽ tiêu diệt tôn giáo Chúng tuyên truyền: khi chủ nghĩa cộng sản “chủ nghĩa vô thần” thành công, tôn giáo là trở ngại lớn nhất, cộng sản sẽ không cùng chung chuyến thuyền đối với tôn giáo, tôn giáo sẽ bị tiêu diệt Chính điều này, đã làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Việt
Minh và đồng bào tôn giáo, việc đoàn kết, tập hợp lực lượng của chúng ta vô cùng khó khăn, làm đảo lộn tình hình chính trị, kinh tế, xã hội lúc bấy giờ Người luôn nhắc nhở đồng bào về việc chống địch lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Đối với vấn đề này, Người đã viết: "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự
tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta
Trang 2Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy "
Người đã nhấn mạnh điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với tôn giáo và các
học thuyết có tính tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người Đây là một đặc điểm lớn
được Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt để và tài tình trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo
Ở nước ta, sau khi miền Bắc được giải phóng, một số tín đồ còn băn khoăn về sinh hoạt tôn giáo trong chế độ mới, để đồng bào có đạo an tâm HCM đã nêu rõ: “ĐCS chẳng những không tiêu diệt tôn giáo mà còn bảo hộ tôn giáo Đảng cộng sản chỉ tiêu diệt tội ác người bóc lột người”
Ngày 10/5/1958, khi trả lời câu hỏi của các cử tri Hà Nội: “Tiến lên CNXH thì tôn giáo
có bị hạn chế không? HCM một lần nữa nhắc lại thái độ của người cộng sản đối với tôn giáo:
“Không, ở các nước XHCN, tín ngưỡng hoàn toàn tự do Ở Việt Nam cũng vậy”
Hay, trong thư gửi tướng Trần Tu Hòa: "Việt Nam độc lập đồng minh không phải là một Đảng mà là một mặt trận toàn dân, bao gồm các đảng phái (đảng Dân chủ, phái Xã hội), các phần tử Quốc dân Đảng, Đảng cộng sản (đã tự động giải tán) và các đoàn thể yêu nước không đảng phái như Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Phật giáo cứu quốc, Hội Cơ đốc giáo cứu quốc ", Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh cái chung, cái tương đồng của các tôn giáo để thực hiện đoàn kết tôn giáo, các lực lượng tôn giáo vào sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc
- Ngay từ khi chính quyền còn non trẻ, Người đã chỉ đạo ban hành nhiều chính sách hết sức đúng đắn, tôn trọng tự do tín ngưỡng Chẳng hạn, ngày 5-4-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nêu 6 điều nên và không nên làm, trong đó ghi: "Không nên xúc phạm đến tín ngưỡng, phong tục của dân" Chính cương của mặt trận Liên Việt ở điểm 1, điều 7 có ghi: "Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng cho mọi người" Sắc lệnh 234/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 14-6-1955 đã thể hiện rõ tính nhất quán lâu dài của chính sách tôn trọng tự do
tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta Hồ Chủ tịch thấy cần phải nói rõ để tránh sự hiểu lầm của tín đồ các tôn giáo Phải vạch trần những luận điệu xuyên tạc của bọn đế quốc
và bè lũ tay sai hòng lừa dối, chia rẽ đồng bào như chúng thường nói Chính phủ cấm đạo và nhiều điều vô lý khác
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng
Trang 3của người khác hoặc làm những việc trái pháp luật Bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo để phản Chúa, phản nước”
Về nguyên tắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi các tổ chức tôn giáo phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, theo quy định tại Điều 14 (chương IV) Sắc lệnh về tôn giáo số 234 do Người ký: "Các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ theo pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, như mọi tổ chức khác của nhân dân" Trên cơ sở nguyên tắc ấy, các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các tôn giáo, quan hệ giữa người theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa tôn giáo với chính quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xử lý hài hòa Người phân định rạch ròi thái độ, cách thức ứng xử theo các mức độ khác nhau, như đối với chủ nghĩa thực dân và các thế lực tôn giáo phản động cấu kết với nhau, đó là đấu tranh chống kẻ địch; còn đối với đồng bào tôn giáo làm sai chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước là đấu tranh trong nội bộ nhân dân Một điển hình về xử lý những xung đột, mâu thuẫn, rắc rối xảy ra sau Cách mạng Tháng Tám của Người là thái độ đối với bọn phản động đội lốt tôn giáo lợi dụng một số sai sót của chính quyền Cách mạng ở một vài nơi nhằm kích động một bộ phận trong đồng bào chưa giác ngộ ở các vùng công giáo Bùi Chu, Phát Diệm Vụ việc liên quan đến tôn giáo phức tạp đến mức khiêu khích giết cố đạo, thủ tiêu cán bộ Việt Minh, lôi kéo tín đồ hành lễ liên miên, bỏ cả sản xuất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo dõi tình hình một cách thường xuyên và chỉ đạo giải quyết rất kịp thời Người là kiên trì, nhẫn nại, chân tình Nếu đã hết sức kiên trì mà không đạt kết quả thì Người rất kiên quyết, rất nghiêm khắc: "Trong Hiến pháp nước ta đã định rõ quyền tự do tín ngưỡng, kẻ nào vi phạm Hiến pháp và khiêu khích bà con Công giáo sẽ bị xử lý"
- Để hạn chế sự lợi dụng và chi phối bởi chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh có đặt vấn đề Tam tự ( Tự trị, Tự dưỡng, Tự truyền) cho Giáo Hội Việt Nam
Về vấn đề này Người nhìn sang Trung Quốc, năm 1951, trong giáo dân Trung Quốc, bắt đầu cuộc vận động “tự trị, tự dưỡng, tự truyền”, nghĩa là giáo dân tự cai quản lẫn nhau, không cần cha cố ngoại quốc; các cha cố Trung Quốc tự làm ǎn không nhờ vả ai; giáo dân tự tuyên truyền đạo Chúa Xuất phát từ lòng yêu nước và sự giác ngộ lên cao, giáo dân Trung Quốc đã gỡ mặt nạ những bọn mượn tên Chúa để lừa bịp nhân dân và làm tay sai cho đế
quốc Như vậy, tính chất của phong trào Tam tự này là xây dựng một Giáo Hội mang bản sắc dân tộc độc lập tự chủ, thoát ly hội thừa sai phương Tây Để loại trừ ảnh hưởng của chủ nghĩa Đế quốc như mô hình giáo hội của Trung Quốc Tiếc rằng, những ý tưởng của Người không thể thực hiện được ở Việt Nam lúc bấy giờ
Bên cạnh đó, Người cũng chỉ ra rằng, khuyết điểm mà nhiều cán bộ làm công tác tôn giáo hay mắc là thái độ định kiến, hẹp hòi với đồng bào có đạo Người coi đó là kẻ thù bên
Trang 4trong rất đáng sợ “vì nó phá hoại từ trong phá ra” Người viết: “Tư tưởng hẹp hòi thì hành động cũng hẹp hòi Tư tưởng hẹp hòi thì nhiều thù mà ít bạn (như vấn đề tôn giáo)” Hoặc những quan niệm thành kiến sai lầm cho rằng: “đồng bào Công giáo là lạc hậu là khó vận động” Người nhắc nhở cán bộ khi vào nhà đồng bào có đạo không được nằm trước bàn thờ, khi nói chuyện, tuyên truyền chính sách cũng phải thận trọng, ý tứ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán: “Đồng thời vì cán bộ ta kém, có nơi có những hành động lố lăng, phạm đến tín ngưỡng và quyền lợi của đồng bào tôn giáo” Nhiều cán bộ làm công tác tôn giáo chỉ lo mỗi việc vận động đồng bào có đạo tham gia kháng chiến kiến quốc, công việc của đạo thì để phía tôn giáo lo Nói theo ngôn ngữ thời nay là chỉ lo phần “đẹp đời” còn “tốt đạo” là việc của riêng tôn giáo Đây là một quan niệm thiếu biện chứng triết học Bởi vì “tốt đạo” và “đẹp đời” luôn gắn bó khăng khít với nhau Có một ngôi nhà thờ mới, rõ ràng là “tốt đạo” vì bà con có nơi thờ tự khang trang, nhưng nhà thờ cũng là một công trình văn hóa của địa phương nên nó làm đẹp cho cả xã hội và nó cũng chứng tỏ chính sách tôn giáo đúng đắn của Nhà nước, nó lại cổ vũ động viên đồng bào có đạo phấn khởi thi đua xây dựng xã hội thì cũng
là “đẹp đời” nữa Còn khi đời sống nhân dân được cải thiện thì “có thực mới vực được đạo”, đồng bào lại có điều kiện để xây, sửa nhà thờ khang trang, rước lễ sầm uất Đẹp đời lại đưa đến tốt đạo là thế Chính vì vậy, đi đến đâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sâu sát, tìm ra những điển hình mà biểu dương Còn khi tập huấn cán bộ làm công tác Mặt trận, Người lại nhắc nhở cán bộ cần chú ý đến việc nâng cao đời sống của đồng bào các tôn giáo vì nguyện vọng của các tín đồ chỉ đơn giản là “phần xác ấm no, phần hồn thong dong” “Ở Việt Nam, có vấn
đề tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo: nơi nào cán bộ tốt, tổ chức hợp tác xã đưa lại quyền lợi cho giáo dân thì giáo dân rất đồng tình…Ta quan tâm đời sống quần chúng thì quần chúng sẽ theo ta Ta được lòng dân thì không sợ gì cả”
Có thể nói, ở Hồ Chí Minh tư tưởng và hành động của Người là sự dung hợp những giá trị tư tưởng nhân vǎn cao cả trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng sản vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người Là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo để giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam một cách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam Tư tưởng của người về chính sách tôn giáo nói chung và chống lợi dụng tôn giáo nói riêng là kim chỉ nam để Đảng, Nhà nước ta vận dụng trong ứng xử với các tôn giáo và lọi dụng tô giáo chống phá đất nước ta hiện nay Thực hiện tư tưởng của Người về chính sách tôn giáo, Tín đồ tôn giáo ở Việt Nam đã và đang sống theo phương châm: "Sống phúc âm trong lòng dân tộc", "tốt đời đẹp đạo", "đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội"
Trang 5Câu 2 Phân tích các chức năng của Tôn giáo? Chức năng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
Chức năng của tôn giáo do bản chất của nó quy định Về bản chất, tôn giáo là hình thức
ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan; đồng thời tôn giáo củng phản ánh sự phản kháng của quần chúng lao động đối với áp bức, bóc lột, bất công và khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc Nhưng tôn giáo lại hướng con người đến thế giới hạnh phúc hư
ảo bằng con đường tu dưỡng đạo đức, vâng phục và chấp nhận hiện thực
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội, như các hình thái ý thức
xã hội khác, ý thức tôn giáo cũng có 5 chức năng sau:
Thứ nhất, chức năng phán ánh/chức năng thế giới quan.
Tôn giáo cũng là một hình thái ý thức xã hội, giống như các hình thái ý thức xã hội khác
nó cũng mang chức năng phản ánh tồn tại xã hội Mỗi tôn giáo, để trở thành tôn giáo đích thực đều xây dựng hệ thống giáo lý cho mình, nó đều phải trả lời các vấn đề: thế giới này do đâu mà có? Vận hành theo quy luật nào? Đằng sau cái thế giới hữu hình này là cái gì? Có thể nhận thức được không? Con người sẽ đi về đâu sau khi chết, vv trả lời những câu hỏi đó, tôn giáo đã xây dựng hệ thống thế giới quan, nhân sinh quan
Dù phản ánh hư ảo thế giới khách quan, nhưng tôn giáo cũng có kỳ vọng xây dựng một
hệ thống thế giới quan, nhân sinh quan đáp ứng nhu cầu nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội
và chính con người
Có những tôn giáo, như Kito giáo, Phật giáo, Hồi giáo đã xây dựng cho mình một thế giới quan tương đối hoàn chỉnh theo quan điểm của nó
Thứ hai, chức năng đền bù hư ảo.
Con người trong thế giới đời thường luôn bị sức ép của những sức mạnh tự nhiên cũng như xã hội (sự bóc lột giai cấp) không tìm được lời giải chính xác về nguyên nhân của những bất bình đẳng xã hội và biện pháp khắc phục nó, cũng như bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp, phải sống trong nỗi lo sợ khốn cùng, bất hạnh, trong khi chưa được soi sáng bởi một chân lý – chân lý cách mạng – có thể tìm thấy trong tôn giáo những giải đáp làm nguôi ngoai
đi những khổ đau và ấp ủ một hi vọng hư ảo Đó là sự cứu rỗi của Chúa nhân từ, của Đức phật từ bi, sự thưởng phạt công minh đối với hành vi của mỗi người ngay trong trần thế, và khả năng đến được cõi hạnh phúc, vĩnh hằng (Thiên đường, Niết bàn, ), thông qua một số quy tắc sống an phận, chịu đựng, hướng thiện, tu tâm dưỡng tính, những phương thức để đạt được mục đích cuối cùng như tôn giáo đã chỉ ra Sự đền bù hư ảo của tôn giáo, nhưng lại có tác dụng hiện thực, bởi nhờ có nó mà con người trong những lúc khổ đau tuyệt vọng nhất vẫn được an ủi và vẫn nuôi một hi vọng vượt qua, hạn chế những hành vi vô nghĩa hoặc tai hại cho đồng loại
Trang 6Thứ ba, chức năng liên kết.
Tôn giáo có khả năng liên kết những người cùng tín ngưỡng Họ có chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật, cùng thực hiện một số nghi thức tôn giáo và những điểm tương đồng khác Sự liên kết giữa các cộng đồng cùng tôn giáo chặt chẽ và lâu bền Tuy nhiên, đôi khi tôn giáo cũng bị lợi dụng để phục vụ cho âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc Vì vậy, bên cạnh chức năng liên kết, tôn giáo cũng có khả năng bị phân ly vì sự khác biệt tín ngưỡng,
Thứ tư, chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức
Tôn giáo có một hệ thống những chuẩn mực, quy tắc, giới luật nhằm điều chỉnh hành vi con người Chính giáo luật của của giáo hội rất khắt khe và uy quyền của giáo hội rất lớn nên
nó có tác dụng điều chỉnh hành vi con người trong đời sống thường nhật khi ứng xử con người trong gia đình cũng như ngoài xã hội Việc giáo dục tín đồ tuân thủ theo giáo luật là thường xuyên, liên tục, lâu dài nên nó cũng có tác dụng điều chỉnh hành vi con người Tôn giáo nào cũng hướng con người đến những điều thánh thiện bằng hệ thống giáo lý, giáo luật
và những lời răn đe, do đó con người ta vì sợ hãi trước thánh thần, vì đức tin họ thực hiện theo những lời giáo huấn của tôn giáo, nên hành vi của họ hướng đến những điều thánh thiện
Thứ năm, chức năng phản kháng chống lại hiện thực
Với chức năng này của tôn giáo, một thời chúng ta không được nhắc đến Bởi nó đụng chạm đến nhiều vấn đề nhạy cảm Ở chức năng này, Mác đã nhận xét: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại hiện thực
ấy Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, ” Trong lịch sử, Kitô giáo đã thể hiện như một hệ tư tưởng của phe chống cải cách và rất rõ rệt trong Cách mạng Pháp Nhưng sau đó, nó trở lại trạng thái cân bằng vẫn bất ổn định của nó Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, nó cũng đền bù cho những bất hạnh, những đau khổ của "cuộc đời này", vì nó cũng
là "tiếng thở dài của tạo vật bị áp bức" và với tư cách như thế, nó mở rộng cửa để sự phản ánh nỗi khốn cùng thực tại, cũng trở thành sự phản kháng ban đầu
Nói rõ hơn Ăng ghen viết: “chính lý thuyết bình đẳng về tội tổ tông trong giáo lý của Ki
tô giáo nguyên thủy, nó là động lực tinh thần thúc đẩy những người nô lệ đấu tranh đòi quyền bình đẳng về của cải và dân quyền trong thế giới thực tại này”
Tuy nhiên, sự phản kháng này diễn ra một cách yếu ớt, không hiệu quả, nó giống như
“thuốc phiện” – một liều móc phin tiêm vào cơ thể, chỉ đạt được trong trạng thái ban đầu Như thế nó không thể nào thành một chủ thuyết để làm nên một cuộc cách mạng như cách
mà Mác – Ăng ghen đã nói
Trang 7Trên đây là hệ thống chức năng của tôn giáo, trong đó mỗi chức năng lại hàm chứa các chức năng khác
Trong số những chức năng trên, chức năng đền bù hư ảo là chức năng đặc thù của tôn giáo Bởi vì: Chỉ có tôn giáo mới có chức năng này
Với luận điểm nổi tiếng của C Mác: “ Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo Giống như thuốc phiện, tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự giảm nhẹ” tạm thời những nỗi đau khổ của con người, an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt của con người trong cuộc sống Chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu, đặc thù mà còn là chức năng phổ biến của tôn giáo Ph.Ănghen, đưa ra một định nghĩa có tính chất kinh điển về tôn giáo như sau: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đó mang hình thức những lực lượng siêu nhiên” Do vậy, ở đâu có tôn giáo ở đó có chức năng đền bù hư ảo
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nó có nguồn gốc từ những sự hạn chế của các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và đối với nhau Sự bất lực trước những sức mạnh tự nhiên cũng như xã hội đã nảy sinh nhu cầu đền bù cho những hạn chế đó Thật vậy, con người luôn tiềm ẩn những nỗi bất lực, yếu đuối nhất định Bởi trong mối quan hệ xã hội phức tạp và với thế giới tự nhiên có những điều con người không thể vượt qua Thực tế đó, khiến con người cảm thấy bất lực trước mối quan hệ này Cho nên, trong bất kỳ một xã hội nào ở trong những điều kiện lịch sử khác nhau tôn giáo đã và luôn đóng vai trò là yếu tố đền bù hư ảo cho sự bất lực yếu ớt của con người, an ủi, khuyến khích, động viên họ hướng vào những lực lượng siêu nhiên, do mình tưởng tượng ra để giải quyết
sự yếu kém, bất lực của mình trước những hiện tượng tự nhiên và xã hội
Đền bù hư ảo còn xuất hiện trong đời sống tâm linh của con người Đời sống tâm linh là một hình thức đặc biệt của ý thức con người và ý thức xã hội Đã có những khuynh hướng sai lầm về vấn đề này khi đồng nhất đời sống tâm linh với chủ nghĩa duy tâm, với mê tín dị đoan Hướng đến thế giới tâm linh dường như là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người, đồng thời là một trong những cách để con người sống lương thiện hơn, tốt đẹp hơn Khi lọc bỏ những yếu tố có màu sắc thần bí và mê tín dị đoan, phần tinh tuý, trong sáng của đời sống tâm linh sẽ hiện ra, đó là những giá trị văn hoá đầy bản sắc và chứa đựng ý nghĩa nhân văn
Mặc dù, chức năng đền bù hư ảo tạo ra những tác dụng tiêu cực là làm cho con người
xa rời cuộc đấu tranh của thế giới trần tục, tách quần chúng khỏi cuộc đấu tranh năng động,
Trang 8phức tạp, lâu dài, gian khổ của thế giới trần thế; Nhưng đền bù hư ảo của tôn giáo hay văn hóa tâm linh có một ý nghĩa to lớn trong đời sống của con người
Đền bù hư ảo trở thành nguồn động viên, an ủi con người một cách rất hiệu quả Nó có thể giúp con người lãng quên thế giới đầy những khó khăn, sự lo âu, nỗi sợ sệt trên trần thế
để tìm đến một sự giải thoát trong thế giới hư hư - thực thực của tôn giáo
Đền bù hư ảo trong đời sống tâm linh, văn hoá tâm linh,… là những vấn đề hết sức tế nhị Cho đến nay, rất nhiều câu hỏi nảy sinh xung quanh những vấn đề đó vẫn chưa có lời giải đáp thực sự khoa học Tuy nhiên, nếu soi xét vấn đề dưới lăng kính của thế giới quan duy vật biện chứng, chúng ta có thể thấy những sự thực khá đơn giản Bất kỳ ai cũng dễ nhận thấy rằng, việc hướng về thế giới tâm linh dường như là một nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của con người Nhu cầu này giúp con người xoa dịu những nỗi đau trần thế, vượt qua được những khó khăn, những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời dù chỉ là về mặt tinh thần Khi gặp những nỗi đau, những điều bất hạnh, bất kỳ ai cũng có nhu cầu được sẻ chia, được an ủi
Và, những lúc rơi vào tình huống như vậy, có lẽ rất nhiều người sẽ hướng về thế giới tâm linh
để cầu mong một sự che chở, vỗ về, dù họ biết chẳng bao giờ có một phép màu nào cả
Những nỗi đau quá sức chịu đựng của con người nhỏ bé, yếu đuối ẫn thường xẩy ra trong cuộc đời ngắn ngủi Một người vợ mất chồng, một người bị thương nặng khi mắc tai nạn giao thông… chắc sẽ vô cùng đau khổ Họ sẽ làm gì nếu không hướng về thế giới tâm linh để được tiếp thêm nguồn sức mạnh tinh thần, để được an ủi, vỗ về
Trong xã hội, chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo và đời sống tâm linh, còn mang một
ý nghĩa giáo dục Sự đền bù chỉ thật sự được đền khi con người gieo “Nhân” tốt thì mới được đền bởi “quả “ phúc dầy Nguyên lý này tạo ra ý thức và cách hành xử chân thiện Ngoài ra thế lực siêu nhiên đứng ngoài thế giới như một lực lượng “Thưởng thiện phạt ác” mà làm cho con người kính phục Nhiều quốc gia khi tuyển lao động nước ngoài khi xem lý lịch mà khai : Không tôn giáo, là bị loại Theo quan điểm cực đoan của họ người không sợ thần thánh thì chẳng sợ ai nữa nên không thể quản lý nổi Sự thật thì rất hiếm người không theo tôn giáo hoặc không có niềm tin tâm linh Ví như ở Việt nam có ngày giỗ tổ và hình thức thờ cúng tổ tiên ai cũng theo cả Việc thành kính với tiên tổ trong tâm người Việt chính là kính để yêu quý và cầu xin những đền bù hư ảo của tiên tổ Trong quá trình ấy, cộng đồng được gắn kết
và ý thức dân tộc xóm làng, tổ tiên của con người dược gắn kết
Tôn giáo nói chung và chức năng đền bủ hư ảo nói riêng như một bài toán kích thích khoa học kỹ thuật nghiên cứu phát triển Bởi mỗi khi nào con người giải quyết được một điều con người khao khát thì có một nội dung con người không cần đến vai trò của Tôn giáo Thực tế cho thấy, dù khoa học, công nghệ có tiến bộ đến đâu đi chăng nữa, thì những bất
Trang 9hạnh của con người vẫn cứ xảy ra Có lẽ, chừng nào trên trái đất này còn có những khổ đau
và bất hạnh thì chừng đó, con người còn có nhu cầu hướng về thế giới tâm linh và do vậy, đời sống tâm linh vẫn tiếp tục tồn tại
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, bất kỳ một quốc gia, một dân tộc nào trên thế giới đều có một đời sống tâm linh phong phú Đối với người Việt Nam, trải qua bao thế
kỷ thăng trầm, đời sống tâm linh của người Việt vẫn tồn tại và vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, vẫn tiếp tục được đặt ra với không biết bao nhiêu bí ẩn, khêu gợi trí tò mò và cả những thách đố lớn lao đối với khoa học chân chính Tuy nhiên rất cần tới sự nhận thức đúng đắn về bản chất của nó và sử dụng niềm tin vào nó khi nào và ở đâu Vấn đề đền bù hư ảo có những hạn chế, nhưng có những mặt tích cực của nó, rất cần sự nhận thức đúng đắn tránh sai lầm tả khuynh trong nhìn nhận đánh giá và ra những quyết định sai lầm
Trang 10Câu 3 Phân tích quan điểm của CT Hồ Chí Minh về đoàn kết Tôn giáo và dân tộc?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm vấn đề đoàn kết tôn giáo và đoàn kết dân tộc, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết tôn giáo gồm đoàn kết giữa đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo với đồng bào không có tín ngưỡng tôn giáo; đoàn kết giữa đồng bào theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; và đoàn kết giữa đồng bào trong cùng tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng
Về mục tiêu của đoàn kết tôn giáo và dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vấn đề tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ khăng khít Đồng bào tôn giáo cũng là công dân của đất nước, dân tộc Vì thế đoàn kết tôn giáo cũng thống nhất và nằm trong khối đại đoàn kết dân tộc Mục tiêu của đoàn kết tôn giáo là xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân ta, các thế lực thực dân, đế quốc thường lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Chúng không chỉ có những âm mưu, thủ đoạn để chia rẽ nhân dân các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn, đồng bào kinh với đồng bào dân tộc, mà còn triệt để thực hiện chính sách chia rẽ đồng bào có tôn giáo với đồng bào không tôn giáo, giữa đồng bào các tôn giáo khác nhau, thậm chí gây chia rẽ đồng bào ngay trong nội bộ một tôn giáo Vì thế, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết tôn giáo là tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, giải phóng con người thoát khỏi nô dịch, áp bức, bất công, đưa cả nước đi lên CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN
Chính vì vậy, ngay sau khi nước nhà độc lập, trong Phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương, để dễ thống trị Tôi đề nghị Chính phủ
ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và Lương Giáo đoàn kết”
Người kêu gọi toàn dân, lương và giáo xóa bỏ mặc cảm, thực hiện tư tưởng: đoàn kết lương giáo, chủ trương “Lương giáo đoàn kết để kháng chiến kiến quốc thắng lợi” Trong
“Thư gửi Hội Phật tử Việt Nam”(8-1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc Thế
là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi
ra khỏi cái khổ ải nô lệ”
Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết là một chiến lược lâu dài chứ không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời, vì thế ta phải đoàn kết rộng rãi, chân thành, nhưng trong mỗi giai đoạn cách mạng, mục tiêu cụ thể của chiến lược đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo có sự