Lam 2003 chỉ ra mối quan hệ giữa các loại rủi ro như: Sự không đầy đủ của hồ sơ vay vốn rủi ro vận hành sẽ gia tăng tổn thất trong sự kiện vỡ nợ rủi ro tín dụng; Một sự giảm giá bất ngờ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỦY NGUYÊN
QUẢN LÝ RỦI RO VẬN HÀNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỦY NGUYÊN
QUẢN LÝ RỦI RO VẬN HÀNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Ts TRẦN PHƯƠNG THẢO
TP Hồ Chí Minh – Năm 2016
Trang 3Tôi cam đoan rằng luận văn “QUẢN LÝ RỦI RO VẬN HÀNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ trong luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu này của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
TP.HCM ngày tháng năm 2016
Tác giả
Trang 4TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TÓM TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO VẬN HÀNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Nền tảng về rủi ro và quản lý rủi ro 5
1.1 1 Rủi ro 5
1.1 2 Quản lý rủi ro 9
1.2 Rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại 10
1.2.1 Khái niệm về rủi ro vận hành 10
1.2.2 Phân loại rủi ro vận hành 11
1.2.3 Đo lường rủi ro vận hành 12
1.3 Quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng thương mại 18
1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro vận hành 18
1.3.2 Các nguyên tắc về quản lý rủi ro vận hành 19
1.3.3 Các công cụ quản lý rủi ro vận hành 22
1.4 Các nghiên cứu trước đây về quản lý rủi ro vận hành 22
1.4.1 Uỷ ban Basel đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc QLRRVH của các ngân hàng thương mại 22
1.4.2 Các nghiên cứu khoa học về quản lý rủi ro vận hành 23
Kết luận Chương 1 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO VẬN HÀNH TẠI SCB 26
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn 26
2.1.1 Tổng quát về Ngân hàng 26
2.1.2 Sơ lược về tình hình hoạt động của Ngân hàng 27
2.2 Giới thiệu Phòng Quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 31
2.2.1 Thành lập 31
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 33
2.2.3 Chức năng của Phòng Quản lý rủi ro vận hành 34
Trang 52.3.2 Đo lường rủi ro vận hành 38
2.4 Thực trạng quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 41
2.5 Nhận định về quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 43
2.5.1 Thiết kế nghiên cứu 44
2.5.2 Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu 47
2.5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 48
2.5.4 Đánh giá 55
Kết luận Chương 2 56
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO VẬN HÀNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 57
3.1 Định hướng Quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 57
3.1.1 Định hướng chung về hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro 57
3.1.2 Định hướng về Quản lý rủi ro vận hành 58
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 58 3.2.1 Giải pháp về văn hóa rủi ro 58
3.2.2 Giải pháp về Khung quản lý rủi ro vận hành 60
3.2.3 Đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại 63
3.2.4 Trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thuận tiện 64
Kết luận chương 3 65
KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Trang 6Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Xác định Khung quản lý rủi ro vận hành, (2) Đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho SCB và NHNN nhằm triển khai Khung quản lý rủi ro vận hành nhằm đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro vận hành đạt hiệu quả Nghiên cứu được tiến hành thông qua phương pháp định tính, với
kỹ thuật quan sát và kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia là cán bộ đang công tác QLRRVH
và Kiểm toán nội bộ tại SCB
Qua quan sát, tác giả khám phá được các đặc điểm của hoạt động quản lý rủi ro vận hành tại SCB với những thành tựu và hạn chế qua thời gian hoạt động của các bộ phận chức năng quản lý rủi ro vận hành; Qua phỏng vấn sâu, tác giả thống kê mô tả các nhận định của các chuyên gia đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý rủi ro vận hành tại SCB
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, luận văn đề xuất một khung quản lý rủi ro vận hành được thiết kế phù hợp với SCB bao gồm các yếu tố theo các nguyên tắc quản
lý rủi ro vận hành của Basel Các đề xuất sẽ là cơ sở góp phần nâng cao công tác quản
lý rủi ro vận hành tại SCB
Trang 7HĐQT Hội đồng quản trị
BCM Business Continuity Management – Quản lý kinh doanh liên tục/ Kế
hoạch phục hồi và kinh doanh liên tục
KRI/KRIs Key Risk Indicator(s) – Chỉ số rủi ro chính
LEM Loss Event Management – Quản lý sự kiện tổn thất
MIS Management Information System – Hệ thống thông tin quản lý
QTK Quỹ Tiết Kiệm
RCSA Risk Control Self- Assessment – Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát
RRVH Rủi ro vận hành
SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
TGĐ Tổng Giám đốc
Trang 8Bảng 1.1: Hệ số tính vốn theo mảng kinh doanh 13
Bảng 2.3: Đo lường rủi ro vận hành tại SCB Quý 2/2015 36
Trang 9Hình 1.1: Nội dung quản lý rủi ro 7
Hình 1.3: Minh họa về hình dạng phân phối “tần suất và tổn thất” của RRVH 10
Hình 1.5: Minh họa đo lường rủi ro vận hành theo phương pháp AMA 14
Hình 2.1: Mô hình 3 vòng bảo vệ quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 27
Hình 2.7: Nhận định về vai trò của báo cáo rủi ro vận hành tại SCB 46
Hình 2.8: Nhận định về cách thức nâng cao hiệu quả công tác QLRRVH tại SCB 47
Hình 2.9: Nhận định về mối quan hệ giữa rủi ro vận hành và rủi ro khác tại SCB 49
Hình 2.10: Nhận định về các thông tin cần thu thập trong đánh giá RRVH tại SCB 49
Hình 2.12: Nhận định về mức độ quan trọng của công cụ QLRRVH tại SCB 51
Hình 3.1: Khung quản lý rủi ro vận hành đề xuất áp dụng tại SCB 57
Trang 10ro cũng là do môi trường kinh doanh thay đổi đặc trưng bởi các mối đe dọa từ các nguồn tài nguyên chính trị, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật (Wu & Olson, 2010)
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế hiện nay, rủi ro vận hành trong hoạt động của các NHTM nhìn chung có xu hướng gia tăng do ảnh hưởng của các nhân tố như là: Môi trường kinh doanh phức tạp hơn, hành vi trái pháp luật tăng lên; Hội nhập quốc tế ngày một tăng; Áp lực công việc, đòi hỏi kết quả cao hơn, đòi hỏi lòng trung thành của nhân viên và sự quan tâm của các nhà lãnh đạo nhiều hơn; Sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn; Tốc độ và khối lượng giao dịch tăng hơn Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng bị tổn thất vì rủi ro vận hành trong các ngân hàng thông thường là 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010)1
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là ngân hàng thương mại đầu tiên tự nguyện hợp nhất theo đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam2 Kế thừa những thành tựu của các ngân hàng trước hợp nhất cùng với cả những khó khăn, tồn đọng, Ngân hàng hợp nhất SCB hướng tới mục tiêu tập trung lành mạnh hoá tình trạng tài chính, củng cố năng lực hoạt động, đặc biệt cải tiến hoạt động quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế Mặc dù, theo lộ trình thực hiện an toàn vốn theo Basel II của NHNN, SCB không nằm trong nhóm 10 ngân hàng thương mại được chọn thực hiện trước, nhưng Ban lãnh đạo của SCB vẫn chủ động tích cực nghiên cứu, đầu tư và tham gia sát với lộ trình của Ngân hàng nhà nước và xem QLRRVH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển của
1 Nguồn: báo cáo thực trạng ngành ngân hàng năm 2010 - Viện chiến lược ngân hàng nhà nước Việt Nam
2 Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
Trang 11ngân hàng Tuy nhiên, QLRRVH tại SCB là một mảng nghiệp vụ còn nhiều tồn tại đặc biệt là khi so sánh với thông lệ về QLRRVH trong Hiệp ước Basel II Với những lý do
trên, đề tài “Quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn” được lựa
chọn nhằm mục tiêu góp phần quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân
• Phân tích thực trạng rủi ro vận hành và quản lý rủi ro vận hành của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ở những tiêu chí cơ sở lý luận theo các nghiên cứu trước đây
• Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Mục tiêu cụ thể:
• Tìm hiểu, tóm tắt các nghiên cứu trước đây về quản lý rủi ro nói chung và quản
lý rủi ro vận hành nói riêng trong các sách giáo khoa chuyên ngành quản lý rủi
ro và trong các bài báo nghiên cứu khoa học thuộc các tạp chí khoa học uy tín
• Nắm bắt được xu hướng mới, các vấn đề nổi bật trong quản lý rủi ro vận hành tại Việt Nam và trên thế giới để tập trung phân tích thực trạng của SCB vào các điểm trọng tâm này
• Đo lường rủi ro vận hành tại SCB theo phương pháp tính vốn rủi ro của Basel
II
• Sử dụng nghiên cứu định tính để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến rủi ro vận hành và giải pháp phòng ngừa rủi ro, cũng nhằm bổ sung cho phần phân tích số liệu thực trạng về rủi ro và quản lý rủi ro của SCB
• Có tính mới trong giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro vận hành, đảm bảo đề xuất xuất phát từ cơ sở lý luận, thực trạng SCB và từ nội dung
Trang 12nghiên cứu định tính Đó là đề xuất được Định hướng QLRR và Khung quản lý rủi ro, Văn hoá rủi ro tại SCB
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là quản lý rủi ro vận hành tại SCB
• Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB ở lĩnh vực quản lý rủi
ro vận hành
Dữ liệu dùng để nghiên cứu đề tài được thu thập trong khoảng thời gian từ năm cuối năm 2011 đến giữa năm 2015 Trong đó gồm dữ liệu đã có sẵn từ các báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn và các báo, tạp chí Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua phỏng vấn được thiết kế phù hợp với các vấn đề nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết về rủi ro vận hành và quản lý rủi ro vận hành, tác giả vận dụng vào thực tiễn tại SCB Đề tài thực hiện phân tích tình hình rủi ro vận hành và quản lý rủi ro vận hành tại SCB để đánh giá rủi ro vận hành Đồng thời, luận văn thực hiện phỏng vấn chuyên gia và điều tra để phân tích thực trạng quản lý rủi ro vận hành tại SCB
5 Đóng góp và giới hạn của luận văn
Về mặt lý thuyết, luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro vận hành theo thông lệ quốc tế từ Uỷ ban Basel và các kết quả nghiên cứu mới nhất được công bố công khai trên một vài tạp chí khoa học uy tín như ELSIVER và SPINGER thành Khung quản lý rủi ro vận hành
Về mặt thực nghiệm, trên nền tảng Khung quản lý rủi ro vận hành này, luận văn đã thực hiện phân tích định tính thực trạng quản lý rủi ro vận hành tại SCB và đề xuất giải pháp hoàn thiện, đóng các khoảng cách (close GAP) trên Khung quản lý rủi ro vận hành tại SCB
Luận văn có giá trị tham khảo đối với lĩnh vực quản lý rủi ro vận hành tại ngân hàng thương mại, đặc biệt định hướng theo Hiệp ước Basel II
6 Kết cấu của luận văn
Trang 13Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro vận hành của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng Quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chương 3: Giải pháp Quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO VẬN HÀNH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Nền tảng về rủi ro và quản lý rủi ro
1.1 1 Rủi ro
• Khái niệm
Có nhiều định nghĩa về rủi ro (risk) được trình bày trong các ấn phẩm khoa học kinh tế khá đa dạng và không hoàn toàn nhất trí với nhau Theo John (1895) “Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất” trong khi đó Knight (1921) cho rằng “Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”; Theo Allan (1951) lại đưa ra khái niệm rằng “Rủi ro
là sự không chắc chắn về tổn thất”; Kedar (1970) tin rằng nguồn gốc của từ rủi ro là từ
“risq” trong tiếng Arabic hoặc từ “risicum” trong tiếng Latin Từ “risq” có nghĩa tích cực, là dấu hiệu của chúa cho người nào đó về một lợi ích người đó sắp nhận được Ngược lại, từ “risicum” trong tiếng Latinh chỉ một sự kiện không thuận lợi, một thách thức Thế kỷ mười hai, người Hy Lạp sử dụng từ “risk” gần nghĩa với từ “risq” để chỉ khả năng xảy ra kết quả có tính may rủi do chúa trời đem lại, tuy nhiên có thể tiềm ẩn một điều xấu hoặc một điều tốt Với cách đó, từ “risk” và “risq” có một điểm chung là chỉ kết quả không chắc chắn Không có gì đảm bảo là “risq” sẽ xảy ra và cũng không thể biết nếu điều không chắc chắn đó xảy ra thì nó đem lại bao nhiêu
Một trong những định nghĩa căn bản về rủi ro trong hoạt động ngân hàng được Rose (1987) đưa ra như sau:
“Rủi ro đối với một ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện Ví dụ, liệu khách hàng có xin tái gia hạn khoản vay của anh ta không? Tiền gửi có tăng trong tháng tới không? Lãi suất sẽ tăng hay giảm trong tuần tới và ngân hàng có mất đi thu nhập hay giảm giá trị không nếu điều đó xảy ra? Các ngân hàng quan tâm tới 6 loại rủi ro chính: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thu nhập, rủi ro phá sản Và một số rủi ro khác như: rủi
ro lạm phát, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro chính trị, rủi ro phạm tội”
Như vậy, có nhiều định nghĩa về rủi ro, tuy nhiên định nghĩa của Pearce (1999) tại từ điển kinh tế học hiện đại (NXB Chính trị quốc gia) có thể đánh giá là rõ ràng hơn hẳn: “Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp qui mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất”
Trang 15Trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, với chức năng và vai trò của mình trong nền kinh tế thì ngân hàng cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro
Từ khái niệm rủi ro ở trên, có thể mở rộng khái niệm rủi ro trong kinh doanh ngân hàng như sau: “Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng gây mất mát, thiệt hại cho ngân hàng” Như vậy các định nghĩa đều đề cập tới hai thuộc tính cơ bản của rủi ro, đó là: kết quả không mong muốn và kết quả không thể xác định chắc chắn
K ết quả không mong muốn: Kết quả không mong muốn thường được hiểu là một
tổn thất hay thiệt hại về của cải hoặc con người
K ết quả không thể xác định chắc chắn: Nếu kết quả của sự việc được xác định
chắn chắn thì không thể nói sự việc đó có rủi ro Chẳng hạn việc đầu tư vào tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị, … sẽ phải đối mặt với những tổn thất do hao mòn hữu hình và vô hình gây ra Kết quả này người đầu tư hoàn toàn biết trước nên việc phải gánh chịu những tổn thất nói trên không được coi là rủi ro Theo nhiều học giả như Willett, Knight, Crobough và Redding… cho rằng “sự không chắc chắn” trong định nghĩa về rủi ro phải được nhìn nhận dưới góc độ “xác suất” (probability) Rủi ro là khi xác suất nhận giá trị trong khoảng (0,1) Các giá trị xác suất bằng 0, tương ứng với
“không thể xảy ra” và giá trị xác suất bằng 1, tương ứng với “chắc chắn xảy ra” thì không phải rủi ro
Việc định nghĩa rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận diện cái gì là rủi
ro trong hoạt động ngân hàng, là hoạt động đầu tiên của quản lý rủi ro Bên cạnh đó,
để phục vụ các hoạt động khác của quản lý rủi ro như đánh giá, kiểm soát, giảm thiểu, báo cáo rủi ro thì cần thiết phân loại rủi ro
• Phân loại rủi ro
Tùy vào từng lĩnh vực riêng biệt trong dịch vụ tài chính mà có phân loại rủi ro khác nhau Cụ thể như trong hoạt động bảo hiểm, rủi ro được phân loại thành từng cặp như: rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ, rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính, rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt Trong hoạt động ngân hàng, Fischer (2002) liệt kê danh sách các loại rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro giá cả, rủi ro tỷ giá, rủi ro giao dịch, rủi ro tuân thủ, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng và rủi ro vận hành Đối với các ngân hàng hoạt động quốc
Trang 16tế, còn gặp phải rủi ro quốc gia Điều này cho thấy sự phức tạp trong quản lý rủi ro, nhưng trong danh sách chưa đầy đủ tất cả các nguy cơ mà ngân hàng phải đối mặt, bởi
vì còn có rủi ro chính trị, rủi ro thanh toán, rủi ro pháp lý, rủi ro kinh tế vĩ mô,… (Imad, 2007)
Theo Basel (2006), có 3 loại rủi ro mà ngân hàng cần quan tâm hàng đầu là: Rủi
ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành:
− Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng theo cam kết
− Rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hoá trên thị trường Rủi ro thị trường bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá chứng khoán vốn (cổ phiếu) thuộc sổ kinh doanh3, rủi ro giá hàng hóa
+ Rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của SCB Rủi ro lãi suất không bao gồm rủi
ro lãi suất trên sổ ngân hàng
+ Rủi ro tỷ giá là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá trên thị trường khi SCB
có trạng thái ngoại tệ
+ Rủi ro giá cổ phiếu là rủi ro do biến động bất lợi của giá cổ phiếu, chứng khoán phái sinh trên thị trường đối với giá trị của cổ phiếu, chứng khoán phái sinh trên sổ kinh doanh của SCB
+ Rủi ro giá hàng hóa là rủi ro do biến động bất lợi của giá hàng hóa trên thị trường đối với giá trị các tài sản tài chính, công cụ tài chính của SCB
3 3 Sổ kinh doanh là danh mục ghi nhận các giao dịch tự doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài hoặc các giao dịch mua, bán các công cụ tài chính, các sản phẩm tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với mục đích phòng ngừa rủi ro (NHNN Việt Nam, 2014)
Trang 17+ Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng4 là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất đối với thu nhập, giá trị tài sản và giá trị nợ phải trả của SCB phát sinh do:
Chênh lệch thời điểm ấn định mức lãi suất mới hoặc kỳ xác định lại lãi suất;
Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất của các công cụ tài chính khác nhau nhưng có cùng thời điểm đáo hạn;
Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau;
Tác động từ các sản phẩm quyền chọn lãi suất
− Rủi ro vận hành là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót; do yếu tố con người; do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân hàng (bao gồm cả rủi ro pháp lý) Rủi ro vận hành không bao gồm rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược
+ Rủi ro danh tiếng là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của ngân hàng
+ Rủi ro chiến lược là rủi ro do ngân hàng không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước các thay đổi môi trường kinh doanh hoặc do các chiến lược, chính sách kinh doanh sai lầm
Mỗi loại rủi ro có đặc thù riêng nhưng đều có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng Lam (2003) chỉ ra mối quan hệ giữa các loại rủi ro như: Sự không đầy đủ của hồ sơ vay vốn (rủi ro vận hành) sẽ gia tăng tổn thất trong sự kiện vỡ nợ (rủi ro tín dụng); Một sự giảm giá bất ngờ của bất động sản (rủi ro thị trường) sẽ dẫn đến tỷ lệ vỡ nợ cao hơn cho các khoản vay bất động sản và chứng khoán (rủi ro tín dụng); Một sự suy giảm chung trong giá chứng khoán (rủi ro thị trường) sẽ làm giảm quản lý tài sản, sáp nhập và mua lại, và lệ phí ngân hàng đầu tư (rủi ro chiến lược); Một sự gia tăng mạnh của giá năng lượng (rủi ro thị trường) sẽ ảnh hưởng đến khách hàng vay vốn hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào năng lượng (rủi
ro tín dụng);… Trong các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thì rủi ro vận hành
4 Sổ ngân hàng là danh mục ghi nhận các giao dịch các công cụ tài chính, các sản phẩm không
thuộc sổ kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNN Việt Nam, 2014)
Trang 18thường xảy ra cùng với sự xuất hiện của các rủi ro khác và tổn thất do rủi ro vận hành
có thể bị ảnh hưởng dưới tác động của rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng Đây là rủi ro gắn liền với từng hoạt động, từng phòng ban của ngân hàng
Nhận diện và đánh giá mối quan hệ giữa các loại rủi ro thông qua khái niệm về rủi
ro bao (Risk boundary) Ngân hàng có thể bằng phương pháp mô tả hoặc bằng phương pháp phân tích tương quan để nhận diện ra các rủi ro bao Vì tính chất phức tạp của rủi
ro bao, mỗi ngân hàng cần phải định nghĩa/liệt kê các rủi ro bao trong thuật ngữ rủi ro (risk language) của ngân hàng để đạt được sự thấu hiểu thống nhất toàn ngân hàng (Lloyd’s, 2014)
1.1 2 Quản lý rủi ro
Có nhiều định nghĩa về quản lý rủi ro Vaughan (1997) định nghĩa “Quản lý rủi
ro là cách th ức quản lý để tối thiểu hoá việc xảy ra tổn thất tài chính khi xảy ra rủi
ro”. Vấn đề của định nghĩa này là mới chỉ đề cập đến rủi ro tài chính mà chưa đề cập đến rủi ro phi tài chính Hoạt động bảo hiểm có thể giải quyết một phần rủi ro tài chính
do có thể chuyển giao rủi ro; còn Wikipedia định nghĩa: “Quản lý rủi ro là “một quá trình đo lường hoặc đánh giá rủi ro, rồi phát triển chiến lược quản lý rủi ro đó” Nhìn chung, chiến lược đó bao gồm chuyển giao rủi ro, né tránh rủi ro, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro, và chấp nhận một số hoặc tất cả những hậu quả của rủi ro nhỏ Với mục đích này, có một khoảng cách giữa kiểm soát rủi ro và tài chính hoá rủi
ro Kiểm soát rủi ro nhằm tối thiểu hoá rủi ro, bao gồm né tránh rủi ro hoặc các kỹ thuật nhằm giảm thiểu thiệt hại, nỗ lực kiểm soát để ngăn chặn thiệt hại Tài chính hoá rủi ro nhằm bảo hiểm cho số tiền có thể xảy ra tổn thất”
Định nghĩa về quản lý rủi ro do Uỷ ban Basel đưa ra gần đây rất súc tích và đầy
đủ, đó là: “Quản lý rủi ro là các quá trình được thiết lập nhằm đảm bảo rằng tất cả các rủi ro vật chất (meterial risk) và các tập trung rủi ro có liên quan (associated risk concentrations) được nhận diện, đo lường, giới hạn, kiểm soát, giảm thiểu và báo cáo kịp thời theo một cơ chế phù hợp nhất” (Basel, 2015)
Trang 19Hình 1.1: Nội dung quản lý rủi ro 1.2 Rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về rủi ro vận hành
Rủi ro vận hành có thể hiểu một cách khái quát là các rủi ro mà một tổ chức có thể gặp phải khi thực hiện các hoạt động cơ bản của mình, chẳng hạn như rủi ro do sơ sót của nhân viên, rủi ro do sai lỗi trong quá trình vận động máy, rủi ro do lỗi của hệ thống…
Basel (1998) định nghĩa: “Rủi ro vận hành là những rủi ro khác; Rủi ro vận hành
là loại rủi ro không phải là rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng thì được coi là rủi ro vận hành; Rủi ro vận hành là rủi ro tổn thất do nguyên nhân con người hoặc lỗi kỹ thuật;…” Trong khi đó, các định chế tài chính lớn trên thế giới có định nghĩa riêng về rủi ro vận hành, cụ thể như:
• “Rủi ro vận hành là nguy cơ xảy ra tổn thất trong quan hệ với người lao động, thông số kỹ thuật của hợp đồng và các tài liệu, công nghệ, sự thất bại cơ sở hạ tầng và thảm họa, ảnh hưởng bên ngoài và các mối quan hệ khách hàng” (Deutsche Bank, 2005)
• “Rủi ro vận hành là nguy cơ thua lỗ có thể được gây ra bởi sự sơ suất của hoạt động xử lý thích hợp, hoặc do sự cố hay hành vi sai trái của cán bộ hoặc nhân viên” (Bank of Tokyo – Mitsubishi, 2005)
Một định nghĩa được sử dụng rộng rãi hiện nay do Ủy ban Basel (2006) đưa ra như sau: “Rủi ro vận hành được định nghĩa là rủi ro tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc thất bại hay do các sự kiện bên ngoài
Nhận diện RR
Đo lường RR
Giới hạn RRKiểm
soát RR
Giảm thiểu RR
Báo cáo RR
Trang 20Khái niệm rủi ro vận hành bao gồm cả rủi ro luật pháp, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín doanh nghiệp”
1.2.2 Phân loại rủi ro vận hành
Có nhiều tiêu chí để phân loại rủi ro vận hành, chẳng hạn như theo nguyên nhân, theo đối tượng liên quan, theo tổn thất,…
Căn cứ vào nguyên nhân, rủi ro vận hành có thể bắt nguồn từ hai nhóm nguyên nhân: bên trong và bên ngoài Tiêu chí phân loại này được đề xuất đầu tiên trong Hiệp ước Basel II và nhận được nhiều sự đồng thuận của các tác giả khác Cụ thể, rủi ro vận hành theo nguyên nhân có thể phân loại như sau:
Hình 1.2: Phân loại rủi ro vận hành
• Rủi ro con người: được xác định như một loại rủi ro do nhân viên của ngân hàng như: không làm việc, kết quả làm việc không chính xác hoặc thất bại hoặc do các hành vi lừa đảo (sức khỏe và an toàn, gian lận nội bộ, quản lí kém, đào tạo nhân viên kém…)
• Rủi ro quy trình: được xác định như rủi ro gắn với sai sót của ngân hàng trong quy trình và quy chế, thiếu cơ chế kiểm soát nội bộ (chất lượng hồ sơ kém, thiếu sự kiểm soát, lỗi marketing…)
• Rủi ro hệ thống: Là rủi ro gắn liền với việc sử dụng công nghệ và các hệ thống như tính trọn vẹn của dữ liệu yếu, tiếp cận hệ thống trái phép, tính sẵn
có, sẵn sàng của hệ thống bị suy giảm hoặc sụp đổ
• Rủi ro sự kiện bên ngoài: Là rủi ro gắn với các sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng như thiên tai, mất điện, các thị trường bất ổn làm suy giảm hoạt động kinh doanh thông thường của ngân hàng
Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên trong
Con người Quy Trình Hệ thống bên ngoàiSự kiện
Rủi ro luật pháp
Trang 21• Rủi ro luật pháp: là rủi ro từ sự không rõ ràng các hoạt động pháp lí hoặc không rõ ràng trong việc áp dụng và hiểu các luật, quy chế
Trong khi đó, căn cứ theo tổn thất, Chernobai, Rachev và Fabozzi (2007) rủi ro vận hành phân theo tổn thất gồm các nhóm sau:
• Theo bản chất tổn thất, rủi ro vận hành bao gồm: tổn thất xảy ra do nội bộ (do lỗi con người, gian lận nội bộ, giao dịch không được phê duyệt, trì trệ kinh doanh do sự thất bại của hệ thống máy tính, lỗi quy trình, lỗi kỹ thuật), tổn thất xảy ra do bên ngoài (trộm cướp, hacker máy tính, thiên tai,…) Tổn thất nội bộ có thể ngăn ngừa bằng biện pháp quản trị nội bộ như thắt chặt kiểm soát và quản trị nhân sự nhằm ngăn ngừa nhân viên phạm lỗi, sai sót, gian lận nội bộ và cải tiến kỹ thuật nhằm phòng chống sự thất bại của hệ thống công nghệ thông tin Tổn thất bên ngoài rất khó ngăn ngừa Tuy nhiên, có thể thiết
kế bảo hiểm hoặc chiến lược phòng ngừa để giảm thiểu tổn thất từ bên ngoài
• Theo mức độ dự tính xảy ra tổn thất, rủi ro vận hành bao gồm: tổn thất trong
dự tính (Expected Loss _ EL) và tổn thất ngoài dự tính (Unpected Loss _UL); Tổn thất trong dự tính là những tổn thất nhỏ xảy ra thường xuyên (hàng ngày) như lỗi nhỏ của nhân viên, lỗi gian lận thẻ tín dụng có giá trị nhỏ Tổn thất ngoài dự tính là những tổn thất không dễ dàng tiên đoán như khủng bố, thảm họa thiên nhiên và gian lận nội bộ quy mô lớn
1.2.3 Đo lường rủi ro vận hành
Rủi ro vận hành khó đo lường bởi vì đặc trưng là có những tổn thất có giá trị lớn nhưng ít khi xảy ra (còn gọi là đường phân phối “long tail – đuôi dài”)
Trang 22Hình 1.3: Minh họa về hình dạng phân phối “tần suất & tổn thất” của RRVH
Nguồn: Javed (2011) Hiện nay có nhiều mô hình đo lường rủi ro vận hành và có thể sắp xếp thành 2 nhóm mô hình từ trên - xuống và mô hình từ dưới - lên Trong khi các mô hình từ trên – xuống đo lường rủi ro vận hành của một NHTM từ các chỉ số tài chính: vốn, thu nhập, chi phí, đòn bẩy tài chính,… để “ước tính” ra kết quả đo lường rủi ro vận hành; thì mô hình từ dưới – lên căn cứ vào dữ liệu tổn thất quá khứ của ngân hàng, của thị trường và từ các giả định/kịch bản phân tích,… rồi dựa trên các thuật toán trong thuyết cực trị, thuyết phân phối thực nghiệm để đo lường ra rủi ro vận hành với độ tin cậy xác định cụ thể Chi tiết các mô hình được trình bày ở hình 1.4
Long Tail
Trang 23Hình 1.4: Các mô hình đo lường rủi ro vận hành
Nguồn: Annetta Cortez (2011) Như vậy, có rất nhiều mô hình đo lường rủi ro vận hành nhưng Basel (2006) đưa
ra 3 phương pháp đo lường rủi ro vận hành, đó là:
CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO VẬN HÀNH
(Operational Risk Models)
Mô hình định giá vốn tài sản
(Capital Asset Pricing
Model approach)
Các mô hình dựa vào thu
nhập (Income - based models)
Các mô hình dựa vào chi phí
(Expense - based models)
Các mô hình hoạt động đòn
bẩy (Operating leverage models)
Các mô hình dựa vào quy
trình (Process - based models)
Các mô hình nhân quả và các mạng tin Bayesian (Causal models and Bayesian belief networks)
Các mô hình độ tin cậy (Reliability models)
Mô hình nhân quả đa nhân
tố (Multi Factor causal models)
Các mô hình tính toán bảo
hiểm (Actuarial models)
Các mô hình dựa trên phân phối thực nghiệm tổn thất (Empirical loss distribution based models)
Các mô hình dựa trên phân phối tham số tổn thất (Parametric loss distribution based models)
Các mô hình dựa trên thuyết giá trị cực trị (Models based on Extreme Value Theory)
Các mô hình độc quyền (Proprietary models)
Trang 24• Ph ương pháp chỉ số cơ bản BIA: Các ngân hàng sử dụng Phương pháp Chỉ số cơ
bản phải duy trì vốn tự có cho rủi ro vận hành tương ứng bằng một tỷ lệ cố định nào đó (ký hiệu là al-pha) của lợi nhuận gộp hàng năm bình quân, trong thời gian 3 năm Tổng yêu cầu về vốn cho RRVH theo BIA có thể được biểu diễn
bằng công thức sau:
K BIA = [Σ (GI1-n x α)]/N
Trong đó:
KBIA = Yêu cầu về vốn trong Phương pháp Chỉ số Cơ bản
GI1-n= Tổng lợi nhuận gộp hàng năm, trong thời gian ba năm trước đó
α = 15% Tỷ lệ này do Uỷ ban Basel đặt ra, phản ánh mối liên hệ giữa lượng vốn yêu cầu chung của toàn ngành với chỉ số chung của toàn ngành
N = số năm
Ta có thể lược giản công thức mà không thay đổi kết quả như sau:
K BIA = GI x α Trong đó, GI = Tổng lợi nhuận gộp hàng năm bình quân trong thời gian ba năm
có lợi nhuận dương trước đó
• Ph ương pháp tiêu chuẩn SA: Khác với phương pháp BIA, các ngân hàng sử dụng phương pháp chuẩn hóa SA phải duy trì vốn tự có cho rủi ro vận hành bằng tổng các yêu cầu vốn của mỗi mảng kinh doanh (Business line) Ngân hàng cần có dữ liệu lợi nhuận gộp ở 8 mảng kinh doanh Tổng yêu cầu về vốn
cho RRVH theo SA có thể được biểu diễn bằng công thức sau:
K TSA = Σ (GI1-8 x β1-8 )
Trong đó:
K TSA = yêu cầu về vốn theo Phương pháp Chuẩn hoá
GI 1-8 = Tổng doanh thu hàng năm bình quân trong thời gian ba năm trước đó cho mỗi một trong 8 mảng nghiệp vụ
β1-8 = là một tỷ lệ phần trăm cố định, do Uỷ ban Basel quy định, phản ánh mối quan hệ giữa lượng vốn yêu cầu với tổng doanh thu
Trang 25của mỗi một mảng nghiệp vụ Chi tiết các giá trị của Beta cho mỗi mảng nghiệp vụ như sau:
Bảng 1.1: Hệ số tính vốn theo mảng kinh doanh Mảng kinh doanh
(Business line)
Hệ số Beta (β1-8)
ở từng mảng kinh doanh trong 8 mảng kinh doanh tại ngân hàng Để được sử dụng phương pháp nâng cao AMA, ngân hàng phải được ngân hàng trung ương
chấp nhận
Trang 26Hình 1.5: Minh họa đo lường rủi ro vận hành theo phương pháp AMA
Nguồn: Muzuho5 (2015)
• Ph ương pháp SA điều chỉnh: Tuy nhiên, nhận thấy các phương pháp đo lường
rủi ro vận hành theo tiêu chuẩn Basel II và các tài liệu tư vấn của Basel vẫn còn tồn tại hạn chế, năm 2015, Ủy ban Basel đã khuyến nghị phương pháp SA điều chỉnh, thay thế chỉ số lợi nhuận gộp (Gross Income - GI) bằng chỉ số kinh doanh (BI) Đây là phương pháp đo lường rủi ro vận hành được chấp thuận bởi nhiều NHTM trên thế giới Theo đó, Vốn rủi ro vận hành được xác định dựa trên chỉ số kinh doanh (Business Income - BI) Công thức xác định Vốn rủi ro vận hành là:
5 http://www.mizuhobank.co.jp/fintec/english/guide/business/management/others.html , truy cập lúc 21:36 ngày 19/12/2015
Trang 27BI: Giá trị của Chỉ số kinh doanh hàng năm Tuỳ theo giá trị của
1.3 Quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro vận hành
Quản lý rủi ro vận hành là một hoạt động khá mới trong quản lý rủi ro Nếu thế giới có hơn 20 năm kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng và hơn 10 năm kinh nghiệm quản trị rủi ro thị trường thì công việc nhận diện, đo lường và kiểm soát rủi ro vận hành chỉ đi được những bước đầu tiên
Quản lý rủi ro vận hành là hoạt động nhận diện rủi ro, đo lường các nguy cơ xảy
ra rủi ro (nếu có thể) và đảm bảo giám sát rủi ro liên tục, tổ chức các hoạt động kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro, báo cáo rủi ro và tính toán vốn dự phòng rủi ro vận hành đầy đủ (Basel, 2011)
Quản lý rủi ro vận hành nằm ở ba tuyến phòng thủ, hay còn còn gọi là ba vòng bảo vệ (3 lines of defence):
(i) Tuyến quản trị hoạt động kinh doanh (Business line management);
(ii) Phòng/ Ban chức năng độc lập, chuyên trách quản lý rủi ro vận hành; (iii) Kiểm toán nội bộ và/hoặc kiểm toán độc lập
Tùy thuộc vào đặc điểm, kích thước và tính phức tạp của hồ sơ rủi ro của ngân hàng mà ba vòng bảo vệ được tổ chức về hình thức và cấu phần, vận hành cũng khác nhau:
Trang 28• Vòng b ảo vệ thứ nhất: thuộc về tuyến quản trị hoạt động kinh doanh Tuyến này
có trách nhiệm nhận diện và quản lý rủi ro cố hữu trong sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống đối với những rủi ro có thể tính toán được
• Vòng b ảo vệ thứ hai: thuộc về một (hoặc nhiều hơn) đơn vị chuyên quản phụ
trách quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng Các đơn vị này cần có đủ số lượng nhân viên và nhân viên cần có đủ kỹ năng trong quản lý rủi ro vận hành Trách nhiệm của các đơn vị này tùy thuộc vào quy mô ngân hàng và trách nhiệm chung là thiết kế, bảo trì và phát triển vận hành đối với khung quản lý rủi ro
• Vòng b ảo vệ thứ ba: thuộc về đơn vị kiểm toán nội bộ và/ hoặc kiểm toán độc
lập Trách nhiệm là độc lập đánh giá rủi ro trong kiểm soát, quy trình, hệ thống,… của ngân hàng mà tuyến này không phải là một cấu phần phải thực thi khung quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng
1.3.2 Các nguyên tắc về quản lý rủi ro vận hành
Theo Ủy Ban Basel (2011), Quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại phải tuân theo hai nguyên tắc cơ bản sau:
• Văn hoá rủi ro: Hội đồng quản trị cần phải đi đầu trong việc xây dựng một nền văn hoá quản lý rủi ro mạnh mẽ: hỗ trợ và cung cấp các tiêu chuẩn, các ưu đãi thích hợp cho nghề nghiệp Mỗi cán bộ nhân viên trong ngân hàng cần nắm rõ vai trò, trách nhiệm của họ và có ngôn ngữ rủi ro chung, có thái độ, ứng xử phù hợp đối với rủi ro và quản lý rủi ro Văn hóa rủi ro không nằm tập trung ở một quy định riêng lẻ của ngân hàng mà chính sách thiết lập và duy trì văn hóa rủi
ro thể hiện trên tất cả các chính sách rủi ro của ngân hàng, trong đó tài liệu chung nhất mà các ngân hàng thương mại thường xây dựng là Quy tắc đạo ứng
xử dành cho người lao động và Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp (ví dụ: Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp dành cho cán bộ nhân viên tín dụng, tiêu chuẩn đạo đức dành cho nhân viên ngân quỹ/ kế toán, )
• Khung quản lý rủi ro vận hành: Khung quản lý rủi ro vận hành được lựa chọn bởi ngân hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả bản chất của ngân hàng, kích thước, độ phức tạp của sản phẩm, hoạt động và hồ sơ rủi ro Theo cấu phần, ngân hàng cần ban hành tài liệu về Khung quản lý rủi ro vận hành
quy định rõ tám nội dung, chi tiết tại Hình 1.6
Trang 29Hình 1.6: Các cấu phần của Khung quản lý rủi ro vận hành
Ngu ồn: Tác giả tổng hợp từ Basel (2011)
Tuy nhiên, phân loại theo quy trình thực hiện quản lý rủi ro vận hành, Khung quản lý rủi ro vận hành gồm các bước sau:
• Đối với công tác quản trị điều hành chung:
Đối với công tác quản trị điều hành chung: rủi ro vận hành, Khung quản
lý rủi ro vận hành Hội đồng quản trị nên giám sát quản lý cao cấp để đảm bảo rằng các chính sách, quy trình và hệ thống được thực hiện có hiệu quả ở tất cả các cấp quyết định; Hội đồng quản trị phê duyệt và phải xem xét lại khẩu vị rủi
ro (risk appetite) và các tuyên bố khoan nhượng (risk tolerance)
Hội đồng quản trị nên thông qua một cơ cấu quản trị rõ ràng, hiệu quả
và mạnh mẽ trong đó xác định rõ ràng, minh bạch và nhất quán về vai trò, trách nhiệm của cán bộ nhân viên trong quản lý rủi ro Quản lý cấp cao chịu trách nhiệm triển khai thực hiện một cách nhất quán và duy trì trong suốt các chính sách tổ chức, quy trình và hệ thống quản lý rủi ro vận hành trong tất cả các sản
Trang 30phẩm của ngân hàng, hoạt động, quy trình và hệ thống phù hợp với khẩu vị rủi
ro và các tuyên bố khoan nhượng rủi ro do Hội đồng quản trị ban hành
• Đối với công tác quản lý rủi ro:
Nguyên tắc về Nhận diện và đánh giá rủi ro, gồm có:
− Đối với rủi ro cố hữu: Quản lý cấp cao phải đảm bảo việc nhận diện
và đánh giá các rủi ro vận hành cố hữu trong tất cả các sản phẩm vật chất, hoạt động, quy trình và hệ thống để đảm bảo các rủi ro cố hữu (inhenrent Risk) được ngân hàng hiểu rõ; Sau khi ngân hàng đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro như: đặt các chốt kiểm soát trong quy trình, mua bảo hiểm phòng ngừa tổn thất, … thì các rủi ro
cố hữu đã được kiểm soát và giảm thiểu này vẫn luôn còn lại một phần rủi ro, gọi là rủi ro còn lại (Risk residual) Các ngân hàng cần
nỗ lực nhận diện và đánh giá các rủi ro còn lại này bằng phương pháp định tính và định lượng phù hợp
− Đối với rủi ro từ sản phẩm/ hoạt động mới: Quản lý cấp cao phải đảm bảo rằng có một quy trình phê duyệt đánh giá đầy đủ rủi ro vận hành cho tất cả các sản phẩm mới, các hoạt động mới, quy trình mới và hệ thống mới (New Product Approval – NPA)
Nguyên tắc về Giám sát và báo cáo: quản lý cấp cao cần thực hiện một quy trình thường xuyên theo dõi hồ sơ rủi ro vận hành và theo dõi các nguy cơ tổn thất Cơ chế báo cáo phải được đặt ra tại Hội đồng quản trị, quản lý cấp cao và các cấp, các mảng kinh doánh hỗ trợ chủ động quản lý rủi ro vận hành Nguyên tắc về Kiểm soát và Giảm thiểu rủi ro: ngân hàng cần có một môi trường kiểm soát mạnh mẽ mà sử dụng các chính sách, quy trình và hệ thống; kiểm soát nội bộ phù hợp; và chiến lược giảm thiểu rủi ro hoặc chuyển giao thích hợp
Nguyên tắc về Phục hồi và kinh doanh liên tục: ngân hàng cần phải có kế hoạch kinh doanh khả năng phục hồi và liên tục tại chỗ để đảm bảo khả năng hoạt động trên cơ sở liên tục và hạn chế thiệt hại trong trường hợp hoạt động kinh doanh bị gián đoạn
Trang 31
• Đối với công bố thông tin: Thuyết minh thông tin công khai của ngân hàng
cho phép các bên liên quan (cổ đông, khách hàng,…) đánh giá cách tiếp cận
của ngân hàng trong quản lý rủi ro hoạt động
1.3.3 Các công cụ quản lý rủi ro vận hành
Theo GARP (2014), công cụ quản lý rủi ro vận hành bao gồm: Chương trình thu thập dữ liệu tổn thất (Lost Event Management - LEM), Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát (Risk Control Self- Assessment - RCSA), Chỉ số rủi ro chính (Key Risk Indicators -KRIs) và Hệ thống báo cáo (Report) Trong khi đó E&Y (2015) cho rằng, công cụ quản lý rủi ro vận hành bao gồm: Chương trình thu thập dữ liệu tổn thất (LEM); Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát (RCSA); Chỉ số rủi ro chính (KRIs); Chấm điểm xếp hạng chi nhánh
Ủy ban Basel (2011) khuyến khích các ngân hàng nên có một số các công cụ nhận diện đánh giá rủi ro và nêu ví dụ một số công cụ như: Quản lý dữ liệu tổn thất, RCSA, KRIs, Phân tích kịch bản, Phân tích quy trình vận hành, Thủ tục phê duyệt sản phẩm mới, … và định kỳ hàng năm Ủy ban Basel cũng thực hiện đánh giá việc thực hiện các công cụ quản lý rủi ro vận hành tại các ngân hàng Theo đó, các công cụ đều được các ngân hàng sử dụng rộng rãi
Như vậy, có nhiều công cụ quản lý rủi ro vận hành tại ngân hàng thương mại, trong đó quản lý dữ liệu tổn thất – LEM, Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát – RCSA, Chỉ
số rủi ro chính – KRIs là các công cụ được nhắc đến phổ biến nhất
1.4 Các nghiên cứu trước đây về quản lý rủi ro vận hành
1.4.1 Uỷ ban Basel đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc QLRRVH của các ngân hàng thương mại
Tháng 10 năm 2014, Ủy ban Basel ban hành bản kết quả đánh giá việc thực hành nhóm nguyên tắc QLRRVH tại 60 ngân hàng lớn thuộc 20 Quốc gia theo bảng khảo sát gồm 180 câu hỏi dành cho các ngân hàng tự đánh giá, với 4 mức độ trả lời trong việc thực hiện các nguyên tắc: từ 1 là không tuân thủ nguyên tắc đến 4 là tuân thủ nguyên tắc hoàn toàn Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các NHTM đều đã được thực hiện các nguyên tắc và ở các mức độ khác nhau Phần lớn các NHTM đều chú trọng xây dựng và duy trì Văn hóa rủi ro cũng như Khung QLRR Công cụ QLRRVH được
Trang 32sử dụng phổ biến nhất và có sự biến tấu trong thực tiễn, tích hợp nhiều chức năng trong một đó là RCSA
Đối với việc nghiên cứu lý thuyết và thực hành triển khai các nguyên tắc quản lý rủi ro, bảng hỏi khảo sát của Basel cung cấp những tham khảo cho các yêu cầu rõ ràng hơn để triển khai từng nguyên tắc quản lý rủi ro
Tiêu biểu như nguyên tắc về văn hóa rủi ro được yêu cầu tự đánh giá bằng 4 tiêu chí: Chính sách và Quy tắc đạo đức ứng xử; Chính sách bồi thường phù hợp với tuyên
bố khẩu vị rủi ro; Chính sách bồi thường cân bằng giữa rủi ro và phần thưởng; Đào tạo
về rủi ro vận hành là xuyên suốt và liên tục trong toàn ngân hàng Còn nguyên tắc về khung quản lý rủi ro được yêu cầu tự đánh giá theo 16 tiêu chí: từ tài liệu chính sách đến khung quản lý thông tin rủi ro M.I.S và các yêu cầu chi tiết đối với 3 vòng bảo vệ
1.4.2 Các nghiên cứu khoa học về quản lý rủi ro vận hành
Rủi ro vận hành và quản lý rủi ro vận hành là nội dung nghiên cứu đã được thảo luận ở rất nhiều nghiên cứu trước đây gắn liền với hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng như các loại hình doanh nghiệp Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi hoạt động của các ngân hàng trên thế giới đối mặt với nhiều rủi ro trong hoạt động, thì các nghiên cứu về rủi ro vận hành đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Các nghiên cứu nổi bật được trình bày sau đây:
Nghiên cứu của Lewis (2003) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu đối với mẫu nghiên cứu là 76 nhà quản lý thuộc 14 doanh nghiệp để xây dựng
mô hình cho rủi ro vận hành theo quan hệ nguyên nhân, hậu quả và kiểm soát Mô hình xác định yếu tố đầu vào là nguyên nhân rủi ro vận hành và yếu tố đầu ra là hậu quả rủi ro vận hành
Theo Bryce và cộng sự (2013) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, khảo sát mẫu 67 nhân viên của trung tâm cuộc gọi (call center) của một công ty bảo hiểm tại Anh để phân tích thực nghiệm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi báo cáo rủi ro vận hành Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu này là thuyết hành vi dự định và lý thuyết về quản lý rủi ro của Basel II Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy các yếu tố của mô hình thuyết hành vi dự định có tác động đến ý định báo cáo rủi ro vận hành của nhân viên, đó là: thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi Bên cạnh đó, tác giả khám phá ra yếu tố đào tạo và yếu tố quy định nội bộ của công ty cũng là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hành vi báo cáo rủi ro vận hành của nhân viên
Trang 33Trong lĩnh vực ngân hàng, có thể kể đến các nghiên cứu gắn liền với rủi ro vận hành như là nghiên cứu của Imtiaz & Arif (2003), Haru (2004), Supatgiat và cộng sự (2006), Dorogovs và cộng sự (2013) Trong đó, Imtiaz & Arif (2003) đã sử dụng phương pháp định tính là khảo sát các chuyên gia quản lý rủi ro vận hành qua bảng câu hỏi, là cơ sở để đề xuất một khung quản lý rủi ro vận hành cho ngân hàng Soneri thuộc Pakistan Haru (2004) đã kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa khoảng thời gian phát hiện ra sự cố và thời gian ghi nhận báo cáo rủi ro vận hành với giá trị tổn thất và kết luận là không có quan hệ tuyến tính giữa khoảng thời gian và giá trị tổn thất Haru đã đề xuất cần phải có cơ chế nhập liệu đối với dữ liệu bên ngoài vào hệ thống dữ liệu tổn thất ngân hàng do đặc thù của mỗi ngân hàng là khác nhau; Nghiên cứu của Supatgiat và cộng sự (2006) dựa trên mô hình “Nguyên nhân – sự kiện - ảnh hưởng” để đo lường rủi ro vận hành, chứng tỏ mối liên hệ giữa quyết định trong hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro vận hành Nghiên cứu này đặt ra một kịch bản và phân tích các tổn thất dự kiến trong việc quyết định đầu tư hệ thống dự phòng cho máy chủ, sẽ làm tăng chi phí cho một hệ thống, đồng thời gia tăng nguy cơ gian lận nội bộ, nguy cơ đột nhập hệ thống nhưng giảm thiểu được nguy cơ gián đoạn khi máy chủ gặp
sự cố và kết luận là việc bóc tách, phân rã các lớp nguyên nhân, các loại sự kiện và chỉ
rõ ảnh hưởng trên cơ sở khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo, rủi ro vận hành có thể đo lường tổn thất cũng như tác động phi tài chính, hỗ trợ ngân hàng ra các quyết định kinh doanh phù hợp; Nghiên cứu của Dorogovs và cộng sự (2013) về “Khuynh hướng mới trong quản lý và kiểm soát rủi ro vận hành trong các tổ chức tài chính” thực hiện nhận diện và phân tích các vấn đề thời sự của quản lý rủi ro vận hành trong các tổ chức tài chính là gian lận nội bộ (Internal Fraud) và xâm nhập trái phép thuộc rủi ro công nghệ thông tin (Intrusion/ Misuse) Nghiên cứu này cũng đề xuất việc kết nối quản lý rủi ro vận hành với ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết rủi ro gian lận và rủi ro công nghệ thông tin
Như vậy, có thể thấy rằng có nhiều nghiên cứu trước đây thực hiện liên quan đến rủi
ro vận hành Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thế giới và Việt Nam trải qua nhiều biến động như hiện nay, quản lý rủi ro vận hành các ngân hàng thương mại đang được coi trọng Do vậy, việc thực hiện một nghiên cứu về rủi ro vận hành và quản lý rủi ro vận hành tại SCB là nội dung nghiên cứu có ý nghĩa cho ngân hàng cũng như các nhà nghiên cứu
Trang 34Kết luận Chương 1
Chương 1 đã khái quát khung lý thuyết về rủi ro vận hành và quản lý rủi ro vận hành Theo đó, những thông lệ, nguyên tắc do Basel đưa ra đang được nhiều học giả, nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi Việc tìm hiểu các lý thuyết về rủi ro vận hành quản lý rủi
ro vận hành có khó khăn đầu tiên là rào cản ngôn ngữ, do phần lớn tài liệu và các nghiên cứu về rủi ro vận hành hiện nay đều viết bằng ngoại ngữ, các khái niệm còn mới và tại Việt Nam cũng chưa có khung pháp lý chính thức về quản lý rủi ro vận hành Do vậy, những nền tảng lý thuyết tại chương 1 đã nêu ra, đặc biệt là về văn hóa rủi ro, khung quản lý rủi ro là cơ sở để luận văn thực hiện chương 2, tìm hiểu thực trạng rủi ro vận hành và quản lý rủi ro vận hành của SCB và tiếp đó là đề xuất giải pháp tiến bộ trong quản lý rủi ro vận hành tại SCB
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO VẬN HÀNH TẠI SCB 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn
2.1.1 Tổng quát về Ngân hàng
SCB được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012 trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) theo Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) của thống đốc NHNN ngày 26/12/2011
Gần đây, việc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hợp nhất cùng với đề án tái cơ cấu dành cho SCB giai đoạn 2012-2019 đã tạo điều kiện cho SCB từng bước trở thành ngân hàng có quy mô lớn Sau 3 năm hoạt động (01/01/2012 - 31/12/2014), SCB có vốn điều lệ đạt 12.295 tỷ đồng (tăng 1.711 tỷ đồng, tương ứng tăng 14%); tổng tài sản đạt 242.222 tỷ đồng (tăng 93.016 tỷ đồng, tương ứng tăng 62%) Với kết quả này, SCB hiện là ngân hàng thuộc top 5 Ngân hàng TMCP tại Việt Nam xét về Tổng tài sản và Vốn điều lệ.6
Sau hợp nhất, mạng lưới hoạt động của SCB bao gồm 01 Hội sở và 230 đơn vị giao dịch, bao gồm: 50 CN, 123 PGD, 56 QTK và 01 Điểm giao dịch Trong đó, tập trung chủ yếu ở TP.HCM (117 đơn vị - 51%), Hà Nội (37 đơn vị - 16%), còn lại 24 tỉnh thành khác chỉ có 76 đơn vị (33%) Ngày 12/08/2015, SCB đã được NHNN chấp thuận chuyển đổi 57 QTK thành PGD, các đơn vị đang triển khai thực hiện các thủ tục
để khai trương hoạt động PGD Đến tháng 10/2015, SCB đã khai trương 12/57 PGD chuyển đổi
Tổ chức hoạt động của SCB hiện nay khá đa dạng với cơ cấu tổ chức quản lý của SCB bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng giám đốc và các Hội đồng/ Ban thuộc Tổng giám đốc; Bộ máy giúp việc cho Tổng giám đốc Trong khi đó, Cơ cấu tổ chức mạng lưới của SCB bao gồm: Hội sở; Văn phòng khu vực; Chi nhánh; Văn phòng đại diện; Đơn vị sự nghiệp; Công ty con
6 http://www.stockbiz.vn/NewsTools/Print.aspx?newsid=585599 “Hệ thống ngân hàng sau sáp nhập sẽ ra sao?” ngày 03/07/2015
Trang 36Về mặt nhân sự, độ tuổi lao động bình quân của nhân sự tại SCB năm 2014 là 25
tuổi Toàn hệ thống của ngân hàng có 3.315 nhân sự với 2.359 nữ (chiếm 71.16%),
956 nam (chiếm 28.84%); Về trình độ: trình độ trên đại học 105 người (chiếm 3.17%), trình độ đại học 2.609 người (chiếm 78.7%), trình độ cao đẳng 257 người (chiếm 7.75%), trình độ khác 344 người (chiếm 10.38%)
Để hỗ trợ cho hoạt động đào tạo của ngân hàng, hiện nay tại SCB có trung tâm đào tạo nội bộ hàng năm tổ chức trên 150 khóa đào tạo nội bộ cho gần 9.000 lượt nhân viên tham dự và tổ chức gần trăm khóa đào tạo bên ngoài, chủ yếu dành cho CBNV là lãnh đạo từ sơ cấp trở lên
2.1.2 Sơ lược về tình hình hoạt động của Ngân hàng
Kể từ hợp nhất và đi vào hoạt động từ đầu năm 2012, tình hình hoạt động kinh doanh của SCB có nhiều biến động trong giai đoạn vừa qua Cụ thể:
• Tình hình lợi nhuận:
Lợi nhuận trước thuế của SCB năm 2012 đạt 78 tỷ đồng Qua năm 2013, lợi nhuận trước thuế giảm 18 tỷ đồng (giảm 22.72%) còn 60 tỷ đồng Nguyên nhân là do doanh thu giảm 5 tỷ đồng (giảm 0.03%) còn chi phí lại tăng 13 tỷ đồng (tăng 0.08%) Tuy nhiên, Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 119 tỷ đồng (tăng 98.68%) so với năm 2013
là do tổng doanh thu tăng 2,488 tỷ đồng (tăng 14.23%), trong khi chi phí chỉ tăng 2,428 tỷ đồng (tương đương tăng 13.94% < mức tăng doanh thu) Như vậy, tình hình lợi nhuận trước thuế có khuynh hướng tăng cho thấy dấu hiệu khởi sắc của hiệu quả
hoạt động kinh doanh của SCB qua từng năm
Trang 37Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB
Ngu ồn: Báo cáo tài chính SCB đã kiểm toán năm 2012, 2013, 2014
• Tình hình huy động vốn và cho vay
Trong 3 năm hoạt động, kết quả huy động vốn của SCB luôn tăng trưởng qua từng năm Xét theo kỳ hạn, tỷ trọng tiền gửi tăng ứng với kỳ hạn càng dài cho thấy một cơ cấu nguồn vốn huy động ổn định Đây được xem là thế mạnh của SCB trên thị trường ngân hàng do tính linh hoạt của sản phẩm tiền gửi và các chính sách lãi suất, chăm sóc khách hàng nổi bật Năm 2014, huy động đạt 198,505 tỷ đồng, tăng 51,407
tỷ đồng (tăng 35%) so với năm 2013
Bên cạnh đó, tình hình cho vay khách hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ SCB chủ trương phát triển tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và NHNN, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế; tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào sự phát triển của các địa phương có trụ sở giao dịch của SCB
Trang 38Bảng 2.2 Huy động vốn và cho vay SCB
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Trang 39Theo đó, mức tăng trưởng tín dụng của SCB cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành Tính đến 31/12/2014, dư nợ cho vay của SCB đạt 134,005 tỷ đồng, tăng 45,001 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 51% so với năm 2013
Tuy nhiên do đặc thù SCB là ngân hàng thuộc đề án tái cơ cấu của NHNN nên việc tăng trưởng tín dụng thực hiện theo sự cho phép của NHNN với những mục đích không nằm ngoài việc tái cơ cấu tài chính ngân hàng ngày một lành mạnh hơn
Do phạm vi và mục đích của đề tài nghiên cứu tập trung vào giải pháp quản lý RRVH nên tác giả không phân tích các vấn đề thực trạng của tín dụng trong đề án tái
cơ cấu tại SCB
• Hệ thống công nghệ thông tin
Sau khi hợp nhất, SCB tập trung xây dựng sử dụng hệ thống Corebanking Oracle Flexcube đảm bảo giao dịch kinh doanh được hạch toán kịp thời, bảo mật và truy xuất báo cáo ổn định Các hệ thống CNTT khác như: hệ thống Contact Center; hệ thống tính giá điều chuyển vốn nội bộ FTP; hệ thống Mobile Banking và thẻ quốc tế Master Card, phần mềm “Thu Ngân sách Nhà nước” qua các kênh: Thu tại quầy, thu qua internet banking tích hợp với hệ thống Core banking; đồng thời xây dựng cổng thông tin kết nối với các cơ quan nhà nước thực hiện thu ngân sách như: Kho bạc Nhà nước, Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải quan vận hành ổn định
• Hệ thống quản lý rủi ro tại SCB
Nhằm mục tiêu nâng cao công tác quản lý rủi ro trong hoạt động, hiện tại, hệ thống quản lý rủi ro tại SCB được tổ chức theo nguyên tắc ba vòng bảo vệ:
Vòng bảo vệ thứ 1: Các Phòng/ Ban Hội sở và Đơn vị có chức năng kinh doanh;
Vòng bảo vệ thứ 2: Khối Quản lý rủi ro và các Phòng/ban hội sở;
Vòng bảo vệ thứ 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát
Theo mô hình này, các Phòng/Ban Hội sở có chức năng kép: vừa thuộc vòng 1 vừa thuộc vòng 2
Trang 40Hình 2.1: Mô hình 3 vòng bảo vệ quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Nguồn: SCB, Báo cáo thường niên 2014
2.2 Giới thiệu Phòng Quản lý rủi ro vận hành tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2.2.1 Thành lập
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (trước hợp nhất) đã thành lập Bộ phận QLRRVH từ tháng 7/2007, là một bộ phận của Phòng Quản lý rủi ro – Hội sở Thời điểm này, Phòng Quản lý rủi ro – Hội sở gồm 3 bộ phận là: Bộ phận QLRR tín dụng, Bộ phận QLRR thị trường và Bộ phận QLRRVH Sau một thời gian hoạt động, ba bộ phận này được tách riêng và nâng thành đơn vị cấp Phòng: Phòng QLRR tín dụng; Phòng QLRR thị trường và Phòng QLRR vận hành Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng này được xây dựng theo nhu cầu quản trị của Ban điều hành, có sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước trên cơ sở các hợp đồng đào tạo lãnh đạo SCB hàng năm Cuối năm 2011, sự ra đời của Thông tư 44/2011/TT-NHNN về việc Quy định về
hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đã xác định “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính
sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng n ước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định tại Thông tư này và được tổ
ch ức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được
QUẢN LÝ RỦI RO KHU VỰC
PHÒNG QLRR VẬN HÀNH
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
BAN TỔNG GIÁM
Khối Pháp chế Tuân thủ
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
ỦY BAN QLRR
Các phòng quản lý nghiệp vụ