Phần Mở Đầu1.Lý do chọn đề tài Trong những năm qua,cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ,vai trò và địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao.Vấn đề bình đẳng giới ngày
Trang 1lời cảm ơn
Sau quá trình học tập và nghiên cứu hết sức nghiêm túc,tôi đã hoàn thành báo cáothực tế “Vấn đè bình đẳng giới trong gia đình: Thực trạng, nguyên nhân và giảipháp(trường hợp nghiên cứu ở THỊ TRẤN TỨ HẠ,HUYỆN HƯƠNGTRÀ,THỪA THIÊN HUẾ)
Tôi xin đươc gửi lòi cảm ơn tới ban chủ nhiệm khoa lịch sử và các thầy, côgiáo trong khoa lịch sử đã tạo điều kiện để chúng tôi có một đợt thực tế bổ ích,đạthiệu quả cao.Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo:TSNguyễn Xuân Hồng và cô giáo Lê Thị Kim Dung,những người đã tận tình chỉbảo và chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý giá trong thời gian thực tế Đồngthời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo uỷ ban nhân dân thịtrấn TỨ HẠ ,tạp thể cán bộ các ban ngành và nhân dân thị trấn đã tạo điều kiêngiúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực tế tại địa phương
Do hạn chế về thới gian và trình độ nghiên cứu nên báo cáo này chắc chắn sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củacác thầy cô giáo và các bạn sinh viên.Đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu giúptôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơnn trong các bài viết sau
Tôi xin chân thành cảm ơn
Đông Hà,ngày 10/5/2008
Sinh viên
Hoa Thị Lý
Trang 2Phần Mở Đầu
1.Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua,cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ,vai trò
và địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao.Vấn đề bình đẳng giới ngàycàng được xã hội quan tâm nhiều hơn.Hội nghị các quốc gia tại NewYork(Mỹ)năm 2000 đã xác định: bình đẳng giớ là một trong tám mục tiêu của thiên niênkỷ.Ở Việt Nam, nhà nước cũng đã ban hành nhiều
chủ trương,chính sách thúc đẩy bình đẳng nam nữ nhằm đảm bảo quyền lợi vàphát huy vai trò của phụ nữ.Tiêu biểu như luật chống bạo hành phụ nữ,đặc biệt làluật bình đẳng giới đuợc thông qua trong kì họp thứ 10,quốc hội khóa11(21/11/2006).Đuợc sự quan tâm của Đảng,nhà nước,sự nỗ lực của các banngành trung ương, địa phương và người dân ,Việt Nam đã trở thành một trongnhững nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới,đuợcu xếp thứ 80/136 quốc gia
về chỉ tiêu phát triển giới
Thế nhưng ,trên thưc tế,vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn nhiều bấtcập.Sự giải phóng phụ nữ dường như chỉ dừng lại ở cái mà cơ chế xã hội mớimang lại ,chưa vào sâu đuợc đời sống gia đình.Trong các gia đình ít nhiều vẫntồn tại các hiện tượng bất bình đẳng giói như chưa ghi nhận đúng vai trò của nữgiới,sự phân công lao động trong gia đình chưa hợp lý,còn sự phân biệt đối xửnam nữ,bạo hành phụ nữ vv…
Do đó em muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề giói trong phạm vi gia đình,một lĩnhvực còn thiếu sự quan tâm đúng mức
Mặt khác,địa bàn thực tế là thị trấn Tứ Hạ,huyện Hương Trà,Thừa Thiên Huế,làvùng đất cố đô,chỉ cách kinh thành huế có 16 km,nhiều dấu tích của chế độphong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây.Đặc biệt tàn dư của
nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộphận dân chúng.Vì vậy em muốn tìm hiểu xem ở vùng đất còn đậm dấu ấn phongkiến này,vấn đề bình đẳng giói,đặc biệt là bình đẳng giói trong gia đình đượcnhìn nhận và thực hiện như thế nào
Hơn nữa,vì thời gian hạn chế,chỉ có 10 ngày để thực hiện đề tài mà vấn đề bìnhđẳng giói thì quá rộng.Việc đi sâu nghiên cứu một vấn đề như bình đẳng gióitrong gia đình sẽ có kết quả tốt hơn
Vì những lý do trên ,em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu trong chuyếnthực tế này là: “Vấn đề bình đẳng giói trong gia đình: thực trạng,nguyên nhân và
Trang 3giải pháp(trường hợp nghiên cứu ở thị trấn Tứ Hạ,huyện Hương Trà,Thừa ThiênHuế).
2.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đối với chính quyền địa phương:
Giúp cán bộ thị trấn và các ban ngành chuyên môn đánh giá,nhìn nhận lại thựctrạng bình đẳng giói trong gia đình tại địa phương.Những thông tin thu đuợc quaquá trình nghiên cứu sẽ tạo cơ sở cho chính quyền địa phương có những bổsung,điều chỉnh về chính sách ,chủ trương nhằm thực hiện bình đẳng giói có hiệuquả,tạo động lực cho sự phát triển chung của địa phương
Đối với người dân:
Giúp người dân có cơ hội nhìn nhận đúng hơn vai trò của người phụ nữ và thựctrạng bình đẳng giói trong gia đình ở địa phương mình.Từ đó giúp người dân thayđổi lối tư duy cũ,góp phần thực hiện có hiệu quả bình đẳng giói trong gia đìnhnói riêng và bình đẳng nam nữ nói chung
Đối với bản thân :
Qua đợt thực tế này,mà cụ thể là việc đi sâu tìm hiểu vấn đề bình đẳng gióitrong gia đình ở một cộng đồng dân cư, là cơ hội tốt để em có thể áp dụng nhữngphương pháp và lý thuyết đã học(phương pháp thực hành công tác xã hội,các lýthuyết về xã hội hoc,các kiến thức về gia đình học…) vào thực tiễn cuộcsống.Đồng thời qua quá trình thực hiện đề tài,em tiếp thu được nhiều kiến thức
về vấn đề giới và hiểu thêm về một cộng đồng dân cư với những bản sắc riêng.Từ
đó giúp em được kiểm nghiệm thực tế,rút ra được những kinh nghiệm quý báucho công việc sau nay
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1Mục tiêu tổng quát
Đề tài này được thực hiện với một nhận thức rõ ràng rằng bình đẳng giới vấn đềbình đẳng giói đang rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay.Vì vậy trên cơ sởxem xét bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình,đề tài mong muốn đưa đến mộtcách nhìn mới về vai trò của người phụ nữ và thực trạng bình đẳng giới trong giađình hiện nay.Từ đó hướng tới các giải pháp nâng cao năng lực cho nữ giới vàthực hiện bình đẳng giới có hiệu quả
Trang 4IV ĐÔI TƯỢNG,KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1.Đối tuợng nghiên cứu
Tình hình bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ:những thành công và nhữnghiện tượng bất bình đẳng còn tồn tại,nguyên nhân và giải pháp
4.2Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ và nam giới trong các gia đình trên địa bàn, cán bộ phụ nữ, đại diện chínhquyền địa phương, trưởng các khu vực dân cư
4.3Phạm vi nghiên cưú
Không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Tứ Hạ,cụ thể:UBND thị trấn,
4 khu vực dân cư:KV3,KV4, KV6,KV8
Thời gian: từ 14 đến 24/4/2008
V Phương pháp chọn đối tượng và mẫu nghiên cứư
5.1Phương pháp chọn đối tượng:
chọn đối tượng điều tra theo giới,theo độ tuổi,và theo khu vực dân cư.6.2Mẫu nghiên cứu
Địa điểm Số lượng Cơ cấu giới
KV 3 20 người (trong đó tuổi từ 18-40
là 12 người, trên 40 là 6 người)
Trang 5VI.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1Câu hỏi nghiên cứu:
Bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ hiện nay được thực hiện như thếnào?Đạt được những thành công và còn tồn tại những hiện tượng bất bìnhđẳng nao?
Thực trạng đó có tác động như thế nào tới sự phát triển của địa phương?
Địa phương đã sử dụng những giải pháp nào để thực hiện bình đẳng giớitrong gia đình có hiệu quả?
Cách nhìn nhận của địa phương về vấn đề này như thế nào?
Nguyên nhân và các giải pháp đặt ra?
6.2Phương pháp nghiên cứu
Từ tình hình thực tế tại địa phương, căn cứ vào mục tiên và câu hỏi nghiên cứu,những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình đièu tra và hoàn thànhbáo cáo:
6.2.1 Các phương pháp thu thập thông tin
6.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Lựa chọn ,phân tích,thu thập các số liệu,thông tin cơ bản từ địa phương từ các
dự án đã triển khai,các văn bản chính sách liên quan,báo cáo tình hình hằng nămcủa hội phụ nữ về vai trò,nhiệm vụ của phụ nữ,tình hình bình đẳng giới,chốngbạo lực gia đình
6.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra,khảo sát,thu nhận thông tin thực tế về cá nhân,hộ giađình ,cộng đồng,chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề bình đẳng giớithông qua các phương pháp sau:
Phỏng vấn sâu cá nhân: tiến hành phỏng vấn sâu 10 người,trong đó có 6người dân(2 nam,4 nữ),1 trưởng thôn,1 trưởng nữ khu vực,hội trưởng hộiphụ nữ thị trấn,1 đại diện chính quyền địa phương
Phương pháp quan sát: trong 10 ngày thực tế ở Tứ Hạ,sống với dân,tôi có cơhội quan sát những hoạt động trong cuộc sống sinh hgoạt gia đình,trong laođông sản xuất và 1 số hoạt động xã hội của chị em phụ nữ địa phương
Lập phiếu điều tra: tiến hành phát phiếu điều tra cho 60 đối tương ở 3 khuvực(mỗi khu vực 20 phiếu)
Lập bảng hỏi
Trang 6VII.Giả THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Bình đẳng giói trong gia đình đang bị coi nhẹ, các hiện tượng bất bình đẳngtrong gia đình vẫn đang diễn ra hàng ngày
- Người dân đang thiếu những thông tin ,kiến thức về giới và luật bình đẳnggiói
- Người dân và một số cán bộ địa phương chưa nhận thức đúng về bình đẳnggioi trong gia đình
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây,những chương trình,dự án nâng cao năng lực cho nữgiới và thực hiện bình đẳng giới được đảng và nhà nước quan tâm đầu tư rấtlớn.Nhiều lớp tập huấn về giới đã được mở ra ở hầu hết các địa phương trong cảnước.Đi cùng với nó,những nghiên cứu về giói và bình đẳng giới được các nhànghiên cứu hết sức quan tâm Đặc biệt, một số nhà xã hội học đã đưa vấn đề giớivào nghiên cứu trong gia đình như: “ khác biệt nam nữ trong gia đình nông thônđồng bằng bắc bộ” của Vũ Mạnh Lợi; “vai trò và vị trí của phụ nữ nông thôntrong gia đình” môt nghiên cứu công đồng của Đặng Nguyên Anh Do vâỵ,đề tàinghiên cứu “ vấn đề bình đẳng giói ở Tứ Hạ : thực trạng,nguyên nhân và giảpháp” không phải là một chủ đề hoàn toàn mới lạ.Nhưng cái mới của đè tài này là
ở chỗ cùng một lúc góp phần lam rõ hai vấn đề là thực trạng nhận thức và thựctrạng thực hành bình đẳng giói trong gia đình ở nhiều khía cạnh.Đồng thờinghiên cưú này cũng lý giải nguyên nhân và đưa ra giải pháp giải quyết thựctrạng đó
Trang 7II MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
2.1Giới:
Là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ bộ môn nhân loại học nói đến vaitrò,trách nhiệm,quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ,bao gồm việcphân chia lao đông,các kiểu phân chia các nguồn và lợi ích
2.2Vai trò giới:
Là những kiểu hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi phụ nữ và nam gióicần thực hiện.Vai trò giói bao gồm vai trò sản xuất,tái sản xuất và vai trò cộngđồng.Vai trò giới được xác định theo văn hoá không theo khía cạnh sinh vậthọc và có thể thay đổi theo thời gian,theo xã hội và các vùng địa lý khác nhau.2.3Bình đẳng giới:
Có nghĩa là nam giới và nữ giới có vai trò và vị trí ngang nhau trong xãhội,được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triểncủa cộng đồng,gia đình và thừa hưởng như nhau về thành quả của sự pháttriển đó
2.6 Phân biệt đối xử về giới:
Là việc hạn chế,bài trừ,không công nhận hoặc không coi trọng vai trò,vị trí củanam và nữ,gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống giađình và xã hội
2.7 Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới:
Là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất,do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về
vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sựphát triển mà việc áp dụng các quyền như nhau giữa nam và nữ không làm giảmđược sự chênh lệch này
Trang 8CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.1 Khái quát đặc điểm, tình hình KT-CT-XH ở thị trấn Tứ Hạ
Thị trấn Tứ Hạ nằm ở tryng tâm của huyện Hương Trà, với vị trí địa lý thuận lợi:phía đông giáp sông Bồ và huyện Quảng Điền, phía tây giáp xả Hương Vân, phíanam giáp xa Hương Văn, phía bắc giáp huyện Phong Điền.Với vị trí này, thị trấn
Tứ Hạ la địa bàn trung tâm KT-CT-XH của huỵen Hương Trà có trên 70 cơ quan
xí nghiệp của trung ương tỉnh, huyện đong trên địa bàn nên hành ngày lưu lượngngười dân làm ăn sinh sống ,tạm trú rất đông
Là đơn vị nhỏ hẹp vời tổng diện tích tự nhiên là 845.4ha, dân số có 1921hộ với
85511 khẩu Hộ theo đạo phật và thioên chúa giáo có 102 hộ với 386 khẩu Làđịa bàn được huyện xác định là trọng điểm về ANCT-TTANHXH
Thị trân Tứ Hạ được phân làm 10 khu vực để quản lý và điều hành, 10/10 khuvực dân cư đều được công nhận là khu vực văn hoá
Cơ cấu kinh tế của thị trấn được xác định là dịch vụ-thương mại-tiểu thủ côngnghiệp và nông nghiệp để phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị Trong nhữngnăm qua tình hình kinh tế của thị trấn tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu
tư xây dựng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ côngnghiệp giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ Đời sốngnhân dân ngày càng được nâng lên
Cụm công nghiêp Hương Trà đã được hình thành, các nhà đầu tư từng bước vàođầu tư xây dựng các nhà máy trên địa bàn tạo điều kiện phát triển các ngành nghềdịch vụ, thủ công nghiệp , các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển đadạng Trong sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi cây trồng vật nuôi cóhiệu quả tăng năng suất
Cơ cấu lao động trong các ngành nghề hiện nay: dịch vụ và tiểu thủ công nghiêpchiêm 45% Lao động thuần nông giảm còn 20%, các lao động khác chiếm 30%.Tổng giá trị dịch vụ va tiểu thủ công nghiệp hàng năm tăng từ 15-20%, nông lâmnghiệp tăng từ 7-10% Bình quân thu nhập đầu người từ khoảng4triệu/người/năm đến nay tăng lên 8triệu/người/năm
Tình hình ANCT-TTATXH và kinh tế ổn định là cơ sở tạo điều kiện phát triểnnhanh trên các lỉnh vực: kinh doanh trong nhiều năm qua co những khó khăntiêm ẩn chưa lường hết, kể cả khách quan lẩn chủ quan
Nhờ sự phát triển kinh tế nhiều thành phần kết hợp với sự linh hoạt nhiều hìnhthức của nhân dân nên đời sống và công việc làm ăn của nhân dân được đảm bảo
Từ đó mà hộ giàu, khá tăng lên, hộ nghèo giảm xuống
Trang 9I.2 Tình hình giới:
Tổng số nam giới từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn khoảng 2500 người, tổng số
nử trên 18 tuổi là 2679 người, trong đó làm ăn xa co 243 chị, là cán bộ côngnhân viên chức có 547 chị, hội viên tham gia phụ nữ là 955, số còn lại làngười cao tuổi
I.3 Vai trò của hội phụ nữ
Hội phụ nữ gồm 18 chi hội với 48 tổ hội.Trong thời gian qua hoạt động củahội đạt nhiều hiệu quả: hội đã phát triển phong trào thi đua “phụ nữ tích cựcthi đua học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” hội phụ nữ
đã tăng cường khai thác nguồn vốn vay hổ trợ chị em đầu tư sản xuát: giảingân số tiền là 563triệu cho 94 chị Hội đã phối hợp với trạm y tế khám phụkhoa cho 878 chị; phối hợp vơi UBDS huyện nói chuyện chuyên đề về sứckhoẻ sinh sản của phụ nữ Hội đã thực hiện vai trò đại diện quyền và lợi íchhợp pháp, chính đáng của phụ nữ Hội đã nổ lực quan tâm sâu sát các hội viên,tạo điều kiện cho chị em phát huy năng lực, nâng cao vai trò của mình, thựchiện bình đẳng giới có hiệu quả
II TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỰC TRẠNG BÌNH ĐĂNG GIỚI
II.1 Thực trạng bình đăng giới ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tiến bộ xã hội, vai tro và địa
vị của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được nâng cao Những nỗ lực nhằmthu hẹp khoảng cách giới của nhà nước đã có kết quả
“Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham giacác hoạt động kinh tế , là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳnggiới Là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xoá bỏ khoảng cáchgiới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Nam A”, báo cáo đánh giá tình hình giới
ở Việt Nam (tháng 12/2006) của ngân hàng thế giới (WP) , ngân hàng phát triểnChâu Á (ADB), vụ phát triển quốc tế Anh (DFID) , và cơ quan phát triển quốc tếCanađa (CIDA) Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội,ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội
và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước Ta có thẻ điểm qua vàicon số sau:
2.1.1 Chủ hộ gia đình
Theo kết quả điều tra năm 2002 tỷ lệ gia đình có chủ hộ là nữ chỉ xấp xỉ 24%trong cả nước Tỷ lệ này ở thành thị là 36,18% và nông thôn là 20,22%
,
Trang 10II.2 Tình hình bình đăng giới ở Thừa Thiên Huế
Thực hiện các chủ trương , chính sách của nhà nước về bình đẳng giới, lãnhđạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cơ quan ban nghành, đặc biệt hội liênhiệp phụ nữ tỉnh tạo mọi điều kiện đẩy mạnh sự phát triển của phụ nữ nhằmnâng cao vị trí chính trị xã hội của nữ giới, thực hiện bình đẳng giới Các lớptập huấn nâng cao năng lực cho phụ nữ được tăng cường Công tác chăm lo vàbảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp cho nữ giới được các cơ quan ban nghànhquan tâm Tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động chính trị xã hội gia tăng Toàntỉnh có 1105 đảng viên nữ (chiêm tỷ lệ 40,6%) , có 53 chị là tiến sỹ , thạc sỹ la
532 chị Các chị có trình độ đại học và cao đẳng là 9687 chị Các cơ quan banngành trong tỉnh nêu cao khẩu hiệu vì sự tiền bộ phụ nữ và bình đẳng giới Do
đó, nữ giới có nhiều cơ hội phát huy vai trò, năng lực của mình hơn
Trang 11Tuy nhiên, sự giải phóng phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Huế nói riêngmới chỉ dừng lại ở những cái mà cơ chế chính sách mang lại, chưa vào sâu đượcđời sống gia đình Trong đời sống gia đình, bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại.Đặc biệt trong các gia đình ở Huế, nơi còn mang nặng những tư tưởng của chế độphong kiến, các hiện tượng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra hàng ngày Thế nhưngđiều này lại được ít người thừa nhận Dương như sự bình đẳng giới trong gia đìnhrất ít được chú ý, cuộc sống giữa hai giới trong gia đình từ bao đời nay vẫn vậy, ít
III THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở TỨ HẠ.Trong buổi làm việc đầu tiên với đại diện chính quyền địa phương, khi đượchỏi “ở Tứ Hạ còn tồn tại hiện tượng bất bình đẳng giới trong gia đìnhkhông?” Câu trả lời “không, hiện nay nam nữ bình quyền” Cô Lê Thị Thừa,chủ tịch hội phụ nữ thi trấn cho biết: “ở Tứ Hạ vấn đề bình đẳng giới thựchiện khá tốt, trong gia đình vợ chồng có vai trò và địa vị ngang nhau” Nhưng
đi sâu nghiên cứu ở các khu vực dân cư tôi thu được một số kết quả đáng đểchúng ta chú ý:
III.1Tình hình bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ trước đây:
trước đây vai trò của người phụ nữ được quy định bởi “tam tòng” (tại giatòng phụ,xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và “tứ đức” (công, dung, ngôn,hạnh) Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào chồng và không thể độc lập đưa
ra quyết định gì, đặc biệt hạn chế tham gia các hoạt động xã hội Vấn đề bìnhđẳng giới trong gia đình ít được nhắc tới, người vợ vẫn giũ thói quen “phụctùng” chồng
III.2Các giải pháp đã thực hiện
Từ khi luật hôn nhân và gia đình ra đời, vai trò của người phụ nữ được nânglên, đặc biệt trong thời gian gần đây nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương,chính sách phát triển vì sự tiến bộ và bình đăng giới, nhất là từ khi luật bìnhđẳng giới ra đời (2006) Hưởng ứng chủ trương của nhà nước, lãnh đạo thịtrấn cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện bình đẳng giới:
- Mở các lớp tập huấn về bình đẳng giới
- Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các chương trình hành động của địaphương như chương trình dân số và sức khoẻ sinh sản…
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về luật bình đẳng giới
- Hội phụ nữ thường xuyên quan tâm, theo dỏi sự phát triển của chị em
III.3Kết quả đạt được:
III.3.1Nữ giới có cơ hội phát huy năng lực, nâng cao vai trò
Trang 1210/10 chi hội thường tổ chức sinh hoạt lồng ghép toạ đàm, sinh hoạt câu lạc
bộ với nhiều nôij dung chuyên đề như chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ
nữ, cách chăm sóc nuôi dạy trẻ, cách làm ăn…Qua đó nâng cao năng lực vàvai trò của phụ nữ Họ có nhiều cơ hội tham gia phát triển sản xuất và hoạtđộng xã hội
Trong lao động sản suất tạo thu nhập cho gia đình:
Chị em được tạo cơ hội vay vốn ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn.Thông quacác nguồn vốn vay (vốn 120 kho bạc Hương Trà,vốn xoá đói giàm nghèo),cácchị có thêm vốn để đầu tư cho chăn nuôi sản xuất,mở mang ngành nghề kinhdoanh dịch vụ buôn bán.Chị em phụ nữ được tham gia các lớp tập huấn hướngdẫn cách làm ăn, áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng trọt,chăn nuôi,tham giacác lớp chăn nuôi lợn nạc,thâm canh đồng ruộng IBM ……Từ kiến thức thuđược các chị đã đưa vào sản xuất chăn nuôi,gieo trồng.Nhiều chị đã áp dụng
sử dụng thức ăn công nghiệp vào chăn nuôi giống lợn siêu nạc để rút ngắnkhoảng cách,nuôi được nhiều lứa mang lại hiệu quả kinh tế cao.Một số chị cóvốn,kiến thức,kỹ năng đã xây dựng quy mô chăn nuôi lớn từ 40-50 lợn thịt,lợnnái từ 5-7 con,như chị Hoàng Thị Aí ở KV3,Trịnh Thị Hồng Ly ở KV10……Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi điển hình có Dì Bùi Thị Duyên(70tuổi ở KV4 ,mới lên làm bí thư chi bộ thôn)đã chuyển đổi thành công giốnglúa L14-L18 đạt năng suất cao.Ở KV8-KV buôn bán dịch vụ,nhiều chị đã sửdụng vốn vay đầu tư vào sạp hàng,hoặc mở các cơ sở sản xuất nhỏ như chịTrịnh Cẩm Tú mở cơ sở sản xuất bún gạo,tạo việc làm cho tất cả các thànhviên trong gia đình.Các chị còn được tập huấn cách hoạch toán kinh doanh,chitiêu trong gia đình…Nhờ vậy mà chị em đã sử dụng và quản lý vốn vay cóhiệu quả.Với nỗ lực của mình các chị đã đóng góp công sức tạo thêm nguồnthu nhập lớn cho gia đình,nhiều chị đã thoát nghèo,nhiều chị vươn lên làmgiàu,mua sắm các trang thiết bị trong gia đình,xây dựng và sửa chữa nhà cửanhư chị Nguyễn Thị Gái ở KV4……Đặc biệt một số chị tích luỹ được vốlớn,có kiến thức đã mạnh dạn mở rộng các cơ sở sản xuất,thành lập các doanhnghiệp tư nhân như chị Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (41 tuổi) đã mở doanh nghiệptuyển mộ nhiều chị em vào làm
Có thu nhập tương đối ổn định,chị em không còn bị phụ thuộc kinh tế vàongười chồng nữa.Do đó quyền và vai trò của họ trong gia đình phần nào đượccủng cố
Phụ nữ Tứ Hạ không chỉ được nâng cao năng lực trong lao động sản xuất màcòn được tăng năng lực cho vai trò người nội trợ.Qua các buổi sinh hoạt vớinội dung chăm sóc nuôi dạy trẻ,phòng chống các tệ nạn xã hội….Các chị cóthêm kiến thức cho việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái.Nhờ vậy mà
Trang 13các chị đã làm tốt thiên chức người mẹ,người vợ trong gia đình, xây dựnggia đình hạnh phúc ấm no.
Các chị còn được chồng con tạo điều kiện tham gia môt số hoạt động xã hội:
- Tham gia vào bộ máy chính quyền: hiện nay có 2/13 nữ tham gia ban chấphành đảng bộ thị trấn(chiếm 15,38%),5/26 nữ tham gia đại biểu HĐND thịtrấn(chiếm tỷ lệ 19,23%).Đội ngũ cán bộ tham gia cấp uỷ,ban quản lý cáckhu v ực là 9 chị
- Tham gia vào một số hoạt động xã hội như tham gia sinh hoạt trong các câulạc bộ,các hội thi,tham gia hiến máu tình nguyện Đóng góp các loại quỹ dohội phụ nữ phát động như quỹ khuyến học,đền ơn đáp nghĩa…
- Tích cực tham gia các dự án phát triển cộng đồng như dự án chăm sóc sứckhoẻ phụ nữ,dự án của Phần Lan hỗ trợ kinh tế hộ cho các hộ nghèo trên địabàn
Rõ ràng vai trò của người phụ nữ Tứ Hạ hôm nay đã được nâng cao.Họ vừatham gia sản xuất, vừa chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.Vị trícủa họ trong gia đình và cộng đồng đã phần nào được ghi nhận:
“Chị em phụ nữ đã thể hiện được vai trò của mình trên tất cả các lĩnh vực.Cácchị không chỉ làm tốt công việc gia đình mà còn đóng góp công sức vào sự pháttriển của địa phương” (Hoàng Tấn Son,bí thư đoàn thanh niên thị trấn)
“Phụ nữ giữ vai trò rất quan trọng trong gia đình,là người động viên lớn nhất,làđiểm tựa cho người đàn ông”(Hoàng Tấn Tô,KV6)
III.3.2Người vợ được tăng quyền trong gia đình
Trước đây quyền sở hữu tài sản trong gia đình thường thuộc vềngười đàn ông.Từ các tài sản lớn như đất đai,nhà cửa đến cáctrang thiết bị trong nhà đều do người chồng sở hữu,kể cả cáckhoản thu nhập trong gia đình Điều này sẽ gây thiệt thòi cho phụ
nữ khi ly hôn Hiện nay,trong nhiều gia đình,vợ chồng đã cùngnhau đứng tên sở hữu tài sản chung.Các khoản thu nhập được sửdụng có sự bàn bạc giữa hai vợ chồng Nhìn chung quyền lợi củangười phụ nữ trong gia đình phần nào được đảm bảo hơn
Nữ giới đã có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình.Trước đây quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình đều do nam giới đưara,người vợ chỉ làm theo,phục tùng mọi quyết định của chồng từ những quyếtđịnh lớn tới những quyết định nhỏ như chi tiêu sinh hoạt trong gia đình Hiệnnay khi mà phụ nữ không còn phụ thuộc hoàn toàn về kinh tế với các ôngchồng, địa vị của họ đã được nâng lên nên phụ nữ khá bình đẳng với nam giớitrong các quyết định của gia đình Đối với việc chợ búa hàng ngày và việc ănmặc, học hành của con cái phụ nữ quyết định tương đối tự do Còn quyết địnhcác khoản chi lớn và các quyết định quan trọng khác đều có sự bàn bạc giữa 2
Trang 14vợ chồng Kết quả điều tra ở bảng sau cho thấy người vợ ít nhiêuu cũng có “tiếng nói” trong những quyết định quan trọng thể hiện ở phương án “ cả hai”cùng tham gia quyết định.
Bảng1: Ai quyết định các khoản chi tiêu sau?:
Các khoản chi Người được
hỏi
Chồng Vợ Cả hai
Chi tiêu cho ăn
uống ,sinh hoạt
III.3.3Sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái đã được cải thiện
Trước đây khi mà tư tưởng trọng nam khinh nữ còn phổ biến ,sự phân biệtđối xử giữa con trai và con gái trong gia đình được thể hiện rõ ngay khi đứacon ra đời.Nếu đứa bé ra đời là con trai sẽ được cả họ chào đón ăn mừng,cònnếu là con gái thì chỉ có thái độ thờ ơ.Hiện nay tuy trong các gia đình ,cáchđối xử giữcon trai và con gái chưa hoàn toàn bình đẳng nhhwng đã có sự rútngắn khoảng cách đáng kể.Đứa trẻ sinh ra dù là trai hay là gái cũng đều nhậnđược sự yêu thương chăm sóc của gia đình.Đến tuổi đi học các em đều đượctạo điều kiện học tập như nhau.Lớn lên ,tuy chịu tác động lớn của bố mẹ trongđịnh hướng nghề nghiệp và quyết định hôn nhân,nhưng cả con trai và con gái
đã có thể tự quyết định tương lai của mình
III.3.4Một bộ phận nhỏ nam giới đã biết chia sẻ việc nhà với vợ
Tuy chỉ có một bộ phận nhỏ nam giới(5-10%) chia sẻ công việc nội trợ vớingười phụ nữ nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy việc tuyên truyền nam giơichia sẻ công việc nhà với vợ đã có chút hiêu quả.Bởi vì vùng đất này từ trước tớinay rất hiếm khi đàn ông nhúng tay vào việc bếp núc
Nhìn chung,bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ hiên nay đã có những bướctiến đáng kể, góp phần nâng cao vai trò,vị trí của người phụ nữ,vì sự tiến bộ của
nữ giới.Tuy nhiên, bình đẳng giới trong gia đình cũng còn quá nhiều bất cập.III.4Những hiện tượng bất bình đẳng giới trong gia đình
Trang 15Qua điều tra, có tới hơn 70 % người được hỏi cho rằng không còn hiện tượngbất bình đẳng giới trong gia đình hoặc là ở mức độ không đáng kể,đó cũng làquan điểm của không ít cán bộ địa phương.Nhưng khi đi vào điều tra thực tế chothấy bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình ở
Tứ Hạ.Song những hiện tượng bất bình đẳng đó ít được chú ý, nóược nhiều ngườichấp nhận như một phần tất yếu của cuộc sống gia đình.Đi sâu nghiên cứu một sốhiện tượng bất bình đẳng nam nữ trong gia đình ta sẽ thấy đã đến lúc phải thayđổi cách nhìn về vấn đề này
III.4.1Vai trò của người phụ nữ trong gia đình chưa đựoc đánh giá đúng mứcBất kì ở đâu,lúc nào người ta cũng nhìn thấy sự đóng góp to lớn của nữ giới trong các hoạt động gia đình Những đóng góp của họ được xem là “quantrọng”,thế nhưng địa vị của họ trong gia đình không được cải thiện so với namgiới tương ứng với những đóng góp đó.Những đánh giá về vai trò của nữ giới cònmang tính chất khuôn sáo,chiếu lệ chứ chưa thật sự ghi nhận đúng mức nhữngđóng góp của họ.Nhiều trường hợp, khi ông chồng làm việc mọi người ghi nhậnđóng góp của anh ta nhưng khi người vợ làm việc đó người ta cho là việc tấtnhiên.Nhất là trong các công việc nội trợ bởi nhiều người cho rằng “nội trợ vàchăm sóc con cái là thiên chức của người phụ nữ chứ không phải công việc củađàn ông’’.Kể cả khi người vợ tham gia những công việc tạo ra thu nhập đáng kểcho gia đình nhưng dường như người chồng “trả công” vợ không xứng đáng vớilao động bỏ ra bằng nhưng “đánh giá không xứng đáng” của mình Nhiều khi cácchị còn bị trách cứ “làm tý việc cũng kể lể”, “đàn bà không làm những việc ấy thìlàm gì” “Tý việc” mà các ông chồng nói là hơn 60% công việc nội trợ gia đình.Nếu một gia đình khá giả ở thành phố có điều kiện nuôi người giúp phải trả công
từ 400000 ngàn đồng đến 600000 ngàn đồng mỗi tháng, có cơm ăn ,quần áo mặc
và chỗ ở.Thế nhưng người vợ làm nội trợ gia đình thì không ai tính công sức của
họ thành tiền mà chỉ được coi là “tý việc” không đáng kể Đây là hiện tượng cótính chất phổ biến trong các gia đình ở Tứ Hạ nói riêng và trong gia đình nôngthôn Việt Nam nói chung.Điều này phần nào lý giải khi điều tra tiêu chí “Ai làngười đóng góp nhiều nhất vào thu nhập gia đình?” thì kết quả nghiêng về namgiới.Có tới 50% ý kiến của nam giới và 40% ý kiến của nữ giói cho rằng namgiới mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình,trong khi chỉ có 10% ý kiến củanam giói và 20% ý kiến của nữ cho rằng nữ giơi có đóng góp nhiều nhất vào thumang lại cao hơn người chồng
Bảng2 :Ai là người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập gia đình?
Người được hỏi Vợ Chồng Cả hai
Nam 3 10% 15 50% 12 40%
Nữ 6 20% 12 40% 12 40%